1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

SKKN: TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC CHO HỌC SINH THPT QUA CÁC GIỜ THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM

8 1,6K 27
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 91,5 KB

Nội dung

sáng kiến kinh nghiệm hóa 10

SKKN: TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC CHO HỌC SINH THPT QUA CÁC GIỜ THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM PHẦN I. MỞ ĐẦU Hóa họcmôn học thực nghiệm. Vì vậy việc học sinh cần nắm vững kiến thức về lí thuyết để áp dụng vào các bài tập là rất quan trọng. Một trong phương pháp để nắm vững kiến thức và khắc sâu được kiến thức là tiến hành các thí nghiệm. Trong những năm gần đây, thực hành thí nghiệm đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều đề án đổi mới để giáo dục Việt Nam có thể theo kịp các nước tiên tiến. Đã đưa vào chương trình các bài thực hành và trang bị hóa chất cho các trường THPT trong cả nước. Nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy của Bộ GD&ĐT, trường THPT xxxx cũng như các trường THPT khác, rất chú trọng đến việc giảng dạy thực hành thí nghiệm cho học sinhcác khối học. Học sinh ngày nay kết quả học tập chưa cao, nhiều kiến thức còn mơ hồ, chóng quên, chưa thực sự hứng thú với môn học. Để tăng cường sự đam mê tìm tòi khoa học của học sinh, nhiều giáo viên tâm huyết đã rất cố gắng khắc phục khó khăn về trang thiết bị và hóa chất để thực hiện giảng dạy thực nghiệm cho học sinh. Giải pháp của tôi là: “Tạo hứng thú học tập môn Hóa học cho học sinh THPT qua các giờ thực hành thí nghiệm” giúp các em thực nghiệm kiểm chứng lí thuyết đã học, hiểu kĩ, nhớ lâu, khắc sâu kiến thức, nâng cao chất lượng giáo dục. Đó là lí do chọn đề tài của tôi. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I – Cơ sở lý luận Các bài thực hành của chương trình lớp 10A cơ bản là các thí nghiệm nhằm rèn kĩ năng, kĩ xảo củng cố niềm tin khoa học cho học sinh. Tuy nhiên cách tiến hành giảng dạy các bài thực hành theo phương án cũ chưa gây được hứng thú học tập cho học sinh, chưa phát huy được khả năng sáng tạo của học sinh. Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này tìm cách giảng dạy thực nghiệm cho học sinh kích thích việc tạo tình huống có vấn đề phát huy tính tích cực để tìm tòi lĩnh hội các kiến thức bài học. Giải pháp thay thế: Đổi mới phương pháp dạy học. Đề tài này đề cập đến những định hướng, tác dụng, kết quả của việc giảng dạy thực hành thí nghiệm hóa học. Nhiều báo cáo kinh nghiệm và đề tài khoa học của các thầy cô giáo trong thành phố đã đề cập đến vấn đề giảng dạy thực hành thí nghiệm nhằm đổi mới phương pháp lĩnh hội kiến thức của học sinh. Qua nhiều năm giảng dạy ở trường THPT xxxx, tôi đã áp dụng nhiều phương pháp truyền thống cũng như luôn tìm tòi sự đổi mới, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy đề tài tôi đã thực hiện được việc giảng dạy mục tiêu giáo dục và kiến thức kĩ năng luôn đổi mới để dễ tiếp thu khoa học của người học. II – Giải pháp: a. Khách thể nghiên cứu. Nghiên cứu được tiến hành ở 2 lớp 10A1 và 10A2 năm học 20 . – 20 . trường THPT xxxx. Lớp thực nghiệm là lớp 10A2 lớp đối chứng là lớp 10A1. Lớp thực nghiệm giảng dạy theo phương pháp đổi mới sau đó so sánh kết quả của học sinh bằng các kết quả kiểm chứng. Tôi đã chọn lớp dạy tương tự nhau về chương trình là 2 lớp 10A1 và 10A2 dạy theo chương trình chuẩn có tự chọn nâng cao ban A, đều có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ giới tính, kết quả học tập cụ thể như sau: Bảng 1. Giới tính và kết quả học tập của HS lớp 10A1 và lớp 10A2 năm 20 . – 20 . trường THPT xxxx Lớp Số HS Kết quả học tập Tổng số Nam Nữ Giỏi Khá TB Yếu Kém 10A1 48 29 19 25,5% 62% 12,5% 0 0 10A2 46 29 17 27% 59% 14% 0 0 b. Thiết kế nghiên cứu: Chọn 2 lớp 10A1 và 10A2 năm học 20 . – 20 . trường THPT xxxx, tôi đã thực hiện thiết kế bài họcthí nghiệm theo phương pháp truyền thống và theo hướng đổi mới phương pháp. Kiểm tra lớp khoá học trước và khoá học sau, so sánh kết quả kiểm tra trung bình của 2 nhóm có sự khác nhau về tỉ lệ % giỏi, khá, TB, yếu. c. Đo lường và thu thập dữ liệu: - Tiến hành kiểm tra học sinh sau các buổi học, tính tỉ lệ % giỏi, khá, TB, yếu, kém Bảng2. Kết quả đã thu được: Lớp Số HS Kết quả học tập Tổng số Nam Nữ Giỏi Khá TB Yếu Kém 10A2 trước tác động 46 29 17 27% 59% 14% 0 0 10A2 sau tác động 46 29 17 42% 48,7% 9,3% 0 0 III. Nội dung đề tài: “Tạo hứng thú học tập môn Hóa học cho học sinh THPT qua các giờ thực hành thí nghiệm” + Đây là phương pháp đặc thù của bộ môn, một bộ môn khoa học thực nghiệm. Để giờ học thực sự có hiệu quả ta cần triệt để tận dụng các dụng cụ, hoá chất hiện có trong phòng thí nghiệm có thể thể hiện qua các cách sau: * Thí nghiệm để làm xuất hiện vấn đề. * Thí nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra: Thí nghiệm nghiên cứu, thí nghiệm đối chứng, thí nghiệm kiểm tra giả thuyết hay dự đoán,… * Thí nghiệm chứng minh một vấn đề đã được khẳng định. * Thí nghiệm thực hành: Củng cố lý thuyết, rèn luyện kỹ năng thực hành. Dù là những thí nghiệm trong loại bài nào đi nữa thì cũng cần thiết phải làm mới kiến thức gây ra sự hấp dẫn học sinh, hướng học sinh tư duy khoa học sẽ đạt kết quả cao. Sau đây là một số ví dụ. Ví dụ 1: Trong giảng dạy bài Clo. Do thí nghiệm với Clo độc hại do đó đưa thí nghiệm đã được tiến hành trên các Vioclip song ta cần khai thác về kiến thức: • Đốt dây Cu, trong khí Clo: Thao tác TN Hiện tượng Dây Cu quấn lò xo đốt trên ngọn lửa, đưa nhanh vào bình khí Clo - Dây đồng cháy sáng, rơi các vụn nhỏ xuống đáy ống nghiệm. - Để nước vào bình ta được dung dịch màu xanh. Câu hỏi đặt ra cho học sinh: - Tạo sao dây Cu cần quấn lò xo. - Dung dịch màu xanh là chứa chất gì? - Phản ứng có mãnh liệt không? Sau đó học sinh quan sát tiếp thí nghiệm Fe cháy trong Cl 2 Thao tác TN Hiện tượng Dây sắt quấn lò xo đốt trên ngọn lửa, đưa vào bình Cl 2 - Sắt cháy sáng bắn ra tung tóe. - Khói vàng nâu mù mịt bốc ra. - Đổ nước vào bình phản ứng dung dịch có màu vàng FeCl 3 Học sinh cần trả lời các câu hỏi: - Sắt cháy trong Cl 2 so với Cu như thế nào? - Khí màu vàng nâu và dung dịch màu vàng là chất gì? Sau 2 thí nghiệm trên học sinh đã biết kim loại khử TB và yếu cháy với clo từ đó đặt ra câu hỏi nghiên cứu. Vậy Na cháy trong Clo có mãnh liệt không? Học sinh trả lời và tiếp tục xem hình ảnh thí nghiệm. Thao tác TN Hiện tượng Lấy muôi sắt cho 1 mẫu - Natri cháy bùng sáng trong bình thí nghiệm Na vào, đốt trên ngọn lửa đèn cồn cho vào bình Cl 2 - Khói màu tráng và vàng nâu tạo thành. Học sinh sẽ đưa ra câu hỏi: - Khói màu tráng và vàng nâu tạo thành là chất gì? Và đã chứng minh được dự toán của học sinh phản ứng rất mãnh liệt. Qua 3 thí nghiệm của Clo với kim loại yếu, TB và mạnh về tính khử phản ứng với Clo mức độ tăng dần, tốc độ phản ứng nhanh toả nhiều nhiệt đã minh chứng cho tính OXH mạnh của Clo. Ví dụ 2: Khi nghiên cứu tính chất hoá học của axit sunfuric đặc nóng tác dụng với Cu Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên + GV nêu vấn đề: H 2 SO 4 tác dụng với Cu như thế nào? + Tiến hành 2 thí nghiệm: - Cho dd H 2 SO 4 loãng tác dụng với Cu. - Cho dd H 2 SO 4 đặc, nóng tác dụng với Cu. Nhận xét các hiện tượng xảy ra. + Quan sát hiện tượng TN1: Không có hiện tượng gì xảy ra. HS đặt ra câu hỏi : Khí làm đổi màu quỳ tím ẩm thành đỏ sau mất màu là khí gì? + Quan sát hiện tượng TN2: Sản phẩm: Khí không màu, mùi khó chịu, làm đổi màu quỳ tím ẩm thành đỏ sau mất màu, tạo dd CuSO 4 màu xanh. + Giải quyết vấn đề. Đó là do TCHH đặc biệt của H 2 SO 4 đặc, nóng tác dụng được cả những KL kém hoạt động như Cu nhưng không giải phóng H 2 mà sản phẩm khử là khí SO 2 . + Học sinh phát biểu: điều kiện: H 2 SO 4 đặc, nóng. Cu kim loại hoạt động yếu (đứng sau H) Ví dụ 3: * Thí nghiệm nhận biết ion sunfat: Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - HS quan sát 2 dd trước phản ứng (màu của dd) - TN nhận biết SO 3 2- , SO 4 2- cho 2 dung dịch Na 2 SO 3 , Na 2 SO 4 riêng biệt. - HS sẽ quan sát và trả lời hiện tượng xảy ra có kết tủa trắng. - Nhỏ vào mỗi ống dd BaCl 2 - Nhỏ tiếp dd H 2 SO 4 vào 2 ống nghiệm - HS sẽ đặt ra câu hỏi kết tủa tan là chất gì và giải thích, suy ra độ mạnh yếu của axit. -> Thuốc thử tốt nhất nhận ion SO 4 2- là Ba 2+ và H + . Ví dụ 4: * Thí nghiệm chứng minh chuyển dịch cân bằng hoá học: Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - HS quan sát màu sắc của khí trong bình trước khi đóng khóa và khi tiến hành TN. - HS sẽ đặt ra câu hỏi vì sao ngâm vào nước đá màu lại nhạt đi và ngâm vào nước sôi màu đậm dần. - Cho vào ống nghiệm chữ Y có nút khóa chứa khí NO 2 (dùng 2 ống nghiệm). - TN1: Ngâm 1 đầu vào nước đá. - TN2: Ngâm 1 đầu vào nước nóng sôi - Giải thích: N 2 O 4(K) 2NO 2(K) ∆H>0 (ko màu) nâu đỏ + Nhiệt độ cao tạo ra NO 2 CB chuyển chiều thuận ( Phản ứng thu nhiệt). + Nhiệt độ thấp tạo N 2 O 4 CB chuyển chiều nghịch ( Phản ứng toả nhiệt) Ví dụ 5: Giảng dạy khái niệm chất xúc tác. Khi giảng dạy cho học sinh khái niệm chất xúc tác mà cụ thể là xúc tác MnO 2 trong quá trình điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. Giáo viên giới thiệu về việc điều chế oxi người ta dùng cả hai hợp chất là KClO 3 và MnO 2 . Vậy oxi được tạo ra từ chất nào. Chúng ta có thể làm lần lượt từng thí nghiệm như sau: Thao tác TN Hiện tượng Thí nghiệm1: Đốt nóng MnO 2 riêng trong một ống nghiệm sau đó đưa tàn đóm đỏ lại gần miệng ống. Thấy tàn đóm đỏ không bùng cháy Thí nghiệm 2: Đốt nóng KClO 3 riêng trong một ống nghiệm sau đó đưa tàn đóm đỏ lại gần miệng ống. Thấy tàn đóm đỏ bùng cháy Thí nghiệm 3: Trộn đồng thời hai chất là KClO 3 và MnO 2 với lượng KClO 3 nhiều hơn nhiều so với MnO 2 , đốt nóng ống nghiệm sau đó đưa tàn đóm lại gần miệng ống. Tàn đóm đỏ bùng cháy mạnh hơn. Kết luận: TN3 do có chất xúc tác lượng O 2 thoất ra nhiều hơn. Qua đây có thể hình thành cho học sinh khái niệm chất xúc tác là đảm bảo hai yêu cầu là tăng tốc độ phản ứng và đồng thời phải còn nguyên sau phản ứng, nó không ảnh hưởng đến sản phẩm của phản ứng. IV. Một số giải pháp để phổ biến đề tài trong thực tế: 1. Tổ chức hội thảo về “Phương pháp giảng tiết họcthí nghiệm của môn Hoá học ở trường THPT” với nội dung đề cập trong đề tài và các tiết học khác. Qua đó đi đến sự thống nhất chung về lý luận cũng như là các giải pháp thực tế có tính khả thi cao phù hợp với từng loại tiết dạy. 2. Tổ chức những tiết học đổi mới phương pháp để đánh giá rút kinh nghiệm và kiểm chứng đề tài. 3. Qua tiết dạy cụ thể đi đến thống nhất chung cho giảng dạy cho các loại bài: Truyền đạt kiến thức mới (có thí nghiệm) và bài thực hành thí nghiệm trong chương trình THPT. PHẦN III. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ * Kết luận: Đổi mới phương pháp dạy thí nghiệm vào giảng dạy các bài lớp 10A2 ở trường THPT xxxx thay thế cho phương pháp dạy học truyền thống đã nâng cao hiệu quảhứng thú giờ học của học sinh. * Khuyến nghị Đối với các cấp lãnh đạo: cần quan tâm về cơ sở vật chất như trang thiết bị máy tính, máy chiếu Projector hoặc màn hình ti vi màn hình rộng có. Mở các lớp bồi dưỡng ứng dụng CNTT, khuyến khích và động viên giáo viên áp dụng CNTT vào dạy học. Đối với giáo viên: không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết về CNTT, biết khai thác thông tin trên mạng Internet, có kĩ năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại. Với kết quả của đề tài này, chúng tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ kinh nghiệm nhỏ bé của tôi trong giảng dạy thực nghiệm đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thiện hơn nữa. Tôi xin trân trọng cảm ơn ! …………., ngày … tháng … năm 20… Người viết

Ngày đăng: 25/09/2013, 17:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Qua đây có thể hình thành cho học sinh khái niệm chất xúc tác là đảm bảo hai yêu cầu là tăng tốc độ phản ứng và đồng thời phải còn nguyên sau phản ứng, nó không ảnh hưởng đến sản phẩm của phản ứng. - SKKN: TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC CHO HỌC SINH THPT QUA CÁC GIỜ THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM
ua đây có thể hình thành cho học sinh khái niệm chất xúc tác là đảm bảo hai yêu cầu là tăng tốc độ phản ứng và đồng thời phải còn nguyên sau phản ứng, nó không ảnh hưởng đến sản phẩm của phản ứng (Trang 7)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w