A. THEO MỐI QUAN HỆ ÁP LỰC ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN Với cách phân loại này người ta chia máy thở ra làm 2 loại là:
Phần II Hướng dẫn thực hành thở máy và vận hành cài đặt máy thở PHÂN LOẠI MÁY THỞNgày nay do sự phát triển của khoa học kỹ thuật nên có rất nhiều loại máy thở thế hệ mới có nhiều chức năng và mode thở tiên tiến ra đời vì vậy cũng có nhiều cách phân loại máy thở, đôi khi làm cho chúng ta có thể bị nhầm lẫn. Bài viết này tổng hợp các cách phân loại gần đây dựa vào các kiểu hoạt động của máy thởA. THEO MỐI QUAN HỆ ÁP LỰC ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN Với cách phân loại này người ta chia máy thở ra làm 2 loại là: 1. Máy thở áp lực dương Là các loại máy thở hiện nay đang dùng nhiều nhất2. Máy thở áp lực âmLoại máy thở này hiện nay rất ít dùng, nhiều nơi không còn dùng nữaB. THEO KIỂU KIỂM SOÁT 1. Kiểm soát thể tích (Volume Controlled)Trong loại máy thở này, thể tích khí tối đa bơm vào bệnh nhân sẽ được đặt trước. Khi máy hoạt động thì thể tích khí bơm vào phổi không được vượt quá thể tích đặt trước đó còn áp lực thở vào thì thay đổi1.1.Đặc điểm thông khí kiểm soát thể tích- Tốc độ dòng hằng định- Vt không thay đổi khi có hở (dò khí) hoặc do đường ống giãn nở- Không ảnh hưởng bởi sức kháng của phổi- Áp lực thay đổi1.2. Thuận lợi của VCVVt không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về cơ học phổi như độ giãn nở của phổi hay sức kháng đường hô hấp do vậy thông khí/phút ít thay đổi 2. Bất lợi của VCV- Áp lực sẽ thay đổi và khó kiểm soát có thể dẫn đến áp lực đỉnh cao. Nếu áp lực tăng chậm thì phân phối khí có thể không tối ưu.- Đặt tốc độ dòng có thể không tương xứng với nhu cầu bệnh nhân làm tăng co kéo cơ hô hấp, gây khó chịu cho bệnh nhân, ảnh hưởng tới trao đổi khí và rối loạn chức năng tim2. Kiểm soát áp lực (Pressure Controlled)Trong loại máy thở này áp lực tối đa thì thở vào được đặt trước. Khi máy hoạt động bơm khí vào phổi bệnh nhân sẽ không được vượt quá áp lực đặt trước đó còn thể tích khí bơm vào phổi bệnh nhân thì thay đổi2.1.Đặc điểm - Áp lực thở vào hằng định- Tốc độ dòng thở vào thay đổi và giảm dần- Dung nạp tốt, bệnh nhân ít khi cần thuốc an thần 2.2.Lợi ích- Sử dụng dòng thay đổi nên đáp ứng được nhu cầu thở của bệnh nhân- Giảm cố gắng co cơ hô hấp ở thì hít vào cho bệnh nhân- Hạ thấp được áp lực đỉnh- Điều chỉnh được thời gian thở vào- Làm đầy phế nang nhanh- Cải thiện phân phối khí, cân bằng thông khí/khuyếch tán và oxygen hoá2.3.Bất lợi- Vt thay đổi phụ thuộc vào cơ học phổi của bệnh nhân bao gồm những thay đổi về sức kháng đường thở và độ giãn nở của phổi- Thông khí/phút có thể thay đổi3. Kiểm soát cả áp lực lẫn thể tích (Dual Controlled)Trong loại máy này cả hai thông số là thể tích và áp lực thở vào đều có thể đặt trước được. Khi máy hoạt động thì cả thể tích khí và áp lực thở vào đều không được vượt quá thể tích và áp lực đặt trướcC. THEO KIỂU CHU KỲ Chu kỳ là cách thức mà máy thở chuyển từ thì thở vào sang thì thở ra hay cách thức mà máy thở bơm khí vào phổi không vượt quá thể tích hoặc áp lực đặt trước1. Chu kỳ thời gian (Time cycled)Thường thấy trong kiểu thông khí kiểm soát áp lực. Máy thở kết thúc thì thở vào khi hết thời gian đặt trước2. Chu kỳ dòng (Flow cycled)Thường thấy trong kiểu thông khí hỗ trợ áp lực. Máy thở kết thúc thì thở vào khi dòng giảm tới mức thấp nhất có thể được3. Chu kỳ thể tích (Volume cycled)Máy thở kết thúc thì thở vào và chuyển sang thì thở ra ngay sau khi đã bơm được một lượng khí bằng thể tích lưu thông đặt trước.4. Chu kỳ hỗn hợp (Mixed cycling) Có từ 2 hoặc hơn các kiểu chu kỳ độc lập ở trong cùng một máy thở. Kiểu chu kỳ này gặp trong máy thở kiểm soát thể tích thế hệ mới thường được gắn thêm bộ phận tạm ngừng ở thì thở vào nên gọi là chu kỳ cả thể tích và thời gianD. THEO KIỂU NGƯỠNG KHỞI ĐỘNG THÌ THỞ VÀO (triggering)1. Ngưỡng khởi động thời gian (time triggering)Máy thở chuyển sang thì thở vào đều đặn theo tần số đã đặt trước2. Ngưỡng khởi động áp lực (pressure triggered)Máy thở phát hiện được thì hít vào tự nhiên của bệnh nhân nhờ bộ phận phát hiện hiện tượng giảm áp lực xuống dưới mức áp lực cơ sở (PEEP hoặc CPAP) khi bệnh nhân hít vào 3. Ngưỡng khởi động dòng (flow triggered)Các máy thở hiện đại thường bơm khí với một dòng hằng định theo chu kỳ hô hấp. Khi bệnh nhân có nhịp thở tự nhiên ở thì hít vào sẽ làm thay đổi dòng này và máy thở sẽ phát hiện ra sự thay đổi dòng đó và khởi động thì thở vào. Kiểu phát hiện này ít đòi hỏi công hô hấp của bệnh nhân hơn là kiểu khởi động áp lực.E. THEO KIỂU DÒNG1. Dòng hình sin (sinusoidal)Đó là kiểu dòng thường thấy trong thở tự nhiên và CPAP2. Dòng giảm dần (decelerating)Là dòng thường thấy trong thông khí kiểm soát áp lựcDòng khí bơm vào lúc đầu với tốc độ cao thường được gọi là dòng chảy đỉnh (peak flow) sau đó giảm dần xuống khi áp lực trong phế nang tăng dần lên. Hầu hết các thầy thuốc thích sử dụng kiểu dòng này trong thông khí kiểm soát thể tích bởi vì áp lực đỉnh của đường hô hấp sẽ thấp hơn khi sử dụng dòng hằng định hay dòng chảy tăng dần (dòng gia tốc) và phân phối khí vào phổi cũng tốt hơn3. Dòng hằng định (constant)Tốc độ dòng khí luôn không đổi cho tới khi máy bơm tiếp một lượng khí lưu thông đặt trước (VT)Sự khác nhau giữa 3 loại dòng chảy này được mô tả trong đồ thị ở hình 15.1Dòng Giảm dần Hằng định Hình sinHình 15.1: Phân biệt 3 loại dòng F. THEO KIỂU THỞ1. Thở bắt buộc (Mandatory)Các nhịp thở vào của máy được xác định bởi tần số đặt trước2. Thở hỗ trợ (Assisted)Các nhịp thở vào của bệnh nhân được máy hỗ trợ thêm như • Hỗ trợ có kiểm soát• Hỗ trợ ngắt quãng đồng thì• Hỗ trợ áp lực3. Thở tự nhiênKhông có hỗ trợ gì thêm ở thì hít vào của bệnh nhân như thở CPAP G. THEO CÁC MODE THỞ ĐƯỢC THIẾT KẾ1. Thông khí kiểm soát theo quy ước (CMV)Trong mode thở này không cho phép bệnh nhân thở tự nhiên. Kiểu này thường gặp trong máy thở dùng cho gây mê2. Hỗ trợ - kiểm soát (assist - control)Các nhịp thở được hỗ trợ tương tự như thông khí kiểm soát và xen kẽ với thông khí kiểm soát3. Thông khí bắt buộc ngắt quãng (Intermittent Mandatory Ventilation)Các nhịp thở bắt buộc xen kẽ với các nhịp thở tự nhiên. Các nhịp thở máy này có thể đồng thì với nhịp thở tự nhiên của bệnh nhân để ngăn ngừa chống máy4. Hỗ trợ áp lực (Pressure Support)Bệnh nhân được hỗ trợ bởi áp lực thở vào đặt trước5. Thông khí tần số caoTrong kiểu thông khí này máy duy trì được áp lực trung bình đường hô hấp một cách hằng định và bơm với tần số thở rất cao hàng trăm nhịp hoặc hơn trong 1 phút6. BIPAPBệnh nhân được thở tự nhiên không hạn chế ở cả 2 ngưỡng áp lực7. CPAP và PEEP - PEEP và CPAP đều là áp lực dương cơ sở của đường hô hấp. Áp lực này là do người thầy thuốc đặt- Thuật ngữ CPAP dùng để chỉ một mode thở riêng cho bệnh nhân thở tự nhiên với áp lực dương của đường hô hấp được đặt trước.- Thuật ngữ PEEP được dùng khi nó thêm vào với các mode thở khác nhằm tăng cường khả năng oxygen hoá hay chống xẹp phổiTÀI LIỆU THAM KHẢO1. Vũ văn Đính, Nguyễn Thị Dụ. Phân loại các máy hô hấp nhân tạo. Nguyên lý và thực hành thông khí nhân tạo. Nhà xuất bản Y học 1995, Tr 29-402. Amato MB, Barbas CS, Medeiros DM, Schettino G, Lorenzi FG, Kairalla RA et al. Beneficial effects of the "open lung approach" with low distending pressures in acute respiratory distress syndrome. A prospective randomized study on mechanical ventilation. Am J Respir Crit Care Med 1995; 152(6 Pt 1):1835-1846. 3. Amato MB, Barbas CS, Medeiros DM, Magaldi RB, Schettino GP, Lorenzi-Filho G et al. Effect of a protective-ventilation strategy on mortality in the acute respiratory distress syndrome. N Engl J Med 1998; 338(6):347-354. 4. Banner MJ, Kirby RR, MacIntyre NR. Patient and ventilator work of breathing and ventilatory muscle loads at different levels of pressure support ventilation. Chest 1991; 100(2):531-533.5. Brochard L, Pluskwa F, Lemaire F. Improved efficacy of spontaneous breathing with inspiratory pressure support. Am Rev Respir Dis 1987; 136(2):411-415.6. Brochard L. Inspiratory pressure support. Eur J Anaesthesiol 1994; 11(1):29-367. Chiang AA, Steinfeld A, Gropper C, MacIntyre N. Demand-flow airway pressure release ventilation as a partial ventilatory support mode: comparison with synchronized intermittent mandatory ventilation and pressure support ventilation. Crit Care Med 1994; 22(9):1431-1437. 8. International consensus conferences in intensive care medicine. Ventilator-associated lung injury in ARDS. American Thoracic Society, European Society of Intensive Care Medicine, Societe de Reanimation Langue Francaise. Intensive Care Med 1999; 25(12):1444-1452. 9. Leung P, Jubran A, Tobin MJ. Comparison of assisted ventilator modes on triggering, patient effort, and dyspnea. Am J Respir Crit Care Med 1997; 155(6):1940-1948.10. MacIntyre NR. Respiratory function during pressure support ventilation. Chest 1986; 89(5):677-683.11. Munoz J, Guerrero JE, Escalante JL, Palomino R, De La CB. Pressure-controlled ventilation versus controlled mechanical ventilation with decelerating inspiratory flow. Crit Care Med 1993; 21(8):1143-1148.12. Noack G: Types of Ventilators in Ventilatory treatment of neonates and infants p32-33 ;199313. Silver MR. BIPAP: useful new modality or confusing acronym? Crit Care Med 1998; 26(9):1473-1474. 14. Tobin MJ, Jubran A, Laghi F. Patient-ventilator interaction. Am J Respir Crit Care Med 2001; 163(5):1059-1063.15. Ventilation with lower tidal volumes as compared with traditional tidal volumes for acute lung injury and the acute respiratory distress syndrome. The Acute Respiratory Distress Syndrome Network. N Engl J Med 2000; 342(18):1301-1308. 16. Younes M. Proportional assist ventilation, a new approach to ventilatory support. Theory. Am Rev Respir Dis 1992; 145(1):114-120. . dẫn thực hành thở máy và vận hành cài đặt máy thở PHÂN LOẠI MÁY THỞNgày nay do sự phát triển của khoa học kỹ thuật nên có rất nhiều loại máy thở thế hệ mới. của máy thởA. THEO MỐI QUAN HỆ ÁP LỰC ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN Với cách phân loại này người ta chia máy thở ra làm 2 loại là: 1. Máy thở áp lực dương Là các loại