1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌM HIỂU TÌNH TRẠNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ VẤN ĐỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE Ở VIỆT NAM TRONG VÒNG 5 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY

19 120 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 71,71 KB

Nội dung

Tuy nhiên, trước một thế giới phát triển và đầy rẫy những nguy hiểm như hiện nay thì sức khỏe của người dân ngày càng cần nhận được nhiều sự quan tâm sâu sắc hơn nữa nhưng với một quốc g

Trang 1

ĐỀ TÀI

TÌM HIỂU TÌNH TRẠNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ VẤN ĐỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE Ở VIỆT NAM TRONG VÒNG 5 NĂM

TRỞ LẠI ĐÂY

Trang 2

MỤC LỤC

I THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRONG VÒNG 5 NĂM TRỞ

LẠI ĐÂY: 3

1 Nguồn nhân lực 4

2 Người sử dụng 5

3 Dịch vụ y tế 6

Y tế công cộng và y tế dự phòng 6

Cung ứng dịch vụ khám, chữa bệnh 8

Dân số, kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản 9

Thuốc, vắc xin, máu và các chế phẩm máu 10

Trang thiết bị và công nghệ y tế 11

Tài chính y tế 11

II VẤN ĐỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRONG NĂM 5 GẦN NHẤT CỦA VIỆT NAM 13

1 Nguồn nhân lực 13

Khu vực thành thị: 13

Khu vực nông thôn-miền núi 13

2 Người sử dụng 14

- Theo độ tuổi: 14

- Theo thu nhập: 15

- Theo trình độ học vấn: 15

- Theo vùng miền: 15

3 Dịch vụ y tế 16

a Đánh giá chất lượng dịch vụ y tế 16

b Giải pháp nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế 19

Trang 3

Là một quốc gia có dân số đông - trên 90 triệu dân Vì vậy, vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người dân luôn được cơ quan lãnh đạo chú trọng hàng đầu ngay từ ngày đất nước được giải phóng cho đến nay Tuy nhiên, trước một thế giới phát triển và đầy rẫy những nguy hiểm như hiện nay thì sức khỏe của người dân ngày càng cần nhận được nhiều sự quan tâm sâu sắc hơn nữa nhưng với một quốc gia đông dân, kinh tế đang trong quá trình định hình và phát triển thì đó là một điều rất khó khan dù đã có nphiều thay đổi theo chiều hướng tích cực và nâng động hóa vai trò của người thầy thuốc, người sử dụng và trang thiết bị Vậy, trong năm năm gân đây, nền y tế nước nhà có những chuyển biến như thế nào, nhóm chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu và phân tích các khía cạnh tiêu biểu như sau:

I THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRONG VÒNG 5 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY:

Chăm sóc sức khỏe là một ngành dịch vụ mà trong đó người cung ứng và người

sử dụng quan hệ với nhau thông qua giá dịch vụ

Chăm sóc sức khỏe bao gồm các yêu tố chính: nguồn nhân lực, người sử dung

và dịch vụ y tế

1 Nguồn nhân lực

Nhân lực y tế hầu hết đạt được nhiều kết quả Số lượng cán bộ tăng lên đáng

kể so với năm 2009, 2010 Các y bác sĩ trên 1 vạn dân tiếp tục tăng lên (12,5 vào năm 2009 lên 13,4 vào năm 2010), số bác sĩ trên 1 vạn dân tăng từ 6,6 năm 2009 lên 7,2 năm 2010 (đạt mục tiêu kế hoạch 5 năm), số lượng điều dưỡng trên 1 vạn dân cũng tăng (8,8 năm 2009 lên 9,4 năm 2010) Cơ cấu cán bộ y tế ở tuyến cơ sở cũng đạt được những kết quả đáng ghi nhận Năm 2011, tỷ lệ trạm y tế xã có bác sĩ đạt 71,9% (gần đạt mục tiêu kế hoạch), tỷ lệ trạm y tế xã có nữ hộ sinh/y sĩ sản nhi đạt trên 95% Tỷ lệ thôn bản có nhân viên y tế hoạt động tăng từ 75,8% lên 82,9%

dù vẫn thấp hơn so mới mục tiêu đặt ra cho năm 2011 là 86%

Trang 4

Mặc dù Nhà nước đã chú trọng thực hiện nhiều chính sách ưu tiên phù hợp cho các vùng khó khăn và các lĩnh vực chuyên khoa khó thu hút nhân lực trong những năm qua đã đạt được mục tiêu đề ra , nhưng thực tế cho thấy việc triển khai một số chính sách còn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả chưa cao Mục tiêu đề ra trong kế hoạch 5 năm là cần mở rộng các hình thức đào tạo và đánh giá hiệu quả của các hình thức đào tạo, đặc biệt là hình thức đào tạo nguồn nhân lực cho vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, nhưng trên thực tế việc triển khai vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt đối với chương trình đào tạo hệ cử tuyển, do số đối tượng được tuyển dụng ít và hiệu quả của các chương trình đào tạo cũng chưa được đánh giá

Tình trạng khó thu hút và duy trì cán bộ y tế làm việc ở tuyến y tế cơ sở, đặc biệt ở khu vực khó khăn và một số chuyên khoa, vẫn còn rất nặng nề Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như thu nhập thấp, chế độ phụ cấp đãi ngộ chưa thỏa đáng, điều kiện làm việc ở khu vực nông thôn, miền núi rất khó khăn, nhiều áp lực về công việc (đặc biệt ở tuyến huyện) và các cán bộ ít cơ hội được đào tạo, mặc dù có lớp tập huấn nhưng nếu đi học thì không ai làm việc

Về mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, chương trình đào tạo hiện nay cho một số nhóm đối tượng là chưa phù hợp Chưa có hệ thống kiểm định trong các trường đào tạo y khoa Chất lượng đào tạo tăng chưa tương xứng với trình độ phát triển của kỹ thuật và nhu cầu chất lượng chăm sóc của cộng đồng đang tăng nhanh Năng lực thực hành của sinh viên sau khi ra trường còn khá hạn chế Chương trình đào tạo liên tục cũng vẫn chưa được chú trọng Một khó khăn nữa cũng có ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo, đó là kinh phí đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cho các cơ sở đào tạo vẫn còn rất hạn hẹp Bên cạnh đó, ngành y tế còn thiếu định hướng chiến lược và cơ chế điều phối trong hệ thống đào tạo nguồn nhân lực y tế và các đề án để thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực y tế giai đoạn 2012–2020

Nhìn chung, tuy đạt được nhiều kết quả hơn các năm trước nhưng vẫn còn tồn tại những bất cập chưa được giải quyết

2 Người sử dụng

Trang 5

Đối với người sử dụng y tế, trong vòng 5 năm qua, tình trạng sức khỏe, bệnh tật như sau:

Tình hình thực hiện các chỉ số sức khỏe của nhân dân này càng có những bước tiến vượt bậc, các chỉ tiêu về: Tuổi thọ trong bình; Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi

và dưới 5 tuổi; Tỷ số tử vong mẹ; Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi năm 2012

so với các năm (2009,2010) ngày càng có những cải thiện đáng kể, tình hình sức khỏe của người dân ngày càng được quan tâm và các chỉ số ngày càng lạc quan hơn

Mô hình bệnh tật ở nước ta hiện nay đan xen giữa các bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm Theo báo cáo về tình hình sức khỏe năm 2012 thì các bệnh không lây nhiễm , các bệnh do tai nạn, ngộ độc, chấn thương có xu hướng gia tăng, cả về tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong nhất là các bệnh tim mạch, ung thư, khối u, sức khỏe tâm thần, các chấn thương do tai nạn Còn các bệnh lây nhiễm như HIV/AIDS, H1N1, H5N1, Dịch tả, tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong ngày càng giảm so với năm 2009 và 2010

Bệnh không lây nhiễm: theo báo cáo năm 2012 thì mỗi năm có khoảng 100.00-150.000 trường hợp mới phát hiện và 75.000 người tử vong bị ưng thư, có xu hướng ngày càng gia tăng và phức tạp Bệnh lây nhiễm: tâm điểm là đại dịch HIV/AIDS: năm 2009 có xu hướng chững lại và không tăng nhanh như những năm trước đây, nhưng về cơ bản chưa khống chế được dịch HIV ở Việt Nam Số liệu cụ thể như sau:

Tỷ suất hiện nhiễm HIV chung trên toàn quốc năm 2009 là 160.019 người So với năm 2009 thì năm 2012 dịch HIV/AIDS lại có xu hướng tăng trở lại với số người nhiễm HIV là 204.019 người, tăng 44.000 người

3 Dịch vụ y tế

Dịch vụ y tế là một dịch vụ khá đặc biệt, về bản chất dịch vụ y tế bao gồm các hoạt động được thực hiện bởi nhân viên y tế như: khám, chữa bệnh phục vụ bệnh nhân

và gia đình Thực tế, người bệnh ít khi đánh giá chính xác chất lượng dịch vụ y tế mặc

dù họ có thể cảm nhận qua tiếp xúc với nhân viên y tế, trang thiết bị, cơ sở vật chất

Chất lượng dịch vụ y tế bao gồm 2 thành phần : chất lượng kỹ thuật và chất lượng chức năng Chất lượng kỹ thuật là sự chính xác trong kỹ thuật chuẩn đoán và điều trị bệnh Chất lượng chức năng bao gồm các đặc tính như: Cơ sở vật chất bệnh

Trang 6

viện, giao tiếp với nhân viên y tế, cách thức tổ chức quy trình khám chữa bệnh mà người bệnh phải thực hiện, cách thức bệnh viện chăm sóc người bệnh…

Dịch vụ y tế là loại hàng hóa mà người sử dụng (Người bệnh) thường không thể hoàn toàn tự mình chủ động lựa chọn loại dịch vụ theo ý muốn mà phụ thuộc rất nhiều vào bên cung ứng (cơ sở y tế) Doo dịch vụ y tế là loại hàng hóa gắn liền với tính mạng con người nên mặc dầu không có tiền nhưng vẫn cần phải khám chữa bệnh

Dịch vụ y tế bao gồm: Y tế công cộng và y tế dự phòng; cung ứng dịch vụ khám, chữa bệnh; dân số, kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản; Thuốc, vắc xin, máu và các chế phẩm máu, trang thiết bị và công nghệ y tế, tài chính y tế

Y tế công cộng và y tế dự phòng

Qua nhiều năm, nước ta đã xây dựng được một mạng lưới y tế dự phòng rộng khắp từ trung ương đến địa phương Mạng lưới YTDP ngày càng phát huy vai trò tích cực của mình trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân

Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu được duy trì và phát triển Sau hơn 30 năm kể từ ngày có Tuyên ngôn Alma Ata (1978), công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu

ở Việt Nam vẫn duy trì bền vững và đi vào thực hiện có hiệu quả trên quy mô rộng

Tỷ lệ tiêm chủng các loại vắc-xin của chương trình TCMR đạt tỷ lệ rất cao Hiệu quả của các Chương trình y tế mục tiêu quốc gia những năm qua là đã giảm tỷ lệ mắc và

tử vong của các bệnh có vắc-xin phòng ngừa và các bệnh truyền nhiễm Củng cố hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở là chủ trương lớn của Việt Nam Hệ thống truyền thông – giáo dục sức khỏe của ngành y tế cũng đã được thành lập và đi vào hoạt động có hiệu quả

Công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, kỹ thuật trong lĩnh vực YTDP đã có những thành tựu đáng kể Việt Nam đã sản xuất thành công một số vắc-xin đáp ứng nhu cầu trong nước Công tác kiểm soát bệnh truyền nhiễm được đẩy mạnh, phát hiện, khống chế và xử lý kịp thời, không để dịch lớn xảy ra Công tác kiểm dịch y tế biên giới được triển khai hầu hết các cửa khẩu biên giới, sân bay quốc tế, cảng biển Công tác phòng chống HIV/AIDS được triển khai mạnh, đặc biệt là ở các địa phương trọng điểm và ở những nhóm dân chúng có nguy cơ cao

Trang 7

Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được đẩy mạnh Năm 2010, Bộ Y tế đã ban hành 20 quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm và đang dự thảo các Nghị định, Thông tư, Chiến lược để thực hiện Luật An toàn thực phẩm Công tác phòng chống tai nạn, thương tích và các bệnh không lây nhiễm được triển khai rộng rãi Công tác phòng chống tai nạn chấn thương, các bệnh không lây nhiễm ngày càng được chú ý và lôi cuốn được đông đảo cộng đồng tham gia Công tác bảo vệ và CSSK người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động ngày càng được triển khai mạnh mẽ Việt Nam đã phê chuẩn Công ước khung của WHO về phòng chống tác hại thuốc lá để bảo vệ sức khỏe thế hệ trẻ và đội ngũ những người lao động đất nước

Dù vậy, vẫn có những mặt hạn chế, nhận thức và hành động của số đông nhân dân về bảo vệ và nâng cao sức khoẻ, phòng bệnh, xây dựng lối sống lành mạnh còn hạn chế Một số địa phương còn những phong tục, tập quán lạc hậu có hại cho sức khỏe Các chiến dịch truyền thông chưa thực sự tác động sâu rộng tới đối tượng đích Chưa có chiến lược truyền thông-giáo dục sức khỏe quy mô quốc gia và các tiêu chí đánh giá hiệu quả truyền thông-giáo dục sức khỏe Xu hướng già hóa dân số cũng đang diễn ra ở nước ta Độ bao phủ của các hoạt động CSSK, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống bệnh học đường còn ở mức thấp, chất lượng chưa cao

Bên cạnh đó chính là xu hướng gia tăng các yếu tố nguy cơ có hại đối với sức khỏe công cộng Diễn biến phức tạp nhiều bệnh truyền nhiễm gây dịch có nguy cơ bùng phát trở lại Còn nhiều hạn chế trong việc cung cấp nước sạch Ô nhiễm môi trường không khí, nước ngày một gia tăng Thiên tai thường xuyên xảy ra tạo thuận lợi cho dịch bệnh gia tăng Nhiều cơ sở sản xuất còn vi phạm vệ sinh an toàn lao động, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp có chiều hướng gia tăng

Không những thế, chính là sự gia tăng các bệnh liên quan đến hành vi, lối sống

cá nhân Tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm ngày càng nhiều trong cộng đồng Các

tệ nạn xã hội vẫn chưa giảm như mong muốn Tỷ lệ tác hại của hút thuốc lá ở nam giới vẫn ở mức cao.Tình trạng lạm dụng bia rượu có liên quan đến tai nạn và bệnh tật.Công tác xây dựng chính sách, pháp luật và chỉ đạo thực thi chính sách chưa đạt hiệu quả mong muốn Cần có cơ chế giám sát, các chính sách và biện pháp củng cố tổ chức YTDP các cấp, nâng cao năng lực và đổi mới chế độ đãi ngộ cán bộ làm việc

Trang 8

trong lĩnh vực YTDP Lãnh đạo ở một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến YTDP Năng lực các trung tâm YTDP tuyến tỉnh thành phố còn hạn chế

Hơn nữa, hệ thống YTDP vẫn còn gặp khó khăn và cơ chế phối hợp liên ngành chưa phát huy hết tiềm năng Mạng lưới YTDP tuyến tỉnh, tuyến huyện gặp nhiều khó khăn Đội ngũ YTDP thiếu về số lượng, chất lượng chưa cao Cơ sở hạ tầng của hệ thống YTDP đã từng bước được nâng cấp nhưng chưa hiện đại Mối quan hệ giữa hệ thống YTDP với các ban ngành, tổ chức xã hội ở địa phương chưa chặt chẽ

Cung ứng dịch vụ khám, chữa bệnh

Từ năm 2009 – 2012, Nhà nước đã tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở tuyến y tế cơ sở; điều chỉnh khung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở y tế nhà nước; duy trì việc cử cán bộ y tế từ tuyến trên xuống hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới; cải thiện cơ sở vật chất của một số bệnh viện

Vì vậy, số người khám chữa bệnh tại các bệnh viện công lập và trạm y tế tăng Nhiều

kỹ thuật tiên tiến đã được triển khai, như ghép thận, ghép giác mạc, ghép tế bào gốc, ghép gan, phẫu thuật nội soi

Ngoài ra, Nhà nước cũng cho xây thêm và mở rộng nhiều bệnh viện và phòng khám, khuyến khích tư nhân tham gia vào việc mở rộng các phòng khám, bệnh viện trên toàn quốc nhằm làm giảm tình trạng quá tải bệnh viện nhất là trong những đợt dịch lớn

Mặc dù thế, nhưng việc cung ứng dịch vụ khám, chữa bệnh vẫn tồn tại nhiều thách thức Còn có sự lãng phí và thiếu hiệu quả trong tổ chức cung ứng dịch vụ KCB

do hệ thống chuyển tuyến chưa thực sự hiệu quả, tình trạng vượt tuyến khá phổ biến, gây tình trạng quá tải ở bệnh viện tuyến trên và hoạt động không hết công suất tại các

cơ sở y tế tuyến dưới, gây lãng phí đáng kể cho cả hệ thống y tế Khả năng tiếp cận với dịch vụ có chất lượng còn khác biệt giữa các nhóm mức sống Trong khi người có mức sống cao chủ yếu điều trị nội trú tại bệnh viện, thì đối với người nghèo, trạm y tế vẫn là nơi duy nhất họ có thể tiếp cận để hưởng dịch vụ y tế Vấn đề quản lý chất lượng dịch vụ KCB vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức Các hướng dẫn chuyên môn, phác đồ điều trị chuẩn, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh vẫn còn thiếu đối với nhiều bệnh Việc giám định BHYT, thanh tra KCB, xác định việc lạm dụng kỹ thuật,

Trang 9

lạm dụng thuốc, vi phạm quy tắc ứng xử, vi phạm hành chính trong các đơn vị sự nghiệp y tế cũng còn rất nhiều khó khăn

Dân số, kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản

Mạng lưới cung cấp dịch vụ CSSKSS được củng cố và phát triển, bao phủ 100% huyện, 93% xã, 84% thôn, bản Đến 2009, 100% số trung tâm CSSKSS được kiện toàn Hiện có 12 bệnh viện chuyên khoa phụ sản, 12 bệnh viện chuyên khoa nhi,

2 bệnh viện phụ sản tư nhân

Tỷ lệ bệnh viện có khoa sơ sinh , đơn nguyên sơ sinh ngày càng cao Dịch vụ làm mẹ an toàn được thực hiện rộng rãi ở các tuyến Số trường hợp phá thai giảm, dịch vụ phá thai an toàn được mở rộng Phòng chống nhiễm khuẩn đường sinh sản, nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục, phòng ngừa ung thư đường sinh sản, dự phòng

và điều trị vô sinh được đẩy mạnh Đã có 60 cơ sở y tế triển khai và duy trì hoạt động điểm cung cấp dịch vụ sức khỏe thân thiện cho vị thành niên và thanh niên, 50/63 trung tâm CSSKSS tỉnh/thànhphố triển khai dịch vụ CSSKSS người cao tuổi

Mặc dù có tiến bộ để duy trì mức sinh hợp lý, giảm tử vong mẹ, tử vong sơ sinh, và tăng cường CSSKSS, nhưng vẫn cần tiếp tục nỗ lực để duy trì kết quả đã đạt được và tăng chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người dân Đến năm 2009 vẫn còn 28/63 tỉnh, thành phố (chiếm 34% dân số cả nước) chưa đạt mức sinh thay thế Mặt khác, do đà tăng dân số ,quy mô dân số sẽ tiếp tục tăng trong giai đoạn

2011-2020 Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ngày càng trầm trọng

Mạng lưới cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ và CSSKSS còn nhiều bất cập, chất lượng dịch vụ còn hạn chế, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu

số Tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ và CSSKSS, nhất là ở tuyến huyện ở nhiều địa phương chưa được củng cố, chưa ổn định Việc điều phối cung ứng phương tiện tránh thai chưa linh hoạt, chưa chủ động được nguồn cung cấp Các dịch vụ kiểm tra sức khoẻ tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh chưa được mở rộng Truyền thông cho các nhóm đối tượng đặc thù còn chưa được quan tâm đúng

mức.Việc phối hợp truyền thông với cung cấp dịch vụ CSSKSS còn hạn chế

Thuốc, vắc xin, máu và các chế phẩm máu

Trang 10

Trong những năm trở lại đây, ngành dược đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những thành quả đáng ghi nhận Năm 2009, Trung tâm quốc gia về thông tin thuốc và phản ứng có hại của thuốc (DI-ADR) đã được thành lập Từ mạng lưới cung cấp thuốc chưa hợp lý và hiệu quả thì nay đã được phát triển rộng khắp trên toàn quốc Việt Nam đã sản xuất được nhiều loại vắc-xin: Lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm não Nhật Bản, viêm gan B, sởi, tả, thương hàn Năm 2010, Chính phủ đã đưa vắc-xin vào danh sách các sản phẩm sẽ được hỗ trợ đặc biệt trong chương trình quốc gia nâng cao năng suất và chất lượng Đặc biệt, năng lực sản xuất thuốc trong nước

đã tăng lên hiện đáp ứng 47% nhu cầu thuốc của người dân Việc lấy mẫu kiểm tra chất lượng thuốc của các viện kiểm nghiệm và các trung tâm đã được thường xuyên hơn Phát triển đông dược và dược liệu được đẩy mạnh Phong trào hiến máu nhân đạo được mở rộng, tỷ lệ máu từ nguồn hiến máu được sàng lọc đầy đủ theo quy chế truyền máu tăng theo thời gian, năm 2009 đạt 74% tổng số đơn vị máu thu thập được

Ở các địa bàn xa xôi, hẻo lánh, việc tiếp cận với máu và các chế phẩm máu gặp nhiều khó khăn

Tuy nhiên, vấn đề này cũng gặp nhiều hạn chế trong việc đấu thầu vẫn còn chưa hiệu quả Đồng thời, tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh và bán thuốc không đơn vẫn còn phổ biến Bên cạnh, tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng, kể cả thuốc đông dược và dược liệu, đòi hỏi cán bộ kiểm soát chất lượng thuốc phải được tăng cường về số lượng và năng lực chuyên môn Không những thế, những tác động tiêu cực ảnh hưởng tới giá thuốc chưa được ngăn chặn và xử lý kịp thời Và các cơ quan chức năng chưa triển khai được hoạt động “Đánh giá công nghệ y tế” Đặc biệt, hiện đang rất thiếu dược sĩ đại học ở tuyến huyện để tư vấn dùng thuốc an toàn hợp lý

Đó chính là những vấn đề đáng quan tâm và cần được giải quyết

Trang thiết bị và công nghệ y tế

Trong những năm qua, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra và nghiên cứu đề xuất giải pháp hỗ trợ chính sách thuế đối với các doanh nghiệp sản xuất TTB y tế trong nước Tuy nhiên, năng lực mạng lưới hiệu chuẩn và kiểm đinh TTB y

tế còn hạn chế Hiện chỉ có 3 Trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học nhưng thiếu kinh phí để hoạt động hiệu quả và nguồn nhân lực quản lý TTB y tế chưa được quan tâm lắm Mặc dù vấn đề về TTB y tế đã được đề xuất từ nhiều năm qua

Ngày đăng: 06/03/2020, 12:15

w