Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 302 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
302
Dung lượng
3,53 MB
Nội dung
NSoạn Bài 1 : Văn bản Giảng TÔI ĐI HỌC < Thanh Tịnh > Tiết 1 ĐỌC HIỂU VĂN BẢN A, MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp H/s : - Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp , cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “ Tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời - Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh B, CHUẨN BỊ : - GV - HS : Soạn bài – trả lời câu hỏi SGK C, TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG * Hoạt động 1: Kiểm tra việc soạn bài ở nhà của HS (5’) * Hoạt động 2 : giới thiệu bài ? Từ lớp 1 tới lớp 8 em đã dự 8 lần khai trường, ngày khai trường lần nào khiến em nhớ nhất? Trong lần khai trường đầu tiên ai đưa em tới trường? Ngày ấy đối với em có gì đáng nhớ? GV : Trong cuộc đời mỗi con người những kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt là những kỉ niệm về buổi đầu tiên đến trường Truyện ngắn “tôi đi học” của Thanh Tịnh đã diễn tả những kỉ niệm mơn man, bâng khuâng của thời thơ ấy…. * Hoạt động 3 : 35’ Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt - HS đọc phần dấu * SGK – 8 I, Đọc- Tiếp xúc văn bản * Tác Giả , Tác phẩm - Nêu 1 số nét chính về tác giả, và truyện ngắn “Tôi đi học” - Tóm tắt thông tin tác giả tác phẩm - Yêu cầu đọc giọng chậm, hơi buồn lắng sâu, chú ý những câu nói của nhân vật “ Tôi” của nhân vật “người Mẹ” nhân vật “ông Đốc” cần đọc với giọng * Đọc 1 phù hợp - GV đọc mẫu 1 đoạn - 3->4 HS đọc ? Nhận xét cách đọc so với yêu cầu? - GV chốt lại - Nhận xét * Từ khó - Hs đọc phần chú thích - Chú ý các chú thích 2, 6, 7 * Cấu trúc văn bản ? Văn bản này kể về sự việc gì? - HS trả lời - Kỉ niệm ngày đầu đến trường ? Có những nhân vật nào được kể lại trong truyện ngắn ấy này? - HS trả lời - Tôi, mẹ, ông đốc, những cậu học trò ? Trong những nhân vật đó, nhân vật nào là nhân vật chính? Vì sao? - Suy nghĩ trả lời - Tôi là nhân vật chính vì mọi sự việc đều được kể từ cảm nhận của nhân vật “Tôi”… ? Kỉ niệm ngày đầu đến trường của “Tôi” được kể theo trình tự không gian và thời gian nào? Tương ứng với trình tự ấy là các đoạn nào của văn bản? - HS thảo luận theo nhóm - Trình bày ý kiến - 3 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu -> Trên ngọn núi : cảm nhận của Tôi trên đường tới trường + Đoạn 2: Tiếp -> được nghỉ cả ngày nữa : Cảm nhận của “Tôi” lúc ở sân trường + Đoạn 3 -> còn lại : Cảm nhận của Tôi trong lớp học ? Đoạn nào gợi cảm xúc thân thuộc gần gũi nhất trong em? Vì sao? - HS tự bộc lộ - HS tóm tắt lại đoạn 1 II, Đọc – hiểu văn bản 1 . Cảm nhận của “Tôi” trên đường tới trường ? Kỉ niệm ngày đầu đến trường của nhân vật “Tôi” gắn với không gian thời gian cụ thể nào? - HS trả lời - Thời gian : Buổi sáng cuối thu - Không gian : Trên con đường dài và hẹp ? Theo em vì sao không - HS thảo luận 2 gian và thời gian ấy trở thành kỉ niệm trong tâm trí của tác giả? - Trình bày ý kiến - GV đó là thời điểm, nơi chốn quen thuộc gần gũi, gắn liền với tuổi thơ tác giả Đó là lần đầu tiên được cắp sách tới trường -> quen thuộc gần gũi GV : chú ý vào câu văn : “ con đường này tôi đã quen đi lại…tự nhiên thấy lạ” ? Cảm giác quen mà lạ của nhân vật “Tôi” có ý nghĩa gì? - HS trả lời - Tự cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình - Dấu hiệu đổi khác trong tình cảm và nhận thấy của cậu bé ngày đầu đến trường tự thấy mình lớn lên, con đường làng không làng không còn dài rộng như trước ? Cậu bé tự thấy mình lớn lên còn được biểu hiện qua chi tiết nào? - HS trả lời - Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý Nô đùa như thằng Sơn ? Biểu hiện đó có ý nghĩa gì? - HS bộc lộ - Cho thấy cậu bé có sự nhân thức nghiêm túc trong học hành GV : chú ý vào đoạn văn “ trong chiếc áo vải dù đen, dài cho đến hết phần I ? Những chi tiết nào trong cử chỉ , trong hành động và lời nói của nhân vật “Tôi” khiến em chú ý? - HS thảo luận 2’ - Cảm thấy trang trọng đứng đắn với bộ quần áo, với mấy quyển vở mới trên tay - Cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở, vừa lúng túng vừa muốn thử sức, muốn khẳng định mình khi xin mẹ 3 được cầm cả bút và thước như các bạn khác GV : khi nhớ lại ý nghĩ chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước – Tác giả viết “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi…núi” ? Hãy phát hiện và phân tích ý nghĩa của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn? - HS trả lời - Nghệ thuật so sánh -> kỉ niệm đẹp về tâm trạng và cảm giác rất tự nhiên của 1 đứa bé lần đầu được đến trường * Hoạt động 4 : - Hướng dẫn học ở nhà - HS đọc lại đoạn 1, nắm được nội dung đoạn 1 - Nắm 1 số các nét chính về tác giả Thanh Tịnh - tác phẩm - Chuẩn bị : Tiếp nội dung tiết 2 theo câu hỏi SGK 4 NSoạn Văn bản Giảng TÔI ĐI HỌC Tiết 2 ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (tiếp) A, MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : - Tiếp tục giúp HS cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “ tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời qua các phần còn lại của văn bản - Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh B, Chuẩn bị Giáo viên : HS : Đọc – soạn phần còn lại theo câu hỏi SGK C, TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG : * Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ (5’) ? Nêu 1 số nét chính về tác giả Thanh Tịnh và tác phẩm “ tôi đi học “ ? Kiểm tra sự chuẩn bị bài của cả lớp * Hoạt động 2 : 3’ - GV khái quát lại nội dung tiết 1 – phần 1 * Hoạt động 3 : 35’ Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt - GV yêu cầu HS đọc từ “ trước sân trường làng … “ -> nghỉ cá ngày nữa - Sửa cách đọc - HS đọc đoạn văn 2, nhận xét đọc ? Đoạn này có nội dung gì? - HS trả lời 2. Cảm nhận của “tôi” lúc ở sân trường - Chú ý vào đoạn văn ? Cảnh sân trường làng Mũ lí lưu lại trong tâm trí tác giả có gì nổi bật ? - HS suy nghĩ trả lời - Sân trường dày đặc cả người ai cũng áo quần sạch sẽ gương mặt vui tươi sáng sủa ? Cảnh tượng được nhớ lại có ý nghĩa gì ? - HS trả lời GV : Cảnh tượng đó phản ánh không khí đặc biệt của ngày hội khai trường ở 5 nước - Khi chưa đi học, nhân vật “ tôi” chỉ thấy ngôi trường Mĩ lí cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà khác trong làng ? Nhưng lần đầu tiên tới trường cậu bé có cảm giác như thế nào ? - HS bộc lộ - Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường cảm thấy mình bé nhỏ. nhân vật “ tôi” đâm lo sợ vẩn vơ ? Khi tả những học trò nhỏ tuổi lần đầu đến trường học trò tác giả tả như thế nào tác dụng ? - HS chú ý SGK trả lời - “ Họ như con chim non đứng bên bờ tố nhìn quang trời rộng lớn muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ “ GV : Miêu tả sinh động hình ảnh và tâm trạng các em nhỏ lần đầu tiên tới trường học - Chú ý và đoạn văn : ? Cho biết cảm nhân của “ tôi” khi nghe thấy hồi trống ? - HS trả lời - Cảm thấy chơ vơ, vụng về lúng túng. Muốn bước nhanh mà sao toàn thân thấy run run, cứ dềnh dàng, chân co chân duỗi ? Tâm trạng của “tôi” khi nghe ông đốc đọc bản danh sách HS mới như thế nào ? - HS trả lời - Hồi hộp chờ nghe tên mình nghe gọi đến tên “ tôi” tự nhiên giật mình và lúng túng ? Theo em vì sao “ tôi” lại có tâm trạng như vậy ? - HS tự bộc lộ GV bổ sung : vì đã bao giờ “tôi” được hoặc bị chú ý như thế này ? Và khi phải rời bàn tay mẹ, vòng tay cha để bước vào lớp học thì các cậu lại và khóc nhân vật “ tôi” cũng bất giác và khóc trong lòng mẹ ? Em nghĩ gì về tiếng khóc của các cậu học trò bé nhỏ - HS thảo luận 2’ - Cảm thấy mình bước vào một thế giới khác và 6 khi xếp hàng để vào lớp ? - Trình bày xa cách mẹ hơn bao giờ hết - GV nhận xét -> bổ sung - Khóc 1 phần vì lo sợ, phải tách rời người thân để bước vào môi trường hoàn toàn mới lạ - 1 phần vì sung sướng lần đầu tiên được đi học - Là cảm giác nhất thời của những đứa trẻ nông thôn rụt rè ít khi được tiếp xúc với đám đông ? Hãy nhớ và kể lạ cảm xúc của chính mình vào lúc này trong ngày đầu tiên đi học như các bạn nhỏ trong tác phẩm ? - GV chốt lại - HS tự nhớ và kể lại ? Cho HS tóm tắt lại ý chính của đoạn 3 - HS tóm tắt ? Kỉ niệm ngày đầu đến trường của “tôi” được tác giả nhớ lại gắn với không gian nào nữa ? - HS trả lời 3. Cảm nhận của “tôi” trong lớp học ? Vì sao trong khi xếp hàng đợi vào lớp, nhân vật “ tôi” lại cảm thấy “ trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này “ ? - HS suy nghĩ trả lời - Vì tôi bắt đầu cảm nhận được sự độc lập của mình khi đi học - Bước vào lớp học là bước vào thế giới riêng của mình, phải tự mình làm tất cả ? Những cảm giác mà nhân vật tôi nhận được khi bước vào lớp học là gì ? - HS trả lời - Một mùi hương lạ xông lên - Nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi … là của mình - Nhìn người bạn chưa hề quen biết nhưng lòng vẫn không cảm thấy sự xa lạ … ? Em có nhận xét gì về những cảm giác đó ? - HS tự nhận xét - Cảm thấy vừa xa lạ, vừa gần gũi với mọi người, với người bạn ngồi bên cạnh 7 GV bổ sung thêm : - Cảm giác lạ vì lần dầu tiên được vào lớp học, một môi trường sạch sẽ ngay ngắn - Không cảm thấy sự xa lạ với bàn ghế và bạn bè vì ý thức được những thứ đó sẽ gắn bó với mình bây giờ cảnăm học ? Hình ảnh “ một con chim liệng đến đứng trên bờ của sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao “ có phải đơn thuần chỉ có nghĩa thực hay không ? Vì sao ? - HS tự suy nghĩ trả lời - GV bổ sung : Gợi, nhớ tiếc những ngày trẻ thơ hoàn toàn vui chơi tự do đã chấm dứt để bước vào 1 giai đoạn mới -> hình ảnh này có dụng ý nghệ thuật tượng trưng rõ ràng. ? Dòng chữ “ tôi đi học “ kết thúc truyện có ý nghĩa gì ? - HS trả lời - Vừa khép lại bài văn và vừa mở ra 1 thế giới mới, 1 bầu trời mới … 1 khoảng không gian, 1 giai đoạn mới - Vừa ngỡ ngàng, tự tin nghiêm trang bước vào giờ học đầu tiên trong cuộc đời trẻ thơ GV chốt : trong câu chuyện ngoài nhân vật “tôi” còn có các nhân vật khác ? Trình bày cảm nhận về thái độ cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu đi học ? - HS suy nghĩ trả lời - Phụ huynh ai cũng chuẩn bị chu đáo cho những đứa trẻ lần đầu tiên được tới trường tham dự buổi lễ, cũng lo lắng hồi hộp - Ông Đốc là hình ảnh người thầy người lãnh đạo rất từ tốn, giàu tình 8 thương III, Tổng kết ? Em có nhận xét gì về đặc sắc nghệ thuật và sức cuốn hút của tác phẩm ? - HS trả lời - Nghệ thuật : bố cục theo dòng hồi tưởng cảm nghĩ của nhân vật “ tôi” kết hợp giữa kể - tả - Nội dung : tâm trạng ngày đầu tiên tới trường - GV nhận xét chốt lại - Sau đó gọi HS đọc phần ghi nhớ - HS đọc ghi nhớ SGK- 9 IV, Luyện tập ? Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “ tôi đi học “ - HS suy nghĩ phát biểu - Nhận xét - GV hướng dẫn HS làm câu 2 (SGK) * Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà (1’) ? Tình cảm nào đã khơi dậy trong em khi em đọc truyện “ tôi đi học “ ? Hãy hát 1 bài có liên quan đến chủ đề đi học - Về hoàn thiện phần luyện tập - Học bài cũ – nắm chắc nội dung của bài - Chuẩn bị bài : cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ 9 NSoạn Giảng Tiết 3 CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT NGHĨA CỦA TỪ NGỮ A, MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS : - Hiểu rõ cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ - Thông qua bài học, rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chúng và cái riêng B, CHUẨN BỊ : Giáo viên : bảng phụ HS : Đọc nghiên cứu bài mới C, TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG : * Hoạt động 1 : 5’ Kiểm tra bài cũ : kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của cả lớp * Hoạt động 2 : Giới thiệu bài (3’) - Ở lớp 7 các em đã được học về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa ? Vậy 1 em lấy 1 vài VD về từ đồng nghĩa và trái nghĩa ? - Bảng phụ VD : Máy bay, tàu bay, phi cơ nhà thương, bệnh viện chết, mất, hi sinh - Từ trái nghĩa : sống - chết nóng – lạnh xấu – tốt * Hoạt động 3 : Bài mới (35’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt ? Các em đã được học thế nào là từ đồng nghĩa – trái nghĩa ? Vậy em có nhận xét gì về mối quan hệ ngữ nghĩa của chúng - HS suy nghĩ trả lời - Các từ có mối quan hệ bình đẳng về ngữ nghĩa + Các từ đồng nghĩa trong nhóm có thể thay thế cho nhay trong 1 câu văn cụ thể ? + Các từ trái nghĩa trong 10 [...]... vào nhan đề ? Các từ ngữ và các câu trong văn bản đó ? ? Tìm các câu nhắc đến kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên trong đời ? - HS suy nghĩ phát biểu - HS tìm, trả lời - Là vấn đề chính, những ý kiến, cảm xúc của tác giả được thể hiện 1 cách nhất quán trong văn bản II, Tính thống nhất về chủ đề của văn bản * Văn bản : “ Tôi đi học “ - Nhan đề cho phép dự đoán văn bản nói về chuyện... về chủ đề của văn bản 13 NSoạn Giảng Tiết 4 TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN A, MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS : - Nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản - Biết viết một văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề, biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, chọn lựa, sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình B, CHUẨN BỊ : Giáo viên : HS... từ ngữ biểu thị ý nghĩa đi học lặp lại nhiều lần - Các câu văn, đoạn văn nhắc đến kỉ niệm buổi tựu trường + Hôm nay tôi đi học + Hàng năm cứ vào cuối thu … Lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường + Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng đó ? Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng + Tôi lặm tay ghì chặt … ? Để tô đậm cảm giác trong - HS thảo luận sáng... giác bâng khuâng khi xa mẹ, trước đây có thể đi chơi cả ngày không thấy xa nhà, xa mẹ giờ mới bước vào lớp đã thấy xa mẹ nhớ nhà - Là sư nhất quán về ý đồ ý kiến cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản - Hình thức : nhan đề của văn bản … - Nội dung : mạch lạc (quan hệ giữa các phần của văn bản) từ ngữ, chi tiết (tập trung làm nổi bật chủ đề văn bản) - Đối tượng : xoay quanh nhân vật “tôi” * Ghi... 5 - 6 SGK - Tiết sau học bố cục của văn bản 31 NSoạn Giảng Tiết 8 BỐ CỤC VĂN BẢN A, MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS : Nắm được bố cục văn bản, đặc biệt là cách sắp xếp các nội dung trong phần thân bài - Kỹ năng : biết xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp đối tượng và nhận thức của người đọc - Thái độ : có ý thức sử dụng, hiểu về bố cục của 1 văn bản B, CHUẨN BỊ : Giáo viên : HS : Học bài cũ, tìm hiểu... TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG : * Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ (5’) ? Chủ đề văn bản là gì ? nêu chủ đề của văn bản “ trong lòng mẹ “ - Chủ đề của văn bản là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt Chủ đề của văn bản “ trong lòng mẹ” kể lại 1 cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực, cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh * Hoạt động 2 : Giới thiệu... yêu HS đọc văn - HS đọc I Bố cục văn bản * Văn bản : “ người thầy đạo 32 bản SGK /24 ? Văn bản này có thể chia làm mấy phần ? Chỉ ra từng phần cụ thể cao đức trọng “ - HS phát biểu - Văn bản chia làm 3 phần 1 Từ đầu -> không màng danh lợi 2 Tiếp -> cho vào thăm 3 Phần còn lại ? Hãy cho biết nhiệm vụ của - HS trả lời * Mở bài : giới thiệu về Chu từng phần VănAn (đức độ tài năng) -> chủ đề của văn bản... đời và sự nghiệp văn chương của Nguyên Hồng - Vị trí, nội dung, bố cục của đoạn trích “ Trong lòng mẹ” bước đầu thấy được tình cảm đáng thương của bé Hồng B, CHUẨN BỊ : Giáo viên : bảng phụ HS : Học, trả lời câu hỏi SGK C, TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG : * Hoạt động 1 : 5’ Kiểm tra bài cũ : ? Có nhận xét gì về đặc sắc nghệ thuật và sức cuốn hút của văn bản “ Tôi đi học” ? - Sức cuốn hút của văn bản “ Tôi đi... xúc văn bản * Tác giả, tác phẩm - HS đọc - HS tóm tắt dựa vào chú thích SGK - Chương IV - Vị trí đoạn trích chương IV của tác phẩm * Đọc đoạn trích 19 giọng chậm tình cảm, chú ý các từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc của nhân vật” tôi” nhất là đoạn cuối cuộc trò chuyện với bà cô, đoạn văn tả chú bé Hồng nằm trong lòng mẹ, chú ý giọng bà cô kéo dài độ sắc thái châm biếm cay nghiệt - Đọc mẫu 1 đoạn văn. .. bài : Trường từ vựng 27 NSoạn Giảng Văn bản Tiết 7 TRƯỜNG TỪ VỰNG A, MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS : - Hiểu được thế nào là trường từ vựng, biết xác lập các trường từ vựng đơn giản - Bước đầu hiểu được mối liên quan giữa trường từ vựng với các hiện tượng ngôn ngữ đã học như : đồng nghĩa, trái nghĩa, ẩn dụ, hoán dụ … giúp ích cho việc học văn bản và làm văn B, CHUẨN BỊ : Giáo viên : bảng phụ HS : học bài . dày đặc cả người ai cũng áo quần sạch sẽ gương mặt vui tươi sáng sủa ? Cảnh tượng được nhớ lại có ý nghĩa gì ? - HS trả lời GV : Cảnh tượng đó phản ánh không. -> được nghỉ cả ngày nữa : Cảm nhận của “Tôi” lúc ở sân trường + Đoạn 3 -> còn lại : Cảm nhận của Tôi trong lớp học ? Đoạn nào gợi cảm xúc thân thuộc