PHÒNG GD& ĐT GIÁ RAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH TÂN THẠNH. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ----------- --------------------------------------------------------- BÁO CÁOTHAMLUẬN VỀ DẠY VÀ HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP3 Được sự phân công của Ban Giám Hiệu Nhà Trường, tôi xin địa diện tổ 3 báo cáothamluận tổng kết môn Tiếng Việt để đánh giá lại kết quả dạy và học sau một năm thực hiện đổi mới phươngpháp và chất lượng giảng dạy. I/. NHẬN THỨC: 1). Mục tiêu nhiệm vụ của môn Tiếng Việt: Môn Tiếng Việt ở bậc TH có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh, năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh có thể tốt hay không là nguồn vốn kiến thức về Tiếng Việt dồi dào khả năng chuyển tải kiến thức – nội dung bài dạy hợp lý, sáng tạo của giáo viên. Chính vì vậy ‘’ Nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh ‘’ nên mục tiêu môn Tiếng Việt bậc TH đã nêu nhưng nội dung cụ thể là: Nhằm hình thành và phát triển ở học sinh qua các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt ( Nghe, nói, đọc viết ) Để vận dụng trong học tập và giao tiếp ở trường và môi trường xung quanh. Thông qua việc dạy và học môn Tiếng Việt để góp phần rèn luyện các em có những thao tác tư duy về ngôn ngữ, cung cấp cho học sinh các kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết ban đầu về tự nhiên xã hội, về con người ,về văn hóa, văn học Việt Nam và Nước ngoài, qua đó bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam. Vì vậy muốn thực hiện tốt có hiệu quả các yêu cầu mục tiêu đề ra, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức vững vàng , sáng tạo, năng động trong quá trình dạy học, nắm chắt các hoạt động chủ yếu ở mỗi tiết dạy trong các phân môn của Tiếng Việt như: Phân môn Tập đọc, Chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện … 2). Đổi mới phươngpháp dạy học để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt: -Phươngpháp dạy học theo hướng đổi mới tập trung vào việc tổ chức các hoạt động theo hướng tích cực . - Để tổ chức cho học sinh hoạt động, giáo viên là người hướng dẫn thực hện các hoạt động ( Chia nhóm và gaio việc cho các nhóm hoặc cá nhân, đặt câu hỏi, nêu vấn đề để học sinh cùng tham gia thảo luận. Trang 01 -Phươngpháp dạy học mới là kết hợp các phươngpháp dạy học truyền thống đặc biệt là lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn và quan sát, học sinh là người hoạt động. - Vì vậy giáo viên phải nắm chắc mục đích yêu cầu của từng bài dạy, biết cách giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, nắm thứ tự thao tác để hướng dẫn học sinh. Giáo viên phải nắm chắc trình tự để biết học sinh khó khăn, kịp thời giúp đỡ để từng bước nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt. II/. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA KHỐI 03 NĂM HỌC 2009 – 2010: 1). Về đội ngũ giáo viên: - Tổng số giáo viên trong tổ là 3 đồng chí + Có 1 đ/c giáo viên được đào tạo 12 + 2 + Có 2 đ/c giáo viên được đào tạo 9 + 3- Năm học 2010 có 2 /2 giáo viên xếp loại chuyên môn nghiệp vụ xuất sắc, 1 đ/c xếp loại khá. - Đội ngũ giáoviên trong tổ mặc dù xếp loại chuyên môn nghiệp vụ không cao nhưng luôn đoàn kết và nhiệt tình công tác, có ý thức tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy, giáo viên ở tổ 3 đều được dạy nhiều năm ở một lớp nên tay nghề tương đối khá. Năm học 2009 -2010 có học sinh đạt viết vở sạch chữ đẹp cấp huyện là 03 em. 2). Về chất lượng của học sinh và kết quả đạt được trong năm 2009 – 2010: + Giỏi: 27 em + Khá: 40 em + trung bình: 06 em + Yếu: ……… - Từ những két quả trên là một quá trình giảng dạy môm Tiếng Việt trong năm qua, các thành viên trong tổ rút ra được những ưu điểm và hạn chế các môn sau: * Phân môn Tập đọc: - Ưu điểm: + Học sinh biết đọc câu, đọc từng đoạn. + Học sinh hiểu được nội dung của bài và trả lời được một số câu hỏi đơn giản. Qua bài tập đọc giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng các em lòng yêu cái thiện, cái đẹp. + Qua bài học , HS biết suy nghĩ một cách logic cũng như biết tư duy có hình ảnh, … + Biết đọc bài theo nhóm, thi đọc giữa các nhóm, đa số học sinh rất thích thú học tập. - Hạn chế: Các em đọc ngắt nghỉ hơi chưa đúng theo yêu cầu của bài. Một số em đọc bài rất chậm nên tiết dạy thường không đảm bảo thời gian. Từ đó ảnh hưởng đáng kể đến việc tìm hiểu nội dung của từng câ hỏi, nên chất lượng qua từng đợt kiểm tra chưa cao lắm. * Phân môn Chính tả: Trang 02 - Ưu điểm: + Phân môn này phần lơn được trích từ các bài tập đọc vừa học hôm trước, nên có phần thuận lợi hơn, học sinh TB, Khá, Giỏi đều viết được bài. + Các bài viết mang tính vừa sức, không quá dài, bài tập cũng phù hợp với các em. - Hạn chế: + Còn một số học sinh đọc chưa thông, viết chưa thạo thì sẽ không viết kịp với tốc độ chung của lớp. + Các em không nắm được một số quy luật viết chính tả thông thường nên còn viết sai phụ âm đầu như: tr, ch, s x,…. Và các dấu thanh như thanh hỏi, thanh ngã,… * Phân môn Kể chuyện: - Ưu điểm: + Lấy từ bài tập đọc đầu tuần kể lại, nên số học sinh khá, giỏi kể được câu chuyện. - Hạn chế: + Thường là học sinh kể giống như là đọc truyện, lời kể của các em còn lủng củng, chưa diễn đạt tròn ý, giọng kể thiếu tự nhiên. + Những học sinh trung bình, Yếu ít xung phong kể chuyện. + Học sinh quan sát tranh để kể chưa kể được toàn bài. * Phân môn Luyện từ và câu: - Ưu điểm: + Ở bậc tiểu học nói chung và phân môn LTVC ở lớp3 nói riêng thể hiện tính tổng hợp, thực hành rất rõ vừa phù hợp với đặc trưng ngôn ngữ vừa đảm bảo yêu cầu kĩ năng sử dụng Tiếng Việt cho HS thông qua các bài tập thực hành về từ và câu. + Góp phần giúp học sinh mở rộng và phát triển vốn từ. HS nắm được một số câu thành ngữ, tục ngữ quen thuộc… + Giúp HS có kĩ năng dùng từ và đặt câu, sử dụng một số dấu câu. Bồi dưỡng cho các em có thói quen dùng từ nói và viết thành câu… - Hạn chế: + Loại bài chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật so sánh, nhân hóa, đa phần học sinh tiếp thu còn rất chậm, Từ nhân hóa các em còn hiểu mơ màng. + Khi dùng từ đặt câu cho bộ phận in đậm: Ai là gì? Ai làm gì: Ai thế nào? Đa số HS chưa nắm được nội dung khi đặt câu. * Phân môn Tập làm văn: - Ưu điểm: Đối với dạng bài nghe kể, viết thư,…đó là dạng bài các em thường được nghe kể ở trong các tiết tập đọc nên khi kể đa phần các em nắm được nội dung câu chuyện và trả lời được câu hỏi của giáo viên đưa ra. - Hạn chế: + Học sinh còn hạn chế về vốn từ nên khi viết bài các em viết sai chính tả. + Khi kể về Lễ hội hoặc trận thi đấu thể thao các em chưa diễn đạt được ý của bài văn, viết rất sơ sài nên qua các đợt kiểm tra kết quả còn rất thấp. III/. CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TỒN TẠI: 1). Xây dựng kế hoạch: Trang 03- Hằng năm tập thể giáo viên trong tổ 3 xây dựng kế hoạch năm học tổ dựa trên kế hoạch của nhà trường, sau khi đại hội công chức đầu năm đã được đóng góp, đưa đến thống nhất các chỉ tiêu cụ thể và giải pháp thực hiện năm học. Từ đó tổ 3 xây dựng kế hoạch cho tổ nêu cụ thể kế hoạch tháng, học kỳ, năm học. Tổ trưởng thông qua kế hoạch cho tập thể xây dựng đóng góp cho hoàn thiện kế hoạch áp dunhj cho năm học. - Hàng tháng có họp tổ 2 lần, lần 1 điểm lại việc thực hiện chương trình trong tháng qua và nêu lên phương hướng tới, lần 2 thao giảng rút kinh nghiệm. 2). Về việc thực hiện chương trình dạy học: - Để thực hiện tốt chương trình day học, việc chuẩn bị của giáo viên là quan trọng nhất. Để chất lượng bài soạn có hiệu quả cần tiến hành một số công việc sau: - Bài soạn phải căn cứ theo phân phối chương trình và các yêu cầu mới theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Bài soạn mang tính khoa học, chi tiết đủ về nội dung, đảm bảo yêu cầu kiến thức cơ bản chính xác, có phân hóa theo từng đối tượng học sinh. - Trong giảng dạy cần phải sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào để có hiệu quả cao nhất. Nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, hay hứng thú học tập của học sinh cả 4 đối tượng Giỏi, Khá, TB, Yếu tùy bài mà học sinh tự rút ra bài học. Từ đó giáo viên hướng dẫn kĩ năng thực hành, được liên hệ thực tế và mở rộng kiến thức giáo dục các em qua từng bài dạy. - Ngoài đồ dùng dạy học được trang bị, mỗi giáo viên còn phải tự làm 2 đồ dùng dạy học trong năm, để hỗ trợ thêm cho tiết dạy. - Khi kiểm tra – đánh giá học sinh cần có đánh giá, nhận xét, ghi điểm chính xác, cần chú ý đến đối tượng học sinh yếu, có cố gắng vươn lên trong học tập để động viên khuyến khích kịp thời để các em hứng thú học tập. - Dạy Tiếng Việt có kiến thức chuyên sâu có tấm lòng yêu người, say mê với công việc, có phươngpháp truyền thụ hấp dẫn, hiểu được tâm lý của học sinh, bên cạnh giáo viên phải là người có đạo đức trong sáng để học sinh noi theo. - Phát hiện chăm bồi học sinh giỏi, phù đạo giúp đỡ học sinh yếu kém và động viên có hoàn cảnh khó khăn, ngăn ngừa và khắc phục tình trạng học sinh bỏ học - Phu đạo học sinh yếu kém, là kèm cặp giúp đỡ các em trong từng tiết học của các môn. - Khắc phục học sinh bỏ học. Mỗi thành viên trong tổ tự vân động và giúp đỡ về vật chất lẫn tinh thần, giúp đỡ các em vượt khó để tiếp tục học hết cấp học. 3). Về công tác dự giờ: - Để nâng cao chất lượng dạy và học 100% giáo viên dự giờ đủ số tiết quy định. - Thao giảng mỗi tháng 2 tiết nhằm góp ý giúp đỡ đồng nghiệp vươn lên. - Hằng năm 100% giáo viên dạy hội giảng chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. IV/. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: * Muốn học sinh nắm bắt được chương trình học Tiếng Việt ở bậc TH nói chung và ở khối lớp3 nói riêng. Thì người GV phải có kinh nghiệm trong giảng dạy. Dạy học luôn lấy học sinh làm trung tâm, áp dụng thực tế bài học trên lớp với các em học Trang 04 sinh. Luôn gần gũi, động viên, khuyến khích, an ủi các em HS khi hoc sinh cần.Từ đó tọa được mối quan hệ thân thiết giữa giáo viên và học sinh. Có như vậy các em sẽ có hứng thú trong học tập. Từ đó sẽ đạt được két quả tốt trong các phân môn của Tiếng Việt. Trên đây là báocáo kết quả dạy học môn Tiếng Việt năm học 2009 – 2010. Rất mong sự đóng góp của quý thầy, cô đóng góp để cho báocáo được hoàn thiện hơn. Tân Thạnh, ngày 25 tháng 9 năm 2010 Người báocáo VŨ THỊ HOÀN Trang 05 . Hạnh phúc - - - - - - - - - - - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - BÁO CÁO THAM LUẬN VỀ DẠY VÀ HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 Được sự. phân môn của Tiếng Việt như: Phân môn Tập đọc, Chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện … 2). Đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giảng dạy môn