1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thủ thuật làm bài thi môn Vật lý đạt điểm cao

2 2,5K 46
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 13,67 KB

Nội dung

Trước đây môn Vật lý thi tự luận còn tập trung vào kiến thức trọng tâm, các thầy còn đoán tủ được. Với thi trắc nghiệm, nguyên tắc của đề thi bao quát toàn bộ chương trình lớp 12

Trang 1

Thủ thuật làm bài thi môn Vật lý đạt điểm cao

Trước đây môn Vật lý thi tự luận còn tập trung vào kiến thức trọng tâm, các thầy còn đoán tủ được Với thi trắc nghiệm, nguyên tắc của đề thi bao quát toàn bộ chương trình lớp 12 Vì vậy các em phải ôn toàn bộ chương trình, không bỏ trống phần nào

Trao đổi với Dân trí, thầy giáo Đỗ Lệnh Điện - Giáo viên Vật lý trường THPT Hà Nội -

Amsterdam cho biết, thi trắc nghiệm cần có thủ thuật riêng Nếu các em không nắm chắc được toàn diện chương trình thì các em phải lưu ý các điểm sau:

Thứ nhất: Khi làm bài các em phải đọc lướt qua toàn bộ câu hỏi, để nhận biết câu khó và câu dễ

Các câu dễ thì làm ngay, để đỡ mất thời giờ vòng lại, còn thời gian tập trung thời gian cho các câu hỏi khó

Thứ hai: Các em nên hiểu 1 vài chi tiết quan trọng trong từng phần một để các em đỡ mất thời

gian trong việc phán đoán

Chẳng hạn trong bài toán Dao động điều hoà, con lắc ở toạ độ xác định thì bao giờ vận tốc của

nó cũng có hai giá trị chạy theo chiều dương hoặc chạy theo chiều âm Vậy trong 4 đáp án đề đưa ra thì đáp án nào có 1 dấu đáp án dương hoặc âm là đáp án sai thì các em không cần tập trung vào đó Vì ở một vị trí xác định, con lắc có thể chạy sang trái hoặc sang phải, vận tốc của

nó là 2 giá trị cộng trừ Vậy các em chỉ cần xem đáp án nào có 2 giá trị cộng và trừ thì một trong

2 đáp án này là đáp án đúng

Thứ ba: Có một số đề ra thử sự phán đoán của các em tức là có những đáp án đề đưa ra con số

lạc hẳn đi Ví dụ: Khi nghiên cứu về Quang điện thì ánh sáng dùng cho hiện tượng Quang điện chỉ ở vùng ánh sáng tử ngoại hoặc ánh sáng nhìn thấy thì bức sóng của nó chỉ trên dưới 0,1 - 0,5

µm (Mi cờ rô mét) Vậy đề cho đáp án 1,4 µm thì là đáp án sai Các em cần chú ý để đỡ mất thời gian

Bên cạnh đó, có một số đề bài các em cần chú ý là đề cho 2 giá trị khác nhau trong một đáp án

Ví dụ: Tìm giải bức sóng không dao động bắt được trong khi thu sóng điện từ thì có giá trị đầu, giá trị cuối Nhìn tinh thì các em sẽ thấy điện dung biến thiên từ giá trị thấp nhất đến giá trị cao nhất, chênh nhau bao nhiêu lần Bước sóng thu được sẽ tỷ lệ căn với điện dung C đó

Chẳng hạn, tụ C giá trị nhỏ nhất so với giá trị lớn nhất của nó chênh 25 lần thì căn của nó là 25 lần, giá trị đầu của bước sóng với giá trị cuối bước sóng ấy chênh nhau 5 lần là đáp án đúng Còn đáp án nào không đúng với 5 lần đó chắc chắn là sai, không cần thử

Thí sinh có 2 cách để tìm đáp án đúng

Cách thứ nhất: Giải bài toán đầu bài đưa ra tìm đáp số xem có đúng với đáp án thì đáp án đó

dùng được

Cách thứ hai: Ta dùng đáp án đó đưa vào công thức mà các em biết thì đáp án nào đưa vào công

Trang 2

thức có kết quả hợp lý là đáp án đúng

Khi loại trừ được 2 kết quả Các kết quả còn lại các em đưa vào công thức thì việc tìm kết quả đúng sẽ nhanh hơn

Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy và chấm thi, theo thầy nhược điểm lớn nhất của học sinh khi làm bài là gì?

Nhược điểm lớn nhất của các học sinh khi làm bài Vật lý là các em thường hiểu sai hiện tượng, nên kết quả phán đoán sai

Vật lý khác với Toán học và chỉ có mối liên hệ với toán học bằng các phương thức của phương trình nhưng có những đề thuộc bản chất của Vật lý không nằm trong phương trình toán học Đôi khi các thí sinh không để ý

Ví dụ: Năm trước có đề mà dư luận đã tranh cãi như trong đại lượng, bước sóng, vận tốc truyền sóng, chu kỳ, tần số những đại lượng nào phụ thuộc vào nhau? Thực ra cách hỏi sai lầm ở chỗ

là dùng từ phụ thuộc vào nhau, thực ra nó chỉ liên quan tới nhau về công thức toán học

Bước sóng, tần số và chu kỳ có liên quan tới nhau trong công thức toán học nhưng vận tốc truyền sóng thực ra bản chất Vật lý nó là hằng số phụ thuộc vào môi trường chứ không phụ thuộc vào đại lượng kia

Trong công thức liên quan tới nhau nhưng trong thực tế vận tốc truyền sóng lại đại lượng cố định phụ thuộc vào cấu trúc của môi trường Khi học sinh không hiểu vấn đề nên thấy công thức nó giống nhau lại đi tuyên bố đại lượng này phụ thuộc vào đại lượng kia là không đúng

Khắc phục được điều này các em phải chịu khó nghe giảng vận dụng kiến thức hiểu bản chất của vấn đề thì các em làm được

Thầy có lời khuyên gì cho học sinh trước kỳ thi tốt nghiệp sắp tới?

Để làm bài thi trắc nghiệm không có gì khó vì câu hỏi của thi trắc nghiệm ngắn, không đi vào tình huống phức tạp, các tình huống trong thi trắc nghiệm rất rõ ràng nên trong thi tốt nghiệp đề hỏi cũng không lắt léo

Thi trắc nghiệm không có học tủ mà phải có kiến thức đầy đủ, sâu rộng Các em không phải làm bài quá khó, quá dài mà chỉ cần nắm được kiến thức cơ bản là các em làm được bài

Kiến thức là sự hiểu biết của con người Các em học phải quan tâm tới việc hiểu kiến thức chứ không thể nắm bắt cho qua Khi các em học không những kỳ thi trước mắt mà cả sau này trong làm việc và trong cuộc sống

Xin cảm ơn thầy!

Hồng Hạnh

Ngày đăng: 06/10/2012, 10:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w