Trường học với cơ sở hạ tầng không đầy đủ, việc thiếu tài liệu học tập, thiếu giáo viên và năng lực giáo viên còn hạn chế, chương trình học chưa phù hợp, thiếu chiến lược về giáo dục hòa
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐÀ NẴNG
Thuộc lĩnh vực khoa học xã hội
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Thuộc lĩnh vực khoa học xã hội
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
hội
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS HÀ VĂN HOÀNG
Trang 3DANH MỤC CÁC BẢNG
trong mối tương quan với các dạng tật của NKT
46
nhìn của phụ huynh, (% lựa chọn)
48
đặc điểm của gia đình
2.11 Trình độ học vấn và mong muốn của phụ huynh về trình độ học vấn
của con cái
54
2.12 Mức độ ảnh hưởng các yếu tố gia đình đến việc tiếp cận giáo dục của
NKT từ quan điểm của HSKT
55
2.19 Ảnh hưởng các yếu tố của nhà trường đến tiếp cận giáo dục của
HSKT từ quan điểm của học sinh
60
Trang 42.20 Mức độ ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy, định hướng giá trị
học tập của nhà trường đối với từng dạng tật
61
2.21 Sự khác biệt về phương pháp giảng dạy, định hướng giá trị học tập
của nhà trường và giữa các dạng tật
62
2.24 Các nguồn thông tin phụ huynh tham khảo trong việc tiếp cận giáo
dục cho con cái
64
2.25 Chất lượng nội dung thông tin phụ huynh tiếp nhận trong việc
định hướng tiếp cận giáo dục
65
xuất
78
Trang 5DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TĂT
Trang 7MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 10
1 Lý do chọn đề tài 10
2 Mục đích nghiên cứu 10
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 11
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 11
5 Phương pháp nghiên cứu 11
6 Giả thuyết nghiên cứu 12
7 Đóng góp của đề tài 12
8 Bố cục của đề tài 13
PHẦN NỘI DUNG 14
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIẾP CẬN GIÁO DỤC 14
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề tiếp cận giáo dục của người khuyết tật 14
1.1.1 Tổng quan nghiên cứu ở nước ngoài 14
1.1.2 Tổng quan nghiên cứu ở Việt Nam 17
1.2 Tiếp cận giáo dục và các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận giáo dục 20
1.2.1 Khái niệm “tiếp cận giáo dục” 21
1.2.2 Học sinh khuyết tật 23
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận giáo d ục của học sinh khuyết tật 24
1.3 Lý thuyết nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận giáo dục của học sinh khuyết tật 33
1.3.1 Lý thuyết nhu cầu 33
1.3.2 Lý thuyết hệ thống 35
Trang 81.3.3 Thuyết cấu trúc - chức năng 36
CHƯƠNG 2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾP CẬN GIÁO DỤC CỦA HỌC SINH KHUYẾT TẬT TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 38
2.1 Khái quát địa bàn nghiên cứu 38
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng 38
2.1.2 Người khuyết tật tại thành phố Đà Nẵng 43
2.2 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận giáo dục của học sinh khuyết tật tại thành phố Đà Nẵng 44
2.2.1 Yếu tố cá nhân học sinh khuyết tật 44
2.2.2 Yếu tố gia đình 51
2.2.3 Yếu tố nhà trường 62
2.2.4 Yếu tố xã hội 66
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN GIÁO DỤC CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 1
3.1 Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục cho học sinh khuyết tật tại thành phố Đà Nẵng 1
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 1
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 1
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 1
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp 2
3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 2
3.2 Biện pháp nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục cho học sinh khuyết tật tại thành phố Đà Nẵng 2
Trang 93.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về vai trò của tiếp cận giáo dục cho học
sinh khuyết tật 2
3.2.2 Biện pháp 2: Áp dụng mô hình giáo dục hội nhập rộng rãi trên toàn thành phố 4
3.2.3 Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp dạy học và định hướng giá trị học tập phù hợp với học sinh khuyết tật, đồng thời cải thiện cơ sở vật chất cơ sở giáo dục 6
3.2.4 Biện pháp 4: Tăng cường các kênh thông tin và chất tượng nội dung các nguồn thông tin hỗ trợ tiếp cận giáo dục cho học sinh khuyết tật 9
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho học sinh khuyết tật 11
3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi c ủa các biện pháp 12
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
PHỤ LỤC 1 17
PHỤ LỤC 2 29
PHỤ LỤC 3 99
PHỤ LỤC 4 100
PHỤ LỤC 5 101
Trang 10về kinh tế - xã hội của họ
Theo Báo cáo Quốc gia về NKT, tỷ lệ NKT trong độ tuổi trưởng thành từ 16 tuổi trở lên tốt nghiệp tiểu học là 47,8%, thấp hơn đáng kể so với 82,9% là tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học của người không khuyết tật trong cùng độ tuổi So sánh tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ
sở và trung học phổ thông giữa hai nhóm dân số khuyết tật và không khuyết tật cũng cho những kết quả tương tự Ở các cấp học càng cao hoặc mức độ khó khăn trong việc thực hiện các chức năng càng lớn thì khác biệt càng rõ Phần lớn NKT ở Việt Nam đều chọn con đường học nghề và làm việc thay vì tiếp tục học tập sau khi tốt nghiệp trung học [51]
Đà Nẵng là một trong những thành phố hết sức quan tâm đến đảm bảo an sinh xã hội và được xem là động lực cho sự phát triển bền vững thành phố Đặc biệt, thành phố cũng hết sức quan tâm đến việc tiếp cận các dịch vụ xã hội, trong đó, c ó vấn đề tiếp cận giáo dục của NKT
Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng, toàn thành phố hiện có 182.000 NKT, trong đó có 12.634 NKT nặng trở lên Trong số này, có 3.752 NKT
có việc làm ổn định, chiếm tỷ lệ 36,11%, số còn lại chưa có việc làm hoặc bệnh tật không
có khả năng lao động, phần lớn gia đình có hoàn cảnh khó khăn hoặc nghèo, rất cần được sự quan tâm hỗ trợ của xã hội và cộng đồng [19]
Như vậy, có thể thấy rằng, khả năng tiếp cận dịch vụ giáo của HSKT nói chung và
ở Đà Nẵng còn hạn chế Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn lực này của HSKT Bên cạnh đó vẫn chưa có những dịch vụ hỗ trợ cụ thể để HSKT tiếp cận giáo dục một cách toàn diện và bền vững
Từ các lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận giáo dục của HSKT tại thành phố Đà Nẵng”
2 Mục đích nghiên cứu
Trang 11Trên cơ sở phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận giáo dục của HSKT, đề tài đề xuất biện pháp nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục phù hợp cho NKT tại thành phố Đà Nẵng
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài đề xuất các nhiệm vụ như sau:
- Khái quát hoá vấn đề lý luận nghiên cứu vấn đề tiếp cận giáo dục của NKT
- Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận giáo dục của HSKT tại thành phố Đà Nẵng;
- Đề xuất các biện nhằm giải quyết các khó khăn mà NKT và gia đình NKT đang gặp phải trong tiếp cận giáo dục
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận giáo dục của HSKT
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực hiện trong thời gian từ tháng 10/2018 đến tháng 04/2019
- Phạm vi khách thể khảo sát: nghiên cứu được tiến hành với 270 khách thể khảo sát ngẫu nhiên tại các cơ sở: Làng Hy Vọng, Trung tâm Bảo trợ xã hội Đà Nẵng,Trung tâm Hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng, Trung tâm Giáo dục hòa nhập Ước
mơ xanh
Trong 270 khách thể khảo sát, chúng tôi tiến hành thu thập thông tin bằng bảng hỏi đối với 100 học sinh với các dạng tật khác nhau, trong đó 2/3 là dạng khuyết tật nhìn, nghe nói và vận động; 150 phụ huynh học sinh, 5 cán bộ quản lý và 15 giáo viên tại các
cơ sở giáo dục nêu trên
5 Phương pháp nghiên cứu
Trang 125.1 Phương pháp lý thuyết: Nghiên cứu tài liệu, văn bản có liên quan đến đề tài nhằm làm rõ lý luận về vấn đề tiếp cận giáo dục của NKT cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận giáo dục của HSKT
5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Đề tài sử dụng các phương pháp thu thập thông tin sau đây:
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi trên 100 HSKT và 100 phụ huynh của những học sinh này và 50 phụ huynh của HSKT khác để phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận giáo dục của HSKT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
HSKT tại các trường, các trung tâm, các tổ chức của NKT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nhằm khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện p háp nhằm nâng cao khả tăng tiếp cân giáo dục của HSKT được đề xuất
- Phương pháp phỏng vấn: 5 cán bộ quản lý là Giám đốc, Phó Giám đốc tại các cơ
sở giáo dục nêu trên nhằm tìm hiểu thêm những vấn đề liên quan đến phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận giáo dục cũng như các biện pháp tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục của NKT tại thành phố Đà Nẵng
5.3 Phương pháp bổ trợ - thống kê toán học
Để phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận giáo dục của HSKT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, đề tài sử dụng phần mềm thống kế SPSS, phiên bản 22
6 Giả thuyết nghiên cứu
Tồn tại nhiều yếu tố ảnh hưởng với các mức độ khác nhau đến khả năng tiếp cận giáo dục của NKT tại thành phố Đà Nẵng
Việc đề xuất được các biện pháp khả thi và cần thiết sẽ góp phần nâng cao pháp nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục cho HSKT tại thành phố Đà Nẵng
7 Đóng góp của đề tài
7.1 Về mặt lý luận và thực tiễn
- Trên cơ sở phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận giáo dục của HSKT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, đề tài đã đề xuất được các biện pháp cần thiết và khả thi, là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước hoạch định chính sách; các trung tâm cung ứng các dịch vụ xã hội hợp lý cho HSKT nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho những người này
Trang 13- Kết quả nghiên cứu của đề tài còn là cơ sở để phụ huynh, giáo viên, nhà trường
có những điều chỉnh cho phù hợp trong việc giáo dục học sinh, từ đó giúp HSKT có cơ hội được tiếp cận giáo dục bền vững
7.2 Về mặt giáo dục và đào tạo
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được bổ cứu trong việc cung cấp những đơn vị kiến thức mới cho những học phần liên quan đến các chương trình đào tạo bậc Đại học như: Giáo dục học, Xã hội học, Công tác xã hội với NKT, Tâm lý học,…
8 Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, bố cục của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về tiếp cận giáo dục của người khuyết tật
Chương 2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận giáo dục của học sinh khuyết tật tại thành phố Đà Nẵng
Chương 3 Biện pháp nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục cho học sinh khuyết tật tại thành phố Đà Nẵng
Trang 14PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIẾP CẬN GIÁO DỤC
CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề tiếp cận giáo dục của người khuyết tật
1.1.1 Tổng quan nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới, nghiên cứu vấn đề tiếp cận giáo dục của NKT và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận của NKT có những hướng cơ bản sau đây
Thứ nhất, nghiên cứu về cơ hội tiếp cận giáo dục của NKT: Theo điều tra của WHO và Ngân hàng thế giới (World Bank, 2011), NKT có các chỉ số phát triển thấp hơn người không khuyết tật Khoảng 80% dân số NKT hiện đang sống ở các nước đang phát triển và phần lớn trong số họ không tiếp cận được các thành tựu phát triển thiên niên kỷ (Chương trình phát triển liên hợp quốc (UNDP), 2017) Nhóm dân cư này cũng có tình trạng sức khỏe kém hơn, có kết quả học thấp hơn, ít được tham gia vào các hoạt động kinh tế hơn so với người không có khuyết tật (World Bank, 2011) [52]
Báo cáo tình hình trẻ em thế giới hàng năm của UNICEF khuyến cáo: HSKT và cộng đồng sẽ cùng được lợi nhiều hơn nếu xã hội quan tâm tới những gì trẻ em khuyết tật có thể làm được thay vì tập trung chú ý vào khiếm khuyết của các em [53]
Báo cáo tình hình trẻ em thế giới năm 2013, về HSKT cho biết trẻ có khuyết tật là đối tượng ít được chăm sóc y tế và đi học nhất Các em nằm trong nhóm trẻ em dễ bị tổn thương nhất bởi nạn bạo hành, xâm hại, bóc lột và bỏ rơi, đặc biệt khi các em bị giấu giếm hoặc gửi vào các trung tâm bảo trợ - đây là thực trạng phổ biến xuất phát từ sự kì thị của xã hội hoặc do gia đình không có đủ khả năng tài chính để nuôi dưỡng trẻ” [53] Thứ hai, nghiên cứu các rào cản, các yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội tiếp cận giáo dục của NKT
Báo cáo “Trường học cho tất cả mọi người: trẻ em khuyết tật đối với giáo dục”, các tác giả đã chỉ ra một số rào cản trong việc tiếp cận giáo dục của NKT Theo đó, để có thể đến trường, NKT gặp phải những rào cản như: thái độ tiêu cực đối với NCKT (của phụ huynh, thành viên cộng đồng, trường học và giáo viên, quan chức chính phủ và thậm chí chính trẻ em khuyết tật), sự che giấu của gia đình, thiếu quan tâm của nhà trường, tài
Trang 15chính, vấn đề tâm lý, đói nghèo, sự phân biệt đối xử về giới tính, sự phụ thuộc của NKT,… [37]
Trong báo cáo “Người khuyết tật và giáo dục hòa nhập”, Hiệp hội đối tác toàn cầu
về giáo dục đã chỉ ra rằng: Trẻ khuyết tật gặp phải rất nhiều rào cản trong quá trình tiếp cận giáo dục Trong đó có rào cản về mặt nhu cầu, bao gồm rào cản văn hóa xã hội Nghiên cứu cho thấy thái độ của cha mẹ đối với trẻ khuyết tật là nguyên nhân chính quyết định trẻ có đi học hay không Bên cạnh đó, thái độ của giáo viên và nhà trường cũng là mấu chốt quyết định việc đi học của trẻ Các lực lượng văn hóa xã hội là một trong những rào cản lớn làm suy yếu khả năng tiếp cận giáo dục của người khuyết tật Ngoài ra, về phía các rào cản về nguồn cung cấp dịch vụ hỗ trợ giáo dục, việc thiếu thông tin cũng là một rào cản lớn Việc thu thập và báo cáo không dầy đủ vô hình chung loại bỏ nhiều người khuyết tật ra khỏi diện được hỗ trợ để họ có thể tiếp cận giáo dục Trường học với cơ sở hạ tầng không đầy đủ, việc thiếu tài liệu học tập, thiếu giáo viên và năng lực giáo viên còn hạn chế, chương trình học chưa phù hợp, thiếu chiến lược về giáo dục hòa nhập, thiếu sự phối hợp liên ngành cũng gây khó khăn cho người khuyết tật trong quá trình tiếp cận giáo dục.[32]
Trong “Giáo dục cho trẻ khuyết tật ở Addis Ababa, Ethiopia”, Margarita Schiemer
đã chỉ ra khuyết tật và nghèo đói có mối quan hệ mật thiết Theo bà, khuyết tật và nghèo đói được đề cập đến như một vòng tròn luẩn quẩn Bốn khía cạnh xã hội làm tăng nguy
cơ khuyết tật bao gồm: yếu tố rủi ro môi trường, mất vai trò xã hội, gắn kết xã hội yếu và các ảnh hưởng tiêu cực của thành viên trong cộng đồng Bên cạnh đó, việc nghèo đói khiến người khuyết tật mất đi sự hỗ trợ từ gia đình và xã hội trong việc tiếp cận giáo dục.[33]
Theo nhóm tác giả Agnieszka, Stanislawa Byra, Katarzyna, hệ thống giáo dục Ba Lan cung cấp nhiều sự lựa chọn cho học sinh khuyết tật, bao gồm hệ thống trường công lập, trường tích hợp, trung tâm giáo dục chuyên biệt, trung tâm giáo dục tại nhà và trung tâm khắc phục Kể từ khi chuyển đổi hệ thống chính trị và kinh tế năm 1989, hệ thống giáo dục Ba Lan đã và đang chuyển đổi theo hướng bao gồm nhiều hơn và công nhận quyền tiếp cận giáo dục và đào tạo bình đẳng ở tất cả các cấp cho học sinh khuyết tật Đạo luật pháp lý quan trọng nhất về quyền của người khuyết tật (CRPD) năm 2006 được
Ba Lan phê chuẩn như một tuyên bố triết lý về đạo đức và khuôn phép hướng dẫn chính sách tích hợp và chiến lược trên toàn quốc.[27]
Trang 16Trong nghiên cứu “Các rào cản trong việc giáo dục của trẻ em khuyết tật ở Sierra Leone”, Tổ chức trẻ em đường phố đã chỉ ra rằng sự kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ khuyết tật được báo cáo là rào cản hàng đầu đối với trẻ khuyết tật, chiếm 44% trẻ em khuyết tật và 46% người trưởng thành được khảo sát trong nghiên cứu Ngoài ra, khả năng tiếp cận giáo dục gồm cơ sở vật chất trường học và tài liệu học tập là rào cản lớn thứ hai, chiếm 28% Xếp thứ ba là yếu tố nghèo đói của gia đình người khuyết tật, chiếm 18%.[36]
Ủy ban về bình đẳng giới quốc gia đã kết luận trong nghiên cứu “Tiếp cận giáo dục cơ bản của trẻ em khuyết tật ở Kenya” rằng chính phủ Kenya đã tể hiện cam kết về mặt phê chuẩn điều ước quốc tế về Tuy nhiên, đánh giá cho thấy việc thực hiện Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật còn bị cản trở do thiếu khung tài liệu pháp lý.[34]
Báo cáo của DLA Piper về tiếp cận công bằng và quyền giáo dục cho trẻ em khuyết tật đã đưa ra một số rào cản để tiếp cận công bằng cho trẻ khuyết tật đã bị từ chối quyền giáo dục Một điểm chung đáng chú ý trên tất cả các khu vực pháp lý được nghiên cứu là những trẻ em dễ bị tổn thương nhất thường không có ai sẵn sàng hoặc có khả năng biện hộ cho quyền của các em, đồng thời các quyền của các em cũng ít được bảo
vệ nhất Các vấn đề xung quanh việc tiếp cận công bằng nghiêm trọng hơn đối với trẻ enm nghèo, trẻ em dân tộc tiểu số và trẻ em khuyết tật [28]
Trong quyền giáo dục của trẻ em khuyết tật: Cách tiếp cận dựa trên quyền giáo dục hòa nhập, UNICEF chỉ ra rằng: Trẻ em khuyết tật chiếm một tỷ lệ đáng kể trong dân
số và quyền của các em để tiếp cận giáo dục thường xuyên bị xâm phạm Trẻ em khuyết tật bị đối xử như một nhóm đặc biệt và bị loại trừ khỏi mọi khía cạnh của xã hội Giáo dục hòa nhập hướng tới “trường học cho mọi người, tôn vinh sự khác biệt, hỗ trợ học tập và đáp ứng nhu cầu cá nhân” [38]
Trong nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ
em khuyết tật tại Ấn độ, Sandhya Limaye đã chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em khuyết tật bao gồm: nhận thức của cha mẹ trẻ khuyết tật và khó khăn trong việc giúp đỡ trẻ em khuyết tật; thái độ chung của xã hội, các cơ quan chính phủ, nhân viên nhà trường và cơ sở học tầng ; trình độ đào tạo của các bên liên quan, sự vô hình của người khuyết tật trong cộng đồng, thiếu nhận thức , nghèo đói, các hệ thống hỗ trợ sẵn có và các chính sách của chính phủ [35]
Trang 17Tổ chức cứu trợ trẻ em và các đối tác trên toàn cầu chứng minh rằng cải thiện chất lượng giáo dục đi đôi với việc cải thiện sự hòa nhập và tham gia, chất lượng và tính linh hoạt của môi trường học tập cho tất cả trẻ em, kể cả trẻ khuyết tật trong “trường học cho tất cả : bao gồm trẻ khuyết tật “, tổ chức này chỉ ra rằng, để cải thiện chất lượng giáp dục hòa nhập, bao gồm: thái độ tiêu cực thờ ơ trong cộng đồng và trường học, kinh tế, đói nghèo, phân biệt đối xử giới tính, các tình huống khẩn cấp xung đột và tị nạn.[37] Trong nghiên cứu “Khả năng tiếp cận giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật” của mình Efua Esaaba Mantey đã chỉ ra rằng, giáo dục hòa nhập ở Ghana ảnh hưởng bởi những yếu tố gồm thái độ của giáo viên đối với việc hòa nhập, sự tham gia của cha
mẹ, niềm tin văn hóa, phân biệt đối xử và kỳ thị, chính sách, nghèo đói và khuyết tật [31] Tóm lại, các công trình nghiên cứu ở nước ngoài chủ yếu nghiên cứu về thực trạng cũng như những khó khăn mà NKT gặp phải trong quá trình giáo dục hay kết quả của việc giáo dục cho HSKT mà chưa có công trình nghiên cứu nào đi vào cụ thể quá trình tiếp cận giáo dục ban đầu của HSKT cũng như phân tích cụ thể các yếu tố tác động trong việc tiếp cận giáo dục
1.1.2 Tổng quan nghiên cứu ở Việt Nam
Vấn đề tiếp cận giáo dục và các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận giáo dục của NKT ở Việt Nam cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm Tựu trung, có các hướng sau đây
Thứ nhất, nghiên cứu mức độ và sự khác biệt trong việc tiếp cận giáo dục của HSKT
Báo cáo “Người khuyết tật ở Việt Nam: Một số kết quả chủ yếu từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam 2009” cho thấy, thực trạng giáo dục của trẻ em có khuyết tật nặng hơn và trẻ em đa khuyết tật kém hơn hẳn so với trẻ em không khuyết tật, bao gồm tỷ
lệ biết đọc, biết viết, tỷ lệ tốt nghiệp các cấp,… [20]
Theo Ban điều phối các hoạt động hỗ trợ người tàn tật Việt Nam (NCCD), 1,3
tật trí tuệ và khiếm thính là ba nhóm khuyết tật phổ biến nhất Đối với HSKT (TKT), sự tách biệt với xã hội bắt đầu từ sớm Theo số liệu của cuộc Tổng điều tra dân số 2009, chỉ 66,5% TKT độ tuổi 6-10 được đi học tiểu học, trong khi tỷ lệ toàn quốc là 97,0% Ngay
cả đối với các em được đi học, hệ thống giáo dục hiện nay chưa đủ điều kiện để cung
Trang 18cấp chương trình giáo dục phù hợp và rất nhiều em TKT bị đúp cho đến khi các em quá tuổi tham gia vào giáo dục đại trà Bỏ học cũng là một vấn đề đáng lo ngại, với khoảng 33,0% các TKT được đi học đã bỏ học vào một thời điểm nào đó Vấn đề giới cũng là một vấn đề cần được quan tâm; theo một báo cáo năm 2007 của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam về giáo dục TKT, 55,5% các em gái chưa từng được đặt chân đến trường; tỷ lệ tương tự cho các em trai chỉ là 39,0% [1] Không được giáo dục đồng nghĩa với việc khó
có việc làm và cơ hội kết nối có ý nghĩa với xã hội sau này
Theo kết quả điều tra do Tổng cục Thống kê tiến hành trong 2 năm 2016-2017 với
sự hỗ trợ của Unicef, cả nước gần 5 triệu hộ gia đình có NKT Tỷ lệ NKT từ 2 tuổi trở lên chiếm hơn 7% dân số, tương đương khoảng hơn 6,2 triệu người Số NKT có xu hướng tăng lên trong tương lai do già hóa dân số, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao
nghèo hơn, trẻ em khuyết tật có nguy cơ ít được đi học hơn các bạn cùng trang lứa, cơ hội việc làm cho NKT cũng thấp hơn những người không khuyết tật.
Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những bất bình đẳng về mức sống và tham gia xã hội đối với NKT Điều tra cũng chỉ ra cơ hội được đi học của trẻ em khuyết tật thấp hơn nhiều so với trẻ em không khuyết tật Ở các cấp học cao hơn thì cơ hội đi học của HSKT càng thấp hơn Chỉ có 2% trường tiểu học và trung học cơ sở có thiết kế phù hợp với HSKT và khoảng 1/7 số trường có một giáo viên được đào tạo về khuyết tật
Tỷ lệ đi học đúng tuổi cấp tiểu học của HSKT là 81,69% so với tỷ lệ này của trẻ không khuyết tật là 96,05% Khoảng cách giữa tỷ lệ nhập học đúng tuổi và tỷ lệ đi học chung của HSKT lớn hơn của trẻ không khuyết tật Điều đó có nghĩa là nhiều NKT ngoài độ tuổi tiểu học vẫn đang học tiểu học, nguyên nhân có thể do NKT nhập học muộn hơn hoặc do họ bị lưu ban Điều này là tương tự đối với cấp THCS Đặc biệt, khoảng cách này ở cấp THPT là rất lớn Có gần 2/3 trẻ em không khuyết tật đi học THPT, tuy nhiên lại chỉ có khoảng 1/3 trẻ em khuyết tật đi học cấp học này [20].
Theo Nguyễn Thị Kim Hoa: “Ở các thành phố lớn như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh,
Đà Nẵng, Huế hoặc các địa phương có triển khai thí điểm các dự án về giáo dục hòa nhập cho trẻ có rối loạn phát triển như Bắc Cạn (HI); Ngô Quyền, Hải Phòng; Cẩm Thủy, Thanh Hóa, Vĩnh Linh, Hải Lăng, Hướng Hóa, Quảng Trị; Nông Sơn, Phước Sơn, Quảng Nam; Bình Dương, các trẻ em có nhu cầu đặc biệt này sẽ được bác sỹ tâm thần nhi và chuyên gia giáo dục đặc biệt đánh giá chuyên sâu nhằm xác định khuyết tật
Trang 19và đặc điểm phát triển và lập hỗ sơ đưa vào nhóm trẻ cần hỗ trợ của giáo dục hòa nhập
Ở các địa phương khác nếu gia đình có điều kiện và quan tâm sẽ tiếp tục gửi con đi khám tại các cơ sở y tế cấp huyện, tỉnh hoặc các trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập Khi có đầy đủ các xác nhận về dạng rối loạn thì học sinh đó sẽ được xếp vào danh sách học sinh giáo dục hòa nhập của trường [9]
Theo nghiên cứu của Lê Minh Hằng, rất nhiều giáo viên, cán bộ, và phụ huynh HSKT, ưu tiên hàng đầu là phải đem sự chú ý đến các vấn đề khuyết tật nhất là với cách nhìn dựa trên nhân quyền…Một số hành động tưởng như thể hiện tình thương và sự thông cảm với NKT ví như trao quà hay miễn thi đại học cho thí sinh khiếm thị thực chất chỉ càng làm tăng thêm sự tách biệt và phân biệt đối xử với những NKT, củng cố cái định kiến rằng họ chỉ là nhóm người kém cỏi không thể hoạt 20 động trừ khi được giúp đỡ đặc biệt [7]
Thứ hai, hướng nghiên cứu rào cản và những khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục của NKT có các công trình dưới đây
Đỗ Hạnh Nga bàn về những khó khăn của gia đình có trẻ khuyết tật và nhu cầu của họ đối với các dịch vụ xã hội cho thấy, khó khăn lớn nhất (chiếm 53.3 % ý kiến trả lời) mà cha mẹ gặp phải là “Tìm kiếm trường/ trung tâm có thể cho trẻ đi học”; Khó khăn thứ 2 mà cha mẹ gặp phải (chiếm 45.7% ý kiến trả lời) là “Tìm kiếm nhà chuyên môn giáo dục”; Khó khăn xếp hạng 3 (với 41% ý kiến trả lời) là “Tìm kiếm các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của trẻ” và khó khăn thứ 4 (với 24.8% ý kiến rả lời) là “Tìm kiếm nhà chuyên môn về y tế, chăm sóc, nuôi dưỡng” [16]
Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bình đã chỉ ra những rào cản TKT đến trường bao gồm nhận thức của cha mẹ hạn chế, gia đình khó khăn, hoặc do công tác tuyên truyền, vận động của địa phương, đặc biệt TKT còn có thể bị từ chối được vào học ở các
cơ sở giáo dục dưới các hình thức khác nhau [2]
Theo kết quả báo cáo của UNICEF-Bộ GDĐT (năm 2015) về “Sự sẵn sàng cho giáo dục trẻ khuyết tật nghiên cứu tại 8 tỉnh ở Việt Nam” đã chỉ ra các yếu tố kinh tế - xã hội và tâm lý – xã hội ảnh hưởng đến việc tiếp cận giáo dục của trẻ khuyết tật Theo đó,
sự trêu chọc và bắt nạn của những học sinh xung quanh; các yếu tố về kinh tế - xã hội
đồng, mù chữ, không có phương tiê ̣n đi lại và hiểu biết hạn chế về giá tri ̣ của giáo dục là
Trang 20những rào cản trong viê ̣c hỗ trợ giáo dục cho con em họ hay thậm chí là viê ̣c cho con em khuyết tật của họ đi học [3]
Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường về “Xóa bỏ
kỳ thị quan điểm và đánh giá của người khuyết tật” cho thấy người khuyết tật ở bậc học càng cao thì cảm nhận kỳ thị càng lớn [23]
Theo nghiên cứu pháp luật bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục của trẻ em mắc chứng tự kỷ của Ngô Vĩnh Bạch Dương cho thấy những thách thức của giáo dục HSKT
có thể là một rào cản chủ yếu đối với việc tham gia vào xã hội của người dân và cũng đặc biệt đúng đối với người khuyết tật” Đồng thời, báo cáo cũng chỉ ra nguyên nhân của việc không tiếp cận được giáo dục xuất phát từ cả phía cung và cầu Về phía cung, hệ thống giáo dục không đầy đủ tạo ra rào cản với học sinh, ví dụ như trường học không đáp ứng nhu cầu, thiếu giáo viên đủ trình độ và sự phân biệt đối xử Về phía nhu cầu, ngay cả khi học sinh có đủ điều kiện về thể chất nhưng nếu nền giáo dục không phù hợp
và không đáp ứng nhu cầu của trẻ, trẻ em có thể bỏ học hoặc không đi học Nếu cha mẹ của trẻ thấy rằng giáo dục không phù hợp hoặc không quan trọng đối với trẻ khuyết tật thì họ sẽ không gửi con đến trường.[20]
Tóm lại, các công trình nghiên cứu ở Việt Nam đã đề cập đến mức độ và sự khác biệt trong việc tiếp cận giáo dục của HSKT cũng như xem xét những khó khăn và các rào cản trong quá trình tiếp cận giáo dục của NKT Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận giáo dục của HSKT, đặc biệt là tại một địa phương cụ thể
1.2 Tiếp cận giáo dục và các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận giáo dục
Trang 211.2.1 Khái niệm “tiếp cận giáo dục”
Tiếp cận giáo dục là thuật ngữ được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu Vì vậy, khái niệm “tiếp cận giáo dục” cần xem xét từ nhiều góc độ khác nhau Trước nhất cần hiểu nội hàm khái niệm “tiếp cận” và “giáo dục”
- Thuật ngữ “tiếp cận”
Theo từ điển tiếng Anh, tiếp cận giáo dục (accessibility to education) được cấu thành bởi “tiếp cận” (accessibility) và “giáo dục” (education) Thuật ngữ “tiếp cận”, tiếng Anh được đồng nhất với quyền tiếp cận, quyền được sử dụng, được phép tiếp cận hoặc là lối vào, lối đi qua [8]
một cái khác hặc là tiến sát gần, là ở gần, kề cạnh hoặc tiếp cận chính là quá trình tương tác giữa chủ thể này với chủ thể khác nhằm đạt được một mục tiêu xác định.[19]
Ngoài ra, tiếp cận còn là cụm từ chung dùng để miêu tả mức độ một sản phẩm, thiết bị, dịch vụ, hoặc môi trường có thể được sử dụng nhiều người càng tốt Tiếp cận có thể được xem như khả năng tiếp cận và khả năng hưởng lợi từ một hệ thống hay vật chất [43]
Tiếp cận thường được dùng tập trung vào những NKT hoặc có nhu cầu đặc biệt hoặc tiếp cận tới các thực thể khác nhau, thường thông qua việc sử dụng thiết bị hỗ trợ Theo Luật NKT Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 định nghĩa: "Tiếp cận là việc NKT sử dụng được công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ giáo dục văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp để có thể hòa nhập cộng đồng”
- Khái niệm “giáo dục”
Theo Phạm Viết Vượng giáo dục là hiện tượng truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ con người Về mục đích, giáo dục là sự định hướng của thế hệ đi trước đối với sự phát triển của thế hệ tiếp theo Về phương thức, đối với mỗi cá nhân, giáo dục là cơ hội để học hỏi, tiếp thu và thành đạt, tránh được những mò mẫm, vấp váp, đối với nhân loại giáo dục là phương thức bảo tồn và phát triển kho tri thức văn hóa xã hội [11]
Như vậy, giáo dục là hiện tượng đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người Con người sử dụng giáo dục để kết nối các thế hệ nhằm phát triển tinh hoa văn hóa của các của các
Trang 22mỗi cộng động dân tộc và nền văn minh của nhân loại Để tất cả được kế thừa và bổ sung và từ đó xã hội loài người không ngừng phát triển trên mọi phương diện
- Khái niệm “tiếp cận giáo dục”
Tiếp cận giáo dục là một thuật ngữ được soi chiếu ở nhiều gốc độ khác nhau của các khoa học Dưới góc Nhìncủa Chính trị học, khái niệm “tiếp cận giáo dục” được hiểu không chỉ là khả năng vào học các cơ sở giáo dục mà còn là sự thành công của nguời học Như vậy, tiếp cận giáo dục được xem xét trong suốt toàn bộ tiến trình từ khi người học nhập học đến khi hoàn thành và kết thúc khoá học
Khái niệm “tiếp cận giáo dục” còn được hiểu như là chính sách tiếp cận giáo dục Theo đó, chính sách tiếp cận giáo dục là chính sách mở rộng việc nhập học của tất cả mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội Như vậy, theo cách hiểu này, tiếp cận giáo dục tạo là
cơ hội bình đẳng cho việc tham gia học tập của tất cả mọi người
Dưới giác độ của Giáo dục học, “tiếp cận giáo dục” là tăng cường sự tham gia vào việc học tập và giáo dục của trẻ và thanh thiếu niên
Từ bình diện Giáo dục học, C A Beliakov cho rằng, “tiếp cận giáo dục” là cơ hội của công dân được học tập tại các cơ sở giáo dục trong mối tương quan với sự bảo hộ của pháp luật về điều này [39]
Nhà Xã hội học Skilbeck M., Connell H cho rằng, các khái niệm như: “tiếp cận” (access), “công bằng về cơ hội” (equal opportunity), “ bình đẳng về kết quả” (quality of outcomes) thường được sử dụng trong lĩnh vực chính sách về giáo dục Các tác tác giả cho rằng, “tiếp cận giáo dục” là khả năng tham gia vào các chương trình giáo dục và đào tạo, thu nhận được kiến thức, tư duy và kỹ năng [42]
Còn theo Martunova E A., thuật ngữ “tiếp cận” có sự tương đồng về nội hàm với thuật ngữ “cơ hội” Nhà nghiên cứu xem xét tiếp cận giáo dục như là một hiện tượng tiệm cận của tất cả mọi người trong xã hội.[41]
Usher A., Cervenan A nhấn mạnh rằng, tiếp cận giáo dục là cơ hội, khả năng của con người xuất thân bất kỳ tầng lớp, giai cấp nào trong xã hội đối với nền giáo dục.[40]
Lê Ngọc Hùng xem xét khái niệm “tiếp cận giáo dục” trong sự tương đồng với khái niệm “bình đẳng xã hội trong giáo dục” Theo nhà nghiên cứu, “bình đẳng xã hội trong giáo dục được hiểu là bình đẳng về cơ hội giáo dục, cơ hội học tập mà cụ thể nhất
ở đây là bình đẳng về cơ hội đến trường của các nhóm xã hội” [10, tr 61]
Trang 23Từ những nhận định, khái niệm với nhiều góc độ khác nhau, chúng tôi cho rằng, tiếp cận giáo dục là khả năng được đi học và hoàn thành khóa học của người học trên cơ
sở năng lực cá nhân mà không phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế xã hội của họ
Theo đó, tiếp cận giáo dục đối với NKT được hiểu là việc NKT được sử dụng các dịch vụ giáo dục, bao gồm được cung cấp thông tin, hỗ trợ, được khuyến khích định hướng phát huy năng lực cá nhân từ đó họ trở thành chính mình qua đó đóng góp năng lực bản thân cho xã hội, được thỏa mãn được quan điểm, sở thích và thế mạnh của bản thân để hòa nhập cộng đồng
* Người khuyết tật
Đối với đa số người Việt Nam,khuyết tật và tàn tật là hai từ để chỉ cùng một khái niệm,từ năm 2009 trở về trước ta dùng song song chúng trên cả phương tiện truyền thông đại chúng và văn bản pháp quy.trong các pháp lệnh trước đây của nhà nước Việt Nam,tàn tật là cụm từ được chính thức sử dụng,song theo năm 2009,từ khuyết tật nhiều khả năng sẽ được dùng để thay thế từ tàn tật trong các bộ luật.Năm 2010 Quốc hội Việt Nam đã chính thức sử dụng cụm từ người khuyết tật (NKT) thay cho tàn tật trong các bộ luật ban hành có liên quan
Và khái niệm gần nhất và đang được sử dụng chính thức hiện nay là theo luật NKT được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 17/6/2010: “NKT là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”
Trang 24* Học sinh khuyết tật
Trên cơ sở nội hàm khái niệm “học sinh” và khái niệm “khuyết tật”, “người khuyết tật” thì HSKT là những thiếu niên hoặc thiếu nhi đi học bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho việc học tập gặp khó khăn và đang học tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.2.2.2 Phân loại học sinh khuyết tật
Theo cách phân loại NKT dựa vào Luật khuyết tật năm 2010 thì HSKT cũng được phân loại HSKT tương tự với NKT
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận giáo dục của học sinh khuyết tật
Tuy tiếp cận giáo dục là khả năng được đi học và hoàn thành khóa học của người học trên cơ sở năng lực cá nhân mà không phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế xã hội của
họ nhưng, năng lực tiếp cận giáo dục đơn thuần chỉ là một năng lực cá nhân, bị ảnh hưởng và chi phối bởi nhiều yếu tố khác, mà cụ thể là các yếu tố trực tiếp sau đây:
1.2.3.1 Cá nhân học sinh khuyết tật
Về sức khỏe, NKT là những người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể, hoặc có những rối loạn sinh lý, tâm lý hay một chức năng nào đó Sức khỏe của NKT thương kém hơn người bình thường, khả năng chống lại bệnh thấp, là đối tượng cần được nhà nước và xã hội quan tâm Một thực tế không thể phủ nhận là sự đa dạng khuyết tật với những nguyên nhân hình thành khác nhau (do bẩm sinh, do bệnh tật, do tai nạn, do chiến tranh,…), những dạng khuyết tật khác nhau (khuyết tật vận động,
Trang 25khuyết tật nhìn, khuyết tật nghe nói, khuyết tật trí tuệ,…) và những mức độ nặng nhẹ khác nhau Điều này tạo nên sự khác biệt trong việc tiếp cận giáo dục của từng dạng tật, từng đối tượng khác nhau Tình trạng sức khỏe quyết định việc NKT có thể tiếp cận giáo dục hay không hay sức khỏe khác nhau gắn với các chương trình học cùng phương thức giáo dục khác nhau Chính điểm này đòi hỏi pháp luật cũng như chính sách về tiếp cận giáo dục, giáo dục của NKT phải có sự chuyên biệt phù hợp với từng dạng khuyết tật, từng đối tượng
Về tâm lý, phần lớn NKT đều có mặc cảm về tật nguyền, tự ti, sống cuộc sống bi quan, cô lập với mọi người và thế giới xung quanh Họ cho rằng mình là gánh nặng cho gia đình và xã hội nên thường có tâm lý chán nản, thái độ bất cần vì có cố gắng nỗ lực cũng khó được ghi nhận Ở những người mà khuyết tật Nhìnthấy được, ví dụ như những người khyết tật vận động họ thường có xu hướng tâm lý mặc cảm ngoại hình, có sự chú trọng quá mức đến khiếm khuyết cơ thể dẫn đến sự đau khổ, buồn chán Họ thường mang tâm lý trốn tránh và sợ hãi khi thực hiện các hoạt động mạng tính cộng đồng như giao lưu gặp gỡ ở chỗ đông người Họ cảm thất mình là người thừa, không còn có ích cho xã hội, thậm chí cảm thấy bị Nhà nước bỏ rơi Vì vậy một bộ phận không nhỏ NKT mang tâm lý căm ghét chế độ, căm hận cuộc sống hoặc có xu hướng sống thu mình, không quan tâm tới mọi hoạt động xung quanh
Trên thực tế, HSKT thường bị loại khỏi các hoạt động xã hội và vui chơi tập thể trong trường học Điều này xảy ra khiến HSKT cảm thấy bị tách biệt và khuyết tật của bản thân chính là điều kiện đầu tiên gây nên sự cảm trở hòa nhập xã hội của chúng
Ngoài ra HSKT thường có xu hướng so sánh bản thân mình với học sinh khác trên nhiều phương diện khác nhau như học lực, thể chất, vẻ bề ngoài Và khiếm khuyết của bản thân là cái mà học sinh so sánh đầu tiên Họ thường xem bản thân mình thua kém các học sinh khác và thường lấy khuyết điểm của bản thân mình ra nhằm để so sánh cũng như là lý do cho các vấn đề
HSKT ngoài đối mặt với sự kỳ thị của xã hội từ bên ngoài, thì bên trong họ còn đối mặt với sự kỳ thị của bản thân mình
Như vậy, yếu tố cá nhân bao gồm: thể chất (sức khoẻ), nhận thức, tâm lý của NKT ảnh hưởng lớn đến khả năng, cơ hội tiếp cận giáo dục của chính NKT
1.2.3.2 Gia đình
Trang 26Để đảm bảo việc tiếp cận giáo dục, các bậc cha mẹ phải chi rất nhiều khoản khác nhau như: ăn, uống, mặc, giải trí, khám chưa bệnh, học phí, … Con số này thay đổi theo thu nhập theo mức thu nhập của từng gia đình, môi trường sống khác nhau Do đó, chăm sóc, nuôi dưỡng HSKT chiếm chi phí khá lớn Những gia đình có nền kinh tế khá giả có thể sẽ đáp ứng được đầy đủ này cho HSKT Nhưng đối với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn đó là một vấn đề rất lớn Bởi vậy, các gia đình HSKT thường bỏ qua các nhu cầu học tập, giải trí của trẻ mà chủ yếu quan tâm đến các nhu cầu thiết yếu như:
ăn, uống, khám chữa bệnh, dụng cụ hỗ trợ
Ngoài vấn đề tài chính thì nhận thức của gia đình HSKT cũng là một vấn đề quan trọng Nhiều gia đình không thể chấp nhận được việc khuyết tật của con mình; họ có xu hướng từ chối nghĩ rằng con mình không khuyết tật và là trẻ bình thường Điều đó dẫn đến họ không có cách tiếp cận phù hợp đến trẻ và từ chối các tiếp cận từ bên ngoài đối với con mình hoặc là nhiều gia đình có sự kỳ vọng quá lớn đối với con mình tạo sự áp lực cho bản thân trẻ Các gia đình chấp nhận được dạng tật của con mình thì có các bộ phận gia có suy nghĩ là:“HSKT thì không làm được gì - chỉ nên ở nhà – ra ngoài chỉ làm ảnh hưởng đến người khác, …”; nên họ chỉ quan tâm đến các nhu cầu cơ bản của trẻ như ăn, uống, khám chữa bệnh; chứ không quan tâm đến các nhu cầu như giải trí, học tập của trẻ điều này khiến trẻ càng thêm mặc cảm với xã hội cũng như khó mà hòa nhập cộng đồng hơn hoặc bản thân trẻ sẽ có xu hương sống bám víu vào cha mẹ mà không muốn tách ra độc lập
Một số gia đình họ chập nhận dạng tật của con, và có hướng tiếp cận phù hợp đến con mình, từ đó trẻ có cuộc sống như trẻ bình thường Nhưng họ lại không có kỳ vọng nào đến con mình vì thế mà họ không có sự ủng hộ nào cho các quyết định của trẻ, họ thường có xu hướng lựa chọn cho trẻ những con đường dễ đi và có sự theo dõi bởi gia đình Điều này làm cản trở việc trẻ muốn thể hiện kỹ năng bản thân mình, cung như khẳng định mình trước xã hội Mặt khác có những gia đình khi thấy con mình có thể sống như trẻ bình thường thì thường kỳ vọng quá lớn vào con, lúc này họ quên rằng con mình vẫn còn những khuyết điểm Họ tạo áp lực qua nhiều lên quan mà quên để ý vào khó khăn của trẻ đang đối mặt; điều này khiến trẻ cảm thấy áp lực và trở nên mệt mỏi
Gia đình có tầm ảnh hưởng quan trọng đến cuộc sống của HSKT Vì thế, việc trẻ
có được tiếp cận giáo dục cũng phụ thuộc vào gia đình, bao gồm: nhận thức của gia đình, tài chính, vị trí địa lý của gia đình, sự kỳ vọng, …
Trang 271.2.3.3 Nhà trường
Để đảm bảo NKT có thể tự vươn lên trong cuộc sống, tham gia và hòa nhập một cách đầy đủ và bình đẳng vào xã hội thì việc xã hội tạo điều kiện tối đa để họ có cơ hội tiếp cận các dịch vụ giáo dục là điều kiện vô cùng quan trọng Tuy nhiên, mỗi NKT lại có những nhu cầu mong muốn, năng lực, nhận thức và mức độ khuyết tật khác nhau Vì thế, để đáp ứng nhu cầu đó mà xã hội đã hình thành nên 3 mô hình giáo dục chính cho NKT đó là giáo dục chuyên biệt, giáo dục hòa nhập, giáo dục bán hội nhập Tuy nhiên ở Việt Nam chỉ đang phát triển hai mô hình đó là giáo dục chuyên biệt và giáo dục hòa nhập:
- Giáo dục chuyên biệt:
Giáo dục chuyên biệt là phương thức giáo dục tách biệt trẻ em có cùng dạng cùng mức độ khuyết tật được theo học một chương trình riêng và với phương pháp riêng biệt Hầu hết các trường, lớp chuyên biệt tập trung vào hỗ trợ sự phát triển các kỹ năng cá nhân và kỹ năng xã hội để học sinh có thể sống độc lập tối đa sau khi hòa thành xong chương trình
- Nhận thức không đúng của giáo viên và học sinh về khuyết tật
- Thái độ coi thường, trêu chọc, không tôn trong đối với HSKT
- Sự thiếu quan tâm của giáo viên, bạn bè
- Giáo viên thiếu kiết thức, kỹ năng làm việc với HSKT, phương pháp dạy HSKT
- Chương trình học quá sức không phù hợp với khẳ năng của trẻ
- Trường/ lớp thiếu hoặc khong có trang thiết bị hỗ trợ cần thiết
- Môi trường hoc tập, vui chơi chưa đáp ứng được nhu cầu của HSKT[8]
Trang 28Như vậy, nhà trường có vai trò quan trọng đối với việc tiếp cận giáo dục của HSKT từ việc định hướng, phương pháp dạy học, cơ sở vật chất, môi trường học đường,… Nhà trường được xem là nhân tố tác động trực tiếp đến động cơ, hứng thú và kết quả học tập của HSKT
1.2.3.4 Yếu tố xã hội
1.2.3.4.1 Thể chế - chính sách
Chính sách xã hội là sự thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối, chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội dựa trên những tư tưởng, quan điểm của chủ thể lãnh đạo phù hợp với bản chất chế độ chính trị - xã hội, phản ánh lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng xã hội nói chung và từng nhóm xã hội nói riêng nhằm tác động trực tiếp vào con người và điều chính các mối quan hệ lợi ích giữa cin người với con người, giữa con người với xã hội, hướng tới mục đích cao nhất là thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng về đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần nhân dân [14]
Chính sách xã hội cho HSKT trong giáo dục là tập hợp các chính sách cụ thể hóa các giải pháp của nhà nước trong việc giải quyết vấn đề giáo dục liên quan đến NKT nói chung và HSKT nói riêng, trên cơ sở phù hợp với từng quan điểm, đường lối của Đảng, nhằm hướng tới công bằng, tiến bộ xã hội và phát triển toàn diện giáo dục cho HSKT Giáo dục dành cho NKT đang được xã hội đặc biệt quan tâm trong quá trình phát triển hiện nay Vì thế nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách cũng như quy định pháp luật nhằm hỗ trợ NKT tiếp cận giáo dục cũng như hỗ trợ NKT trong quá trình tham gia giáo dục
Các chính sách giáo dục cho HSKT cho thấy HSKT được hỗ từ nhiều phương diện khác nhau như học phí, hỗ trợ chị phó học tập, công cụ học tập phù hợp, hỗ trợ trong công tác tuyển sinh,… Nhà nước ta tạo nhiều điều kiện thuận lợi cũng như cơ hội
Trang 29Trong điều kiện một số dạng tật phức tạp như tự kỷ và KT trí tuệ diễn biến phức tạp thì việc chuẩn hóa hoặc xây dựng lộ trình giáo dục phù hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc hòa nhập cộng đồng xã hội tuy nhiên vẫn chưa được chú trọng thay vào đó các trừơng chuyên biệt thường chú tâm vào xây dựng lộ trình giáo dục tập trung vào phát triển kỹ năng cho nhóm trẻ này hơn
Một số địa phương thì cơ sở giáo dục chuyên biệt còn đặt ngay tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Điều này ảnh hưởng đến quá trình quản lý giáo dục và hiệu quả của giáo dục
và đặc biệt là khả năng tiếp cận giáo dục của NKT
Việc triển khai chương trình hỗ trợ giáo dục mà đặc biệt là trợ cấp xã hội hàng tháng còn có sự chồng chéo nên người dân sẽ khó khăn trong việc tìm hiểu cũng như hiểu về các chính sách hỗ trợ này Điều này nếu các ban ngành không giải thích rõ ràng cũng như người dân không tìm hiểu cụ thể sẽ dẫn đến người dân không được hưởng đủ các chính sách mà họ đáng được nhận cũng như dễ xảy ra mâu thuẫn giữa người dân và chính sách xã hội
Như vậy, chính sách xã hội có ý nghĩa cần thiết đối với việc tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục của NKT Chính sách xã hội sẽ là “bà đỡ” cho cho quá trình tiếp cận giáo dục của NKT đạt được hiệu quả và ảnh hưởng lớn đến cơ hội tiếp cận giáo dục của HSKT
1.2.3.4.2 Dịch vụ xã hội
Dịch vụ xã hội cung cấp và hỗ trợ thông qua các dịch vụ đặc thù giúp các HSKT và gia đình HSKT được tiếp cận giáo dục, hỗ trợ giáo dục, giới thiệu, tư vấn giáo dục để HSKT thể hiện dược sự độc lập, khẳng định quyền và hòa nhập xã hội dễ dàng hơn Các dịch vụ xã hội phổ biến thường là:
1 Tạo điều kiện cho HSKT tiếp cận giáo dục và được hỗ trợ tiếp cận giáo dục
2 Các dịch vụ xã hội giúp cho HSKT trở nên bình đẳng và có thể đóng góp và hoà nhập xã hội
3 Thúc đẩy tính trách nhiệm và mối quan hệ gắn kết giữa gia đình, HSKT, các ban ngành và toàn xã hội bảo đảm trong việc tiếp cận giáo dục cho HSKT
4 HSKT thuộc những gia đình không có khả năng chăm sóc có thể nhận được sự giúp đỡ từ cộng đồng, xã hội;
5 Cung cấp các dịch vụ về trường học với tiêu chuẩn đáp ứng được điều kiện giáo dục của từng dạng HSKT
Trang 306 Giúp HSKT có khả năng sống độc lập hơn và tham gia một cách tích cực trong các hoạt động kinh tế cũng như hoạt động cộng đồng;
7 Thúc đẩy việc chăm sóc sức khoẻ và gắn kết các chủ thể với các nguồn lực;
8 Tạo ra các dịch vụ tham vấn và trị liệu tâm lý cho HSKT;
9 Giúp HSKT tiếp cận với các kênh thông tin và và tạo cơ hội lựa chọn tốt hơn;
10 Giúp các HSKT tiếp cận dễ dàng hơn với các hoạt động hoà giải, biện hộ các vấn đề xã hội:
11 Dịch vụ về giao thông, đi lại cho HSKT
Vì thế mạng lưới các loại dịch vụ xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập và đạt được thành quả học tập của HSKT.
1.2.3.4.3 Thông tin
giúp cho NKT không chỉ tiếp cận được với công nghệ thông tin không rào cản tức là việc tiếp cận được với các dịch vụ hỗ trợ khác, trong đó có giáo dục sẽ trở nên dễ dàng hơn
Hiện nay khả năng tiếp cận thông tin tiếp cận giáo dục của HSKT còn gặp nhiều khó khăn Nó liên quan đến các nhà cung cấp, các cơ quan dịch vụ và các vấn đề cộng đồng trong tiếp cận giáo dục và sử dụng các dịch vụ giáo dục hỗ trợ Ngoài ra, còn có một số rào cản hành chính như thiếu thông tin, các tiêu chuẩn điều kiện còn hạn chế, thủ tục hành chính rườm rà, các dịch vụ không linh hoạt trong qúa trình tiếp cận giáo dục
Mặc dù, hiện nay đã có những trang web cung cấp thông tin tư vấn cho HSKT nhưng nội dung thông tin tiếp cận giáo dục vẫn chưa phong phú, cũng như lượng thông tin của mỗi nội dung còn hạn chế
Xã hội đang ngày càng chú ý và quan tâm nhiều đến khả năng tiếp cận thông tin giáo dục của HSKT Tuy nhiên, những cải biến công nghệ thông tin đòi hỏi người sử dụng phải có máy tính hay các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại, kết nối Internet, trong khi HSKT ở nông thô – vùng sâu vùng xa còn gặp nhiều khó khăn để tiếp cận và sử dụng Và các dạng cung cấp thông tin tuy hiện đại nhưng một số đó không phù hợp cho tất cả dạng khuyết tật
Vì thế mà việc tiếp cận các thông tin trường học – dịch vụ giáo dục của HSKT cũng gặp nhiều khó khăn Mặt khác HSKT không phải là đối tượng ưu tiên của các trường chủ động tiếp cận đề hỗ trợ tiếp cận giáo dục
Trang 311.2.3.4.4 Vị trí địa lý
Thông thường, ở thành phố có nhiều cơ sở giáo dục cũng như mô hình giáo dục dành cho HSKT từ tư nhân đến công lập cho phụ huynh lựa chọn hơn so với ở nông thôn Dù ở nông thôn hay thành thị thì các cơ sở hiện có thì số lượng ít nên việc tiếp cận đến từng vùng thực sự gặp nhiều khó khăn cũng như việc đáp ứng nhu cầu học tập là không đủ so với nhu cầu được giáo dục của NKT Nhiều phụ huynh mặc dù muốn cho con đi học nhưng vì cơ sở giáo dục quá xa không thể tiếp cận được, nên phụ huynh đành
1.2.3.4.5 Sự kỳ thị, phân biệt
Sự kỳ thị, phân biệt là vấn đề ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, khiến trẻ mất tự tin vào bản thân, không có hứng thú đến trường,… Cũng như ảnh hưởng đến người thân trẻ Vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử với HSKT có thể chia theo:
- Sự kỳ thị và phân biệt đối xử với NKT thể hiện trong nhận thức, quan điểm;
- Cộng đồng thường có quan điểm là sự trừng phạt tội lỗi của tổ tiên và đó là luật nhân quả;
- NKT thương bị gán cho là họ không thể sống như người bình thường
- NKT bị xem là sẽ đem đến vận đen, xui xẻo
- Sự kỳ thị và phân biệt đối xử với NKT thể hiện qua thái độ
- Thương hại: chính với quan điểm NKT là vô dụng, không thương hại: chính với quan điểm NKT là vô dụng, không đủ khả năng đưa ra quyết định cho chính mình và không thể thực hiện các chứ năng kinh tế xã hội một cách bình thường mà những người xung quanh, dù vô tình hay hữu ý đã bộ lộ sự thương hại đối với NKT Sự thương hại có thể thấy qua những cách hành xử mà nhiều người trong cộng đồng coi là sự cảm thông,
hỗ trợ và chính bản thân họ không nhận thấy thái độ đi kèm biểu lộ sắc thái tiêu cực Vì thế mà đôi khi NKT nhận những hành vi trợ giúp và cảm nhận được hàm ý ban ơn trong
đó
Trang 32- Sự coi thường: là quan điểm nghĩ rằng NKT có xu hướng ỷ lại quá nhiều vào sự giúp đỡ của người khác Vì thế NKT trở thành người lười biếng và là gánh nặng của người khác Mặt khác quan điểm này cũng cho rằng NKT mãi mãi là những trẻ và điều này khiến cho “chủ nghĩa làm cha mẹ” cứ tồn tại mãi Vấn đề này ăn sâu vào tiềm thức của NKT, họ không tự định hướng và tự đưa ra quyết định và được rèn luyện những vai trò rất bị động Thái độ coi thường không dễ che giấu vì NKT vốn rất nhạy cảm với những biểu hiện kỳ thị và phân biệt đối xử của những người xung quanh
Kỳ thị và phân biệt đối xử là một hệ thống liên kết với nhau, nó đa dạng và khác nhau túy thuộc môi trường và nền văn hóa cụ thể Trường học cũng vậy, trong quá trình
đi học trẻ đang hình thành nên nhận thức tâm lý cho bản thân, trẻ chưa có đủ cơ chế phòng vệ trước những hành vi, nhận thức, thái độ, lời nói mang sự kỳ thị và phân biệt đối xử đó Một điều đáng chú ý nữa là, con người thường tự Nhìnnhận, đánh giá bản thân mình dựa nhiều vào những gì xã hội Nhìnnhận và đánh giá họ Những quan niệm
và thái độ của mọi người xung quanh ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp tới cách NKT Nhìnnhận chính mình Vì vậy nếu trẻ thường xuyên đối mặt với sự kỳ thị, phân biệt đối
xử, nhiều NKT đã có xu hướng tự kỳ thị, phân biệt đối xử thì NKT sẽ có xu hướng tự kỳ thị, đánh giá thấp bản thân, xếp bản thân vào nhóm “không có khả năng”; dẫn đến trẻ mất hứng thú trong việc đi học, NKT sẽ không muốn đến trường vì không muốn đối mặt với kỳ thị, phân biệt hay nghĩ bản thân không thể đi học hoặc nếu NKT đi học và đối mặt với sự kỳ thị và phân biệt đối xử thì họ cung mất dần dự tự tin, không muốn thể hiện bản thân mình Vậy phân biệt đối xử không chỉ ảnh hưởng đến việc tiếp cận giáo dục mà còn chất lượng giáo dục của HSKT
1.2.3.4.6 Tôn giáo
Mỗi tôn giáo khác nhau hình thành nên các hệ thống đức tin khác nhau Tôn giáo
có những ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực đến đời sống của NKT và nó không ngoại trừ “giáo dục” Tôn giáo ảnh hưởng đến nhận định của xã hội về NKT cũng như nhận định của NKT về chính họ Tôn giáo có thể khiến xã hội nghĩ rằng NKT là do hình phạt của thần linh, do họ thiếu một đức tin nên học mới bị như vậy hay là do trời ban, những nhận định sai lầm đó khiến xã hội khiến NKT cũng như gia đình NKT tin và làm theo những nhận định đó như đó là hình phạt nên họ cần chấp nhận, điều đó tạo nên gánh nặng tâm linh, cũng như cảm giác có lỗi trong bản thân NKT; đó là do thiếu đức tin việc đó khiến NKT, gia đình khuyết tật tin vào điều đó và họ bỏ thời gian công sức ra
Trang 33để cầu nguyện để mong bệnh tình thuyên giảm thay vì bỏ thời gian ra để đến các cơ sở y
tế, hay khuyết tật là do trời ban nên họ phải giữ nguyên nếu cải thiện tình trạng thì họ sẽ biến tín trạng đó thành tội lỗi cũng khiến gia đình NKT từ chối các can thiệp y tế Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc giáo dục của NKT, vì nếu không có can thiệp y tế đến sức khỏe thì NKT khó có thể can thiệp giáo dục đặc biệt với các trẻ khiếm thính, khiếm thị (Không có dụng cụ hỗ trợ thì không đi học được) Tuy nhiên tôn giáo cũng mang lại những ảnh hưởng tích cực việc NKT như một đặc điểm trời ban, khuyết tật như sự bộc
lộ ý định của trời, hay khuyết tật như một cơ hội cho sức mạnh đức tin đã tạo thêm động lực cho NKT, giúp họ suy nghĩ tích cực hơn, có ý chí phấn đấu, phát triển bản thân nhiều hơn cũng như khẳng định bản thân nhiều hơn Đó là những yếu tố cần thiết và cần được phát huy trong giáo dục
Tóm lại, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận giáo dục của HSKT bao gồm: cá nhân NKT, gia đình, nhà trường, các yếu tố xã hội (thể chế - chính sách, dịch vụ
xã hội, thông tin, tôn giáo, sự kỳ thị - phân biệt, vị trí địa lý,…) Những yếu tố này ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận giáo dục của HSKT ở những mức độ khác nhau
1.3 Lý thuyết nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận giáo dục của học sinh khuyết tật
1.3.1 Lý thuyết nhu cầu
Là con người xã hội, mỗi người đều có những nhu cầu, nhu cầu về vật chất, nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần Các nhu cầu của con người thường rất đa dạng, phong phú và phát triển Nhu cầu con người phản ánh mong muốn chủ quan hoặc khách quan tùy theo hoàn cảnh sống, yếu tố văn hóa, nhận thức và vị trí xã hội của họ
Để tồn tại con người cần được đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cơ bản cần cho sự sống, như: ăn, mặc, nhà ở và chăm sóc y tế,…; để phát triển, con người cũng cần được đáp ứng nhu cầu cao hơn như: nhu cầu được an toàn, được học hành, được yêu thương, được tôn trọng, được khẳng định Sự vận động và phát triển của loài người nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người Việc đáp ứng nhu cầu con người chính là động cơ thúc đẩy con người tham gia vào hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội
Theo thuyết nhu cầu của Maslow đưa ra năm 1943, con người là một thực hiện sinh – tâm lý xã hội Do đó, con người có nhu cầu cá nhân cần cho sự sống và nhu cầu
xã hội Theo đó, ông chia nhu cầu con người thành năm bậc từ thấp đến cao:
Trang 34- Nhu cầu sinh học bao gồm các nhu cầu về không khí, nước, thức ăn, quần áo, nhà
ở, nghỉ ngơi …
- Nhu cầu an toàn: Ai cũng có mong muốn được sống trong một thế giới hòa bình, không có chiến tranh, không có báo lực, kể cả những trường hợp bị mất kế ính nhai được nhà nước và xã hội bảo vệ và giúp dỡ
- Nhu cầu thuộc vào một nhóm nào đó – giao lưu tình cảm: Là con người ai cũng
có các nhu cầu giao tiếp, nhu cầu sự yêu thương, chia sẻ Họ không muốn sự cô đơn, bị
bỏ ra ngoài lề xã hội, họ mong muốn có hạnh phúc gia đình, sự tham gia và thuộc vào một nhóm nào đó
- Nhu cầu được tôn trọng: Tự tôn trọng là giá trị của chính cá nhân mỗi người; được người khác tôn trọng là sự mong muốn được người khác hừa nhận giá trị của mình
- Nhu cầu thể hiện bản thân: Trong cuộc sống, ai cũng mong muốn tự khẳng định mình và được xã hội tạo điều kiện để hoàn thiện và phát triển cá nhân
Thuyết nhu cầu Maslow làm căn cứ cho việc nhận định những nhu cầu của con người nói chung Tuy nhiên, đối với mỗi đối tượng cụ thể và nhất là đối với từng cá nhân
cụ thể lại có những nhu cầu khác nhau, cũng như người ngày cần có nhu cầu này nhiều hơn, nhu cầu kia ít hơn; vì họ là những cá thể độc lập với những đặc điểm riêng, nằm trong những bối cảnh không giống nhau [13]
Trang 35NKT cũng là một cá thể độc lập và với mỗi dạng khuyết tật khác nhau học cũng có những nhu cầu khác nhau NKT là đối tượng không có, không đủ khả năng hoặc hạn chế trong việc đảm bảo cuộc sống cá nhân, họ là đối tượng cần được quan tâm và hỗ trợ đối với các nhu cầu như y tế, an toàn ngoài các nhu cầu sinh học Và hơn hết học cần được tôn trọng, được hòa nhập cộng đồng và thể hiện bản thân mình, trong đó nhu cầu được tiếp cận giáo dục là nhu cầu bậc cao
1.3.2 Lý thuyết hệ thống
Thuyết hệ thống được đưa ra năm 1940 bởi nhà sinh vật học Ludwig von Bertalanffy Đây là một lý thuyết sinh học cho rằng mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống, được tạo nên từ các tiểu hệ thống và ngược lại cũng là một phần của hệ thống lớn hơn Do đó con người là một bộ phận của xã hội, đồn thời cũng được tạo nên từ các phân tử nhỏ Từ lĩnh vực sinh học, các nguyên tắc của lý thuyết này được chuyển sang việc giải quyết những vấn đề của chuyên ngàn khác
Hanson cho rằng, giá trị của thuyết hệ thống là đi vào giải quyết những vấn đề tổng thể nhiều hơn là những bộ phận của các hành vi xã hội củ con người Macoske thì cho rằng, thuyết hệ thống bắt nguồn dưới học thuyết Darwin xã hội của Herbert Spencer
Theo từ điển tiếng Việt “Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố đối với cùng loại hoặc cùng chức năng có quan hệ hoặc liên quan chặt chẽ làm thành một hệ thống thống nhất”
Như vậy, hệ thống là một tập hợp các phần tử có quan hệ tương hỗ Những thay đổi của phần tử này trong hệ thống sẽ gây ra tác động tới các phần tử khác
Tất cả cơ quan đều là các hệ thống, bao gồm những hệ thống nhỏ hơn và là phần
tử của các hệ thống lớn hơn Mọi hệ thống đều có thể chia được thành các hệ thống nhỏ hơn Như vậy mỗi hệ thống luôn bao gồm những hệ thống con, cho đến đơn vị nhỏ nhất
là phần tử Mỗi hệ thống con lại có những nguyên tắc riêng, cũng như biên giới và đặc tính thống nhất Thành viên trong những hệ thống có thể tháy đổi theo thời gian
Phần tử là đơn vị không thể chia nhỏ được nữa trong một phương thức phân chia
đã cho nằm trong thành phần của hệ thống, việc có những mối liên hệ giữa các phàn tử
sẽ dẫn đến sự xuất hiện trong hệ thống chỉnh thể những tính chất mới mà không có ở phần tử trong trạng thái riêng biệt
Thuyết hệ thống là một bộ phận không thể tác rời của quan điểm sinh thái Hành
vi của con người không phải bộ lộ tự phát một các độc lập mà nằm trong mối quan hệ
Trang 36qua lại với những hệ thống khác trong xã hội Con người là một bộ phận của xã hội chịu
sự tác động của các hệ thống xã hội Sự thay đổi ở bất kỳ mắt xích nào trong hệ thống xã hội cũng tạo ra những ảnh hưởng đến hệ thống con người nằm trong nó, cụ thể là hệ thống của các cá thể thuộc xã hội đó [13].
Như vậy, NKT là một tầng lớp trong xã hội không thể tách rời hệ thống xã hội Do
đó, việc tiếp cận giáo dục của NKT chịu sự tác động của nhiều yếu tố của hệ thống xã hội, mỗi yếu tố có mối liên hệ với nhau trong tính chỉnh thể của đời sống Mặt khác, việc nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục của HSKT liên quan đến hệ thống các thành tố từ
cá nhân, gia đình, nhà trường, xã hội - cơ quan quản lý nhà nước Các thành tố này tác động đồng bộ đến việc tạo ra cơ hội học tập cho HSKT
1.3.3 Thuyết cấu trúc - chức năng
Trong lĩnh vực xã hội học, thuyết cấu trúc – chức năng tập hợp nhiều tác giả khác nhau tham gia nghiên cứu, xây dựng, trong số đó nổi bật nhất là Talcott Parsons (1902- 1979), Robert Merton (1910 – 2003) và Perter Blau (1918 -2002) Nhìnchung, Parsons sử dụng khái niệm hệ thống gần như tương đương nhau với nghĩa là hệ thống có cấu trúc
và cả hai đều có chung những thành phần nhất định mà mỗi thành phần này có những chức năng nhất định đối với hệ thống
Thuyết cấu trúc chức năng là một khuôn khổ cho việc xây dựng lý thuyết mà xem
xã hội như một hệ thống phức tạp mà các bộ phận làm việc với nhau để thúc đẩy tính đoàn kết và sự cố định Trong đó cấu trúc nhấn mạnh các yếu tố tạo thành khuôn mẫu, định hình hệ thống một cách tương đối ổn định Các hệ thống nhận mạnh một tập hợp các yếu tố được sắp tổ chức để xếp theo trật tự nhất định, nghĩa là được định hình với hệ thống môi trường xung quanh
Hệ thống xã hội là hệ thống của các quá trình tương tác giữa các tác nhân Cấu trúc của hệ thống về cơ bản là cấu trúc của các mối liên hệ giữa các tác nhân tham gia vào quá trình tương tác
Chức năng là vai trò, nhiệm vụ mà mỗi một thành phần của hệ thống xã hội phải thực hiện để đảm bảo cho cả hệ thống xã hội tồn tại, vận động và phát triển một cách phù hợp
Theo Parsons, hệ thống xã hội được cấu thành từ bốn tiểu hệ thống tương ứng với bốn loại nhu cầu, chức năng cơ bản của hệ thống xã hội Từ đó, trong xã hội học hiện đại đã xuất hiện sơ đồ nổi tiếng của Parsons về hệ thống xã hội viết tắt là sơ đồ AGIL,
Trang 37còn được gọi là sơ đồ hệ thống xã hội, tiểu hệ thống có chức năng cung cấp các phương tiện, nguồn lực và năng lượng để thực hiện các mục đích đã xác định
Trong hệ thống xã hội, đây chính là tiểu hệ thống kinh tế Nền kinh tế, các doanh nghiệp và các quá trình kinh tế được tổ chức để thực hiện chức năng thích ứng của xã hội đối với môi trường khan hiếm các nguồn lực và đang biến đổi không ngừng [6]
Tiểu hệ thống hướng đích đóng vai trò xác định các mục tiêu định hướng cho toàn
bộ hệ thống vào việc thực hiện mục đích đã xác định Tiểu hệ thống hướng đích trong xã hội chính là hệ thống chính trị với các tổ chức đảng phái và các cơ quan chính quyền trung ương và chính quyền địa phương cùng nhiều đơn vị và cơ quan quyền lực khác [6]
Để tồn tại một cách ổn định và trật tự, mỗi xã hội cần phải có tiểu hệ thống bảo tồn thực hiện chức năng kích thích, động viên các cá nhân và nhóm xã hội, đồng thời đảm nhiệm chức năng quản lý và bảo trì các khuôn mẫu hành vi, ứng xử của các thành viên Tiểu hệ thống bảo tồn bao gồm gia đình, nhà trường, tổ chức văn hóa, tôn giáo, khoa học nghệ thuật Thông qua các cơ chế xã hội hóa, hợp thức hóa và thiết chế hoá hệ các giá trị, chuẩn mực xã hội có khả năng đáp ứng nhu cầu duy trì các kiều hành động, các khuôn mẫu hành vi để bảo đảm trật tự, ổn định, cần bằng và an toàn xã hội.
Như vậy, mỗi thành tố của cấu trúc xã hội giữ một vai trò, chức năng nhất định nhằm duy trì ổn định và trật tự xã hội Do đó, vai trò của nhà trường, thể chế, gia đình, bản thân NKT, tôn giáo, dư luận xã hội, v.v… có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp cận giáo dục của NKT và việc tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục của HSKT không thể tách rời những yếu tố này
Tiểu kết chương 1:
Trên cơ sở tổng thuật các công trình nghiên cứu cho thấy, các nghiên cứu trong
và ngoài nước phần lớn mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về thực trạng cũng như những khó khăn mà NKT gặp phải trong quá trình giáo dục hoặc kết quả, tỷ lệ đạt được trong giáo dục của NKT Chưa có được công trình nghiên cứu về vấn đề tiếp cận giáo dục của NKT và những khó khăn gặp phải trong quá trình tiếp cân giáo dục Tóm lại vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận giáo dục của HSKT tại thành phố Đà Nẵng
NKT là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn
Trang 38Tiếp cận giáo dục đối với NKT được hiểu là việc NKT được sử dụng các dịch vụ giáo dục, bao gồm được cung cấp thông tin, hỗ trợ, được khuyến khích định hướng phát huy năng lực cá nhân từ đó họ trở thành chính mình qua đó đóng góp năng lực bản thân cho xã hội, được thỏa mãn được quan điểm, sở thích và thế mạnh của bản thân để hòa nhập cộng đồng
Tiếp cận giáo dục chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau và yếu tố tiên quyết đầu tiên ảnh hưởng đến việc tiếp cận giáo dục của HSKT là yếu tố cá nhân HSKT Ngoài
ra còn có yếu tố quyết định trực tiếp đến việc tiếp cận giáo dục của HSKT như nhà trường, gia đình, xã hội
Các lý thuyết như: thuyết nhu cầu, lý thuyết hệ thống và thuyết cấu trúc chức năng là những cơ sở lý thuyết để soi chiếu vấn đề tiếp cận giáo dục của HSKT Thuyết hệ thống sẽ làm rõ nhu cầu của NKT, nhu cầu của gia đình NKT Thuyết hệ thống và thuyết cấu trúc giúp phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận giáo dục của HSKT, đồng thời
để làm rõ các mối liên kết giữa chúngm từ đó xây dựng hệ thống biện pháp hợp lý
Trang 39CHƯƠNG 2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾP CẬN GIÁO DỤC CỦA NKT TẠI
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1 Khái quát địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên của thành phố Đà Nẵng
- Vị trí địa lý
tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông Với vị trí trung độ của cả nước, Đà Nẵng cách Hà Nội 765km về phía Bắc và thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, nối vùng Tây Nguyên trù phú qua Quốc lộ 14B và là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và nước bạn Lào Các trung tâm kinh doanh - thương mại của các nước vùng Đông Nam Á
và Thái Bình Dương đều nằm trong phạm vi bán kính 2000km từ thành phố Đà Nẵng
- Khí hậu
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít biến động Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 1-9, mùa mưa từ tháng 10-12 Nhiệt độ
rét đậm nhưng không kéo dài
- Đặc điểm địa hình
Địa hình thành phố Đà Nẵng khá đa dạng, vừa có đồng bằng vừa có núi, một bên
là đèo Hải Vân với nhữngdãy núi cao, một bên là bán đảo Sơn Trà hoang sơ Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc và tỉnh Quảng Nam Đồng bằ ng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố
- Tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên đất
Trang 40Thành phố Đà Nẵng có các loại đất khác nhau: cồn cát và đất cát ven biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất xám bạc màu và đất xám, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng Trong đó, quan trọng là nhóm đất phù sa ở vùng đồng bằng ven biển thích hợp với thâm canh lúa, trồng rau và hoa quả ven đô; đất đỏ vàng ở vùng đồi núi thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi gia súc và có kết cấu vững chắc thuận lợi cho việc bố trí các cơ sở công trình hạ tầng kỹ thuật
* Tài nguyên nước
- Biển, bờ biển
Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km, có vịnh Đà Nẵng nằm chắn bởi sườn núi Hải Vân và Sơn Trà, mực nước sâu, thuận lợi cho việc xây dựng cảng lớn và một số cảng chuyên dùng khác; và nằm trên các tuyến đường biển quốc tế nên rất thuận lợi cho việc giao thông đường thuỷ Mặc khác Vịnh Đà Nẵng còn là nơi trú đậu tránh bão của các tàu có công suất lớn
Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km2, có các động vật biển phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 loài (11 loài tôm, 02 loại mực và 03 loại rong biển) với tổng trữ lượng là 1.136.000 tấn hải sản các loại (theo dự báo của Bộ Thuỷ sản) và được phân bố tập trung ở vùng nước có độ sâu từ 50-200m (chiếm 48,1%), ở độ sâu 50m (chiếm 31%), vùng nước sâu trên 200m (chi ếm 20,6%) Hàng năm có khả năng khai thác trên 150.000 -200.000 tấn hải sản các loại
- Sông ngòi, ao hồ
Sông ngòi của thành phố Đà Nẵng đều bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc thành phố
và tỉnh Quảng Nam Hầu hết các sông ở Đà Nẵng đều ngắn và dốc Có 2 sông c hính là Sông Hàn (chiều dài khoảng 204 km, tổng diện tích lưu vực khoảng 5.180km2) và sông
Cu Đê (chiều dài khoảng 38 km, lưu vực khoảng 426km2) Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có các sông: Sông Yên, sông Chu Bái, sông Vĩnh Điện, sông Túy Loan, sông Phú Lộc