1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp quản lý chất lượng công trình xây dựng giai đoạn thi công tại công ty tnhh mtv thủy lợi bắc nghệ an”

113 130 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • DANH MỤC HÌNH ẢNH

  • DANH MỤC BẢNG BIỂU

  • MỞ ĐẦU

    • Công ty TNHH một thành viên thủy lợi Bắc Nghệ An có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện đần hệ thống thủy lợi trên địa bàn 4 huyện và thị xã phía Bắc tỉnh Nghệ An góp phần xoá đói giảm nghèo, thay đổi bộ mặt nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ...

    • Vì vậy, việc nghiên cứu đề xuất “Giải pháp quản lý chất lượng công trình xây dựng giai đoạn thi công tại công ty TNHH một thành viên thủy lợi Bắc Nghệ An” là hết sức quan trọng và cấp thiết.

    • - Đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân của những mặt hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng giai đoạn thi công tại công ty TNHH một thành viên thủy lợi Bắc Nghệ An;

    • - Đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng công trình xây dựng giai đoạn thi công tại công ty TNHH một thành viên thủy lợi Bắc Nghệ An.

      • Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng giai đoạn thi công tại công ty TNHH một thành viên thủy lợi Bắc Nghệ An và những nhân tố ảnh hưởng.

      • Các vấn đề về lựa chọn nhà thầu, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng công trình, giải pháp phối hợp giữa chủ đầu tư và nhà thầu.

      • Chương 1: Tổng quan về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn thi công.

      • Chương 2:Cơ sở khoa học về chất lượng và quản lý chất lượng CTXD trong giai đoạn thi công.

      • Chương 3: Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng CTXD tại công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Nghệ An.

    • - Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng giai đoạn thi công bằng phương pháp định tính và định lượng.

    • - Đánh giá được thực trạng, phân tích nguyên nhân của những mặt hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng giai đoạn thi công tại công ty TNHH một thành viên thủy lợi Bắc Nghệ An;

    • - Đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng công trình xây dựng giai đoạn thi công tại công ty TNHH một thành viên thủy lợi Bắc Nghệ An.

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG

    • 1.1. Công trình xây dựng và chất lượng công trình xây dựng

      • 1.1.1. Khái quát về công trình xây dựng

        • Sản phẩm xây lắp có đặc điểm riêng biệt khác với các ngành sản xuất khác cụ thể như sau [1]:

        • - Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc..., có quy mô đa dạng kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp lâu dài. Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp nhất thiết ...

        • - Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc theo giá thoả thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ (vì đã quy định giá cả, người mua, người bán sản phẩm xây lắp có trước khi xây dự...

        • - Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện để sản xuất phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm;

        • - Sản phẩm xây lắp từ khi khởi công đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn được chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc này thường diễn ra ng...

      • 1.1.2. Khái quát về chất lượng công trình xây dựng

        • - Chất lượng công trình xây dựng cần được quan tâm ngay từ khi hình thành ý tưởng về xây dựng công trình, từ khâu quy hoạch, lập dự án, chất lượng khảo sát, chất lượng thiết kế...

        • - Chất lượng công trình tổng thể phải được hình thành từ chất lượng của nguyên vật liệu, cấu kiện, chất lượng của công việc xây dựng riêng lẻ, của các bộ phận, hạng mục công trình.

        • - Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm định nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị mà còn ở quá trình hình thành và thực hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng các công việc của đội ngũ công nhân, kỹ sư ...

        • - Vấn đề an toàn không chỉ là trong khâu khai thác, sử dụng đối với người thụ hưởng công trình mà còn là cả trong giai đoạn thi công xây dựng đối với đội ngũ công nhân, kỹ sư xây dựng.

        • - Tính thời gian không chỉ thể hiện ở thời hạn công trình đã xây dựng có thể phục vụ mà còn ở thời hạn phải xây dựng và hoàn thành, đưa công trình vào khai thác, sử dụng.

        • - Tính kinh tế không chỉ thể hiện ở số tiền quyết toán công trình chủ đầu tư phải chi trả mà còn thể hiện ở góc độ đảm bảo lợi nhuận cho các nhà thầu thực hiện các hoạt động và dịch vụ xây dựng như lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng...

        • - Vấn đề môi trường: cần chú ý không chỉ từ góc độ tác động của dự án tới các yếu tố môi trường mà cả các tác động theo chiều ngược lại, tức là tác động của các yếu tố môi trường tới quá trình hình thành dự án.

    • 1.2. Khái quát chung về công tác quản lý chất lượng

      • 1.2.1. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng công trình thủy lợi

        • - Sản phẩm xây dựng là những công trình như cầu, cống, đập, nhà máy thủy điện, kênh mương... được xây dựng và sử dụng tại chỗ, đứng cố định tại địa điểm xây dựng và phân bố tản mạn các nơi trong lãnh thổ khác nhau. Sản phẩm xây dựng thủy lợi phụ thuộc chặt

        • - Sản phẩm xây dựng thủy lợi thường có kích thước rất lớn, có tính đơn chiếc riêng lẻ, nhiều chi tiết phức tạp.

        • - Sản phẩm xây dựng thủy lợi có thời gian xây dựng và sử dụng lâu dài. Sản phẩm xây dựng với tư cách là công trình xây dựng đã hoàn thành mang tính chất tài sản cố định nên nó có thời gian sử dụng lâu dài và tham gia vào nhiều chu kỳ sản xu Sản phẩm xây dự

        • - Sản phẩm xây dựng liên quan đến nhiều ngành, nhiều đơn vị cung cấp vật tư, máy móc, thiết bị cho các công tác như khảo sát, thiết kế, thi công...và đều có ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng công trình.

        • - Sản phẩm xây dựng thủy lợi mang tính chất tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật và quốc phòng.

      • 1.2.2. Các phạm trù quản lý chất lượng

        • Quản lý chất lượng là một hoạt động quản lý phải thực hiện một số chức năng như: hoạch định, tổ chức, kiểm tra, kích thích, điều hòa phối hợp. Ed Deming đã lập ra vòng tròn quản lý chất lượng: Lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, kiểm tra, điều chỉnh.

          • Hình 1.1. Vòng tròn Quản lý chất lượng của Deming: Lập kế hoạch, thực hiên kế hoạch, kiểm tra và điều chỉnh.

        • - Chức năng hoạch định: Hoạch định chất lượng là chức năng hàng đầu trong hoạt động quản lý chất lượng. Hoạch định chất lượng là hoạt động xác định mục tiêu, phương tiện, nguồn lực và các bộ phận cần thiết để thực hiện mục tiêu chất lượng đề ra.

        • - Chức năng tổ chức thực hiện: Sau khi có các kế hoạch cụ thể cần tổ chức thực hiện các kế hoạch đó. Hoạt động thực hiện bao gồm biện pháp kinh tế, kỹ thuật, hành chính nhằm thực hiện kế hoạch đã định ra.

        • - Chức năng kiểm tra, kiểm soát: Kiểm soát chất lượng là việc xem xét các kế hoạch chất lượng có đạt được như mục tiêu chất lượng đã đề ra từ đó có các điều chỉnh phù hợp sao cho không đi lệch với mục tiêu chất lượng ban đầu của tổ chức.

        • - Chức năng điều chỉnh: Đây là bước quan trọng để điều chỉnh những tồn tại trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch. Nó đảm bảo cho các hoạt động kiểm soát chất lượng và đảm bảo chất lượng theo đúng mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.

    • 1.3. Đánh giá công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn thi công ở Việt Nam

      • 1.3.1. Tình hình quản lý chất lượng công trình xây dựng

        • 1.3.1.1. Quản lý chất lượng khảo sát, thiết kế

          • Ngày nay, các hồ sơ khảo sát, thiết kế cơ bản đã được kiểm soát và đi vào nề nếp, đảm bảo quy trình theo đúng quy định, chất lượng hồ sơ thiết kế ngày được nâng cao.

          • Một số công trình thiết kế còn tính thiếu hoặc thừa khối lượng, một số thủ tục còn mang tính chiếu lệ, khâu khảo sát chưa sát thực tế, giao nhiệm vụ và nghiệm thu thiết kế còn mang tính hình thức. Một số đơn vị còn thiếu kỹ sư khảo sát, thiết kế, thiế...

          • Công tác giám sát khảo sát còn lơi lỏng, việc kiểm tra hồ sơ thiết kế, dự toán công trình nhiều khi còn phải chạy tiến độ. Chất lượng cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát chưa đồng đều. Thực tế vẫn còn nhiều công trình xây dựng khi thi công còn phải...

        • 1.3.1.2. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình

          • Các công trình cơ bản đã thực hiện đầy đủ quy trình, trình tự thủ tục quản lý dự án. Các chủ đầu tư không có ban quản lý chuyên trách, đều thành lập ban quản lý dự án hoặc thuê tư vấn điều hành dự án, thành lập ban giám sát hoặc thuê tư vấn giám sát. ...

          • Tuy nhiên hiện nay năng lực của các chủ đầu tư vẫn còn hạn chế. Các chủ đầu tư không có chuyên môn về xây dựng và các chủ đầu tư ở tuyến xã còn ỷ lại ở cơ quan chuyên môn hoặc các đơn vị tư vấn, các chủ đầu tư thiếu cán bộ chuyên môn khi thành lập ban...

          • Trong công tác nghiệm thu, quyết toán cơ bản đã được kiểm soát đầy đủ quy trình theo Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2013 của Chính phủ. Tuy nhiên vẫn còn có công trình thiếu chứng chỉ vật liệu, xuất xứ hàng hóa, thiếu máy móc, thiết bị thi công ...

          • Nhiều công trình xây dựng, đặc biệt là những công trình có vốn ngân sách nhà nước không đảm bảo chất lượng, nhiều công trình trọng điểm quốc gia chất lượng cũng chưa cao. Thủy điện Sông Tranh 2, thủy điện ĐakMek 3, ... là những công trình tiêu tốn hàn...

        • 1.3.1.3. Quản lý trong quá trình sử dụng

      • 1.3.2. Một số sự cố và nguyên nhân

        • 1.3.2.4. Vỡ Đập Suối Hành ở Khánh Hòa [2]

          • Đập Suối Hành có một số thông số cơ bản sau:

          • - Dung tích hồ: 7,9 triệu m3 nước

          • - Chiều cao đập: 24m

          • - Chiều dài đập: 440m

          • - Khảo sát: do công ty tư nhân Sơn Hà ở TP. Hồ Chí Minh khảo sát.

          • - Thiết kế: do Xí nghiệp Khảo sát thiết kế thuộc Sở TL Khánh Hoà thiết kế

          • - Thi công: do Công ty Xây dựng Thuỷ lợi 7, Bộ Thuỷ lợi

            • Đập được khởi công từ tháng 10/1984, hoàn công tháng 9/1986 và bị vỡ vào 2h 15 phút đêm 03/12/1986.

            • Thiệt hại do vỡ đập:

          • - Trên 100 ha cây lương thực bị phá hỏng.

          • - 20 ha đất trồng trọt bị cát sỏi vùi lấp.

          • - 20 ngôi nhà bị cuốn trôi.

          • - 4 người bị nước cuốn chết.

            • Nguyên nhân: Khi thí nghiệm vật liệu đất đã bỏ sót không thí nghiệm 3 chỉ tiêu rất quan trọng là độ tan rã, độ lún ướt và độ trương nở, do đó đã không nhận diện được tính chất nguy hiểm của các bãi vật liệu từ đó đánh giá sai lầm chất lượng đất đắp đậ...

            • Vật liệu đất có tính chất phức tạp, không đồng đều, khác biệt rất nhiều, ngay trong một bãi vật liệu các tính chất cơ lý lực học cũng đã khác nhau nhưng không được mô tả và thể hiện đầy đủ trên các tài liệu.

            • Thiết kế chọn chỉ tiêu trung bình của nhiều loại đất để sử dụng chỉ tiêu đó thiết kế cho toàn bộ thân đập là một sai lầm rất lớn. Tưởng rằng đất đồng chất nhưng thực tế là không. Thiết kế Yk = l,7T/m3 với độ chặt là k = 0,97 nhưng thực tế nhiều nơi kh...

            • Do việc đất trong thân đập không đồng nhất, độ chặt không đều cho nên sinh ra việc lún không đều, những chỗ bị xốp đất bị tan rã khi gặp nước gây nên sự lún sụt trong thân đập, dòng thấm nhanh chóng gây nên luồng nước xói xuyên qua đập làm vỡ đập.

            • Việc lựa chọn sai lầm dung trọng khô thiết kế của đất đắp đập là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự cố vỡ đập. Kỹ sư thiết kế không nắm bắt được các đặc tính cơ bản của đập đất, không kiểm tra để phát hiện các sai sót trong khảo sát và thí n...

            • Không có biện pháp xử lý độ ẩm thích hợp cho đất đắp đập vì có nhiều loại đất khác nhau có độ ẩm khác nhau, bản thân độ ẩm lại thay đổi theo thòi tiết nên nếu ngưới thiết kế không đưa ra giải pháp xử lý độ ẩm thích hợp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu qu...

            • Lựa chọn kết cấu đập không hợp lý. Khi đã có nhiều loại đất khác nhau thì việc xem đập đất là đồng chất là một sai lầm lớn, lẽ ra phải phân mặt cắt đập ra nhiều khối có các chỉ tiêu cơ lý lực học khác nhau để tính toán an toàn ổn định cho toàn mặt cắt...

        • 1.3.2.5. Đập Suối Trầu ở Khánh Hòa bị sự cố 4 lần 5:

          • - Lần thứ 1: năm 1977 vỡ đập chính lần 1

          • - Lần thứ 2: năm 1978 vỡ đập chính lần 2

          • - Lần thứ 3: năm 1980 xuất hiện lỗ rò qua đập chính

          • - Lần thứ 4: năm 1983 sụt mái thượng lưu nhiều chỗ, xuất hiện 7 lỗ rò ở đuôi cống.

            • Đập Suối Trầu có dung tích 9,3triệu m3 nước.

          • - Chiều cao đập cao nhất: 19,6m.

          • - Chiều dài thân đập: 240m.

          • - Đơn vị tư vấn thiết kế: Công ty Khảo sát thiết kế Thuỷ lợi Khánh Hoà.

          • - Đơn vị thi công: Công ty công trình 4-5, Bộ Giao thông Vận tải.

            • Nguyên nhân của sự cố:

            • (1) Về thiết kế:

          • - Xác định sai dung trọng thiết kế.

          • - Trong khi dung trọng khô đất cần đạt ( = l,84T/m3 thì chọn dung trọng khô thiết kế (k = l,5T/m3 cho nên không cần đầm, chỉ cần đổ đất cho xe tải đi qua đã có thể đạt dung trọng yêu cầu, kết quả là đập hoàn toàn bị tơi xốp.

            • (2) Về thi công:

          • - Đào hố móng cống quá hẹp không còn chỗ để người đầm đứng đầm đất ở mang cống.

          • - Đất đắp không được chọn lọc, nhiều nơi chỉ đạt dung trọng khô (k = l,4T/m3, đổ đất các lớp quá dày, phía dưới mỗi lớp không được đầm chặt.

            • (3) Về quản lý chất lượng:

          • - Không thẩm định thiết kế.

          • - Giám sát thi công không chặt chẽ, nhất là những chỗ quan trọng như mang cống, các phần tiếp giáp giữa đất và bê tông, không kiểm tra dung trọng đầy đủ.

          • - Số lượng lấy mẫu thí nghiệm dung trọng ít hơn quy định của tiêu chuẩn, thường chỉ đạt 10%. Không đánh dấu vị trí lấy mẫu.

            • Như vậy, sự cố vỡ đập Suối Trầu đều do lỗi của thiết kế, thi công và quản lý.

        • 1.3.2.6. Vỡ đập Am Chúa ở Khánh Hoà

          • Đập Am Chúa ở Khánh Hoà cũng có quy mô tương tự như hai đập đã nói trên đây. Đập được hoàn thành năm 1986, sau khi chuẩn bị khánh thành thì lũ về làm nước hồ dâng cao, xuất hiện lỗ rò từ dưới mực nước dâng bình thường rồi từ lỗ rò đó chia ra làm 6 nhá...

          • - Khảo sát xác định sai chỉ tiêu của đất đắp đập, không xác định được tính chất tan rã, lún ướt và trương nở của đất nên không cung cấp đủ các tài liệu cho người thiết kế để có biện pháp xử lý.

          • - Thiết kế không nghiên cứu kỹ sự không đồng nhất của các bãi vật liệu nên vẫn cho rằng đây là đập đất đồng chất để rồi khi dâng nước các bộ phận của đập làm việc không đều gây nên nứt nẻ, sụt lún, tan rã, hình thành các vết nứt và các lỗ rò.

          • - Thi công không đảm bảo chất lượng, đầm đất không đạt dung trọng nên khi hồ bắt đầu chứa nước, đất không được cố kết chặt, gặp nước thì tan rã.

        • 1.3.2.7. Sạt lở mái kè đê sông Mã Năm 2015

          • Hình 1.2. Sự cố sạt lở mái kè đê sông Mã

          • - Nguyên nhân: Chủ đầu tư, đơn vị thi công, đơn vị giám sát chưa tuân thủ quy định về quản lý đầu tư xây dựng và quản lý chất lượng công trình

          • - Hậu quả: Gây sạt lở nghiêm trọng và gây nguy hiểm đến đồng ruộng, hoa màu cũng như đời sống bà con nhân dân trong khu vực.

        • 1.3.2.8. Sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ

          • Sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ [3] là một trong những thảm họa cầu đường và tai nạn xây dựng nghiêm trọng nhất tại Việt Nam xảy ra vào ngày 26 tháng 9 năm 2007, tại xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long. Hai nhịp cầu dẫn cao khoảng 30 mét giữa ba...

            • Hình 1.3. Sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ

          • Theo nhà thầu, có khoảng từ 150 đến 250 công nhân đang làm việc tại khu vực trước khi xảy ra thảm họa. Các báo cáo ban đầu có khoảng 20 thi thể công nhân được tìm thấy. Tuy nhiên số lượng thương vong ngày càng tăng và dao động ở mức từ 37 đến hơn 60 n...

          • Qua một số sự cố điển hình trên đây có thể rút ra một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:

          • - Công tác khảo sát địa chất không tốt, không đánh giá hết tính phức tạp của đất đắp đập đặc biệt là đất duyên hải miền Trung. Nhiều đon vị khảo sát tính chuyên nghiệp kém, thiếu các cán bộ có kinh nghiệm dẫn đến nhiều sai sót trong đánh giá bản chất của đ

          • - Công tác thiết kế chưa hiểu được tầm quan trọng của việc xác định dung trọng đắp đập dẫn đến xác định sai các chỉ số này. Xác định kết cấu đập không đúng, nhiều lúc rập khuôn máy móc, không phù hợp với tính chất của các loại đất trong thân đập dẫn đến đậ

          • - Công tác thi công: chưa tuân thủ đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật, nhiều đơn vị thi công không chuyên nghiệp, không hiểu rõ được tầm quan.trọng của từng chỉ số được quy định trong thiết kế nên dẫn đến những sai sót rất nghiêm trọng nhưng lại không hề biết.

          • - Công tác quản lý: các ban quản lý dự án thiếu các cán bộ chuyên môn có kinh nghiệm, tính chuyên nghiệp của ban quản lý không cao, khi lựa chọn các nhà thầu chỉ thường nghiêng về giá bỏ thầu nên không chọn được các nhà thầu có đủ và đúng năng lực.

    • 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng

      • 1.4.1. Các yếu tố trong công tác khảo sát

        • Trừ những công trình quá nhỏ, mọi công trình xây dựng (thủy lợi, dân dụng, giao thông…) đều phải đi qua các bước: khảo sát - thiết kế - thi công. Việc tuân thủ đầy đủ các bước này nhằm mục đích công trình xây dựng bảo đảm đồng thời ổn định về mặt kỹ t...

        • - Các công trình khi lập thiết kế bỏ qua bước khảo sát, không có hồ sơ địa chất công trình. Đơn vị tư vấn, thiết kế kết cấu công trình dựa trên cơ sở địa chất lân cận hoặc giả định vì vậy thiết kế, thi công xây dựng công trình không đảm bảo chất lượng...

        • - Nhận thức về trách nhiệm trong việc quản lý chất lượng công tác khảo sát, thiết kế, xây dựng của chủ thể tham gia hoạt động xây dựng còn chưa đầy đủ.

        • - Công tác khảo sát chưa thực hiện đúng quy trình khảo sát, số liệu khảo sát chưa phù hợp, chưa đủ số liệu phục vụ cho công tác thiết kế.

        • - Khảo sát còn nhiều bất cập vẫn mang tính hình thức; có nhiều kết quả khảo sát không phản ánh đúng thực tế; phương án khảo sát hầu như không có; quá trình khảo sát không được nghiệm thu; có đơn vị khảo sát lợi dụng báo cáo khảo sát của công trình lân...

        • - Một số trung tâm kiểm định thực hiện chức năng khảo sát xây dựng với năng lực yếu kém, thiết bị khảo sát lạc hậu và công tác giám sát khảo sát xây dựng còn nhiều hạn chế, cung cấp số liệu không đáng tin cậy gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

      • 1.4.2. Các yếu tố trong công tác quản lý dự án, thiết kế

        • Trong những năm gần đây, công tác quản lý chất lượng khảo sát, thiết kế, xây dựng công trình có bước chuyển biến tích cực góp phần nâng cao chất lượng công trình, từng bước nâng cao hiểu quả đầu tư dự án. Tuy nhiên vẫn còn nhiều công trình khi đang th...

        • - Thiếu các tư vấn chất lượng cao trong việc đề xuất các chủ trương đầu tư xây dựng, quy hoạch, lập dự án, đề xuất các giải pháp kỹ thuật công nghệ chính xác, hợp lý, khả thi.

        • - Công tác lập dự án và quy hoạch còn yếu, tư vấn chưa có tầm nhìn tổng thể, dài hạn, nên các dự án luôn bị rơi vào tình trạng phải điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện, nhiều dự án mới lập xong quy hoạch các số liệu dự báo đã lạc hậu, không ...

        • - Quản lý hồ sơ thiếu khoa học và không cập nhật. Văn bản chung cấp cho các bộ phận không thống nhất. Thiếu tài liệu phục vụ thi công, nhất là các tài liệu về tiêu chuẩn kỹ thuật, tư liệu về công nghệ và thông tin thị trường.

        • - Tình trạng hoàn công chậm do hồ sơ không đầy đủ và thiếu chính xác khá phổ biến. Hồ sơ thiếu cập nhật thường xuyên, không chặt chẽ, thiếu tin cậy.

        • - Công tác thiết kế chưa thực hiện các quy định về kiểm tra các điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, lập và phê duyệt nhiệm vụ phục vụ cho công tác thiết kế, thiết kế không phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt. Việc áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩ...

        • - Đối với dự án quy mô lớn có thiết kế 3 bước, bước thứ 3 thiết kế thi công hầu như không có. Một số công trình đơn vị thi công thuê chính đơn vị thiết kế làm thiết kế thi công. Chất lượng thiết kế thi công kém, không phù hợp với thực tế công trình, ...

        • - Nhà thầu ít nghiên cứu và phát hiện bất hợp lý của thiết kế kỹ thuật, hoặc thậm chí ngại thay đổi thiết kế ban đầu do sợ phiền hà. Tình trạng sau khi thi công xong mới phát hiện thiết kế bất hợp lý còn nhiều.

        • - Một số công ty tư vấn đòi hỏi cấp bách công việc của mình với các đối tác, trong khi nhân lực không đầy đủ, thực hiện theo kiểu môi giới thuê, mướn, giao khoán lại gây cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động tư vấn.

        • - Những năm gần đây số lượng các công ty tư vấn phát triển tràn lan nhưng năng lực thì lại yếu kém, còn nhiều hạn chế. Trên thực tế cho thấy hầu hết các sai sót, khiếm khuyết trong xây dựng đều có liên quan đến tư vấn xây dựng, nhất là trong thiết kế.

        • - Các đơn vị tư vấn thiếu các cá nhân chủ trì thiết kế theo đúng các chuyên ngành phù hợp, điều kiện năng lực hành nghề hoạt động xây dựng còn hạn chế, đơn vị tư vấn thiết kế thường không có sự giám sát tác giả.

        • - Các giải pháp thiết kế đưa ra ở một số dự án không phù hợp, các công trình đang thi công phải thay đổi giải pháp kỹ thuật, phải tạm dừng để điều chỉnh thiết kế hoặc thiết kế bổ sung…

        • - Giám sát tác giả của tư vấn thiết kế cũng chưa nghiêm túc, trách nhiệm về sản phẩm thiết kế chưa cao, chưa chịu trách nhiệm đến cùng đối với sản phẩm thiết kế của mình.

      • 1.4.3. Các yếu tố trong công tác thi công

        • Vấn đề chất lượng công trình trong thi công luôn đặt lên hàng đầu, gây nguy hiểm đến tính mạng con người, thiệt hại nặng nề về vật chất. Một số vấn đề trong quá trình thi công ảnh hưởng đến chất lượng công trình như sau:

        • - Chưa đồng bộ về mặt nhân lực, kỹ sư nhiều nhưng hầu hết không đáp ứng yêu cầu, thợ lành nghề ít và đào tạo sơ sài. Tình trạng sử dụng lao động nông thôn giá rẻ khiến chất lượng công việc rất kém.

        • - Sử dụng nhà thầu phụ không đáp ứng yêu cầu, vì lực lượng nhà thầu phụ mỏng, cơ sở vật chất kém... gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

        • - Kiểm soát chất lượng không đồng đều ở tất cả các hạng mục công trình, có chỗ làm tốt, có chỗ làm không tốt nên chất lượng công trình không toàn diện. Có thể phần kết cấu tốt, phần hoàn thiện kém, có thể hoàn thiện được nhưng nền móng có biểu hiện lú...

        • Trong thi công, nhà thầu không thực hiện đúng các quy trình, quy phạm kỹ thuật đã dẫn đến sự cố công trình. Vi phạm các quy định về tổ chức, quản lý, kỹ thuật thi công, cụ thể:

        • - Không kiểm tra chất lượng, quy cách vật liệu trước khi thi công, không thực hiện đúng trình tự các bước thi công.

        • - Hạ thấp chất lượng vật liệu: Nhiều công trình có giá trúng thầu thấp so với dự toán được duyệt. Khi thực hiện thi công xây lắp các nhà thầu giảm mức chất lượng, chủng loại xuất xứ, đưa các thiết bị vật liệu kém vào công trình và tìm cách bớt xén ngu...

        • - Chất lượng biện pháp thi công: Trong hồ sơ đấu thầu xây lắp các nhà thầu đưa ra các biện pháp thi công với lực lượng lao động hùng hậu nhưng thực tế không như vậy. Lực lượng công nhân phổ biến ở các công trường hiện nay chủ yếu là dân địa phương. Vi...

        • - Cán bộ kỹ thuật sử dụng không phù hợp, không đúng với chuyên môn, cán bộ kỹ thuật mới tốt nghiệp ra trường làm công tác giám sát, quản lý công trình để đối phó với đơn vị tư vấn, chủ đầu tư.

        • - Sự tùy ý trong việc lập biện pháp và qui trình thi công. Biện pháp thi công không phù hợp, chứa nhiều yếu tố rủi ro có thể gây hư hỏng công trình trong quá trình thi công và nhiều sự cố gây thương vong cho con người cũng như sự thiệt hại lớn về vật ...

      • 1.4.4. Các yếu tố trong công tác giám sát thi công

        • Trong quá trình thi công, Chủ đầu tư, Ban QLDA, TVGS và hệ thống kiểm soát chất lượng của nhà thầu phải giám sát chặt chẽ. Đặc biệt cần kiểm soát chặt chẽ:

        • - Công tác thiết kế lập dự án, thiết kế thi công và lập dự toán.

        • - Công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu.

        • - Công tác thí nghiệm vật liệu, thí nghiệm thành phần cấp phối và các thí nghiệm khác;

        • - Chất lượng, thành phần, kích cỡ đá dăm tiêu chuẩn làm móng, mặt đường. Nhất là các tuyến đường thi công lớp láng nhựa (đã có dư luận phản ánh hiện tượng sử dụng đá dăm tiêu chuẩn không đúng kích thước);

        • - Chất lượng, thành phần và các yêu cầu kỹ thuật của lớp móng cấp phối đá dăm;

        • - Chất lượng nhựa sản xuất BTN, láng nhựa;

        • - Chất lượng cát và các VLXD khác sử dụng tại công trình;

        • - Lượng nhựa khi tưới dính bám, láng nhựa, sản xuất BTN;

        • - Nhiệt độ và các yêu cầu kỹ thuật khác khi sản xuất BTN, khi láng nhựa;

        • - Công tác thi công lu lèn (sơ đồ lu, số lượt lu, quy trình lu);

        • - Công tác thi công thử trước khi thi công chính thức;

        • - Các khâu lấy mẫu, thí nghiệm mẫu;

        • - Công tác thi công các hạng mục BTXM, vữa xi măng, đá xây..

        • - Cấp phối và mác BTXM, chiều dày kết cấu BTXM, công tác ghép ván khuôn, đầm lèn khi đổ BTXM và bảo dưỡng BTXM, đồng thời có các biện pháp đảm bảo giao thông tốt trong suốt quá trình thực hiện dự án. Sau khi thi công xong phải bảo dưỡng, vệ sinh công ...

        • - Công tác bảo hành và bảo trì công trình.

        • - Các công việc liên quan khác dến quản lý chất lượng.

    • 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng

      • 1.5.1. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng có liên quan chủ yếu đến chất lượng công trình thủy lợi.

        • Theo giáo trình kinh tế xây dựng 2010 - Bộ môn kinh tế thì đặc điểm của sản phẩm xây dựng có liên quan chủ yếu đến chất lượng công trình thủy lợi như sau:

        • - Việc sản xuất xây dựng luôn luôn biến động, thiếu ổn định theo thời gian và địa điểm. Đặc điểm này xuất phát từ tính chất của sản phẩm xây dựng là cố định. Điều này gây khó khăn cho việc tổ chức thi công xây dựng công trình, quá trình thi công thường hay

        • - Sản xuất xây dựng phải tiến hành theo đơn đặt hàng cụ thể, thông qua giao thầu hay đấu thầu do đặc điểm công trình xây dựng có tính đơn chiếc. Ta biết rằng sản phẩm của ngành xây dựng thủy lợi rất khác so với các ngành xây dựng cơ bản khác, ta không thể 

        • - Chu kỳ sản xuất (thời gian xây dựng) thường dài. Công trình thủy lợi có khối lượng lớn, thi công trong điều kiện rất khó khăn nên thời gian thi công phải kéo dài. Điều này dẫn đến vốn hay bị ứ đọng hay gặp rủi ro trong thời gian thi công. Đòi hỏi việc qu

        • - Quá trình sản xuất xây dựng rất phức tạp. Vì công trình có nhiều chi tiết phức tạp nên việc thiết kế phải có nhiều bộ phận tham gia. Nhiều đơn vị thi công cùng tham gia xây dựng một công trình trong điều kiện thời gian và không gian cố định. Vì vậy nó gâ

        • - Sản xuất xây dựng phải thực hiện ngoài trời, bị ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện thời tiết, địa hình, địa chất phức tạp. Các ảnh hưởng này làm gián đoạn quá trình sản xuất ra sản phẩm, quá trình thi công.. .từ đó ảnh hưởng đến vật tư, thiết bị, sản phẩm dở 

        • - Sản phẩm xây dựng thủy lợi mang tính chất tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật và quốc phòng. Đặc điểm này đòi hỏi phải có sự đồng bộ giữa các khâu từ khi chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị xây dựng cũng như quá trình thi công, từ công tác t

      • 1.5.2. Những yếu tố tác động đến chất lượng xây dựng công trình thủy lợi

        • Các yếu tố tác động đến chất lượng xây dựng công trình thủy lợi có thể chia thành 2 nhóm:

        • 1.5.2.1. Nhân tố chủ quan

          • - Nhà thầu tư vấn khảo sát, thiết kế công trình:

            • Đây là nhà thầu có vai trò quan trọng trong việc xác định quy mô, tính toán thiết kế nên công trình, do đó chất lượng cán bộ khảo sát, thiết kế có vai trò rất quan trọng liên quan đến chất lượng công trình xây dựng sau này.

          • - Chủ đầu tư và các cơ quan ban ngành:

            • Đây là những bộ phận quan trọng trong việc thẩm định hồ sơ, lựa chọn nhà thầu thiết kế, thi công xây dựng công trình, do đó liên quan trực tiếp đến chất lượng sản phẩm xây dựng sau này.

          • - Nhà thầu thi công xây dựng:

            • Là người biến sản phẩm từ bản vẽ thiết kế ra hiện thực, do vậy đơn vị thi công có vai trò hết sức quan trọng trong việc quản lý chất lượng công trình. Trình độ chuyên môn của cán bộ kỹ thuật, công nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.

          • - Chất lượng nguyên vật liệu, thiết bị đầu vào:

            • Công trình thủy lợi có đặc điểm liên quan đến nhiều đơn vị cung cấp vật tư, thiết bị do đó chất lượng nguyên vật liệu, thiết bị đầu vào ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm xây dựng.

          • - Biện pháp kỹ thuật thi công:

            • Các quy trình thi công nếu không được tuân thủ một cách nghiêm ngặt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình.

        • 1.5.2.2. Nhân tố khách quan

          • - Điều kiện thời tiết:

            • Do đặc điểm công tình thủy lợi xây dựng chủ yếu ngoài trời, nên đặc điểm thời tiết ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thi công công trình.

          • - Địa hình, địa chất:

            • Địa hình, địa chất công trình không thuận lợi cũng gây khó khăn cho quá trình tổ chức thi công, ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

  • Kết luận chương 1

    • Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các cấp, các ngành và của các nhà đầu tư, là một đòi hỏi khách quan của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Nội dung chủ yếu của công tá...

    • Công trình xây dựng đảm bảo chất lượng là công trình đáp ứng những yêu cầu về tiến độ, giá thành, an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của công trình và phải phù hợp với quy chuẩn xây dựng, các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan của Nhà nước.

  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG

    • 2.1. Cơ sở pháp lý về quản lý chất lượng công trình xây dựng

      • - Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 về xây dựng.

      • - Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trí công trình xây dựng.

      • - Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 20/3/2016 của Bộ xây dựng về việc quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

      • - Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

      • - Lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

      • - Thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.

      • - Khai thác, sử dụng.

    • 2.2. Nội dung của công tác quản lý chất lượng công tình xây dựng

      • 2.2.1. Các giai đoạn của dự án

        • Ở Việt Nam, theo quy định hiện hành, trình tự đầu tu xây dựng thành 3 giai đoạn chính gồm: (1) Giai đoạn chuẩn bị đầu tư; (2) Giai đoạn thực hiện đầu tư; (3) Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng. Tuy nhiên trong mỗi giai đoạn có...

        • - Giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng công trình:

          • Sau khi có quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, dự án chuyển sang giai đoạn thực hiện đầu tư. Trong giai đoạn này, chủ đầu tư tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình. Lập và đ...

        • - Giai đoạn kết thúc dự án đầu tư xây dựng:

          • Là giai đoạn chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu, kiếm định chất lượng, chạy thử, bàn giao công trình đưa vào sử dụng và thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.

      • 2.2.2. Nội dung công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng giai đoạn thực hiện dự án đầu tư:

        • 2.2.2.1. Quản lý chất lượng công tác khảo sát xây dựng.

          • Để thực hiện tốt việc quản lý chất lượng công tác khảo sát xây dựng ta phải quản lý tốt những nội dung sau :

          • - Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng sát với yêu cầu thiết kế .

          • - Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng.

          • - Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng.

          • - Thực hiện khảo sát xây dựng.

          • - Giám sát công tác khảo sát xây dựng.

          • - Nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng.

          • - Lưu trữ kết quả khảo sát xây dựng.

        • 2.2.2.2. Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình.

          • Để thực hiện tốt việc quản lý chất lượng công tác thiết kế xây dựng công trình ta phải quản lý tốt những nội dung sau :

          • - Lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình.

          • - Lựa chọn nhà thầu thiết kế xây dựng công trình.

          • - Lập thiết kế xây dựng công trình.

          • - Thẩm định thiết kế của chủ đầu tư, thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc của tổ chức tư vấn (nếu có).

          • - Phê duyệt thiết kế xây dựng công trình.

          • - Nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình.

        • 2.2.2.3. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình.

          • Để thực hiện tốt việc quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình ta phải quản lý tốt những nội dung sau 3:

          • - Lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình.

          • - Lập và phê duyệt biện pháp thi công.

          • - Kiểm tra điều kiện khởi công xây dựng công trình và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi khởi công.

          • - Tổ chức thi công xây dựng công trình và giám sát, nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng.

          • - Kiểm định chất lượng công trình, hạng mục công trình trong các trường hợp quy định tại Nghị định này.

          • - Kiểm tra công tác nghiệm thu hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng hoàn thành trước khi đưa vào sử dụng.

          • - Nghiệm thu hạng mục công trình hoặc công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng.

          • - Lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng, lưu trữ hồ sơ của công trình theo quy định.

    • 2.3. Các yêu cầu về chất lượng công trình xây dựng

      • Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của công trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế.

      • Chất lượng công trình xây dựng không chỉ đảm bảo sự an toàn về mặt kỹ thuật mà còn phải thỏa mãn các yêu cầu về an toàn sử dụng, có chứa đựng yếu tố xã hội và kinh tế.

      • - Chất lượng công trình xây dựng cần được quan tâm ngay từ khi hình thành ý tưởng về xây dựng công trình, từ khâu quy hoạch, lập dự án, chất lượng khảo sát, chất lượng thiết kế...

      • - Chất lượng công trình tổng thể phải được hình thành từ chất lượng của nguyên vật liệu, cấu kiện, chất lượng của công việc xây dựng riêng lẻ, của các bộ phận, hạng mục công trình.

      • - Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm định nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị mà còn ở quá trình hình thành và thực hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng các công việc của đội ngũ công nhân, kỹ sư ...

      • - Vấn đề an toàn không chỉ là trong khâu khai thác, sử dụng đối với người thụ hưởng công trình mà còn là cả trong giai đoạn thi công xây dựng đối với đội ngũ công nhân, kỹ sư xây dựng.

      • - Tính thời gian không chỉ thể hiện ở thời hạn công trình đã xây dựng có thể phục vụ mà còn ở thời hạn phải xây dựng và hoàn thành, đưa công trình vào khai thác, sử dụng.

      • - Tính kinh tế không chỉ thể hiện ở số tiền quyết toán công trình chủ đầu tư phải chi trả mà còn thể hiện ở góc độ đảm bảo lợi nhuận cho các nhà thầu thực hiện các hoạt động và dịch vụ xây dựng như lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng...

      • - Vấn đề môi trường: cần chú ý không chỉ từ góc độ tác động của dự án tới các yếu tố môi trường mà cả các tác động theo chiều ngược lại, tức là tác động của các yếu tố môi trường tới quá trình hình thành dự án.

    • 2.4. Các phương pháp quản lý chất lượng công trình xây dựng

      • 2.4.1. Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000

        • ISO là một tổ chức quốc tế về vấn đề tiêu chuẩn hóa ra đời năm 1947, có trụ sở chính đặt tại Genever - Thụy Sỹ , ngôn ngữ sử dụng là tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha.

        • Nhiệm vụ của ISO là thúc đẩy sự phát triển của vấn đề tiêu chuẩn hóa và những hoạt động có liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ quốc tế, sự hợp tác phát triển trong các lĩnh vực trí tuệ, khoa học kỹ thuật và mọi h...

        • ISO 9000 là tiêu chuẩn thứ 9000 của tổ chức ISO có tên gọi là “Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng”. Bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng đầu tiên ra đời năm 1987 sau đó được bổ sung, sửa đổi liên tục và mỗi lần sửa đổi bổ sung thì được ...

        • 2.4.1.1. Về cấu trúc

          • Hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 tập trung vào 4 nhóm yêu cầu chính:

          • - Trách nhiệm lãnh đạo.

          • - Quản lý nguồn lực.

          • - Quá trình sản xuất sản phẩm. .

          • - Đo lường, phân tích và cải tiến.

        • 2.4.1.2. Về thuật ngữ

          • - Rõ ràng, dễ hiểu hơn

          • - Một vài khái niệm đã thay đổi so với tiêu chuấn cũ

          • - ISO 9000-1994 Nhà thầu phụ - Nhà cung ứng - Khách hàng.

          • - ISO 9000-2000 Nhà cung ứng - Tổ chức - Khách hàng.

        • 2.4.1.3. Các yêu cầu mới

          • - Định hướng vào khách hàng nhiều hơn.

          • - Mục tiêu chất lượng phải đo lường được.

          • - Tập trung nhiều hơn vào phân tích, đo lường và cải tiến.

          • - Phải đánh giá tính hiệu quả của đào tạo.

        • 2.4.1.4. Ý nghĩa của bộ tiêu chuẩn ISO 9000

          • Bộ Tiêu chuẩn ISO 9000 quy tụ kinh nghiệm của Quốc tế trong lĩnh vực quản lý và đảm bảo chất lượng trên cơ sở phân tích các quan hệ giữa người mua và người cung cấp (nhà sản xuất). Đây chính là phương tiện hiệu quả giúp các nhà sản xuất tự xây dựng và...

        • 2.4.1.5. Các nguyên tắc của quản lý chất lượng

          • (1) Hướng vào khách hàng

          • (2) Sự lãnh đạo

          • (3) Sự tham gia của mọi người

          • (4) Cách tiếp cận theo quá trình

          • (5) Cách tiếp cận theo hệ thống đối với quản lý

          • (6) Cải tiến liên tục

          • (7) Quyết định dựa trên sự kiện

          • (8) Quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng

        • 2.4.1.6. Phạm vi ứng dụng ISO 9000

          • - ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng đưa ra các nguyên tắc về quản lý, tập trung vào việc phòng ngừa, cải tiến và chỉ đưa ra các yêu cầu cần đáp úng.

          • - ISO 9000: 2005 hệ thống quản lý chất lượng - cơ sở và từ vựng..

          • - ISO 9001: 2008 hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu.

          • - ISO 9004: 2000 hệ thống quản lý chất lượng - hướng dẫn và cải tiến.

          • - ISO 19011: 2002 hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và môi trường.

      • 2.4.2. Hệ thống chất lượng Q-Base

        • Hệ thống chất lượng Q-Base đưa ra các chuẩn mực cho một loại hình Hệ thống chất lượng và có thể áp dụng cho một phạm vi rộng rãi các lĩnh vực công nghiệp và kinh tế. Hệ thống Q-Base đề cập đến các lĩnh vực chủ yếu trong quản lý chất lượng: chính sách ...

        • Hệ thống chất lượng Q-Base chưa phải là tiêu chuẩn quốc tế như IS09000 nhưng đang được thừa nhận rộng rãi, làm chuẩn mực để chứng nhận các hệ thống đảm bảo chất lượng. Hệ thống Q-Base sử dụng chính các nguyên tắc của IS09000 nhưng đơn giản và dễ hiểu ...

        • Hệ thống Q-Base là lý tưởng đối với các công ty đang chập chững trên con đường chất lượng và những công ty nhỏ là đơn vị cung cấp hay nhận thầu cho các công ty lớn. Mặc dù đơn giản và dễ áp dụng, nhưng Hệ thống Chất lượng Q-Base có đầy đủ những yếu tố...

      • 2.4.3. Quản lý chất lượng bằng phương pháp quản lý chất lượng toàn diện - TQM

        • TQM (Total Quality Management), theo nghĩa tiếng Việt là: Quản lý chất lượng toàn diện.

        • TQM là một phương pháp quản lý của một tổ chức, định hướng vào chất lượng, dựa trên dự tham gia của mọi thành viên và nhằm đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự thoả mãn khách hàng và lợi ích của mọi thành viên của công ty và của xã hội.

        • 2.4.3.1. Mục tiêu của TQM

          • Mục tiêu của TQM là cải tiến chất lượng sản phẩm và thoả mãn khách hàng ở mức tốt nhất cho phép. Đặc điểm nổi bật của TQM so với các phương pháp quản lý chất lượng trước đây là nó cung cấp một hệ thống toàn diện cho công tác quản lý và cải tiến mọi kh...

        • 2.4.3.2. Các đặc điếm chung của TQM trong quá trình triển khai thực hiện có thể tóm tắt như sau

          • - Chất lượng định hướng bởi khách hàng.

          • - Vai trò lãnh đạo trong công ty.

          • - Cải tiến chất lượng liên tục.

          • - Tính nhất thể hệ thống.

          • - Sự tham gia của mọi cấp, mọi bộ phận, nhân viên.

          • - Sử dụng các phương pháp tư duy khoa học như kỹ thuật thống kê, vừa đúng lúc...

        • 2.4.3.3. Các đặc trưng cơ bản của TQM

          • - Chất lượng được tạo nên bởi sự tham gia của tất cả mọi người.

          • - Chú ý đến mối quan hệ với lợi ích xã hội: mọi người đều có lợi.

          • - Chú ý đến giáo dục và đào tạo: Chất lượng bắt đầu bằng đào tạo và kết thúc cũng bằng đào tạo.

          • - Dựa trên chế tộ tự quản: Chất lượng không tạo nên bởi sự kiểm tra mà tạo nên bởi sự tự giác.

          • - Chú ý sử dụng các dữ liệu quản lý dựa trên sự kiện.

          • - Quản lý và triển khai chính sách: Xây dựng và triển khai hệ thống chính sách trên toàn công ty.

          • - Chi sẻ kinh nghiệm và ý tưởng: Khuyến khích các ý tưởng sáng tạo và cải tiến.

          • - Xem xét của lãnh đạo và đánh giá nội bộ: Đảm bảo hệ thống chất lượng hoạt động thông suốt, thực hiện chính sách và các kế hoạch chất lượng.

          • - Sử dụng các phương pháp thống kê: Thu thập và phân tích dữ liệu về sản phẩm và quá trình

        • 2.4.3.4. Nội dung cơ bản của quản lý chất lượng TQM

          • Quản lý chất lượng toàn diện là cách tiếp cận về quản lý chất lượng ở mọi công đoạn nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả chung của doanh nghiệp hay của tổ chức. Mặc dù có nhiều quan niệm, triết lý khác nhau của nhiều tác giả, nhưng nhìn chung mọi người...

          • Các đặc trưng của TQM cũng như những hoạt động của nó có thể gói gọn vào 12 điều mấu chốt dưới đây và đó cũng đồng thời là trình tự căn bản để xây dựng hệ thống TQM:

          • - Nhận thức: Phải hiểu rõ những khái niệm, những nguyên tắc quản lý chung, xác định rõ vai trò và vị trí của TQM trong doanh nghiệp.

          • - Cam kết: Sự cam kết của lãnh đạo, các cấp quản lý và toàn thể nhân viên trong việc bền bỉ theo đuổi các chương trình mục tiêu về chất lượng, biến chúng thành cái thiêng liêng nhất của mỗi người khi nghĩ đến công việc.

          • - Tổ chức: Đặt đúng người vào đúng chỗ, phân định trách nhiệm rõ ràng

          • - Đo lường: Đánh giá về mặt định lượng những cải tiến, hoàn thiện chất lượng cũng như những chi phí do những hoạt động không đạt chất lượng gây ra.

          • - Hoạch định chất lượng: Thiết lập các mục tiêu, yêu cầu về chất lượng, các yêu cầu về áp dụng các yếu tố của hệ thống chất lượng.

          • - Thiết kế chất lượng: Thiết kế công việc, thiết kế sản phẩm, dịch vụ là cầu nối giữa marketing với chức năng tác nghiệp.

          • - Hệ thống quản lý chất lượng: Xây dựng chính sách chất lượng các phương pháp, thủ tục và quy trình để quản lý các quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

          • - Sử dụng các phương pháp thống kê: Theo dõi các quá trình và sự vận hành của hệ thống chất lượng.

          • - Tổ chức các nhóm chất lượng như là những hạt nhân chủ yếu của TQM để cải tiến, hoàn thiện chất lượng công việc, chất lượng sản phẩm.

          • - Sự hợp tác nhóm: Được hình thành từ lòng tin cậy, tự do trao đổi ý kiến và sự thông hiểu của các thành viên đối với mục tiêu, kế hoạch chung của doanh nghiệp.

          • - Đào tạo và tập huấn thường xuyên cho mọi thành viên của doanh nghiệp về nhận thức cũng như về kỹ năng thực hiện công việc.

          • - Lập kế hoạch áp dụng TQM: Trên cơ sở nghiên cứu các cẩm nang áp dụng TQM, lập kế hoạch thực hiện theo từng phần của TQM để thích nghi dần, từng bước tiếp cận và tiến tới áp dụng toàn bộ TQM.

            • Trong TQM việc kiểm tra chất lượng chủ yếu do nhân viên tự thực hiện. Nếu sản phẩm có khuyết tật ngay trong quá trình sản xuất thì dù có kiểm tra nghiêm ngặt đến đâu đi nữa cũng không thể loại trừ được hết mà kết quả là người tiêu dùng sẽ không hài lò...

            • Muốn nâng cao chất lượng trước hết cần nâng cao chất lượng quản lý, điều hành trong doanh nghiệp. Trách nhiệm về chất lượng trước hết phụ thuộc vào trình độ các nhà quản lý. Việc tuyên truyền, huấn luyện về chất lượng cần triển khai đến mọi thành viên...

      • 2.4.4. Quản lý chất lượng theo phương pháp 5S

        • 5S là nền tảng cơ bản để thực hiện các hệ thống đảm bảo chất lượng xuất phát từ quan điểm: Nếu làm việc trong một môi trường lành mạnh, sạch đẹp, thoáng đãng, tiện lợi thì tinh thần sẽ thoải mái hơn, năng suất lao động sẽ cao hơn và có điều kiện để vi...

        • 5S bắt nguồn từ 5 từ tiếng Nhật là: “SERI”, “SEITON”, “SEISO”, SEIKETSU” và “SHITSUKE”.Tại các nước khác nhau, 5S được dịch thành các từ khác nhau song về cơ bản ý nghĩa của chúng không thay đổi, trong tiếng Việt là: “SÀNG LỌC”, “SẮP XẾP”, “SẠCH SẼ”, ...

        • SERI (Sàng lọc)

        • Là xem xét, phân loại, chọn lựa và loại bỏ những thứ không cần thiết tại nơi làm việc.

        • SEITON (Sắp xếp)

        • Là bố trí, sắp đặt mọi thứ ngăn nắp theo trật tự hợp lý để dễ dàng, nhanh chóng cho việc sử dụng.

        • SEISO (Sạch sẽ)

        • Là giữ gìn vệ sinh tại nơi làm việc, máy móc, thiết bị để đảm bảo môi trường, mỹ quan tại nơi làm việc.

        • SEIKETSU (Săn sóc)

        • Là liên tục duy trì, cải tiến nơi làm việc bằng: Seri, Seiton và Seiso.

        • SHITSUKE (Sẵn sàng)

        • Là tạo thói quen tự giác tuân thủ nghiêm ngặt các qui định tại nơi làm việc.

        • 2.4.4.1. Lợi ích của việc thực hiện 5S

          • 5S là một chương trình nâng cao năng suất rất phổ biến ở Nhật Bản và dần dần trở nên phổ biến ở nhiều nước khác, 5S xuất phát từ nhu cầu:

          • - Đảm bảo sức khoẻ của nhân viên;

          • - Dễ dàng, thuận lợi, tiết kiệm thời gian trong quá trình làm việc;

          • - Tạo tinh thần làm việc và bầu không khí cởi mở;

          • - Nâng cao chất lượng cuộc sống;

          • - Nâng cao năng suất.

          • Bắt nguồn từ truyền thống của Nhật Bản, ở mọi nơi, trong mọi công việc, người Nhật luôn cố gắng khơi dậy ý thức trách nhiệm, tự nguyện, tính tự giác của người thực hiện các công việc đó. Người Nhật luôn tìm cách sao cho người công nhân thực sự gắn bó ...

          • - Nơi làm việc trở nên sạch sẽ và ngăn nắp hơn.

          • - Tăng cường phát huy sáng kiến cải tiến.

          • - Mọi người trở nên có kỷ luật hơn.

          • - Đẩy nhanh tiến độ công việc

          • - Nâng cao chất lượng công việc

          • - Thúc đẩy tinh thần làm việc

          • - Môi trường làm việc an toàn.

          • - Các điều kiện hỗ trợ luôn sẵn sàng cho công việc.

          • - Chỗ làm việc trở nên thuận tiện và an toàn hơn.

          • - Cán bộ công nhân viên tự hào về nơi làm việc sạch sẽ và ngăn nắp của mình.

          • Mục tiêu chính của chương trình 5S bao gồm:

          • - Xây dựng ý thức cải tiến (Kaizen) cho mọi người tại nơi làm việc.

          • - Xây dựng tinh thần đồng đội giữa mọi người

          • - Phát triển vai trò lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý thông qua các hoạt động thực tế.

          • - Xây dựng cơ sở để đưa vào các kỹ thuật cải tiến.

        • 2.4.4.2. Các yếu tố cơ bản để thực hiện thành công 5S

          • - Lãnh đạo luôn cam kết và hỗ trợ: Điều kiện tiên quyết cho sự thành công khi thực hiện 5S là sự hiểu biết và ủng hộ của lãnh đạo trong việc hình thành các nhóm công tác và chỉ đạo thực hiện.

          • - Bắt đầu bằng đào tạo: Đào tạo cho mọi người nhận thức được ý nghĩa của 5S, cung cấp cho họ những phương pháp thực hiện là khởi nguồn của chương trình. Khi đã có nhận thức và có phương tiện thì mọi người sẽ tự giác tham gia và chủ động trong các hoạt...

          • - Mọi người cùng tự nguyện tham gia: Bí quyết thành công khi thực hiện 5S là tạo ra một môi trường khuyến khích được sự tham gia của mọi người.

          • - Lặp lại vòng 5S với tiêu chuẩn cao hơn: Thực hiện chương trình 5S là sự lặp lại không ngừng các hoạt động nhằm duy trì và cải tiến công tác quản lý.

          • Tại Việt Nam, 5S đã du nhập khá lâu, số lượng doanh nghiệp áp dụng cũng ngày càng tăng. Cùng với sự hỗ trợ của tổ chức trong và ngoài nước, 5S được triển khai trong nhiều doanh nghiệp. Những doanh nghiệp được các tổ chức trên hỗ trợ đã tiến hành các h...

          • Chúng ta có thể kết luận rằng 5S là một công cụ quản lý chất lượng hữu ích mà các cơ quan, đơn vị có thể áp dụng và nâng cao chất lượng môi trường làm việc của mình nhằm tạo ra một hiệu quả làm việc tốt hơn. Tuy nhiên việc áp dụng 5S ở nước ta còn rất...

    • 2.5. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thi công theo phương pháp phân tích, điều tra, khảo sát số liệu

      • 2.5.1. Mô hình đề xuất

        • Dựa trên cơ sở lý thuyết và các mô hình nghiên cứu liên quan, tác giả đưa ra mô hình hồi quy tuyến tính với biến phụ thuộc công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng giai đoạn thi công và các biến độc lập gồm :

        • - Đặc điểm dự án và công tác lực chọn nhà thầu;

        • - Công tác tư vấn xây dựng công trình;

        • - Công tác tổ chức nghiệm thu và kiểm tra công tác nghiệm thu, an toàn vệ sinh môi trường;

        • - Công tác bảo trì công trình xây dựng và vai trò của quản lý Nhà nước.

          • Kết hợp với kết quả nghiên cứu định tính, thì hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng 4 yếu tố này đều ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng. Dựa trên cơ sở đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu, nhằm để đo lường mức độ ảnh hưở...

      • 2.5.2. Phương pháp phân tích, điều tra, khảo sát số liệu

        • 2.5.2.1. Nghiên cứu định tính

          • Tác giả thực hiện phương pháp nghiên cứu định tính với lý thuyết, thực tế và có xin ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý chất lượng được sử dụng làm cơ sở cho nghiên cứu định tính. Phương pháp này sử dụng nhằm để hiệu chỉnh, xây dựng bảng phỏn...

          • Qua nghiên cứu định tính, kết quả cho thấy hầu hết đều nhất trí 4 yếu tố trong mô hình đề xuất đều ảnh hưởng đến quản lý chất lượng của các công trình xây dựng giai đoạn thi công. Trên cơ sở đó để thiết kế bảng câu hỏi đưa vào nghiên cứu định lượng.

        • 2.5.2.2. Nghiên cứu định lượng

          • Mục đích của nghiên cứu này là nhằm thu thập dữ liệu, ý kiến đánh giá, đo lường các yếu tố tác động đến công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng giai đoạn thi công trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Nghiên cứu này được thực hiện tại tỉnh Nghệ An từ...

          • - Từ những thông tin, dữ liệu thu thập được, tiến hành xác định độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha).

          • - Phân tích nhân tố (EFA).

          • - Kiểm định giá trị trung bình.

          • - Kiểm định mô hình bằng hồi qui.

          • - Thang đo Likert được sử dụng để đo lường cảm nhận của đối tượng được khảo sát, xác định mối tương quan...

          • Tất cả các thao tác này được tiến hành bằng phần mềm SPSS 22. Kết quả phân tích sẽ cho cái nhìn tổng quát về quản lý chất lượng các công trình xây dựng, đồng thời cũng tìm hiểu được mối liên quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượ...

        • 2.5.2.3. Quy trình nghiên cứu đề xuất

        • 2.5.2.4. Xây dựng thang đo

          • Các nhóm được xây dựng như sau:

          • + Nhóm 1 (N1): Phản ánh đặc điểm dự án và công tác lực chọn nhà thầu;

          • - Quy mô, nguồn vốn, hình thức đầu tư và hình thức quản lý dự án (NT1).

          • - Công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu và hình thức hợp đồng (NT2).

          • - Khả năng tài chính của chủ đầu tư (NT3).

          • + Nhóm 2 (N2): Phản ánh công tác tư vấn xây dựng công trình:

          • - Năng lực của chủ nhiệm dự án (NT4).

          • - Năng lực, kinh nghiệm của ban quản lý dự án (NT5).

          • - Năng lực và sự hợp tác giữa các bên tham gia thi công công trình (NT6).

          • - Giải quyết phát sinh trong thi công xây dựng công trình (NT7).

          • - Tính chuyên nghiệp của đơn vị quản lý công trình xây dựng khi đưa công trình vào sử dụng (NT8).

          • + Nhóm 3 (N3): Phản ánh công tác tổ chức nghiệm thu và kiểm tra công tác nghiệm thu, an toàn vệ sinh môi trường tại dự án:

          • - Tổ chức nghiệm thu vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng (NT9).

          • - Tổ chức Thí nghiệm đối chứng, thí nghiệm thử tải và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình (NT10).

          • - Quy trình tổ chức Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành đưa vào sử dụng (NT11).

          • - Hệ thống biên bản nghiệm thu và hồ sơ quản lý chất lượng (NT12).

          • + Nhóm 4 (N4): Phản ánh công tác bảo trì công trình xây dựng và vai trò của quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất lượng công trình xây dựng:

          • - Thời gian sử dụng công trình xây dựng (NT13).

          • - Kế hoạch bảo trì công trình (NT14). - Đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình trong quá trình khai thác, sử dụng (NT15).

          • - Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng xây dựng (NT16).

      • 2.5.3. Thống kê mẫu nghiên cứu

        • Sau khi tiến hành điều tra, kết quả thu được 100 bảng hỏi hợp lệ, đặc điểm mẫu điều tra được tóm tắt trong bảng dưới đây:

          • Bảng 2.1. Bảng thống kê mẫu nghiên cứu

        • Kết quả nghiên cứu đối với đơn vị công tác của người được khảo sát cho thấy phần lớn người được khảo sát đang công tác tại các đơn vị tư vấn thiết kế (33%), Chủ đầu tư, Ban QLDA (27%) và 26% là nhà thầu thi công. Có thể nói đây là những đơn vị gắn liề...

        • Kết quả thống kê về kinh nghiệm làm việc cho thấy phần lớn người được khảo sát đã có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực xây dựng thi công công trình được một thời gian khá lâu. Cụ thể là trong 100 người được khảo sát thì có tới 51 người có kinh nghiệ...

        • Về vị trí làm việc hiện tại, phần lớn người được khảo sát hiện tại là kỹ sư công trường (30%), kỹ sư quản lý dự án (29%) và chỉ huy công trường (27%). Những vị trí này đều là những vị trí then chốt và có vai trò quan trọng trong việc theo dõi tiến độ ...

        • Về loại dự án công trình, kết quả nghiên cứu cho thấy kết cấu hạ tầng giao thông và thủy lợi chiếm tỷ trọng rất lớn. Cụ thể là trong 100 người được khảo sát thì có tới 50 người cho biết loại dự án mà họ đang tham gia quản lý là kết cấu hạ tầng giao th...

        • Về tình trạng hiểu biết vê quản lý chất lượng công trình. Phần lớn đáp viên cho biết là họ có biết và biết rất rõ về quản lý chất lượng công trình. Cụ thể là có tới 48 người trong 100 người được khảo sát cho biết họ biết rất rõ, số người có biết cũng ...

        • Về sự cần thiết phải quản lý chất lượng công trình, tất cả đáp viên đều cho biết việc quản lý chất lượng công trình thi công là cần thiết hoặc rất cần thiết. Trong 100 người được khảo sát thì có tới 75 người (75%) cho biết họ nhận thấy việc quản lý ch...

      • 2.5.4. Tổng hợp kết quả điều tra

        • Các kết quả điều tra chính là các số liệu đầu vào nhằm mục đích kiểm định mô hình đã đề xuất. Kết quả điều tra được tổng hợp trong bảng dưới đây:

          • Bảng 2.2. Bảng tổng hợp kết quả điều tra

        • Qua bảng tổng hợp trên, có thể nhận thấy kết quả điều tra thể hiện tính khách quan, tập trung, cho thấy người trả lời đã hiểu và nắm rõ mục đích của việc thu thập dữ liệu.

        • Ví dụ, đối với tiêu chí Quy mô, nguồn vốn, hình thức đầu tư và hình thức quản lý dự án (NT1), khi được hỏi về mức độ ảnh hưởng của tiêu chí này đối với công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, có 46 người trả lời rất không ảnh hưởng, 35 người ...

        • Kết quả điều tra chính là bộ dữ liệu đầu vào để tác giả nghiên cứu định lượng mối tương quan giữa công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng và các biến độc lập. Việc phân tích kết quả đánh giá điều tra phụ thuộc vào kết quả kiểm định mô hình thô...

      • 2.5.5. Kiểm định mô hình và đánh giá kết quả.

        • 2.5.5.1. Phân tích tương quan.

          • Bảng 2.3. Kết quả kiểm định Pearson’s mối tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập

          • (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)

          • Kiểm định mối tương quan dùng để xem xét mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và từng biến độc lập cũng như giữa những biến độc lập với nhau. Mô hình hồi quy tốt là mô hình có hệ số tuơng quan giữa các biến phụ thuộc và các biến độc lập lớn, thể...

          • Nhìn vào bảng ở trên, ta thấy hệ số tương quan giữa biến độc lập và các biến phụ thuộc khá cao, nằm trong khoảng từ 0.207 đến 0.604. Giá trị Sig của các yếu tố đều nhỏ hơn 0.05. Điều này chỉ ra rằng mô hình có sự tương quan giữa biến phụ thuộc và biến...

        • 2.5.5.2. Phân tích hồi quy

          • Kết quả phân tích hồi quy nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố trong mô hình với biến phụ thuộc là công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng. Các mức độ ảnh hưởng này được xác định thông qua hệ số hồi quy.

          • Mô hình hồi quy như sau:

          • CTQLCT_Y = β0 + β1TVXDCT_X1 + β2BTCTXD_X2 + β3DDDA_X3 + β4TCNT_X4 + ei

          • Trong đó:

          • - CTQLCT_Y: Giá trị của biến phụ thuộc là “Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng”

          • - TVXDCT_X1: Giá trị của biến độc lập thứ nhất là ảnh hưởng của “Công tác tư vấn xây dựng công trình” đến công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng

          • - BTCTXD_X2: Giá trị của biến độc lập thứ hai là ảnh hưởng của “Công tác bảo trì công trình xây dựng và vai trò của quản lý Nhà nước” đến công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng.

          • - DDDA_X3: Giá trị của biến độc lập thứ ba là ảnh hưởng của “Đặc điểm dự án và công tác lực chọn nhà thầu” đến công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng.

          • - TCNT_X4:Giá trị của biến độc lập thứ tư là ảnh hưởng của “Công tác tổ chức nghiệm thu và kiểm tra công tác nghiệm thu, an toàn vệ sinh môi trường” đến công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng

          • - ei: là ảnh hưởng của các nhân tố khác tới đến công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng nhưng không được đưa vào mô hình nghiên cứu.

        • 2.5.5.3. Kiểm định mô hình

          • - Kiểm định giá trị độ phù hợp

            • Từ kết quả các bảng dưới đây, ta thấy rằng kiểm định F cho giá trị Sig. < 0.05, chứng tỏ là mô hình phù hợp và cùng với đó là R2 hiệu chỉnh có giá trị bằng 0.509; có nghĩa là mô hình hồi quy giải thích được 50.9% sự biến thiên của biến phụ thuộc. Như ...

              • Bảng 2.4. Phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng

            • (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)

          • - Kiểm định F

            • Giả thuyết H0 đặt ra đó là: β1 = β2 = β3 = β4 = 0.

              • Bảng 2.5. Kết quả kiểm định F

            • (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)

            • Bước tiếp theo trong phân tích hồi quy đó là thực hiện kiểm định F về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể, xem biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ biến độc lập hay không.

            • Ngoài ra, hệ số tương quan dưới đây cho thấy rằng, kết quả kiểm định tất cả các nhân tố đều cho kết quả Sig. < 0.05; điều này chứng tỏ rằng có đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết H0 đối với các nhân tố này, hay các giả thuyết H1, H2, H3, H4 đư...

        • 2.5.5.4. Dò tìm các vi phạm giả định cần thiết

          •  Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư

          • - Phương sai của phần dư không đổi

            • Hình 2.3. Biểu đồ P – P plot của hôi quy phần dư chuẩn hóa

            • (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)

            • Phương sai của phần dư được thể hiện trên đồ thị của phần dư chuẩn hóa theo giá trị dự báo của biến phụ thuộc kết quả đã được chuẩn hóa. Theo quan sát trên biểu đồ, thấy các phần dư phân tán ngẫu nhiên quanh trục 0 (tức quanh giá trị trung bình của ph...

          • - Phần dư có phân phối chuẩn

            • Hình 2.4. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn

            • (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)

            • Biểu đồ Histrogram trong biểu đồ cho ta thấy trong mô hình hồi quy có kết quả độ lệch chuẩn bằng 0.980 và phân phối chuẩn của phần dư (mean) = 0. Vì vậy, xác định phần dư có phân phối chuẩn được chấp nhận.

            •  Giả định tính độc lập của sai số

            • Đại lượng Durbin – Watson được dùng để kiểm định tương quan của các sai số kề nhau. Giả thuyết khi tiến hành kiểm định này là:

            • H0: hệ số tương quan tổng thể của các phần dư bằng 0.

            • Thực hiện hồi quy cho ta kết quả về trị kiểm định d của Durbin – Watson trong bảng tóm tắt mô hình bằng 1.912. Theo điều kiện hồi quy, giá trị Durbin – Watson phải nằm trong khoảng 1.6 đến 2.6.

            • Giá trị d tính được rơi vào miền chấp nhận giả thuyết không có tự tương quan. Như vậy mô hình không vi phạm giả định về hiện tượng tự tương quan.

            •  Giả định không có hiện tượng đa cộng tuyến

              • Bảng 2.6. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

            • (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)

            • Với độ chấp nhận (Tolerance) lớn và hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor - VIF) của các biến nhỏ, mô hình hồi quy không vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến. hồi quy vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến khi có giá trị VIF lớn hơn hay bằng 10.

        • 2.5.5.5. Kết quả phân tích hồi quy đa biến và đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân tố

          • Bảng 2.7. Kết quả phân tích hồi quy đa biến

          • (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)

          • Qua bảng phân tích hồi quy đa biến, ta nhận thấy tất cả các yếu tố đều ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng Từ những phân tích trên, ta có được phương trình mô tả sự biến động của các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chấ...

          • CTQLCT_Y = 0.341TVXDCT_X1 + 0.225BTCTXD_X2 + 0.208DDDA_X3 + 0.321TCNT_X4

      • 2.5.6. Thảo luận kết quả.

        • Dựa vào mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, có thể nhận thấy hệ số β1 = 0.341 có nghĩa là khi Nhân tố 1 – Công tác tư vấn xây dựng công trình thay đổi 1 đơn vị trong khi các nhân tố khác không đổi...

        • Theo phương trình hồi quy ở trên cho thấy công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng có quan hệ tuyến tính với các nhân tố:

        • Mạnh nhất là: Công tác tư vấn xây dựng công trình (Hệ số Beta 1 là 0.341) như vậy các nhân tố trong nhóm này chính là các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng các công trình xây dựng hiện nay do vậy phải có giải pháp để nâng cao chất lượng các y...

        • Thứ hai là: Công tác tổ chức nghiệm thu và kiểm tra công tác nghiệm thu, an toàn vệ sinh môi trường (Hệ số Beta 4 là 0.321) là một trong những nhóm yếu tố quan trong tác động lên chất lượng công trình xây dựng thể hiện vai trò giám sát chất lượng của ...

        • Thứ ba là: Công tác bảo trì công trình xây dựng và vai trò của quản lý Nhà nước (Hệ số Beta 2 là 0.225)

        • Yếu nhất là: Đặc điểm dự án và công tác lực chọn nhà thầu (Hệ số Beta 3 là 0.208)

  • Kết luận chương 2

    • Chất lượng công trình xây dựng ở nước ta đang có nhiều vấn đề bất cập, trong thời gian qua liên tục có những sự cố công trình xảy ra. Chất lượng công trình xây dựng phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

    • Trong chương 2 tác giả đã phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng giai đoạn thi công bằng phương pháp phân tích định tính và định lượng . Qua đó, có 4 nhân tố chính ảnh hưởng đến công tác quản lý chất l...

    • Ngoài ra, tác giả đã phân tích nội dung quản lý chất lượng công trình xây dựng giai đoạn thực hiện dự án, đưa ra các giải pháp chung về quản lý nhằm nâng cao chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn thực hiện dư án.

  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CTXD TẠI CÔNG TY TNHH MTV THỦY LỢI BẮC NGHỆ AN

    • 3.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Nghệ An

      • 3.1.1. Thông tin chung

        • • Tên Công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THỦY LỢI BẮC NGHỆ AN.

        • • Tên Công ty viết tắt: Công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Nghệ An.

        • Công ty có trụ sở chính tại Khối 2, thị trấn Yên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.

        • • Điện thoại: 02383863103; Fax: 0383863139.

      • 3.1.2. Quá trình hình thành

        • Công ty Thuỷ lợi Bắc Nghệ An được thành lập theo Quyết định số: 2469 ngày 28/12/1992 của Chủ tịch UBND Tỉnh Nghệ An và đến tháng 5 năm 2009 được chuyển thành Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Nghệ An theo Quyết định số: 2116/QĐ-UBND-ĐT ngày 18/05/2009 của...

        • Công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Nghệ An hoạt động theo Luật doanh nghiệp và điều lệ Công ty đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại Quyết định số 4759/QĐ-UBND ngày 30/09/2016.

      • 3.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty

        • Quản lý, khai thác và bảo vệ hệ thống công trình thủy lợi, đáp ứng nhu cầu về nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thông thủy, dân sinh và các ngành kinh tế khác của tỉnh; phòng, chống lụt, bão, úng; Lập dự án, khảo sát, thiết kế kỹ th...

      • 3.1.4. Phương hướng đầu tư xây dựng công trình trong thời gian tới

        • 3.1.4.2. Phát triển tưới tiêu, cấp nước

          • Cải tạo và nâng cấp các hệ thống thủy nông đã có (kiên cố hoá kênh mương, sửa cống, cải tạo thay thế máy bơm), hiện đại hoá trang thiết bị quản lý vận hành các công trình, đảm bảo tưới, tiêu ổn định, mở rộng diện tích vụ đông tạo thế chuyển đổi cơ cấu...

          • Giải quyết tiêu thoát nước cho các khu dân cư kết hợp trong các chương trình tiêu úng, xử lý nguồn nước thải công nghiệp và dân sinh.

          • Hoàn thiện quy hoạch thủy lợi các huyện, thị xã phía Bắc tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

        • 3.1.4.3. Phòng chống lũ và giảm nhẹ thiên tai

          • Thực hiện các chương trình cứng hoá mặt đê bằng bêtông, trồng tre chắn sóng, cải tạo nâng cấp và xây dựng mới cống dưới đê...

    • 3.2. Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Nghệ An

      • 3.2.1. Mô hình tổ chức quản lý chất lượng công trình xây dựng của tỉnh Nghệ An trong thời gian qua.

        • Các dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Nghệ An đều áp dụng hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án. Các chủ đầu tư thành lập ban quản lý dự án để giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án, tùy từng trường hợp cụ thể và quy mô của ...

        • Công ty TNHH MTV thủy lợi được UBND tỉnh giao cho làm chủ đầu tư các công trình thủy lợi có nguồn vốn từ cấp bù thủy lợi phí, bão lụt, chống hạn, công trình ách yếu trên địa bàn công trình công ty quản lý.

        • 3.2.1.1. Ban quản lý dự án chuyên nghiệp

        • 3.2.1.2. Ban quản lý dự án mà chủ đầu tư là UBND các huyện

          • Được chủ đầu tư giao quản lý một số dự án theo nhiều ngành như thủy lợi, giao thông, xây dựng…

      • 3.2.2. Vai trò của chủ đầu tư và các thành phần tham gia quản lý chất lượng công trình xây dựng

        • 3.2.2.1. Vai trò của chủ đầu tư

          • Vai trò của chủ đầu tư xuyên suốt quá trình thực hiện dự án. Một chủ đầu tư có năng lực sẽ cho ra một sản phẩm có chất lượng, ngược lại một chủ đầu tư năng lực yếu sẽ cho ra một sản phẩm kém chất lượng.

          • Như vậy thì chủ đầu tư chứ không phải ai khác là người quan trọng nhất trong quá trình quản lý chất lượng công trình: Chủ đầu tư có nhiệm vụ tổ chức quản lý toàn diện chất lượng công trình xây dựng kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến k...

        • 3.2.2.2. Vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước

          • Phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng cho các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, ủy ban nhân dân cấp huyện.

          • Hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn.

          • Kiểm tra việc tuân thủ quy định của Nghị định 46/2015/NĐ-CP đối với các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình trên địa bàn.

          • Tổ chức giám định nguyên nhân sự cố theo quy định tại Điều 39 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.

          • Phối hợp với Bộ xây dựng tổ chức giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng theo quy định tại Điều 11 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.

      • 3.2.3. Thực trạng công tác quản lý chất lượng tại Công ty TNHH một thành viên thủy lợi Bắc Nghệ An.

        • 3.2.3.2. Những kết quả đạt được

          • - Về quản lý khối lượng và chi phí thực hiện dự án đầu tư

            • Kể từ khi thành lập đến nay, Công ty TNHH một thành viên thủy lợi Bắc Nghệ An đã được UBND tỉnh giao cho làm chủ đầu tư nhiều công trình.

              • Bảng 3.1. Bảng tổng hợp tình hình thực hiện các dự án, công trình xây dựng thủy của Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Nghệ An từ năm 2010 đến nay

              • Bảng 3.2. Bảng tổng hợp tình hình thực hiện thanh toán vốn đầu tư cho các công trình thủy lợi do Công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Nghệ An quản lý từ năm 2010 đến nay

            • Nguồn: Phòng KH-KT

          • - Công tác quản lý thời gian và tiến độ

            • Tuy vậy, bên cạnh những công trình đạt đạt tiến độ thi công, đảm bảo chất lượng đưa vào phục vụ sản xuất nông nghiệp, còn có một số các công trình chậm tiến độ ở nhiều khâu dẫn đến lãng phí thể hiện ở hầu hết các giai đoạn. Đơn cử trong giai đoạn chuẩ...

            • Tổng hợp tình hình quản lý tiến độ các dự án xây dựng công trình thủy lợi của Công ty từ năm 2005 đến nay tại phụ lục số 01.

          • - Chất lượng công tác quản lý dự án về tổng thể, có nhiều dự án thực hiện hoàn thành đưa vào sử dụng đã phát huy được mục tiêu đầu tư, các tuyến kênh mương, trạm bơm, cầu cống được xây dựng hoàn thành đã an toàn trong công tác phòng chống lụt bão và phục vF

        • 3.2.3.3. Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân

          • Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được trong công tác quản lý chất lượng công trình, tác giả nhận thấy vẫn còn tồn tại trong các khâu khảo sát thiết kế, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng công trình, sự phối hợp giữa chủ đầu tư và nhà thầu, cô...

          • Công tác quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng là một quá trình từ tư vấn thiết kế dự toán, thẩm tra, thẩm định, đấu thầu, thi công xây lắp, giám sát, thanh tra kiểm tra. Quản lý tốt chất lượng những vấn đề nêu ...

          • (1) Công tác tư vấn khảo sát, thiết kế

            • Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng công trình không bảo đảm, phần lớn phụ thuộc vào việc khảo sát, thiết kế công trình, nhiều công trình tính toán không đầy đủ các yếu tố theo quy định dẫn tới thiết kế sai phải điều chỉnh nhiều lần.

            • Thiết kế thường vượt quá yêu cầu của dự toán đầu tư, sử dụng các loại vật liệu đắt tiền để có tổng mức đầu tư cao từ đó có thiết kế phí cao, khi thẩm định do yêu cầu của Tổng dự toán phải cắt bỏ một số hạng mục hoặc chi tiết lại không được tính toán k...

            • Thiết kế khá phổ biến là không đúng tiêu chuẩn quy chuẩn, chỉ dựa trên kết quả khảo sát sơ sài. Nhiều trường hợp do chủ đầu tư yêu cầu nên khảo sát còn đơn giản, chưa theo quy định, nhất là phần móng. Khảo sát sai, dẫn tới thiết kế sai, chất lượng côn...

            • Mặt khác năng lực của một số doanh nghiệp làm tư vấn thiết kế còn thấp, không ít đơn vị tư vấn thiết kế tư nhân mới được thành lập thiếu cán bộ chuyên môn.

            • Việc giám sát công tác khảo sát còn chưa được chú trọng, kết quả khảo sát còn phụ thuộc nhiều vào chủ quan của cán bộ thí nghiệm. Dẫn đến việc đánh giá địa chất công trình và đưa ra giải pháp thiết kế chưa phù họp.

            • Trong bước thiết kế kỹ thuật (Thiết kế bản vẽ thi công): Công tác khảo sát địa chất, địa hình, thủy văn còn thiếu chính xác. Các giải pháp thiết kế đưa ra ở một số dự án không phù hợp, các công trình đang thi công dở dang phải thay đổi giải pháp kỹ th...

          • (2) Công tác thẩm tra, thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, dự toán

            • Xuất phát từ chất lượng hồ sơ thiết kế, lập dự toán công trình còn nhiều sai sót, đã tạo nên lượng công việc khổng lồ cho các cán bộ thẩm định. Mặt khác, sự chưa đồng đều về chất lượng chuyên môn của các cán bộ thẩm định cũng dấn đến việc sai sót tron...

            • Hồ sơ thiết kế nhiều khi còn sơ sài, thiếu chi tiết, vẫn còn hiện tượng sao chép bản vẽ giữa các công trình do đó dẫn đến sai theo hệ thống.

            • Hiện nay, để giảm tải công việc cho các cán bộ thẩm định, Công ty TNHH một thành viên thủy lợi Bắc Nghệ An đã tiến hành thuê tư vấn thẩm tra cho một vài công trình. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ trực tiếp thẩm tra của đơn vị tư vấn năng lực yếu, chưa có t...

            • Trong quá trình thẩm định dự toán công trình, phần giá nhiên liệu, vật liệu trên địa bàn vẫn còn phụ thuộc nhiều vào báo giá của Liên Sở Tài Chính, Xây dựng. Tuy nhiên, báo giá của Liên Sở tài chính, xây dựng lại luôn thấp hơn giá thị trường và chỉ có...

            • Việc ban hành định mức, đơn giá xây dựng chưa cụ thể, không cập nhật kịp thời, khó áp dụng cũng là một vấn đề liên quan nhiều đến dự toán xây dựng công trình. Nhiều hạng mục công việc không có trong định mức do bộ xây dựng ban hành, nên khi áp dụng th...

          • (3) Công tác đấu thầu

            • Chưa áp dụng đầy đủ quy định của nhà nước trong quản lý dự án dẫn đến làm kéo dài thòi gian thực hiện các thủ tục đầu tư, chủ đầu tư của các dự án chưa chủ động được trong quá trình thực hiện (đơn cử: Chủ đầu tư không trình duyệt kết hoạch đấu thầu tổ...

            • Kể cả hai hình thức thầu hiện nay là chỉ định thầu và đấu thầu đều có nhiều hạn chế, còn chạy chọt, đút lót để được chỉ định thầu, một số đơn vị được thầu công trình năng lực chuyên môn, khả năng thi công chưa đáp ứng yêu cầu do vậy khi thi công lại p...

            • Công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp chưa thực sự hiệu quả; vẫn còn những nhà thầu chưa đảm bảo chất lượng, năng lực kém được lựa chọn để thi công xây dựng công trình dẫn đến chất lượng công trình không đạt yêu cầu, tiến độ thi công bị kéo dài, làm tăng...

            • Do thiếu nhân lực, trong một số trường họp chủ đầu tư không thẩm định kỹ về năng lực tài chính, máy móc, thiết bị, nhân sự thực tế của nhà thầu mà chỉ căn cứ theo hồ sơ dự thầu của nhà thầu để xét. Dần đến tình trạng một số nhà thầu mặc dù thi công nh...

            • Việc tổ chức đấu thầu tuyển chọn tư vấn, vấn khảo sát thiết kế đến Tư vấn thẩm tra, Tư vấn giám sát, Tư vấn kiểm định chất lượng vẫn mang nặng tính hình thức, kém tính cạnh tranh, chất lượng tư vấn kém ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ thực hiện dự ...

            • Hiện nay vẫn chưa có mẫu hướng dẫn về hồ sơ yêu cầu chỉ thầu tư vấn do Bộ kế hoạch và đầu tư ban hành. Khi tiến hành chỉ thầu tư vấn thì chủ đầu tư phải tự soạn hồ sơ yêu cầu chỉ thầu tư vấn. Vì vậy, hồ sơ yêu cầu chỉ thầu tư vấn còn mang tính chủ qua...

          • (4) Công tác giải phóng mặt bằng phục vụ thi công

            • Việc có mặt bằng sạch, bàn giao cho đơn vị thi công để phục vụ thi công có vai trò quyết định đến tiến độ thi công công trình. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số khó khăn, vướn...

            • Thực hiện giải phóng mặt bằng chậm, thường theo quy định sau khi có quyết định phê duyệt dự án, chủ đầu tư sẽ phối họp với các ban ngành liên quan tiến hành làm thủ tục giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, tại một số dự án do cơ cấu nguồn vốn nên sau khi t...

            • Vẫn chưa có được định hướng, giải pháp cốt lõi để tiến hành thực hiện có hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng, tiết kiệm kinh phí chi trả đền bù. Vi phạm của người dân về hành lang bảo vệ công trình thủy lợi và việc xử lý của chính quyền địa phương k...

          • (5) Khâu thi công xây lắp

            • Tuy thời gian qua có nhiều đơn vị có năng lực thi công, trang thiết bị hiện đại, thi công những công trình lớn đạt tiêu chuẩn chất lượng thì còn không ít đơn vị năng lực yếu, trang thiết bị phục vụ cho thi công chưa đáp ứng yêu cầu, đội ngũ cán bộ kỹ ...

            • Trong khi đó năng lực giám sát rất mỏng, cán bộ làm công tác giám sát năng lực yếu, thiếu kinh nghiệm, chấp hành giờ giấc kỷ cương kỷ luật chưa nghiêm. Mặt khác công tác thanh tra, kiểm tra chưa được quan tâm chỉ đạo sát sao, lực lượng và bộ máy thanh...

            • Việc thi công của nhà thầu nhiều khi còn phụ thuộc vào kế hoạch phân bổ vốn hàng năm của ủy ban nhân dân tỉnh. Khi có vốn thì nhà thầu triển khai thi công, còn khi không có vốn thì nhà thầu chỉ thi công cầm chừng, đây cũng là một nguyên nhân khiến cho...

            • Công tác giám sát tác giả còn chưa được chú trọng, nên chưa xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình thi công.

            • Việc treo biển báo tại công trình thi công theo quy định tại Điều 74 Luật xây dựng chưa được chấp hành nghiêm chỉnh. Do đó, công tác giám sát cộng đồng chưa được phát huy.

            • Nhà thầu thi công chưa chú trọng đến công tác an toàn lao động, phòng chống cháy, nổ, vệ sinh môi trường khu vực công trình.

          • (6) Mối quan hệ giữa chủ đầu tư và nhà thầu

            • Chủ đầu tư và nhà thầu đôi khi chưa có sự gắn kết chặt chẽ, kịp thời, thường xuyên và liên tục.

            • Trong quá trình thiết kế, chủ đầu tư vẫn có những thay đổi về quy mô, kết cấu công trình, dẫn đến việc tư vấn thiết kế phải làm đi làm lại nhiều lần, sự cập nhật về chế độ chính sách địa phương của tư vấn nhiều khi chưa đáp ứng được công việc, nhất là...

            • Trong quá trình thi công, chủ đầu tư và đơn vị thi công thường xảy ra xung đột vì quyền lợi. Đơn vị thi công thường tìm mọi biện pháp để ăn cắp cấp phối, thay đổi vật liệu rẻ tiền để thi công công trình.

    • 3.3. Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng CTXD tại công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Nghệ An.

      • 3.3.1. Giải pháp cải tiến mô hình quản lý chất lượng và nâng cao năng lực quản lý

        • 3.3.1.1. Cải tiến cơ cấu tổ chức

          • Mô hình cơ cấu tổ chức hiện nay của Công ty có những ưu nhược điểm sau:

          • - Ưu điểm:

            • Số lượng bộ phận ít, dễ quản lý và điều hành, dễ kiểm soát quản lý công việc, đội ngũ cán bộ nhân viên được tham gia vào nhiều lĩnh vực thực hiện trong các giai đoạn của dự án, có thể biết về trình tự thực hiện các giai đoạn các lĩnh vực trong công tá...

          • - Nhược điểm:

            • + Khó đánh giá được hiệu quả thực hiện của từng cán bộ tham gia thực hiện dự án, chưa quy định trách nhiệm và nhiệm vụ rõ ràng, mức độ chuyên nghiệp về các lĩnh vực cũng như việc chuyên sâu trong công tác chưa cao, dẫn đến việc thực hiện trong các gia...

          • - Phòng Tài vụ: nhiệm vụ không thay đổi.

          • - Phòng Tổ chức hành chính: nhiệm vụ không thay đổi.

          • - Các giám đốc, phó giám đốc xi nghiệp: nhiệm vụ không thay đổi.

            • Trên cơ sở phòng Kế hoạch – Kỹ thuật tách thành hai bộ phận gồm: phòng Kế hoạch – Thủy nông và Phòng Kỹ thuật; Nhiệm vụ của từng bộ phận như sau:

          • - Phòng Kế hoạch – Thủy nông: thực hiện nhiệm vụ như trước đây trừ các nhiệm vụ đã chuyển sang Phòng Kỹ thuật.

          • - Phòng Kỹ thuật: thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư cho từng hạng mục, gói thầu và công trình dự án; tổ chức tiếp nhận dự án mới (nếu có); quản lý thông tin dự án; quản lý chất lượng hồ sơ dự án, chất lượng hồ sơ khảo sát, thiết kế, dự toán, quy hoạch O

            • * Ưu điểm, nhược điểm của mô hình quản lý chất lượng của Công ty mà học viên đề xuất:

          • - Ưu điểm:

            • + Theo cách quản lý này, công ty đã đạt được tính thống nhất trong mệnh lệnh.

            • + Giảm bớt gánh nặng cho Giám đốc cũng như quy định trách nhiệm rõ ràng.

            • + Quy trình thực hiện các công việc thực hiện dự án được phân công rõ ràng và chuyên nghiệp, thể hiện được vai trò trách nhiệm của từng bộ phận. Tính chuyên nghiệp cũng như hiệu quả của việc thực hiện công việc đạt hiệu quả cao. Không có sự chồng chéo...

            • + Việc quản lý và phân công công việc dễ dàng, việc kiểm soát và đánh giá hiệu quả của từng bộ phận và cách kiểm soát được tốt hơn. Thúc đẩy, nâng cao được trình độ chuyên môn cũng như tinh thần làm việc của các cán bộ trong công ty. Nâng cao được hiệ...

          • - Nhược điểm:

            • + Khi gặp phải công trình phức tạp, không tận dụng được kinh nghiệm và sự đóng góp ý kiến của các kỹ sư giỏi trong các bộ phận.

            • + Việc cung cấp số liệu và thông tin giữa các giai đoạn của các bộ phận khác nhau sẽ mất nhiều thời gian. Việc thực hiện chuyển giao các giai đoạn phải thực hiện theo tuần tự các bước trong công tác quản lý. Việc kiểm soát thực hiện các giai đoạn cần ...

        • 3.3.1.2. Nâng cao năng lực quản lý chất lượng CTXD giai đoạn thi công

          • Nâng cao khả năng quản lý dự án: Xây dựng đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, chuyên môn về công tác quản lý dự án. Cần có những lớp đào tạo chuyên môn với kiến thức quản lý dự án được cập nhật định kỳ. Một số giải pháp cụ thể như sau:

          • Xây dựng công ty là một tập thể thống nhất, lãnh đạo công ty phải đoàn kết, nhất trí một quan điểm tránh tình trạng ý kiến trái ngược nhau, dễ dẫn đến tình trạng nhân viên không biết theo ý kiến của ai để thực hiện, làm cho dự án chậm tiến độ.

          • Giữa các bộ phận phải có sự hỗ trợ giúp đỡ nhau hoàn thành công việc, tránh hiện tượng đùn đẩy việc ai nấy làm.

          • Đề cao cơ chế tự chịu trách nhiệm. Cá nhân, tập thể phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện công việc, về quyết định của mình.

          • Quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong công tác quản lý chất lượng.

          • Xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp cho tất cả các bộ phận.

          • Áp dụng các thiết bị kỹ thuật và ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý

          • chất lượng:

          • Đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác quản lý chất lượng như các thiết bị phục vụ công việc nghiệm thu giám sát gồm: máy kinh vĩ điện tử, máy thủy bình, thước đo dài và phương tiện đi lại thuận lợi cho các cán bộ giám sát đến hiện trường.

          • Ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các phần mềm hiện đại vào trong công việc lập sơ đồ quản lý chi phí và tiến độ thực hiện dự án. Việc này sẽ giúp cho việc quản lý tiến độ các công việc một cách nhanh nhất và hiệu quả, tiết kiệm được nhân sự và ...

          • Đa dạng hóa công cụ quản lý tiến độ: Trong quản lý tiến độ nếu sử dụng nhiều công cụ sẽ giúp cho việc quản lý chất lượng thi công dự án được hiệu quả, đạt được tiến độ như dự kiến ban đầu.

          • - Kế hoạch tiến độ: càng lập chi tiết thì việc quản lý tiến độ thực hiện dự án càng thuận lợi;

          • - Nhật ký thi công:

            • + Danh sách cán bộ kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng công trình;

            • + Diễn biến tình hình thi công từng ngày, từng loại công việc, chi tiết toàn bộ quá trình thực hiện;

            • + Mô tả vắn tắt phương pháp thi công;

            • + Tình hình thực tế của nguyên vật liệu sử dụng;

            • + Những sai lệch với bản vẽ thi công, ghi lại nguyên nhân, biện pháp;

            • + Nhận xét của bộ phận quản lý chất lượng tại hiện trường về chất lượng thi công công trình xây dựng;

            • + Sử dụng các báo cáo phạm vi dự án và sơ đồ phân tách cơ cấu công việc;

            • Sử dụng biểu đồ Gantt, biểu đồ mạng, sơ đồ PERT xác định thời gian làm việc dự trữ tự do và toàn phần cho các công việc. Khoản thời gian này có tác dụng để phòng khi có sự cố bất ngờ, mưa, lũ lụt... làm chậm tiến độ thi công của dự án.

            • Sử dụng các công cụ quản lý chất lượng:

          • - Lưu đồ Flowchart hay biểu đồ quá trình: Lưu đồ cho phép nhận biết công việc nào thừa, có thể loại bỏ, công việc nào cần sửa đổi, cải tiến hoàn thiện, là cơ sở xác định, vài trò của mỗi thành viên tham gia trong quá trình quản lý chất lượng.

          • - Biểu đồ xương cá: Liệt kê những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng, xác định những nguyên nhân nào cần được xử lý trước.

          • - Biểu đồ kiểm soát thực hiện: Là phương pháp đồ họa theo thời gian về kết quả của một quá trình thực hiện công việc, là sự kết hợp giữa đồ thị và các đường giới hạn kiểm soát để xác định xem một quá trình có nằm trong tầm kiểm soát hay không trên cơ sở đóR

            • Hướng tới áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO trong quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình

      • 3.3.2. Giải pháp tăng cường công tác giám sát thi công xây dựng công trình

        • 3.3.2.1. Đối với CTY TNHH MTV thủy lợi Bắc Nghệ An.

          • - Công ty thông báo và phát hành cho các bên tại công trình về sơ đồ tổ chức tại công trường.

          • - Tạo điều kiện thuận lợi cho TVGS thực hiện công tác giám sát thi công và nhà thầu triển khai công tác thi công.

          • - Có trách nhiệm cung cấp kịp thời các thông tin, bổ sung cho TVGS về tiêu chuẩn áp dụng, bản vẽ và những sửa đổi khác của công trình.

          • - Chủ trì các cuộc họp giao ban hiện trường giữa các bên.

          • - Xem xét, cho ý kiến và trình cấp thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh, bổ sung thiết kế và khối lượng.

          • - Công ty cung cấp các hồ sơ pháp lý cho TVGS, Nhà thầu để lập hồ sơ hoàn công.

        • 3.3.2.2. Đối với tư vấn giám sát

          • Thực hiện theo yêu cầu của hợp đồng giám sát, phía TVGS phải:

          • - TVGS trình Ban Quản lý sơ đồ tổ chức nhân sự để Ban Quản lý gửi đến các nhà thầu.

          • - Giám sát chất lượng quá trình thi công xây lắp, giám sát khối lượng, quản lý tiến độ thi công, quản lý an toàn lao động, quản lý vệ sinh môi trường.

          • - Kiểm tra xác nhận và báo cáo Ban Quản lý về việc điều chỉnh bổ sung thiết kế, bổ sung khối lượng.

          • - TVGS kiểm tra, đánh giá và trình Ban Quản lý phê duyệt hồ sơ hoàn công.

        • 3.3.2.3. Đối với tư vấn thiết kế

          • - Đơn vị TVTK có nghĩa vụ phối hợp với TVGS để giải đáp các thắc mắc hoặc các vấn đề phát sinh liên quan đến thiết kế. Tùy mức độ của vấn đề phát sinh mà phối hợp giải quyết nhanh chóng để không gây ảnh hưởng chất lượng, tiến độ.

          • - Thường xuyên thực hiện trách nhiệm giám sát tác giả đối với dự án.

          • - Nhà thầu thiết kế điều chỉnh, bổ sung thiết kế (nếu có) theo tình hình thực tế. Thông báo cho TVGS và báo cáo cho Ban Quản lý để xem xét cho ý kiến.

          • - TVTK bàn giao tim mốc cho nhà thầu; Ban Quản lý, TVGS, chính quyền địa phương (giám sát cộng đồng) chứng kiến, xác nhận.

        • 3.3.2.4. Đối với nhà thầu

          • - Nhà thầu kiểm tra tim mốc, phát hiện sai sót không phù hợp để TVTK điều chỉnh (nếu có).

          • - Nhà thầu có nhiệm vụ bảo quản tim mốc đến kết thúc công trình.

          • - Thiết kế tổ chức thi công công trường, thi công phải đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường theo các quy định của Nhà nước.

          • - Tuân thủ các yêu cầu thiết kế, kỹ thuật, các tiêu chuẩn và quy phạm viện dẫn trong hồ sơ dự thầu hoặc tiêu chuẩn chuyên ngành khác.

          • - Trước khi bắt đầu thi công hạng mục/ công trình, phía nhà thầu phải trình cho Ban Quản lý và tư vấn giám sát các tài liệu sau: Kế hoạch và biện pháp thi công tổng thể của hạng mục/ công trình; Kế hoạch kiểm soát và đảm bảo chất lượng nội bộ của phía...

          • - Cung cấp cho phía TVGS tất cả và kịp thời những bằng chứng liên quan đến chất lượng công trình và chất lượng thi công, đáp ứng các yêu cầu về giám sát của Ban quản lý.

          • - Nhà thầu trình TVGS xem xét, đánh giá để Ban Quản lý phê duyệt về sơ đồ tổ chức nhân sự.

          • - Nhà thầu đệ trình, TVGS kiểm tra, trình Ban Quản lý phê duyệt khối lượng phát sinh.

          • - Nhà thầu có trách nhiệm lập hồ sơ hoàn công; tập hợp đầy đủ, cung cấp cho TVGS các hồ sơ kỹ thuật, kể cả các tài liệu, bản vẽ do thay đổi thiết kế, lưu giữ, gửi các nơi theo yêu cầu.

        • 3.3.2.5. Quy định chi tiết danh mục các tài liệu đảm bảo chất lượng công trình

          • - Hồ sơ nhân lực

            • Nhà thầu lập trình CĐT và TVGS:

            • + Quyết định thành lập Ban chỉ huy công trường, danh sách cán bộ phụ trách các bộ phận trên công trường.

            • + Danh sách công nhân (đã được phổ biến kiến thức về an toàn lao động).

          • - Hồ sơ thiết bị

            • Nhà thầu lập trình CĐT và TVGS:

            • + Danh mục thiết bị của công trình (có thể vào đầu mỗi tuần, cùng với tiến độ thi công); Hồ sơ thiết bị; Giấy kiểm định thiết bị; Danh sách nhân lực vận hành; Chứng chỉ tay nghề (cho những thiết bị có yêu cầu).

          • - Hồ sơ phòng thí nghiệm

            • + Nhà thầu lập trình CĐT và TVGS: Hồ sơ năng lực phòng thí nghiệm và cơ quan thí nghiệm; Những hồ sơ khác liên quan.

          • - Quy trình thi công

            • Xác định phạm vi, tiêu chuẩn áp dụng; Biện pháp và trình tự thi công; Biện pháp đảm bảo chất lượng; Bố trí nhân lực, vật tư, thiết bị; Bố trí mặt bằng thi công; Tiến độ thi công chi tiết; Biện pháp an toàn cán bộ và vệ sinh môi trường; Bản vẽ minh họa...

          • - Hồ sơ vật tư

            • Nhà thầu lập, trình CĐT và TVGS: Danh mục vật tư của công trình; Hồ sơ, chứng chỉ xuất xứ vật liệu của nhà cung cấp; Hồ sơ, chứng chỉ thông số kỹ thuật của vật tư của nhà cung cấp; Phiếu quy trình lấy mẫu vật tư tại hiện trường; Kết quả thí nghiệm vật...

            • Tất cả các vật liệu dự định sử dụng phải phù hợp với Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công và các tiêu chuẩn vật liệu được chỉ định; Với mỗi loại vật liệu, nhà thầu phải lấy mẫu và tiến hành thí nghiệm vật liệu tại một phòng thí nghiệm độc lập dưới sự chứn...

          • - Tiến độ thi công

            • Hàng tuần, Nhà thầu phải trình kế hoạch thi công cụ thể của tuần đó lên TVGS và Chủ đầu tư để được xét duyệt, bao gồm: Số lượng cán bộ, kỹ sư, công nhân tham gia thi công tại hiện trường; số lượng vật tư, máy móc thiết bị được sử dụng trong thi công; ...

            • Hàng tuần, bằng văn bản, Nhà thầu phải báo cáo đánh giá tình hình thi công thực tế của tuần trước.

            • Trong trường hợp bị chậm tiến độ, Nhà thầu phải giải trình nguyên nhân và trình biện pháp khôi phục tổng tiến độ cho TVGS và Chủ đầu tư xem xét, phê duyệt.

          • - Hồ sơ hoàn công

            • Nhà thầu phải lập biên bản nghiệm thu, bản vẽ hoàn công và các tài liệu liên quan khi nghiệm thu từng công việc, từng bộ phận, từng giai đoạn, từng hạng mục công trình và công trình đưa vào sử dụng.

            • Kỹ sư TVGS và BQLDA chỉ chấp nhận ký vào biên bản nghiệm thu và bản vẽ hoàn công của công việc khi các công đoạn thành phần đã được chấp nhận.

            • Bản vẽ hoàn công phải được lập trên cơ sở bản vẽ thi công đã được Chủ đầu tư phê duyệt và phải ghi những số liệu thực tế tương ứng (kích thước, trục, mốc, cao trình, ...) phía dưới các số liệu thiết kế. Những thay đổi về thiết kế và phải có xác nhận c...

          • - Nguyên tắc thực hiện công việc

            • Các hạng mục công trình chỉ được tiến hành bước tiếp theo khi đã có Biên bản nghiệm thu chấp thuận của phía BQL và TVGS.

            • Tại những thời điểm đề nghị nghiệm thu, nếu theo ý kiến của BQL và TVGS khẳng định rằng công việc thi công không thể hoàn tất được hoặc Nhà thầu không có đủ các yếu tố để tiến hành công tác nghiệm thu thì phía BQL và TVGS có quyền từ chối không tiến h...

            • TVGS có trách nhiệm đánh giá, thông qua các mẫu biên bản nghiệm thu do Nhà thầu soạn thảo dựa trên các hướng dẫn của các biểu mẫu trong các quy định nhà nước hoặc theo các TCXDVN và các biểu mẫu riêng tùy theo tính chất cho từng hạng mục công việc thi...

            • Sau khi hoàn thành công tác thi công, Nhà thầu cần thu thập các Hồ sơ kỹ thuật kể cả các bản vẽ với những chi tiết sửa đổi, bổ sung trên thực tế thi công. Nhà thầu cho sao y và đóng dấu vào các Hồ sơ hoàn công để gửi đến TVGS. Nhiệm vụ của TVGS được h...

      • 3.3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cho CTY TNHH MTV Thủy lợi Bắc Nghệ An

        • 3.3.3.1. Tăng cường công tác giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng

          • Bồi dưỡng thêm kiến thức về quản lý dự án cho các cán bộ. Ban Quản lý dự án cho các cán bộ đi bồi dưỡng thêm kiến thức về quản lý dự án. Tổ chức đào tạo ngoài giờ làm việc. Tổ chức các buổi sinh hoạt nói chuyện với các chuyên gia về kinh nghiệm quán l...

          • Chủ đầu tư cần được nhà nước tập huấn để nắm vững trách nhiệm và quyền hạn của mình, đồng thời nắm được nghĩa vụ, trách nhệm và quyền hạn của các chủ thể. Có như vậy chủ đầu tư mới thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình và giám sát trách nhiệm của các ...

          • Giáo dục, nâng cao giá trị nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, cần định hướng giá trị nghề nghiệp cho các cán bộ, giúp họ hướng đến các giá trị như: Trách nhiệm, kỷ cương, khách quan, công bằng, tuân thủ pháp luật. Yếu tố này giúp họ làm việc tích cực hơn...

          • Muốn cải tiến năng lực quản lý dự án, quản lý chất lượng của Ban một cách hiệu quả và bền vững, Người đứng đầu phải quan tâm đến vấn đề đào tạo nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực với một chương trình đào tạo dài hạn và cụ thể, hợp lý và quyết tâm. ...

          • + Cử cán bộ chủ chốt của Ban tham gia các khóa đào đào quản lý dự án xây dựng, các khóa học nâng cao về quản lý nhân sự. Các khóa học này sẽ giúp cho cán bộ hiểu biết về những kiến thức cơ bản cần có của người làm công tác quản lý, qua đó áp dụng kinh...

          • + Tổ chức đào tạo về quản lý và giám sát cho đội ngũ cán bộ, đặc biệt là những người trực tiếp giám sát hiện trường để họ có thể trực tiếp giải quyết các vấn đề phát sinh ngay tại công trường để giúp công tác quản lý và thi công của nhà thầu được thực...

          • + Tiếp tục tổ chức tuyển chọn nhân sự tốt. Hiện tại đội ngũ cán bộ của Ban vừa thừa, vừa thiếu, có một số cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Vì vậy công tác tuyển chọn và tiến hành tuyển dụng nhân viên chất lượng, cần hết sức quan tâm.

          • Có thể nói cơ sở cho quá trình lập kế hoạch nguồn nhân sự là việc tiến hành phân tích công việc, kế hoạch trong tương lai, đó là một nhiệm vụ nghiên cứu các yêu cầu cụ thể của công việc và các khía cạnh có liên quan tác động tới môi trường làm việc và...

          • Qua quá trình tuyển dụng và đào tạo, BQLDA sẽ có được nguồn cán bộ có trình độ, tâm huyết làm nền tảng vững chắc cho BQL. Lãnh đạo Ban Quản lý sẽ lựa chọn được những cán bộ trẻ có năng lực và trình độ quản lý để đạo tạo thành cán bộ lãnh đạo quản lý c...

          • Đặc biệt quan tâm chế độ đãi ngộ đối với cán bộ nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ. Bên cạnh đó công tác tổ chức cán bộ phải thể hiện những tích cực từ khâu tuyển chọn, đề bạt cán bộ, đến việc đánh giá cán bộ, viên chức phải cụ thể, ...

      • 3.3.4. Giải pháp nâng cao năng lực và sự hợp tác giữa BQLDA với các bên tham gia quản lý chất lượng thi công

        • 3.3.4.1. Mối quan hệ giữa CĐT với Nhà thầu, TVGS và TVTK

          • * Quan hệ giữa TVGS với Chủ đầu tư:

          • TVGS là người thực hiện các chức năng giám sát kỹ thuật theo quy định của pháp luật, yêu cầu của Chủ đầu tư, của Ban Quản lý, yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện đúng thiết kế được phê duyệt và hợp đồng thi công xây dựng đã ký kết.

          • TVGS thực hiện và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư, trước pháp luật về chất lượng công tác giám sát thi công xây dựng cho công trình, tuân thủ đúng như các quy định của Nhà nước trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng.

          • TVGS có trách nhiệm theo dõi thực hiện thi công và đề xuất với Chủ đầu tư những bất hợp lý về thiết kế xây dựng, những bất cập trong từng giai đoạn để Nhà thầu điều chỉnh, bổ sung. Phối hợp cùng Chủ đầu tư làm rõ những vấn đề kỹ thuật cần thiết liên q...

          • Giám sát trưởng là người chịu trách nhiệm về công tác điều phối và quản lý công trường và là đầu mối liên hệ với Chủ đầu tư.

          • * Quan hệ giữa TVGS với nhà thầu thi công:

          • TVGS có trách nhiệm theo dõi, giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện thi công của các đơn vị thi công để đảm bảo thi công đúng thiết kế đồng thời đáp ứng và phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng.

          • Giám sát việc thực hiện tiến độ thi công của Nhà thầu, xem xét, đề nghị thực hiện biện pháp khắc phục chậm tiến độ (nếu có).

          • Giám sát viên của TVGS thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị thi công thông báo hàng ngày và kịp thời mọi tình huống trên công trường, các vướng mắc phát sinh để kịp thời giải quyết.

          • TVGS tạm dừng thi công trong trường hợp phát hiện công trình có nguy cơ xảy ra mất an toàn hoặc nhà thầu thi công sai thiết kế và thông báo kịp thời cho Chủ đầu tư để xử lý.

          • * Quan hệ giữa TVGS với nhà thầu thiết kế:

          • Giám sát viên của TVGS có trách nhiệm phối hợp một cách thường xuyên với đại diện thiết kế để hiểu đúng các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn áp dụng, xem xét và phát hiện những điểm bất hợp lý trong thiết kế giữa kiến trúc và kết cấu.

          • Yêu cầu giám sát thiết kế giải thích tài liệu thiết kế để phục vụ kiểm tra công tác thi công theo đúng yêu cầu của dự án. Nếu trong quá trình thi công có những thay đổi thiết kế, vật tư đã được thiết kế nhất trí, giám sát sẽ yêu cầu đại diện có thẩm q...

        • 3.3.4.2. Nâng cao năng lực hợp tác giữa các bên

          • Đặc trưng của dự án xây dựng là có nhiều bên tham gia vào các giai đoạn khác nhau của dự án nên sự thực hiện của đơn vị này có ảnh hưởng đến các đơn vị khác. Sự hợp tác tốt giữa các bên cũng quyết định đến sự thành công của dự án. Các bên cần ý thức r...

          • Trong thời gian qua BQLDA cũng đã có nhiều cố gắng trong việc giám sát, theo dõi, đôn đốc các đơn vị liên quan trong quá trình tham gia và thực hiện công tác QLCL thi công nhưng vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như việc phối hợp giữa các bên chư...

          • Theo tinh thần của Luật xây dựng thì công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng được quán xuyến xuyên suốt từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công xây lắp, bảo hành và bảo trì công trình do vậy cần phải xây dựng quy chế phối hợp giữa BQLDA, TVTK, TV...

          • Phân công rõ trách nhiệm, người chịu trách nhiệm của từng cơ quan, có cơ chế phối hợp, chế độ hội họp, chế độ thông tin, giải quyết các vấn đề phát sinh tại hiện trường, cam kết của các bên để thống nhất cùng thực hiện.

          • Định kỳ tổ chức các cuộc hợp giao ban giữa các bên ở hiện trường để nghe các bên báo cáo những kết quả đạt được, phản ánh những tồn tại vướng mắc cũng như kiểm tra đôn đốc về chất lượng, khối lượng và tiến độ, trên cơ sở đó, cùng đưa ra giải pháp để t...

          • Thường xuyên trao đổi thông tin, tài liệu giữa các bên để thống nhất cùng hành động.

          • Các bên cùng thống nhất xây dựng quy trình, biện pháp kiểm tra, giám sát, xác định công việc xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình cần nghiệm thu, quy trình lập và quản lý hồ sơ, tài liệu.

          • Đặc biệt trong giai đoạn thi công, bên cạnh kế hoạch giám sát chất lượng của nhà thầu thì chủ đầu tư phải tự xây dựng kế hoạch chất lượng để tự kiểm tra chất lượng thi công. Họ phải tự kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện. Chỉ khi nào nhà thầu khẳng...

          • Đối với nhà thầu TVGS, đây là khâu quan trọng trong hoạt động quản lý chất lượng, CLCT có được đảm bảo hay không phụ thuộc rất lớn vào trình độ, kiến thức và quá trình thực hiện nhiệm vụ của giám sát, vì tư vấn giám sát là người thay mặt cho chủ đầu t...

          • Nâng cao năng lực các chủ thể tham gia thực hiện dự án (Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế, nhà thầu) bằng cách tăng cường tính chịu trách nhiệm của các chủ thể theo các chế tài, tạo điều kiện trong hợp tác để nâng cao trình độ quản lý cũng ...

        • 3.3.4.3. Nâng cao công tác quản lý chất lượng vật liệu đầu vào

          • Trước khi tiến hành một công tác thi công Nhà thầu cần tiến hành xác định chủng loại vật liệu dùng để thi công công tác này. Vật liệu phải có nguồn gốc, xuất xứ, chứng chỉ chất lượng, catalog.. .Mọi tài liệu phải được trình BQLDA và tư vấn giám sát tr...

          • Trước khi đưa vật tư về công trình nhà thầu cần tiến hành kiểm tra tiêu chuẩn vật tư:

          • + Tất cả các loại vật liệu cần kiểm tra cẩn thận đảm bảo đúng chủng loại, mã nhãn hiệu như đã yêu cầu với sự kiểm tra của BQLDA

          • + Tất cả vật liệu phải có chứng chỉ chứng nhận chất lượng của nhà máy sản xuất và sẽ nộp cho chủ đầu tư BQLDA trước khi đưa vào thi công.

          • + Quản lý chất lượng vật liệu, nguồn (loại) vật liệu sử dụng cho mỗi hạng mục công việc hoặc bộ phận của công trình. Theo thông lệ, TVGS phải kiểm tra các chỉ tiêu vật liệu tại nguồn (đất, đá, cấp phối) và tại bãi chứa trước khi đưa vào thi công. Sau ...

        • 3.3.4.5. Nâng cao công tác quản lý chất lượng từng bộ phận công trình

          • + Kiểm soát chất lượng bộ phận (hạng mục) công trình đã làm xong: Cần chú trọng việc kiểm soát chất lượng bộ phận (hạng mục) công trình đã làm xong trước khi chuyển sang thi công bộ phận (hạng mục) tiếp theo. Theo thông lệ lâu nay, TVGS thường tổ chức...

          • - Tăng cường các kiểm tra chủ động và kiểm tra đột xuất của Tư vấn về chất lượng thi công, không nên chỉ kiểm tra theo thư yêu cầu của nhà thầu.

          • - Áp dụng phương pháp quản lý chất lượng “động” trong quá trình thi công: Nghiên cứu áp dụng phương pháp quản lý chất lượng động trong quá trình thi công các hạng mục công trình nhằm để đánh giá độ đồng nhất về không gian (vị trí kiểm tra), về thời gi...

          • - Thường xuyên soát xét, bổ sung hoàn thiện các mẫu biểu kiểm tra, nghiệm thu, trong đó kể cả mẫu biểu phục vụ cho báo cáo hoàn công công trình, trong đó cần xem xét chuẩn bị cả các mẫu biểu phục vụ cho báo cáo hoàn công công trình. Đánh giá thương hi...

      • 3.3.5. Áp dụng mô hình quản lý chất lượng toàn diện TQM vào quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng tại CTY TNHH MTV Thủy lợi Bắc Nghệ An

        • Mục tiêu của chính sách chất lượng là làm cho mọi người đều quan tâm đến chất lượng, chiến lược đó được thu gọn bằng các khẩu hiệu:

        • “Chất lượng là trên hết!”

        • “Hãy làm đúng ngay từ lần đầu!”.

        • Do tính phức tạp của hầu hết các quy trình được sử dụng trong quá trình xây lắp làm cho chúng vượt quá khả năng kiểm soát của bất kỳ cá nhân nào. Cách giải quyết tốt nhất những vấn đề liên quan đến các quy trình đó là sử dụng kiểu hợp tác “làm việc th...

        • Giai đoạn 3: Triển khai áp dụng thử

        • Bắt đầu từ cấp lãnh đạo ra quyết định thực hiện các chính sách về chất lượng của Ban và cam kết thực hiện.Tuy nhiên, mô hình TQM đặt ra từng mức tiêu chuẩn để phấn đấu vươn lên.Vì vậy, lúc đầu chỉ các tiêu chuẩn tối thiểu sao cho liên tục cải tiến vươ...

        • Sau khi vận hành thử hệ thống, lấy ý kiến của khách hàng tiến hành đánh giá mức độ phù hợp.

        • Giai đoạn 4: Áp dụng TQM

        • Khi triển khai ở cấp độ lãnh đạo, lãnh đạo cần có sự cam kết như một lời hứa danh dự của Ban về chất lượng sản phẩm đối với CĐT với các chủ thể liên quan. Sự cam kết này không chỉ lời hứa, mà phải thực hiện bằng chính sách chất lượng của cơ quan mình.

        • Trao đổi về thông tin và các kết quả làm việc, triển khai quy trình nhóm kiểm soát chất lượng bằng thống kê và cải tiến chất lượng. Vai trò của Giám đốc Ban là huy động cán bộ nhân viên phát huy sáng kiến.

      • 3.3.6. Áp dụng phương pháp quản lý chất lượng 5S cho CTY TNHH MTV Thủy lợi Bắc Nghệ An

        • Thực hiện chương trình 5S là cơ sở để thực hiện chương trình cải tiến chất lượng trong Ban, thực hiện cải thiện môi trường làm việc sạch sẽ, an toàn và tiện lợi đối với cán bộ của Ban. Đối với thực trạng của Ban Quản lý, nếu áp dụng 5S có thể làm cho ...

        • Áp dụng 5S sẽ cơ cấu lại một số bất hợp lý trong việc sắp xếp các vật dụng cũng như mặt bằng tổ chức của Ban.

        • 5S sẽ hạn chế được những vật dụng không cần thiết đang tồn tại trong các bộ phận của Ban.

        • 5S có thể giúp cho nhân viên của Ban có cách sắp xếp, lưu trữ các hồ sơ, sổ sách vật dụng có hệ thống và khoa học hơn, từ đó tạo ra sự thuận tiện trong quản lý và sử dụng.

        • Tuy nhiên việc áp dụng 5S cũng có những khó khăn nhất định khi thực hiện do Ban chưa hề áp dụng một công cụ quản lý chất lượng nào. Những khoản chi phí mới phát sinh, sự ủng hộ của tất cả những người làm việc trong Ban và nhất là ngại sự thay đổi vì B...

        • Các bước triển khai thực hiện 5S như trong hình 3.10.

        • Thông báo chính thức về chương trình thực hiện 5S vào thời gian và không gian cụ thể tại BQL.

        • Trình bày mục tiêu của chương trình 5S cho tất cả mọi người để các thành viên trong BQL đi sát vào thực tế công việc.

        • Công bố thành lập Ban chỉ đạo thực hiện, phương hướng triển khai, phân công tập thể, cá nhân chịu trách nhiệm đối với từng khu vực cụ thể.

        • Lập ra các công cụ tuyên truyền, quảng bá như biểu ngữ, áp phích, bản tin, các khẩu hiệu cho toàn BQL.

        • Bước 3: Mọi người tiến hành tổng vệ sinh tại nơi làm việc CTY TNHH MTV Thủy lợi Bắc Nghệ An

        • Tổ chức “ngày tổng vệ sinh” ngay sau khi lãnh đạo BQL thông báo thực hiện 5S.

        • Chia phạm vi khu vực, phân công nhóm phụ trách cụ thể để quy trách nhiệm hay tuyên dương, khen thưởng khi thực hiện công việc.

        • Thực hiện ngày tổng vệ sinh toàn Ban. Sàng lọc mọi thứ không cần thiết như giấy tờ, hồ sơ không cần thiết vào nơi quy định nhằm duy trì không gian thoáng mát và gọn nhẹ.

        • Bước 4: Bắt đầu bằng Sàng lọc tại CTY TNHH MTV Thủy lợi Bắc Nghệ An

        • Lập tiêu chuẩn loại bỏ những thứ không cần thiết. Sàng lọc sơ bộ để loại bỏ những thứ không cần thiết sau ngày tổng vệ sinh.

        • Những thứ không dùng nữa nhưng vẫn có giá trị cần được đánh giá lại trước khi có quyết định xử lý để tránh lãng phí.

        • Làm công tác sàng lọc thường xuyên tại vị trí làm việc và sàng lọc tổng thể toàn công ty tổ chức 2 lần 1 năm nhằm loại bỏ và sắp xếp lại thiết bị, dụng cụ một cách ngăn nắp.

        • Bước 5: Thực hiện Sàng lọc (Seiri), Sắp xếp (Seiton) và Sạch sẽ (Seiso) hàng ngày tại CTY TNHH MTV Thủy lợi Bắc Nghệ An.

        • Thường xuyên loại bỏ những thứ không cần thiết, tận dụng chỗ làm việc hiệu quả hơn.

        • Luôn tìm cách thực hiện việc cải tiến địa điểm và phương pháp lưu giữ để giảm tối thiểu thời gian tìm kiếm và lấy ra.

        • Lập thời khóa biểu và thực hiện vệ sinh hàng ngày để tạo ra một môi trường thoải mái đảm bảo sức khỏe.

        • Huy động mọi người phát huy sáng kiến cải tiến tại chỗ làm việc. Sắp xếp đồ đạt ngăn nắp, quy hoạch nơi để xe.

        • Tiêu chuẩn hoá việc thực hiện 5S trong BQL để duy trì kỷ luật. Tiến hành hoạt động đánh giá 5S. Tạo sự thi đua giữa các bộ phận.

        • Bước 6: Đánh giá định kỳ hiệu quả đạt được tại CTY TNHH MTV Thủy lợi Bắc Nghệ An

        • Xem xét hiệu quả của các hoạt động quy trình 5S. Đánh giá khía cạnh tích cực của việc thực hiện quy trình 5S tại BQL.

        • Kịp thời động viên các cá nhân, bộ phận hoàn thành tốt công việc và nhân rộng sáng kiến cải tiến.

        • Mỗi thành viên trong BQL không ngừng thay đổi tư duy, phát hiện những khu vực hạn chế để có những cải tiến thích hợp.

        • Khi thực hiện quy trình 5S thành công trong BQL, 5S sẽ đem lại sự thay đổi kỳ diệu. Những thứ không cần thiết sẽ được loại bỏ khỏi nơi làm việc, những vật dụng cần thiết được xếp ngăn nắp, gọn gàng, đặt ở những vị trí thuận tiện cho người sử dụng, máy...

    • Kết luận chương 3

      • Quản lý chất lượng công trình xây dựng nói chung và quản lý chất lượng công trình thủy lợi nói riêng là một hoạt động quản lý mang tính khoa học và hiện đại. Với quy mô, và sự phát triển của công nghệ, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng n...

      • Trên cơ sở kết hợp những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn trong quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Công ty TNHH một thành viên thủy lợi Bắc Nghệ An, tác giả đã đề xuất được một số giải pháp phù hợp, khả thi, nhằm góp phần tăng cường công tác...

  • KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

    • Trong khuôn khổ thời gian và điều kiện số liệu không đáp ứng như kỳ vọng, tác giả đã cố gắng tập trung nghiên cứu giải quyết một cách thấu đáo nhất những vấn đề liên quan đến việc tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng giai đoạn th...

    • - Đã nghiên cứu, hệ thống hóa có phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng, chất lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm xây dựng, khái niệm về quản lý chất lượng sản phẩm xây dựng. Chỉ ra được các đặc điểm đặc trưng của sản phẩm xây dựng. Phân tíchj

    • - Đã tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chất lượng công trình xây dựng ở nước ta. Tình hình quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tình hình quản lý chất lượng công trình xây dựng giai đoạn thi công tại Công ty TNHHj

    • - Đã đề xuất được một số giải pháp có cơ sở khoa học, có tính hiệu quả và khả thi góp phần tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Công ty TNHH một thành viên thủy lợi Bắc Nghệ An.

    • - Bổ sung các quy chuẩn, tiêu chuẩn mới phù hợp với tình hình thực tế hiện nay trong một số công tác khảo sát, thiết kế, thi công công trình...

    • - Cần có chế tài pháp lý mạnh hơn và quy định trách nhiệm cụ thể đối với từng cá nhân, bộ phận và tổ chức trong việc thực hiện phần việc được giao.

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • UPHẦN B:U MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ TỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG TRÌNH

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tên tơi Trần Văn Hòa, học viên cao học, chuyên ngành “Quản lý xây dựng”, Trường Đại học Thủy lợi Là tác giả luận văn thạc sĩ với đề tài “Giải pháp quản lý chất lượng cơng trình xây dựng giai đoạn thi cơng cơng ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Nghệ An” Tôi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu riêng tơi Các thơng tin, tài liệu trích dẫn luận văn ghi rõ nguồn gốc Kết nêu luận văn trung thực chưa cơng bố cơng trình trước Tác giả Trần Văn Hòa i LỜI CẢM ƠN Sau trình học tập cao học trường Đại học Thủy lợi, giúp đỡ tận tình thầy, cô giáo, đặc biệt PGS.TS Nguyễn Hữu Huế, với tham gia góp ý nhà khoa học, bạn bè, đồng nghiệp, nỗ lực thân, tác giả hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài: “Giải pháp quản lý chất lượng cơng trình xây dựng giai đoạn thi cơng công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Nghệ An”, chuyên ngành Quản lý xây dựng Các kết đạt đóng góp nhỏ mặt khoa học nhằm quản lý chất lượng cơng trình xây dựng giai đoạn thi cơng Tuy nhiên, khả điều kiện có hạn nên luận văn tránh khỏi thiếu sót, tác giả mong nhận góp ý thầy, cô giáo đồng nghiệp Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Nguyễn Hữu Huế hướng dẫn, bảo tận tình trình thực luận văn Xin chân thành cảm ơn thầy, cô giáo thuộc Bộ môn Công nghệ Quản lý xây dựng- khoa Công trình thầy, giáo thuộc phòng Đào tạo Đại học sau Đại học trường Đại học Thủy Lợi tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hồn thành tốt luận văn thạc sĩ Tác giả xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp công tác công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Nghệ An gia đình động viên, khích lệ tác giả q trình học tập thực luận văn Hà Nội, tháng năm 2017 Tác giả Trần Văn Hòa ii MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH ẢNH vi DANH MỤC BẢNG BIỂU vii MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CƠNG 1.1 Cơng trình xây dựng chất lượng cơng trình xây dựng 1.1.1 Khái qt cơng trình xây dựng 1.1.2 Khái qt chất lượng cơng trình xây dựng .4 1.2 Khái quát chung công tác quản lý chất lượng 1.2.1 Đặc điểm sản phẩm xây dựng cơng trình thủy lợi 1.2.2 Các phạm trù quản lý chất lượng 1.3 Đánh giá công tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng giai đoạn thi công Việt Nam 1.3.1 Tình hình quản lý chất lượng cơng trình xây dựng .7 1.3.2 Một số cố nguyên nhân 1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cơng trình xây dựng 14 1.4.1 Các yếu tố công tác khảo sát 14 1.4.2 Các yếu tố công tác quản lý dự án, thiết kế 15 1.4.3 Các yếu tố công tác thi công 17 1.4.4 Các yếu tố công tác giám sát thi công 18 1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng 19 1.5.1 Đặc điểm sản phẩm xây dựng có liên quan chủ yếu đến chất lượng cơng trình thủy lợi .19 1.5.2 Những yếu tố tác động đến chất lượng xây dựng cơng trình thủy lợi 21 Kết luận chương 22 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CƠNG 23 2.1 Cơ sở pháp lý quản lý chất lượng cơng trình xây dựng .23 2.2 Nội dung công tác quản lý chất lượng cơng tình xây dựng .23 iii 2.2.1 Các giai đoạn dự án 23 2.2.2 Nội dung cơng tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng giai đoạn thực dự án đầu tư: 25 2.3 Các yêu cầu chất lượng cơng trình xây dựng 27 2.4 Các phương pháp quản lý chất lượng cơng trình xây dựng 28 2.4.1 Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 28 2.4.2 Hệ thống chất lượng Q-Base 31 2.4.3 Quản lý chất lượng phương pháp quản lý chất lượng toàn diện - TQM 31 2.4.4 Quản lý chất lượng theo phương pháp 5S 35 2.5 Đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thi cơng theo phương pháp phân tích, điều tra, khảo sát số liệu 38 2.5.1 Mơ hình đề xuất 38 2.5.2 Phương pháp phân tích, điều tra, khảo sát số liệu 39 2.5.3 Thống kê mẫu nghiên cứu 43 2.5.4 Kiểm định mơ hình thảo luận kết 48 2.5.5 Thảo luận kết 54 Kết luận chương 55 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CTXD TẠI CÔNG TY TNHH MTV THỦY LỢI BẮC NGHỆ AN 56 3.1 Giới thiệu chung công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Nghệ An 56 3.1.1 Thông tin chung 56 3.1.2 Quá trình hình thành 56 3.1.3 Chức nhiệm vụ công ty 56 3.1.4 Phương hướng đầu tư xây dựng cơng trình thời gian tới 57 3.2 Thực trạng công tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng cơng ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Nghệ An 58 3.2.1 Mơ hình tổ chức quản lý chất lượng cơng trình xây dựng tỉnh Nghệ An thời gian qua 58 3.2.2 Vai trò chủ đầu tư thành phần tham gia quản lý chất lượng cơng trình xây dựng 59 iv 3.2.3 Thực trạng công tác quản lý chất lượng Công ty TNHH thành viên thủy lợi Bắc Nghệ An .60 3.3 Đề xuất số giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng CTXD công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Nghệ An .70 3.3.1.Giải pháp cải tiến mơ hình quản lý chất lượng nâng cao lực quản lý 70 3.3.2 Giải pháp tăng cường công tác giám sát thi cơng xây dựng cơng trình 75 3.3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán cho CTY TNHH MTV Thủy lợi Bắc Nghệ An 80 3.3.4 Giải pháp nâng cao lực hợp tác BQLDA với bên tham gia quản lý chất lượng thi công 83 3.3.5 Áp dụng mơ hình quản lý chất lượng tồn diện TQM vào quản lý chất lượng thi cơng cơng trình xây dựng CTY TNHH MTV Thủy lợi Bắc Nghệ An 91 3.3.6 Áp dụng phương pháp quản lý chất lượng 5S cho CTY TNHH MTV Thủy lợi Bắc Nghệ An 94 Kết luận chương 97 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 v DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Vòng tròn Quản lý chất lượng Deming: Lập kế hoạch, thực hiên kế hoạch, kiểm tra điều chỉnh Hình 2.1 Các giai đoạn dự án đầu tư xây dựng 24 Hình 2.2 Mơ hình nghiên cứu đề xuất 39 Hình 2.3 Biểu đồ P – P plot quy phần dư chuẩn hóa 51 Hình 2.4 Biểu đồ tần số phần dư chuẩn 52 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức công ty TNHH thành viên thủy lợi Bắc Nghệ An 57 Hình 3.2 Mơ hình quản lý chất lượng cơng trình xây dựng Cơng ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Nghệ An 60 Hình 3.3 Sơ đồ đề xuất cải tiến mơ hình chất lượng 71 Hình 3.4 Đề xuất nâng cao chất lượng cơng tác nhân 82 Hình 3.5 Mối quan hệ chủ thê 83 Hình 3.6 Quản lý chất lượng vật liệu đầu vào 88 Hình 3.7 Quản lý chất lượng máy móc, thiết bị 89 Hình 3.8 Sơ đồ trình tự quản lý chất lượng thi cơng 91 Hình 3.9 Xây dựng quy trình ứng dụng TQM 92 Hình 3.10 Trình tự thực 5S 95 vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Bảng thống kê mẫu nghiên cứu .43 Bảng 2.2 Bảng tổng hợp kết điều tra .46 Bảng 2.3 Kết kiểm định Pearson’s mối tương quan biến phụ thuộc biến độc lập 48 Bảng 2.4 Phân tích hồi quy nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng .50 Bảng 2.5 Kết kiểm định F 50 Bảng 2.6 Kiểm định tượng đa cộng tuyến 53 Bảng 2.7 Kết phân tích hồi quy đa biến 53 Bảng 3.1 Bảng tổng hợp tình hình thực dự án, cơng trình xây dựng thủy Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Nghệ An từ năm 2010 đến 61 Bảng 3.2 Bảng tổng hợp tình hình thực tốn vốn đầu tư cho cơng trình thủy lợi Công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Nghệ An quản lý từ năm 2010 đến 62 vii DANH MỤC CÁC VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ TKCS: Thiết kế sở TKBVTC: Thiết kế vẽ thi công CĐT: Chủ đầu tư BNNPTNT: Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn Sở NN&PTNT Sở nông nghiệp phát triển nông thôn LXD: Luật xây dựng BXD: Bộ xây dựng NĐ: Nghị Định CP: Chính phủ QCVN: Quy chuẩn Việt Nam TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam TCN: Tiêu chuẩn ngành DT: Dự tốn TDT: Tổng Dự Tốn PGS: Phó giáo sư TS: Tiến sỹ ĐCCT: Địa chất cơng trình KSĐH: Khảo sát địa hình KSĐC: Khảo sát địa chất TTTV: Trung tâm tư vấn CLCT: Chất lượng cơng trình CGCN: Chuyển giao công nghệ ISO: International Organization for Standardization QLDA: Quản lý dự án TVGS: Tư vấn giám sát viii MỞ ĐẦU TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cơng ty TNHH thành viên thủy lợi Bắc Nghệ An có vai trò quan trọng việc hồn thiện đần hệ thống thủy lợi địa bàn huyện thị xã phía Bắc tỉnh Nghệ An góp phần xố đói giảm nghèo, thay đổi mặt nơng thơn, chuyển dịch cấu kinh tế tỉnh Trong năm gần quan tâm tỉnh, Công ty giao làm chủ đầu tư nhiều dự án thủy lợi vừa nhỏ Tuy nhiên trình triển khai thực dự án đầu tư xây dựng cơng trình địa bàn nhiều yếu tố bất cập, tồn tại, dẫn đến tiến độ thực dự án chậm triển khai so với yêu cầu, đặc biệt công tác quản lý chất lượng dự án hạng mục cơng trình có điểm khiếm khuyết, dẫn đến tình trạng thất thốt, lãng phí vốn đầu tư phổ biến, dự án, cơng trình chưa phát huy hiệu kỳ vọng ban đầu Vì vậy, việc nghiên cứu đề xuất “Giải pháp quản lý chất lượng cơng trình xây dựng giai đoạn thi công công ty TNHH thành viên thủy lợi Bắc Nghệ An” quan trọng cấp thiết MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI - Đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân mặt hạn chế, tồn công tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng giai đoạn thi công công ty TNHH thành viên thủy lợi Bắc Nghệ An; - Đề xuất số giải pháp quản lý chất lượng cơng trình xây dựng giai đoạn thi công công ty TNHH thành viên thủy lợi Bắc Nghệ An ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng giai đoạn thi công công ty TNHH thành viên thủy lợi Bắc Nghệ An nhân tố ảnh hưởng 3.2 Phạm vi nghiên cứu Các vấn đề lựa chọn nhà thầu, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng cơng trình, giải pháp phối hợp chủ đầu tư nhà thầu Phương pháp nghiên cứu • Phương pháp nghiên cứu tổng quan • Phương pháp kế thừa, áp dụng có chọn lọc • Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu theo định tính định lượng • Kết hợp số phương pháp khác Nội dung nghiên cứu Chương 1: Tổng quan công tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng giai đoạn thi công Chương 2:Cơ sở khoa học chất lượng quản lý chất lượng CTXD giai đoạn thi công Chương 3: Thực trạng giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng CTXD công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Nghệ An Kết đạt - Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng giai đoạn thi cơng phương pháp định tính định lượng - Đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân mặt hạn chế, tồn công tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng giai đoạn thi cơng cơng ty TNHH thành viên thủy lợi Bắc Nghệ An; - Đề xuất số giải pháp quản lý chất lượng cơng trình xây dựng giai đoạn thi cơng công ty TNHH thành viên thủy lợi Bắc Nghệ An Hình 3.8 Sơ đồ trình tự quản lý chất lượng thi cơng 3.3.5 Áp dụng mơ hình quản lý chất lượng toàn diện TQM vào quản lý chất lượng thi cơng cơng trình xây dựng CTY TNHH MTV Thủy lợi Bắc Nghệ An Xây dựng quy trình TQM cho Ban thể hình 3.9 91 Hình 3.9 Xây dựng quy trình ứng dụng TQM Giai đoạn 1: Chuẩn bị Để thành công việc thúc đẩy hiệu hiệu lực công việc TQM phải thực tổ chức khoa học, phải trên, hàng ngũ lãnh đạo để thể họ thực nghiêm túc chất lượng Chuẩn bị điều kiện cần thiết: Nguồn nhân lực, thiết bị văn phòng, chuyên gia tư vấn Tập huấn đào tạo về: TQM Triết lý đặc điểm, nội dung TQM, nhóm kiểm sốt chất lượng QCC (Quality Control Circles), phong trào Kaizen Giai đoạn 2: Xây dựng hệ thống TQM 92 Mục tiêu sách chất lượng làm cho người quan tâm đến chất lượng, chiến lược thu gọn hiệu: “Chất lượng hết!” “Hãy làm từ lần đầu!” Do tính phức tạp hầu hết quy trình sử dụng trình xây lắp làm cho chúng vượt khả kiểm soát cá nhân Cách giải tốt vấn đề liên quan đến quy trình sử dụng kiểu hợp tác “làm việc theo nhóm” Giai đoạn 3: Triển khai áp dụng thử Bắt đầu từ cấp lãnh đạo định thực sách chất lượng Ban cam kết thực hiện.Tuy nhiên, mô hình TQM đặt mức tiêu chuẩn để phấn đấu vươn lên.Vì vậy, lúc đầu tiêu chuẩn tối thiểu cho liên tục cải tiến vươn lên Để vận hành thử hệ thống quản lý chất lượng, cần tiến hành triển khai phạm vi nhỏ đến phạm vi lớn Sau vận hành thử hệ thống, lấy ý kiến khách hàng tiến hành đánh giá mức độ phù hợp Giai đoạn 4: Áp dụng TQM Khi triển khai cấp độ lãnh đạo, lãnh đạo cần có cam kết lời hứa danh dự Ban chất lượng sản phẩm CĐT với chủ thể liên quan Sự cam kết không lời hứa, mà phải thực sách chất lượng quan Trao đổi thông tin kết làm việc, triển khai quy trình nhóm kiểm sốt chất lượng thống kê cải tiến chất lượng Vai trò Giám đốc Ban huy động cán nhân viên phát huy sáng kiến 93 3.3.6 Áp dụng phương pháp quản lý chất lượng 5S cho CTY TNHH MTV Thủy lợi Bắc Nghệ An Thực chương trình 5S sở để thực chương trình cải tiến chất lượng Ban, thực cải thiện môi trường làm việc sẽ, an toàn tiện lợi cán Ban Đối với thực trạng Ban Quản lý, áp dụng 5S làm cho hiệu công việc tốt hơn, thuận tiện người thoải mái đến nơi làm việc Áp dụng 5S cấu lại số bất hợp lý việc xếp vật dụng mặt tổ chức Ban 5S hạn chế vật dụng không cần thiết tồn phận Ban 5S giúp cho nhân viên Ban có cách xếp, lưu trữ hồ sơ, sổ sách vật dụng có hệ thống khoa học hơn, từ tạo thuận tiện quản lý sử dụng Tuy nhiên việc áp dụng 5S có khó khăn định thực Ban chưa áp dụng công cụ quản lý chất lượng Những khoản chi phí phát sinh, ủng hộ tất người làm việc Ban ngại thay đổi Ban có hoạt động quản lý riêng xếp, vệ sinh môi trường làm việc Các bước triển khai thực 5S hình 3.10 94 Hình 3.10 Trình tự thực 5S Bước 1: Chuẩn bị, xem xét thực trạng CTY TNHH MTV Thủy lợi Bắc Nghệ An Cán lãnh đạo BQL mời chuyên gia hay đến tổ chức học hỏi để hiểu rõ nguyên lý lợi ích 5S Phòng Thương mại Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) Tìm hiểu kinh nghiệm hoạt động 5S tổ chức công ty triển khai 5S thủy điện IALY, Công ty cổ phần Dược trang thiết bị y tế Bình Định Cam kết thực 5S người đứng đầu BQL Thành lập Ban đạo thực 5S BQL Chỉ định người có trách nhiệm hoạt động 5S BQL Có sách đào tạo người có trách nhiệm thành viên hướng dẫn thực công cụ 5S BQL Bước 2: Phát động chương trình CTY TNHH MTV Thủy lợi Bắc Nghệ An 95 Thông báo thức chương trình thực 5S vào thời gian khơng gian cụ thể BQL Trình bày mục tiêu chương trình 5S cho tất người để thành viên BQL sát vào thực tế công việc Công bố thành lập Ban đạo thực hiện, phương hướng triển khai, phân công tập thể, cá nhân chịu trách nhiệm khu vực cụ thể Lập công cụ tuyên truyền, quảng bá biểu ngữ, áp phích, tin, hiệu cho toàn BQL Bước 3: Mọi người tiến hành tổng vệ sinh nơi làm việc CTY TNHH MTV Thủy lợi Bắc Nghệ An Tổ chức “ngày tổng vệ sinh” sau lãnh đạo BQL thông báo thực 5S Chia phạm vi khu vực, phân cơng nhóm phụ trách cụ thể để quy trách nhiệm hay tuyên dương, khen thưởng thực công việc Thực ngày tổng vệ sinh toàn Ban Sàng lọc thứ không cần thiết giấy tờ, hồ sơ khơng cần thiết vào nơi quy định nhằm trì khơng gian thống mát gọn nhẹ Bước 4: Bắt đầu Sàng lọc CTY TNHH MTV Thủy lợi Bắc Nghệ An Lập tiêu chuẩn loại bỏ thứ không cần thiết Sàng lọc sơ để loại bỏ thứ không cần thiết sau ngày tổng vệ sinh Những thứ khơng dùng có giá trị cần đánh giá lại trước có định xử lý để tránh lãng phí Làm cơng tác sàng lọc thường xuyên vị trí làm việc sàng lọc tổng thể tồn cơng ty tổ chức lần năm nhằm loại bỏ xếp lại thiết bị, dụng cụ cách ngăn nắp Bước 5: Thực Sàng lọc (Seiri), Sắp xếp (Seiton) Sạch (Seiso) hàng ngày CTY TNHH MTV Thủy lợi Bắc Nghệ An 96 Thường xuyên loại bỏ thứ không cần thiết, tận dụng chỗ làm việc hiệu Ln tìm cách thực việc cải tiến địa điểm phương pháp lưu giữ để giảm tối thiểu thời gian tìm kiếm lấy Lập thời khóa biểu thực vệ sinh hàng ngày để tạo môi trường thoải mái đảm bảo sức khỏe Huy động người phát huy sáng kiến cải tiến chỗ làm việc Sắp xếp đồ đạt ngăn nắp, quy hoạch nơi để xe Tiêu chuẩn hoá việc thực 5S BQL để trì kỷ luật Tiến hành hoạt động đánh giá 5S Tạo thi đua phận Bước 6: Đánh giá định kỳ hiệu đạt CTY TNHH MTV Thủy lợi Bắc Nghệ An Xem xét hiệu hoạt động quy trình 5S Đánh giá khía cạnh tích cực việc thực quy trình 5S BQL Kịp thời động viên cá nhân, phận hoàn thành tốt công việc nhân rộng sáng kiến cải tiến Mỗi thành viên BQL không ngừng thay đổi tư duy, phát khu vực hạn chế để có cải tiến thích hợp Khi thực quy trình 5S thành công BQL, 5S đem lại thay đổi kỳ diệu Những thứ không cần thiết loại bỏ khỏi nơi làm việc, vật dụng cần thiết xếp ngăn nắp, gọn gàng, đặt vị trí thuận tiện cho người sử dụng, máy móc thiết bị trở nên sẽ, bảo dưỡng, bảo quản Từ hoạt động 5S nâng cao tinh thần tập thể, khuyến khích hòa đồng người, qua cán Ban làm việc có thái độ tích cực hơn, có trách nhiệm với ý thức với công việc Kết luận chương Quản lý chất lượng cơng trình xây dựng nói chung quản lý chất lượng cơng trình thủy lợi nói riêng hoạt động quản lý mang tính khoa học đại Với quy 97 mô, phát triển công nghệ, công tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng ngày phức tạp bao gồm nhiều nội dung, cơng việc quản lý khác nhau, có liên quan tới nhiều chủ thể khác nhau, ràng buộc nhiều quy định nhà nước, ngành, địa phương, Trong thời gian vừa qua, công tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng giai đoạn thi công đạt nhiều thành công đáng kể, tồn hạn chế Việc tăng cường cơng tác quản lý chất lượng xây dựng cơng trình giai đoạn thi cơng đòi hỏi cấp bách Trên sở kết hợp nghiên cứu lý luận thực tiễn quản lý chất lượng công trình xây dựng Cơng ty TNHH thành viên thủy lợi Bắc Nghệ An, tác giả đề xuất số giải pháp phù hợp, khả thi, nhằm góp phần tăng cường cơng tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng Cơng ty TNHH thành viên thủy lợi Bắc Nghệ An thời gian tới 98 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Trong khuôn khổ thời gian điều kiện số liệu không đáp ứng kỳ vọng, tác giả cố gắng tập trung nghiên cứu giải cách thấu đáo vấn đề liên quan đến việc tăng cường công tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng giai đoạn thi công Công ty TNHH thành viên thủy lợi Bắc Nghệ An Trong luận văn nghiên cứu, tác giả giải vấn đề yếu sau: - Đã nghiên cứu, hệ thống hóa có phân tích số vấn đề lý luận chất lượng, chất lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm xây dựng, khái niệm quản lý chất lượng sản phẩm xây dựng Chỉ đặc điểm đặc trưng sản phẩm xây dựng Phân tích, nhận dạng yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng cơng trình phân tích định lượng mức độ ảnh hưởng yêu tố Nêu phương pháp quản lý chất lượng; - Đã tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chất lượng cơng trình xây dựng nước ta Tình hình quản lý chất lượng cơng trình xây dựng địa bàn tỉnh Nghệ An Tình hình quản lý chất lượng cơng trình xây dựng giai đoạn thi công Công ty TNHH thành viên thủy lợi Bắc Nghệ An thời gian qua mặt quản lý chất lượng công tác khảo sát, thiết kế, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng, mối quan hệ chủ đầu tư nhà thầu Đánh giá khách quan kết đạt tồn tại, hạn chế tìm nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tồn tại, hạn chế để có sở thực tiễn cho việc giải pháp khắc phục; - Đã đề xuất số giải pháp có sở khoa học, có tính hiệu khả thi góp phần tăng cường cơng tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng Công ty TNHH thành viên thủy lợi Bắc Nghệ An KIẾN NGHỊ - Bổ sung quy chuẩn, tiêu chuẩn phù hợp với tình hình thực tế số công tác khảo sát, thiết kế, thi cơng cơng trình - Cần có chế tài pháp lý mạnh quy định trách nhiệm cụ thể cá nhân, phận tổ chức việc thực phần việc giao 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] TS Mỵ Duy Thành, Quản lý chất lượng cơng trình, Hà Nội, 2012 [2] Hoàng Xuân Hồng, "Hội đập lớn phát triển nguồn nước Việt Nam," 16 12 2009 [Online] Available: http://www.vncold.vn [3] Phạm Tâm,"Sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ”, 2007 [Online] Available: http://dantri.com.vn/xa-hoi/sap-nhip-dan-cau-can-tho-con-do-nhung-dau-lang20160926184701297.htm [4] Quốc hội, Luật xây dựng số 50/2014/QH13, Hà Nội, ngày 18/6/2014 [5] PGS.TS Trần Chủng, Chương trình Bồi dưỡng nghiệp vụ Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình, 2009 [6] Chính phủ, Nghị định số 46/2015/NĐ-CP quản lý chất lượng bảo trì cơng trình xây dựng, Hà Nội, 2015 [7] Bộ Xây dựng, Quyết định số 79/QĐ-BXD công bố Định mức chi phí quản lý dự án tư vấn đầu tư xây dựng, Hà Nội, 2017 [8] Bộ Nông nghiệp PTNT, QCVN 04-05/2012 Cơng trình thủy lợi - tiêu thiết kế, Hà Nội, 2012 100 Phụ Lục Bảng Câu Hỏi Khảo Sát BỘ NN&PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI HÀ NỘI PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN Xin Kính chào Anh Chị Tơi Trần Văn Hòa theo học cao học trường đại học Thủy lợi Hiện dang làm luận văn đề tài “GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN THI CÔNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV THỦY LỢI BẮC NGHỆ AN” Kính mong anh chị bớt chút thời gian giúp điền thông tin vào phiếu khảo sát để tơi hồn thiện luận văn có nhìn khách quan chất lượng Tôi xin cam kết số liệu dành cho mục đích nghiên cứu khoa học khơng mang tính chất kinh doanh Xin trân trọng cảm ơn! PHẦN A: THƠNG TIN CHUNG Xin Anh/Chị vui lòng đưa câu trả lời thích hợp cách đánh dấu chéo (X) vào ô vuông 1/ Đơn vị Anh/Chị cơng tác (có thể đánh dấu nhiều lựa chọn): Các đơn vị Sở, Ban, Ngành Chủ đầu tư, Ban QLDA Tư vấn thiết kế Tư vấn giám sát 101 Nhà thầu thi công Khác (xin ghi rõ): 2/ Kinh nghiệm làm việc Anh/Chị ngành xây dựng: Dưới năm Từ – 10 năm Từ – năm Trên 10 năm 3/ Vị trí Anh/Chị đơn vị: Lãnh đạo doanh nghiệp Giám đốc, phó giám đốc dự án Kỹ sư cơng trường Kỹ sư quản lý dự án Chỉ huy công trưởng, Trưởng phòng, Phó phòng Khác (xin ghi rõ): 4/ Loại dự án cơng trình mà Anh/Chị tham gia (có thể đánh nhiều dấu chọn): Kết cấu hạ tầng giao thông Thuỷ lợi Xây dựng dân dụng Xây dựng cơng nghiệp Khác (xin ghi rõ): 5/ Anh/Chị có biết quản lý chất lượng cơng trình khơng? Khơng biết Có biết Có nghe nói Biết rõ 6/ Theo Anh/Chị quản lý chất lượng cơng trình có cần thiết dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông kỹ thuật không? Không cần thiết Cần thiết 102 Rất cần thiết PHẦN B: MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ TỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA CƠNG TRÌNH Theo Anh/Chị, mức độ ảnh hưởng yếu tố tới công tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng giai đoạn thi cơng là: (1)Rất không ảnh hưởng (2)Không ảnh hưởng (3)Trung lập (4)Ảnh hưởng (5)Rất ảnh hưởng Trả lời cách đánh dấu (X) vào ô từ >5 cho yếu tố ảnh hưởng TT CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG Anh chị đánh dấu chéo (X) vào ô trống ( ) Quy mô, nguồn vốn, hình thức đầu tư hình thức quản lý dự án (NT1) Công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu hình thức hợp đồng (NT2) Khả tài chủ đầu tư (NT3) Năng lực chủ nhiệm dự án (NT4 103 5 Năng lực, kinh nghiệm ban quản lý dự án (NT5) Năng lực hợp tác bên tham gia thi công công trình (NT6) Giải phát sinh thi cơng xây dựng cơng trình (NT7) Tính chun nghiệp đơn vị quản lý cơng trình xây dựng đưa cơng trình vào sử dụng (NT8) Tổ chức nghiệm thu vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho cơng trình xây dựng (NT9) Tổ chức Thí nghiệm đối chứng, 10 thí nghiệm thử tải kiểm định xây dựng q trình thi cơng xây dựng cơng trình (NT10 Quy trình tổ chức Nghiệm thu 11 hạng mục cơng trình, cơng trình hồn thành đưa vào sử dụng (NT11) 12 13 Hệ thống biên nghiệm thu hồ sơ quản lý chất lượng (NT12) Thời gian sử dụng cơng trình xây 104 dựng (NT13) 14 Kế hoạch bảo trì cơng trình (NT14) Đánh giá an toàn chịu lực an 15 toàn vận hành cơng trình q trình khai thác, sử dụng (NT15 Hệ thống văn quy phạm 16 pháp luật quản lý chất lượng xây dựng (NT16) Rất Công tác quản lý chất lượng khơng cơng trình 17 18 19 đồng ý Chất lượng cơng trình quản lý chặt chẽ Cơng trình đảm bảo tiến độ Cơng trình ln đảm bảo an tồn 105 Khơng Trung đồng ý lập Đồng ý Rất đồng ý ... quản lý chất lượng cơng trình xây dựng giai đoạn thi công công ty TNHH thành viên thủy lợi Bắc Nghệ An; - Đề xuất số giải pháp quản lý chất lượng cơng trình xây dựng giai đoạn thi công công ty. .. Giải pháp quản lý chất lượng cơng trình xây dựng giai đoạn thi công công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Nghệ An”, chuyên ngành Quản lý xây dựng Các kết đạt đóng góp nhỏ mặt khoa học nhằm quản lý chất. .. giải pháp quản lý chất lượng cơng trình xây dựng giai đoạn thi công công ty TNHH thành viên thủy lợi Bắc Nghệ An CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG TRONG GIAI

Ngày đăng: 17/03/2020, 00:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w