Bản tóm tắt Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của Trí tuệ cảm xúc tới hoạt động nghề nghiệp của giáo viên mầm non. Một số biện pháp, đề xuất nâng cao trí tuệ cảm xúc cho giáo viên mầm non. Thông qua bản tóm tắt nắm bắt sở lược khung sườn của bản luận văn, giúp có cái nhìn tổng thêt khái quát nội dung chính của luận văn trên
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Con người với những hiểu biết, kiến thức sâu rộng sẽ là nền tảng cho sự phát triển xã hội, song học rộng,tài cao chưa đủ, để thành công trong cuộc sống, con người phải nhận biết thấu hiểu và kiểm soát được cảm
xúc của của mình và của người khác trong các quan hệ ứng xử xã hội – Đó là trí tuệ cảm xúc
1.1 Cơ sở lí luận
Một trong rất ít những lĩnh vực được đề cập ngay từ những ngày đầu tiên của tâm lí học khoa học đó làtrí tuệ Các nhà tâm lí học đã không ngừng nghiên cứu, đi tìm bản chất, vai trò của trí tuệ Với phương phápbiểu trưng chúng ta thấy trí tuệ được chuyển dịch từ hành vi bên ngoài vào những hoạt động và sản phẩm tưtưởng con người Trí tuệ thuộc về từng chủ thể hoạt động và do vậy các yếu tố của mỗi cá nhân cũng tácđộng tới nó, trong đó có yếu tố cảm xúc Qua các công trình nghiên cứu, cảm xúc và trí tuệ có quan hệ rấtmật thiết với nhau Cảm xúc không chỉ ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến trí tuệ (tác động trực tiếp tới trítuệ) mà ngược lại, sự tham gia trực tiếp của yếu tố trí tuệ vào việc nhận thức và kiểm soát các yếu tố cảm xúc
của chủ thể hoạt động và người khác trong hoạt động, giao tiếp đã dẫn đến một loại trí tuệ - Đó là trí tuệ cảm xúc.
Trí tuệ và cảm xúc là hai mặt của một hành vi cá nhân Cảm xúc làm ảnh hưởng tới trí tuệ và trí tuệ cũngtác động ngược trở lại cảm xúc Rất nhiều công trình nghiên cứu trí tuệ cho thấy rằng, kết quả hoạt độngsống của mỗi cá nhân phụ thuộc nhiều vào các yếu tố phi trí tuệ logic, đó là mức độ thấu hiểu và kiểm soátcảm xúc của mình cũng như của người khác Với lí do này trong những năm gần đây có rất nhiều nhà tâm líhọc đã tập trung nghiên cứu về khả năng thâm nhập của trí tuệ vào trong lĩnh vực cảm xúc - tình cảm của mỗi cánhân; khả năng nhận thức, kiểm soát, điều khiển chúng trong hoạt động và giao tiếp Từ đây, hình thành nhữnghướng nghiên cứu mới về trí tuệ cảm xúc Hướng nghiên cứu này giúp trả lời câu hỏi tại sao một số cá nhân
có IQ cao lại thất bại, mà một số có IQ thấp lại thành công trong cuộc sống Và lúc này, TTCX đặc biệt đượccác nhà tâm lí học quan tâm đi tìm bản chất, vai trò của nó với mỗi cá nhân trong sự nghiệp của họ
1.2 Cơ sở thực tiễn
Con người với tầm cao của trí tuệ đã đưa nhân loại đi từ sự phát triển này đến sự phát triển khác: Pháttriển trong lĩnh vực chính trị, trong khoa học, trong văn hóa… Với trí tuệ, con người đã từng bước đi lên từnền văn minh này tới nền văn minh khác cao hơn, đã chuyển đổi các hình thái kinh tế - xã hội dựa trên sựphát triển của phương thức sản xuất Bằng trí tuệ con người đã tạo nên sự phát triển của nền văn hóa nhânloại, cải tạo thiên nhiên, tìm ra các dạng năng lượng (Lửa, dầu hỏa, điện, các năng lượng mới và ngày nay làcông nghệ năng lượng) Bên cạnh đó, ngay cả những công việc đời thường cũng rất cần tới trí tuệ Bất kì talàm gì, ta là người lao động chân tay, ta là người lao động trí óc, ta đều cần có trí tuệ Có trí tuệ sẽ dẽ cóđược thành công hơn
Thế kỉ mới, đặt ra yêu cầu mới về con người, đó là sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân Sự phát triểntoàn diện đó trong xã hội sẽ đem đến một nguồn nhân lực có chất lượng cao, tạo ra được nhiều giá trị vậtchất cũng như giá trị tinh thần Thực tế đã luôn đặt ra câu hỏi cho sự thất bại của những người có học vấncao Và mọi người đều thấy sự ảnh hưởng rất lớn của yếu tố cảm xúc tới thành công trong công việc của họ
Để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên Các nhà khoa học đã nhận thấy sự tham gia của trí tuệ vào cảm xúc tạonên những kết quả rất tốt cho cuộc sống Hiện nay, chúng ta cũng rất dễ dàng nhận ra, có nhiều sinh viêncùng học một trường, họ đều rất thông minh, sáng tạo Nhưng không phải tất cả họ khi ra trường đều gặt hái
Trang 2sự thành công trong cuộc sống của mỗi cá nhân không hẳn là do trí thông minh, học vấn cao mang lại màcòn do TTCX mang lại Trong nhiều trường hợp TTCX giữ vai trò quyết định.
Như vậy TTCX rất cần thiết cho mỗi người trong xã hội và đối với giáo viên mầm non cũng vậy Bêncạnh những kiến thức chuyên môn, sự hiểu biết xã hội, giáo viên mầm non rất cần có kĩ năng của trí tuệ cảmxúc để nâng cao hiệu quả chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non Từ những vấn đề lí luận và thực tiễn trên đây
chúng tôi chọn đề tài “ Nghiên cứu ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc tới hoạt động nghề nghiệp của giáo viên mầm non” làm đề tài nghiên cứu của mình Hi vọng rằng, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần
làm phong phú cơ sở lí luận và thực tiễn về TTCX
2 Mục đích nghiên cứu
- Vận dụng hệ thống lý luận về TTCX để tìm hiểu thực trạng TTCX của GVMN
- Nghiên cứu ảnh hưởng của TTCX đến hoạt động nghề nghiệp của GVMN và đề xuất một số biệnpháp nâng cao TTCX cho GVMN
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Giáo viên mầm non một số trường mầm non thành phố Hà Nội
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Mức độ trí tuệ cảm xúc của GVMN và ảnh hưởng của TTCX đến hoạt động nghề nghiệp của họ
4 Giả thuyết khoa học
TTCX là một yếu tố rất quan trọng đưa đến thành công trong cuộc sống con người nói chung và trongcông tác giáo dục của GVMN nói riêng TTCX của giáo viên một số trường mầm non Thành phố Hà Nộihiện nay chưa cao Điều đó có thể ảnh hưởng không tốt đến hoạt động nghề nghiệp của GVMN Nếu tìm rađược các biện pháp nâng cao TTCX cho GVMN thì sẽ ghóp phần đưa đến thành công trong hoạt động nghềnghiệp của họ
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu tổng quan về TTCX của các tác giả trong và ngoài nươc
- Xây dựng cơ sở lý luận về TTCX của GVMN và ảnh hưởng của nó đến hoạt động nghề nghiệp củahọ
5.2 Nghiên cứu thực tiễn
- Nghiên cứu thực trạng TTCX của GVMN và ảnh hưởng của nó đến hoạt động nghề nghiệp của họ.Xác định nguyên nhân dẫn đến thức trạng TTCX của GVMN
- Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nâng cao TTCX cho giáo viên mầm non
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1 Phương pháp trắc nghiệm
6.2.2 Phương pháp quan sát
6.2.3 Phương pháp điều tra viết
6.2.4 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
6.3 Phương pháp thống kê toán học
7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Trang 3- Về nội dung: Tìm hiểu biểu hiện về mức TTCX của GVMN và ảnh hưởng của nó đến hoạt động nghềnghiệp của họ Trên cơ sở đó xây dựng một số biện pháp tác động sư phạm nhằm nâng cao TTCX choGVMN.
- Địa bàn nghiên cứu: Một số trường mầm non Thành phố Hà Nội
- Về thời gian: Thực hiện trong 1 năm (2011 – 2012)
8 Đóng góp mới của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn về TTCX của giáo viênmầm non Chỉ ra mối quan hệ ảnh hưởng của TTCX đến hiệu quả hoạt động nghề nghiệp của giáo viên mầmnon Trên cơ sở đó đề xuất được một số biện pháp nhằm nâng cao TTCX cho giáo viên mầm non
Chương I: Những vấn đề cơ bản về trí tuệ cảm xúc
1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trí tuệ cảm xúc là một hướng nghiên cứu mới về trí tuệ, trong những năm gần đây được rất nhiều nhàtâm lý học quan tâm
Trí tuệ cảm xúc (Emotinal intelligence – EI) thường dùng dưới hàm nghĩa nói về chỉ số cảm xúc(Emotional intelligence quotient – EQ) của mỗi cá nhân Chỉ số này mô tả khả năng, năng lực, kĩ năng haykhả năng tự nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết cảm xúc của bản thân mỗi người, của người khác,của các nhóm cảm xúc
Bàn về TTCX có rất nhiều quan điểm khác nhau, và với mỗi một thời điểm nhất định các nhà nghiên cứulại đưa ra cách nhìn mới về trí tuệ cảm xúc
1.1.1 Những nghiên cứu về TTCX trên thế giới
TTCX là một vấn đề mới được nghiên cứu, song trên thế giới đã có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đềnày như: E L Thorndike, David Wechsler, Howard Gardner, Wayne Payne, Rewen Bar – On, PeterSalovey, J Mayer, D Caruso, Dainel Goleman Trong đó phải kể đến ba đại diện tiêu biểu sau:
- Rewen Bar-On với mô hình hỗn hợp hay pha trộn: bằng cách hòa trộn vào trí tuệ cảm xúc những đặctính phi năng lực, cách tiếp cận trí tuệ cảm xúc dưới góc độ nhân cách
- D.Goleman đề xuất lý thuyết hiệu quả thực hiện công việc, trong đó đưa ra kiểu mô hình hỗn hợp, môhình TCCX bao gồm các năng lực tâm lý và các phẩm chất nhân cách
- J.Mayer và P.Salovey trong lý thuyết của mình đã “giới hạn TTCX vào một khái niệm năng lực tâm lý
và tách TTCX ra khỏi những nét tích cực quan trọng” của nhân cách (J.Mayer, Salovey,1993,1997) Vì vậy,
mô hình của hai ông là kiểu mô hình thuần nhất năng lực, chú ý vào khái niệm hạt nhân của TTCX, đó chính
là các xúc cảm và sự tương tác giữa các xúc cảm và ý nghĩ
1.1.2 Những nghiên cứu về TTCX ở Việt Nam
Ở Việt Nam, thuật ngữ “TTCX” đã bắt đầu được nhắc tới khá nhiều song số lượng các công trình nghiêncứu về nó chưa nhiều Tiêu biểu với các nghiên cứu của: GS TSKH Phạm Minh Hạc, PGS Nguyễn Huy
Tú, PGS Nguyễn Công Khanh, PGS Trần Trọng Thủy, cùng các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ nghiên cứu
về vấn đề này được bảo vệ thành công trong nước như luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Dung, Dương ThịHoàng Yến
Như vậy, những công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn tâm lí học trong và ngoài nước đề cập khá
Trang 4con người Tuy vậy, các công trình nghiên cứu chưa tập trung thích đáng vào việc nghiên cứu biện phápnâng cao TTCX của cá nhân trong hoạt động nghề nghiệp Đặc biệt, mảng đề tài nghiên cứu TTCX và biệnpháp nâng cao TTCX của người giáo viên mầm non chưa được nghiên cứu đúng mức.
1.2 Trí tuệ, xúc cảm và trí tuệ cảm xúc
1.2.1 Trí tuệ
1.2.1.1 Các quan niệm về trí tuệ
Có thể nói trí tuệ là một lĩnh vực mà trong khoa học và ngay cả sinh hoạt hàng ngày có rất nhiều tên gọikhác nhau: trí tuệ, trí thông minh, trí lực, trí khôn, … Những thuật ngữ này đều có những sắc thái riêng vàdùng trong các văn cảnh xác định Vậy, cần có sự thống nhất trong việc dùng các thuật ngữ này Trí khôn, tríthông minh, trí năng, trí lực, là các cách quan niệm khác nhau về sự nhận thức của con người trong từnghoàn cảnh xác định Nó chính là sự thể hiện các mức độ khác nhau của trí tuệ, là những bình diện của nănglực cá nhân Và thuật ngữ “trí tuệ” là thông dụng và thể hiện sự bao quát hơn cả
Có bao nhiêu nhà nghiên cứu về trí tuệ thì có bấy nhiêu quan điểm về nó Song các nhà nghiên cứu cũng
đã đúc kết và thấy rằng, có thể phân các quan điểm về trí tuệ thành ba nhóm: 1 Coi trí tuệ là khả năng hoạtđộng lao động và học tập; 2 Đồng nhất trí tuệ với năng lực tư duy trừu tượng, 3 Trí tuệ là năng lực thíchứng tích cực của cá nhân
Thực ra các quan niệm về trí tuệ không loại trừ nhau Tuy nhiên, để có cách hiểu bao quát vấn đề trí tuệ,cần tính đến những đặc trưng của nó: 1 Trí tuệ là yếu tố tâm lý có tính độc lập tương đối với các yếu tố tâm
lý khác của cá nhân 2 Trí tuệ có chức năng đáp ứng mối quan hệ tác động qua lại giữa chủ thể với môitrường sống, tạo ra sự thích ứng tích cực của cá nhân 3 Trí tuệ được hình thành và biểu hiện trong hoạtđộng của chủ thể 4 Sự phát triển của trí tuệ chịu ảnh hưởng của yếu tố sinh học của cơ thể và chịu sự chếước của các yếu tố văn hóa – xã hội
1.2.1.2 Cấu trúc trí tuệ
Cũng như định nghĩa về trí tuệ, có nhiều quan niệm khác nhau về cấu trúc trí tuệ Căn cứ vào các phươngpháp tiếp cận khác nhau, chúng ta có các mô hình cấu trúc khác nhau Theo phương pháp phân tích nhân tố
ta có mô hình cấu trúc trí tuệ hai thành phần và đa thành phần Theo phương pháp phân tích đơn vị ta có mô
hình cấu trúc trí tuệ theo lí thuyết hoạt động và lí thuyết nhiều dạng trí tuệ Mỗi một mô hình đều có những ưu
điểm và hạn chế riêng Cần biết kết các mô hình, biết sử dụng các mô hình đó một cách hợp lí vào công tác đánhgiá giáo dục hiện nay
1.2.2 Cảm xúc
1.2.2.1 Định nghĩa cảm xúc
Nghe tới cảm xúc thì mỗi người đều hiểu rằng đó là những thái độ tình cảm của con người trong cuộcsống Các nhà tâm lí học khẳng định rằng, trong quá trình tác động qua lại giữa con người với thế giới kháchquan, con người không chỉ nhận thức thế giới mà còn tỏ thái độ của mình với nó Những hiện tượng tâm lýbiểu thị thái độ của con người với những cái mà họ nhận thức được hoặc làm ra được như thế gọi là xúc cảm
và tình cảm
Trang 5Bàn đến cảm xúc của con người ta không thể không kể đến F.Dufyy, Tomkins, Carroll.E.Izard,Schachtel… Mỗi người đều có quan điểm riêng song khi bàn đến khái niệm xúc cảm, các nhà tâm lý học đềunhất trí rằng:
1 Xúc cảm phản ánh ý nghĩa của mối quan hệ giữa sự vật hiện tượng với nhu cầu của chủ thể
2 Xúc cảm bao gồm quá trình sinh lý – thần kinh và quá trình tâm lý cá thể
3 Các cơ chế thần kinh cơ của bộ mặt thực hiện những biểu hiện xúc cảm
4 Xúc cảm người rất phong phú, mang bản chất xã hội
5 Xúc cảm là một phương thức thích nghi của con người với môi trường
1.2.2.2 Cấu trúc cảm xúc
Với rất nhiều định nghĩa khác nhau về cảm xúc nên ta cũng có nhiều cách nhìn về cấu trúc của cảm xúc.Nhưng phần lớn các nhà tâm lí học đều có nhắc đến những trạng thái cảm xúc như: hạnh phúc, ngạc nhiên,khiếp sợ, xấu hổ, căm giận, khing bỉ… Đến nay, các nhà tâm lý học chưa thống nhất về định nghĩa xúc cảmcũng như cấu trúc cảm xúc có bao gồm những xúc cảm cơ sở không – “theo kiểu như màu xanh, màu đỏ,màu vàng của những tình cảm, từ đó hình thành ra tất cả những pha trộn” Tuy nhiên, nhiều nhà tâm lý họcthống nhất việc xếp các xúc cảm thành các họ cơ sở và có sắc thái đa dạng trong đời sống xúc cảm Vớinhững lý do tiện dụng nên các thuật ngữ “tích cực” và “tiêu cực” vẫn được dùng để phân chia các cảm xúcthành các lớp khác nhau
1.2.2.3 Ảnh hưởng của cảm xúc tới cuộc sống con người
Các cảm xúc tác động tới con người bằng nhiều cách khác nhau Cùng một cảm xúc ảnh hưởng khônggiống nhau tới những người khác nhau Hơn thế nữa, nó cũng ảnh hưởng khác nhau tới cùng một người ởnhững hoàn cảnh khác nhau Các cảm xúc có thể ảnh hưởng tới tất cả các cá thể, tới toàn bộ chủ thể (Cáccảm xúc ảnh hưởng tới thân thể, tới các quá trình nhận thức, tới hành động, tới sự phát triển nhân cách, tớitình dục, tới hôn nhân và những tình cảm của cha mẹ tới ý thức của mỗi chúng ta Tóm lại, cảm xúc ảnhhướng tới con người, thúc đẩy con người hành động đảm bảo cho con người thích ứng với môi trường
1.2.3 Trí tuệ cảm xúc
1.2.3.1 Định nghĩa trí tuệ cảm xúc
Có rất nhiều cách tiếp cận TTCX, song nổi lên ba cách tiếp cận chính như sau:
- TTCX theo quan điểm của Rewven Bar-On: là tổ hợp các năng lực phi nhận thức và những kỹ năngtri phối năng lực của cá nhân nhằm đương đầu có hiệu hiệu quả với những đòi hỏi và sưc ép từ môi trường
- TTCX theo quan niệm của Daniel Goleman (1995) chong rằng, các năng lực được gọi là TTCX,gồm có: tự kiềm chế, kiểm soát, nhiệt tình, kiên trì, và năng lực động cơ hóa bản thân (tự thúc đẩy mình)
- TTCX theo quan điểm của Peter Salovey và John Mayer được quan niệm là khả năng hiểu rõ cảmxúc bản thân, thấu hiểu cảm xúc của người khác, phân biệt được chúng và sử dụng những thông tin ấy đểhướng dẫn những suy nghĩ và hành động của mình
Năm 1997, P Salovey và J Mayer, hai ông đã chính xác hóa định nghĩa TTCX – TTCX như là năng lựcnhận biết và bày tỏ xúc cảm, hòa xúc cảm vào suy nghĩ, hiểu và suy luận với xúc cảm và điều khiển, quản lýxúc cảm của mình và của người khác (P Salovey và J Mayer)
Như vậy, được định nghĩa khác nhau, nhưng về cơ bản, các tác giả nhất trí TTCX liên quan tới năng lực
Trang 6là xem TTCX theo kiểu thuần nhất các năng lực tinh thần hay là hỗn hợp các năng lực tinh thần với các nănglực không phải tinh thần.
1.2.3.2 Các mô hình trí tuệ cảm xúc
Có thể phân các mô hình này thành hai nhóm: các mô hình thuần năng lực của trí tuệ cảm xúc (tập trungvào các năng lực tinh thần) và các mô hình pha trộn hay hỗn hợp của trí tuệ cảm xúc (xem TTCX là sự kếthợp giữa các năng lực tinh thần và các nét nhân cách không thuộc các năng lực trí tuệ, như nhiệt tình, kiêntrì…) Cụ thể với một số mô hình tiêu biểu sau:
P Salovery và J Mayer (1990) đưa ra mô hình TTCX thuần năng lực gồm: nhân thức và bày tỏ cảmxúc, hòa xúc cảm vào suy nghĩ, thấu hiểu và biết phân tích cảm xúc, điều khiển các xúc cảm
R Bar-On (1997) đã đưa ra mô hình hỗn hợp hay pha trộn gồm năm nhân tố: các kỹ năng hiểu mình,
kỹ năng hiểu người khác, tính thích ứng, kiểm soát stress và tính khí (Bar – On, 1997b)
Dainel Goleman (1995) đã đưa ra mô hình 5 lớp TTCX: biết xúc cảm của mình, quản lý xúc cảm,động cơ hóa mình, nhận biết xúc cảm ở người khác, xử lý các quan hệ
Như vậy, TTCX ở góc độ chung nhất liên quan tới những năng lực nhận biết và vận hành các xúc cảm củamình và của người khác
1.2.3.3 Vai trò của TTCX đối với hoạt động thực tiễn
Hiện nay, TTCX được biết đến ở khắp mọi nơi trên thế giới, và ở khắp các chuyên ngành của tâm lý học:
từ tâm lý học thần kinh, phát triển, giáo dục, lâm sàng, sức khỏe, tư vấn, xã hội… đến tâm lý học quản lý
Sự tồn tại của vấn đề này là do trí tuệ lý thuyết không chuẩn bị cho cá nhân đương đầu với những thửthách của cuộc đời và nắm giữ những cơ hội hiện ra Đời sống xúc cảm của con người thường bị nhà trường
bỏ quên, nhưng đó lại là một lĩnh vực trong đó người ta có thể chứng tỏ mình có tài năng nhiều hơn hay íthơn và nó đòi hỏi sự tập hợp riêng biệt của những am tường Vì sự thành thạo của cá nhân về mặt này giảithích tại sao anh ta thành công về sau trong cuộc đời, trong khi một kẻ khác, có những năng lực trí tuệ tươngđương, lại không thành công TTCX sẽ đem lại lợi ích ở bất kỳ khu vực nào trong đời sống cá nhân, dù đó làlĩnh vực văn chương mơ mộng, hay chính trị
Từ các nhận định của các nhà tâm lý học cùng với những giá trị thực tiễn ta thấy TTCX có vai trò to lớntrong hoạt động thực tiễn Nó làm cho trí tuệ của con người ngày càng đa dạng và hoàn thiện hơn trong chínhhoạt động của mình
1.2.3.4 Sự khác biệt giữa TTCX với trí thông minh
TTCX và trí thông minh là các dạng khác nhau của trí tuệ con người Nếu như trí thông minh thiên vềyếu tố nhận thức, các lượng tri thức, tư duy của con người thì TTCX chính là sự tham gia của trí thông minhvào cảm xúc dẫn tới các hành động nhận diện và làm chủ cảm xúc của cá nhân và của người khác Cả haidạng trí thông minh này có quan hệ qua lại và là điều kiện cần và đủ để đưa mỗi con người đi tới thành côngthực sự
1.2.3.5 Các phương pháp đo lường TTCX
Đo lường trí tuệ cảm xúc bằng phương pháp trắc nghiệm thường sử dụng các cách tiếp cận: tự đánh giá,người khác đánh giá (cung cấp thông tin) hoặc đánh giá căn cứ vào kết quả thực hiện
Trắc nghiệm tự đánh giá: các phép đo kiểu tự đánh giá đề nghị nghiệm thể trả lời một loạt những mệnh
đề có tính chất mô tả, chỉ ra mức độ nào đó những mệnh đề này mô tả hoặc không mô tả họ Các năng lựcxúc cảm được đánh giá dựa trên sự tự hiểu biết của cá nhân
Trang 7Trắc nghiệm do người quan sát đánh giá: đây là phương pháp thứ hai được dùng để đo lường Người
quan sát đưa ra những thông tin về những gì mình nhận thấy (chẳng hạn vợ đánh giá chồng, cha mẹ đánh giácon cái) và người ta sử dụng những câu hỏi chỉ ra mức độ (rất cao, cao, trung bình, thấp, rất thấp) người này
đã đạt được cho từng ý, chẳng hạn: “tư duy hướng tới các ý tưởng”; “sẵn sàng thích ứng với những thayđổi”; “là người chịu nghe”…
Trắc nghiệm đánh giá năng lực hoặc kết quả thực hiện: phương pháp thứ ba là phép đo đánh giá kết
quả thực hiện Với phương pháp này, để xác định một người thông minh ở mức độ nào, người đó được đềnghị giải quyết những vấn đề
Trên là các cách đo lường trí tuệ cảm xúc, mỗi cách đều có ưu nhược điểm riêng Cần kết hợp các cáchxác định mức độ trí tuệ cảm xúc để đem lại kết quả tốt nhất
1.3 Đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của giáo viên mầm non và ảnh hưởng của TTCX đối với hiệu quả hoạt động của giáo viên mầm non
1.3.1 Khái niệm nghề giáo viên
Nghề giáo viên là gì? Nghề giáo viên là một lĩnh vực hoạt động lao động trong hệ thống giáo dục quốc
dân, có thể tham gia vào giáo dục thế hệ trẻ, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội
Nghề giáo viên mầm non là gì? Nghề giáo viên mầm non là một lĩnh vực hoạt động lao động giáo dục
trẻ em dưới 6 tuổi Nhờ được đào tạo, giáo viên mầm non có được những tri thức về sự phát triển thể chất,tâm sinh lí trẻ em; về phương pháp nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ em; về những kĩ năng nhất định đểthực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ em dưới 6 tuổi, đáp ứng nhu cầu xã hội về phát triển con ngườimới trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa Như vậy, nghề giáo viên mầm non là một lĩnh vực hoạt độngtrong giáo dục có tầm quan trọng đối với sự phát triển của trẻ
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên mầm non
1.3.2.1 Chức năng
1.3.2.2 Nhiệm vụ
Giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non là người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
em trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
Vậy GVMN là người làm việc tại một trong các loại cơ sở giáo dục mầm non, đảm nhận công tác chăm sóc
và giáo dục trẻ em dưới 6 tuổi
1.3.3 Đặc điểm lao động của người giáo viên mầm non
Đội ngũ giáo viên mầm non sẽ là thành phần cốt cán biến mục tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai tròquyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục Trong hoạt động sư phạm của giáo viên mầm non, thì giáo viên vàtrẻ là chủ thể của hoạt động chăm sóc và giáo dục Song hoạt động sư phạm của giáo viên mầm non có đặc điểmriêng, khác biệt hẳn với hoạt động sư phạm của giáo viên của các bậc học khác, bởi đối tượng của hoạt động sưphạm của giáo viên mầm non là trẻ em rất nhỏ, mới bắt đầu hình thành và phát triển những phẩm chất ban đầucủa nhân cách thông qua việc chăm sóc, giáo dục giữa cô với trẻ; và thông qua giao tiếp giữa cô với trẻ, trẻ vớitrẻ Mọi hoạt động giáo dục của giáo viên đều phải dựa vào phương thức học cơ bản của trẻ Giáo viên là người
tổ chức, hướng dẫn, là thang đỡ cho trẻ trong mọi hoạt động chăm sóc và giáo dục tại trường mầm non
1.3.4 Ảnh hưởng của TTCX đến hoạt động nghề nghiệp của giáo viên mầm non
Từ những đặc điểm lao động và chức năng của người giáo viên mầm non ta thấy rằng, trí tuệ cảm xúc rấtquan trọng và có ảnh hưởng lớn tới việc tổ chức các hoạt động giáo dục của chính họ
Trang 8Trí tuệ cảm xúc ảnh hưởng tới việc tổ chức các hoạt động giáo dục của GVMN theo hai chiều hướng:thúc đẩy hiệu quả của quá trình giáo dục hoặc làm hạn chế hiệu quả của quá trình đó GVMN, ngoài nhữngyêu cầu bắt buộc về trình độ chuyên môn, cần phải có năng lực thuộc về trí tuệ cảm xúc ( nhận biết, bày tỏcảm xúc; hiểu và làm chủ cảm xúc; hòa suy nghĩ vào cảm xúc…).
1.3.5 Những phẩm chất tâm lí cần có của người giáo viên mầm non
Trong trường mầm non, giáo viên là tấm gương sáng và có ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ Trẻ em luôn coiGVMN là người mẹ ở nhà với đầy niềm tin yêu và ngưỡng mộ như thần tượng của mình Có thể nói, không
có bậc học nào mà giữa người dạy và người học, lại có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó mật thiết như bậc họcmầm non Quan hệ giữa giáo viên và trẻ vừa là quan hệ « Thầy – trò », vừa là quan hệ « mẹ - con », vừa làquan hệ « bạn bè » Vì vậy, người GVMN không những phải đáp ứng đầy đủ các mặt bắt buộc như sức khỏe,chuyên môn nghề nghiệp mà còn phải là người có phẩm chất nhân cách chuẩn mực, có nghệ thuật sư phạm,khéo léo trong các quan hệ ứng xử đặc biệt trong mối quan hệ với trẻ
1.4 Vấn đề nâng cao TTCX cho con người nói chung và cho giáo viên mầm non nói riêng
Khác với chỉ số thông minh (IQ), chỉ số TTCX (EQ) là đại lượng có thể thay đổi dễ dàng và biên độ thayđổi khá lớn D Goleman đã xem xét các kết quả nghiên cứu và đi đến một kết luận lạc quan: mỗi người đều
có thể luyện tập để nâng cao EQ của mình theo một số bước nhất định dưới sự hướng dẫn của các nhà tâm lýhọc
Các nhà tâm lý học đã nghiên cứu và chỉ ra con đường luyện tập để nâng cao EQ gồm năm bước:
Bước 1: Cá nhân phải có nhu cầu (lòng mong muốn) thực sự tự thay đổi EQ của mình.
Bước 2: Cá nhân phải học cách phản ánh thế giới nội tâm của mình.
Bước 3: Cá nhân tự điều khiển xúc cảm của bản thân.
Bước 4: Cá nhân thực hành thấu cảm.
Bước 5: Cá nhân phải đánh giá và tôn trọng xúc cảm của người khác xung quanh mình dù các xúc cảm
ấy khác với những gì mình cảm thấy trong hoàn cảnh tương tự
Quá trình luyện tập này đòi hỏi sự kiên trì thực hành theo đủ năm bước đã trình bày trên đây
Kết luận chương 1 :
TTCX là một vấn đề phức tạp, ngày càng được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Các công trìnhnghiên cứu của các nhà tâm lĩ học đã cho chúng ta thấy rõ bản chất, cấu trúc của TTCX Từ đó, nhận ra vaitrò của TTCX trong cuộc sống – yếu tố quyết định sự thành công của mỗi cá nhân TTCX của mỗi cá nhân
có thể thay đổi nhờ tích cực học hỏi và luyện tập của bản thân họ Để gặt hái thành công trong công việc,mỗi cá nhân cần rèn luyện một cách chủ động, tích cực để nâng cao TTCX của bản thân Đối với giáo viênmầm non cũng vậy, nâng cao TTCX là một điều kiện rất cần thiết giúp họ thành công hơn trong hoạt độngnghề nghiệp của mình Và mô hình EI97 thuần năng lực của nhón tác giả J Mayer là có độ tin cậy cao đểứng dụng trong thực tiễn, được chúng tôi lựa chọn cho nghiên cứu này
Chương II : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này nhằm:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về TTCX và ảnh hưởng của nó tới hoạt động nghề nghiệp củacon người trong xã hội
Trang 9- Tìm hiểu thực trạng TTCX của giáo viên mầm non và ảnh hưởng của nó tới hoạt động nghề nghiệp củaGVMN.
- Đề xuất một số biện pháp giúp nâng cao TTCX cho giáo viên mầm non
2.2 Nội dung nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu được thực hiện như sau:
2.2.1 Nghiên cứu lí luận
Đây là giai đoạn đầu nhằm xác lập cơ sở lí luận của đề tài
Những cơ sở nghiên cứu lý luận về TTCX cùng hoạt động nghề nghiệp của giáo viên mầm non là công
cụ quan trọng định hướng chỉ đạo việc nghiên cứu thực tiễn
2.2.2 Tiêu chí đánh giá
2.2.2.1 Tiêu chí đánh giá khả năng hoạt động giáo dục của giáo viên mầm non
Dựa vào những yêu cầu cơ bản về chuẩn nghề nghiệp của GVMN, chúng tôi xây dựng tiêu chí đánh giákhả năng hoạt động giáo dục của giáo viên mầm non như sau:
Tiêu chí đánh giá khả năng hoạt động giáo dục của giáo viên mầm non:
1/Có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống trong hoạt động nghề nghiệp
2/ Có năng lực tổ chức và giám sát, đánh giá các hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non như
+ Năng lực chẩn đoán nhu cầu và đặc điểm của trẻ mầm non
+ Năng lực thiết kế kế hoạch các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ
+ Năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục
+ Năng lực quan sát và đánh giá kết quả hoạt động của trẻ…
3/ Có khả năng nghiên cứu và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục
4/ Lớp học do giáo viên phụ trách được nhà trước xếp loại khá trong các đợt thi đua
5/Đạt trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, nắm vững tin học cơ sở và ứng dụng công nghệ thông tin tronggiáo dục trẻ mầm non
6/ Có khả năng phối hợp nhịp nhàng với tập thể nhà trường cùng các bậc phụ huynh
Thang đánh giá khả năng hoạt động giáo dục của giáo viên mầm non:
Dựa vào 5 tiêu chí trên và chuẩn nghề nghiệp GVMN đã được Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành, chúng
ta có thang đánh giá năng lực hoạt động giáo dục của GVMN
1 Loại Xuất sắc là những giáo viên đạt loại tốt tất cả các tiêu chuẩn trên.
2 Loại Khá: là những giáo viên đạt loại khá trở lên ở lĩnh vực phẩm chất trị, đạo đức, lối sống;kiến thức và kỹ năng sư phạm
3 Loại Trung bình: là những giáo viên đạt từ loại trung bình trở lên ở lĩnh vực phẩm chấtchính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm trong đó không có lĩnh vực nào xếp dướiloại trung bình
4 Loại kém: là những giáo viên có một lĩnh vực xếp loại kém hoặc vi phạm một trong cáctrường hợp sau:
2.2.2.2 Tiêu chí và thang đánh giá TTCX của giáo viên mầm non
a) Tiêu chí đánh giá trí tuệ cảm xúc của giáo viên mầm non:
+ Các căn cứ để đánh giá TTCX:
Trang 10Nếu chúng ta mong muốn sử dụng cách tiếp cận theo năng lực và muốn đưa ra một trắc nghiệm đánh giá
TTCX, thì cần dựa vào ba nhóm tiêu chuẩn: các tiêu chuẩn phù hợp với đối tượng, các tiêu chuẩn chuyên gia, và tiêu chuẩn đồng ý.
Mối tương quan giữa ba tiêu chuẩn trên là dương Chẳng hạn, mối tương quan giữa điểm số trả lời trênnhững item được thiết kế theo tiêu chuẩn phù phù hợp và tiêu chuẩn đồng ý ở một trắc nghiệm về trí tuệ cảmxúc nằm trong khoảng từ thấp (r = 0.22) đến cao (r = 0.81) (Mayer, Caruso, Salovey, 1999) Từ số liệu này tathấy cách cho điểm theo tiêu chuẩn phù hợp hoặc đồng ý là tương tự nhau Nhưng Mayer, Salovey và Caruso
đã phát hiện thấy rằng, tiêu chuẩn đồng ý là phương pháp tốt nhất để quyết định đâu là câu trả lời đúng bởihai lý do:
1 Đối tượng làm trắc nghiệm thường che dấu hoặc giảm đến mức tối thiểu những tình cảm riêng tưmang tính tiêu cực khi được hỏi về chúng
2 Quan sát số đông, khi họ cùng đi đến một nhận định thì nhận định về xúc cảm đó giống như những
“dự báo thời tiết đáng tin cậy”
Vì vậy, chúng tôi lấy tiêu chuẩn đồng ý làm cơ sở để đánh giá TTCX của giáo viên mầm non thông qua testMSCET của nhóm tác giả Mayer, Caruso và Salovey
+ Tiêu chí đánh giá TTCX của GVMN :
Để đánh giá TTCX của giáo viên mầm non ngoài việc sử dụng test MSCEIT, luận văn còn xây dựng hệthống bài tập gồm 16 tình huống thường xảy ra trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viên mầm non Hệthống bài tập này được xây dựng trên những tiêu chí sau
Khả năng nhận thức và bày tỏ cảm xúc:
Khả năng hòa xúc cảm vào suy nghĩ:
Khả năng sử dụng tri thức về xúc cảm để hiểu và suy luận về xúc cảm:
Khả năng làm chủ xúc cảm của mình và của người khác một cách có suy nghĩ:
b) Thang đánh giá TTCX của giáo viên mầm non:
Kết quả đo TTCX của giáo viên mầm non được đo bằng Test MSCET dựa trên tiêu chuẩn đồng ý, quyđổi thành EQ theo công thức của Wechsler
Hệ thống bài tập đo TTCX của giáo viên mầm non gồm 16 tình huống, mỗi tình huống có 4 phương án
để giáo viên lựa chọn Các tình huống này được thiết kế nhằm đo 4 năng lực TTCX cơ bản trong mối quan
hệ sư phạm của giáo viên mầm non Các phương án trả lời được đánh giá theo 3 mức: 0 điểm, 2 điểm, 8điểm Điểm của mối nghiệm thể là điểm tổng của 16 câu cộng lại Và chúng tôi chia thành các mức độ cụ thểsau:
Với hệ thống này, chúng tôi cho điểm như sau với từng câu:
Trang 110 điểm: Hoàn toàn chưa thể hiện được cả 4 năng lực cơ bản với biểu hiện là không nhận ra và xử lý
không được cảm xúc
2 điểm: Nhận ra thông tin về mặt cảm xúc, với biểu hiện có năng lực TTCX cơ bản đơn giản nhất.
8 điểm: Thể hiện được cả 4 năng lực TTCX, nhận ra và xử lý được các thông tin về cảm xúc.
Thang đánh giá với toàn bộ hệ thống 16 câu hỏi:
o Rất cao: Những giáo viên có biểu hiện thấu hiểu và làm chủ tốt các cảm xúc bản thân, đồng thời
hiểu và điều khiển được cảm xúc của đối tượng giao tiếp với mình trong hoạt động sư phạm là những người
có năng lực TTCX rất cao
Mức điểm cần đạt được từ 108 đến 128 điểm
o Cao: Những giáo viên thấu hiểu cảm xúc của bản thân cũng như đối tượng cùng giao tiếp với mình
trong hoạt động giáo dục Ngoài ra, giáo viên biết điều chỉnh cảm xúc cá nhân, biết giúp bản thân thoát khỏinhững trạng thái cảm xúc tiêu cực nhưng còn chưa thực sự biết cách “lây lan” cảm xúc tích cực của bản thântới đối tượng giao tiếp Những giáo viên này có năng lực TTCX cao
Mức điểm cần đạt được từ 83 đến 107 điểm
o Khá: Những giáo viên có khả năng nhận biết cảm xúc của bản thân và đối tượng giao tiếp, đồng thời
biết hòa cảm xúc vào suy nghĩ, biết sử dụng xúc cảm phù hợp trong các tình huống sư phạm, biết tạo cho bảnthân luồng xúc cảm tích cực và nhận thấy được các mối quan hệ của xúc cảm trong các hành vi sư phạm củamình là người có năng lực TTCX khá
Mức điểm cần đạt từ 58 đến 82 điểm
o Trung bình: Những giáo viên chỉ mới có khả năng nhận biết được xúc cảm của bản thân, và nhận
định được xúc cảm của đối tượng giao tiếp song chưa biết cách làm chủ, quản lý cảm xúc của mình cũng nhưcủa đối tượng cùng giao tiếp một có hiệu quả
Mức điểm trung bình từ 32 đến 57 điểm
o Yếu: Những giáo viên chưa nhận biết được cảm xúc đơn giản của bản thân nhưng chưa nhận thức
được cảm xúc phức hợp của mình và của đối tượng giao tiếp, từ đó chưa biết làm chủ, kiểm soát cảm xúctrong các tình huống sư phạm
Mức độ yếu điểm dưới 32 điểm
2.2.3 Nghiên cứu thực trạng
2.2.3.1 Mục đích của việc nghiên cứu thực trạng là
Nghiên cứu thực trạng được khảo sát trên 200 GVMN Thành phố Hà Nội nhằm:
+ Xác định mức TTCX của giáo viên mầm non và ảnh hưởng của TTCX đến hoạt động giáo dục củagiáo viên mầm non
+ Xác lập những cơ sở khoa học để đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao TTCX cho giáo viên mầmnon
2.2.3.2 Nội dung chủ yếu của nghiên cứu thực trạng
+ Phát hiện thực trạng TTCX của giáo viên mầm non và ảnh hưởng của nó tới kết quả hoạt động hoạtđộng nghề nghiệp của họ
+ Những yếu tố ảnh hưởng tới TTCX của giáo viên mầm non
+ Khẳng định vai trò quan trọng của TTCX đối với giáo viên mầm non trong hoạt động nghề nghiệp.+ Đề xuất một số biện pháp nâng cao TTCX cho giáo viên mầm non
Trang 122.3.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận
2.3.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
2.3.2.1 Phương pháp điều tra viết
Luận văn đã xây dựng 3 hệ thống câu hỏi nhằm:
- Thu thập thông tin về kết quả hoạt động động nghề nghiệp của giáo viên mầm non trong 3 năm gầnđây
- Thu thập thông tin về biểu hiện năng lực TTCX của giáo viên mầm non thông qua bài tập gồm 16 tìnhhuống sư phạm điển hình cho bốn mối quan hệ: giữa giáo viên – trẻ, giáo viên – phụ huynh, giáo viên – đồngnghiệp, giáo viên – bản thân họ
- Thu thập thông tin cá nhân của mỗi giáo viên như nơi công tác, tuổi đời, tuổi nghề, trình độ đào tạo,…
2.3.2.2 Phương pháp trắc nghiệm
Đề tài đã tiến hành đồng thời hai test IQ và EQ đối với giáo viên mầm non Với nhóm khách thể nghiêncứu là 200 GVMN Thành phố Hà Nội:
+ Test thông minh vật liệu hình Wiener Matrizen Test (WMT) được soạn thảo bởi nhà tâm lý học người
Áo Anton K Fomann
+ Test TTCX (trí thông minh cảm xúc) của J Mayer, P Salovey, D Caruso, viết tắt (MSCEIT) đượcsoạn thảo năm 1999, hoàn thiện năm 2000, được Việt hóa năm 2002
Test thông minh vật liệu hình WMT:
Về xuất xứ, WMT (Wiener Matrizen Test) được soạn thảo bởi nhà tâm lý học người Áo Anton K.Formann là bộ test đo trí thông minh của nghiệm thể từ 14 tuổi trở lên với vật liệu phi ngôn ngữ (hình) Nó
có thể được thực hiện bởi cá thể hoặc nhóm và không hạn định thời gian ngặt nghèo cho từng item và cácnghiệm thể không cần dùng đến lời
Vật liệu cấu tạo của WMT:
Đây là loại test giấy – bút, vật liệu cụ thể bao gồm một quyển test và một phiếu trả lời dành cho nghiệmthể Vật liệu kỹ thuật test là các hình khác nhau Kích thích trí thông minh ở test này là các hình khác nhauđược sắp xếp, bài trí theo quy luật nhất định nào đó
Quyển test có 10 trang, ở trang 2 có một bài tập ví dụ cụ thể để nghiệm thể làm quen và hiểu cách làm.Các bài test chính thức bắt đầu từ trang 3 của quyển test Mỗi bài test có hai phần đặt trong khung chữ nhật.Phần bên trái là một hình vuông lớn trong đó có 8 hình nhỏ được sắp xếp theo một quy luật nào đó, cònthiếu hình cần tìm, và thay vào vị trí đó là dấu hỏi Phần bên phải có 8 hình tương ứng với các chữ cái a, b, c,
d, e, f, g, h, mà một trong chúng là hình mà khi đặt vào vị trí của dấu hỏi ở phần bền trái thì làm cho 9 hình ở
đó trở nên một hệ thống hợp lý Hình được chọn tương ứng với hình ấy ở trong phiếu trả lời test