1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xuất khẩu gạo của việt nam thực trạng và giải pháp

109 65 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 6,04 MB

Nội dung

Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, thiếu đói triền miên, trở thành một trong ba nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, đó là thành tựu hết sức to lớn của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu

Trang 1

XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM t h ị t r ư ờ n g g ạ o t h ê g i ớ i v à k h ả

NĂNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

1.1 Tổng quan về thị trường lúa - gạo Thế giới 4

1.1.1 Tinh hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên Thế giới 4

a- Vị trí và đặc điểm của sản xuất gạo trên Thế giới 4

b- Tinh hình tiêu thụ gạo trên Thế giới 8

ỈA.2. Tình hình xuất nhập khẩu gạo trên Thế giới 10

a- Tinh hình xuất khẩu gạo 12

b- T inh hình nhập khẩu gạo 16

1.2 Lợi thế và ý nghĩa kinh tẻ - xã hội của sản xuất và xuất khẩu lúa gạo đối với Việt Nam 19

1.2.1 Tiẻm năng và lợ i thế của V iệ t Nam trong sản xuất và xuất khẩu gạo 19

a- Về điều kiệ n đất đ a i 19

b- Vé nguồn nước tưới tiêu 20

c- Về k h í hậu 20

d - V ề nguồn nhân lự c 21

e- Về điểu kiện giao thông vận tải 21

1.2.2 Ý nghĩa kinh tế - xã hội của xuất khẩu gạo đối với Việt Nam 22

a- Phát huy được lợi thế trong nước 22

b- Tích luỹ vốn cho sự nghiệp CNH- HĐH của đất nước 23

c- G óp phần cải thiện đ ờ i sống nhân dân 23

1.3 Vài kinh nghiêm Quốc tế về xuất khẩu gạo 24

1.3.1 Một số kinh nghiệm của Thái Lan trong quá trình xuất khẩu gạo 24

a- Tổ chức cơ quan quyết đ ịn h chính sách đ ố i vớ i th ị trư ờng gạo 24

Trang 2

b- Chính phủ Thái Lan dành sự quan tâm hàng đầu tới việc giữ giá lúa

gạo có lợi cho người sản xuất 25

c- Hỗ trợ tốt đầu ra để nâng cao hiệu quả các giải pháp đối với thị trường nội địa 25

d- Hỗ trợ tốt đẩu ra để nâng cao hiệu quả các giải pháp đối với thị trường nội địa 26

1.3.2 Một số thành tựu đạt được và kinh nghiệm của Ấn Độ trong xuất khẩu ơạo 26

CHƯƠNG 2 : TH ựC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHAU g ạ o c ủ a VIỆT NAM 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam 28

2.1.1 Tinh hình sản xuất lúa gạo của Việt Nam 28

2.1.2 Tinh hình sản xuất và chế biến gạo xuất khẩu ở Việt Nam 35

a Sản xuất gạo xuất khẩu 35

b~ Chế biến gạo xuất khẩu 35

2.1.3 Chính sách quản lý và sự điều hành xuất khẩu gạo của Nhà nước 39

2.2 Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam những năm qua 45

2.2.1 Về sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo 45

2.2.2 Chất lượng và chủng loại gạo xuất khẩu 49

2.2.3 Về giá gạo xuất khẩu 52

2.2.4 Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam 56

2.3 Những đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam 60

2.3.1 Thành tựu của hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam 60

2.3.2 Hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam .! 62

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NÃM TỚI 3.1 Đinh hướng và mục tiêu cơ bản của hoạt động xuất khẩu gạo 70

Trang 3

3.1.1 Đặc điểm thị trường và triển vọng xuất khẩu gạo của Việt nam 70

3.1.2 Đ ịn h hư ớng và m ục tiê u 77

a- Đ ịn h hướng và m ục tiêu sản xuất lúa gạo 77

b- Đ ịn h hướng và m ục tiêu xuất khẩu 78

3.2 Những giải pháp cơ bản nhằm nàng cao hiệu quả xuất khẩu gạo ở nước ta 81

3.1.1 Những giải pháp về phía Nhà nước 81

a- Q uy hoạch vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩ u 81

b- Hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích sản xuất và xuất khẩu gạo ! 7 83

c- Đổi mới tổ chức quản lý và điểu hành vĩ mô về xuất khẩu gạo 88

d- Hoàn thiện hệ thống thông tin và biện pháp thích ứng trên thị trường thế giới 91

3.2.2 Những giải pháp đối với doanh nghiệp xuất khẩu 93

a- Hoàn thiện tổ chức quản lý sản xuất trong các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gạo 93

b- Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu 95

c- Nâng cao trìn h độ chuyên m ôn của đ ộ i ngũ cán bộ công nhân viê n %

KẾT LUẬN 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 106

Trang 4

P H Ẩ N M Ỏ Đ Ẩ U

Trong xu thế toàn cầu hoá, hoạt động ngoại thương nói chung, hoạt động xuất khẩu nói riêng ngày càng có vai trò quan trọng đối với các quốc gia trên thế giới Ở nhiều nước, xuất khẩu trở thành một quốc sách, một lĩnh vực kinh tế hàng đầu nhằm khai thác lợi thế của đất nước trong phân công lao động quốc tế, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế quốc gia.

Đối với Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa quan trọng trong

sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và là mũi nhọn ưu tiên trong nền kinh tế quốc dân Bởi vậy, trong chính sách kinh tế mới của mình, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần khẳng định tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu.

Những nỗ lực hơn mười năm qua đã tạo ra bước tiến vượt bậc trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam Từ một lĩnh vực kinh tế yếu kém, quy mô nhỏ bé, manh mún, ngày nay, xuất khẩu của Việt Nam đã đạt mức 14 tỷ Đô-la một năm, đặc biệt,

đã bước đầu xác định được những mặt hàng xuất khẩu chủ lực với kim ngạch của mỗi mặt hàng đạt trên 1 tỷ Đô-la Trong số này, đáng chú ý nhất là xuất khẩu gạo

Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, thiếu đói triền miên, trở thành một trong ba nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, đó là thành tựu hết sức to lớn của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu nói riêng, trong đổi mới và phát triển kinh tế nói chung.

Tuy nhiên, trên thị trường xuất khẩu gạo thế giới, sức cạnh tranh của Việt Nam còn rất hạn chế, hiệu quả xuất khẩu thấp, và hiện tại đang gặp rất nhiều khó khăn Tình hình đó đặt ra câu hỏi: nguyên nhân của tình trạng trên đây là gì và, cần có những giải pháp gì để ổn định và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo trong những năm tới? Đó chính là nhân tố thúc đẩy tôi đi vào nghiên cứu tìm hiểu đề tài : “A 'uất khẩu gạo của Việt nam : Thực trạng và giải pháp”.

2 Tình hỉnh nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn:

Liên quan đến để tài này đã có khá nhiều công trình nghiên cứu Dưới đây là một số công trình đáng lưu ý:

- Bộ Thương mại Những dự đoán lựa chọn chính sách xuất khẩu lượng thực của Việt Nam” Tháng 8 - 1997.

- Bộ Thương mại : Phát triển xuất khẩu thời kỳ 2001-2005.

Trang 5

- TS Nguyên Trung Văn : Lương thực Việt nam thời đổi mới hướng xuất khẩu- NXB Chính trị quốc gia - 1998.

- TS Lê Xuân Tửu : Xuất khẩu gạo Việt Nam năm 1999 và nhìn lại 10 năm.

- TS Vũ Đình Ngọc: Mấy vấn đề về kinh doanh lương thực ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp - 1997

- Tổng quan về lương thực Việt Nam - Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn năm 1995.

- Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong ngành lúa gạo Việt Nam - Viện nghiên cứu khoa học thị trường và giá cả Chuyên đề nghiên cứu 2001.

Ngoài ra còn có các bài viết đăng trên các báo, tạp chí Các công trình nghiên cứu trên đây đã đề cập đến nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng của hoạt động xuất khẩu Tuy nhiên, do mục đích, đối tượng và phạm vi và thời điểm nghiên cứu khác nhau, nên chưa có công trình nào tập trung vào việc hệ thống hoá, khái quát hoá cả về lý luận và thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam từ khi tiến hành đổi mới kinh tế đến nay và đưa ra định hướng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới.

- Để xuất hệ thống giải pháp cho việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm tới.

Dưới góc độ kinh tế chính trị học, luận văn nghiên cứu hoạt động xuất khẩu gạo như một lĩnh vực cơ bản của nền kinh tế Việt Nam trong qúa trình phát triển; nghiên cứu tình hình, xu hướng và giải pháp cho sự phát triển xuất khẩu gạo Việt Nam, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn mới.

Phạm vi nghiên cứu: luận văn sẽ không đi vào những vấn đề có tính tác nghiệp trong hoạch định chính sách cũng như tổ chức hoạt động xuất khẩu gạo.

Trang 6

5 Phương pháp nghiên cứu :

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được vận dụng trong luận văn là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp cụ thể như: trừu tượng hoá khoa học, phương pháp kết hợp phân tích với tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê so sánh, dự báo và phân tích thực chứng.

6 Những đóng góp khoa học của luận văn:

- Khái quát (hệ thống hoá) một số vấn đề lý luận cơ bản về nguồn gốc và lợi ích của xuất khẩu trong qúa trình phát triển kinh tế các quốc gia; phân tích một số kinh nghiệm quốc tế làm bài học cho việc tìm kiếm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam.

- Đánh giá thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam hiện nay, chỉ ra những hạn chế

và vấn đề đặt ra cho hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam.

- Đề xuất những giải pháp chủ yếu để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới, góp phần đẩy nhanh qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn sẽ được kết cấu thành 3 chương:

Việt Nam.

Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của

Việt Nam trong những năm tới.

Sau đây là nội dung các chương của luận văn.

Trang 7

CHƯƠNG 1

Đặc ĐlấM THỈ TRƯỜNG GẠO THl GIỚI

VA KHỎ NfiNG xilẤT KHẩU GẠO củn VIÇT NRM

1.1 TỔNG QUAN VÊ THỊ TRƯỜNG LÚA GẠO THẾ GIỚI :

1.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới:

a- Vị trí và đặc điểm của sản xuất gạo trên thế giới:

Lúa gạo là loại lương thực chính của hơn nửa dân số trên hành tinh Lúa gạo

có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của nhiều nước, đặc biệt

là các nước đang phát triển và là một trong ba loại ngũ cốc được sản xuất nhiều nhất trên thế giới (đứng sau lúa mỳ) Hàng năm bình quân diện tích lúa nước chiếm khoảng 21% diện tích ngũ cốc và 27% sản lượng lương thực toàn thế giới Trong nhiều năm qua, cùng với tốc độ gia tăng dân số, diện tích, năng suất và sản lượng gạo cũng đã tăng không ngừng, tuy tốc độ tăng có chậm hơn so với lúa mỳ và ngô.

Một số đặc điểm của sản xuất lúa gạo trên thế giới là:

- Về mặt sinh thái, sức đề kháng sâu bệnh và khả năng chịu hạn của lúa gạo kém so với lúa mỳ Do vậy sản xuất lúa gạo phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.

- Lúa gạo được trồng ở hầu hết các nước nhưng tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển Châu Á Ở đây trình độ phát triển về cơ sở vật chất và khoa học công nghệ bị giới hạn so với các nước phát triển.

- Xu hướng mở rộng diện tích trồng lúa gặp khó khăn nghiêm trọng ở hầu hết các nước vì đất dùng cho sản xuất công nghiệp và đất ở mới ngày càng lấn chiếm mạnh mẽ đất trồng lúa trong tình hình công nghiệp hoá ráo riết Mặt khác sự bùng nổ về dân số làm cho diện tích đất canh tác bình quân đầu người giảm Vì vậy, hàng loạt nước chủ trương phát triển sản xuất gạo theo hướng thâm canh tăng

vụ và thâm canh tăng năng suất.

- Sản xuất lúa gạo trên thế giới mang nặng tính tự cung tự cấp Hầu hết sản lượng lúa gạo của các nước đang phát triển được tiêu thụ tại chỗ Vì vậy, phần lúa gạo đem trao đổi trên thị trường thế giới chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.

- Hơn nửa thế kỷ qua, do nỗ ỉực của các quốc gia, diện tích trồng lúa của thế giới ngày càng mở rộng Năm 1948 diện tích trồng luá toàn thế giới là 86,7 triệu

ha, đến năm 1996 tăng lên tới 148,67 triệu ha và năm 2000 là 150,0 triệu ha Những nước có tốc độ tăng diện tích bình quân cao nhất là Iran: 4,1%, Campuchia: 2,6%, Việt Nam: 1,6% Trong giai đoạn từ 1983-1993, Trung Quốc giảm diện tích hàng năm là 0,4%, Thái Lan là 0,5%.

- Năng suất iúa bình quân toàn cầu có xu hướng tăng dần Tính từ năm 1983

- 1993 tăng từ 31,41 tạ/ha lên 35,75 tạ/ha Riêng Việt Nam từ năm 1985-1996 năng suất lúa tăng từ 27,8 tạ/ha lên 37,6 tạ/ha Tuy nhiên, một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc năng suất lúa lại giảm.

Trang 8

- N h ờ m ở rộ ng diện tíc h và tăng năng suất, sản lượng lúa gạo của nhiều quốc

gia và của toàn thế giới cũng tăng khá mạnh Trong vòng 10 năm (1983-1993), nước có tốc độ tăng sản lượng binh quân cao nhất là Iran: 6,4%, sau đó là Campuchia: 4,5%, Việt Nam: 4,3%, Inđônêxia: 3%, Bangladesh: 2,9%, Ân Độ: 2,8%, Trung Quốc: 1% Từ năm 1993 đến 1996, tốc độ tăng sản lượng gạo cao nhất là Myanma: 4,59%, tiếp theo là Việt Nam: 3,97%, Ấn Độ: 2,57%

- N h ữ n g năm đầu của thập kỷ 80, sản lượng lúa gạo toàn thế g iớ i dao động

trong khoảng 411 triệu tấn đến trên 500 triệu tấn và có xu hướng tăng lên Năm

1983 đạt 450,7 triệu tấn, 1993 đạt 527,4 triệu tấn, tăng bình quân là 1,7 %/năm Năm 1995 đạt 540,2 triệu tấn, năm 1997 là 563,77 triệu tấn, và cho đến nay theo báo cáo, năm 2000 sản lượng lúa toàn thế giới đạt 603 triệu tấn, năm 2001, ước đạt

591 triệu tấn Bảng dưới đây cho thấy tình hình sản xuất lúa gạo toàn thế giới và một số khu vực chính.

Bảng 1: Sản lượng lúa gạo thế giới và một số nước sản xuất chính.

Đ ơn v ị tín h : Ị 000 tấn

Nước 1192/1993 1993/1994 19994/1995 1995/1996 1996/1997 1997/1998 1998/1999 1999/2000 2000/2001 Australia 995 1.083 1.137 1.145 1.387 1.331 1.390 1.084 1.359 Bangladesh 27.513 27.067 25.252 26.517 28.326 28.296 29.784 32.298 31.953 Brazil 9.901 10.515 10.885 9.779 9.504 8.551 11.582 11.534 10.882 Burma 13.400 15.086 16.000 17.241 15.517 15.345 16.034 17.000 16.897 China 186.220 177.700 175.930 185.214 195.100 200.700 198.714 198.480 190.900

Egypt 3.908 4.198 4.565 3.387 4.900 5.400 4.198 5.826 6.000 India 109.313 120.462 121.752 121.452 121.980 123.852 129.013 134.233 132.763 Indonesia 48.182 46.683 49.846 51.077 49.360 49.237 50.400 52.919 53.000 Japan 13.216 9.793 14.977 13.435 12.930 12.532 11.201 11.470 11.863 Korea, South 7.257 6.404 6.882 6.386 7.123 7.365 6.800 7.017 7.067Pakistan 4.674 5.993 5.171 5.701 6.461 6.500 7.012 7.735 6.451

Philoppines 9.523 9.923 10.475 11.174 11.177 9.982 10.268 11.957 12.128 Taiwan 2.060 2.211 2.061 2.069 1.931 2.042 1.859 1.986 1.986 Thailand 19.917 19.200 21.400 21.818 20.700 23.500 23.620 25.000 25.152 Vietnam 21.703 24.315 25.152 26.364 27.277 28.930 30.467 31.439 31.970

EU 2.177 1.971 2.043 13.994 2.598 2.701 2.694 2.653 2.644 United States 8.149 7.081 8.971 7.886 7.773 8.297 8.367 9.345 8.669

Nước khác 38.328 37.338 38.970 38.406 39.657 39.704 42.345 42.016 40.657

N guồn : G ra in : W o rld M a rk e t a n d T ra de

Trang 9

- Các nước đang phát triển sản xuất khoảng 90% sản lượng luá thế giới, tập trung chủ yếu ở khu vực Châu Á Hai cường quốc đứng đầu về sản xuất lúa gạo là Trung Quốc và Ấn Độ (sản lượng sản xuất hàng nãm của hai nước này chiếm trên 50% sản lượng lúa thế giới), tiếp đến là Indonesia (8 -9%), Bangladesh, Việt Nam, Thái Lan, Nhật Bản, Philipin.

- Bởi đây là những cường quốc trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo, nên ở đây xin

mở ngoặc để được đề cập một vài nét về tình hình ở các nước này (trừ Việt Nam):

Trung Quốc: Sản lượng gạo Trung Quốc hàng năm chiếm từ 35 - 40% sản lượng gạo thế giới Kể từ nãm 1979, nãm được coi là mở đầu của công cuộc cải nền kinh tế ở Trung Quốc, sản lượng lương thực của nước này không ngừng gia tăng Nguyên nhân cơ bản được khẳng định là nhờ chính sách cải cách trong nông nghiệp, việc áp dụng chế độ khoán sản phẩm cho từng hộ gia đình đã làm tăng nãng suất và sản lượng lương thực Năng suất lúa trong suốt thời kỳ 1984 - 1999 tại Trung Quốc thuộc vào loại cao của thế giới, đạt trung bình 5.250 - 5.900 kg/ha Sản lượng lúa gạo của Trung Quốc hiện nay đạt khoảng 190 triệu tấn/nãm.

Ân Độ : Nước sản xuất lúa gạo đứng hàng thứ hai thế giới, sau T ru n g Quốc , chiếm từ 17 - 20% sản lượng lúa gạo thế giới Năm 1999/2000 nước này đạt trên

134 triệu tấn Sở đĩ nhiều thập kỷ qua, Ấn Độ phát triển sản lượng lúa là do áp dụng tiến bộ kỹ thuật canh tác mới.

Indonsia: Sản lượng lúa gạo của Indonesia gia tăng liên tục từ năm 1980 với

tỷ lệ không cao nhưng nhịp tăng tương đối đều Đến năm 1984 với sản lượng đạt trên 37 triệu tấn, lần đầu tiên Indonesia đã tự túc được lương thực, nhưng từ đó họ phải luôn nỗ lực để theo kịp với sự gia tăng dân số (hiện vào khoảng gần 200 triêụ người) Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thiên tai, hạn hán, lũ lụt, sản xuất lúa gạo trong nước vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu Từ những năm đầu của thập kỷ 90 cho đến nay, hàng năm Indonesia sản xuất 52 triệu tấn nhưng vẫn phải nhập khoảng 1,5

- 1,6 triệu tấn gạo.

Bangladesh : Sản lượng lúa gạo ít biến đông trong suốt giai đoạn 1980 -

1984, hàng năm đạt khoảng 21 triệu tấn, vào năm 1985 bắt đầu gia tăng đạt trên 23

Trang 10

triệu tấn do kết quả của ciệc sử dụng giống lúa có năng suất cao và áp dụng chế độ phân bón hợp lý Đến nay sản lượng dao động khoảng 28 - 32 triệu tấn/năm.

Thái Lan: Sản lượng lúa của Thái Lan hiện nay đạt khoảng 25 - 26 triệu tấn/năm Nhờ điều kiện thiên nhiên thuận lợi nên Thái Lan được coi là có lợi thế và

là một vựa lúa lớn xuất khẩu ra thị trường thế giới, giữ vị trí hàng đầu về xuất khẩu gạo trong nhiều thập kỷ qua Quá trình phát triển xuất khẩu gạo của Thái Lan có thể chia thành hai giai đoạn:

- Giai đoạn trước chiến tranh thế giới lần thứ II : Xuất khẩu gạo là xương sống của nông nghiệp và toàn bộ nền kinh tế Xuất khẩu gạo là nguồn thu nhập chính và tăng với nhịp độ rất nhanh Sự tăng trưởng nhanh của nông nghiệp lúa gạo hoàn toàn dựa trên sự gia tăng diện tích trồng trọt.

- Giai đoạn sau chiến tranh thế giới lần thứ II: Từ những năm 1960 "Cách mạng xanh" trong nông nghiệp đã được thực hiện ở nhiều vùng với việc triển khai

kỹ thuật và phương pháp canh tác mới; sản xuất và nhập phân bón, thuốc trừ sâu và máy nông nghiệp; phát triển thuỷ lợi và cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp Từ năm

1981, Thái Lan là nước xuất khẩu gạo nhiéu nhất thế giới.

- Khi xã hội nông nghiệp truyền thống của Thái Lan nhường chỗ cho xã hội công nghiệp, gạo không còn là nguồn xuất khẩu thu ngoại tệ quan trọng, nhưngcác sản phẩm của nông nghiệp, đặc biệt là gạo vẫn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế, xã hội và vãn hoá của Thái Lan, Chính phủ luôn có những chính sách và chiến lược ưu tiên phát triển.

Nhật Bản: Diện tích trồng lúa đạt hơn 2 triệu ha với sản lượng hàng năm từ 11-12 triệu tấn, cá biệt, niên vụ 1994/1995 lên tới 14,98 triệu tấn Với sản lượng này Nhật có thể tự túc 100% nhu cầu tiêu dùng trong nước Tuy nhiên giá thành lúa gạo của Nhật khá cao, (gấp 3-4 lần giá thế giới), người nông dân Nhật vẫn trồng lúa được là nhờ chính sách trợ giá của Chính phủ Từ nãm 1997 đến nay sản lượng lúa của Nhật chỉ dao động từ 11 - 12 triệu tấn, nên hàng năm nước này phải nhập thêm khoảng 0,7 triệu tấn để cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Philippines: Trong 20 năm qua Philippines đã cố gắng nâng cao năng suất lúa bằng những biện pháp như : Khôi phục và cải tạo hệ thống thuỷ lợi, hạ thấp giá

Trang 11

thành phân bón và trợ cấp cho việc nhập phân bón, chống thất thoát sản lượng sau

thu hoạch, tăng cường cấp tín dụng cho nông dân, nên sản lượng lúa gạo đã tăng

lên, thường xuyên đạt mức từ 10 -12 triệu tấn/năm

- Có thể nhận rõ tầm quan trọng và vị thế của các cường quốc sản xuất lúa gạo qua bảng sau:

Bảng 2: Tỷ trọng của các nước trong tổng sản lượng lương thực trên thê giới

N guồn : Bộ nông nghiệp M ỹ (U S D A ), T h ị trư ờ n g 1997

b- Vé tình hình tiêu thụ gạo trên thế giới:

Tiêu thụ (tiêu dùng) gạo của thế giới tăng mạnh trong gần một thập kỷ qua:

năm 1993 toàn thế giới tiêu thụ 359 triệu tấn, năm 1996 là 376,5 triệu tấn, năm

1997 là 379 triệu tấn, năm 1999 là 389 triệu tấn Tiêu thụ gạo của thế giới năm

Trang 12

2001 ước đạt 403,54 triệu tấn, tăng so với 403,33 triệu tấn năm 2000 (theo USDA) Tuy nhiôn, dự trữ gạo ở các nước sản xuất cũng như nhập khẩu sẽ vẫn cao, hạn chế

xu hướng tăng mậu dịch gạo Những nước sản xuất nhiều nhất cũng là những nước

có lượng tiêu thụ lớn nhất Trung Quốc tiêu thụ 35,25% lượng gạo tiêu thụ toàn cầu, Ấn Độ tiêu thụ 21,12%, Inđônêxia 9,12% Năm 2000, các nước có mức tiêu thụ trên 8 triệu tấn là Trung Quốc: 138 triệu tấn, Ấn Độ: 82,5 triệu tấn, Inđônêxia: 35,7 triệu tấn, Bangladesh: 21,1 triệu tấn, Việt Nam: 15,8 triệu tấn, Nhật: 9,1 triệu tấn, Braxin: 8,3 triệu tấn, và Philippin: 8,4 triộu tấn.

Bảng 3: Tỷ trọng của một số nước trong tổng mức tiêu thụ gạo thế giới

( Nguồn : USDA, Thị trường 1997).

Các nước khác nhau, thị hiếu tiêu dùng gạo cũng khác nhau Những nước có mức tiêu thụ gạo bình quân đầu người khá cao như Việt Nam, Inđônêxia, Myanma, Malaysia, Thái Lan, Bangladesh từ 150-190 kg/người/năm và gạo chiếm khoảng 90% mức tiêu dùng lương thực Ở Trung Đông mức tiêu thụ bình quân năm trẽn 30

kg, Châu Phi trên 20 kg Mức tiêu thụ gạo bình quân đầu người các nước và các

Trang 13

khu vực trên thế giới trước tiên tuỳ thuộc vào truyền thống tiêu dùng lương thực, thu nhập, khả năng thanh toán và giá cả Do đó, ở một số quốc gia tuy lúa gạo là lương thực chính, nhưng chủ yếu do thu nhập thấp, chưa đủ khả năng thanh toán cho nhu cầu tiêu dùng gạo, nên phải dùng các loại ngũ cốc thô khác Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia ADB, ở Srilanca, khi thu nhập tăng 1% thì nhu cầu gạo tăng 0.5%, ở Ấn Đ ộ là 1% và 0,65%, ở Braxin là 1% và 0,4% Ngược lại, ở các nước có nền kinh tế phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaixia, Singapore, Thái Lan, mặc dù thu nhập có tăng nhưng nhu cầu tiêu dùng lúa gạo lại giảm do cơ cấu bữa ăn có sự thay đổi.

1.1.2.Tình hình xuất nhập khẩu gạo trên thế giới:

T h ị trư ờ n g gạo th ế g iớ i có th ể c h ia làm 4 g ia i đoạn v ớ i các đặc điểm sau:

1 /Giai đoan hình thành thi trường gao QUỐC tế cho đến đáu những năm 70:

- Nguồn cung cấp vể gạo hầu như hoàn toan từ Châu Á, trong đó 4 nước xuất khẩu chủ yếu là Myanmar, Thái Lan, Đông Dương và Triều Tiên.

- Nhu cầu tiêu dùng gạo cũng tập trung chủ yếu ở Châu á, chiếm tới 3/4 lượng cầu thế giới Phần còn lại dùng để trao đổi và buôn bán giữa Châu Âu với các thuộc địa.

- Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Mỹ và Achemina đảm đương vai trò làm chủ trong lĩnh vực gạo xuất nhập khẩu gạo và Châu Âu, Châu Mỹ đã dần trở thành nước cung cấp gạo quan trọng nhất trên thị trường thế giới cho dù không hẳn

là nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới.

2/Giai đoan của thâp niẽn 70:

- Thu thập tăng cao ở Trung Cận Đông nhờ giá dầu tăng dẫn tới nhu cầu tiêu thụ gạo tăng và tăng nhanh lượng gạo nhập khẩu của khu vựcnày.

- Tại các nước Châu Phi, nền kinh tế gặp khó khăn, nông nghiệp suy giảm, buộc lục địa này phải nhập khẩu gạo nhiều hơn trước, nhưng khả năng thanh toán lại rất hạn chế, phải dựa vào các khoản việc trợ của các nước Châu Âu.

- Tại các nước Châu Á, gạo đã tự túc được nên lượng gạo nhập khẩu giảm đi nhiéu Trên thị trường xuất hiện gạo của Pakistan.

Trang 14

- Trên thị trường gạo thế giới, vai trò của các công ty môi giới trở nên hết sức quan trọng: là "con thoi" dệt nên mối liên hệ tay ba giữa người trả tiền là các nước Tây Âu, còn người bán là các nước Châu Á và Châu Mỹ.

3/Giai đoan của thâp niẽn 80:

- Xuất hiện nhiều công ty trẻ, đánh dấu sự phá vỡ những hội kín và tính khép kín của kinh doanh lúa gạo trên thị trường quốc tế.

- Các công ty Mỹ tìm mọi cách duy trì thị trường Châu Phi, tăng cường sức mạnh của nguồn cung cấp gạo từ Mỹ Với chiến thuật: dùng gạo nhằm chi phối nhiều nước trên thế giới, Chính phủ Mỹ đã trợ giá cho các Công ty Mỹ để mua gạo

Mỹ với giá cao nhưng bán với giá thấp hơn nhiều, một mặt nâng đỡ những nhà sản xuất ở Mỹ, một mặt ràng buộc các nước mua gạo Mỹ với Chính phủ Mỹ.

- Cuộc cạnh tranh giữa các công ty môi giới trở nên hết sức gay gất vì lượng gạo lưu thông không tăng mà người buôn bán lại tăng Nhiều công ty lớn đã phải giã từ thị trường gạo, nhưng một số công ty cũng trở nên mạnh hơn cũng như xuát hiện thêm một số công ty trẻ đầy năng động.

4/Giai đoan từ đáu thảp niên 90 đến nav:

- Sự trở lại thị trường gạo của Việt Nam ngày càng mạnh mẽ và sự có mặt của rất nhiều nhà kinh doanh cùng sự đen xen giữa kinh doanh lúa gạo với kinh doanh các sản phẩm khác là điểm nổi bật của giai đoạn này.

- Những công ty chuyên doanh gạo lớn nhất của Mỹ và Anh đã coi kinh doanh lúa gạo chỉ còn là một trong số các hoạt động của mình Tuy nhiên các công

ty này vẫn giữ vai trò thủ lĩnh trên thị trường Các công ty Châu Á cũng tăng cường hoạt động Một vài công ty của Nhật cũng nhảy vào tham gia thị trường gạo nhưng nhìn chung không thành công, về thực chất chỉ là kinh doanh vốn mà thôi Các công ty của Hàn Quốc cũng tương tự, chủ yếu hoạt động dưới hình thức hàng đổi hàng.

- Thời kỳ này nhiều công ty phát triển rất mạnh trong lĩnh vực chế biến gạo

ở Mỹ nhiều công ty không những chỉ kinh doanh gạo Mỹ mà còn tổ chức sản xuất các máy móc liên quan đến chế biến, vận chuyển, bảo quản lúa gạo.

-11

Trang 15

Vào những năm gần đây, giao dịch giữa các c h ín h phủ đóng m ộ t vai trò quan

trọng trong mua bán gạo, nhất là với các nước Châu Á phải tăng lượng nhập khẩu

do mất mùa và một số thị trường vốn đóng kín, nay phải mở cửa như Nhật, Đài Loan Nhưng với sự đa dạng hoá trong các lĩnh vực kinh doanh và sự uyển chuyên trong kinh doanh gạo, các công ty mang tính quốc tế vẫn đóng vai trò quan trọng trong mọi giao dịch mua bán gạo quốc tế.

- Hiện nay, trên thị trường gạo thế giới nổi lên những gương mặt quen thuộc và được phân thành hai nhóm rõ rệt Nhóm các nước xuất khẩu gồm: Thái Lan, Việt Nam, Mỹ, Ấn Độ, Pakistan Nhóm các nước nhập khẩu gồm Inđônêxia, Trung Quốc, Philipin, Bănglađét, Nga và một số nước Châu Phi.

a/ Tình hình xuất khẩu gạo :

Bảng dưới đây cho thấy tình hình xuất khẩu gạo của một số quốc gia và khu vực trên thế giới những năm qua:

Bảng 4 : Các nước xuất khẩu gạo chủ yếu

Trang 16

Các nước xuất khẩu gạo trên thế giới có thể được chia thành hai nhóm: nhóm các nước xuất khẩu thường xuyên và nhóm các nước xuất khẩu không thường

Từ năm 1981, Mỹ bị tụt xuống hàng thứ hai, vào những năm cuối của thế kỷ

20 đã phải nhường vị trí thứ hai cho Việt nam Đến năm 2000, mặc dù xuất khẩu gạo của Mỹ tăng 0,1 triệu tấn so với năm trước, đạt 2,75 triệu tấn nhưng vẫn khống cạnh tranh được với khả năng xuất khẩu gạo của Việt Nam, Thái Lan.

Một số nước xuất khẩu gạo thường xuyên khác như: Myanma, Australia lượng gạo xuất khẩu chiếm tỷ trọng 1-3% lượng xuất khẩu của thế giới, trong đó Myanma được đánh giá là nuớc có tiềm năng rất lớn về xuất khẩu gạo Với tình hình kinh tế, chính trị ổn định, nước này có thể trở thành nước xuất khẩu gạo lớn

nhất của th ế g iớ i vào th ế k ỷ 21.

Bên cạnh đó, Pakistan là nước xuất khẩu gạo truyền thống của Châu Á với lượng gạo xuất khẩu hàng năm lên tới 1 triệu tấn, chiếm từ 6-9% lượng gạo xuất khẩu của thế giới Trong năm 2000, sản lượng gạo cao trong khi xuất khẩu vẫn giữ

ở mức năm 1999 (1,9 triệu tấn) nên lượng dự trữ sẽ tiếp tục tăng và gây áp lực lớn hơn đối với giá trong nước.

* N h ữ n g nước x u ấ t khẩ u gạo không thường xu yê n, lượng xuất khẩu không ổn

định Năm 1995, Ấn Độ xuất 4,2 triệu tấn, năm 1996 là 3,5 triệu tấn và khả năng duy trì xuất khẩu với số lượng lớn không được lâu Sang năm 2000, do nhu cầu của

1 3

Trang 17

-Bănglađét giảm nên xuất khẩu gạo của Ấn Độ chỉ đạt 1,3 triệu tấn, giảm còn non nửa so với năm 1999.

Trung Quốc tham gia xuất khẩu trong nhiều năm trên dưới 1,5 triệu tấn, song trong một số năm gần đây lại trở thành một nước nhập khẩu gạo iớn, năm 1995 nhập 1,5 triệu tấn Theo nhận định của các chuyên gia trong những thập kỷ tới Trung Quốc có thể nhập siêu về lúa gạo Tuy vậy, năm 2000 xuất khẩu gạo của Trung Quốc tăng lên 3,2 triệu tấn so với 2,7 triệu tấn năm 1999.

Mặc dù xuất khẩu gạo của 5 nước được coi là cường quốc vẫn ổn định và luôn đạt mức cao, song thị phần của 5 cường quốc này trong vòng 10 năm qua lại

có xu hướng giảm đi tương đối (xem bảng 5) Nguyên nhân chủ yếú là Mỹ và Ấn

Độ giảm lượng gạo xuất khẩu và sự tham gia thị trường xuất khẩu gạo của Trung Quốc đang trở nên vững vàng từ 1997 đến nay.

Bảng 5 : Thị phần xuất khẩu gạo của một số nước xuất khẩu truyền thống.

N gu ồn : S layton & A ssociates

Những năm qua, xuất khẩu gạo thế giới tập trung ở những nước đang phát triển Trong nhiều thập niên các nước đang phát triển vẫn thường chiếm khoảng trên 80% tổng lượng xuất khẩu gạo toàn thế giới, phần còn lại của các nước phát triển chiếm gần 20%.

Theo phạm vi đại lục, trong thời gian gần đây Châu Á xuất khẩu gạo lớn nhất, chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 75%; thứ đến Châu Mỹ xuất khẩu gạo trung bình trên 20%; Châu Phi, Châu Âu, Châu Đại Dương chỉ chiếm khoảng 5% tổng xuất khẩu gạo thế giới Hàng năm, dòng gạo thế giới lớn nhất chảy từ Châu Á sang

Trang 18

Châu Phi trung bình 2,5-3 triệu tấn, kế tiếp là dòng gạo từ Châu Á đến Châu Âu gần ỉ triệu tấn.

Bảng 6 : Tỷ trọng xuất khẩu gạo của một số nước trên thế giới

Đơn vị : %

94-97 1998 1999 2000

D.đ2001

Thái lan 23,17 28,78 28,24 27,23 28,93 29,44 26,59 27,33 27,00

Mỹ 17,72 16,97 14,63 13,58 13,53 13,59 10,54 11,93 11,36Việt nam 11,83 13,50 11,00 16,04 13,10 19,81 18,51 15,18 16,00

Ấn Đô 4,19 3,64 20,01 18,11 12,45 8,49 10,17 5,64 6,43Pakistan 6,28 8,50 7,28 8,16 7,71 9,34 7,31 8,03 7,50Australia 3,62 3,64 2,47 2,56 2,93 4,53 2,63 2,52 3,00Myanma 1,50 3,76 3,07 1,37 2,44 0,85 2,73 2,82 3,00Trung Quốc 9,21 9,23 0,02 1,55 4,50 4,25 10,78 13,88 14,00Cácnước khác 13,48 12,16 13,28 10,86 12,41 9,07 15,00 15,62 16,34

N g u ồ n : ƯSDA, T h ị trư ờ n g ngày 29 /5/1 998

Từ năm 1989 đến nay xuất khẩu gạo toàn cầu có xu hướng tăng nhanh hơn, nhất là những nãm 1994-1995 Tuy nhiên mức tăng trưởng chưa thật ổn định và chưa phản ánh khả năng dư thừa thật sự của những nước xuất khẩu.

Xuất khẩu thường không đáp ứng kịp thời nhu cầu nhập khẩu Có thể nói đây

là đặc điểm bao trùm nhất trong mậu dịch quốc tế suất gần 6 thập niên qua Thực vậy, từ năm 1938 đến năm 1996, sản lượng thóc tăng từ 97,6 triệu tấn đã tăng lên

và đạt 364 triệu tấn, gấp 3,7 lần; trong khi đó xuất khẩu gạo từ 7,6 triệu tấn lên 19,5 triệu tấn chỉ gấp 2,6 lần sản xuất tăng không kịp với tốc độ tăng của dân số tiêu dùng gạo, nhưng vẫn vượt xa tốc độ của xuất khẩu.

Dự báo năm 2001 xuất khẩu gạo từ Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc sẽ tăng Xuất khẩu của Trung Quốc tăng mặc dù sản lượng giảm vì Trung Quốc còn nhiều gạo dự trữ Xuất khẩu của Pakixtan dự kiến giảm nhẹ, còn của Mỹ

sẽ ổn định Xuất khẩu từ Australia và Ai Cập dự kiến cũng sẽ tăng lên.Như vậy cho thấy vào năm 2001, nhu cầu xuất khẩu gạo thế giới sẽ tăng 1,2% so với năm trước.

-

Trang 19

15-b- Tinh hình nhập khẩu gạo:

Không chỉ lượng gạo mậu địch toàn cầu mà lượng nhập khẩu của từng nước cũng luôn biến động Lý do chính là do ảnh hưởng của thời tiết không thuận lợi và

dự trữ hàng năm cũng như chính sách nhập khẩu gạo của các nước.

Nhập khẩu gạo rất khác nhau giữa các khu vực Châu Á là nơi sản xuất nhiều nhất đồng thời cũng là nơi nhập khẩu lớn nhất, chiếm 53% nhập khẩu toàn cầu Châu Phi mặc dù khả năng thanh toán hạn chế nhưng vẫn chiếm 21%; tiếp đến Châu Mỹ chiếm 15% và Châu Âu gần 8%.

Những năm qua, nhập khẩu gạo rất phân tán, không có nước nào nhập khẩu đạl mức thường xuyên trên dưới 3 triệu tấn/ năm Do vậy, không có nước nào đóng vai trò thao túng giá gạo trên thị trường thế giới.

Trong tương lai gần, do sản xuất ở nhiều nước nhập khẩu chính được cải thiện đi đôi với chính sách nhập khẩu gạo của một số nước có thay đổi, mậu dịch gạo thế giới có xu hướng giảm.

Các nước nhập khẩu gạo thường xuyên gồm: Các nước sử dụng gạo là lương thực chính, song sản xuất lúa gạo chi phí cao, hiệu quả thấp và những nước này chọn hướng nhập khẩu như Malayxia, Singapore, Hồng Kông ; lượng nhập tương đối ổn định và với phẩm cấp cao Nhóm sử dụng lúa gạo không phải là lương thực chính, nhập khẩu lúa gạo cho nhu cầu dân nhập cư có nguồn gốc Châu Á với tập quán sử dụng lúa gạo là lương thực chính như các nước ở Châu Âu, Bắc Mỹ, SNG Nhóm các nước do kinh tế, chính trị bất ổn định, thiên tai và nội chiến như khu vực Trung Đông, Đông và Trung Phi, Cuba, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên có nhu cầu lớn, nhưng khả năng thanh toán hạn chế, gạo nhập khẩu dưới hình thức thương mại thông thường khoảng 50%, còn lại dưới hình thức viện trợ, cứu tế nhân đạo, thường là gạo có phẩm cấp thấp chiếm tỷ lệ lớn.

Những nước nhập khẩu bổ sung chủ yếu là những nước Châu Á, nhập khẩu

bổ sung thiếu hụt do thiên tai, bất ổn định vẻ kinh tế, chính trị Năm 1995, Trung Quốc, Inđônêxia, Bangladesh nhập 6,53 triệu tấn, chiếm 31,1% lượng gạo thế giới Riêng Inđônêxia, do cuộc khủng hoảng kinh tế, trong 6 tháng đầu năm 1998 đã nhập của Thái Lan 910.000 tấn gạo, tăng 65% so với cùng kỳ năm 1997 Và năm

2000, Indonesia vẫn tiếp tục nhập khẩu từ 1,7-2,2 triệu tấn gạo Mặc dù khối lượng này giảm tới 44-56% so với mức 3,9 triệu tấn năm 1999, nhưng Inđônêxia tiếp tục

là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới Với Philippin, trong năm 1998 cũng đã nhập khẩu 2,165 triệu tấn so với lượng gạo nhập khẩu năm 1997 Vào năm 2000, nhập khẩu của Philippin cũng giảm so với mức 1,2 triệu tấn năm 1999 Bangladesh cũng là nước nhập khẩu gạo lớn Năm 1998 nước này đã nhập 2,5 triệu tấn gạo sau

Trang 20

khi bị lũ lụt nặng nể Trong năm 1999, nhờ sản lượng tăng, tình hình lương thực nước này đã được cải thiện đáng kể.

Bảng 7 : Nhập khẩu gạo trên thế giới

Năm 2000, nhập khẩu gạo của các khu vực thị trường như sau:

- Khu vực M ỹ Latinhnhập khẩu gạo năm 2000 tăng do sản xuất lúa gạo giảm

Riêng Braxin khối lượng nhập khẩu vẫn ở mức tương tự như năm trước là

800 ngàn tấn trong khi Hoa Kỳ chỉ nhập khẩu khoảng 310 ngàn tấn, nhu cầu gạo thơm, gạo giống đặc biệt sẽ có xu hướng tãng mạnh Ngoài ra các nước Mexico và Cuba cũng có mức nhập khẩu mỗi nước từ trên 300-400 ngàn tấn

Trang 21

- Các nước khu vực Châu Phimặc dù sản xuấ t lúa gạo vào năm 2000 tăng hơn

năm 1999, nhưng nhập khẩu gạo vẫn gia tăng do nội chiến Các nước nhập khẩu được dự báo từ trên 300 ngàn tấn là Nigiêria (800 ngàn tấn) ; Senegal (700 ngàn tấn); Nam Phi (575 ngàn tấn).

xuất nãm 2000 giảm do tác động của hạn hán và khả năng tưới nước cho diện tích trồng lúa giảm Nhập khẩu gạo của Iran ở mức 1,1 triệu tấn và Irắc trong khuôn khổ thoả thuận đổi dầu lấy lương thực tới 1 triệu tấn; Ả rập Xêút năm 2000 nhập 800 ngàn tấn so với 750 ngàn tấn năm 1999.

trên thế giới Các nước nhập khẩu thuộc khu vực này từ trên 700 ngàn tấn là : Inđônêxia (1,8 triệu tấn); Bănglađét (0,7 triệu tấn); Malayxia và Philippin mỗi nước khoảng 900 ngàn tấn và Nhật Bản 710 ngàn tấn; CHDCND Triều Tiên 400 ngàn tấn Các nước khác ở Châu Á như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ

và CHLB Nga, mỗi nước cũng sẽ nhập khẩu từ 300-350 ngàn tấn vào năm

2000

Theo đánh giá, mậu dịch gạo thế giới năm 2001 sẽ chỉ còn 23,05 triệu tấn, giảm 700 ngàn tấn so với dự đoán tháng 3/2000 và giảm 2,07 triệu tấn so với năm2000.

Bảng 8 : Xuất nhập khẩu gạo trên thế giới

Nguồn : F AO và ỊRRI

Trang 22

Nhìn chung, mậu dịch gạo thế giới 13 năm qua có xu hướng tăng đáng kể từ 13,8 triệu tấn năm 1989 lên trên 23,25 triệu tấn năm 2000 và 2001 Tuy vậy, mậu dịch gạo vẫn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình hình xuất khẩu, thời tiết, dân

số, chính sách nhập khẩu của từng nước nên hàng năm vẫn diễn biến không ổn định Trong ba năm( 1989-1991), mậu dịch gạo ở trong tình trạng giảm sút, và tình hình thật sự khả quan kể từ năm 1992-1995 Lượng gạo giao dịch năm 1996-1997 lại giảm Tuy nhiên đến năm 1998-1999 lại tăng đáng kể, đặc biệt năm 1998 đạt mức kỷ lục là 27,36 triệu tấn, và vài năm qua, dao động ở mức 23 - 24 triệu tấn.

- Thị trường gạo thế giới là thị trường nhạy cảm do gạo là lương thực chính của hầu hết các quốc gia Lượng gạo buôn bán giữa các nước chỉ chiếm khoảng 4-5% sản lượng sản xuất, nên sự biến động về cung cầu của các nước sản xuất và tiêu thụ lớn (Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia ) đều gây nên sự biến động trên thị trường gạo thế giới Tuy nhiên, sự biến động về giá cả và sản lượng gạo còn phụ thuộc vào

dự trữ toàn cầu và giá cả của các loại lương thực khác Thị trường gạo tuy biến động nhưng không có sự đột biến về giá.

- Do vai trò, vị trí và tầm quan trọng của lúa gạo nên buôn bán gạo trên thị trường thế giới không chỉ đơn thuần là phương thức thương mại bình thường mà một phần lúa gạo còn được buôn bán giữa các chính phủ với nhau và qua hình thức viện trợ quốc tế nhân đạo.

- Thị trường gạo rất phong phú và đa dạng về chủng loại với nhiều phẩm cấp khác nhau và được chào bán với nhiều mức giá khác nhau.

1.2 - LỢI THÊ VÀ Ý NGHĨA KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU LÚA GẠO ĐỐI VỚI VIỆT NAM:

1.2.1 Tiềm năng và lợi thế của Việt nam trong sản xuất và xuất khẩu gạo:

a- Về điêu kiện đất đai:

Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng hàng đầu của canh tác lúa gạo vì toàn bộ sản phẩm thóc thu được trong quá trình sản xuất đều phải thông qua trồng trọt trên đất Độ phì nhiêu của đất chi phối sâu sắc khả năng thâm canh và giá thành sản phẩm.

-

Trang 23

19-Tổng diện tích tự nhiên cả nước có trên 33.1 triệu ha, trong đó đất trồng lúa chiếnm khoảng 4.3 triệu ha, chiếm 13% diện tích cả nước Bình quân đất theo đầu người của nước ta tuy thấp nhưng đất có khả năng trồng lúa lại chiếm tỷ lệ cao trong đất có khả năng nông nghiệp Theo một khảo sát mới đây, đất có khả năng nông nghiệp ở nước ta có trên 10 triệu ha, trong đó đất có khả năng trồng lúa khoảng 8.5 triệu ha.

Như vậy, tài nguyên đất đai của nước ta rất có lợi thế cho hướng thâm canh nhằm tăng nhanh sản lượng lúa

b- Về nguồn nước tưới tiêu:

Cùng với đất, nước ảnh hưởng lớn đến khả năng khai thác nông nghiệp Nước quyết định cơ cấu mùa vụ cũng như năng suất và sản lượng nông nghiệp Nước còn là đặc trưng của hệ sinh thái nông nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long

và đồng bằng sông Hồng.

Tài nguyên nước dồi dào là một trong những lợi thế nổi bật trong nghề trồng lúa ở Việt Nam Số ngày mưa ỉý tưởng 120-140 ngày trong một năm ở hai đồng bằng lớn không chỉ cung cấp cho lúa nguồn nước trời quúy giá mà còn bồi bổ cho lúa một nguồn đạm thiên nhiên dễ hấp thụ Cùng với nước trời, dòng chảy bề mặt còn sản sinh trên lãnh thổ nước ta khoảng 300 tỷ m2 nước Ngoài ra, hệ thống thuỷ lợi nước ta với 10% ngân sách Nhà nước đầu tư hàng năm đã đạt đến những thành quả đáng mừng Với trị giá tài sản khoảng 25.800 tỷ đổng cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống thuỷ lợi đã tạo ra tổng năng lực tưới cho 3 triệu ha canh tác và năng lực tiêu 1,4 triệu ha.

Có thể nói, nước là nguồn tài sản thiên nhiên vô cùng quý đối với cây lúa nước ta Sự quan tâm chú trọng phát triển thuỷ lợi của Nhà nước trong thời gian qua

đã là yếu tố cơ bản thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu gạo tăng mạnh qua mấy năm gần đây Sự ưu việt của tài nguyên nước có ý nghĩa quyết định cho việc thâm canh, tăng vụ thắng lợi và giảm giá thành sản phẩm nông sản Lợi thế của tài nguyên nước còn có ý nghĩa đảm bảo cho lợi thế của tài nghuyên đất phát huy được đầy đủ trong quá trình sản xuất nông nghiệp trồng lúa

c- Vé khí hậu :

Tài nguyên khí hậu đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, cung cấp nguồn năng lượng và các yếu tố khác như : độ ẩm, gió, mưa Tất cả các yếu tố này thay đổi theo không gian cùng thời gian và là cơ sở khoa học để phân chia các vùng sinh thái nông nghiệp ở nước ta.

Trang 24

Hai vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng Cửu Long có điều kiện lý tưởng đối với cây lúa nước do có sự kết hợp chặt chẽ các yếu tố khí hậu như nhiệt

độ, độ ẩm, lượng mưa, cũng như nắng gió Nếu nghiên cứu các yếu tố thuộc điều kiện sinh thái sẽ cho thấy rõ hơn không phải vô cớ mà cây luá là cây bản địa của Việt Nam với lịch sử nhiều ngàn năm của nghề trồng lúa Đặc biệt ở hai châu thổ lớn, cần có chế độ thâm canh, luân canh tối ưu để khai thác triệt để những lợi thế lý tưởng này.

Với số dân là 78 triệu người, trong đó 75 % dân số đang sống ở nông thôn và 50% dân số ở trong độ tuổi lao động, Viột nam có nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ Đây là một lợi thế đáng kể đối với việc sản xuất và xuất khẩu ở nước

ta nói chung và đối với mặt hàng gạo nói riêng Nó sẽ góp một phần không nhỏ vào chiến lược hướng mạnh vào xuất khẩu của nước ta hiộn nay.

Yếu tố nhân ỉực không chỉ có ưu thế về số lượng mà còn có ưu thế lớn vể chất lượng, đặc biệt vể sự tinh thông, am hiểu nghề trồng lúa Vốn dĩ là nghề cổ xưa nhất và phổ cập nhất từ thủa cộng đồng nguyên thuỷ người Việt từ khi ra đời nước Văn Lang và cho tới nay, lịch sử sản xuất lúa Việt nam đã trải qua hơn 6000 năm, đã được các thế hệ đúc rút và để lại nhiều tri thức và kinh nghiệm Kho tàng kinh nghiệm đó thực sự là một lợi thế đặc biột, khó lượng hoá hết, nó cho phép khai thác triệt để những lợi thế thông thường của các tài sản thiên nhiên như tài sản đất, tài sản nước, tài sản khí hậu.

e- Vê điều kỉệĩt giao thông vận tải:

Hầu hết khối lượng gạo trong buôn bán quốc tế bấy lâu thường được vận chuyển bằng đường biển So với các phương thức vận tải quốc tế bằng đường sắt, đường ống, đường hàng không, vận tải bằng đường biển quốc tế đảm bảo tiẹn lợi, thông dụng vì giá rẻ hơn.

Trong thực tiễn chuyên chở gạo xuất khẩu bằng đường biển, Việt Nam cũng

có nhiều lợi thế nổi bật Đường biển nước ta hình chứ s, trải dài từ Móng Cái ở phía Bắc đến tận Hà Tiên ở phía Nam, dài trên 3000 km Suốt từ Bắc, Trung, Nam, bờ biển nước ta có nhiều cảng quốc tế tiện lợi như cửa Ồng, Hải phòng, Đà Nang, Sài Gòn, Vũng Tàu Trong đó Sài Gòn là thương cảng quan trọng nhất Cảng có hộ

21

Trang 25

-thống bảo quản gạo xuất khẩu, có khả năng bốc xếp, tiếp nhân lớn, lại gần Đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa lớn nhất của cả nước.

Việt Nam có vị trí giao thông đường biển rất thuận lợi Hệ thống cảng biển Việt Nam nói chung đều nằm gần sát đường hàng hải quốc tế và có thể hành trình theo tất cả các tuyến đường đi Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Thái Bình Dương, Trung Cận Đông, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ Vì vậy, Việt Nam có cơ hội để đảm bảo thời gian và cước phí đi vận chuyển gạo xuất khẩu của Việt Nam rẻ tương đương so với các nước khác.

Tóm lại, Việt Nam có khá nhiều lợi thế cơ bản trong sản xuất và xuất khẩu gạo Để phát triển nền k in h tế, V iệ t Nam cần phát huy một cách tốt nhất các lợi thế này đặc biệt là trong xuất khẩu gạo.

1.2.2 Ý nghĩa kinh tế- xã hội của xuất khẩu gạo đối với Việt nam:

Có thể có ý kiến cho rằng, xuất khẩu gạo về bản chất là xuất khẩu sản phẩm

thô (sơ chế) và do đó là không hiệu quả xét về mặt sử dụng nguồn lực trong điều kiện hiện đại Vể lâu dài, đây ỉà một quan điểm hoàn toàn đứng Tuy nhiên, cần biết rằng, V iệt Nam đang còn trong qúa trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, thiếu

vốn và chưa có một nền công nghiệp chế biến phát triển, lại cũng chưa thể sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp theo những hướng khác hiệu quả hơn so với việc sản xuất và xuất khẩu lúa gạo Theo những lý thuyết của Hecksher và Ohlin (các nhà kinh tế học Thuỵ Điển), trong hoàn cảnh đó, sản xuất lúa gạo là một lợi thế và

xuất khẩu lúa gạo là con đường sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực về lao động và

tài nguyên của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Trên thực tế, gạo là một sản phẩm mà không phải nước nào cũng có thể sản xuất và cung cấp ra trên thị trường thế giới Là một nước có rất nhiều ưu thế để sản xuất và cung cấp sản phẩm này, Việt Nam đã và đang trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới Việc phát triển xuất khẩu gạo sẽ tạo nguồn lợi lớn để phát triển kinh tế và có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt nam Điẻu này thể hiện những mặt sau:

a- Phát huy được lợi thế trong nước :

Trong sản xuất cũng như xuất khẩu, Việt nam có rất nhiều lợi thế cơ bản như lợi thế vẻ đất dai, khí hậu, nước tưới tiêu, nguồn nhân lực, vị trí địa lý và cảng khẩu.

Trang 26

Nhiều nghiên cứu cho rằng, chi phí sản xuất lúa ở Việt Nam thuộc loại thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á Riêng ở ĐBSCL, chi phí sản xuất thuộc loại thấp nhất trên thế giới Ví dụ vào năm 1996, chi phí sản xuất một tấn lúa là 106,7 USD ở ĐBSH, 88,9 USD ở ĐBSCL, trong khi đó ở THái Lan, chi phí là 163,9 USD Chỉ số chi phí nguồn lực nội địa (DRC) một thước đo khả năng cạnh tranh trong trường hợp không có những sai lệch về giá cả do những can thiệp về chính sách cũng cho thấy, khả năng cạnh tranh dựa vào chi phí của Việt Nam rất cao Chỉ số DRC tính cho ĐBSCL là 0,5, còn của Thái Lan là 0,9 Nói cách khác, để tạo ra 100 USD sản phẩm lúa, người nông dân ĐBSCL chỉ cần 50 USD, trong khi ở THái Lan là 90 USD.

Chiến lược phát triển đúng đắn nhất phải là chiến lược khai thác được nhiều lợi thế nhất của mình để tạo ra những tiền đề cơ bản cho phát triển đất nước Sản xuất và xuất khẩu gạo chính là một hướng đi đúng đắn, phát huy được những lợi thế trong nước từ điều kiện nhân lực đến điều kiện thiên nhiên để đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của Việt nam.

Một trong những nội dung quan trọng của sự nghiệp đổi mới hiện nay của Đảng và Nhà nước ta là thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập vào cộng đồng quốc tế Do vậy, đẩy mạnh xuất khẩu nói chung là đòi hỏi cấp bách nhằm tăng nhanh ngoại tệ, giải quyết vốn cho công nghiệp hoá Tuy chúng ta rất cần tranh thủ nguồn vốn nước ngoài nhưng nguồn vốn tự tạo vẫn là lâu dài và cơ bản Hơn nữa, từ kinh nghiêm của các nước Đông Nam Á trong cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ vừa qua thì việc sử dụng vốn nước ngoài luôn chứa đựng những nguy cơ bất ổn định và có thể không an toàn.

Trước đòi hỏi về vốn cho công nghiệp hoá đất nước, bên cạnh việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài thì việc tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu để tạo ra nguồn vôn bền vững và cơ bản vẫn là hoạt động cần được ưu tiên và đầu tư thích đáng Bên cạnh đầu thô, Việt nam cần phát huy hơn nữa lợi thế của mình trong xuất khẩu gạo để có thể tăng nhanh nguồn vốn tích luỹ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

c- Góp phần cải thiện đòi sống nhân dân :

Đối với mỗi quốc gia, việc phát triển nguồn nhân lực là nội dung lớn thuộc chiêíi lược con người để thực hiện thắng lợi các chiến lược kinh tế- xã hội của đất nước Với tư duy chiến lược đó, phát triển sản xuất và xuất khẩu gạo là thực sự cần

2 3

Trang 27

-thiết để nâng cao thu nhập cho gần 75 % dân số nông dân nước ta, nhất là những vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu.

Thực tế cho thấy, từ khi Việt nam xuất khẩu gạo tới nay, bộ mặt nông thôn Việt nam đã thay đổi hẳn Cơ sở hạ tầng nông thôn có tiến bộ, nhất là thuỷ lợi, giao thông và điện Máy móc thiết bị sản xuất nông nghiệp liên tục được tăng cường Các vấn đề xã hội như: lao động dư thừa, xoá đói giảm nghèo, công bằng xã hội cũng từng bước được cải thiện Thực tế đó đã khẳng định sự cần thiết phải phát triển xuất khẩu gạo.

Như vậy, xuất khẩu gạo Việt nam, là một việc làm hết sức quan trọng, vừa phát huy được lợi thế trong nước vừa tăng được nguồn tích luỹ cho công nghiệp hoá

và hiộn đaị hoá đất nước cũng như góp phần cải thiện đời sống nhân dân trong giai đoạn hiện nay của Việt nam.

1.3 VÀI KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ XUẤT KHẨU GẠO :

1.3.1.Một số kinh nghiệm của Thái lan trong quá trình xuất khẩu gạo:

Thái Lan là nước xuất khẩu gạo nhiều năm nay, cơ chế cũng như chủ thể xuất khẩu c ơ bản ổn định nên các nhà xuất khẩu gạo của Thái lan là những doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trên thị trường gạo thế giới Có thể nói hộ thống xuất khẩu gạo của Thái lan là một hộ thống khá hoàn hảo, có khả năng thích ứng mạnh với bất cứ thay đổi nào của thị trường.

Một số kinh nghiệm của Thái Lan trong xuất khẩu gạo là:

a- Tổ chức cơ quan quyết định chính sách đối với thị trường gạo:

Cơ quan quyết định chính sách đối với thị trường lúa gạo Thái Lan là Ưỷ ban Quốc gia vẻ lúa gạo ( National Rice Committee) Thành phần của uỷ ban này gồm 1 Phó Thủ tướng làm Chủ tịch, thành viên là Bộ trưởng các Bộ Nông nghiệp, Thương mại, Tài chính, Ngân hàng và một số ngành có liên quan.

Nội dung của quyết định chủ yếu tập trung vào mấy vấn đề sau:

+ Định hướng vể mức xuất khẩu trong năm.

+ Định hướng về giá lúa tối thiểu phải mua của nông dân.

+ Các mức nhập khẩu chủ yếu và mức xuất khẩu theo hợp đồng cấp Chính

phủ.

Trang 28

b- Chính phủ Thái Lan dành sự quan tám hàng đầu tới việc hỗ trợ sản xuất và giữ giá lúa gạo có lợi cho người sản xuất:

Chính phủ Thái Lan áp dụng mức thuế sử dụng đất rất thấp, khoảng 30 baht/ha - tương đương 14.000 VND/ha, miễn khoản đóng góp về thuỷ lợi phí Ngoài ra Chính phủ còn hỗ trợ giá phân bón cho nông dân khoảng 1.4 tỷ baht/năm tương đương 30 triệu ƯSD/năm.

Chính phủ cấp tín dụng cho nông dân vay để đầu tư cho sản xuất lúa và xây dựng lò sấy lúa Hơn nữa để đảm bảo lợi ích cho người sản xuất, Chính phủ định hướng giá sàn bằng chi phí sản xuất cộng (+) 20% lợi nhuận và công bố công khai

để toàn dân biết (kể cả giá xuất khẩu hàng tháng) Để thực hiện được mức giá sàn này Chính phủ áp dụng các biện pháp như giảm cung lúc giá xuống thấp hơn giá sàn, bằng cách mua một phần lúa gạo với giá mua phát ra thường cao hơn gía sàn khoảng 5-6%, chủ yếu nhằm tạo tâm lý thực hiện chính sách của Chính phủ; cho nông dân thế chấp lúa tại ngân hàng để vay tiền đầu tư cho vụ sản xuất tiếp theo với mức lãi suất thấp (khi nào bán được thóc thì thanh toán tiền vay cho Ngân hàng); hoặc tăng cầu trên thị trường bằng cách ngân hàng cho các nhà máy xay, các nhà xuất khẩu gạo, các HTX nông nghiệp vay tiền để họ mua lúa vào nhiều hơn, kể

cả mua lúa dự trữ Thậm chí có những thời điểm Nhà nước còn trả thêm tiền kho cho các chủ xay xát Đây cũng là một biện pháp để kích cầu.

c- Tổ chức hợp lý khâu lưu thông lúa gạo trên thị trường nội địa:

V à o những năm 1998 - 1999, nông dân T h á i Lan bán gạo qua kệnh nh ư sau:

- Bán cho chợ lúa gạo: 55%

- Bán cho nhà máy xay: 22%

- Bán qua môi giới: 14%

- Bán cho tổ chức Nhà nước: 7%

Hiện tại Thái Lan có khoảng 100 chợ lúa gạo rất thuận tiện cho việc mua bán trực tiếp giứa người bán và người mua, tạo điều kiện cho người sản xuất nắm bắt được các thông tin giá cả thị trường để từ đó họ có quyết định đầu tư thích hợp Ngoài ra các chợ lúa gạo còn giúp đỡ và bảo vệ lợi ích của nông dân trong việc bán lúa cũng như giúp nông dân trong viộc phơi sấy, bảo quản và dự trữ ỉúa.

Trang 29

-25-d- Hỗ trợ tốt đầu ra để nâng cao hiệu quả các giải pháp đối với thị trường nội địa:

Khi xuất khẩu chưa có lợi mà trong nước cần đẩy mạnh mua lúa gạo cho nông dân, Nhà nước Thái Lan cho các nhà xuất khẩu vay vốn theo lãi suất như các nhà xay xát, đồng thời “trả tiền lưu kho” đối với số hàng đã mua nhưng chưa xuất được Quy trình này được làm chặt chẽ dưới sự chỉ đạo và giám sát của Bộ Thương mại, Ngân hàng Nhà nước và hợp tác xã Như vậy, mặc dù gạo chưa xuất khẩu được nhưng các nhà xuất khẩu vẫn còn có thể tiếp tục thu mua vào nên không gây tình trạng ức chế cầu ngay cả khi có sự trục trặc tạm thời trong khâu xuất khẩu.

Ngoài ra, trong hoạt động xuất khẩu, Chính phủ Thái Lan còn áp dụng 2 giải pháp rất quan trọng :

+ Đ ố i v ớ i m ột số nước nhập khẩu gạo của T h á i Lan có khả năng thanh toán

hạn chế, Chính phủ Thái Lan cấp tín dụng dưới dạng nhập khẩu gạo trả tiền chậm cho các tập đoàn xuất khẩu của Thái Đây là một lợi thế đối với các nhà xuất khẩu gạo của Thái Lan.

+ Trong trường hợp cần đáp ứng nhanh yêu cầu của khách hàng, C h ín h phủ cho phép Ngân hàng Nhà nước và hợp tác xã ứng trước tiền cho các nhà xuất khẩu với điều kiện nhà xuất khẩu phải cam kết có đủ hàng giao trong một thời gian ngắn được quy định cho các nhà xuất khẩu để đẩy nhanh tiến độ xuất gạo.

1.3.2.Một sỏ thành tựu và kinh nghiệm của Ấn Độ trong xuất khẩu gạo:

Ấn Độ là nước sản xuất gạo lớn thứ hai trên thế giới - sau Trung Quốc (hai nước này chiếm tới 58% tổng sản lượng gạo toàn cầu), và là một trong 5 cường quốc về xuất khẩu gạo Sản xuất gạo tại Ấn Độ mỗi ngày một tăng, vào năm 1995-

96, Ấn Độ sản xuất được 82,5 triệu tấn và xuất khẩu gạo đã đạt hơn 3 triệu tấn Đạt được thành tựu như vậy là nhờ Ấn Độ áp dụng nhiều biện pháp tổng hợp trong thực hiện cuộc “ Cách mạng xanh”.

Chính phủ Ấn Độ đưa ra những biện pháp mạnh mẽ để khuyến khích phát triển sản xuất và xuất khẩu gạo nhằm khai thác tốt thế mạnh về nông nghiệp, hạn

chế nhập khẩu và tạo nguồn thu ngoại tệ ổn định:

Trang 30

+ Tăng diện tích đất canh tác cả lúa Baxmati và lúa thường nhằm phục vụ cả nhu cầu xuất khẩu lẫn nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng trong nước.

+ Đ ể tăng sản lượng và năng suất, Ấ n Đ ộ đang nghiê n cứu để áp dụng kin h

nghiệm phát triển kỹ thuật nông nghiệp theo mô hình Nhật Bản Theo mô hình này, các loại máy móc, thiết bị phải được đưa đến tay nhà nông, nhà nông được trang bị kiến thức kỹ thuật nông nghiệp hiện đại trong các khoá học, đào tạo tại chức được

tổ chức dưới các hình thức phù hợp với trình độ thích hợp thông qua nông nghiệp tập thể như hợp tác xã.

+ Thủ tục xuất khẩu sẽ được đơn giản tới mức tối đa nhằm khuyến khích nhiều nhất thương nhân tham gia xuất khẩu gạo Nhà nước sẽ thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với tư thương, cho họ những điều kiện thuận lợi về phương tiện cũng như thủ tục, tài chính và giá cả Và Nhà nước cho tư thương vay những khoản tín dụng với lãi suất thấp để họ đủ vốn xuất khẩu mặt hàng này.

+ Thông qua các công ty đa quốc gia, xem xét việc khuyến khích đầu tư nước ngoài vào nuôi trồng nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa Baxmati cho xuất khẩu Nhà nước cho các công ty này chỉ được quyền nuôi trồng trên các diện tích hiện còn bỏ hoang, nhằm thu hút vốn để khai khẩn những khu vực trổng trọt cần nhiểu vốn đầu tư mà nhà nước và nông dân Ấn Độ chưa đủ sức.

+ Cải thiện hạ tầng cơ sở tại khu vực nông thôn trồng lúa xuất khẩu Đường

sá, phương tiện vận tảí là một trong những trở ngại lớn đối với các nhà xuất khẩu gạo Nhà nước đầu tư nhiều cho việc nâng cấp đường ô tô và tàu hoả tới những khu vực này Ngành xe lửa cũng đã tăng thêm đáng kể các loại toa tàu đặc biệt theo yêu cầu chở hàng của các nhà xuất khẩu gạo Chi phí vận tải cũng được giảm bớt.

+ Để khuyến khích nông dân trồng lúa, nhiều năm qua Chính phủ Ấn Độ thu mua gạo với giá cao, khoảng 4,8 -4,9 rupi/kg (quy thóc) Điều này đã làm cho giá vốn của gạo xuất khẩu Ấn Độ khá cao, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của gạo

Ấn Độ.

2 7

Trang 31

-C H Ư Ơ N -C 2

THỰC TRỌNG HOẠT DỘNG XUấT KHÕU GẠO cùn V lfr NAM

2.1 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM:

2.1.1 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam,

ở Việt Nam, sản xuất lúa gạo là ngành sản xuất cổ truyền, có từ lâu đời và

gắn liền với lịch sử phát triển nông nghiệp Từ một nước nông nghiệp lạc hậu độc

canh cây lúa (năm 1931 lúa chiếm trên 90% giá trị sản lượng nông nghiệp) đã và

đang từng bước chuyển dần sang một nền nông nghiệp đa canh Tuy nhiên, sản

xuất lúa vẫn luôn giữ vị trí hàng đầu với tỷ trọng cao vẻ diện tích cũng như sản

lượng, gần 70% dân số Việt Nam sống bằng nghê trồng lúa nước Quá trình phát

triển sản xuất lúa ở Việt Nam có thể chia thành nhiều giai đoạn.

Giai đoạn trước năm 1975: Trình độ sản xuất nông nghiệp còn thấp kém,

lạc hậu với cơ cấu độc canh trong nông nghiệp Năng suất thấp Năm 1942 cả nước

có diện tích lúa cả năm là 4,73 triệu ha, năng suất 12,3 tạ/hạ và tổng sản lượng 5,83

triệu tấn thóc So với dân số thì sản lượng thóc như vây là không quá kém Trong

thời kỳ thuộc địa, gạo còn được xuất khẩu với số lượng lớn Năm 1880 xuất được

300.000 tấn Trong thập niên 30, mỗi năm cảng Sài Gòn đã xuất được từ 1,3 - 15,

triệu tấn gạo Việt Nam đã là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới hồi bấy

giờ Tuy vậy, do chính sách của chính quyền thuộc địa dẫn tới nạn đói khủng khiếp

năm 1945 với hơn 2 triệu người chết đói.

Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mới thiết lập đã gặp nhiều khó khăn

to lớn Để khắc phục nạn đói, lời kêu gọi quốc dân đầu tiên của Chủ tịch Hổ Chí

Minh là lời kêu gọi tăng gia sản xuất khẩn thiết Năm 1954 đất nước chia làm 2

miền với hoàn cảnh kinh tế và chính sách khác biệt.

- Miền Bắc: Chính phủ đã tiến hành hàng loạt các biện pháp như cải cách ruộng đất, phong trào hợp tác hoá, tập trung đầu tư cho sản xuất lương thực Diện

tích, nắnguất ngày càng tăng Song nhìn chung vẫn rơi vào tình trạng thiếu hụt

lương thực và được các nước XHCN cũ chi viện.

Trang 32

- Miền Nam: Chính phủ Sài Gòn đã thực thi chính sách nhập khẩu các phương tiện máy móc, vật tư, phân bón và các giống lúa có năng suất cao để phát

triển nông nghiệp Tuy vậy hàng năm, chính quyền vẫn phải nhập khẩu gạo do sản

xuất không đáp ứng nhu cầu tiêu cùng (năm 1967 Miền Nam phải nhập 765.089

tấn gạo) mặc dù điều kiện thiên nhiên ở Miền Nam rất thuận lợi.

Giai đoạn 1976 - 1980 : Trong thời kỳ này, do khó khăn là đất nước vừa trải

qua cuộc chiến tranh dài nên cơ sở hạ tầng hết sức yếu kém, nền kinh tế được vận

hành theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp Do đó, sản xuất nông nghiệp nói

chung và sản xuất lúa nói riêng trong thời kỳ này bị suy giảm so với thời kỳ trước.

Thời kỳ này diện tích lúa cả năm tãng khá mạnh nhưng sản lượng lúa lại

không tăng tương ứng là do năng suất lúa bị giảm Nguyên nhân là cơ chế chính

sách không hợp lý, đặc biệt là cơ chế quản lý sản xuất theo hình thức hợp tác xã và

tập đoàn sản xuất kiểu cũ đã không khuyến khích người dân đầu tư, thâm canh tăng

năng suất lúa.

Giai đoạn 1981 - 1987: Xuất phát từ yêu cầu của sản xuất, một số địa

phương đã chủ động thực hiện khoán trong nông nghiệp Trên cơ sở đó, Đảng và

Nhà nước ta đã nhanh chóng nhận thức, tổng kết, xây dựng chế độ khoán mới, Ban

Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 100, thực chất chỉ là bước cải tiến chế

độ khoán cũ, nhưng nó là bước đầu khôi phục lại quyền tự chủ trong sử dụng ruộng

đất và lao động của hộ xã viên.

Giai đoạn 1988 đến nay: Bước sang năm 1986 và đặc biệt là 2 năm 1987 -

1988, sản xuất nông nghiệp của nước ta lại có chiêu hướng giảm, nhiều địa phương

dã nghiên cứu cải tiến chế độ khoán 100 thành khoán gọn cho hộ xã viên đạt kết

quả tốt và được nông dân đồng tình Từ thực tiễn đó, Đảng ta lại tổng kết và nâng

lên thành Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (ngày 5/4/1988) Tiếp theo là Nghị quyết

5 nhằm tăng cường đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn theo hướng sản

xuất hàng hoá có sự điểu tiết của Nhà nước Đổi mới đã đem lại cho nông dân

quyén tự quyết định về tổ chức sản xuất kinh doanh tạo ra động lực cho bước phát

triển mạnh mẽ của nông nghiệp và nông thôn, điển hình là trên lĩnh vực sản xuất

lương thực nói chung, lúa gạo nói riêng Nhờ vậy, năng suất và sản lượng lúa liên

-

Trang 33

29-tục tăng đã đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới như hiên nay.

Sự tăng trưởng liên tục ấy thể hiện qua bảng sau:

Bảng 9: Tổng quan về tình hình sản xuất lúa gạo giai đoạn 1989-2000

Sản lượng (ngàn tấn)

% thay đổi

so với năm trước

Diện tích lúa

(ngàn ha)

% thay đổi so với nâm trước

Năng suất (tạ/ha)

% thay đổi so với năm trước

Nguồn: Niên giám thống kê các năm NXB Thống kề

Trong 11 năm (1990-2001) sản lượng lương thực tăng 1.54 lần, sản lượng thóc tăng 1.62 lần đạt mức tăng bình quân hàng năm về lương thực xấp xỉ 5 % Nănn 2000, mặc dù phải đối phó với hạn hán cục bộ các tỉnh phía Bắc, mưa bão ở các tỉnh Bắc trung bộ, lũ lụt sớm và kéo dài ở đồng bằng sông Cửu Long nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn đạt kết quả khá; Sản lượng thóc cả nước đạt 32.554,0 triệu tấn, tăng 1,3 triệu tấn so với nãm 1999 Trong đó sản lượng thóc đông xuân cả nước đạt 15,3 triệu tấn, tăng 1,2 triệu tấn so với vụ đông xuân trước Đây là tốc độ tăng trưởng cao so với nhiều ngành sản xuất nông nghiệp khác của Việt nam, cũng như

so với tốc độ tăng trưởng sản xuất gạo của thế giới và khu vực Diện tích lúa chiếm

Trang 34

khoảng từ 84-85% diện tích gieo trồng và tới 90% sản lượng lương thực vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm 51,4%.

Sản xuất lúa ở Việt nam chia thành 3 mùa chính: lúa đông xuân, lúa hè thu

và lúa mùa Trong đó vụ đông xuân hiện đang bị những yếu tố hạn chế về khí hậu, thời tiết nên năng suất thấp Tỷ trọng sản lượng lúa tính theo vùng từng tháng như sau:

Bảng 10 : Tỷ trọng sản lượng lúa thu hoạch theo vùng, tháng.

( Nguồn : IFPRJ Survey Ỉ995 - ỉ 996)

Sản lượng thu hoạch rải rác vào các tháng trong năm, tháng 3 có sản lượng lúa thu hoạch lớn nhất chiếm 21,7 % sản lượng lúa cả năm Các tháng 5,6,7,8,10 sản lượng thu hoạch mỗi tháng trên 10%, các tháng 12 và tháng 1 có sản lượng thu hoạch thấp nhất.

Lúa ở vùng đồng bằng sông Hồng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ở

cả các tỉnh phía Bắc Trong cơ cấu lương thực chung của cả miền Bắc và đặc biệt là Táy bắc có tỷ trọng màu lương cao, cho nên đồng bằng sông Hồng cần chi viện cho vùng này khoảng 1 triệu tấn lương thực một năm, đảm bảo phần lớn lúa gạo dự trữ quốc gia và có thể chỉ dừng lại ở việc xuất khẩu gạo đặc sản Lúa đông xuân thu

31

Trang 35

-hoạch vào tháng 5 và tháng 6 chiếm 9.97%, lúa mùa thu -hoạch vào tháng 9,10,11

chiếm 8.53% sản lượng thu hoạch của cả năm.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo của cả nước với diện tích 7 triệu ha, trong đó diện tích g ieo trồng xuất khẩu tăng qua các năm chiếm hơn 50%, sản lượng lúa hàng hoá đạt khoảng 8 triệu tấn / năm Vụ lúa

đông xuân thu hoạch từ tháng 1-4, sản lượng chiếm 31.21% , riêng tháng 3 chiếm 18,48 % sản lượng thóc toàn quốc Lúa hè thu từ tháng 6-9, tháng 7,8 có sản lượng thóc thu hoạch lớn nhất chiếm 17,5 % vé diện tích và gần 18 % về sản lượng, đến

năm 1998 giảm xuống; nhưng đồng bằng sông Cửu L ong thì tăng từ 42 % -51 %

Tỷ suất hàng hoá lương thực đồng bằng sông cử u Long từ gần 74 % (1991) tăng

lên gần 80% (1998) N ăm 2000, đồng bằng sông Cửu long gặp phải lũ lụt kéo dài

nhưng sản lượng thóc đông xuân vẫn đạt 7,9 triệu tấn Như vậy đại bộ phận thóc ở đồng bằng sông c ử u Long được sản xuất với mục đích dành cho lưu thông và hàng

nãm phần lớn lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng đểu từ đồng bằng sông Cửu

Long.

Cắc tỉnh An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ là những tỉnh có lượng

lúa hàng hoá cao, từ 1-1,4 triệu tấn Các tỉnh Bạc Liêu, Vĩnh Long có lượng lúa hàng hoá khá lớn nhưng do hạn ch ế vé điều kiên c h ế biến nên lượng lúa hàng hoá xuất khẩu không cao.

Sự tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất lúa gạo nói

riêng là do tăng diện tích và tăng năng suất Từ năm 1990 - 1998, diện tích trồng lúa của cả nước từ 6,03 triệu ha tăng lên 7,33 triệu ha; riêng đồng bằng sông Cửu Long từ 2,58 triệu ha lên 3,8 triệu ha, sự tãng trưởng này đã bù cho sự giảm diện tích trồng lúa ở đồng bằng sông Hồng trong cùng kỳ là 13 ngàn ha Trong thời gian này năng suất lúa bình quân trên 1 ha của cả nước tăng từ gần 3,2 tấn năm 1990,

lên xấp xỉ 4 tấn năm 1998,1999, đạt nhịp độ tăng bình quân 4-5 %/ năm Như vậy khoảng 42-44% sản lượng thóc tăng do tăng diện tích, còn lại là do tăng năng suất

Gần đây nông dân đã chú ý đến phát triển các loại luá đặc sản ở đồng bằng sông Hồng, khôi phục và phát triển lúa đặc sản ở các vùng N ghiã Hưng, Hải Hậu làm

thay đổi cơ cấu g ieo trồng, tạo ra thu nhập trên một đơn vị diện tích cao gấp 1,5-1,6 lần so với sản xuất lúa thường Bên cạnh đó, việc chú trọng các cây trồng khác như

ngô, khoai, sắn, góp phần vào cân đối và an ninh lương thực quốc gia, nên thêm

được lượng gạo dành cho xuất khẩu.

Trang 36

Xu hướng biến động về sản lượng và diện tích lúa được thể hiện

1 000,0 0,0

I Sản lượng Diện tích

1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000

Xu hương biến động vê sản lượng và năng suất lúa được thể

hiện qua đồ thị sau:

1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000

Cũng cần phải nói thêm rằng, sự gia tãng sản lượng lúa gạo nói riêng, lương thực nói chung đã tạo điẻu kiện cho Việt Nam thoả mãn đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước, dành một phần quan trọng cho xuất khẩu.

ở Việt Nam , gạo là loại lương thực chính của m ỗi người dân Thời gian trước năm 1989, cân đối sản xuất lương thực trong nước không đủ cho tiêu dùng nên gạo

là nỗi lo thường trực của người dân V iệt Nam H iện nay dân số V iệt Nam có trên

5 0 triệu người trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó số hộ gia đình trồng lúa chiếm khoảng 60% nên họ sẽ tự tiêu thụ chính những sản phẩm lúa gạo do mình làm ra Tuy nhiên, thời gian gần đây vì sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, xay xát lúa gạo chủ yếu bằng máy m óc nên hiện tượng người nông dân bán lúa cho mình sản xuất ra và lại đi mua gạo về cho tiêu dùng của gia đình đã diễn ra khá phổ biến (đặc biệt là ở vùng ĐBSCL) Vì vậy có thể ước đoán khoảng 2/3 dân số Việt Nam

Trang 37

(khoảng 5 0 triệu người) là k h ách hàng thường x u y ên của các cơ sở xay xát, kinh doanh gạo.

T heo số liệu củ a cu ộ c k h ảo sát hộ gia đình năm 1994 với 9 1 000 hộ gia đình, lượng gạo tiêu thụ bìn h q u ân là 153 kg/người-nãm Tức là năm 1997 tổng lượng tiêu thụ khoảng 11,4 triệ u tấn gạo (bằng khoảng 70% lượng gạo thu hoạch trong năm ), năm 2000 V iệt N am có 77,7 triệu người thì tiêu thụ 11,9 triệu tấn gạo (bằng khoảng 65% lượng gạo thu hoạch trong năm)

Do g ạo là loại h àn g hoá thiết yếu nên cầu về gạo trên thị trường ít co giãn so với giá Khi mức sống c ủ a người dân còn thấp, p h ần lớn chi phí cho tiêu dùng của

họ là dành để m ua gạo (n h ư mức sống của người dân V iệt N am những năm trước 1989) Khi mức sống được cải thiện dần, lượng g ạ o tiêu thụ có xu hướng lúc đầu tăng lên (nhưng chỉ tới m ột giới hạn nhất định), sau đó thì giảm đi vì người dân chuyển sang dùng các thực phẩm cao cấp hơn th ay ch o gạo Chi phí cho tiêu dùng gạo tăng chậm và ch iếm tỷ trọng ngày càng g iảm dần trong tổng chi phí của mỗi người dân Trong giai đ o ạn 1996 - 2000 ở V iệt N am , độ co giãn cầu về gạo theo thu nhập là 0,35 Thực tế ở V iệt N am lượng gạo tiêu dùng thay đổi theo mức thu nhập và theo vùng Lý do ỉà người ở thành thị ăn ít gạo hơn so với người ở nông thôn và bình quân đầu người ở nhóm có thu n h ập cao tiêu dùng gạo ít hơn so với nhóm có thu nhập thấp

Với tình hình sản xuất và tiêu dùng lúa gạo như hiện nay, tiềm năng và yêu cầu xuất khẩu gạo của V iệt N am là rất lớn

N ăng suất lúa c ủ a nước ta nhìn chung cò n hạn chế V iệt N am đang thuộc loại nước c ó năng suất lú a thấp Cụ thể năng suất lúa của V iệt nam còn th ấp hơn nhiều so với H àn Q uốc, T rung Q uốc, thậm chí so với Inđônêxia T a có thể thấy rõ hơn ở b ản g so sánh n ăn g suất lúa của Việt N am đối với m ột số nước

Bảng 11: Năng suất lúa của Việt nam so với một số nước

Trang 38

Hiện nay, tiềm năng sản xuất lúa của V iệt nam đang còn rất lớn Cùng với các yếu tố : độ phì nhiêu củ a đất đai, thuỷ lợi, phân bón và đặc biệt là giống lúa,

V iệt Nam đang có điều kiện gia tăng nhanh năng suất lúa

2.1.2 Tình hình sản xuất và chê biên gạo xuất khẩu ở Việt Nam:

Nhờ có sự quan tâm đầu tư của N hà nước và doanh nghiệp trong thời gian qua, việc sản x u ất gạo xuất k h ẩu của nước ta đã có nh iều cải thiện đáng kể, trong

cả khâu sản x u ất cũng n hư trong công nghệ c h ế biến lúa gạo

a- S ả n x u ấ t g ạ o x u ấ t k h ẩ u \

Trong sản xuất có n hiều yếu tố liên quan đến số lượng, chất lượng và chủng loại gạo xuất khẩu như: đất đai, nước tưới tiêu, phân bón, giống lúa Trong đó giống lúa là yếu tố cơ bản nhất Trong năm qua, giống lúa ở V iệt nam đã được nhiều nhà khoa học trong nước và th ế giới hợp tác nghiên cứu để đưa vào canh tác

N hờ đó, hàng ch ụ c g iố n g lúa mới đã được đưa vào sản xuất và cho năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu giỏi với tình hình thời tiết, thiên tai, sâu bệnh, thích ứng với n h iều loại đất chua phèn Trong số đó, giống lúa như : IR

7927, IR 64, IR 59606, O M 997-6 và OM 1327-14, IR 42 đạt tiêu chuẩn chất lượng cao nên được k h ách hàng quốc tế chấp nhận, đồng thời phù hợp với điều kiện sản xuất, thời gian sinh trưởng ngắn, từ 90 -110 ngày

Tuy nhiên, các g iố n g lúa đặc sản truyền thống như : T ám thơm , Tám xoan, Nàng hương vốn là th ế m ạn h của V iệt nam và được thị trường quốc tế ưa chuộng nhưng chưa được chú trọ n g phát triển T rong khi đó, T hái Lan những năm qua đã đẩy m ạnh xuất k h ẩu g ạo đặc sản (M ali) với giá gấp 2,5-3 lần so với gạo “Thái 25% ” và đem lại hiệu q u ả kinh tế cao

Hơn nữa, những năm q u a ruộng đất trồng lúa củ a V iệt N am còn m anh mún Điều đó làm hạn c h ế n ăn g suất do khó áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất Đ ồng thời, ở nhữ ng ru ộ n g khác nhau thường g ieo trồng những giống lúa khác nhau dẫn đến tình trạng lai tạp giống, ảnh hưởng đến chất lượng gạo xuất khẩu

b- C h ế b iến g ạ o x u ấ t k h ẩ u :

Đ ể đánh giá đú n g trình độ phát triển của công nghiệp xay xát gạo, nhất làgạo xuất khẩu ở Viột N am , trước hết, cần hiểu được những đặc điểm về m ặt kỹthuật của n g ành xay xát gạo:

3 5

Trang 39

-Cấu tạo củ a h ạ t thóc gạo bồm có hạt gạo, m ầm , m ột lớp cám và m ột lớp vỏ

bọc ngoài, độ ẩm khoảng 18 - 25% Do vậy, thông thường xay xát gạo bao gồm 6

bước: phơi khô, làm sạch, bỏ lớp vỏ trấu bên ngoài, bỏ lớp cám , làm bóng và phân loại Mỗi bước có thể m ô tả như sau:

- Thóc được làm khô còn độ ẩm khoảng 12 - 14% để tránh sự hư hỏng và

làm tăng hiệu q u ả khi xay xát V iệc làm khô có th ể phơi nắng, dùng m áy sấy hay

kết hợp cả 2 phương pháp.

- Làm sạch để loại bỏ đất đá, bụi và những thứ khác nhằm tãng giá trị của

sản phẩm cuối cù n g và tránh hư hại cho m áy xay xát C ông đoạn này được thực hiện bằng các loại giần, sàng khác nhau

- Loại bỏ vỏ trấu có thể được thực hiện giã bằng tay, nhưng thông thường là

dùng cối xay N hững cối xay này sử dụng những đ ĩa quay, trục th ép hoặc cao su

- Xay xát (theo nghĩa hẹp) nhằm loại bỏ lớp cám bằng cách sử dụng m áy

m óc làm trầy lớp vỏ cám Có nhiểu cấp độ xay xát N ếu xay xát dối, lớp vỏ cám bong ra ít nhưng lại có nhiều chất dinh dưỡng Đ ồ n g thời gạo xát dối không để được lâu, hạt có m àu sẫm , lúc nấu lên cũng lâu chín và khi ăn phải nhai kỹ Người tiêu dùng thường thích loại gạo trấng hơn Tỷ lộ thu hồi gạo khi xay xát từ thóc là

60 đến 70% kể cả tấm , hay 40 đến 62% nếu không kể tấm

- Làm (đánh) bóng gạo tức là khâu xát làm sạch lớp vỏ cám trong tận cùng

(còn gọi là hồ gạo) C ông đoạn này không bắt b u ộ c, nó tuỳ thuộc vào thị hiếu của khách hàng nếu họ m uốn m ua gạo trắng tinh với giá đắt hơn

- Công đoạn phân loại gạo sử dụng 2 loại m áy Phân loại thô dùng loại máy

rung lắc với m ặt sàng có nhiểu loại kích thước lỗ khác nhau dùng cho các loại hạt gạo khác nhau Phân loại cuối cùng (tinh), sử dụ n g loại m ặt sàng có hàng ngàn lỗ nhỏ, lồi lõm để lấy từng hạt gạo m ột Khi m ặt sàng chuyển từ độ nghiêng sang thẳng đứng, nhữ ng hạt gạo dài nhất sẽ rơi xuống trước tiên

Ở V iệt N am , không phải tất cả các nhà m áy xay xát nào cũng thực hiện 6 công đoạn trên N hững nhà m áy nhỏ hơn chỉ thực hiện công đoạn bỏ lớp vỏ trấu và cấm N hững n h à m áy cỡ trung bình thì làm sạch, loại bỏ lớp vỏ trấu và cám nhưng

Trang 40

k h ô n g làm được công đoạn làm bóng và phân loại gạo Chỉ có những nhà m áy lớn

mới có thể thực hiện được hết cả 6 công đoạn nêu trên.

T heo số liệu th ố n g kê của Việt N am , số lượng các m áy xay xát từ lớn đến nhỏ (được tính từ nhữ ng m áy xay xát lớn, hồ g ạo đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất

k h ẩ u đến những m áy xay loại nhỏ chỉ xay thóc loại bỏ lớp vỏ trấu rồi chuyển sang

n hà máy khác để xát) đã tăng m ạnh từ gần 16.000 m áy năm 1985 lên đến gần

8 0 0 0 0 năm 1995 Mức tãng trưởng số lượng máy xay xát được đáng giá là chậm

tro n g thời gian từ 1985 đến 1989 (7,3% ), nhưng tiếp sau công cuộc tự do hoá thương m ại và sự sút g iá củ a tỷ giá hối đoái năm 1989, tốc độ tãng trưởng của các

loại máy xay xát đã tăng lên 25%.

Sự tăng trưởng về số lượng các loại m áy xay xát vượt quá sự tăng trưởng của sản xuất gạo khoảng 4 ,6 % năm trong thời gian đó N ói cách khác, tỷ lệ giữa số gạo sản xuất ra so với sô' gạo sản xuất ra so với số m áy xay xát đã thực sự giảm từ

5 6 2 tấn /m áy xuống 173 tấn/m áy Cũng trong thời gian này, sự phát triển m ạnh mẽ của sản xuất và xuất k h ẩu củ a V iệt N am đã thúc đẩy việc đầu tư để hiện đại hoá

n g àn h xay xát và xây dựng những nhà m áy xay xát th ó c gạo với qui m ô lớn, hiện đại hơn (nhất là ở ĐBSCL)

Hai nguyên n h ân giải thích những xu hướng trái ngược nhau được đưa ra như sau:

* Thứ nhất, sự tăn g trưởng nhanh về số lượng máy xay xát là nguyên nhân cơ

bản nhưng nằm ngoài khu vực ĐBSCL Ở ĐBSCL số lượng m áy xay xát tăng chỉ 3,1% /năm , trong khi đó sản xuất lúa gạo ở vùng này tăng 6,4% /năm trong cùng thời kỳ N ói m ột cách khác, lượng thóc gạo trên đầu m áy xay xát ở ĐBSCL đã tăng lên do những loại m áy xay xát loại lớn được lắp đặt để phục vụ cho xuất khẩu

T rong khi đó ở những vùng khác đã có sự tăng lên nhanh ch óng các loại m áy xay xát nhỏ của tư nhân (kể cả các loại m áy xay xát có chức năng xay loạibỏ lớp vỏ trấu ), làm giảm thị phần củ a các nhà m áy xay xát quốc doanh loại lớn

* Thứ hai, có một xu hướng sử dụng các loại máy xay xát nhỏ bố trí gần khu

vực sản xuất lúa n hằm sơ c h ế trước, loại bỏ vỏ trấu và lớp cám ngoài Sau đó, gạo

sơ c h ế (cò n m ầu sấm ) được vận chuyển đến các n h à m áy xay xát lớn ở các thị xã,

3 7

Ngày đăng: 21/02/2020, 00:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo điều tra đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa gạo. Tháng 12-1997 Khác
2. Bộ Thương Mại : Những dự đoán lựa chọn chính sách xuất khẩu lương thực của Việt Nam. Tháng 8 -1997 Khác
3. Bộ Thương Mại : Phát triển xuất khẩu thời kỳ 2001-2005 Khác
4. Các Nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về điều hành xuất khẩu gạo. Năm 1997,1998,1999,2000 Khác
5. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong ngành lúa gạo Việt Nam. Viện nghiên cứu thị trường và gía cả (Chuyên đề nghiên cứu). Hà Nội 2001 Khác
6. Các báo và tạp chí : Ngoại thương, Thương Mại Khác
7. Duy Hiếu, Thanh Hải: sản xuất và xuất khẩu gạo trong thời gian qua.Thương mại số 4-2000 Khác
8. Kinh doanh gạo trên thế giới - Trung tâm thông tin thương mại Khác
9. Niên giám thống kê các năm 19990- 2000, NXB Thống kê Khác
10. Nguyễn Trung Văn : Lương thực Việt Nam thời đổi mới hướng xuất khẩu - NXB Chính trị Quốc gia, 1998.11. Nguồn từ FAO Khác
12. Lê Xuân Tửu : xuất khẩu gạo Việt Nam năm 1999 và nhìn lại 10 năm Khác
13. Lý luận và thực tiễn thương mại quốc tế- NXB. Thống kê - Hà nội -1994 Khác
14. Thuý Nga: Mậu dịch gạo thế giới thời gian gần đây và triển vọng.Thương mại số 4 - 2000 Khác
15. Tạp chí thị trường và giá cả . 1999-2000 Khác
16. Thời báo kinh tế Việt Nam. Năm 1999-2000 Khác
17. Thời báo kinh tế Việt Nam. Nãm 2000-2001 Khác
18. Vũ Đình Ngọc : Mấy vấn đề về kinh doanh lương thực ở Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, 1997 Khác
19. Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc Đảng Cộng sản Việt nam lần thứ IX - Nhà xuất bản chính trị Quốc gia 2001 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w