Để thi mônVậtlý đạt điểmcao Theo hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT mônVậtlý năm 2009 của Bộ GD-ĐT, đềthi dạng trắc nghiệm có 40 câu, trong đó phần đề chung cho tất cả thí sinh gồm 32 câu và phần riêng gồm 8 câu cho mỗi chương trình chuẩn hoặc nâng cao. Với thời gian làm bài 60 phút, trung bình mỗi câu trắc nghiệm thí sinh có 90 giây để trả lời. Để ôn thi hiệu quả, thí sinh cần chú ý những điểm sau: Về kiến thức Vậtlý 10 và 11 Mặc dù yêu cầu ôn tập của Bộ là chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình cấp THPT, nhưng thật ra tất cả câu hỏi của đềthi tốt nghiệp THPT đều dựa vào các nội dung cụ thể của chương trình 12. Kiến thức Vậtlý 10 và 11, nếu có, chiếm tỷ lệ rất ít, rất đơn giản và không nằm riêng như một câu hỏi độc lập, mà chỉ xuất hiện trong quá trình trả lời câu hỏi thuộc kiến thức Vậtlý 12. Ví dụ: Khi thiết lập phương trình dao động của con lắc lò xo, ta đã dùng công thức lực đàn hồi F = - kx và định luật II Newton F = ma (Vật lý 10). Khi tính toán với mạch dao động LC, ta có thể dùng công thức ghép tụ điện C vào tụ C trong mạch (Vật lý 11). Một ví dụ câu trắc nghiệm có liên quan kiến thức vậtlý 10: “Một con lắc lò xo gồm một lò xo có khối lượng không đáng kể, môt đầu cố định và một đầu gắn với một viên bi nhỏ. Con lắc này đang dao động điều hòa theo phương nằm ngang. Lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên viên bi luôn hướng: A. về vị trí cân bằng của viên bi. B. theo chiều chuyển động của viên bi. C. theo chiều âm quy ước. D. theo chiều dương quy ước. (câu 27, mã đềthi 128, đề tốt nghiệp THPT không phân ban 2008)” Học sinh chỉ cần nhớ công thức lực đàn hồi F = - kx của lớp 10 và đã được nhắc lại trong lý thuyết lớp 12, với x= 0 tại vị trí cân bằng của hòn bi. Như vậy đáp án đúng sẽ là A. Về phân phối thời gian ôn thi Chúng ta đang ở cuối học kỳ II của lớp 12, nhưng phân tích cấu trúc đềthi THPT 2009 thì kiến thức học kỳ I lại chiếm tỷ trọng lớn. Số lượng câu hỏi thuộc nội dung của học kỳ I lớp 12 chiếm 23/40 câu (57,5%) với chương trình chuẩn và 25/40 câu (62,5%) với chương trình nâng cao, thí sinh nên phân phối thời gian học thi sắp tới như sau: trong 3 tuần tới chỉ nên tập trung học đầy đủ và ôn lại thật kỹ kiến thức của học kỳ II, nhất thiết phải nắm vững các nội dung bài tập của các phần Giao thoa ánh sáng, Hiện tượng quang điện và Phóng xạ - Phản ứng hạt nhân. Sau khi thi học kỳ II xong, tập trung ôn lại các kiến thức học kỳ I thật kỹ đồng thời ôn kiến thức học kỳ II ở mức độ vừa phải để chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT. Về nội dung ôn thilý thuyết Lý thuyết: Đểđạt hiệu quả cao nhất, các em nên học thật kỹ lý thuyết, không những về bản chất hiện tượng mà còn phải chịu khó học thuộc và so sánh tổng hợp các đặc điểm của hiện tượng. Ví dụ: Dạng câu hỏi ở mức độ vừa phải: “Tia tử ngoại không có tính chất nào sau đây? A. Làm ion hóa không khí. B. Có thể gây ra hiện tượng quang điện. C. Tác dụng lên kính ảnh. D. Không bị nước hấp thụ. (câu 4, mã đềthi 915, đề tốt nghiệp THPT không phân ban lần 2, năm 2007)”. Trong số các tính chất nổi bật được nêu trong sách giáo khoa, tia tử ngoại có tính chất là bị nước và thủy tinh hấp thụ rất mạnh. Do đó, thí sinh dễ dàng chọn đáp án đúng là D. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là năm nay Bộ không khuyến khích (nghĩa là hạn chế) các dạng câu hỏi có 2 lần dùng từ “không” như trên, vì dễ gây lúng túng cho thí sinh. Dạng câu hỏi ở mức độ yêu cầu học sinh phải tổng hợp được kiến thức: “Trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tử hyđrô (H), dãy Banme có: A. bốn vạch thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy là Ha, Hb, Hg, Hd, các vạch còn lại thuộc vùng hồng ngoại. B. tất cả các vạch đều nằm trong vùng hồng ngoại. C. tất cả các vạch đều nằm trong vùng tử ngoại. D. bốn vạch thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy là Ha, Hb, Hg, Hd, các vạch còn lại thuộc vùng tử ngoại. (câu 24, mã đềthi 128, đề tốt nghiệp THPT không phân ban 2008)”. Quang phổ vạch phát xạ của nguyên tử hiđrô có 3 dãy, kể theo thứ tự bước sóng tăng dần là Laiman, Banme và Pasen. Học sinh khi học cần thấy được sự phân vùng bước sóng trong các dãy tương ứng để trả lời. Các vạch thuộc dãy Banme nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy và vùng tử ngoại. Vậy đáp án đúng là D. Về nội dung ôn thi bài tập Quy định của Bộ là các câu trắc nghiệm dạng bài tập không nên có quá 3 bước lập luận biến đổi khi giải (không kể phần thay giá trị số để tính toán). Do đó, khi ôn tập các em nên mạnh dạn từ bỏ các bài tập rơi vào một trong ba điều sau: - Đề bài quá dài, quá rườm rà hoặc hình vẽ phải mô tả phức tạp. - Bài giải cần quá nhiều giai đoạn biến đổi. - Kiến thức lý thuyết vậtlýđể giải bài tập không có trong nội dung sách giáo khoa và bài tập Vậtlý 12 của Bộ (hay 10, 11). Một câu trắc nghiệm dạng bài tập có độ dài điển hình: Giới hạn quang điện của đồng (Cu) là l0 = 0,30 mm. Biết hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s và vận tốc truyền ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Công thoát của êlectrôn khỏi bề mặt của đồng là A. 8,526.10-19J. B. 6,625.10-19 J. C. 8,625.10-19 J. D. 6,265.10-19 J. (câu 18, mã đềthi 128, đề tốt nghiệp THPT không phân ban 2008). Để giải câu trên, thí sinh vận dụng công thức công thoát A = hc/l0 , thay giá trị của đề dẫn và tính ra kết quả B. Thời gian để các em học cách giải và ôn một câu bài tập thuộc phức tạp có thể dùng để học được nhiều câu khác sát nội dung ra thi hơn. Nguyễn Thanh Bình (GV trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM) . Để thi môn Vật lý đạt điểm cao Theo hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT môn Vật lý năm 2009 của Bộ GD-ĐT, đề thi dạng trắc nghiệm. mức độ vừa phải để chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT. Về nội dung ôn thi lý thuyết Lý thuyết: Để đạt hiệu quả cao nhất, các em nên học thật kỹ lý thuyết, không