LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯƠNG CỦA TRÍ TUỆ CẢM XÚC TỚI HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON. TỪ NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỀ TÀI NÊU LÊN NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO TRÍ TUỆ CẢM XÚC CHO GIÁO VIÊN MẦM NON. CHỈ RA CÁC MỐI QUAN HỆ, CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CỦA TRÍ TUỆ CẢM XÚC TRONG HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP NÓI CHUNG VÀ TRONG NGHỀ MẦM NON NÓI RIÊNG.
Trang 1Mục lục
Mục lục 1
Danh mục các kỹ hiệu và chữ viết tắt 3
Danh mục các bảng số 3
Danh mục các biểu đồ 4
MỞ ĐẦU 4
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 4
1.1 Cơ sở lí luận 4
1.2 Cơ sở thực tiễn 6
2 Mục đích nghiên cứu 8
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 8
3.1 Khách thể nghiên cứu 8
3.2 Đối tượng nghiên cứu 8
4. Giả thuyết khoa học 9
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 9
5.1 Nghiên cứu lí luận 9
5.2 Nghiên cứu thực tiễn 9
6. Phương pháp nghiên cứu 9
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận 9
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 9
6.3 Phương pháp thống kê toán học 10
7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 10
8. Đóng góp mới của đề tài 10
Chương I: Những vấn đề cơ bản về trí tuệ cảm xúc 11
1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 11
1.1.1 Những nghiên cứu về TTCX trên thế giới 12
1.1.2 Những nghiên cứu về TTCX ở Việt Nam 16
1.2. Trí tuệ, xúc cảm và trí tuệ cảm xúc 18
1.2.1 Trí tuệ18 1.2.2 Cảm xúc 31
1.2.3 Trí tuệ cảm xúc 42
1.3 Đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của giáo viên mầm non và ảnh hưởng của TTCX đối với hiệu quả hoạt động của giáo viên mầm non 64
1.3.1 Khái niệm nghề giáo viên 64
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên mầm non 65
1.3.3 Đặc điểm lao động của người giáo viên mầm non 67
1.3.4 Ảnh hưởng của TTCX đến hoạt động nghề nghiệp của giáo viên mầm non 70
1.3.5 Những phẩm chất tâm lí cần có của người giáo viên mầm non 72
1.4. Vấn đề nâng cao TTCX cho con người nói chung và cho giáo viên mầm non nói riêng 76
Trang 2Chương II : Nội dung và phương pháp nghiên cứu 79
2.1 Mục đích nghiên cứu 79
2.2 Nội dung nghiên cứu 80
2.2.1 Nghiên cứu lí luận 80
2.2.2 Tiêu chí đánh giá 80
2.2.3 Nghiên cứu thực trạng 88
2.3 Các phương pháp nghiên cứui 90
2.3.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận 90
2.3.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 90
2.3.3 Phương pháp thống kê toán học 100
Chương III : Kết quả nghiên cứu và phân tích kết quả nghiên cứu 102
3.1 Thực trạng mức TTCX của giáo viên mầm non 102
3.1.1 Kết quả nghiên cứu thực trạng mức TTCX của giáo viên mầm non 102
3.1.2 Mối quan hệ giữa trí thông minh với TTCX của giáo viên mầm non 109
3.1.3 Ảnh hưởng của TTCX đến hoạt động nghề nghiệp của GVMN 113
3.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới trí tuệ cảm xúc của giáo viên mầm non 117
3.2.1 Tuổi đời, tuổi nghề và TTCX 117
3.2.2 Trình độ đào tạo và TTCX 119
3.2.3 Nhận thức về vai trò của TTCX đối với hoạt động nghề nghiệp của GVMN 121
3.2.4 Loại hình trường với mức độ TTCX của giáo viên mầm non 122
3.3 Đề xuất một số biện pháp 123
Kết luận và kiến nghị sư phạm 126
1 Về lí luận 126
2 Về thực tiễn 126
Tài liệu tham khảo 128
Phụ Lục 131
Trang 3Danh mục các kỹ hiệu và chữ viết tắt
EI: Trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence)
IQ: Chỉ số thông minh
EQ: Chỉ số trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence Quotient)
´
EQ: Chỉ số trí tuệ cảm xúc trung bình
GVMN: Giáo viên mầm non
TTCX: Trí tuệ cảm xúc
WMT: Test thông minh vật liệu hình – Anton K Formann
MSCEIT: Trắc nghiệm Trí tuệ cảm xúc Mayer Salovey Caruso
Danh mục các bảng số
Bảng 1.1: Cấu trúc của TTCX
Bảng 1.2: TTCX và các trắc nghiệm TTCX, sử dụng những cách tiếp cận đo lường: năng lực, tự đánh giá và người khác đánh giá
Bảng 2.1: Phân loại EQ của GVMN
Bảng 2.2: Phân loại IQ của GVMN
Bảng 3.1: Thực trạng giá trị EQ thô của GVMN
Bảng 3.2: Thực trạng EQ của GVMN
Bảng 3.3: Thực trạng TTCX của GVMN Thành phố Hà Nôị
Bảng 3.4: Phân phối chuẩn EQ của GVMN
Bảng 3.5: Thực trạng mức độ EQ của GVMN
Bảng 3.6: Các mặt biểu hiện TTCX của GVMN
Bảng 3.7: Thực trạng trí thông minh của GVMN
Bảng 3.8: Mức độ trí thông minh của GVMN
Bảng 3.9: Mối tương quan giữa IQ và EQ của GVMN
Bảng 3.10: Sự phân bố nhóm IQ và EQ của GVMN
Trang 4Bảng 3.11: Danh hiệu thi đua GVMN Thành phố Hà Nội theo danh hiệu đạt được trong công tác giáo dục trẻ
Bảng 3.12: Thành tích giáo dục của GVMN Thành phố Hà Nội
Bảng 3.13: Sự phân bố thành tích giáo dục trong công tác giáo dục của GVMNBảng 3.14: Mô tả thống kê mối liên hệ của EQ với thành tích giáo dục
Bảng 3.15: Tương quan giữa EQ và tuổi đời
Bảng 3.16: Tương quan giữa EQ với tuổi nghề
Bảng 3.17: So sánh mức độ EQ của GVMN theo trình độ đào tạo´
Bang 3.18: Mối liên hệ giữa trình độ đào tạo với EQ
Bảng 3.19: Mối tương quan giữa trình độ đào tạo với EQ
Bảng 3.20: Điểm EQ của khối công lập và tư thục´
Bảng 3.21: Mối tương quan giữa hai loại hình trường
Trang 5MỞ ĐẦU
Mỗi một cá nhân, một nhóm hay một cộng đồng xã hội luôn mong có được
sự phát triển không ngừng để vươn tới một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, vănminh Con người với những hiểu biết, kiến thức sâu rộng sẽ là nền tảng cho sựphát triển xã hội, song học rộng, tài cao chưa đủ, để thành công trong cuộcsống con người phải nhận biết thấu hiểu và kiểm soát được cảm xúc của của
mình và của người khác trong quan hệ ứng xử xã hội Đó là trí tuệ cảm xúc
1.1 Cơ sở lí luận
Một trong rất ít những lĩnh vực được đề cập ngay từ những ngày đầu tiêncủa tâm lí học khoa học đó là trí tuệ Từ trước thế kỉ XX, khái niệm trí tuệ vàchỉ số trí tuệ trở nên rất quen thuộc trong mọi lĩnh vực cuộc sống Các nhà tâm
lí học đã không ngừng nghiên cứu, đi tìm bản chất, vai trò của trí tuệ
Theo cách nhìn của các nhà triết học duy vật - duy cảm Anh, các nhà duy líĐức, các nhà tâm lý học hành vi, tâm lí học Ghestant, tâm lí học hoạt động, trítuệ chỉ là những logic toán học và ta không thể nhìn thấy sự sáng tạo trong trítuệ, vai trò của trí tuệ đối với mỗi con người Với phương pháp biểu trưngchúng ta thấy trí tuệ được chuyển dịch từ hành vi bên ngoài vào những hoạtđộng và sản phẩm tư tưởng con người
Tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu, kế thừa những mặt tích cực, hạn chế nhữngmặt tiêu cực của các cách tiếp cận trên, các nhà tâm lí học đã tìm ra bản chất,nguồn gốc hình thành và phát triển của trí tuệ, yếu tố quan trọng trong tiềm lựccon người với sự nghiệp phát triển của mỗi quốc gia
Theo Howard Gardner có rất nhiều dạng trí tuệ (trí tuệ ngôn ngữ, âm nhạc,toán học,…) Và các trí tuệ này là nền tảng của sự hiểu biết, của tri thức, tạo
Trang 6nên nền tảng của sự thành công Trí tuệ có mối quan hệ với rất nhiều yếu tố(Sinh học, môi trường xã hội, hoạt động…) Trí tuệ thuộc về từng chủ thể hoạtđộng và do vậy các yếu tố của mỗi cá nhân cũng tác động tới trí tuệ, trong đó
có yếu tố cảm xúc Cảm xúc tiêu cực làm giảm hiệu xuất của trí tuệ cá nhân.Cảm xúc tích cực, ngược lại sẽ làm tăng hiệu xuất của trí tuệ cá nhân
Như vậy cảm xúc và trí tuệ có quan hệ rất mật thiết với nhau Cảm xúckhông chỉ ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến trí tuệ (tác động trực tiếp tới trítuệ) mà ngược lại, sự tham gia trực tiếp của yếu tố trí tuệ vào việc nhận thức
và kiểm soát các yếu tố cảm xúc của chủ thể hoạt động và người khác trong
hoạt động, giao tiếp đã dẫn đến một loại trí tuệ - Đó là trí tuệ cảm xúc.
Trí tuệ và cảm xúc là hai mặt của một hành vi cá nhân Cảm xúc làm ảnhhưởng tới trí tuệ và trí tuệ cũng tác động ngược trở lại cảm xúc Cũng đã có rấtnhiều công trình nghiên cứu trí tuệ cho thấy rằng, kết quả hoạt động sống củamỗi cá nhân phụ thuộc nhiều vào các yếu tố phi trí tuệ logic, đó là mức độ thấuhiểu và kiểm soát cảm xúc của mình cũng như của người khác Với lí do nàytrong những năm gần đây có rất nhiều nhà tâm lí học đã tập trung nghiên cứu
về khả năng thâm nhập của trí tuệ vào trong lĩnh vực cảm xúc - tình cảm của mỗi
cá nhân; khả năng nhận thức, kiểm soát, điều khiển chúng trong hoạt động vàgiao tiếp
Từ đây hình thành những hướng nghiên cứu mới về trí tuệ cảm xúc Hướngnghiên cứu này giúp trả lời câu hỏi tại sao một số cá nhân có IQ cao lại thấtbại, mà một số có IQ thấp lại thành công trong cuộc sống Các nhà nghiên cứuluôn muốn giải thích được điều đó, tìm ra đâu là yếu tố cần và đâu là yếu tố đủcủa mỗi cá nhân để đem đến thành công cho chính bản thân và cho xã hội
1.2 Cơ sở thực tiễn
Trong sự phát triển của nền kinh tế xã hội hiện nay, đã đặt ra nhiều yêu cầu
Trang 7của thế giới, mỗi đất nước đều cần có một nguồn nhân lực chất lượng cao (Trí tuệcao).
Con người với tầm cao của trí tuệ đã đưa nhân loại đi từ sự phát triển nàyđến sự phát triển khác: Phát triển trong lĩnh vực chính trị, trong khoa học,trong văn hóa… Các công cuộc cách mạng khoa học đã liên tục mở ra nhữngđiều ngoài sức tưởng tượng của sự phát triển trong các lĩnh vực sản xuất
Với trí tuệ, con người đã từng bước đi lên từ nền văn minh này tới nền vănminh khác cao hơn Bằng trí tuệ con người đã chuyển đổi các hình thái kinh tế
- xã hội dựa trên sự phát triển của phương thức sản xuất Chính bằng trí tuệcon người đã tạo nên sự phát triển của nền văn hóa nhân loại, cải tạo thiênnhiên, tìm ra các dạng năng lượng - thể hiện sự phát triển của xã hội (Lửa, dầuhỏa, điện, các năng lượng mới và ngày nay là công nghệ năng lượng)
Nói như trên không có nghĩa là, trí tuệ chỉ để tạo nên những phát kiến vĩ đạicho nhân loại Mà ngay cả những công việc đời thường cũng rất cần tới trí tuệ.Bất kì ta làm gì, ta là người lao động chân tay, ta là người lao động trí óc, tađều cần có trí tuệ Vì nếu ta có trí tuệ thì công việc của ta sẽ trở nên dễ dànghơn và từ những thành quả bé nhỏ đó ta hoàn toàn có thể có những thành côngtrong cuộc sống
Thế kỉ mới với sự phát triển của nền kinh tế tri thức đã tạo ra nhiều sự biếnđổi nhanh chóng và sâu sắc Nó đặt ra một yêu cầu mới về con người, đó là sựphát triển toàn diện của mỗi cá nhân Sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhântrong xã hội sẽ đem đến một nguồn nhân lực có chất lượng cao, tạo ra đượcnhiều giá trị vật chất cũng như giá trị tinh thần
Theo Daniel Goleman: “Thành công là một quá trình thực hiện, nếu bạnkhống chế được EQ thì khống chế được cuộc đời; nhận thức được mình là đãthành công một nửa” Daniel đã luôn đặt ra câu hỏi cho sự thất bại trong cáccuộc họp của ông Và ông đã thấy sự ảnh hưởng rất lớn của yếu tố cảm xúc tới
Trang 8thành công trong công việc của chính mình Do vậy ông đi tìm câu trả lời chocâu hỏi trên Ông đã nhận thấy sự tham gia của trí tuệ vào cảm xúc tạo nênnhững kết quả rất tốt cho cuộc sống Ông đã đưa ra rất nhiều ví dụ của nhữngngười có trí tuệ cảm xúc, nhờ có trí tuệ cảm xúc họ đạt được thành công trongcuộc sống, từ những việc nhỏ thường ngày đến những việc quan trọng của mỗingười.
Năm 1970, một người thủ thư của một hãng thông tấn Mỹ ở nước ngoài gặpphải tình huống: một nhóm sinh viên đe dọa sẽ thiêu trụi thư viện của bà Bà
đã xử lí rất tốt tình huống này bằng cách mời nhóm sinh viên này sử dụng thưviện làm nơi họp nhóm, bà còn mời những người Mỹ sống ở quanh đó đếntham dự các buổi họp của nhóm sinh viên để tăng cường đối thoại thay cho đốiđầu
Trong cuộc sống hiện nay chúng ta cũng rất dễ dàng nhận ra, có nhiều sinhviên cùng học một trường, họ đều rất thông minh, sáng tạo Nhưng không phảitất cả họ khi ra trường đều gặt hái được thành công Điều gì đem lại kết quảkhác nhau đó? Ta thường thấy có người biết giải quyết các vấn đề giữa conngười với nhau, xử lí các mối quan hệ luôn thành công hơn những cá nhânkhác, mặc dù trí tuệ, học vấn thua kém họ
Các nhà tâm lí học khẳng định rằng, sự thành công trong cuộc sống của mỗi
cá nhân không hẳn là do trí thông minh, học vấn cao mang lại mà còn doTTCX mang lại Trong nhiều trường hợp TTCX giữ vai trò quyết định
Như vậy TTCX rất cần thiết cho mỗi người trong xã hội và đối với giáoviên mầm non cũng vậy Bên cạnh những kiến thức chuyên môn, sự hiểu biết
xã hội, giáo viên mầm non rất cần có kĩ năng của trí tuệ cảm xúc để nâng caohiệu quả chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non Từ những vấn đề lí luận và thực
tiễn trên đây chúng tôi chọn đề tài “ Nghiên cứu ảnh hưởng của trí tuệ cảm
Trang 9cứu của mình Hi vọng rằng, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làmphong phú cơ sở lí luận và thực tiễn về TTCX.
- Vận dụng hệ thống lý luận về TTCX để tìm hiểu thực trạng TTCX củaGVMN
- Nghiên cứu ảnh hưởng của TTCX đến hoạt động nghề nghiệp của GVMN
và đề xuất một số biện pháp nâng cao TTCX cho GVMN
Giáo viên mầm non một số trường mầm non thành phố Hà Nội
Mức độ trí tuệ cảm xúc của GVMN và ảnh hưởng của TTCX đến hoạt độngnghề nghiệp của họ
TTCX là một yếu tố rất quan trọng đưa đến thành công trong cuộc sống conngười nói chung và trong công tác giáo dục của GVMN nói riêng TTCX củagiáo viên một số trường mầm non Thành phố Hà Nội hiện nay chưa cao Điều
đó có thể ảnh hưởng không tốt đến hoạt động nghề nghiệp của GVMN Nếutìm ra được các biện pháp nâng cao TTCX cho GVMN thì sẽ ghóp phần đưađến thành công trong hoạt động nghề nghiệp của họ
5.1 Nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu tổng quan về TTCX của các tác giả trong và ngoài nươc
Trang 10- Xây dựng cơ sở lý luận về TTCX của GVMN và ảnh hưởng của nó đếnhoạt động nghề nghiệp của họ.
5.2 Nghiên cứu thực tiễn
- Nghiên cứu thực trạng TTCX của GVMN và ảnh hưởng của nó đến hoạtđộng nghề nghiệp của họ Xác định nguyên nhân dẫn đến thực trạng TTCXcủa GVMN
- Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nâng cao TTCX cho GVMN
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Phân tích, tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm xây dựng cơ
sở lí luận về TTCX và ảnh hưởng của nó tới hoạt động nghề nghiệp củaGVMN
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1 Phương pháp trắc nghiệm
Sử dụng test trí thông minh vật liệu hình Wiener Matrizen test (WMT) củanhà tâm lí học người Áo Anton K Formann để đo mức độ trí thông minh củaGVMN
Sử dụng test TTCX của John D Mayer, Peter Salovey, David R Caruso(MSCEIT) được soạn thảo năm 1999 để đo mức TTCX của GVMN
6.2.2 Phương pháp quan sát
Quan sát những biểu hiện TTCX của GVMN thông qua các hoạt động nghềnghiệp của họ; ảnh hưởng của TTCX tới hiệu quả hoạt động nghề nghiệp củahọ
Trang 11Sử dụng phiếu hỏi để điều tra, xác định rõ thêm mức TTCX của GVMN vàảnh hưởng của TTCX tới hoạt động nghề nghiệp của họ.
6.2.4 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Tham khảo và xin ý kiến chuyên gia thẩm định những tiêu chí đo các biểuhiện TTCX của giáo viên mầm non trong hoạt động sư phạm
Chúng tôi sử dụng một số công thức toán học thống kê: Công thức tỉ lệ %;tính đểm trung bình cộng; xác định độ lệch chuẩn; … để xử lí kết quả nghiêncứu
thực tiễn Các số liệu thống kê được xử lí trên phần mềm SPSS
- Về nội dung: Tìm hiểu biểu hiện về mức TTCX của GVMN và ảnhhưởng của nó đến hoạt động nghề nghiệp của họ Trên cơ sở đó xây dựng một
số biện pháp tác động sư phạm nhằm nâng cao TTCX cho GVMN
- Địa bàn nghiên cứu: Một số trường mầm non Thành phố Hà Nội
- Về thời gian: Thực hiện trong 1 năm (2011 – 2012)
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần xây dựng cơ sở lí luận và thựctiễn về TTCX của giáo viên mầm non Chỉ ra mối quan hệ ảnh hưởng củaTTCX đến hiệu quả hoạt động nghề nghiệp của giáo viên mầm non Trên cơ sở
đó đề xuất được một số biện pháp nhằm nâng cao TTCX cho giáo viên mầmnon
Trang 12Chương I: Những vấn đề cơ bản về trí tuệ cảm xúc
Trí tuệ cảm xúc là một hướng nghiên cứu mới về trí tuệ, trong những nămgần đây được rất nhiều nhà tâm lý học quan tâm
Trí tuệ cảm xúc (Emotional intelligence – EI) thường dùng dưới hàm nghĩanói về chỉ số cảm xúc (Emotional intelligence quotient – EQ) của mỗi cá nhân.Chỉ số này mô tả khả năng, năng lực, kĩ năng hay khả năng tự nhận thức đểxác định, đánh giá và điều tiết cảm xúc của bản thân mỗi người, của ngườikhác, của các nhóm cảm xúc
Bàn về TTCX có rất nhiều quan điểm khác nhau, và với mỗi một thời điểmnhất định các nhà nghiên cứu lại đưa ra cách nhìn mới về trí tuệ cảm xúc
1.1.1 Những nghiên cứu về TTCX trên thế giới
Nguồn gốc sâu xa nhất của TTCX có thể truy ngược về việc Darwin nghiêncứu tầm quan trọng của sự diễn đạt cảm xúc của các cá thể trong quá trìnhchọn lọc tự nhiên và các thay đổi thích nghi Ngay từ đầu thế kỷ XX, mặc dùcác định nghĩa truyền thống về trí tuệ nhấn mạnh tới yếu tố nhận thức như là
Trang 13tầm quan trọng của khía cạnh "ngoài nhận thức" (non-cognitive) Ví dụ như,
ngay từ những năm 1920, E L Thorndike đã sử dụng khái niệm "hiểu biết xãhội" để miêu tả kĩ năng hiểu và quản lí người khác [10]
Tương tự, năm 1940 David Wechsler đã miêu tả ảnh hưởng của yếu tố phitrí tuệ lôgic tới các ứng xử thông minh, và cho rằng các mô hình của chúng ta
về sự thông minh vẫn chưa hoàn thiện cho tới khi chúng ta có thể miêu tả thíchđáng các yếu tố này
Wayne Payne là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ TTXC trong luận án tiến
sỹ của mình: "Nghiên cứu về xúc cảm: Phát triển TTCX" vào năm 1985 Tuy
nhiên, thuật ngữ gần tương tự đã xuất hiện trước đó, Hanscarl Leuner (1966)[10] Stanley Greenspan cũng đồng thời đề xuất mô hình TTXC này năm 1985,nối tiếp Howard Gardner (1983) là người có công lớn trong việc xem xét lại lýthuyết TTCX trong tâm lý học Mô hình đa trí tuệ nổi tiếng của ông cho rằng,trí tuệ cá nhân gồm hai loại: trí tuệ nội nhân cách (Intrapersonal intelligence)
và trí tuệ liên nhân cách (Interpersonal intelligence) Trong quan sát của ông,các kiểu trí tuệ truyền thống như IQ không thể giải thích một cách đầy đủ khảnăng nhận thức của con người Vì vậy thậm chí với những khái niệm cho trướcđến những khái niệm biến đổi, đều có một tin tưởng chung rằng những địnhnghĩa truyền thống về trí tuệ đang thiếu khả năng giải thích những kết quảtrước đó
Rewen Bar – On nhà tâm lý học người Israel (quốc tịch Mỹ) là người đầutiên đưa ra thuật ngữ EQ ( Emotional intelligence Quotient) trong luận án tiến
sĩ của mình (1985) Ông đặt TTCX trong phạm vi lý thuyết nhân cách, đưa ra
mô hình Well –being (1997) với ý định trả lời câu hỏi “Tại sao người này cókhả năng thành công trong cuộc sống hơn những người khác?” Ông đã nhậndiện được 5 khu vực bao quát về mặt chức năng phù hợp với cuộc sống bao
Trang 14gồm: các kỹ năng hiểu mình, các kỹ năng hiểu người khác, tính thích ứng,kiểm soát stress và tính khí
Theo Bar-On TTCX là trí thông minh thể hiện qua một tập hợp các năng lựcchung, các năng lực cụ thể và các kỹ năng… đặc trưng cho sự tích lũy nhữnghiểu biết được dùng để đương đầu với cuộc sống một cách hiệu quả
Bar-On là người đầu tiên dùng chỉ số EQ để đo lường TTCX Ông cho rằng:TTCX là tổ chức các năng lực phi nhận thức và những kỹ năng chi phối nănglực của cá nhân nhằm đương đầu có hiệu quả với những đòi hỏi và sức ép củamôi trường
Peter Salovey, năm 1977, trong cuốn “Sự phát triển cảm xúc và trí tuệ cảm
xúc” cho rằng: Trí tuệ cảm xúc bao gồm khả năng tiếp nhận đúng, đánh giá và
thể hiện cảm xúc, khả năng đánh giá và phân loại những cảm xúc giúp địnhhướng suy nghĩ, khả năng hiểu và điều khiển, định hướng cảm xúc nhằm giatăng sự phát triển cảm xúc và trí tuệ Peter Salovey và John Mayer (1990) đãđưa ra lý thuyết trí tuệ cảm xúc trong bài báo “Trí tuệ cảm xúc”, lý thuyết này
có ảnh hưởng mạnh nhất tới lý thuyết trí tuệ cảm xúc thời điểm đó Theo haitác giả này, TTCX được nhận diện như là năng lực làm chủ, điều khiển, kiểmsoát xúc cảm, tình cảm của mình và của người khác để sử dụng thông tin nàyđịnh hướng cách suy nghĩ và cách hành động của một cá nhân Hai tác giả này
đã đưa ra một mô hình TTCX nhấn mạnh đến mặt nhận thức Mô hình này tậptrung vào những khả năng tâm trí cụ thể phục vụ cho việc nhận biết và tổ chứcđiều khiển xúc cảm (ví dụ: biết người khác đang cảm nhận điều gì là một nănglực tâm lý, trái lại cởi mở, thân thiện là một hành vi) Năm1997, P.Mayer vàSalovey đưa ra định nghĩa: “TTCX như là năng lực nhận biết, bày tỏ xúc cảm,hòa xúc cảm vào suy nghĩ, hiểu suy luận với xúc cảm, điều khiển, kiểm soátxúc cảm của mình và của người khác”
Trang 15Mô hình TTCX này là kiểu mô hình thuần nhất năng lực, gồm bốn năng lực
cơ bản, tương ứng với bốn mức độ từ thấp lên cao:
- Nhận thức và bày tỏ cảm xúc
- Hòa cảm xúc vào suy nghĩ
- Thấu hiểu và biết phân tích cảm xúc
- Điều khiển các xúc cảm một cách có suy nghĩ, có tính toán
Theo Edawrd De Bono (nhà tâm lý học người Anh), TTCX là loại trí tuệgiúp cá nhân đi sâu phân tích, khám phá và làm bộc lộ cảm xúc của chủ thể rangoài Nó là loại trí tuệ trực giác, linh cảm và phi logic [24.176]
Boyatzis (1999) cho rằng: TTCX là năng lực nhận biết những tình cảm củamình và của người khác để tự thúc đẩy mình, kiểm soát, điều khiển xúc cảmcủa mình và của người khác.[23.98]
Daniel Goleman, một tiến sĩ Tâm lý học của Đại học Harward, một người
phụ trách chuyên mục khoa học của tờ Times, tập hợp những kết quả nghiêncứu về TTCX và viết thành cuốn sách gây tiếng vang lớn ở Mỹ với nhân đề
“TTCX : Tại sao nó lại có thể quan trọng hơn IQ đối với tính cách, sức khỏe
và thành công trong cuộc đời?” (Emotional intelligence – Why it can matter
more than IQ for Character, Heath and lifelong Achievement?) Từ đây EQ trởthành yếu tố quan trọng để lựa chọn con người vào vị trí lãnh đạo DanielGoleman nghiên cứu và đã đưa ra mô hình 5 lớp về TTCX theo lý thuyết hiệu
quả thực hiện công việc, được tác giả mô tả trong cuốn “Làm việc với trí tuệ
cảm xúc” công bố năm 1998 Lý thuyết này của ông đề cập đến năng lực dựa
trên một loạt các năng lực cụ thể, mà các năng lực cụ thể này là sự hòa trộn các
kỹ năng nhận thức với các kỹ năng xúc cảm tình cảm nhưng lại tách biệt khỏicác năng lực được đo trong các trắc nghiệm trí tuệ (IQ) truyền thống
Trang 16Mô hình TTCX do D.Goleman đề xuất là một mô hình kiểu hỗn hợp gồm 5lĩnh vực:
- Hiểu biết về xúc cảm của mình (Knowing one’s emotions)
- Quản lý xúc cảm (Managing emotions)
- Tự thúc đẩy/ động cơ hóa mình (Motivating oneselt)
- Nhận biết xúc cảm của người khác (Reconizing emotions in others)
- Xử lý các mối quan hệ (Handling relationships)
D.Goleman là tác giả của một loạt tác phẩm: “TTCX: Làm thế nào để biến
những xúc cảm của mình thành trí tuệ” (1997), “Làm việc với trí tuệ cảm xúc”
(1998), “Nghệ thuật lãnh đạo cơ bản: Việc nhận thấy sức mạnh của TTCX” (2002), “Những xúc cảm dễ bị phá vỡ: Làm thế nào để vượt qua” (2003)…
Những nghiên cứu của ông không chỉ dừng lại ở việc xác định bản chất củaTTCX mà còn tìm ra những biện pháp giáo dục TTCX một cách hiệu quả.Như vậy, mặc dù TTCX là một vấn đề mới được nghiên cứu, song trên thếgiới đã có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này Trong đó phải kể đến bađại diện tiêu biểu sau:
- Rewen Bar-On với mô hình hỗn hợp hay pha trộn: bằng cách hòa trộn vàotrí tuệ cảm xúc những đặc tính phi năng lực, cách tiếp cận trí tuệ cảm xúc dướigóc độ nhân cách Mô hình của Bar-on dự đoán thành công với tư cách là “sảnphẩm của cái mà một người cố gắng đạt được, cố gắng hoàn thành…(1997)
- D.Goleman đề xuất lý thuyết hiệu quả thực hiện công việc, trong đó đưa
ra kiểu mô hình hỗn hợp, mô hình TCCX bao gồm các năng lực tâm lý và cácphẩm chất nhân cách Ông cho rằng mô hình hỗn hợp này có độ dự đoán rấtcao Đặc biệt mô hình này giúp cho dự doán và phát triển những năng lựcvượt trội của những cá nhân xuất sắc trong công việc của từng loại nghề
Trang 17- J.Mayer và P.Salovey trong lý thuyết của mình đã “giới hạn TTCX vàomột khái niệm năng lực tâm lý và tách TTCX ra khỏi những nét tích cực quantrọng” của nhân cách (J.Mayer, Salovey,1993,1997) Vì vậy, mô hình của haiông là kiểu mô hình thuần nhất năng lực, chú ý vào khái niệm hạt nhân củaTTCX, đó chính là các xúc cảm và sự tương tác giữa các xúc cảm và ý nghĩ.Việc xác định TTCX như là một năng lực tâm lý đã tách biệt nó khỏi các loạitrí thông minh truyền thống (trí thông minh dùng lời và trí thông minh khôngdùng lời), giúp cho việc xác định được cấu trúc bên trong TTCX và ứng dụng
nó trong cuộc sống
1.1.2 Những nghiên cứu về TTCX ở Việt Nam
Ở Việt Nam, thuật ngữ “TTCX” đã bắt đầu được nhắc tới khá nhiều song sốlượng các công trình nghiên cứu về nó chưa nhiều
Năm 1997, thuật ngữ “TTCX” được chính thức đề cập tới tại một xeminacủa các nhà nghiên cứu thuộc Chương trình khoa học xã hội cấp nhà nước KX-
07 do GS.TSKH Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm
Tạp chí Tâm lý học của Viện Tâm lý học thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội
và Nhân văn Quốc gia (nay là Viện Khoa học xã hội Việt Nam) lần đầu tiênđăng một loạt bài chuyên khảo về TTCX của PGS Nguyễn Huy Tú, bài đầutiên in trong số 6, tháng 12/2000 với tiêu đề: “TTCX – bản chất và phươngpháp chẩn đoán” Trong khuôn khổ chương trình khoa học xã hội cấp nhà nướcKX-05 chu kì 2001 - 2005, do GS.TSKH Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm,TTCX được xác định là một trong ba thành tố trí tuệ (trí thông minh, trí sángtạo, trí cảm xúc) đang được các nhà tâm lý học và giáo dục học của Viện khoahọc giáo dục nghiên cứu trong khuôn khổ đề tài cấp nhà nước KX-05-06
Năm 2002, Nguyễn Thị Dung đã tìm hiểu TTCX và thử đo đạc loại trí tuệnày ở giáo viên tiểu học trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ Tâm lý học đượcthực hiện tại Viện Khoa học giáo dục
Trang 18Năm 2004, Dương Thị Hoàng Yến đã nghiên cứu TTCX của giáo viên tiểuhọc trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ tâm lý học được thực hiện tại Đại học Sưphạm Hà Nội
Năm 2005, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Trường Đại học SưPhạm Hà Nội do PGS Trần Trọng Thủy chủ nhiệm đã sử dụng công cụ trắcnghiệm để đo chỉ số TTCX của sinh viên hai trường Đại học Sư phạm Hà Nội
và Đai học Sư phạm Thái Nguyên
Nguyễn Công Khanh với Nghiên cứu TTCX ở học sinh THPT
Năm 2008, Nguyễn Thị Dung với Luận án tiến sĩ về TTCX với công tácchủ nhiệm lớp ở trường THCS và con đường nâng cao loại trí tuệ này đượcthực hiện tại Viện Khoa học giáo dục
Năm 2009, Dương Thị Hoàng Yến tiếp tục với đề tài TTCX của giáo viêntiểu học để bảo vệ luận án tiến sĩ tâm lý học, thực hiện tại Viện Tâm lí ViệnKhoa học Xã hội Việt Nam
Tiếp đó còn có một số nghiên cứu về các mặt khác nhau của trí tuệ cảmxúc, song chưa thật sự thể hiện chiều sâu của vấn đề
Như vậy, những công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn tâm lí học trong
và ngoài nước đề cập khá nhiều tới “TTCX” và đã đạt được những kết quảbước đầu đem đến cho xã hội hướng suy nghĩ mới về trí tuệ con người Tuyvậy, các công trình nghiên cứu chưa tập trung thích đáng vào việc nghiên cứubiện pháp nâng cao TTCX của cá nhân trong hoạt động nghề nghiệp Đặc biệt,mảng đề tài nghiên cứu TTCX và biện pháp nâng cao TTCX của người giáoviên mầm non chưa được nghiên cứu đúng mức
1.2.1 Trí tuệ
Trí tuệ - một vấn đề luôn được nhắc đến trong cuộc sống con người Nó có
Trang 19trí tuệ đã có rất nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau Với mỗi cách tiếp cậnkhác nhau lại có một quan niệm về trí tuệ Chúng ta cùng sơ lược qua một sốquan điểm về trí tuệ nói chung.
1.2.1.1 Các quan niệm về trí tuệ
Có thể nói trí tuệ là một lĩnh vực mà trong khoa học và ngay cả sinh hoạthàng ngày có rất nhiều tên gọi khác nhau: trí tuệ, trí thông minh, trí lực, tríkhôn, … Những thuật ngữ này đều có những sắc thái riêng và dùng trong cácvăn cảnh
xác định Vậy, cần có sự thống nhất trong việc dùng các thuật ngữ này
Trong Từ điển tiếng Việt: Trí tuệ là những suy nghĩ, tư duy của con người,bao gồm những khả năng tưởng tượng, ghi nhớ, phê phán, lý luận, thu nhận trithức có thể tiến lên tới phát minh khoa học, sáng tạo nghệ thuật.Trí khôn:Khả năng suy nghĩ và hiểu biết; trí năng: năng lực hiểu biết, suy nghĩ; trí lực:năng lực trí tuệ; trí thông minh: có hai nghĩa, 1 Có trí lực tốt, hiểu nhanh, tiếpthu nhanh; 2 Nhanh trí và khôn khéo, tài tình trong cách ứng đáp, đối phó.Trong tiếng Latinh, intellectus (trí tuệ) có nghĩa là trí năng sắc sảo, sự hiểubiết chu đáo
Theo Nguyễn Khắc Viện (1991), có sự khác nhau giữa trí khôn và trí tuệ.Trí khôn là khả năng hành động thích nghi với những biến động của hoàncảnh, thiên về hành động Trí tuệ cũng là khả năng thích nghi nhưng thiên về
tư duy trừu tượng
Theo Phạm Hoàng Gia (1979), Nguyễn Kế Hào (1985)… trí thông minh làmột phẩm chất cao của trí tuệ, mà cốt lõi là tính chủ động, linh hoạt và sángtạo của tư duy để giải quyết tối ưu vấn đề nào đó trong những tình huống mới,phức tạp
Như vậy, trí khôn, trí thông minh, trí năng, trí lực, là các cách quan niệmkhác nhau về sự nhận thức của con người trong từng hoàn cảnh xác định Nó
Trang 20chính là sự thể hiện các mức độ khác nhau của trí tuệ, là những bình diện củanăng lực cá nhân Và thuật ngữ “trí tuệ” là thông dụng và thể hiện sự bao quáthơn cả Có quan niệm cho rằng, trí tuệ chính là trí thông minh như: W.Stern,J.Guthke, F.Klix và J.Lander Lại có quan niệm “trí tuệ khác với trí thôngminh” như: E Jaques (GS, xã hội học , Đại học Brunel ở Anh), thì theo ông
“Năng lực trí tuệ là phức hợp những năng lực giúp cho mỗi cá nhân có khảnăng làm việc và đạt những mục tiêu đã đề ra”, “năng lực trí tuệ là năng lựccủa cá nhân tham gia giải quyết vấn đề và những công việc hằng ngày bằnghành vi có định hướng mục tiêu”
Như vậy, có bao nhiêu nhà nghiên cứu về trí tuệ thì có bấy nhiêu quan điểm
về nó Do đó, khó có thể bắt mọi người tuân theo một định nghĩa chung về trítuệ Song các nhà nghiên cứu cũng đã đúc kết và thấy rằng, có thể phân cácquan điểm về trí tuệ thành ba nhóm: 1 Coi trí tuệ là khả năng hoạt động laođộng và học tập; 2 Đồng nhất trí tuệ với năng lực tư duy trừu tượng, 3 Trí tuệ
là năng lực thích ứng tích cực của cá nhân
- Nhóm quan niệm thứ nhất đã có từ lâu và khá phổ biến Theo nhà tâm lýhọc người Nga, Ananhiex, trí tuệ là đặc điểm tâm lý phức tạp của con người
mà kết quả của công việc học tập và lao động phụ thuộc vào nó Thực ra, mốiquan hệ giữa học tập đặc biệt là kết quả học tập) với khả năng trí tuệ của cánhân đã được các nhà sư phạm quan tâm từ lâu Nhiều công trình nghiên cứu
đã cho thấy, giữa hai yếu tố này có quan hệ nhân quả với nhau Tuy nhiên, đâykhông phải là quan hệ tương ứng [1-1] Ngay từ những năm 1905, nhà tâm lýhọc Pháp A.Binet (1857-1911) đã nghiên cứu (bằng test trí lực) và xác địnhđược những học sinh học kém do khả năng trí tuệ và những em do lười họchoặc do nguyên nhân khác
- Nhóm quan niệm thứ hai, về thực chất, đã quy hẹp khái niệm trí tuệ và các
Trang 21(L.Terman 91937), G.X.Cootxchuc 91871), V.A.Cruchetxki (1976),R.Sternberg (1986), D.N.Perskins (1987).
- Nhóm quan niệm thứ ba, coi trí tuệ là khả năng thích ứng của cá nhânđược phỏ biến hơn cả và thu hút nhiều nhà nghiên cứu: U.Sterner, G.Piagiet,Đ.Wechsler, R.Zazzro… Theo Piagiet (1969), bất kì trí tuệ nào cùng đều làmột sự thích ứng Đ.Wechsler cho rằng (1939): trí tuệ là khả năng tổng thể đểhoạt động một cách có suy nghĩ, tư duy hợp lý, chế ngự được môi trường xungquanh Trí tuệ là khă năng xử lí thông tin để giải quyết vấn đề và nhanh chóngthích nghi với tình huống mới (F.Raynal, A.Rieunier -1997) Trí tuệ là khảnăng hiểu các mối quan hệ sẵn có giữa các yếu tố của tình huống và thích nghi
để thực hiện cho lợi ích bản thân (N.Sillamy-1997)
Thực ra các quan niệm về trí tuệ không loại trừ nhau Trong thực tiễnkhông có quan niệm nào chỉ chú ý đến duy nhất một khía cạnh năng lực tư duyhay khả năng thích ứng, mà thường đề cập hầu hết tới các nội dung đã nêu Sựkhác biệt giữa các quan niệm chỉ là ở chỗ khía cạnh nào được nhấn mạnh vànghiên cứu sâu hơn Tuy nhiên, để có cách hiểu bao quát vấn đề trí tuệ, cầntính đến những đặc trưng của nó: 1 Trí tuệ là yếu tố tâm lý có tính độc lậptương đối với các yếu tố tâm lý khác của cá nhân 2 Trí tuệ có chức năng đápứng mối quan hệ tác động qua lại giữa chủ thể với môi trường sống, tạo ra sựthích ứng tích cực của cá nhân 3 Trí tuệ được hình thành và biểu hiện tronghoạt động của chủ thể 4 Sự phát triển của trí tuệ chịu ảnh hưởng của yếu tốsinh học của cơ thể và chịu sự chế ước của các yếu tố văn hóa – xã hội
1.2.1.2 Cấu trúc trí tuệ
Cũng như định nghĩa về trí tuệ, có nhiều quan niệm khác nhau về cấu trúctrí tuệ Căn cứ vào các phương pháp tiếp cận khác nhau, chúng ta có các môhình cấu trúc khác nhau Theo phương pháp phân tích nhân tố ta có mô hìnhcấu trúc trí tuệ hai thành phần và đa thành phần Theo phương pháp phân tích
Trang 22đơn vị ta có mô hình cấu trúc trí tuệ theo lý thuyết hoạt động và lý thuyết nhiềudạng trí tuệ.
Xét theo phương pháp phân tích nhân tố ta có:
Mô hình cấu trúc trí tuệ hai thành phần
- Mô hình trí tuệ C Spearman
C Spearman, nhà tâm lý học người Anh (1863 -1945) cho rằng, trí tuệ conngười là một cấu trúc gồm hai nhân tố:
+ Nhân tố G: đó là sự linh hoạt, mềm dẻo của hệ thần kinh
+ Nhân tố S: là những hiểu biết, năng lực, năng khiếu chuyên biệt
Hai yếu tố này hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong mỗi cá nhân tạo nên khảnăng trí tuệ của họ Đây là một mô hình cấu trúc đã mở ra hướng ngiên cứumới trong trí tuệ đặc biệt là đối với các trắc nghiệm đo lường Nhưng cáchphân chia này còn quá chung chung nên giá trị thực tiễn còn chưa cao
- Mô hình trí tuệ của N.A Menchinxcaia
Theo Menchinxcaia và E.N.Canbanova – Menle cấu trúc trí tuệ gồm hai
thành phần: Tri thức về đối tượng (cái được phản ánh) và các thủ thuật trí tuệ
(phương thức phản ánh)
Với mô hình cấu trúc này, N.A Menchinxcaia chỉ ra vấn đề phát triển trítuệ cho trẻ không chỉ là sự tăng lên về số lượng tri thức hoặc chỉ nhằm vào thủthuật trí tuệ mà cần quan tâm phát triển đồng đều hai thành phần này Tuynhiên, cấu trúc hai thành phần này cũng còn quá trừu tượng và mới chủ yếuquan tâm tới các thao tác trí óc, còn hàng loạt thao tác khác (kể cả thao tác vậtchất) chưa được đề cập
Ngoài hai mô hình trên có thể dẫn ra nhiều mô hình khác Chẳng hạn, theoR.Cattell (1967), trong trí tuệ của cá nhân có hai thành phần là: “trí lỏng”(Fluid intelligence) có từ khi mới sinh, nó là cơ sở cho khả năng tư duy, trí
Trang 23nhớ, khả năng lập luận v.v; “trí tuệ tinh luyện” (crystallized intelligence), baogồm những kiến thức thu được qua học tập trong cả đời người.
Cũng tương tự như R.Cattell, Hebb (1974) chia trí tuệ thành hai thànhphần: “trí tuệ A” và “trí tuệ B” Trí A là tiềm năng, có từ khi mới sinh và lànguyên liệu cơ bản cho sự phát triển các năng lực trí tuệ sau này, còn trí B làkết quả của sự tương tác giữa trí tuệ A với môi trường
Theo một cách khác, Jensen (1969), chia trí tuệ thành hai mức: trí tuệ cụthể, thực hành (trình độ I), tham gia vào các hoạt động đời thường và trí tuệtrừu tượng (trình độ Ii), tham gia vào các hoạt động nhận thức khoa học
Cũng theo xu hướng trên, Nguyễn Khắc Viện (1991) đề nghị hai mức trítuệ: trí làm và trí nghĩ Các mô hình theo kiểu phân mức như trên, chúng ta còngặp lại khi phân tích sự phát triển của trí tuệ cá nhân
Mô hình cấu trúc trí tuệ đa nhân tố
Phương pháp phân tích nhân tố đã thực sự kích thích các nhà nghiên cứu đisâu vào các tầng vi mô của trí tuệ Nhờ đó, ngày nay có thể kể ra vô số cấu trúc
đa thành phần
- Mô hình cấu trúc đa nhân tố của L.L Thurtone
L.L.Thurtone (1887 – 1955) là nhà tâm lí học Mỹ Theo ông, có nhiều yếu
tố trong trí tuệ cá nhân tham gia vào sự thành công của mọi trắc nghiệm, nhưtri giác, trí nhớ, ngôn ngữ.v.v Bằng phương pháp thống kê, ông đã làm rõ cácyếu tố đặc trưng trong trí tuệ cá nhân và gọi đó là các yếu tố trí tuệ nguyênthủy Theo ông có 7 yếu tố:
+ Khả năng hiểu và vận dụng số, bao gồm các thao tác với các con số - yếu
tố N (Number)
+ Hiểu (lĩnh hội) được ngôn ngữ (nói và viết) – yếu tố V (Verbalcomprehension)
Trang 24+ Sự hoạt bát ngôn ngữ, biểu hiện qua khả năng dùng từ ngữ chính xác vàlinh hoạt – yếu tố W ( Word fluency)
+ Khả năng về không gian, bao hàm khả năng biểu tượng về vật thể trongkhông gian – yếu tố S ( Space)
+ Trí nhớ - yếu tố M ( Memory)
+ Khả năng tri giác – yếu tố P (Perceptual)
+ Khả năng suy luận – yếu tố R ( Reasoning)
Mô hình trí tuệ đa nhân tố của L.L.Thurtone là một đóng ghóp lớn chohướng phân tích nhân tố trong nghiên cứu trí tuệ Tuy nhiên, ngày nay, dễdàng nhận ra mô hình trên chỉ là trường hợp cụ thể trong nhiều mô hình loạinày
- Mô hình cấu trúc ba chiều của J.P Guilford
J.P.Guilford với hai đóng góp lớn: Cấu trúc nội dung của trí tuệ và quanđiểm về trí tuệ sáng tạo (1959)
Xét về cấu trúc trí tuệ, ông là người đưa ra một mô hình chi tiết và cụ thểnhất Theo ông, trí tuệ gồm có: mặt thao tác, nội dung sự vật, sản phẩm
+ Mặt thao tác gồm các yếu tố : khả năng nhận thức ; trí nhớ; tư duy hội tụ;
tư duy phân kì ; khả năng đánh giá
+ Mặt nội dung phản ánh: hình ảnh (tượng hình); tượng trưng (biểu tượng);
ngữ nghĩa (khái niệm); hành vi (ứng xử)
+ Mặt sản phẩm: Đơn vị (cá thể): các yếu tố giản đơn; lớp (loại): toàn bộ
các yếu tố có đặc tính giống nhau; quan hệ: tất cả những gì liên kết các yếu tốhay các lớp; hệ thống; chuyển hóa; tổ hợp
Mô hình cấu trúc ba mặt của trí tuệ gồm 120 yếu tố và được gọi theo nhiềutên: Khối vuông trí tuệ; Mô hình ba chiều; Mô hình cấu trúc trí tuệ - hình ảnh.Với mô hình chi tiết này, Guilford hi vọng sẽ chỉ ra một cách sáng tạo các
Trang 25Trong mô hình trí tuệ này, J.P Guilford cho rằng, trong trí tuệ có hai thành
phần: Thứ nhất: tư duy hội tụ (convergence thinging), thứ hai: tư duy phân kỳ
(Divergence thinging)
Ở đây Guilford đã đặt các nhà nghiên cứu trí tuệ theo xu hướng trắc nghiệmtruyền thống trước vấn đề có tính phương pháp luận: trí tuệ con người khôngchỉ bao gồm các thành phần logic, được biểu hiện qua các bài trắc nghiệm cótính khuôn mẫu tương ứng, mà còn có cả các thành phần sáng tạo, nhưng đãkhông được phản ánh trong các trắc nghiệm hiện hành
- Mô hình cấu trúc trí tuệ của R.J Sternberg
Robert J Sternberg là giáo sư trường đại học Yale (Mỹ) Ông cho rằng, bất
cứ sự giải thích nào về trí tuệ cũng phải giải quyết được ba vấn đề:
Thứ nhất, phải có khả năng liên kết trí tuệ với khả năng bên trong của con
người, giải thích được cái gì xảy ra khi con người suy nghĩ một cách thôngminh
Thứ hai, có khả năng giải thích mối quan hệ giữa thế giới bên ngoài với trí
tuệ con người, giải thích được trí tuệ vận hành trong thế giới hiện thực như thếnào
Thứ ba, phải liên kết giữa thao tác trí tuệ với kinh nghiệm cá nhân.
Theo R.Sernberg (1986), năng lực trí tuệ và năng lực tư duy không thể táchrời nhau, mặc dù năng lực trí tuệ rộng hơn năng lực tư duy Trên cơ sở đó ôngxây dựng thuyết ba thành phần trí tuệ để giải thích các quan điểm của mình.Ông gọi tên ba thành phần đó là: Cấu trúc, kinh nghiệm và điều kiện
Thành phần cấu trúc Đây chính là cấu trúc của kỹ năng tư duy Trong cấu
trúc này có ba thành phần: Siêu cấu trúc, thực hiện và tiếp nhận
Kinh nghiệm là khía cạnh thứ hai của trí tuệ Nó cho phép chỉ ra trong kinh
nghiệm cá nhân chỗ nào trí tuệ cần tập trung và mang tính quyết định Kinh
Trang 26nghiệm làm tăng khả năng giải quyết các nhiệm vụ mới và giúp cho việc xử lýthông tin có tính chất tự động nhiều hơn
Ngữ cảnh là khía cạnh thứ ba trong mô hình trí tuệ của Sernberg, là mối
quan hệ giữa các hành vi trí tuệ của cá nhân với hoàn cảnh bên ngoài Nóicách khác, lực đẩy của trí tuệ là sự thích ứng
Tóm lại, mô hình của Sternberg đã cung cấp một quan điểm khá phong phú
về bản chất của trí tuệ Nó gợi ý muốn biết một cá nhân thông minh như thếnào cần xem xét: 1 Các kỹ năng xử lý thông tin của họ; 2 Kinh nghiệm của
họ về những thông tin (những tình huống, bài tập) đó; 3 Ngữ cảnh trong đó
họ đang thực hiện các bài tập được giao (văn hóa, thời đại, tuổi tác…)
- Mô hình cấu trúc trí tuệ của D.N Perkins
D.Perkins là giáo sư tâm lí học, trường Đại học Harward Ông là người có
xu hướng tổng hợp khi nghiên cứu vấn đề trí tuệ, tư duy Theo ông, không nên
có quan niệm hẹp hòi về trí tuệ, quy nó bằng trắc ngiệm và đánh giá qua chỉ sốIQ
Theo D.Perkins, hiện có ba quan niệm phổ biến về trí tuệ:
+ Trí tuệ là năng lực cá nhân: quy sức mạnh trí tuệ vào yếu tố sinh học.+ Trí tuệ là các thủ thuật trí tuệ: Có thể dạy và huấn luyện được
+ Trí tuệ là trình độ chuyên môn: Trí tuệ phụ thuộc vào sự hiểu biết nộidung chuyên môn và lập luận trên lĩnh vực đó
D.N.Perkins cho rằng, nếu quan niệm riêng rẽ như vậy, thì không có líthuyết nào kể trên có thể giải quyết triệt để vấn đề trí tuệ Theo ông, cấu trúc trítuệ phải
bao hàm cả ba nội dung đó và có thể mô tả bằng công thức
Trí tuệ = Năng lực + thủ thuật + trình độ chuyên môn.
Nghĩa là, trí tuệ là kết quả, là sự kết hợp giữa khả năng của hệ thần kinh với
Trang 27Như vậy, mỗi mô hình cấu trúc trí tuệ theo phương pháp phân tích nhân tốđều có điểm hợp lý, vận đụng được trong thực tiễn Tuy nhiên, dễ dàng nhậnthấy hầu hết các mô hình cấu trúc theo hướng tiếp cận phân tích nhân tố trênmắc những hạn chế cố hữu: 1 Việc phân tích trí tuệ với tư cách là tổng thểtrọn vẹn thành các yếu tố riêng đã tạo thuận lợi cho việc đo đạc và lượng hóacác yếu tố đó, nhưng đồng thời làm mất bản chất, nội dung tâm lí của trí tuệ;làm lu mờ quan hệ chức năng và tương hỗ giữa các yếu tố của nó 2 Khó pháthiện cơ chế hình thành và vận hành của trí tuệ trong từng thời điểm và trong cảquá trình phát triển của nó 3 Không xác định được sự chế ước của các yếu tốvăn hóa – xã hội đối với sự phát triển trí tuệ của cá nhân Ta có thể khắc phụcnhững hạn chế trên, bằng cách tiếp cận cấu trúc trí tuệ theo hướng phân tíchđơn vị.
Xét theo phương pháp phân tích đơn vị ta có:
Phương pháp phân tích đơn vị trong tâm lí học khác với phương pháp phântích nhân tố, nó không chia nhỏ thành các phần tử biệt lập nhau, mà là chiathành các đơn vị nhỏ hơn cho đến đơn vị cuối cùng mà ở đó vẫn bảo toàn đượcbản chất cố hữu của sự vật ban đầu Chẳng hạn, phân chia nước thành phân tửnước, phân tích sinh học là tìm hiểu tế bào sống của cơ thể…Trong tâm lý học,
có thể nói L.X.Vưgôtxki (1997) là người đầu tiên vận dụng phương pháp phântích đơn vị vào nghiên cứu các hiện tượng tâm lý nói chung
- Cấu trúc trí tuệ theo L.X.Vưgôtxki
L.X.Vưgôtxki đã tách ra hai mức độ trí tuệ với hai cấu trúc khác nhau: trítuệ bậc thấp và trí tuệ bậc cao
+ Trí tuệ bậc thấp là những phản ứng trực tiếp, cụ thể, tức thời và không có
sự tham gia của ký hiệu ngôn ngữ Vậy, hành vi trí tuệ bậc thấp có cấu trúc haithành phần: thứ nhất, các kích thích của môi trường; thứ hai, các phản ứng của
cơ thể
Trang 28+ Trí tuệ bậc cao Có hai dấu hiệu để phân biệt trí tuệ bậc cao với trí tuệ bậc
thấp: sự xuất hiện và tham gia của ngôn ngữ; vai trò của các công cụ tâm lýtrong các thao tác trí tuệ Trí tuệ bậc cao là sự cấu trúc lại các hành vi trí tuệbậc thấp trên cơ sở sử dụng phương tiện tâm lý
- Mô hình nhiều dạng trí tuệ của H.Gardner
Từ các dấu hiệu: 1 Sự khu biệt các trung khu chức năng của não; 2 Sự tồntại một số ít dân cư ngoại lệ; 3 Các thao tác quan trọng, cốt lõi nhất; 4 Lịch sửphát triển rõ ràng, đặc biệt; 5 Lịch sử tiến hóa; 6 Các bằng chứng thựcnghiệm; 7 Sự giúp đỡ của các số liệu đo lường tâm lí học; 8 Nhạy cảm đốivới việc giải mã trong hệ thống các kí hiệu, H.Gardner đã xác định được 7 loạitrí tuệ tương đối độc lập của con người: trí tuệ ngôn ngữ; trí tuệ âm nhạc; trítuệ logic –toán; trí tuệ thị giác – không gian; trí tuệ vận động; trí tuệ liên cánhân; trí tuệ nội tâm
Tóm lại, có rất nhiều mô hình cấu trúc trí tuệ Mỗi một mô hình đều có những ưu điểm và hạn chế riêng Cần biết kết các mô hình, biết sử dụng các
mô hình đó một cách hợp lý vào công tác đánh giá giáo dục hiện nay.
1.2.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ
Trí tuệ là một yếu tố tâm lý cá nhân và nó không thể tự phát triển mà luônchịu sự tác động của nhiều yếu tố Mỗi cá nhân là một chủ thể được tạo nênbởi các yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội Vì vậy, trí tuệ cũng sẽ luôn chịu ảnhhưởng của các yếu tố: yếu tố sinh học – thể chất, yếu tố xã hội, yếu tố chủ thể.Các yếu tố này có vai trò như thế nào trong sự phát triển trí tuệ của cá nhân.Chúng tham gia vào sự phát triển của trí tuệ như thế nào? Đó là những câu hỏicần có lời giải đáp Vì vậy ta cần đi tìm hiểu các quan điểm để có câu trả lời
- Quan điểm nhấn mạnh yếu tố sinh học, gồm có quan niệm theo thuyết ditruyền trí tuệ và quan niệm nhấn mạnh tư chất bẩm sinh Hai quan niệm này đã
Trang 29phát triển trí tuệ cá nhân; đi tìm sự khác biệt cá nhân về trí tuệ dựa trên yếu tốsinh học đó Vì thế họ ít quan tâm tới nội dung xã hội của trí tuệ và tác độngcủa môi trường văn hóa – xã hội.
- Quan điểm nhấn mạnh yếu tố môi trường: Các quan niệm này được bắtnguồn từ triết học duy cảm Anh Trong đó, phải kể đến G.Lôccơ Theo quanniệm này, tâm hồn trẻ em là một tờ giấy trắng, xã hội có thể viết lên đó những
+ Thứ nhất, sự tăng trưởng cở thể, đặc biệt là sự chín mùi của phức hợpđược tạo thành bởi hệ thần kinh và nội tiết
+ Thứ hai, vai trò của sự luyện tập và kinh nghiệm thu được thông qua hoạtđộng với đối tượng
+ Thứ ba, sự tương tác và chuyển giao xã hội
+ Thứ tư, tính chủ thể và sự phối hợp chung của các hoạt động cá nhân.Mỗi quan điểm trên đều khẳng định vai trò và cách tác động của một yếu tốnhất định nào đó lên trí tuệ cá nhân Nhưng thực chất chúng không thể mangtính tuyệt đối mà các yếu tố này có mối quan hệ qua lại với nhau
Để khắc phục các tư tưởng trên, V Stecno (1981 – 1938) đã đề xuấtthuyết hội tụ hai yếu tố Đó là sự tương tác lẫn nhau giữa yếu tố sinh học vớimôi trường xã hội trong quá trình phát triển trí tuệ của trẻ em [24.162] Lýthuyết này đã được tiếp nhận khá phổ biến ở các nước Âu – Mỹ Các nhà tâm
lý học theo quan điểm này cho rằng, yếu tố sinh học sẽ tạo tiềm năng cho sự
Trang 30phát triển trí tuệ, còn việc những tiềm năng đó được thể hiện như thế nào tùythuộc vào môi trường.
Tuy nhiên, trong quan điểm trên vai trò chủ thể vẫn chưa được đặt ra Vìvậy cần chú ý tới vai trò của chủ thể trong mối quan hệ với yếu tố sinh học vàmôi trường xã hội Do đó cần luôn chú ý phát hiện và bồi dưỡng những mầmmống tài năng Nhưng để tài năng đó tỏa sáng thì yếu tố chủ thể cần phát huythông qua hoạt động của chính bản thân, đồng thời chú ý tới môi trường nơichủ thể hoạt động Môi trường đó vừa là nơi quy định nội dung, phương thứcphát triển trí tuệ cá nhân vừa là sản phẩm của chính trí tuệ đó Như C.Mac đãnói: Con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra conngười đến mức ấy Như vậy, môi trường xã hội là nguồn gốc của sự phát triểntrí tuệ nhưng chỉ trở thành nguồn gốc hiện thực khi và chỉ khi diễn ra quan hệsinh thành lẫn nhau giữa nó với hoạt động của chủ thể
1.2.1.4 Vai trò của trí tuệ trong cuộc sống
Bất cứ một công việc của con người, từ nhỏ tới lớn đều cần có trí tuệ thìhiệu quả mới cao Trí tuệ có mặt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống: Trong kinh
tế, chính trị, khoa học, nghệ thuật,…
Nền kinh tế thế giới hiện nay phát triển với nhiều xu hướng khác nhau: xuhướng toàn cầu , xu hướng chuyển hóa sang một nền kinh tế có cơ sở vật chất
kỹ thuật mới về chất, xu hướng cải tổ và đổi mới nền kinh tế thế giới Nền kinh
tế mới của thời đại là nền kinh tế tri thức, với các ứng dụng của thành tựu khoahọc công nghệ tiên tiến để phát triển Muốn có điều này thì tất cả các nước đềucần chú trọng tới việc nâng cao đội ngũ lao động, đặc biệt là nâng cao hàmlượng trí tuệ của đội ngũ đó Kinh nghiệm từ các nước phát triển và bốn conrồng châu Á đã cho thấy rằng, muốn tăng trưởng kinh tế thì cần phổ cập giáodục phổ thông, nâng cao trình độ cho người lao động ở mức tối thiểu Trong
Trang 31được đề cao bao nhiều thì vai trò trí tuệ của con người cũng được đề cao bâynhiêu Con người có trí tuệ sẽ làm chủ tri thức, biến tri thức thành sức mạnhtạo nên sự phát triển của nền kinh tế, tăng năng suất lao động.
Trí tuệ là thước đo để đánh giá và phân loại, sắp sếp con người vào đúng vịtrí của mình Tùy vào khả năng, trí tuệ của từng cá thể mà trong cơ quan, công
ty, các tổ chức… tuyển chọn và bố trí vào đúng vị trí để đảm bảo hoàn thànhcông việc theo đúng trách nhiệm
Trí tuệ của con người lại càng được khẳng định tầm quan trọng khi nó gópphần tạo nên những biến đổi lớn lao của cả thế giới Bằng trí tuệ vĩ đại của conngười, đã phát minh ra bàn tính, các loại thuốc, ổ khóa, xe đạp, xe ô tô, vimạch, bóng đèn… tất cả những vật dụng thường ngày cho tới các phát minh vĩđại đều là sản phẩm của trí tuệ con người Chính từ đó mà cuộc sống của conngười ngày nay có xu hướng sử dụng các nguồn năng lượng mặt trời thay thếcho nguồn năng lượng truyền thống; các chất siêu dẫn, siêu cứng, siêu sạch,siêu bền cũng sẽ thay thế cho vật liệu truyền thống; công nghệ khoa học biếnđổi không ngừng và lúc này các khu vực kinh tế trí tuệ ngày càng mở rộng.Với diễn biến vô cùng phức tạp trên trường quốc tế thì trí tuệ con người lạimột lần nữa khẳng định vai trò của mình Một quốc gia có trí tuệ cao mới làmchủ được nền kinh tế, chính trị của quốc gia đó,và có sức mạnh để bảo vệ đượcquyền lợi của dân tộc mình
Xác định được tầm quan trọng của trí tuệ, tri thức, ngày nay các quốc giatrên thế giới đều tìm cách nâng cao trí tuệ cho toàn dân nói chung và đội ngũlao động nói riêng Và trí tuệ thực sự chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong sựphát triển của toàn nhân loại
1.2.2 Cảm xúc
1.2.2.1 Định nghĩa cảm xúc
Trang 32Nghe tới cảm xúc thì mỗi người đều hiểu rằng đó là những thái độ tình cảmcủa con người trong cuộc sống Các nhà tâm lí học khẳng định rằng, trong quátrình tác động qua lại giữa con người với thế giới khách quan, con ngườikhông chỉ nhận thức thế giới mà còn tỏ thái độ của mình với nó Những hiệntượng tâm lý biểu thị thái độ của con người với những cái mà họ nhận thứcđược hoặc làm ra được như thế gọi là xúc cảm và tình cảm.
Xúc cảm là một quá trình tâm lý có cả ở người và động vật; có tính nhấtthời, đa dạng và phụ thuộc vào tình huống Nó thực hiện chức năng sinh học(giúp cơ thể định hướng và thích nghi với môi trường bên ngoài với tư cáchmột cá thể) và gắn liền với phản xạ không điều kiện, bản năng
Trong từ điển tiếng Việt “cảm xúc là những rung động trong lòng do tiếpxúc với một sự việc gì đó”
Trong Từ điển tâm lý học – Nguyễn Khắc Viện (chủ biên) (1991): Cảm xúc– phản ứng rung chuyển của con người trước một kích động vật chất hoặc một
sự việc gồm hai mặt: Những phản ứng sinh lý do thần kinh thực vật, như tim đập nhanh, toát mồ hôi, run rẩy, rối loạn tiêu hóa Phản ứng tâm lý, qua những
thái độ, lời nói, hành vi và cảm giác dễ chịu, khó chịu, vui sướng, buồn khổ cótính bột phát, chủ thể kiềm chế khó khăn Lúc phản ứng chưa phân định đượcgọi là cảm xúc, lúc phân định rõ nét gọi là cảm động, lúc biểu hiện với cường
Trang 33cảm xúc mà được đưa ra quan sát, đặc biệt là những phức hợp phản ánh trên
bộ mặt
Tomkins (xét về cấp độ thần kinh) – 1962 đã khẳng định: các cảm xúcđược tạo nên bởi những biến đổi mật độ trong kích thích thần kinh (đúng ra làbởi số lượng các nơron bị kích thích trong cùng một đơn vị thời gian).Tomkins cho rằng, những biến đổi trong kích thích thần kinh, và tiếp đó sựxuất hiện các cảm xúc có thể diễn ra như là kết quả của sự giải tỏa một cách tựnhiên của kích thích, của hình ảnh hay của cảm xúc khác [17.18-19]
Freud là người đã xây dựng các quan niệm mang tính chất phát hiện về cáitôi vô thức, về động thái của giấc mơ, về sự phát triển của cơ chế tự vệ, chèn
ép, dồn nén, về tính bền vững và sự chuyển dịch, về tính dục của trẻ em Đặcbiệt ở đây là về các xúc động Ông cho rằng, “xúc động hay cảm xúc chỉ làsức mạnh kích thích trong cuộc sống tâm lý”, như là những nhân tố nội tâm tạo
ra cái đà khởi động cho các tưởng tượng và nguyện vọng [17.39]
Rapaport nhận xét: xúc động với tư cách là một bộ phận tín hiệu cũng làmột phương tiện nhận thức có tính chất bắt buộc như là tư duy vậy
Schachtel (1959) thì có suy nghĩ: “Tôi tin rằng không có hành động thìcũng không có xúc động, tất nhiên không phải bao giờ cũng là xúc động mạnh
và bi đát như cơn giận dữ bột phát, mà là xúc động chung hơn, đôi khi chỉ hơi
lộ ra bên ngoài nhưng lại tạo thành cơ sở của mỗi hành động”
Dahl (1977), quan niệm các cảm xúc như là những “động cơ cơ bản” trongcác quan hệ của con người
Spenxer (1890), xem các cảm xúc hay các tình cảm như là số đo hay nhữngtrạng thái ý thức Dựa trên quan niệm của Spenxer và Wundt, Dufyy đã giảđịnh rằng toàn bộ hành vi có thể được giải thích qua các thuật ngữ của hiệntượng đơn giản nhất – hưng phấn toàn cơ thể Dufyy khẳng định rằng, hành vichỉ biến thiên theo hai tọa độ là chiều và cường độ Ông coi “chiều” hay “phản
Trang 34ứng đáp lại những quan hệ qua lại” là khái niệm tương tự với khái niệm “biểucảm về nhận thức” của Tônmen, hay các chức năng tín hiệu của Hepbo Còncường độ là sự hưng phấn toàn cơ thể hay là sự huy động năng lượng Theo,Dufyy, cảm xúc chỉ đơn giản là một điểm hay một phổ điểm trên thang hưngphấn, vì thế các cảm xúc chỉ có thể biến thiên về cường độ, bà không thừanhận sự tồn tại những kiểu gián đoạn của sự thể nghiệm cảm xúc [17.47] Theo thuyết nhận thức (thuyết cái tôi và thuyết lí trí), sự tri giác hay sựnhận thức càng gắn nhiều với hạt nhân của nhân cách bao nhiêu thì chúng càngchứa đựng các tình cảm và cảm xúc bấy nhiêu Cảm xúc như là chức năng của
lí trí, về cơ bản như là phản ứng ứng trả lời hay như một phức hợp các phảnứng trả lời được quy định bởi các quá trình nhận thức [17.52]
J.Mayer, P.Salovery và D.Caruso cho rằng: “xúc cảm là một hệ thống đáplại của cơ thể giúp điều phối những thay đổi về sinh lý, tri giác, kinh nghiệm,nhận thức và các thay đổi khác thành những trải nghiệm mạch lạc về tâm trạng
và tình cảm, chẳng hạn như hạnh phúc, tức giận, buồn chán, ngạc nhiên…”D.Goleman, nghiên cứu mối quan hệ giữa xúc cảm và trí tuệ, đã địnhnghĩa: Xúc cảm vừa là một tình cảm và các ý nghĩ, các trạng thái tâm lý vàsinh học đặc biệt, vừa là thang của các xu hướng hành động do nó gây ra”.Ông cho rằng, số lượng các xúc cảm rất phong phú, do không chỉ có các xúccảm đơn lẻ mà còn có sự kết hợp, sự biến thể và biến đổi của các xúc cảm tạora
Nguyễn Huy Tú nhằm làm rõ sự nảy sinh xúc cảm, đã định nghĩa: “Xúccảm của con người là những rung động khác nhau nảy sinh do sự thỏa mãn haykhông thỏa mãn những nhu cầu nào đó, do sự phù hợp hay không phù hợp củacác biến cố, hoàn cảnh cũng như trạng thái bên trong cơ thể với mong muốn,hứng thú, khuynh hướng, niềm tin và thói quen của chúng ta” [28.49]
Trang 35Trần Trọng Thủy quan niệm: xúc cảm là một quá trình tâm lý, biểu thị thái
độ của con người hay con vật liên quan đến nhu cầu của cá thể đó, gắn liền vớiphản xạ không điều kiện, với bản năng
X.L Rubinstein, nhà tâm lý học Xô viết định nghĩa: “Xúc cảm là một sựtrải nghiệm đặc biệt được đặc trưng bởi phẩm chất tính cách cá nhân như vui,buồn, giận giữ, khùng…”, X.L Rubinstein cho rằng: “Về mặt nội dung, cácxúc cảm được xác định bởi các mối quan hệ xã hội của con người, bởi tập quán
và thói quen trong từng hoàn cảnh xã hội, tư tưởng của nó” Qua việc phân tíchnguồn gốc, sự nảy sinh và biểu hiện của xúc cảm dưới góc độ lý thuyết hoạtđộng, ông khẳng định: xúc cảm của người, xét về nguồn gốc, chức năng hay sựbiểu hiện luôn mang tính xã hội
Tóm lại, khi bàn đến khái niệm xúc cảm, các nhà tâm lý học đều nhất trírằng:
1 Xúc cảm phản ánh ý nghĩa của mối quan hệ giữa sự vật hiện tượng vớinhu cầu của chủ thể
2 Xúc cảm bao gồm quá trình sinh lý – thần kinh và quá trình tâm lý cáthể, chịu sự quy định của các cơ chế thần kinh cơ của bộ mặt thực hiện nhữngbiểu hiện xúc cảm
3 Xúc cảm người rất phong phú, mang bản chất xã hội
4 Xúc cảm là một phương thức thích nghi của con người với môi trường
Trang 36thành tố ước mơ có thể được thể hiện dưới dạng vận động tới đối tượng (yêuđương khi hấp dẫn và căm giận khi ghê tởm) hay dưới dạng vận động từ đốitượng đi ra (ngạc nhiên khi hấp dẫn và khiếp sợ khi ghê tởm).
- Woodworth (1938), đã nêu lên một hệ thống thực sự có hiệu quả đểphân loại những biểu cảm nét mặt của những cảm xúc riêng biệt: 1) yêuđương, hạnh phúc, vui vẻ; 2) ngạc nhiên; 3) khiếp sợ đau xót; 4) căm giận quảquyết; 5) kinh tởm; 6) khinh bỉ
- Plutchik đã chia ra tám cảm xúc sơ cấp: chấp nhận, ghê tởm, căm giận,
khiếp sợ, vui sướng, đau khổ, sợ hãi, hi vọng hay tò mò Từ tám cảm xúc sơ
cấp này lại tạo ra 28 tổ hợp cặp đôi và 56 tổ hợp cặp ba Ta có 84 cảm xúckhác nhau có cùng một cường độ Và ông giả định rằng có bốn cường độ khácnhau, chúng ta cũng đã tăng các cảm xúc lên tới 336 Theo ông việc hiểu đượcphương thức hòa trộn các cảm xúc sẽ giúp phân tích nhiều hiện tượng cảm xúcquan trọng
- C.E.Izard cho rằng, có mười cảm xúc nền tảng, chúng là những cảmxúc bẩm sinh và là những hiện tượng liên văn hóa Mười cảm xúc nền tảng đólà:
+ Hứng thú hồi hộp: cảm xúc tích cực được thể nghiệm thường xuyên nhất,tạo động cơ học tập, phát triển các kĩ năng, kỹ xảo và các khát vọng sáng tạo.+ Vui sướng: là cảm xúc mong muốn tối đa, mặc dù không bắt buộc vàthường xuyên Nó là sản phẩm phụ của các sự kiện và điều kiện hơn kết quảcủa khát vọng trực tiếp để có nó
+ Ngạc nhiên là trạng thái rất ngắn ngủi, xuất hiện nhờ nâng cao đột ngộtcủa kích thích thần kinh do xuất hiện sự kiện bất ngờ nào đó
+ Đau khổ, đau xót là cảm xúc khi trải nghiệm con người cảm thấy nảnlòng, cảm thấy cô độc
Trang 37+ Căm giận: đó là cảm xúc nền tảng mà việc kiểm soát sự biểu hiện của nóphải được chú ý đặc biệt trong quá trình xã hội hóa Biểu hiện của nó là “máusôi lên”, mặt nóng bừng.
+ Ghê tởm, thường biểu hiện cùng với căm giận, nhưng có một số dấu hiệuđộng cơ khác, riêng và được thể nghiệm một cách chủ quan theo cách khác.+ Khinh bỉ: cũng thường xuất hiện cùng căm giận, ghê tởm hoặc cả hai.+ Khiếp sợ: cảm xúc này được tạo nên do nâng cao nhanh chóng mật độkích thích thần kinh báo hiệu sự nguy hiểm hiện thực hay sự nguy hiểm tưởngtượng
+ Xấu hổ: là cảm xúc thúc đẩy sự mong muốn trốn tránh, có thể khiến chocon người có cảm giác vụng về
+ Tội lỗi: thường có liên quan tới xấu hổ, nhưng tội lỗi thường xuất hiệnkhi có những vi phạm mang tính chất đạo đức, thẩm mĩ và tôn giáo
Trên là các cảm xúc nền tảng của con người Theo C.E Izard, hai hay một sốcảm xúc nền tảng kết hợp với nhau mà tạo nên một cảm xúc mới ổn định,thường xuyên quyết định cảm xúc đặc trưng của chủ thể được xem như là nétcảm xúc Đó là : lo lắng, sự trầm uất, tình yêu, lòng thù địch
- Từ quan sát của mình, Arnold cho rằng trước khi xúc cảm nảy sinh, chủthể có thể tri giác được đối tượng và đánh giá đối tượng trên cơ sở nhu cầu củamình Chính sự phản ứng đáp lại sự đánh giá đối tượng đã ảnh hưởng tới chủthể tri giác, làm nảy sinh xúc cảm ở chủ thể như là sự chấp nhận hay bác bỏ,thỏa mãn hay không thỏa mãn Như vậy, theo Arnold, xúc cảm được cấu tạobởi ba thành tố: tri giác, đánh giá, nhu cầu
Trên cơ sở quan niệm của Arnold, năm 1972, R.S.Lazarus và các cộng sự
đã cho rằng, xúc cảm là một phản ứng đáp lại phức hợp và xúc cảm được cấutạo bởi ba thành tố:
+ Tín hiệu hay kích thích
Trang 38+ Sự đánh giá – được coi như là chức năng của bộ não mà nhờ đó cá thể đãđánh giá được tình huống kích thích so với nhu cầu của bản thân.
+ Phản ứng phức hợp, gồm ba loại phản ứng: phản ứng nhận thức, phảnứng biểu cảm và phản ứng phương thức (công cụ)
o Phản ứng nhận thức được coi như là những cơ chế tự vệ (như dồn nén,
từ chối) được nghiên cứu, ứng dụng nhiều trong bệnh lý học cảm xúc và hànhvi
o Phản ứng biểu cảm mà quan trọng nhất là biểu cảm nét mặt, thường chia
ra hai kiểu: biểu cảm sinh học và biểu cảm tự tạo (biểu cảm văn hóa)
o Phản ứng phương thức (phản ứng công cụ thể hiện trong ba loại: 1 Kýhiệu tượng trưng, có chức năng thông báo, đưa ra tín hiệu về sự tồn tại, hiệndiện xúc cảm nào đó hoặc che đậy một xúc cảm nào đó; 2 Phản ứng phươngthức, thể hiện ở những hành động phức tạp và có hướng (như sự gây hấn hay
bỏ chạy); 3 Tập quán chính là những phản ứng phương thức bị quy về mặt vănhóa (như thủ tục đi đến hôn nhân)
- D.Goleman, khi bàn đến cấu trúc của xúc cảm đã chỉ ra rằng: “có hàngtrăm xúc cảm với những kết hợp, những biến thể và những biến đổi của chúng.Những sắc thái của chúng trên thực tế nhiều đến mức chúng ta không có đủ từ
để chỉ” D Goleman chỉ ra một số cảm xúc rất thường được nhắc tới đối vớimột số thành phần của chúng:
+ Giận: Cuồng nộ, phẫn nộ, oán giận, nổi giận, bực tức, gay gắt, hung hăng,bất an, thù địch và có thể đạt tới độ tột cùng: thù hằn và bạo lực bệnh lý
+ Buồn: buồn phiền, sầu não, rầu rĩ, u sầu, thẫn thờ, cô đơn, ủ rũ, thất vọng
và trầm cảm sâu
+ Sợ: sợ hãi, bị kích thích, lo âu rụng rời, rón rén, bải hoải, và khi trở thànhbệnh lý là chứng sợ và chứng hoảng hốt
Trang 39+ Khoái: Sung sướng, vui vẻ, nhẹ nhõm, bằng lòng, rất hạnh phức, khoáitrá, hoan hỉ, tự hào, khoái cảm, nhục dục, run lên (vì vui), mê li, hài lòng, sảngkhoái, ngông, ngây ngất và ở mức độ tột cùng làtật mê tín.
+ Yêu: ưng ý, tình bạn, tin cậy, dễ ưa, cảm tình, tận tụy, sùng kính, hâmmộ
+ Ngạc nhiên: Choáng váng, ngơ ngác, kinh ngạc
+ Ghê tởm: khinh miệt, coi thường, kinh tởm, chán ghét, phát ngấy
+ Xấu hổ: ý thức phạm tội, bối rối, phật ý, ăn năn, nhục nhã, hối tiếc
D.Goleman xem xét xúc cảm theo họ (familles) hay các chiều kích thích(dimensions), giống như P.Ekman và một số nhà tâm lý học khác Ông chorằng, những họ chính của xúc cảm là: giận, buồn, sợ, thích, xẩu hổ… Mỗi họnày có một hạt nhân xúc cảm căn bản làm trung tâm, các xúc cảm có họ hàngvới nó thì quay xung quanh như những làn sóng nối tiếp nhau của vô số nhữngbiến đổi ở ngoại vi có những tâm trạng để các tính khí (Tempesrament) - mộtthiên hướng gây ra một xúc cảm hay một tâm trạng nào đó, khiến người tathành buồn, nhút nhát hay vui vẻ Sau đó là những rối nhiễu (troubles) tâm lýthật sự, như sự trầm cảm lâm sàng hay sự lo hãi mãn tính
Đến nay, các nhà tâm lý học chưa thống nhất về định nghĩa xúc cảm cũngnhư cấu trúc cảm xúc có bao gồm những xúc cảm cơ sở không – “theo kiểunhư màu xanh, màu đỏ, màu vàng của những tình cảm, từ đó hình thành ra tất
cả những pha trộn” Tuy nhiên, nhiều nhà tâm lý học thống nhất việc xếp cácxúc cảm thành các họ cơ sở và có sắc thái đa dạng trong đời sống xúc cảm
Có thể phân chia một cách đơn giản các cảm xúc thành cảm xúc tích cực vàcảm xúc tiêu cực Nhưng những khái niệm tính tích cực và tính tiêu cực vậndụng vào các cảm xúc, cần phải được chính xác hóa Đôi khi, những cảm xúccăm giận, khiếp sợ và xấu hổ không thể xếp cứng nhắc vào loại những cảmxúc tiêu cực hay những cảm xúc xấu Có khi, sự căm giận lại quan hệ trực tiếp
Trang 40với hành vi thích nghi và còn thường xuyên hơn với sự bảo vệ và khẳng địnhtính toàn vẹn nhân cách…Tuy nhiên, vì những lý do tiện dụng nên các thuậtngữ “tích cực” và “tiêu cực” vẫn được dùng để phân chia các cảm xúc thànhcác lớp khác nhau.
1.2.2.3 Ảnh hưởng của cảm xúc tới cuộc sống con người
Các cảm xúc tác động tới con người bằng nhiều cách khác nhau Cùng mộtcảm xúc ảnh hưởng không giống nhau tới những người khác nhau Hơn thếnữa, nó cũng ảnh hưởng khác nhau tới cùng một người ở những hoàn cảnhkhác nhau Các cảm xúc có thể ảnh hưởng tới tất cả các cá thể, tới toàn bộ chủthể
Các cảm xúc và thân thể Khi xuất hiện các cảm xúc, trong các cơ mặt có
diễn ra những biến đổi điện sinh lý (Rusolova, Izard, Simonov,1975; Schwartz,Fair, Freed, Klerman, 1974) Có những biến đổi diễn ra trong hoạt tính điệnnão, trong các hệ tuần hoàn và hô hấp (Simonov, 1975) Khi căm giận haykhiếp sợ quá mức nhịp tim có thể tăng lên 40 lần đập trong một phút(Rusolova,…, 1975) Những biến đổi mạnh của các chức năng cơ thể trong lúccảm xúc mạnh chỉ rõ rằng, tất cả các hệ thần kinh sinh lý và những hệ cơ củathân thể đều tham gia ít hoặc nhiều khi con người ở trạng thái cảm xúc
Các cảm xúc và các quá trình nhận thức Từ lâu người ta đã biết rằng, các
cảm xúc cũng như những trạng thái động cơ khác, ảnh hưởng đến sự tri giác.Một người đang vui sướng có khuynh hướng tri giác thế giới qua “lăng kínhmàu hồng” Khi bạn trong trạng thái vui vẻ, mọi công việc đều trở nên dễdàng, những lỗi mà người khác mắc phải bạn thường tỏ ra dễ thông cảm hơn.Còn nét đặc trưng của người đang đau khổ hay buồn phiền là khuynh hướng lýgiải những nhận xét của người khác như là những lời chê bai, trách cứ Mộtngười đang sợ hãi có khuynh hướng chỉ nhìn thấy đối tượng gây khiếp đảm,