Tài liệu tham khảo. Trên đây là một số tài liệu tham khảo cho ai tìm hiểu về công tác tvgs, gstcxd, qlda. Tài liệu bao gồm các nội dung chính, anh chị em chỉnh sửa và bổ sung thêm cho hoàn chỉnh nội dung nhé.
Trang 1DỊCH VỤ TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN
GIÁM SÁT THI CÔNG
I NHIỆM VỤ TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN – GIÁM SÁT THI CÔNG
Căn cứ :
Luật Xây dựng số : 16/2003/QH11
Luật Đấu thầu số : 61/2005/QH11
Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 5/5/2008 của Chính phủ về Hướng dẫn thi hành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo luật xây dựng
Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Nghị định 99/20007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu
tư xây dựng công trình
Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng
Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về sửa đổi,bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP
Qui định nhiệm vụ của Tổ chức tư vấn quản lý dự án, giám sát thi công công trình xây dựng
Cụ thể như sau :
A NHIỆM VỤ CỦA TỔ CHỨC TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN
Quản lý dự án là công tác hoạch định , tổ chức,điều hành việc triển khai dự án nhằm bảo đảm dự án được thực hiện phù hợp với các mục tiêu đã đặt ra
Nhiệm vụ của tổ chức quản lý dự án :
1 Tổ chức kiểm tra sự phù hợp về nội dung của hồ sơ thiết kế ,dự toán, tổng dự toán công trình của Chủ đầu tư phê duyệt
2 Lập hồ sơ mời thầu công trình CĐT phê duyệt , tư vấn lực chọn nhà thầu
3 Thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng công trình
4 Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán các hợp đồng đã ký kết; tư vấn quản lý dự án chịu hoàn thành trách nhiệm trước Chủ đầu tư và pháp luật về tính chính xác,hợp lý thanh toán
5 Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn và vệ sinh môi trường của dự án
6 Tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình
7 Tư vấn cho Chủ đầu tư trong việc lựa chọn nhà thầu xây dựng
Tùy điều kiện của dự án, Chủ đầu tư có thể giao nhiệm vụ khác cho tư vấn quản lý
dự án và phải được ghi cụ thể trong hợp đồng
B NỘI DUNG GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Giám sát thi công xây dựng là việc theo dõi, kiểm tra thường xuyên, có hệ thống tại công trường về các hoạt động thi công xây dựng liên quan đến khối lượng, chất lượng, tiến độ xây dựng, an toàn lao động, vệ sinh môi trường
Nội dung giám sát thi công xây dựng công trình:
1 Giám sát chất lượng thi công xây dựng:
Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 72 của Luật Xây dựng
Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ
dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm:
Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào công trường
Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình
Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phụ
Trang 2vụ thi công xây dựng công trình
Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu , cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình
Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình
do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết kế, bao gồm:
Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa vào xây dựng công trình
Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng cung cấp có thể yêu cầu đơn vị thẩm định độc lập khác tham gia kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt
Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm:
Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình
Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường Kết quả kiểm tra đều phải được ghi vào nhật ký thi công, nhật ký giám sát, hoặc biên bản kiểm tra theo quy định
Xác nhận bản vẽ hoàn công
Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Điều 23, 24, 25, 26 – Nghị định 209/2004/NĐ-CP
Tập hợp kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng
Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu thiết
kế điều chỉnh
Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng
Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình
2 Quản lý khối lượng xây dựng:
Khối lượng xây dựng được thi công theo thiết kế được duyệt
Khối lượng xây dựng được tính toán và các bên Chủ đầu tư, giám sát thi công xây dựng, nhà thầu xác nhận
Xác nhận khối lượng xây dựng phát sinh
3 Quản lý tiến độ xây dựng:
Kiểm tra tiến độ chi tiết trước khi khởi công
Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện tiến độ
Kiểm tra tiến độ điều chỉnh (không vượt tổng tiến độ)
Khuyến khích đẩy nhanh tiến độ
4 Quản lý an toàn lao động:
Kiểm tra và giám sát các biện pháp an toàn lao động
Phổ biến nội quy an toàn, lập các biển báo, khẩu hiệu
Kiểm tra công nhân học an toàn
Kiểm tra và giám sát trang bị bảo hộ lao động
Phối hợp giải quyết tai nạn, sự cố
5 Quản lý vệ sinh môi trường:
Trang 3Kiểm tra và giám sát vệ sinh cho người lao động và môi trường xung quanh;
Kiểm tra và giám sát trong vận chuyển phục vụ thi công
Chịu sự kiểm tra của cơ quan chức năng
Kiểm tra và giám sát tiếng ồng, tổn hại môi trường và các biện pháp khắc phục
II PHẠM VI CÔNG VIỆC
A DỊCH VỤ TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN
1 Thiết lập tiến độ Dự án/ Công trình:
1 Thiết lập tiến độ Dự án/ Công trình:
Thiết lập tiến độ tổng thể, tiến độ chi tiết hạng mục của Dự án/ Công trình từ giai đoạn hình thành dự án cho đến khi hoàn thành trên cơ sở quy mô đầu tư xây dựng
Dự án/Công trình và thời gian thực hiện Dự án/Công trình theo quyết định phê duyệt
Dự án/Công trình
2 Phối hợp với các Đơn vị Tư vấn chuyên ngành: Cùng với Nhà đầu tư cập nhật
và duy trì các thông tin, chi tiết có liên quan đến các lĩnh vực chuyên môn của đơn vị
tư vấn chuyên ngành
Phối hợp với các đơn vị tư vấn chuyên ngành theo yêu cầu cụ thể thực hiện trách nhiệm về mặt chuyên môn của đơn vị tư vấn chuyên ngành
Đôn đốc công việc của các đơn vụ tư vấn chuyên ngànhtrong việc lập, phát hành hồ
sơ thiết kế, thẩm tra thiết kế…toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan phải được tiếp nhận,
xử lý, phát hành…theo đúng các thông tin của Dự án/Công trình và tuân thủ theo quy định của Nhà nước
3 Tư vấn tài chính và tư vấn thực hiện công tác đấu thầu Tư vấn Nhà đầu tư
kế hoạch giải ngân trong suốt quá trình thực hiện Dự án trên cơ sở giá trị từng hạng mục, công việc và tiến độ thực hiện, các khoản dự phòng về chi phí thi công phát sinh trong phạm vi giới hạn ngân sách
4 Tư vấn thủ tục pháp lý của Dự án theo quy định Nhà nước
VIET CONS Co.,Ltd sẽ tư vấn cho CHỦ ĐẦU TƯ việc hoàn tất các thủ tục pháp lý của
Dự án/ Công trình theo quy định Nhà nước bao gồm việc phối hợp với các đơn vị tham gia Dự án/ Công trình trong việc:
Tổ chức thực hiện Dự án/ Công trình theo quy định Nhà nước
Tổ chức nghiệm thu, bàn giao, thanh toán, quyết toán Dự án/Công trình theo quy định Nhà nước
5 Tổng hợp tình hình và báo cáo cho Nhà đầu tư:
Tổng hợp tình hình và báo cáo cho Nhà đầu tư theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng hàng năm hoặc khi được yêu cầu bao gồm:
Công tác Tư vấn Quản lý Dự án:
Công tác Tư vấn Giám sát Thi công: Tình hình thực hiện thi công của các Nhà
thầu tham gia Dự án / Công trình:
Công việc và khối lượng thực hiện
Nhân lực và vật tư, thiết bị
Quản lý chất lượng
Tiến độ thực hiện
An toàn lao động và Vệ sinh môi trường
Nhận xét chung và các yêu cầu
6 Tổ chức, điều hành công tác giám sát thi công xây dựng:
Trước khi chính thức bắt đầu thi công xây dựng Dự án/ Công trình, cùng với việc áp dụng các quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định hiện hành của Nhà nước, Đơn vị Quản Lý Dự Án sẽ thảo luận, thống nhất với Nhà đầu tư và Nhà thầu về việc áp dụng quy trình, thủ tục quản lý, nghiệm thu, phối hợp triển khai theo
Trang 4yêu cầu công tác giám sát thi công xây dựng tuỳ thuộc theo yêu cầu Dự án/ Công trình cụ thể
Đối với công tác TV Quản Lý Dự Án gồm có các biểu mẫu chính sau: Biên bản cuộc họp Quản Lý Dự Án
Biên bản cuộc họp Giám Sát Thi Công
Danh sách thành viên tham dự cuộc họp
Xác nhận thông tin
Yêu cầu thông tin
Biên bản bàn giao mặt bằng
Biên bản xử lý kỹ thuật
Báo cáo tuần
Hồ sơ tạm ứng, thanh toán
Tờ trình, báo cáo
Các văn bản liên quan khác
Đối với công ty TV Giám Sát Thi Công gồm có các biểu mẫu chính sau:
Nhật ký thi công công trình
Nhật ký giám sát thi công
Chỉ dẫn công trường
Biên bản hiện trường
Biên bản kiểm tra vật liệu
Biên bản lấy mẫu vật liệu
Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng và lắp đặt hệ thống, thiết bị…
Biên bản nghiệm thu giai đoạn công trình xây dựng
Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng để đưa vào sử dụng
Hướng dẫn, tổ chức thực hiện kiểm tra bàn giao từng phần và kiểm tra bàn giao công trình
Các văn bản, biên bản liên quan khác
Đơn vị Quản Lý Dự Án phát hành sổ tay giám sát để kỹ sư giám sát và nhân viên sử dụng Toàn bộ kỹ sư giám sát và nhân viên phải hiểu biết rõ về điều kiện hợp đồng, hình thức, phương pháp tính toán, bản chi tiết khối lượng thi công, bản vẽ, báo cáo kiểm tra công trường và các hồ sơ khác liên quan đến hợp đồng
Giám đốc dự án tổ chức và điều hành công tác giám sát thi công cho tất cả các hạng mục thuộc Dự án/ Công trình Giám đốc Dự án sẽ phân công, phân nhiệm vụ cho từng nhân viên phù hợp đối với từng công tác
Bộ phận Giám Sát Thi Công sẽ cung cấp tư vấn kỹ thuật, chất lượng, khối lượng, tiến
độ, ATLĐ – VSMT để hỗ trợ cho Giám đốc Dự án trong toàn bộ tiến trình thực hiện
Dự án/ Công trình
Đơn vị Quản lý Dự án bổ nhiệm đủ số lượng nhân viên theo yêu cầu công việc trong công tác giám sát thi công trong suốt thời gian thực hiện dự án, kiểm tra định kỳ ngoài công trường và tham dự các cuộc họp cần thiết để đảm bảo công tác xây dựng được thực thi theo mục tiêu đề ra
B DỊCH VỤ TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG
1 Bố trí nhân sự, văn phòng tại công trình:
Bổ nhiệm đủ số lượng cán bộ quản lý, kỹ sư giám sát, nhân viên theo yêu cầu công việc trong công tác giám sát thi công trong suốt quá trình thi công công trình để bảo đảm công trình được thi công theo mục tiêu đề ra
2 Kiểm tra năng lực của nhà thầu:
Căn cứ theo hợp đồng của Nhà thầu với Chủ đầu tư, bộ phận Giám Sát Thi Công kiểm tra về danh sách nhân sự, số lượng nhân sự, sơ đồ tổ chức Công ty ->BCH CT của Nhà thầu, văn bằng, chứng chỉ của nhân sự
3 Kiểm tra công tác trắc đạc của Nhà thầu:
4 Kiểm tra và giám sát quá trình thi công: III QUY TRÌNH NGHIỆM THU :
Trang 51 Quy trình nghiệm thu :
Căn cứ theo :
Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng
Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP
TCXDVN : 371 : 2006 : Nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng
Các văn bản pháp qui hiện hành có liên quan đối với quản lý chất lượng công trình xây dựng
Hồ sơ hợp đồng và các quy định khác trong quá trình thực hiện hợp đồng của các hợp đồng trong suốt quá trình thực hiện dự án, thi công công trình
Quy trình nghiệm thu phải được thống nhất và áp dụng trong suốt quá trình thực hiện các hợp đồng xây lắp Dưới đây, trình bày lưu đồ qui trình nghiệm thu và thuyết minh qui trình nghiệm thu
Cái nào cũng vậy do mình biên soạn thêm nữa là OKAY
Thân, Admin
Dương Quang