1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tội giết người theo luật hình sự việt nam và đấu tranh phòng, chống tội giết người

109 67 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 9,45 MB

Nội dung

2/ Giết người để che giấu hoặc để dễ dàng thực hiện một tội phạm khác.3/ Giết người có kèm theo hiếp dâm, cướp của hay một tội phạm nghiêm trọng khác những tội này phải xảy ra cùng một l

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO■ » ■ BỘ Tư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI■ ■ ■ ■

HOÀNG CÔNG HUẤN

VÀ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHốNG

TỘI GIÊT IMGƯỜI

Chuyên ngành: LUẬT HÌNH s ự , TỐ TỤNG HÌNH s ự VÀ TỘI PHẠM HỌC

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

C h ư ơ n g I Tội giết người theo pháp luật hình sự Việt Nam

1.1 Tội giết người theo pháp luật hình sự Việt nam 7trước khi pháp điển hóa (1945 - 1985)

1.2 Tội giết người theo Bộ luật hình sự hiện hành 181.3 Phân biệt tội giết người với một số tội phạm có cấu

thành gần giống

C hư ơng I I Thực trạng tội giết người ở Việt Nam 49

2.1 Đặc điểm tình hình tội giết người ở Việt Nam 492.2 Các loại hình tội phạm giết người 5 3

2.3 Đặc điểm về phương thức gây án £Q

C hư ơng II I M ột số giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh

phòng, chống tội giết người

3.1 Một số giải pháp cơ bản đấu tranh phòng, chống tội rj^

giết người3.2 Những yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan bảo vệ

pháp luật trong việc đấu tranh phòng, chống tội giết 88người

Tài liệu tham khảo

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Nhằm ổn định tình hình kinh tế xã hội, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ v i n đề ra, một trong những điều kiện tiên quyết là phải giữ vững

an ninh chínỉrtrị, trật tự an toàn xã hội, ổn đinh đời sống của nhân dân

Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tội phạm, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện mục tiêu phấn đấu nêu trên, trước tiên cần triển khai thực hiện chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, tạo ra sự chuyển biến về trật tự an toàn

xã hội, đẩy lùi sự gia tăng của tội phạm đặc biệt là tội giết người Thực tiễn hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề bức xúc trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người trên rất nhiều phương điện: hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự, tiến hành các biện pháp đấu tranh phòng ngừa cụ thể kết hợp với việc cải thiện một bước đời sống kinh tế xã hội , tạo ra ở mỗi người dân tâm lí và trạng thái tinh thần ổn định, lòng tin vào sự nghiêm minh và công bằng của pháp luật Chỉ khi nào con người thật sự cảm thấy an toàn về tính mạng và thân thể được bảo vệ mới yên tâm sống, lao động, học tập và nghỉ ngơi

nhiệm vụ công tác năm 1963 của ngành tòa án nhân dân có nhấn mạnh: “Đấu tranh chống tệ nạn xã hội, đặc biệt phải nghiêm trị tội giết người

Trang 5

Trước tình hình tội phạm diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng nghiêm trọng ngày 23/5/1986 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ra Chỉ thị số 133/CT về xử lí kịp thời và nghiêm minh những vụ phạm pháp Chỉ thị đã nêu

rõ: "Phải kiên quyết tổ chức ngay việc xét xử trước pháp luật những vụ phạm pháp hình sự trong lĩnh vực xâm phạm tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm của công dân ", tiếp theo đó Ban Bí thư trung ương Đảng đã ra Chỉ thị

số 84/CTTW ngày 29/5/1986 để lãnh đạo việc tổ chức thi hành Chỉ thị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Ngày 27/6/1985 Quốc hội đã thông qua việc ban hành Bộ luật hình sự đầu tiên kể từ khi nước nhà giành độc lập, đánh dấu một bước phát triển mới trong việc quy đinh trách nhiệm hinh sự đối với các hành vi giết người, góp phần đấu tranh có hiệu quả chống loại tội phạm nghiêm trọng này

Qua 10 năm đổi mới, thực hiện mục tiêu phấn đấu vì sự nghiệp'"Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh'' với chiến lược phát triển kinh tế

- xã hội đến năm 2000 mà trọng tâm là chiến lược con người, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng Tuy nhiên, việc phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa bên cạnh những thành tựu đạt được đã nảy sinh những yếu tố tác động tiêu cực đến tình hình tội phạm nói chung và tội giết người nói riêng Hoạt động của bọn tội phạm hình sự tinh vi xảo quyệt hơn, khuynh hướng sử dụng bạo lực diễn ra trầm trọng, thậm chí trắng trợn đã làm cho tình hình trật tự an toàn xã hội diễn ra phức tạp, gây tâm

lí lo lắng trong nhân dân đặc biệt những vụ cướp có vũ trang, các vụ giết người

Theo báo cáo thống kê của Cục cảnh sát điều tra Bộ nội vụ từ năm 1986 -

1995 trên toàn quốc xảy ra 297.668 vụ án hình sự, trung bình hàng năm xảy ra

29 766,8 vụ Mặc dù tình hình phạm pháp hình sự đã giảm trong một vài năm

gần đây nhưng khuynh hướng giảm không cơ bản và không có cơ sở vững

chắc Cụ thể riêng tội giết người từ năm 1986 - 1995 trên toàn quốc có 10 514

Trang 6

vụ được khởi tố, trung bình hàng năm có khoảng 1051 vụ được khởi tố , chiếm

3, 53% tổng số vụ án hình sự xảy ra Nếu so sánh số vụ án giết người được

khởi tố ờ giai đoạn 1986 - 1990 với giai đoạn 1991 - 1995 thì số vụ án giết

người tăng khoảng 17%

Thực tiễn hiện nay cho thấy xu hướng phạm tội có chuẩn bị trước, có tổ chức hoặc có sự cấu kết thành băng, ổ, nhóm ngày càng thể hiện đậm nét Có

tới 32, 2% vụ giết người có sự cấu kết thành băng, ổ, nhóm; 32, 6% số vụ giết

người bằng súng, lựu đạn và hoạt động mang tính chất khủng bố, dùng mìn để

hạ sát nạn nhân Điểm đáng chú ý là số vụ giết người cướp của xảy ra tăng và bọn tội phạm đã sử dụng nhiều thủ đoạn gây án tinh vi, xảo quyệt gây khó khăn cho hoạt động điều tra (Theo số liệu của Cục cảnh sát điều tra Bộ nội vụ thì có tới 41% số vụ thủ phạm tẩy xóa dấu vết và 12% số thủ phạm chôn giấu xác nạn nhân) Mặt khác, tội phạm hình sự nói chung, tội phạm giết người nói riêng phần nhiều có mối liên hệ chặt chẽ với các tệ nạn xã hội

Tình hình tội phạm giết người xảy ra nghiêm trọng như vậy nhưng công tác điều tra, xử lí loại tội phạm này còn nhiều hạn chế và gặp rất nhiều khó khăn Đặc biệt lưu ý, số vụ án giết người chưa rõ thủ phạm chiếm tỷ lệ 18% tổng số vụ án giết người xảy ra, trong đó có tới 50% các vụ án giết người chưa

rõ thủ phạm phải đình chỉ điều tra do không xác định được thủ phạm

m

Nguyên nhân của tình trạng trên trước hết phải nói đến là công tác điều tra các vụ án giết người chưa rõ thủ phạm gặp rất nhiều khó khăn Mặt khác công tác điều tra, truy tố, xét xử vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định, chất lượng điều tra án giết người còn thấp Mặt khác nhiều vụ án kéo dài không xử

lí kịp thời đã ảnh hưởng không tốt đến công tác phòng chống tội phạm, án tuyên phạt không được chấp hành nghiêm chỉnh, nhiều kẻ phạm tội có lệnh truy nã nhưng trốn thóat thậm chí cá biệt có trường hợp can thiệp thô bạo của các quan chức trong việc điều tra, truy tố, xét xử tội phạm

Trang 7

Việc nghiên cứu toàn diện đối với tội giết người để rút ra những yếu kém, khó khăn, vướng mắc trong công tác đấu tranh trên cơ sở đó xây dựng những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống loại tội phạm này chưa được quan tâm thường xuyên Các văn bản pháp luật là cơ sở hoạt động điều tra, truy tố, xét xử trong đó Bộ luật hình sự, đã phát huy hiệu quả trong đấu tranh chống tội phạm, ngoài ra những tài liệu tổng kết thực tiễn hoạt động điều tra, hoạt động kiểm sát điều tra, hoạt động xét xử về tội giết người được đánh giá, đúc kết trong các báo cáo chuyên đề như : Báo cáo sơ kết, tổng kết của các ngành bảo vệ pháp luật và địa phương Đây là những tài liệu phong phú có giá trị cho nghiên cứu và xây dựng các biện pháp đấu tranh chống tội phạm nhằm từng bước nâng cao hiệu quả phòng ngừa và chống với tội giết người.

Tất cả những điều trình bày ở trên đã nói lên sự cần thiết phải nghiên cứu

một cách toàn diện đề tài này và khả năng giải quyết những vấn đề bức xúc đang đặt ra cho đề tài ở cả hai phương diện lí luận và thực tiễn

2 TÌNH HỈNH NGHIÊN c ứ u

Từ trước đến nay có một số công trình trong nước và nước ngoài đã đề cập vấn đề án mạng và nêu một số kinh nghiệm trong công tác điều tra, khám phá, xử lí tội giết người Trong đó phải kể đến "Chuyên đề tổng kết thực tiễn xét xử loại tội giết người" ngày 10/8/1970 của Tòa án nhân dân tối cao;

"Chuyên đề nâng cao chất lượng kiểm sát điều tra án giết người" của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; "Trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người" của tác giả Đinh Văn Quế (Nhà xuất bản Công an nhân dân ấn hành 1994) và một số bài viết của một số tác giả đăng trên Tạp chí tòa án nhân dân, Tạp chí luật học, Tạp chí nhà nước pháp luật, Tạp chí kiểm sát Nhìn chung các công trình, nêu trên chủ yếu đề cập

đến những vấn đề ,cơ bản của tội giết người ở những khía cạnh pháp lí hình

sự, song chưa có công trình nào đề cập toàn diện vấn đề đấu tranh phòng,

Trang 8

chống tội giết người Đặc biệt, chưa có đề tài nào phân tích một cách khái quát những yêu cầu đặt ra đối với hoạt động của các cơ quan điều tra, truy tố, xét

xử loại tội này Một số giáo trình của các trường Đại học luật, Đại học tổng hợp, Đại học an ninh, Đại học cảnh sát có đề cập đến tội giết người nói chung nhưng chủ yếu xung quanh những dấu hiệu pháp lí cơ bản, trình tự và phương pháp điều tra cơ bản loại tội phạm này

Nghiên cứu một cách toàn diện tội giết người trong tình hình hiện nay là một vấn đề khó Các nhà nghiên cứu khẳng đinh loại tội giết người là loại tội nghiêm trọng nhất trong các loại tội về xâm phạm trật tự xã hội, bởi lẽ nó cướp đi mạng sống của con người, đồng thời gây nên sự hoang mang lo lắng trong đời sống nhân dân Do vậy, nghiên cứu đề tài "Tội giết người theo luật hình sự Việt nam vẵ đấu tranh phòng chống tội giết người" nhằm góp phần thiết thực nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử và công tác phòng, chống tội giết người sẽ có một ý nghĩa vô cùng quan trọng

3 MỤC ĐÍCH, NHIỆM vụ VÀ PHẠM VI NGHIÊN cứ u

Mục đích của luận án là đánh giá một cách khái quát thực trạng, nguyên nhân và điều kiện của tội giết người ở nước ta trong 10 năm trở lại đây (1986 - 1995), phân tích các dấu hiệu pháp lí hình sự của tội giết người trên cơ sở đó

đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội giết

Trang 9

công tác đấu tranh, xử lí loại tội này, những nguyên nhân và điều kiện của tình trạng trên, những khó khăn vướng mắc trong hoạt động thực tiễn điều tra, truy

tố, xét xử

Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiêụ quả công tác điều tra, truy

tố, xét xử tội giết người, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm

Luận án giới hạn ở việc nghiên cứu các khía cạnh pháp lí hình sự và tội phạm học của tội giết người theo điều 101 Bộ luật hình sự hiện hành

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u

Cơ sở phương pháp luận của luận án là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, những luận điểm lí luận chung về tội phạm học, luật hình sự và pháp luật về trật tự an toàn xã hội

Trong quá trình nghiên cứu tác giả áp dụng các biện pháp nghiên cứu cụ thể như: Tổng hợp, thống kê, phân tích, qụy nạp, diễn giải và so sánh

5 Ý NGHĨA Lí LUẬN VÀ THựC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

- Những kết quả của luận án có ý nghĩa lí luận thiết thực có thể dùng tham khảo trong quá trình nghiên cứu những khía cạnh tội phạm học và luật hình sự về tội giết người Luận án đã nêu được khái quát thực trạng về tội giết người, những nguyên nhân và điều kiện chủ yếu dẫn đến tội giết người

- Luận án đã đưa ra được những giải pháp cơ bản nhằm nâng'cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội giết người

6 K Ế T CẤU CỦA LUẬN ÁN

Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm 3 chương:

Chương I: Tội giết ngưòi theo pháp luật hình sự Việt Nam.

Chương II: Thực trạng tội giết ngưòỉ ở Việt Nam.

Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chông tội giết ngưòỉ.

Trang 10

xã hội Hàng loạt các sắc lệnh đã ra đời: sắc lệnh thiết lập Tòa án quân sự để xét xử tất cả những người nào thực hiện một việc gì có phương hại nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày 14/12/1946, các sắc lệnh số 27/SL ngày 28/2/1946; số 223/SL ngày 27/11/1946; số 168/SL ngày 14/4/1948 nhằm tăng cường bảo vệ trật tự - an ninh trong giai đoạn hiện tại Việc ban hành các sắc lệnh nói trên đã nói lên tình hình vô cùng gay go, phức tạp mà chính phủ lầm thời phải đối phó Trong bản Chỉ thị kháng chiến kjến quốc

ngày 25/11/1945, Trung ương Đảng đã chỉ rõ "nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân là: Củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân" Song song với việc tăng cường chuyên

chính đối với kẻ thù của nhân dân, Chính phủ đã ban hành một loạt sắc lệnh quy định việc trừng trị những hành động xâm phạm đến nền kinh tế, tài chính, trật tự trị an xã hội Tội giết người theo pháp luật hình sự trong giai đoạn bấy giờ chưa được quy định một cách cụ thể, hành vi giết người được hiểu là sự xâm phạm nghiêm trọng trật tự trị an xã hội sắc lệnh số 27/SL ngày

Trang 11

28/2/1946 quy định việc trừng trị các tội bắt cóc, tống tiền và ám sát quy đinh hình phạt tù từ 2 năm đến 10 năm và có thể bị tử hình Ngoài những văn bản pháp luật hình sự mới được ban hành nói trên, Chính phủ còn cho phép áp dụng một số điều khoản của pháp luật hình sự cũ nhằm duy trì ổn đinh trật tự

xã hội trong lúc chưa xây dựng kịp các văn bản pháp luật mới Tuy nhiên, việc

áp dụng một số điều khoản trên cần có những điều kiện là nội dung không trái với nguyên tắc độc lập của Việt Nam và chính thể cộng hòa, khi vận dụng vào những vụ án hình sự người thẩm phán phải xuất phát từ ý thức pháp luật cách mạng

Tóm lại: Hành vi giết ngưòi theo pháp luật hình sự việt Nam thời kì đầu

mới giành được đôc lập, do những đặc điểm tình hình chính trị - xã hội đa phần đểu gắn với mục đích chống phá cách mạng, hành vi giết người thông thường không được quy định một cách cụ thể mà được hiểu là sự xâm phạm nghiêm trọng đến trật tự trị an xã hội và phải bị trừng trị thích đáng

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc nước ta bước sang giai đoạn cách mạng XHCN đồng thời tiếp tục đấu

tranh chống đế quốc Mỹ, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ ở miền Nam

tiến tới thống nhất tổ quốc Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần

thứ m đã nêu rõ: “Đ ể đảm bảo thắng lợi cho sự nghiệp cách mạng x ã hội chủ

không còn phù hợp nữa Tại Thông tư 19/VHH ngày 30/6/1955 đã chỉ rõ:

"Các luật lệ cũ không thể làm cơ sỏ phấp lí cho các tòa án nhân dân để định tội trong bất cứ trường hợp nào Nếu chỉ có luật hình chưa có sắc lệnh mới thì cũng không viện dẫn luật hình cũ Tòa án s ẽ căn cứ vào đường lối truy tô',

Trang 12

xét xử, vào các yêu cầu chung và cụ thể đối với từng sự việc, vào án lệ" Trong chỉ thị ngày 10/7/1959 của Tòa án nhân dân tối cao cũng hướng dẫn "trong tình hình xã hội Việt Nam hiện nay hoàn toàn không thể sử dụng điều luật của

đ ế quốc và phong kiến nữa”.

Như vậy, khi chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tình hình đã có những thay đổi lớn lao các văn bản pháp luật về hình sự được Nhà nước ban hành đã tương đối nhiều, chính sách hình sự đối với một số loại tội phạm rõ ràng, cụ thể hơn, kinh nghiệm xét xử về hình sự tích luỹ được khá phong phú, ý thức pháp luật cách mạng của thẩm phán và hội thẩm nhân dân nâng cao, cho nên việc cấm viện dẫn pháp luật hình sự cũ để xét xử là hòan tòan đúng đắn và cần thiết

Trong số các văn bản pháp luật hình sự được ban hành ở thời kỳ này nhằm đấu tranh chống tội giết người trước hết phải kể đến Thông tư 442/TTg ngày 19/1/1955 của Thủ tướng Chính phủ về việc trừng trị một số tội phạm

Điểm 3 Thông tư này quy đinh "C ốý giết người phạt tù từ 5 năm đến 20 năm, nếu có trường hợp nhẹ có thể hạ xuống 1 năm, giết người có dự mưu có thể phạt đến tử hình" Như vậy sau 10 năm giành được độc lập, lần đầu tiên tội

giết người được quy đinh một cách cụ thể trong các văn bản pháp luật thể hiện

cụ thể chính sách hình sự của Nhà nước ta Kế tiếp là Thông tư 556 ngày

24-*

12-1958 của Thủ tướng Chính phủ nêu một cách tòan diện chính sách truy tố

và xét xử đối với tội phạm hình sự trong đó có tội giết người Tại thông báo về Hội nghị Ban bí thư trung ương Đảng ngày 25/3/1963 về phương hướng nhiệm

vụ công tác năm 1963 của ngành tòa án nhân dân ở điểm 3 nhấn mạnh: "Đấu tranh chống tệ nạn xã hội, đặc biệt phải nghiêm trị tội giết người ''.

Căn cứ vào chính sách truy tố và xét xử đối với các loại tội phạm cụ thể

và kinh nghiêm vận dụng xét xử của tòa án địa phương trong từng thời kì, Tòa

án nhân dãn tối cao đã hướng dẫn về đường lối xét xử đối với một số loại tội phạm cụ thể trong bản tổng kết số 452/HS2 ngày 10/8/1970 của Tòa án nhân

Trang 13

dân tối cao Dựa trên cơ sở Thông tư 442/TTg Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn các tòa án địa phương trong quá trình xét xử tội giết người đã nêu bật những điểm cơ bản để phân biệt tội giết người (với 2 hình thức lỗi) với tội cố ý gây thương tích nhân thương làm chết người, giết người chưa đạt với cố ý gây thương tích; tội giết người với tội vô ý làm chết người Như vậy, thông tư 442/TTg ngày 19/1/1955 của Thủ tướng Chính phủ là cơ sở pháp lý cơ bản để truy cứu trách nhiệm hình sự với tội giết người, bên cạnh đó trong quá trình vận dụng đường lối truy tố, xét xử tội giết người việc dựa vào bản tổng kết số 452- HS2 ngày 10/8/1970 của Tòa án nhân dân tối cao là rất quan trọng Đoạn

3, điều 3 Thông tư 442/TTg quy định hình phạt đối với tội giết người trong những trường hợp thông thường thì bị phạt tù từ 5 năm đến 20 năm Khung hình phạt trên đối với tội giết người trong những trường họp khi không có những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ đặc biệt được thực tiễn xác nhận Theo bản tổng kết công tác xét xử ngày 10/8/1970 của Tòa án nhân dân tối

cao, đối với trường hợp giết ngưòi đã thành "Nếu hình thức cố ý trực tiếp mức

án thông thường từ khoảng 15 năm đến 20 năm tù, nếu hình thức lỗi cố ý gián tiếp, mức án thông thường là từ khoảng lồ năm đến 15 năm; đối với những trường hợp giết người chưa đạt hoặc đối với những kẻ cộng phạm trong các

vụ án giết người đã thành, mức hình phạt tối thiểu cũng từ 5 năm tù trở lên,

cố khi đến 10 năm hoặc trên 10 năm".

Tình tiết có dự mưu là tình tiết duy nhất được thông tư 442/TTg coi là tình tiết cần thiết để có thể xử phạt tử hình (giết người có dự mưu trước), v ề tình tiết này tòa án các cấp từ thực tiễn xét xử đã coi là có dự mưu khi có ý định dứt khóat sẽ giết người tà trước khi giết và đã có sự chuẩn bị hoặc ít nhất

là có kế hoạch để thực hiện ý định đó Nếu trong tư tưởng mới loáng thóang

có ý muốn giết người nhưng chưa dứt khóat hoặc ý thức chưa hình thành hẳn hoi hoặc còn phãn vân khi có, khi không thì chưa thể gọi là có dự mưu Tóm lại việc đánh giá tình tiết giết người có dự mưu phải xuất phát từ việc can

Trang 14

phạm có ý định dứt khóat, có chuẩn bị hoặc ít nhất có kế hoạch giết người, nhưng ý định hay có sự chuẩn bị hoặc kế hoạch này phải được suy nghĩ tương đối kỹ trước khi hành động Tại bản chuyên đề tổng kết công tác xét xử loại tội giết người ngày 10/8/1970 của Tòa án nhân dân tối cao đánh giá tình tiết

có dự mưu có ờ hầu hết các vụ án đã xử tử hình đối với bị cáo về tội giết

người Tuy nhiên, trong một số trường hợp không có dự mưu vẫn xử tử hình vì

có những tình tiết tăng nặng nghiêm trọng khác Loại tình tiết tăng nặng đặc

biệt được thực tiễn xét xử các vụ án giết người ở thòi kì này xác định rất cụ thể

tại chuyên đề tổng kết xét xử ngày 10/8/1970 của Tòa án nhân dân tối cao là:

1/ Giết người vì động cơ đê hèn hoặc với tính chất côn đồ Đó là việc giết vợ hoặc chồng để được tự do lấy vợ hoặc chồng khác, giết người để cướp

vợ hoặc chồng nạn nhân, gỉết người tình sau khi đi lại có mang để trốn tránh trách nhiệm

- Giết người vì những mục đích vụ lợi (giết người để khỏi phải trả nợ,

để cướp gia tài, để lấy tiền thuê)

- Giết người có tính chất bội bạc, phản trắc như giết người thực sự thương yêu mình, tin tưởng vào mình vì những nguyên cớ cá nhân ích kỷ

- Giết người do tính chất côn đổ hung hãn cao độ của can phạm

2/ Giết người để che giấu hoặc để dễ dàng thực hiện một tội phạm khác.3/ Giết người có kèm theo hiếp dâm, cướp của hay một tội phạm nghiêm trọng khác những tội này phải xảy ra cùng một lúc với tội giết người hoặc xảy ra ngay trước hoặc sau khi giết người, nếu tội đó xảy ra vào một khoảng thời gian khác tội giết người thì không nằm trong trường hợp này, khi

đó cần xử riêng hai tội rồi vận dụng nguyên tắc tổng họp hình phạt

4/ Giết người một cách cực kì man rợ hoặc bằng thủ đoạn nguy hiểm có thể làm chết nhiều người

Trang 15

5/ Giết nhiều người hoặc giết phụ nữ biết là có mang

6/ Giết người được giao nhiệm vụ công tác trong khi hoặc vì nạn nhân thi hành nhiệm vụ

7/ Can phạm có nhân thân xấu (can phạm trước đã có tiền án vể tội giết người)

Những tình tiết tăng nặng đặc biệt trên đã được thực tiễn xét xử tổng kết Theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao khung hình phạt được áp dụng trong những trường hợp này (khi không có những tình tiết giảm nhẹ đặc biệt khác) từ 12 năm cho đến chung thân hoặc tử hình Tương tự như trên,

hành vi giết người theo thông tư 442/TTg "Nếu có trường hợp nhẹ có thể hạ xuống đến 1 năm' cũng được thực tiễn tổng kết xác đinh là những tình tiết có

tính chất giảm nhẹ đặc biệt và được xác đinh như sau: Giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh một cách mạnh mẽ và đột xuất do hành vi sai trái nghiêm trọng của nạn nhân hoặc trong tình trạng bị nạn nhân ngược đãi áp bức tàn tệ Việc giết người phải xảy ra tức thời ngay lúc hành vi sai trái

đó (nếu giữa lỗi của nạn nhân và hành động của bị cáo có một quãng thời gian nhất định thì không thể nói bị cáo ở trong tình trạng đột xuất bị kích động tinh thần mạnh mẽ Sự kích động tinh thần của can phạm phải do một hành vi sai trái nghiêm trọng của nạn nhân Hành vi sai trái có thể là một tội phạm hình

sự (như cố ý gây thương tích ) cũng có thể là một hành vi sai trái về đạo đức Ngoài ra, giết người vượt quá phạm vi phòng vệ cần thiết cũng được giai đoạn này coi là tình tiết giảm nhẹ đặc biệt Hành vi này được hiểu : "kẻ bị giết đang

có hành động trái phép trực tiếp đe dọa thân thể của can phạm hoặc của người khác hoặc đe dọa lợi ích cách mạng của nhân dân mà can phạm muốn kịp thời đối phó để bảo vệ nên đã giết người (biện pháp này là vượt quá không tương xứng với mức độ của mối nguy hiểm đang đe dọa) Do biện pháp bảo vệ đã vượt quá mức cần thiết cho nên đây là tội phạm về hình sự nhưng trong hoàn

Trang 16

cảnh cần được bảo vệ lợi ích chính đáng và động cơ của can phạm là muốn bảo vệ lợi ích đó nên khi xét xử tòa án cân nhắc xử nhẹ hơn bình thường.

Trong những năm đầu của thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, ở miền Bắc

hàng năm xảy ra khá nhiều những vụ giết trẻ em mới đẻ Hầu hết những trường hợp này là những người mẹ đẻ con hoang vì sợ dư luận chê cười hoặc

vì gặp hoàn cảnh khó khăn về nhiều mặt (kinh tế, tình cảm ) đã bí mật giết con đi Cá biệt một số vụ giết trẻ em mới đẻ vì mê tín Năm 1963 ngành tòa án nhân dân đã tổng kết và ra Chỉ thị số 01/ NCCS ngày 14/3/1963 về đường lối

xử lí tội gọi là "tội giết trẻ sơ sinh” Theo bản chỉ thị này những dấu hiệu để đinh tội "giết trẻ sơ sinh'' cần được hiểu là việc người mẹ đã bất đắc đĩ phải

giết đứa con đẻ hoang của mình vì sợ bị dư luận chê cười hoặc vì gặp hoàn cảnh khó khăn, khốn quẫn về kinh tế hoặc vế tình cảm Đứa trẻ mới sinh được một thời gian ngắn (thông thường từ 1 tuần trở lại, cũng có thể dài hơn nhưng không quá 1 tháng) Ngoài những trường hợp giết người có tình tiết giảm nhẹ

đặc biệt đã nói ờ trên, thực tiễn xét xử còn gặp một số trường hợp đặc biệt nữa

Đó là các trường hợp giết người vì mê túi (ở miền núi) Năm 1960 Tòa án nhân dân tối cao đã có sơ kết thực tiễn xét xử và ban hành Chỉ thị 1025 ngày 15/6/1960 hướng dẫn đường lối xét xử những trường hợp giết người do mê túi; các trường hợp giết người hủi, người điên, người tàn tật, giết trẻ em vì sợ lây bệnh hoặc để khỏi phải nuôi khổ sở trong hòan cảnh khốn quẫn về kinH tế

Ngoài tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ có tính chất đặc biệt đã nói trên, thực tiễn xét xử đã tổng kết rất nhiều tình tiết khác có ý nghĩa cá thể hóa hình phạt và chỉ ra rằng: cố ý trực tiếp giết người cần phải xử nặng hơn cố ý gián tiếp làm chết người; giết người có tổ chức, có cộng phạm là một tình tiết tăng nặng, lợi dụng chức vụ, lợi dụng chuyên môn nghề nghiệp, lợi dụng vũ khí được giao để giết người cũng là những tình tiết tăng nặng

Về thủ đoạn giết người của can phạm ngoài những thủ đoạn cực kì man

rợ hoặc nguy hiểm khi thực hiện hành vi, những thủ đoạn khác cũng ảnh

Trang 17

hưởng đến mức hình phạt được quyết định đối với bị cáo như: giết người có sự đồng tình phần nào của nạn nhân cũng được xem là một tình tiết giảm nhẹ

Sau đại thắng mùa xuân 1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, cả nước độc lập thống nhất Trong khi chờ đợi thống nhất về mặt nhà nước, về hình thức ở đất nước ta tạm thời tồn tại hai nhà nước, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và Nhà nước Cộng hòa miền Nam Việt Nam Mỗi nhà nước có pháp luật riêng Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban hành những văn bản pháp luật cấp thiết để góp phần giải quyết những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, trấn áp bọn phản cách mạng, bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội sắc luật số 03-SL/76 ngày 15/3/1976 quy đinh các tội phạm và hình phạt ra đời nhằm trừng trị các tội phản cách mạng, các tội xâm phạm tài sản, xâm phạm thân thể Ngày 25/4/1976 nhân dân ta tiến hành tổng tuyển cử bầu đại biểu Quốc hội chung của cả nước Tháng 7/1976 Quốc hội họp và quyết định đổi tên nước là Cộng hòa xã hôi chủ nghĩa Việt Nam Sau khi đất nước thống nhất, một yêu cầu khách quan tất yếu là pháp luật cũng phải được thi hành thống nhất trên toàn lãnh thổ Trên cơ sở kết quả của việc hệ thống hóa pháp luật hiện hành cả hai miền, Chính phủ đã công bố hai danh mục gồm

700 văn bản trong đó có nhiều văn bản pháp luật hình sự để thi hành thống nhất trong cả nước Đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội giết người trong giai đoạn mới sắc luật 03 - SL/76 ngày 15/3/1976 được áp dụng thống nhất trong cả nước thay thế thông tư 442/TTg ngày 19/1/1955 của Thủ tướng

Chính phủ Điểm a Điều 5 sắc luật 03 - SL/76 quy định: "Phạm tội cố ý giết người thì bị phạt tù từ 15 năm đến chung thân hoặc bị xử tử hình Trường hợp

có tình tiết giảm nhẹ, thì mức hình phạt có thể thấp hơn.

Phạm tội vô ỷ làm chết người thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm Trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù đến 20 năm"

Như vậy điểm a Điều 5 sắc luật 03 - SL/76 về mặt nội dung không có điểm gì mới so với Thông tư 442/TTg Tuy nhiên, ở giai đoạn này việc xác định những

Trang 18

tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để áp dụng hình phạt đối với các hành vi giết người được hiểu một cách cụ thể hơn qua hướng dẫn của các cơ quan bảo vệ pháp luật Các tình tiết tăng nặng thuộc về phương diện khách quan của tội phạm như hình thức cộng phạm có tổ chức, lợi dụng một số hoàn cảnh, để phạm tội (lợi dụng thiên tai, chiến sự, lợi dụng tình hình trật tự trị an diễn biến phức tạp, các cơ quan chuyên chính chưa làm hết trách nhiệm, lợi dụng quần chúng còn e dè trong đấu tranh chống tội phạm và có tâm lí ngại bị trả thù) để giết người Lợi dụng chức vụ quyền hạn, chuyên môn, nghề nghiệp để phạm tội Phương pháp thủ đoạn: táo bạo, xảo quyệt, bỉ ổi, tàn ác hoặc nạn nhân là đối tượng cần được bảo vệ (những người thừa hành công vụ ) cũng là những tình tiết tăng nặng để áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với những hành vi giết ngươi Ngoài ra, những tình tiết tăng nặng thuộc về chủ quan của tội phạm như: Phạm tội với động cơ đê hèn, động cơ hưởng lạc, quyết tâm thực hiện tội phạm cao hay các tình tiết khác thuộc về nhân thân người phạm tội như kẻ phạm tội là lưu manh chuyên nghiệp, côn đồ, cao bồi càn quấy, tái phạm (kẻ phạm tội trước kia đã bị kết án về tội giết người nay lại phạm tội giết người hoặc tội khác cùng khách thể loại ), kẻ phạm tội là phần tử ngoan cố không chịu cải tạo, kẻ phạm tội đã có tiền án (mức độ nhẹ hơn tái phạm), phạm tội nhiều lần hoặc phạm nhiều tội và người phạm tội có thái độ xấu sau khi phạm tội

Những tình tiết tăng nặng nêu trên được vận dụng một cách linh hoạt, tùy theo tình hình chính trị của địa phương mà can phạm phải chịu mức hình phạt

tù từ 15 năm đến chung thân hoặc bị xử tử hình (nếu không có những tình tiết giảm nhẹ đặc biệt) Điều 5 điểm 3 của sắc luật 03 - SL/76 còn quy định:

"Trường hợp cố tình tiết giảm nhẹ thì mức hình phạt có thể thấp hơn" tức là dưới 15 năm tù Những tình tiết giảm nhẹ ở đây theo thông tư số 03 - BTP/TT

tháng 4/1976 của Bộ tư pháp Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt nam về hướng dẫn thi hành sắc luật 03 - SL/76 là:

Trang 19

- Giết người trong trường hợp thần kinh bị kích động quá mạnh

- Giết người vượt quá phạm vi phòng vệ cần thiết

- Nạn nhân chưa chết và cũng chưa bị thương nặng Trường hợp giết người trong trường hợp thần kinh bị kích động quá mạnh được giải thích qua chuyên để tổng kết công tác xét xử tội giết người ngày 10/8/1970 của Tòa án nhân dân tối cao Đối với trường hợp vượt quá phạm vi phòng vệ cần thiết được hướng dẫn cụ thể tại hội nghị tổng kết công tác ngành tòa án năm 1977

"Về trường hợp giết người vượt quá mức phòng vệ cần thiết Đây là trường hợp cần xử lí cố mức độ, với mức án được hướng dẫn thông thường là 8 năm tù trỏ xuống vì ở đây bị cáo là người đang làm nghĩa vụ còn nạn nhăn là người cố tội đã vi phạm phấp luật, nhà chức trách hô đứng lại nhưng họ tìm cách trốn thóat, không nên cho rằng xử như vậy sẽ ảnh hưởng đến tinh thần cán bộ đang làm nhiệm vụ vì luật pháp không cho phép nổ súng bừa bãi khi tuần tra canh gác, bất chấp pháp luật, coi thường tính mạng của nhân dân " Đối với

trường hợp cán bộ đang làm nhiệm vụ đã bắn chết một số người chạy sang

biên giới nước khác cũng được báo cáo hướng dẫn " Nếu chủ quan người cán

bộ cho rằng những người đó là phẩn tử nguy hiểm có ỷ định vượt biên trốn theo địch chống lại ta, khi phát hiện được cố hô đứng lại mà họ vẫn cứ chạy nên đã bắn chết thì hành động bắn như vậy được coi như trường hợp phòng vệ cần thiết ị có hô đứng lại, có bắn chỉ thiên nhưng họ vẫn chạy) Nếu người cán

bộ đang làm nhiệm vụ biết người dân chỉ là người bình thường vượt biên để buôn lậu thì việc bắn chết người phải được coi là trường hợp bắn chết người một cách không cần thiết, cẩn phải xử lí " Nếu bị cáo lợi dụng nhiệm vụ công tác bắn chết người với động cơ tư lợi đ ể chiếm đoạt tài sản thì cần phải nghiêm trị"} )

(*) Xem: Chuyên đ ề tổng kết xét xử các tội giết người của TANDTC ngày 10-8-1970.

Trang 20

Đối với trường hợp giết người có nợ máu để trả thù, cần xác đinh rõ nạn nhân có đúng là người có nợ máu thật sự hay không để có đường lối xử lí thích hợp tránh quy kết chung chung đi đến tình trạng xử lí tùy tiện bất chấp pháp luật Trường hợp không chỉ giết người có nợ máu mà giết cả những người thân của người đó gây hậu quả nghiêm trọng thì không phải là trường hợp đáng được chiếu cố, mà cần căn cứ theo đường lối chung về xử lí tội giết người để xử phạt thích đáng (có trường hợp xử phạt đến chung thân hoặc tử hình) Đối với trường hợp giết ma lai ở miền Nam hay giết ma chài ở miền Bắc cũng đều là trường hợp giết người vì mê tín Các Tòa án địa phương vận dụng đường lối đã được Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn tại Chỉ thị 1025 ngày 15/6/1960 Mặt khác, tùy tình hình cụ thể của địa phương, trình độ nhận thức vùng dân tộc để xử lí thích hợp Nếu không phải giết người vì mê tín mà lợi dụng mê túi giết người để trả thù cá nhân thì xử theo đường lối chung về xử

lí tội giết người

Như vậy, trước khi pháp điển hóa hình sự tội giết người được quy đinh rất chung chung Việc xét xử các vụ án giết người chủ yếu dựa vào thông tư 442/TTg ngày 19/1/1955 của Thủ tướng Chính phủ và sắc luật 03 - SL/76 ngày 15/3/1976, và một số văn bản hướng dẫn khác của Toà án nhân dân tối cao Tất cả các văn bản pháp luật hình sự trên đều là những văn bản đơn hành (sắc luật, sắc lệnh, , thậm chí cả văn bản của Chính phủ như thông tư ) Mỗi văn bản chỉ quy định một vấn đế riêng biệt, nhiều trường hợp có những quy đinh

về tội phạm và hình phạt lại chứa đựng trong các văn bản quản lí Thực trạng

đó cho thấy pháp luật hình sự ở giai đoạn này thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất, nhiều chỗ hổng và bắt buộc phải cho phép áp dụng nguyên tắc tương tự dẫn đến việc lấy chính sách, chỉ thị của Đảng, lấy kinh nghiệm xét xử của tòa án (án lệ) để thay thế cho những chỗ hổng của pháp luật Điều này dẫn đến tình trạng áp dụng tùy tiện pháp luật, xử nặng, xử nhẹ thậm trí xử sai, làm oan người vô tội Việc quy định áp dụng nguyên tắc tương tự trong tình hình thiếu

V i Ẹ N

Trang 21

pháp luật là cần thiết nó đã đáp ứng được phần nào yêu cầu đấu tranh phòng chống tội giết người trong giai đoạn hiện tại, song cũng bộc lộ những hạn chế, tiêu cực cần khắc phục.

Trong suốt chặng đường bốn mươi năm tò 1945 đến 1985 mặc dù Nhà nước chưa ban hành được Bộ luật hình sự để pháp điển hóa luật hình sự và mặc dù chưa có một định nghĩa cụ thể về tội phạm nhưng ở các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, các tội phạm cụ thể trong đó có tội giết người cũng

đã được quy định kèm theo các hình phạt tương ứng Chúng ta biết rằng ở xã hội nào cũng vậy, giết người đều được coi là hành vi rất nguy hiểm cho xã hội,

là tội ác nhưng khác so với pháp luật của các chế độ trước đây, pháp luật của Nhà nước ta đã xóa bỏ sự bất công, bất bình đẳng trong việc quy đinh các tội phạm trong đó có tội giết người Theo quy định của Hiến pháp 1946, 1959 cũng như 1980 tính mạng, sức khỏe của con người là bất khả xâm phạm, mọi hành vi tước đi mạng sống của con người đều bị nghiêm trị, kẻ phạm tội giết người phải chịu những hình phạt nghiêm khắc và mức cao nhất có thể lên tới

tử hình

1.2 TỘI GIẾT NGƯỜI THEO PHÁP LUẬT HÌNH s ự HIỆN HÀNH

Trước đây, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau nhà nước ta chưa có điều kiện để xây dựng BLHS, tức là một văn bản quy phạm pháp luật hình sự do Quốc hội ban hành trong đó quy đinh toàn diện và thống nhất những vấn đề về tội phạm, và hình phạt, những nguyên tắc xác định tội phạm và quyết đinh hình phạt cũng như những vấn đề khác liên quan đến chính sách hình sự

Đối với tội giết người, cả quãng thòi gian dài chúng ta cũng chỉ căn cứ vào 2 văn bản pháp luật đó là Thông tư 442/TTg ngày 19/1/1955 của Thủ tướng Chính phủ và sắc luật 03 - SL/76 ngày 15/3/1976 của Hội đồng Chính phủ cách mạng lãm thòi Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nhược điểm của hai văn bản trên chưa thể thiện được toàn diện và đầy đủ chính sách hình sự của

Trang 22

Đảng và Nhà nước trong đấu tranh phòng chống tội giết người Do vậy, việc ban hành BLHS là một yêu cầu tất yếu khách quan, xuất phát từ nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới ở nước ta - giai đoạn cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, đáp ứng việc thực hiện nghiêm chỉnh Hiến pháp mới (Hiến pháp 1980) tăng cường pháp chế, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội bảo vệ tính mạng của nhân dân, đáp ứng yêu cầu hoàn thiện một bước hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng.

Bộ luật hình sự năm 1985 đã thể hiện được một cách rõ ràng chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước, quy định một cách thống nhất, cụ thể và

có hệ thống những vấn đề về tội phạm và hình phạt, trong đó đã thể hiện được quan điểm: con người là vốn quý của xã hội, là đối tượng được luật hình sự bảo vệ Bảo vệ con người trước hết là bảo vệ tính mạng của họ Vì vậy BLHS Việt Nam ngay sau chương I quy định các tội xâm phạm an ninh quốc gia đã quy định các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con

người ở chương n và tội giết người được quy định tại Điều 101.

"ỉ) Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a- Vì động cơ đê hèn; để thực hiện hoặc đ ể che dấu tội phạm khác.

b- Thực hiện tội phạm một cách man rợ; bằng cách lợi dụng nghề nghiệp hoặc bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

c- Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lí do công vụ của nạn

Trang 23

2) Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định ở khoản 1 điều này

hoặc không có tình tiết giảm nhẹ đặc biệt thì bị phạt tù từ năm năm đến hai

mươi năm.

3) Phạm tội trong tình trạng tinh thẩn bị kích động mạnh do hành vi

trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

4) Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hòan cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vướt bỏ con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến

một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm".

Như vậy, Điều 101 BLHS quy định tội giết người, nhà làm luật không

mô tả cụ thể những dấu hiệu của tội này mà chỉ nêu tội danh với 4 khung hình phạt tương ứng với 4 cấu thành của tội phạm này: 1- khoản 1 điều 101 quy định cấu thành tăng nặng của tội giết người với khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình; 2 - khoản 2 điều 101 quy đinh cấu thành cơ bản của tội giết người với mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù,3- khoản 3 điều 101 quy định cấu thành giảm nhẹ của tội giết người với mức cao nhất của khung hình phạt tương ứng là 5 năm tù;4- khoản 4 điều 101 quy đinh cấu thành giảm nhẹ đặc biệt của tội giết người với mức cao nhất của khung hình phạt tương ứrtg là cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù đến 2 năm

1.2.1 Các dấu hiệu pháp lý cơ bản của tội giết người theo Bộ luật hình sự hiện hành.

Việc phân tích các yếu tố cấu thành tội giết người rất quan trọng vì cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự Một người chỉ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự khi hành vi của họ thoả mãn các dấu hiêu của một cấu thành tội phạm được quy định trong luật hình sự

Trang 24

Khách th ể của tội giết người

Tội giết người là tội nguy hiểm nhất trong nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người vì nó trực tiếp xâm phạm đến một khách thể rất quan trọng đó là quyền sống của con người

Khoa học pháp lý khẳng định sự sống của con người được xác đinh từ khi đứa trẻ ra khỏi bụng mẹ cất tiếng khóc chào đời cho đến khi tế bào hoàn toàn

tê liệt VI vậy, thai khi còn trong bụng mẹ mà người mẹ phá thai thì không coi

là hành vi giết người, nhưng ngay sau khi thai nhi ra khỏi bụng mẹ, đứa bé cất tiếng khóc chào đời và vì một lí do nào đó người mẹ giết đứa con mới đẻ đó thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người Giết người là hành vi tước đi một cách cố ý quyền sống của người khác một cách trái pháp luật Con người với tư cách là đối tượng tác động của tội giết người được hiểu đồng thời vói tính cách là một thực thể tự nhiên và thực thể xã hội Vì thế, xác chết con người (thi hài) không phải là đối tượng tác động của tội giết người

Mặt khách quan của tội giết người

Hành vi khách quan của tội giết người là hành vi cố ý tước bỏ sinh mạng người khác một cách trái pháp luật

Hành vi “tước bỏ sinh mạng của người khác” phải là hành vi trái pháp luật thì mới cấu thành tội giết người Còn trong những trường hợp “tước bỏ sinh mạng”người khác phù hợp với những qui đinh của pháp luật thì không

coi là tội phạm như hành vi phòng vệ chống trả lại một cách tương xứng người tấn công xâm phạm đến các lợi ích hợp pháp đã tước bỏ mạng sống của người tấn công và được thừa nhận là phòng vệ chính đáng hoặc hội đồng thi hành hình phạt tử hình tước đoạt mạng sống của kẻ bị án tử hình

Hành vi “tước bỏ sinh mạng” trong tội giết người thường được thực hiện

dưới dạng hành động phạm tội Các hành động này có thể chỉ là một động tác đơn giản xảy ra trong một thời gian ngắn cũng có thể là sự tổng hợp nhiều

Trang 25

động tác khác nhau, nhiều hành động lặp đi lặp lại trong một khoảng thời

gian nhất định Ví dụ: kẻ phạm tội đã đánh đập nhiều lần nạn nhân với ý thức

tước đi sinh mạng của nạn nhân dẫn đến cái chết cho nạn nhân

Có những trường họp giết người được thực hiện dưới dạng không hành động phạm tội Đây là trường hợp người phạm tội có nghĩa vụ phải thực hiện một công việc nhất định và có điều kiện cũng như khả năng để thực hiện nghĩa

vụ đó nhưng họ đã không thực hiện nghĩa vụ của mình với ý thức tước đi sinh

mạng của nạn nhân Ví dụ: Người mẹ bằng cách không cho đứa con mới đẻ bú

với ý định giết con đã dẫn đến đứa trẻ chết vì khát sữa

Dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hội được nêu trong cấu thành tội giết người là sự thiệt hại về tính mạng do hành vi của người phạm tội gây ra Hậu quả trực tiếp của tội giết người là gây ra cái chết cho nạn nhân Nếu hậu quả chết người đã xảy ra thì tội phạm được coi là đã hoàn thành Trường hợp hậu quả chết người chưa xảy ra vì những lí do khách quan gọi là phạm tội giết người chưa đ ạ t

Để xác định đúng hậu quả của tội phạm phải xác đinh được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của người phạm tội và cái chết đã xảy ra tức là giữa hành vi tước đoạt sinh mạng của người khác một cách trái pháp luật và hậu quả chết người xảy ra phải có mối quan hệ nhân quả Hành vi trái pháp luật nói trên là nguyên nhân phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian Hành vi

đó phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả chết người đối với chính nạn nhân Hành vi phải có mối quan hệ nội tại, tất yếu với hậu quả; hậu quả đã xảy ra là sự hiện thực hóa khả năng thực tế gây ra cái chết chứa đựng trong hành vi của can phạm gây ra Thực tiễn xét xử đã chứng minh rằng không phải bất cứ hành vi nào dù chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả chết người cũng đều gây ra hậu quả chết người vì trong nhiều trường hợp hậu quả chết người xảy ra còn chịu chi phối của nhiều yếu tố khác

Trang 26

M ặt chủ quan của tội giết người

Thực tiễn xét xử cho thấy có trường hợp hành vi khách quan có mối quan

hệ nhân quả với hậu quả chết người nhưng thái độ chủ quan của người thực hiện không thoả mãn những đòi hỏi được quy định trong luật hình sự, nên không cấu thành tội giết người.Vì vậy xác đinh mặt chủ quan của tội giết người ,đặc biệt là dấu hiệu lỗi có ý nghĩa rất quan trọng,bởi tội phạm là thểthống nhất giữa các yếu tố khách quan và chủ quan

Luật hình sự Việt Nam không chấp nhận việc”quy tội khách quan” tức là

buộc người phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm cho xã hội mà không xem xét đến lỗi của người phạm tội Lỗi là dấu hiệu bắt buộc không thể thiếu của bất kì tội phạm nào Tội giết người theo Luật hình sự Việt nam được thực hiện với lỗi cố ý, nếu gây ra cái chết cho người khác với lỗi vô ý thì không thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người mà tuỳ theo từng trường hợp cụ thể có thể kết án người phạm tội về những tội phạm khác, như: tội vô ý làm chết người (Điều 104 Bộ luật hình sự), tội vi phạm các quy định

về an toàn giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 186 Bội luật hình sự)

Lỗi trong cấu thành tội giết người có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián

tiếp Điều 9 Bộ luật hình sự quy định: “C ố ý phạm tội là phạm tội trong trường hợp nhận thức rõ hành vỉ của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hoặc có ý thức đ ể mặc cho hậu quả đó xảy ra” Căn cứ vào nội dung điểu luật ta thấy:

Về mặt lí trí, chủ thể của tội giết người nhận thức được hành vi của họ có tính chất nguy hiểm cho xã hội, đều thấy được trước hành vi của họ sẽ hoặc

có thể gây ra hậu quả chết người

Trang 27

v ề mặt ý chí, chủ thể hoặc là mong muốn cho hậu quả chết người xảy ra tức là cố ý trực tiếp hoặc chủ thể có ý thức để mặc hậu quả chết người xảy ra, tóc là lỗi cố ý gián tiếp.

Với sự khác nhau về yếu tố ý chí của lỗi như vậy nên yếu tố lí trí của lỗi, theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu cũng có điểm khác nhau, ở trường hợp giết người với lỗi cố ý trực tiếp, chủ thể thấy trước hoặc là hậu quả chết người tất nhiên phải xảy ra hoặc có thể xảy ra Nhưng ở trường hợp giết người cố ý gián tiếp, chủ thể chỉ có thể thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra chứ không thể bao hàm trường hợp thấy trước hậu quả chết người tất yếu sẽ xảy ra mà lại có thái độ bỏ mặc, không mong muốn có hậu quả này khi thực hiện hành vi phạm tội Trên thực tế có những trường hợp người phạm tội không mong muốn cho hậu quả chết người xảy ra đối với nạn nhân nhưng họ lại thấy được tính tất yếu của hậu quả, họ biết được rằng hành vi của mình tất yếu sẽ dẫn đến hậu quả chết người mà vắn hành động thì vẫn coi là ngừơi phạm tội giết ngươi với lỗi cố ý trực tiếp

Nếu trong các vụ án xác đinh được người phạm tội có ý đinh sẽ giết người từ trước vì động cơ mục đích nào đó như: để trả thù, để che dấu việc phạm tội, để cướp của và họ đã có sự chuẩn bị hoặc có kế hoạch để thực hiện ý định đó thì dù hậu quả chết người đã xảy ra hay chưa, họ cũng vẫn bị kết án vể tội giết người với lỗi cố ý trực tiếp Trong trường hợp không xác đinh

rõ được mục đích của người phạm tội nhưng trên thực tế họ đã dùng những loại hung khí có khả năng thực tế gây chết người tấn công vào những nơi nguy hiểm cho tính mạng của nạn nhân với mức độ quyết liệt, người bình thường cũng biết rằng hành vi đó tất nhiên sẽ làm cho nạn nhân chết mà họ vẫn cố ý thực hiện thì cần coi là trường hợp giết người với lỗi cố ý trực tiếp

Trường hợp giết người với lỗi cố ý gián tiếp, về mặt ý chí người phạm tội

V

không mong muốn cho nạn nhãn chết nhưng biết rằng hành vi của mình có thể làm nạn nhân chết mà vẫn hành động, ý thức chủ quan của họ là để mặc,

Trang 28

không quan tâm gì đến việc nạn nhân chết hay sống, hậu quả xảy ra thế nào

cũng được, “sống cũng được mà chết cũng mặc, muốn ra sao thì r ẩ \ Khác với

lỗi cố ý trực tiếp là dù hậu quả chết người đã xảy ra hay chưa xảy ra, người phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, trong trưòng hợp thực hiện tội giết người với lỗi cố ý gián tiếp thì chỉ khi hậu quả chết người đã xảy ra trên thực tế, người phạm tội mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người

Động cơ và mục đích trong tội giết ngưòi: Tất cả những hành động cố ý đều có động cơ thúc đẩy và để nhằm đạt được một mục đích nhất đinh Nhưng đối với tội giết người thì dấu hiệu động cơ và mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm

Năng lực trách nhiệm hình sự của chủ thể sẽ bị loại trừ do mắc hệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi Đối với những người này khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho

xã hội dù có gây hậu quả nghiêm trọng cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự mà chỉ áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh bởi vì khi hành động họ không nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội của mình gây ra Tuy nhiên không phải bất kỳ người nào mắc bệnh tâm

(*)Xem: Nguyễn Ngục Hoà “Giáo trình Luật hình sự V iệt Nam"phần chungTr.90.

Trang 29

thần cũng đểu không có năng lực trách nhiệm hình sự Do đó cần phải căn cứ vào tình trạng bệnh tật của họ để giải quyết cho thích hợp, nếu họ bị bệnh nhưng không hoàn toàn mất khả năng nhận thức, họ không nhận thức được đầy đủ về ý nghĩa xã hội của hành vi của mình thì đây là trường hợp năng lực trách nhiệm hạn chế, người đó vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Các trường hợp sau khi phạm tội người đó đã lâm vào tình trạng không

có năng lực trách nhiệm hình sự thì phải áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh, sau khi khỏi bệnh họ có thể chịu trách nhiệm hình sự vể hành vi phạm tội của mình, vì khi thực hiện tội phạm bị cáo vẫn nhận thức được đầy

đủ tính nguy hiểm của hành vi do mình gây ra, sau khi phạm tội họ bị mắc bệnh tâm thần nên việc xét xử sẽ không đạt yêu cầu do đó cần tạm đình chỉ việc điều tra, truy tố, xét xử và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự

Người say rượu (mặc dù lúc đó năng lực nhận thức và năng lực điểu khiển hành vi của họ có thể bị hạn chế hoặc bị loại trừ) mà giết người thì vẫn

phải chịu trách nhiệm hình sự vì “ họ có năng lực trách nhiệm hình sự khi đặt mình vào tình trạng say họ đã tự tước bỏ năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi của mình, tự đặt mình vào tình trạng năng lực trách nhiệm hình sự bị hạn chế hoặc bị loại trừ Họ là người có lỗi đối với tình trạng say

(*)Xem: Nguyễn Ngọc Hoà “Giáo trình Luật hình sự V iệt Nam ” phẩn chung Tr.93.

Trang 30

người có năng lực trách nhiệm hình sự và họ không phải chịu trách nhiệm hình

sự về hành vi do họ gây ra

Điều 58 Bộ luật hình sự Việt Nam quy đinh: “Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự vê những tội phạm nghiêm trọng do c ố ý Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình

sự về mọi tội phạm" Từ quy định trên đây có thể suy ra rằng, đối với cấu

thành cơ bản của tội giết người (khoản 2 điều 101 BLHS), và cấu thành tăng nặng của tội giết người (khoản 1 điều 101 BLHS), tuổi chịu trách nhiệm hình

sự là từ 14 tuổi, đối với cấu thành giảm nhẹ (khoản 3 và khoản 4 điều 101) tuổi bắt đầu chịu trách nhiệm hình sự là từ 16 tuổi trở lên

1.2.2 Các tình tiết táng nặng, giảm nhẹ định khung của tội giết người

Khoản 1 điều 101 quy định mức hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân, tử hình được áp dụng cho những trường hợp giết người có một trong những tình tiết tăng nặng sau:

a- VI động cơ đê hèn, để thực hiện hoặc đổ che dấu tội phạm khác

Đây là những trường hợp giết người mà tính chất của động cơ phạm tội

đã làm mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi giết người tăng lên một cách đáng kể so với những trường hợp bình thường Động cơ đê hèn của kẻ phạm

tội giết người được xác định qua tổng kết kinh nghiệm xét xử nhiều năm ở

nước ta cụ thể như sau:

*- Giết vợ hoặc chổng để tự do lấy vợ hoặc chồng khác "Trường hợp này phải có căn cứ xác định kẻ phạm tội vì muốn lấy vợ hoặc lấy chồng khác

mà buộc phải giết vợ hoặc giết chồng mình thì mới coi là đê hèn Nếu vì một lí

do khác kẻ phạm tội đã giết vợ (hoặc chồng) sau đó mới có ý định lấy vợ (hoặc chồng) thì không phải trường hợp vì động cơ đê h èn"y] Giết nạn nhãn

(*)Xem: Đinh Văn Q u ế "Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe người khác” NXB CAND 1994.

Trang 31

để lấy vợ (hoặc chồng) của nạn nhân, thông thường đây là trường hợp giữa kẻ giết người với vợ hoặc chổng nạn nhân có quan hệ thông gian với nhau.Tuy nhiên,cũng có trường hợp cá biệt không có quan hệ thông gian từ trước nhưng trước khi giết nạn nhân,kẻ giết người đã có ý định lấy vợ hoặc chồng nạn nhân.Trường hợp có quan hệ thông gian từ trước và cả hai đều là thủ phạm thì

một người phạm tội thuộc trường hợp “giết vợ hoặc chồng đ ể tự do lấy vợ hoặc chồng khác “ còn một người phạm tội thuộc trường hợp “giết vợ để lấy chồng hoặc giết chồng đ ể lấy vợ nạn nhân' T r ư ờ n g hợp giết người tình đang

có thai (với bị can) để trốn tránh trách nhiệm, nếu nạn nhân là người tình của

bị cáo nhưng có căn cứ để xác đinh nạn nhân có thai với người khác rồi đổ cho

bị cáo nên bị cáo đã bực tức mà giết thì không thuộc tình tiết này mà là giết phụ nữ mà biết là có thai (điểm d khoản 1 điều 101).ỏ đây nạn nhân có thai là yếu tố bắt buộc để xác đinh bị cáo phạm tội trong trường hợp này nhưng nếu nạn nhân không có thai mà nói dối bị cáo là đã có thai nhằm thúc ép bị cáo phải cưới mình và bị cáo vì sợ trách nhiệm nên đã giết nạn nhân thì vẫn bị coi

là phạm tội vì động cơ đê hèn

*- Giết người có tính chất bội bạc phản trắc là giết những người thực sự yêu thương mình, lo lắng cho quyền lợi của mình hoặc được giao phó cho mình vì những nguyên cớ cá nhân, ích kỷ

*- Giết người vì vụ lợi như giết người để chiếm đoạt nguồn lợi vật chất (tiền, tài sản, quyền tài sản, quyền sở hữu nhà ở ) hoặc để trốn tránh trách nhiệm vật chất (như trả nợ, trợ cấp nuôi dưỡng cha, mẹ, con cái ) giết người

để được hưởng một khoản tiền hay lợi ích vật chất nào đó (giết thuê hoặc giết người để chiếm những cương vị công tác cao hơn, có nhiều thu nhập hơn )

Để xác định động cơ giết người vì vụ lợi của bị cáo, chúng ta không cần phân biệt kẻ giết người nhằm chiếm đoạt lợi ích vật chất cho mình hay cho người khác, cũng không cần xác đinh việc kẻ giết người đã chiếm đoạt được lợi ích vật chất hay chưa? Trường hợp kẻ giết người không chiếm đoạt được

Trang 32

lợi ích vật chất (vì nạn nhân thực sự không có hoặc kẻ giết người chưa kịp chiếm đoạt) thì vẫn coi đó là giết người vì động cơ vụ lợi Cũng cần lưu ý một

số trường hợp sau không được coi là vụ lợi mà thực tiễn hay nhầm lẫn:

- Giết người vì một động cơ khác (như vì thù tức ghen tuông sau đó mới nảy sinh ý đinh chiếm đoạt tài sản của nạn nhân

- Giết người vì bảo vệ tài sản của mình (rải dây điện, cài lựu đạn để bảo

vệ hổ cá, vườn cây ăn quả để chống trộm

- Giết người vì nạn nhân trước đó đã gây thiệt hại về vật chất cho bị can (như lấy cắp tài sản, quỵt nợ, trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng )

Thực tiễn cho thấy kẻ giết người vì vụ lợi thường có hành vi đi kèm là cướp tài sản của công dân (hoặc tài sản XHCN) Trong trường hợp này bị can phải chịu trách nhiệm hình sự về hai tội là giết người và cướp tài sản của công dân (hoặc XHCN) Với tội giết người khi có 2 tình tiết đinh khung tăng nặng,

:"VỈ động cơ đê hèn và đ ể thực hiện một tội phạm khác", kẻ giết người để cướp của thì thường bị phạt với mức án cao như chung thân hoặc tử hình nếu họ đủ 18tuổi trở lên

Tuy nhiên thực tiễn xét xử đôi khi có tòa án không xác đinh can phạm giết người để cướp của là trường hợp ''giết người vì động cơ đê hèn" mà chỉ coi là ''giết người đ ể thực h iện tội p h ạ m khác" Như đã phân tícíi ở trên

kẻ giết người cướp của đã phạm đồng thòi hai tội nghiêm trọng và hình phạt qui định với 2 tội này cũng rất nghiêm khắc nên ít ai bàn đến việc có cần phải

áp dụng thêm tình tiết "giết người v ì động cơ đê h è n " hay không? Chính vì

vậy có ít người cho rằng giết người cướp của không phải là trường hợp giết người vì động cơ đê hèn

Giết người để thực hiện hoặc để che dấu một tội phạm khác là trường hợp giết ngưòi nhằm tạo điều kiện để dễ dàng thực hiện một tội phạm khác hoặc để che dấu tội phạm đã thực hiện,trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật

Trang 33

Hành vi giết người có thể xẩy ra trước khi thực hiện tội phạm mà can phạm đã

dự định hoặc ngay trong quá trình thực hiện tội phạm đó Ví dụ: giết nhân viên bảo vệ kho để cưóp tài sản XHCN còn trường hợp giết người để che giấu tội phạm khác thường xuất hiện khi người phạm tội cho rằng tội phạm mà mình

đã thực hiện trước đó có nguy cơ bị lộ, chỉ có giết người thì tội phạm mà y đã thực hiện mới không bị phát hiện cho nên đã thực hiện hành vi giết người Ví dụ: Giết nhân chứng, hoặc giết người đã cùng can phạm thực hiện tội phạm.Một câu hỏi đặt ra khi xét xử bị cáo giết người trong trường hợp để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác là bị cáo chỉ bị xét xử theo điểm a khoản 1 Điều 101 hay có thể bị xét xử thêm về tội phạm khác đã thực hiện theo nguyên tắc phạm nhiều tội rồi tổng hợp hình phạt với tội giết người? Có quan điểm cho rằng mọi trường hợp giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác thì bị cáo chỉ bị xử về một tội giết người vì tội giết người và tội phạm khác có liên quan với nhau." Tội phạm khác" là tình tiết định khung của tội giết người thì không thể đồng thời bị xét xử thành một tội phạm riêng

Quan điểm khác cho rằng trường hợp "giết người đ ể thực hiện hay che giấu tội phạm khác'' phải được xét xử theo nguyên tắc phạm nhiều tội

và tổng hợp hình phạt về tội giết người và tội phạm khác tuy có quan hệ với nhau nhưng mỗi tội có nội dung khác nhau Nếu chỉ xét xử riêng về tội giết người thì để lọt tội và vi phạm nguyên tắc quyết đinh hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội quy đinh ở Điều 41 Bộ luật hình sự là:

"Khi xét xử cùng một lần người phạm nhiều tội, tòa án quyết định hình ph ạ t đối với từng tội, sau đó quyết định hình phạt chung cho các tội".

Điều vướng mắc này đã được giải quyết trong Nghị quyết số 04- NQ/HHĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dãn tối cao như sau:

Trang 34

''Động cơ" để thực hiện hay che giấu tội phạm khác là tình tiết đinh khung của tội giết người quy định ở điểm a khoản 1 Điều 101 còn "Tội phạm khác" có thể là tội phạm nghiêm trọng hay tội phạm ít nghiêm trọng cần được

xử lí theo một tội danh riêng

Nếu "tội p h ạ m khác" cần xét xử thì xét xử về hai tội (tội giết người và

tội phạm khác) rồi quyết định hình phạt đối với từng tội phạm rồi tổng hợp hình p h ạ t

Để vận dụng chính xác tình tiết "giết người đ ể thực hiện hoặc đ ể che giấu tội phạm khác" vào việc truy tố, xét xử, chúng ta cần xác định đúng động

cơ của kẻ phạm tội, việc kẻ phạm tội đạt được ý muốn hay không, không có ý nghĩa trong việc đinh khung

Khái niệm "tội phạm khác"âề cập đến ở trường hợp này có thể là tội

nghiêm trọng hoặc tội ít nghiêm trọng, trong trường hợp này bị cáo sẽ bị truy

tố, xét xử về hai tội: giết người và tội phạm mà y đã hoặc đang thực hiện, riêng trường hợp tội phạm khác đang còn ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội thì kẻ phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này nếu đó là tội nghiêm trọng Kẻ đang chuẩn bị phạm tội ít nghiêm trọng thì không bị truy tố theo nguyên tắc phạm nhiều tội mà chỉ cần áp dụng điểm a khoản 1 Điều 101 về tội giết người là đủ

b- Thực hiện tội phạm một cách man rợ; bằng cách lợi dụng nghề nghiệp hoặc bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người

Tính chất man rợ của hành vi giết người thể hiện ở chỗ làm cho nạn nhân đau đớn, cao độ trước khi chết như: dùng nhục hình, tra tấn cho đến chết, khoét mắt, chặt chân các hành vi trên được bị cáo thực hiện trước khi tội phạm hòan thành Thực tiễn xét xử còn coi những hành vi mà bị cáo thực hiện sau khi nạn nhân chết nhằm che giấu tội phạm như : can phạm giết người rồi

Trang 35

chặt làm nhiều khúc để xóa dấu vết cũng là trường hợp giết người một cách man rợ.

Giết người bằng cách lợi dụng nghề nghiệp là trường hợp kẻ giết người

đã sử dụng nghề nghiệp của mình để có thể dễ dàng thực hiện cũng như che giấu hành vi giết người Ví dụ: Bác sĩ lợi dụng nghề nghiệp giết người là bệnh nhân của mình

Giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người là trường hợp kẻ giết người đã sử dụng những công cụ, phương tiện cùng với cách thức sử dụng cụ thể hoặc những thủ đoạn khác có khả năng làm chết nhiều người Ví dụ: dùng mìn để giết nạn nhân đang ở trong nhà cùng người khác; bắn súng bừa bãi vào chỗ đông người Hậu quả xảy ra trên thực tế có thể chỉ chết một người, thậm chí không ai bị chết nhưng bị cáo vẫn bị truy tố, xét xử theo trường hợp này Do vậy Toà án phải xác định với tính năng tác dụng và cách dùng của các công cụ, phươiig tiện trong một điều kiện, hoàn cảnh đã xác định là nó sẽ phát huy được tác dụng thực tế gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm chết người

c) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lí do công vụ của nạn nhânTrường hợp giết người mà nạn nhân là người đang thi hành công vụ, tức là người đang thực hiện một nhiệm vụ được cơ quan nhà nước có thẩm, quyền giao phó Nhiệm vụ được giao có thể là đương nhiệm do nghề nghiệp quy định như: cán bộ chiến sĩ trong lực lượng công an nhân dân, quân đội, kiểm sát

viên, thẩm phán đang xét xử tại phiên toà: " cũng được coi là đang thi hành công vụ trong trường hợp người tuy không được giao nhiệm vụ nhưng đã tự nguyện tham gia vào việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong một s ố lĩnh vực nhất định như đuổi bắt kẻ phạm tội bỏ trốn ,can ngăn

Trang 36

,dàn xếp những vụ đánh nhau ở nơi công cộng".(*) Nạn nhân phải thi hành

nhiệm vụ đúng pháp luật, nếu trái pháp luật thì hành vi giêt nạn nhân của bị cáo không thuộc trường hợp này Đối với trường hợp giết người vì lí do công

vụ của nạn nhân, thông thường nạn nhân là người đã thi hành một nhiệm vụ làm cho bị cáo thù oán nên đã giết họ Cũng có trường hợp họ bị giết trước khi thi hành nhiệm vụ vì nếu nạn nhân thực hiện nhiệm vụ thì sẽ gây ra khó khăn

cho bị cáo Về nội dung của tình tiết giết người "vì lí do công vụ của nạn nhân" đã bao trùm hành vi "giết người đang thi hành công vụ" Nhưng do tính chất nghiêm trọng của hành vi "giết người đang thi hành công vụ" ở chỗ nó

không chỉ xâm phạm đến tính mạng con người đồng thời còn làm cản trở hoạt động chung của xã hội gây ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự, trị an VI vậy,

nhà làm luật đã tách riêng hành vi "giết người đang thi hành công vụ" để nhấn

mạnh tính chất nghiêm trọng của hành vi Tuy nhiên, trường hợp nạn nhân lạm dụng việc thi hành công vụ để giải quyết các tranh chấp cá nhân nhưng việc lợi dụng công vụ này vẫn nằm trong phạm vi thi hành công vụ thì tòa án vẫn

có cơ sở để áp dụng điểm c khoản 1 Điều 101 Bộ luật hình sự đối với bị cáo Nhưng nếu nạn nhân lạm dụng chức vụ, quýền hạn để làm các công việc trái với chức năng của mình, trái với các quy đinh của pháp luật và do hành vi lạm dụng chức vụ đã gây ra tình trạng tinh thần bị kích động cho bị cáo thì theo ý kiến của chúng tôi không nên xét xử can phạm theo điểm c khoản 1 Điều 101

Bộ luật hình sự

d) Giết nhiều người hoặc giết phụ nữ mà biết là có thai

Giết nhiều người là trường hợp giết từ hai người trở lên, có thể cùng một lần hoặc nhiều lần khác nhau hoặc tuy không có ý định giết nhiều người

(*)Xeni: Đinh Văn Q u ế "Trách nhiệm hình sự đối với các tộ i xâm phạm tính mạng, sức khỏe người khác” NXB CAND 1994.

Trang 37

nhưng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả chết nhiều người xảy ra Tình tiết giết nhiều người không nhất thiết phải có hậu quả nhiều người chết xảy ra mà chỉ cần bị cáo có ý định giết nhiều người là đã có cơ sở để xử lý theo điểm d

khoản 1 Điều 101 Ở đây ta cần phân biệt trường hợp "g iết nhiều

người"(điểm d) với trường hợp "thực hiện tội phạm bằng phương pháp

có k h ả n ă n g làm chết nhiều người"(điểm b) vì chúng đều giống nhau là

có thể gây hậu quả chết nhiều người Nhưng có trường hợp bị cáo chỉ có ý định giết một người nhưng vì y thực hiện bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người nên mức độ nguy hiểm cao hơn Vì thế ta phải xác đinh:

- Nếu bị cáo giết từ 2 người trở lên mà không thực hiện tội phạm bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người thì chỉ xác đinh là bị cáo giết nhiều người theo điểm d;

- Nếu bị cáo giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người mà không gây hậu quả chết nhiều người thi chỉ xác định là bị cáo giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người theo điểm b;

Nếu bị cáo có ý đinh giết nhiều người bằng phương pháp có khả nănglàm chết nhiều người thì tòa án phải áp dụng cả điểm b và điểm d khoản 1 Điều 101

Bộ luật hình sự để xét xử kể cả trường hợp trên thực tế hậu quả chết người chưa xảy ra (phạm tội chưa đạt);

- Trường hợp giết một người liền sau đó lại phạm tội giết người thì không

áp dụng điểm d khoản 1 mà áp dụng điểm e khoản 1 Điều 101 đối với bị cáo Giết phụ nữ mà biết là có thai là trường hợp nạn nhân bị giết là người đang mang thai và bản thân kẻ giết người khi thực hiện hành vi giết người cũng đã

biết rõ điều đó Nếu nạn nhân là người tình của bị cáo thì coi là ''phạm tội với động cơ đê hèn" Trường hợp nạn nhân thực tế không có thai nhưng bị cáo lầm

tưởng là có thai (lầm đối tượng) vẫn coi là giết phụ nữ mà biết có thai

Trang 38

đ) Có tổ chức

Là trường hợp nhiều người cùng tham gia vào một vụ giết ngưòi, có sự

câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện việc giết người, có sự phân

công bàn bạc cụ thể Thực tiễn có những trường hợp tuy có nhiều người cùng

tham gia vào vụ án giết người, song không có sự câu kết chặt chẽ giữa những

người phạm tội trong việc thực hiện hành vi giết người thì không coi là phạm

tội có tổ chức Ví dụ: một số thanh niên ở x.ã A đi xem phim, gây gổ đánh

nhau với số thanh niên xã B, những thanh nién xã B đánh chết một thanh niên

xã A

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội nghiêm trọng khác

Đây là trường hợp giết người mà liền trước hoặc liền sau hành vi giết

người kẻ giết người đã phạm thêm một hoặc nhiều tội phạm nghiêm trọng

khác Với việc liên tiếp phạm tội như vậy chứng tỏ kẻ phạm tội là phần tử

nguy hiểm, có ý thức phạm tội sâu sắc, khác với trường hợp giết người để thực

hiện hoặc che dấu tội phạm ở chỗ tội phạm mà can phạm thực hiện trước hoặc

sau khi giết người không liên quan với tội giết người vừa thực hiện (phải là tội

nghiêm trọng)

Trong thực tế khi xét xử tội giết người liền trước hoặc ngay sau đó lại

phạm một tội nghiêm trọng khác (điểm e) và tội giết người để che giấu một tội

phạm khác (điểm a) có nhiều điểm giống nhau như: Trước hoặc sau tội giết

người, người phạm tội đều đã thực hiện hoặc chuẩn bị thực hiện một tội phạm

khác, khi xét xử tòa án xét xử cho hai tội (tội giết người và tội khác) sau đó

tuyên cho mỗi tội một hình phạt rồi mới tổng hợp thành hình phạt chung theo

Điều 41 Bộ luật hình sự Do đó, để tránh lẫn lộn cần phải có sự phân biệt như sau:

Trang 39

v ề phương diện chủ quan thì động cơ "giết người đ ể che g iấ u hoặc

thực hiện một tội khác"(điểm a) có mối quan hệ chặt chẽ với việc thực hiện hành vi tội phạm khác Tội mà người phạm tội muốn thực hiện hoặc muốn che giấu có mối liên quan mật thiết với tội giết người thì bị cáo không thể che giấu được tội phạm mà y đã thực hiện trước đó hoặc y không thực hiện được tội phạm mà y đinh thực hiện

Còn trong trường hợp "giết người m à liền trước đó hoặc ngay sau

đó lại p h ạ m m ộ t tội nghiêm trọng khác" không có tính liên quan nhưng tội phạm mà bị cáo phải thực hiện liền trước hoặc ngay sau tội giết người và đây phải là tội nghiêm trọng, có khi không liên quan gì đến tội giết người mà

bị cáo thực hiện Đối với trường hợp "giết người đ ể che giấu hoặc đ ể thực hiện m ột tội p h ạ m khác" thì tính thời gian không bắt buộc và "tội p h ạ m

k h á c " có thể là tôi phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng.

g) Có tính chất côn đổ, tái phạm nguy hiểm

Phạm tội có tính chất côn đồ là trường hợp giết người mà tất cả những tình tiết của vụ án thể hiện người phạm tội rất tính hung hãn, coi thường pháp luật, coi thường tính mạng của người khác, sẵn sàng giết người vì những nguyên cớ nhỏ nhặt Các vụ giết người có tính chất côn đồ càn quấy thường đi liền với việc gây rối trật tự công cộng Trường hợp giết người ở nơi côủg cộng,

có xâm phạm đến trật tự công cộng nhưng vì động cơ thù tức ghen tuông thì không coi là có tính chất côn đồ

Có quan điểm cho rằng hành vi giết người đó là một hành vi côn đổ hung

hãn rồi vì thế không cần thiết phải quy định tình tiết này ở khoản 1 Điều 101

Quan điểm khác cho rằng nếu không xác định được bị cáo giết người thuộc một trong các tình tiết tăng nặng quy định ở khoản 1 Điều 101 mà muốn xử phạt bị cáo với mức án cao thì áp dụng điểm g "có tính chât côn đồ'' để xét

xử Vận dụng luật như vậy là tùy tiện vì không phải mỗi hành vi giết người

Trang 40

đều có tính chất côn đồ Nói giết người có tính chất côn đồ là muốn nói đến động cơ phạm tội của người phạm tội, xác đinh bằng chính lời khai của bị cáo

và các tình tiết khác Nếu bị cáo ngoan cố không khai nhận hành vi của mình

có tính chất côn đồ thì xác định bằng cách kết hợp giữa hành động thủ đoạn phạm tội của bị cáo với các chứng cứ, xác định nguyên nhân xảy ra sự việc, mối quan hệ giữa nạn nhân và bị cáo

Hiên nay Tòa án nhân dân tối cao vẫn chưa có văn bản giải thích chính thức thế nào là tội giết người có tính chất côn đồ, tuy nhiên qua thực tiễn xét

xử và các ý kiến trao đổi kinh nghiệm thì tình tiết giết người có tính chất côn

đồ được hiểu là hành vi ngang ngược tước bỏ sinh mạng người khác một cách không duyên cớ hoặc vì những duyên cớ hết sức nhỏ nhặt thể hiện sự coi thường pháp luật, coỉ thường trật tự công cộng, coi thường tính mạng của người khác một cách cao độ, bất chấp các quy tắc xã hội và đạo đức chỉ miễn sao thỏa mận tính hung hãn côn đồ của mình bằng chính hành vi giết người và hậu quả khác, thậm chí tước bỏ sinh mạng của người không liên quan đến vụ

Thực tiễn xét xử có nhiều vụ kẻ phạm tội giết người có tính chất côn đồ thường xuyên mang theo vũ khí như dao găm, lưỡi lê, sẵn sàng đâm chém người khác một cách không ghê tay

s

Tái phạm nguy hiểm là trường hợp trước khi giết người bị cáo đã bị phạt

tù về tội nghiêm trọng do cố ý chưa được xoá án hoặc đã tái phạm chưa được xoá án Tái phạm là đã bị phạt tù về tội do cố ý chưa được xoá án mà lại phạm tội nghiêm trọng do vô ý hoặc tội ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị phạt tù về tội nghiêm trọng do vô ý chưa được xoá án mà lại phạm tội nghiêm trọng do vô ý hoặc tội do cố ý Những trường hợp giết người nêu trên theo quy đinh của pháp luật người phạm tội phải bị xử phạt theo khoản 1 Điều 101 BLHS có khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình Việc xử

phạt bị cáo ở mức nào là tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của

Ngày đăng: 22/02/2020, 12:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w