1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Hiện trạng chung phát triển các cực công nghệ và công nghệ cao ở Việt Nam

10 74 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Tài liệu đề cập 2 nội dung chính: Hiện trạng chung phát triển các cực công nghệ và công nghệ cao ở Việt Nam; Phân tích SWOT cho Đà Nẵng; Một số gợi suy cho lựa chọn định hướng và mô hình phát triển không gian công nghệ Đà Nẵng; Hình thành điểm hút cho công nghiệp sáng tạo. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

  I Hiện trạng chung phát triển cực công nghệ công nghệ cao Việt Nam   Trước khi bàn về khả năng để Đà Nẵng phát triển trở thành một cực (pole) hoặc đầu mối chủ đạo (hub) về cơng nghệ và cơng nghệ cao, chúng ta điểm qua tình hình phát triển ở một số địa phương khác. Qua các cuộc làm việc, khảo sát với các địa phương cho thấy hiện đang tồn tại nhiều bất cập trong việc phát triển các khu cơng nghệ cao (CNC), là một loại cực cơng nghệ, hoặc đầu mối cơng nghệ của quốc gia hoặc của vùng Thứ nhất, quan niệm về các loại hình khu CNC, chức năng, vai trò và hoạt động của các khu này khơng thống nhất. Thứ hai, điều kiện cần và đủ cho việc thành lập và hoạt động của các khu chưa được nhận thức đầy đủ. Thứ ba, có xu hướng thành lập khu CNC tràn lan khi chưa đủ điều kiện, dẫn tới nguy cơ một số khu CNC thành lập ra có thể khơng đi vào hoạt động hoặc hoạt động với hiệu quả kém Khó khăn chung của hai khu cấp quốc gia hiện nay là Khu CNC Hòa Lạc và Khu CNC TP Hồ Chí Minh là: 1) thiếu giải pháp khả thi cho cơng tác giải phóng mặt bằng, 2) thiếu các nguồn lực để phát triển, xây dựng và vận hành khu CNC… do phải xây dựng mới hồn tồn, khơng khai thác được cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực hiện có. Khu CNC TP Hồ Chí Minh được đánh giá là thực hiện nhanh hơn so với Khu CNC Hòa Lạc, một phần do những lợi thế về vị trí - địa điểm và giải phóng mặt bằng Ngồi ra, một số tỉnh, thành phố cũng đã và đang thành lập các đặc khu theo kiểu vườn ươm cơng nghệ, trung tâm/cơng viên phần mềm và khu nơng nghiệp CNC, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ  Trong đó, một số khu đã đi vào hoạt động được vài năm, nhưng tính chất hoạt động và chức năng còn rất sơ sài, chủ yếu tập trung vào dịch vụ cho th đất, phòng ốc và một số tiện ích cơ bản. Một số khu này đều chưa có chức năng ươm tạo doanh nghiệp CNC   1.1 Khu CNC Hòa Lạc   1.1.1 Hiện trạng Tiến độ thực hiện Dự án Khu CNC Hòa Lạc chậm so với kế hoạch và thiết kế ban đầu, mặc dù một số năm gần đây đã có những bước tiến đáng kể trong việc giải phóng mặt bằng và thu hút đầu tư. Ngun nhân chủ yếu là do q trình triển khai xây dựng dự án này gặp nhiều khó khăn, đặc biệt liên quan đến giải phóng mặt bằng và phân cơng, phân cấp trách nhiệm cũng như việc phối hợp thực hiện giữa các cơ quan liên quan   Sau hơn 10 năm từ khi thành lập, một số dự án hạ tầng quan trọng mới bắt đầu được triển khai, trong đó có dự án Trường Đại học FPT, dự án đầu tư mở rộng quy mơ phòng thí nghiệm trọng điểm-Bể thử mơ hình tàu thuỷ-Vinashin, Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Dữ liệu Viettel-IDC  Với diện tích 30ha, nằm trong khu giáo dục và đào tạo, Trường Đại học FPT cung cấp cơ sở vật chất đồng bộ và hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm phục vụ việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu cho các sinh viên, giảng viên của Trường Đại học FPT đạt kết quả cao nhất, với tổng số sinh viên là 10.000 (giai đoạn 1: 3.000, giai đoạn 2: 7.000) Hiện tại dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học FPT (thuộc khu giáo dục và đào tạo) đang đi vào xây dựng giai đoạn 1 với diện tích đất sử dụng là 91.000m2. Nằm trong Khu nghiên cứu và triển khai với diện tích 25ha, dự án đầu tư mở rộng quy mơ phòng thí nghiệm trọng điểm-Bể thử mơ hình tàu thuỷ-Vinashin cũng đã được chuẩn bị. Dự án được Viện Khoa học cơng nghệ tàu thuỷ đầu tư, với tổng mức đầu tư là 1.498,964 tỷ đồng đang triển khai thăm dò nền móng địa chất cơng trình phục vụ thi cơng. Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Dữ liệu Viettel-IDC đang được triển khai Ban Quản lý Khu CNC Hồ Lạc đã cấp phép cho hơn 20 dự án sản xuất cơng nghiệp CNC, trong đó 18 dự án của các doanh nghiệp Việt Nam, khoảng dưới 10 dự án của nước ngồi như Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan Như vậy, số dự án đầu tư của nước ngồi vào khu CNC Hòa Lạc hầu như chưa đáng kể, kể cả từ Nhật Bản, nơi mà Chính phủ đã có những tun bố cam kết ủng hộ mạnh mẽ việc phát triển khu này. Khoảng 50% các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực cơng nghệ điện tử - viễn thơng   1.1.2 Khó khăn Trong q trình nghiên cứu khả thi và quy hoạch tổng thể Khu CNC Hòa Lạc, khơng ít chun gia đã cảnh báo về những thách thức sẽ gặp phải, đặc biệt liên quan đến lựa chọn địa điểm tối ưu và sự linh hoạt trong mơ hình hoạt động của Khu CNC. Thực tế đến nay, đây là nhũng ngun nhân chủ yếu dẫn đến sự kém hiệu quả, đặc biệt là trong nhiều năm đầu của q trình hình thành và phát triển. Có thể tóm tắt một số khó khăn chủ yếu sau đây: - Phải xây dựng mới tồn bộ hệ thống hạ tầng từ đầu (kể cả hạ tầng bên ngồi Khu) nên chi phí đầu tư rất lớn - Cơng tác giải phóng mặt bằng tốn nhiều chi phí và thời gian nên ảnh hưởng nhiều đến tiến độ thi cơng của nhiều cơng trình - Khó tận dụng được nguồn lực sẵn có của Hà Nội, bao gồm nguồn nhân lực CNC và hạ tầng kỹ thuật cho nghiên cứu, đào tạo và sản xuất CNC - Cách trung tâm thành phố khỏang hơn 40 km, trong khi điều kiện giao thơng hạn chế, hệ thống hạ tầng dịch vụ còn thiếu thốn nên nhiều nhà khoa học, tổ chức khoa học và doanh nghiệp chưa muốn di chuyển đến làm việc tại Khu CNC Hòa Lạc   1.1.3 Thuận lợi Về cơ bản, q trình nghiên cứu, thành lập lập Khu CNC Hòa Lạc có một số thuận lợi nhất định. Theo nhiều chun gia, đây là điều kiện quan trọng giúp Khu CNC phần nào khắc phục được một số khó khăn ban đầu Có thể kể đến một số thuận lợi chủ yếu như sau: - Là Dự án phát triển khu CNC đầu tiên của Việt Nam, được sự chỉ đạo trực tiếp từ Thủ tướng Chính phủ - Được hỗ trợ vốn ODA của Nhật và các chun gia Nhật Bản (JICA) ngay từ giai đoạn nghiên cứu khả thi và quy hoạch tổng thể 1.2 Khu CNC thành phố Hồ Chí Minh So với Khu CNC Hòa Lạc, Khu CNC TP Hồ Chí Minh có một số lợi thế nhất định. Về địa điểm, Khu này chỉ cách trung tâm thành phố, cảng Sài Gòn và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất khoảng 15km, nằm ở giữa 43 khu cơng nghiệp và khu chế xuất, gần Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh và các viện nghiên cứu cơng nghệ Về nhu cầu sản xuất cơng nghiệp CNC, Khu CNC TP Hồ Chí Minh đã thu hút được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngồi Triển vọng thu hút đầu tư CNC vào Khu CNC là rõ ràng và sáng sủa - nhất là sau khi Tập đồn Intel quyết định đầu tư vào Khu CNC. Hiện nay, có hơn 40 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn khoảng hơn 1 tỷ USD và 85 ha đất. Ngồi việc thu hút các dự án sản xuất cơng nghiệp CNC, một số tập đồn, cơng ty lớn cũng có ý định đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ CNC trong Khu CNC   1.2.1 Khó khăn Dù được đánh giá là có sức hấp dẫn hơn so với Khu CNC Hòa Lạc, nhưng q trình hình thành và phát triển kể từ khi thành lập cũng gặp nhiều khó khăn khiến các nhà đầu tư quan ngại. Một số khó khăn chủ yếu có thể kể đến như sau: - Mặc dù TP Hồ Chí Minh là trung tâm cơng nghiệp và thu hút đầu tư nước ngồi lớn nhất của cả nước, nhưng chất lượng và số lượng nhân lực CNC vẫn còn nhiều bất cập. Theo Ban Quản lý Khu CNC, hoạt động chủ yếu của nhiều nhà đầu tư lớn hiện đang đầu tư trong Khu CNC, kể cả Intel, NIDEC  vẫn là lắp ráp đơn giản; nhân lực được tuyển dụng chủ yếu vẫn là trình độ tay nghề thấp. Nếu khơng có điều chỉnh theo hướng tăng dần tỷ trọng các hoạt động có hàm lượng CNC thì rất có thể Khu CNC TP Hồ Chí Minh sẽ khơng tạo ra sự khác biệt với các khu cơng nghiệp truyền thống   - Trong khi thuận lợi về hạ tầng (gần gũi về khơng gian), nhưng hiệu quả huy động nguồn lực vẫn hạn chế, kể cả vốn đầu tư xây dựng hạ tầng và nhân lực CNC. Điều này cho thấy, khâu tổ chức - quản lý còn yếu kém, thiếu cơ chế thích hợp cho ln chuyển, phối hợp nguồn nhân lực CNC, vốn đã eo hẹp, giữa các tổ chức khoa học và cơng nghệ (KH&CN) quanh khu và Khu CNC 1.2.2 Thuận lợi - Nằm cách trung tâm thành phố 15 km, ở giữa 43 khu cơng nghiệp, khu chế xuất của vùng kinh tế trọng điểm phía nam, sát Ðại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh là lợi thế lớn để phát triển - Hạ tầng giao thơng tương đối phát triển II Một phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, hội thách thức) cho Đà Nẵng Trên cơ sở khảo sát và nghiên cứu tình hình thực tiễn ở Đà Nẵng nói riêng và trong khu vực miền Trung nói chung (kể cả Huế và Quảng Nam), nhóm nghiên cứu của chúng tơi có thể đưa ra một số phân tích SWOT như sau cho Đà Nẵng trong việc phát triển cơng nghệ và CNC nói chung và thiết lập các đầu mối hoặc cực cơng nghệ (hub hoặc pole) nói riêng   2.1 Điểm mạnh - Tiềm năng phát triển khu vực: vị thế trung tâm kinh tế vùng của thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương - Lối ra biển có sẵn của Hành lang kinh tế Đơng - Tây đã được đưa vào quy hoạch phát triển vùng Đơng Nam Á của nhiều nước trong khu vực (Lào, Thái Lan, Việt Nam) và các tổ chức quốc tế như ADB - Hạ tầng tốt của khu vực miền Trung nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng: đơ thị, sân bay, cảng biển nước sâu, đường, cầu cảng, bến bãi, viễn thơng, Internet - Mơi trường sống tốt của dải ven biển gần Đà Nẵng: cảnh quan biển - núi, du lịch nghỉ dưỡng đang được triển khai mạnh qua nhiều dự án bất động sản cao cấp - Khu vực miền Trung, kể từ Huế vào đến Mỹ Sơn tập trung nhiều di sản văn hố tạo sức hút của địa phương đối với nhân lực từ nơi khác đến làm việc và sinh sống - Đầu tư nước ngồi vào lĩnh vực du lịch, bất động sản lớn, với nhiều dự án cao cấp, hứa hẹn đem lại một động lực mới cho phát triển các ngành và dịch vụ liên quan - Đại học Đà Nẵng đã bước đầu có kinh nghiệm vă năng lực trong việc triển khai các dự án nghiên cứu và phát triển, đào tạo ở trình độ cao, và tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội. Một số trường đại học khác cũng bắt đầu hoạt động và thành lập như Duy Tân, FPT  Ngồi ra, Chính phủ đã đồng ý về ngun tắc thành lập Đại học Quốc tế chất lượng cao ở Đà Nẵng với sự hợp tác của Chính phủ Anh và một số đại học ở Anh   - Thế mạnh nổi trội trong vùng trong một số lĩnh vực: CNTT-TT (960 tỉ doanh thu, 5,5 triệu đơla xuất khẩu phần mềm), cơ điện tử - tự động hố, năng lượng 2.2 Hạn chế - Hoạt động nghiên cứu còn ở mức độ vừa phải, mang tính ứng dụng là chủ yếu - Chỉ phát triển một số lĩnh vực CNC (CNTT, năng lượng), các lĩnh vực khác chưa được như mong muốn (cơng nghệ sinh học, vật liệu ) - Chưa có liên kết mạnh giữa đại học và nghiên cứu với sản xuất, thị trường, người sử dụng; yếu tố lan toả thấp - Vai trò doanh nghiệp chưa nổi bật, còn thụ động - Thiếu nguồn nhân lực cho CNC, ít nhất là trong 5 năm tới - Liên kết khu vực chưa mạnh: Đà Nẵng - Huế, Đà Nẵng - TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng - Hà Nội, thiếu cơ chế chung cho liên kết (chương trình, mạng lưới trung tâm xuất sắc) - Đầu tư vào lĩnh vực cơng nghiệp còn hạn chế, và vào cơng nghiệp CNC hầu như chưa có gì 2.3 Cơ hội - Các chủ trương, chính sách về phát triển Đà Nẵng thành Trung tâm KH&CN vùng của Chính phủ và đặc biệt là việc thành lập Khu CNC tại Đà Nẵng - Hiện nay quy hoạch Khu CNTT với 131 ha, đang đi vào kế hoạch, và sẽ bao gồm cả Khu phần mềm. Đây sẽ là cú hích mạnh cho phát triển cơng nghệ thơng tin của khu vực - Chính phủ thơng qua Bộ GDĐT đã có đề án thành lập đại học đẳng cấp quốc tế (đại học quốc tế) trong khu vực được dự kiến giành cho Khu CNC. Đại học này được sự hỗ trợ với vốn đầu tư của Chính phủ và một số tổ chức quốc tế và nước ngồi như Vương quốc Anh - Trong giai đoạn sắp tới, kinh tế hậu khủng hoảng sẽ tạo các cơ hội liên kết, mạng lưới mới về kinh doanh với doanh nghiệp CNC lớn trên thế giới (ví dụ, một số doanh nghiệp lớn đa quốc gia đã bắt đầu đầu tư tại Việt Nam (Renesas, Intel) và đang có ý định triển khai ra miền Trung như IBM vùng…) - Các khu dân cư và đơ thị mới cao cấp dọc bờ biển sẽ mang đến lượng lớn số người có thu nhập cao, có tri thức, vốn, kinh nghiệm và quan hệ, tạo ra một tầng lớp những người lao động tri thức, lao động có kỹ năng cao, thu nhập cao 2.4 Thách thức - Sự cạnh tranh gay gắt cả trong nước và quốc tế về nguồn vốn đầu tư cả trong nước và quốc tế cũng như về nguồn nhân lực. Kết quả khảo sát một số tổ chức đại học và nghiên cứu miền Trung cho thấy Huế cũng đang nổi lên như một khu vực thu hút đầu tư, kể cả các dự án phát triển về khoa học và CNC. Về mặt truyền thống đại học và nghiên cứu, Huế còn có khả năng vượt trội ở một số lĩnh vực nhất định so với Đà Nẵng, ví dụ như y sinh và cơng nghệ sinh học - Trong nước: sự phát triển ồ ạt dọc bờ biển của các cảng nước sâu, các khu cơng nghiệp, khu chế xuất, đặc khu kinh tế mở từ Bắc Trung bộ (Thanh Hóa, Nghệ An) vào đến Quảng Ngãi, Bình Định (kiểu như Khu Kinh tế mở Chu Lai hay Thành phố sáng tạo Tuy Hòa) có thể làm giảm sức hút của Đà Nẵng - Ngồi nước: cạnh tranh vốn đầu tư ngày càng trở nên gay gắt trong giai đoạn hậu khủng hoảng, nhiều nền kinh tế như Thái Lan, Malaysia, Singapore đang có những thay đổi về chính sách, về thể chế cần thiết và hấp dẫn để khơi phục lại sau khủng hoảng. Đây sẽ là một thách thức khơng nhỏ nếu Việt Nam khơng kịp thời có những điều chỉnh phù hợp - Đầu tư trực tiếp nước ngồi trong khu vực Đà Nẵng cho đến nay chủ yếu là dịch vụ, đầu tư xây dựng dự án bất động sản như khu nghỉ dưỡng, khách sạn, du lịch và chưa có nhiều các dự án đáng kể về phát triển sản xuất và chuyển giao cơng nghệ. Do vậy có thể nói tác động lan toả về cơng nghệ của các dự án đầu tư nước ngồi còn thấp - Trong các dự án đầu tư, chỉ có một số ít dự án về sản xuất (78/168 dự án), còn lại chủ yếu là hoạt động gia cơng đơn giản, giá trị gia tăng thấp, chưa có nhiều hàm lượng cơng nghệ, nhất là CNC - Một thách thức lớn cho phát triển Khu CNC Đà Nẵng là tư duy phát triển “tồn diện và ngay lập tức” của Khu CNC. Một số tư tưởng trong hoạch định kế hoạch phát triển có thể đòi hỏi phải nhanh chóng có được đầy đủ các bộ phận cấu thành của một Khu CNC hiện đại và việc chọn các thứ tự ưu tiên thường dựa vào các lĩnh vực CNC “theo thơng lệ” (kiểu như cơng nghệ thơng tin, điện tử - viễn thơng, mà nơi nào cũng muốn phát triển). Một số tư duy khác có thể là xây Khu mới hồn tồn, tách khỏi những yếu tố tiềm lực đã có sẽ gây những khó khăn khơng cần thiết và bỏ phí các nguồn lực sẵn có - Một tư duy phát triển khác cũng có thể sẽ là thách thức cho việc hình thành các cơ sở CNC ở Đà Nẵng là tư duy phát triển “đóng”, mang tính cục bộ. Bằng cách chỉ tính đến những gì của riêng mình, có thể Đà Nẵng sẽ khó kéo/hút được nguồn lực và liên kết khu vực (thậm chí ngay cả trong khu vực miền Trung từ Huế) và sẽ có nguy cơ chỉ dựa vào nhân lực của Đà Nẵng III Một số gợi suy cho lựa chọn định hướng mơ hình phát triển khơng gian cơng nghệ Đà Nẵng Trên cơ sở những phân tích SWOT như trên, có thể có một số phân tích định hướng cho việc xây dựng và phát triển các hoạt động cơng nghệ nói chung và CNC nói riêng ở Đà Nẵng như sau: 3.1 Đà Nẵng có tiềm trở thành trung tâm du lịch - kinh tế lớn Việt Nam Đà Nẵng có cơ hội và nên trở thành khơng chỉ thuần t là một trung tâm du lịch biển như Nha Trang ở trong nước hay Phuket ở Thái Lan hay Bali ở Indonesia, mà đồng thời còn là trung tâm kinh tế đa ngành (trong đó du lịch chỉ là một mũi nhọn), gắn với cơng nghiệp, các ngành dịch vụ khác, giao thơng vận tải…, vừa tạo điều kiện, tạo nguồn cung cho các hoạt động cơng nghệ, vừa tạo ra nhu cầu, kích thích sự phát triển của các hoạt động cơng nghệ. Như vậy, Đà Nẵng có thể phát triển theo mơ hình thành phố du lịch lớn thứ hai của nước Pháp (Nice) hay Hongkong, tạo điều kiện cho việc phát triển thành cơng một trung tâm cơng nghệ và CNC. Theo các mơ hình kiểu này, một số trung tâm đơ thị dựa trên phát triển du lịch sẽ là nguồn cung (nhân lực, tài lực, hạ tầng kỹ thuật) và điểm tạo cầu cho các hoạt động dịch vụ cơng nghệ. Ví dụ tại Pháp, Nice là trung tâm của cả vùng Bờ biển Xanh miền nam nước Pháp (Cote d’Azur) nổi tiếng với các trung tâm du lịch, văn hóa, điện ảnh (Canne) khác và tất cả đều gắn với nền của Khu CNC Sophia-Antipolis Các điều kiện về thiên nhiên, vị trí địa lý và quy hoạch tại Đà Nẵng đều cho thấy hội đủ các điều kiện tương đồng này 3.2 Để phát triển khu tập trung công nghệ, Đà Nẵng nên chọn hướng phát triển Khu CNC không Khu Công nghiệp CNC Sự khác biệt căn bản giữa Khu cơng nghiệp CNC và Khu CNC là mối tương quan giữa các hoạt động sản xuất cơng nghiệp CNC và nghiên cứu - phát triển (R&D). Mơ hình Khu cơng nghiệp CNC cho phép dễ khả thi trong ngắn hạn, dễ thu hút đầu tư hơn trong giai đoạn đầu, trong xu thế thu hút các dòng vốn đầu tư nước ngồi còn tương đối thuận lợi ở Việt Nam Tuy nhiên, ưu điểm của khu CNC là khai thác và phát triển được các năng lực về nghiên cứu khoa học, phát triển cơng nghệ và đào tạo. Khi chọn mơ hình khu CNC, về lâu dài Đà Nẵng sẽ có nhiều lợi thế phát triển kinh tế dựa trên giá trị gia tăng cao hơn, nhiều lợi thế cạnh tranh hơn, thay vì chỉ tập trung sản xuất cơng nghiệp, đang có xu thế gia cơng, ít giá trị gia tăng và rất dễ bị rơi vào trạng thái thường được gọi là “bẫy lao động rẻ, thu nhập và giá trị gia tăng thấp” mà nhiều nhà kinh tế đã cảnh báo Kinh nghiệm thành cơng về phát triển các khu CNC ở nhiều quốc gia cho thấy, q trình hình thành và phát triển được thực hiện qua nhiều giai đoạn (phân kỳ phát triển). Theo đó, giai đoạn đầu tập trung sản xuất và thu hút đầu tư cho phát triển cơng nghiệp CNC, còn ươm tạo, nghiên cứu và phát triển cũng cần giữ ở một mức độ vừa phải để tạo gia tốc cho q trình phát triển tiếp theo. Tỷ trọng nghiên cứu và phát triển (R&D) sẽ được điều chỉnh theo hướng tăng dần trong những giai đoạn tiếp theo 3.3 Lựa chọn định hướng cho phát triển công nghệ CNC Đà Nẵng: số gợi ý Trong việc lựa chọn định hướng phát triển cơng nghệ và CNC Đà Nẵng, một số quan điểm sau đây có thể cần được xem xét: Do lợi thế hiển nhiên, phát triển cơng nghệ và CNC Đà Nẵng có thể phải gắn tối đa với phát triển du lịch Các hoạt động này, bao gồm cả việc xây dựng Khu CNC Đà Nẵng phải phục vụ thiết thực cho việc phát huy các thế mạnh khác của Đà Nẵng như kinh tế biển, hạ tầng cảng, hệ thống kho tiếp vận, đầu mối giao thơng đường bộ sang Lào và hàng khơng  Khơng gian cơng nghệ và Khu CNC Đà Nẵng phải gắn với việc trở thành một khơng gian sống và làm việc lý tưởng cho các nhà KH-CN, các chun gia về quản lý, đầu tư tại miền Trung và cả những người nhập cư đến từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, và từ nước ngồi. Trong điều kiện như vậy, Đà Nẵng sẽ có cơ hội để hợp tác, liên kết tốt hơn với các khu cơng nghiệp, khu CNC khác trong và ngồi khu vực, theo hướng trao đổi chun gia, chia sẻ cơ sở vật chất kỹ thuật dùng chung Mơ hình phát triển các khơng gian CNC (khơng nhất thiết phải là Khu, mà có thể là một vùng) nói chung rất đa dạng. Việc lựa chọn mơ hình tối ưu nào còn tùy thuộc vào các lợi thế của từng quốc gia, từng vùng cụ thể của mỗi quốc gia. Dựa vào lợi thế và điều kiện phát triển kinh tế và KH&CN của Đà Nẵng, các kết quả nghiên cứu cho rằng những mơ hình tham khảo thích hợp nhất cho khơng gian CNC Đà Nẵng khơng phải là những khu như Silicon Valley (Mỹ), Oxford (Anh), hay Trung Quan Thơn (Trung Quốc), mà là những khu như: - Khu CNC Sophia Antipolis – nam nước Pháp - Khu CNC Barcelona – Tây Ban Nha - Khu CNC Thẩm Quyến – Trung Quốc Các khu CNC nói trên có đặc điểm chung là: 1) Gần biển, có cơ hội và thực sự đã phát triển các ngành kinh tế dựa trên nền tảng lợi thế biển và hoạt động du lịch; 2) Có mơi trường sống và làm việc lý tưởng cả về vật chất và tinh thần, dễ thu hút các nhà khoa học, quản lý và doanh nhân trong nước và cả quốc tế đến sống hoặc làm việc lâu dài; 3) Ít có sẵn các cơ sở nghiên cứu KH&CN, đào tạo mạnh tại chỗ, nên phải tìm cách thu hút từ các nơi khác, trong nước và nước ngồi Dựa trên kinh nghiệm thành cơng của các khu có điều kiện khá tương đồng trên thế giới và điều kiện đặc thù của Đà Nẵng, kết quả nghiên cứu đưa ra một số gợi suy ban đầu cho việc lựa chọn mơ hình cho khơng gian CNC Đà Nẵng như sau: Trước hết, khơng gian cơng nghệ nói chung và Khu CNC nói riêng ở Đà Nẵng nên gắn tối đa với phát triển du lịch - nghỉ dưỡng. Với tiềm năng trở thành một trung tâm du lịch cao cấp lớn, Đà Nẵng sẽ có cơ hội cung cấp rất nhiều, với khối lượng lớn và ở mức chất lượng cao các sản phẩm và dịch vụ khác nhau, như những dịch vụ sinh hoạt, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, vui chơi giải trí. Đây sẽ là yếu tố “cầu” lơi kéo sự phát triển của những cơ sở cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khu vực này, đồng thời cho xuất khẩu. Ví dụ, với năng lực đóng tàu sẵn có, Đà Nẵng có thể hỗ trợ phát triển việc đóng các loại tàu phục vụ du lịch, trước mắt và chủ yếu là cỡ nhỏ, nhưng chất lượng quốc tế với giá trị rất cao. Tương tự như vây, các hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng chất lượng cao đều đòi hỏi sự hỗ trợ của một nền tảng cơng nghệ cao cấp và đây chính là nhu cầu lớn cho thị trường cơng nghệ Thứ hai, hoạt động cơng nghệ tại Đà Nẵng phải phục vụ thiết thực cho việc phát huy các thế mạnh khác của thành phố, bao gồm: kinh tế biển, dịch vụ cảng, kho tiếp vận, hậu cần (logistics), đầu mối giao thơng… Ví dụ, dịch vụ cảng, hậu cần và tiếp vận hiện đại đòi hỏi nhiều năng lực cao về cơng nghệ thơng tin, quản lý, tự động hóa…, và các hoạt động dịch vụ CNC có thể giúp cho Đà Nẵng trở thành một trung tâm vận tải đa phương thức khơng chỉ ở miền Trung, và còn cả cho Lào và phía Đơng bắc Thái Lan Thứ ba, khơng gian cơng nghệ Đà Nẵng phải là một khơng gian sống và làm việc hấp dẫn cho các nhà khoa học, nhà sáng chế, các doanh nhân, nhà đầu tư của Đà Nẵng và những người đến từ thành phố lớn khác như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Huế  và nước ngồi. Với nhiều khu căn hộ nghỉ dưỡng và du lịch cao cấp chạy dọc bờ biển, mà chủ sở hữu chủ yếu đến từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nước ngồi, điều này sẽ thu hút được một số lượng lớn người có trình độ, năng lực, nguồn lực đầu tư để tham gia vào phát triển kinh tế vùng nói chung và khu CNC nói riêng, với tư cách là nhà đầu tư, nhà nghiên cứu hay nhà quản lý. Như vậy, họ sẽ có cả mơi trường sống và mơi trường làm việc tốt ở Đà Nẵng, và đây sẽ là một trong những điểm nhấn cho việc thu hút phát triển hoạt động CNC Thứ tư, rút kinh nghiệm “chưa thành cơng” từ Khu CNC Hòa Lạc và Khu CNC TP Hồ Chí Minh đã được phân tích ở trên, và học hỏi mơ hình “thành cơng” của một số Khu CNC ở Trung Quốc, Pháp , việc quy hoạch xây dựng và phát triển khơng gian (Khu) CNC Đà Nẵng khơng nên thực hiện theo cách truyền thống, tức là xây dựng ngay từ đầu một khu “trong hàng rào” với đầy đủ các bộ phận cấu thành. Khu CNC Đà Nẵng nên tận dụng có hiệu quả các cơ sở hiện có về nghiên cứu, thử nghiệm, đào tạo đang rải rác tại một số nơi trong thành phố làm nền tảng ban đầu, coi như một bộ phận cấu thành ban đầu của Khu. Theo cách đó, Khu CNC Đà Nẵng có thể có nhiều thành phần, bố trí ở nhiều địa điểm khác nhau. Ví dụ, Đà Nẵng Software Park hồn tồn có thể, và nên trở thành, một hạt nhân ban đầu của Khu CNC, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, các nhà doanh nghiệp, các nhà khoa học có thể thành lập ngay các cơ sở ở đây, tận dụng nguồn lực sẵn có của thành phố, mà khơng cần phải đợi cho đến khi hạ tầng đầy đủ của khu mới được xây xong (dự kiến mất ít nhất 3-4 năm), khơng phải đưa người lao động có trình độ cao ra ngồi thành phố làm việc. Việc được làm việc trong thành phố trong giai đoạn ban đầu sẽ giúp họ thuận lợi hơn trong việc trao đổi, giao tiếp… so với khu mới phát triển ở bên ngồi. Tương tự như vậy là một số cơ sở nghiên cứu khoa học, thử nghiệm, phát triển cơng nghệ đang tồn tại của một số đại học thuộc Đại học Đà Nẵng Thứ năm, giống như nhiều Khu CNC khác, q trình phát triển khơng gian rộng hơn về CNC Đà Nẵng nên được thực hiện theo các giai đoạn phát triển tuần tự và có kế thừa những cơ sở đang tồn tại Cụ thể q trình này có thể như sau: Trong giai đoạn ngắn hạn (2010-2015), cần tập trung phát triển năng lực nghiên cứu và đào tạo trên nền tảng hiện có của một số cơ sở đang tồn tại, trong và ngồi Đại học Đà Nẵng. Bên cạnh đó có thể bắt đầu việc xây dựng một số cơ sở hạ tầng và nghiên cứu khoa học và phát triển cơng nghệ mới trong mức độ khả thi, như Đại học Quốc tế mới đang được quy hoạch tại khn viên của Khu CNC Đà Nẵng Trong giai đoạn trung hạn (2015-2020), có thể bắt đầu triển khai việc xây dựng các cơ sở ươm tạo CNC, và doanh nghiệp CNC tại địa điểm mới của Khu đã được xác định ở ngoại vi thành phố Ở quy mơ dài hạn (sau 2020), có thể mở rộng và hồn chỉnh các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, ươm tạo CNC và doanh nghiệp CNC trong cả Khu CNC mới và các cơ sở vệ tinh trước đó đã tồn tại trong thành phố Thứ sáu, Đà Nẵng cần phát triển và khai thác tốt các mạng lưới liên kết. Trước hết, là liên kết với một số khu CNC ở nước ngồi (Singapore, Đài Loan, Nhật, Mỹ…) theo hướng họ đặt cơ sở của họ tại Khu CNC Đà Nẵng. Việc liên kết có thể thơng qua Hiệp hội các Khu CNC quốc tế hoặc các hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề  Liên kết hợp tác chia sẻ nguồn lực và xây dựng các hướng ưu tiên với các khu CNC khác và các trung tâm nghiên cứu - đào tạo trong nước (ví dụ Đại học Huế) cũng là hướng cần quan tâm, để huy động được những nguồn lực mà Đà Nẵng khơng có hoặc chưa mạnh bằng nơi khác (ví dụ y học ở Huế, CNC như sinh học cho trồng hoa ở Đà Lạt, y sinh và vacxin ở Nha Trang…). Ngồi ra, do bản thân Đà Nẵng còn hạn chế nhiều về nguồn lực cho phát triển nên cần liên kết phối hợp tốt với các tỉnh, thành phố xung quanh trong khu vực miền Trung Thứ bảy, Đà Nẵng cần lựa chọn một số đối tác chiến lược hoặc nhà đầu tư lớn (chủ đạo) để làm đầu tàu lơi kéo các nhà đầu tư khác. Kinh nghiệm này cũng cần cân đối với các thực tiễn đang diễn ra với các Khu CNC khác. Ví dụ Khu CNC Hòa Lạc đang có xu hướng chọn các nhà đầu tư Nhật Bản làm đối tác chiến lược, và Khu CNC TP Hồ Chí Minh lựa chọn Intel và một số nhà đầu tư Mỹ. Đà Nẵng cần có cân nhắc thích hợp về việc này, lựa chọn một số hãng CNC quốc tế lớn hoặc một khu CNC đã thành cơng ở nước ngồi làm đối tác chiến lược ngay từ khi thiết kế, quy hoạch và xây dựng khơng gian cơng nghệ, để họ có thể tham gia ý kiến vào tồn bộ q trình phát triển của khu, thỏa mãn những nguyện vọng của họ. Trong trường hợp của Đà Nẵng, nên cân nhắc phối hợp với một số đối tác châu Âu như Pháp (và Khu CNC Sofia-Antipolis gần Nice), Thụy Điển - Đan Mạch (với đối tác có thể là Vùng phát triển CNC Nam Thụy Điển - Đơng Đan Mạch như Lund-Malmo-Copenhagen) hoặc Vương quốc Anh (như Khu CNC của Đại học Edinburgh, Norwich ). Các khu vực này đều có những đặc điểm khá tương đồng với Đà Nẵng về kinh tế dọc bờ biển. Thực tế là Đại học Đà Nẵng đã có những đối tác gần gũi về cơng nghệ thơng tin tại vùng Sofia-Antipolis là những điều kiện khởi đầu khá phù hợp IV Hình thành điểm hút cho công nghiệp sáng tạo 4.1 Từ công nghệ cao tới công nghiệp sáng tạo giai tầng sáng tạo Từ việc thu hút nhân lực, đầu tư và các hoạt động khác trong lĩnh vực cơng nghệ và CNC, có thể thấy một số hướng mới như sau. Một trong những hiện tượng kinh tế mới nổi lên trong một số năm gần đây là sự phát triển và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của các hoạt động sáng tạo. Các hoạt động này bao gồm nghiên cứu khoa học và phát triển cơng nghệ, phần mềm, điện ảnh, xuất bản, truyền thanh và truyền hình, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, thời trang, quảng cáo, trò chơi và game điện tử, thủ cơng, ẩm thực, các ngành thủ cơng, kiến trúc, thiết kế mỹ thuật và cơng nghiệp  Đóng góp của những ngành hoạt động này lớn đến mức chúng đã trở thành một ngành kinh tế (còn gọi là kinh tế sáng tạo - creative economy). Ngay từ những năm 2000, doanh thu tồn cầu của những nhóm hoạt động này đã đạt tới hơn 2.000 tỷ đơla và riêng ở Hoa Kỳ là 960 tỷ đơla (Florida, 2004). Một số tác giả gọi đó bằng một tên cụ thể và hẹp hơn là những hoạt động cơng nghiệp sáng tạo (creative industries). Ngày nay cơng nghiệp sáng tạo đã mang lại những lợi ích khổng lồ nhưng dường như chưa được khai thác ở nước ta. Trong khi đó, rất nhiều quốc gia đang tích cực có những chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển cơng nghiệp sáng tạo. Ngay cả ở một nước gần với nước ta như Thái Lan, thu nhập từ các ngành cơng nghiệp sáng tạo đã đạt 9,63 tỷ đơla, đóng góp tới hơn 10% GDP năm 2006 Gần đây Thái Lan đã có kế hoạch chi hơn 600 tiệu đơla để phát triển và tăng tỷ lệ đóng góp của cơng nghiệp sáng tạo lên khoảng 20% GDP vào năm 2012, giúp quốc gia này hy vọng trở thành trung tâm của cơng nghiệp sáng tạo trong khu vực. Một Quỹ phát triển cơng nghiệp sáng tạo cũng đã được thành lập để giúp vận hành chương trình này. Những kinh nghiệm tương tự của nhiều quốc gia cũng đã cho thấy hiện tượng tương tự. Từ việc tập trung chun về cơng nghệ, những cố gắng phát triển đã mở rộng ra các hoạt động dựa trên nền tri thức, và tính sáng tạo Một số nghiên cứu khi bàn đến hoạt động sáng tạo đã nhấn mạnh đến vai trò của giai tầng sáng tạo (creative class). Những người hoạt động trong lĩnh vực cơng nghiệp sáng tạo này được một số học giả như Florida (2004, 2005) đặt tên là creative class, có thể tạm dịch là giai tầng sáng tạo (có thể chưa nhất thiết phát triển thành một giai cấp). Theo tác giả này, giai tầng này bao gồm tất cả những ai hoạt động sử dụng trí tuệ để tạo ra giá trị như giáo sư, kỹ sư, các nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ, nhà kiến trúc, nhà thiết kế, và những nhà hoạt động tư tưởng của một xã hội hiện đại như các nhà phân tích, nhà viết lý luận, biên tập sách, các nhà nghiên cứu tư vấn và hoạt động văn hóa. Đây được coi là nhóm cốt lõi của giai tầng sáng tạo. Bên cạnh đó là nhóm mở rộng của giai tầng sáng tạo gồm những người hoạt động trong các lĩnh vực CNC, dịch vụ tài chính, các chun gia trong nghề về y tế và luật pháp, và quản lý kinh doanh. Khái niệm này có những điểm tương đồng với giới trí thức trong cách hiểu thơng thường ở nước ta Giai tầng có những đặc điểm như đề cao tính độc lập cá nhân, sự trọng thị tài năng, tính đa dạng và độ cởi mở. Những người trong giai tầng này thường có thiên hướng có cuộc sống độc đáo, nổi bật, thậm chí đơi khi hơi khác người Để thu hút giai tầng này, các nghiên cứu về kinh nghiệm của một số thành phố lớn ở Hoa Kỳ cho thấy những người thuộc giai tầng này thường thích tự di chuyển đến ở tập trung tại những nơi có mơi trường sống cởi mở, phóng khống, chấp nhận sự đa dạng về văn hóa và cởi mở. Ba yếu tố T (Technology - cơng nghệ, Talent - tài năng và Tolerance - sự khoan dung) được coi là yếu tố tạo ra sự thành cơng của những khu đơ thị lớn như San Francisco, Seattle, Boston. Đây cũng chính là những trung tâm của phát triển CNC (San Francisco - Thung lũng Silicon của Intel, Apple, Đại học Stanford ; Seattle - thủ phủ của Boeing và Microsoft và Boston – cái nơi của Đại học Harvard và MIT). Những kinh nghiệm này có thể là những gợi suy tốt cho việc phát triển đơ thị và thu hút nhân tài tri thức của Đà Nẵng 4.2 Đà Nẵng trung tâm cho chùm cơng nghiệp sáng tạo? Nhằm khơng trở thành một Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minh thứ hai về mơ hình phát triển (thực ra nếu muốn cũng khơng thể được vì Đà Nẵng khơng phải Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minh, và cũng rất khơng nên vì bản thân Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có những bất cập của mình mà Đà Nẵng rất khơng nên rơi vào). Đà Nẵng cần tìm, hoặc tạo ra những ngách đặc thù (niche) cho phát triển của mình, cho hoạt động cơng nghệ, CNC và đổi mới cho mình. Những bước đi thành cơng đầu tiên về dịch vụ BPO vừa qua ở Đà Nẵng là một kiểu ngách như vậy. Bản thân trong ngành xuất khẩu phần mềm và nội dung số, vốn thường được chú ý nhiều hơn trong các chính sách phát triển cơng nghệ của nhiều địa phương hiện nay, những hoạt động dịch vụ về Business Process Outsourcing (BPO) của các cơng ty như F-IS, Vietsoftware, là những bước đầu tiên mà Đà Nẵng đã thành cơng và mang lại những hiệu quả tốt, cả về kinh tế, xã hội và nhân văn. Theo số liệu của FIS, thị trường BPO tồn cầu năm 2009 đạt khoảng 172 tỷ đơla, Trung Quốc chiếm 10 tỷ đơla. Trong ASEAN, Philipine đã xơng vào BPO một vài năm và đã có doanh thu gần 2 tỷ đơla. Việc phát triển loại hình kinh doanh trên nền tảng cơng nghệ này sẽ mang lại những lợi ích chắc chắn cho phát triển của Đà Nẵng. BPO chỉ là một ví dụ, Đà Nẵng có thể cân nhắc những lĩnh vực khác, dựa trên thế mạnh của mình (về thiên nhiên, địa lý, văn hóa ). Ví dụ, thu hút hoạt động cung cấp dịch vụ phim trường cho đóng phim và sản xuất phim (nhiều hãng phim Hollywood của Hoa Kỳ, muốn quay các cảnh về Việt Nam, vì nhiều lý do khác nhau lại phải chi nhiều triệu đơla để thực hiện các cảnh quay này tại Thái Lan, Philipine ), các dịch vụ thiết kế cho dịch vụ logistics. IBM từ chỗ là một cơng ty máy tính nay đã chuyển hẳn sang cung cấp dịch vụ, giải pháp cho chuỗi cung ứng, logistics có thể sẽ quan tâm đến sự có mặt tại miền Trung và hợp tác với Đà Nẵng, sau khi đã thiết lập cơ sở tại TP Hồ Chí Minh. Phát triển kiến trúc biển nhiệt đới cũng là một lĩnh vực mà Đà Nẵng hồn tồn có thế mạnh Cho dù chọn lĩnh vực nào, Đà Nẵng cần cân nhắc theo cách tiếp cận phát triển theo chùm (cluster) xoay quanh du lịch biển. Có thể kể ra một danh sách dài những loại hình này. Khách sạn, đồ cung cấp cho khách sạn, giao thơng cho khách, ẩm thực chất lượng cao, đồ lưu niệm, thời trang và may đo, thiết bị và đồ dùng nhà vệ sinh cao cấp, văn phòng phẩm, đồ dùng trong phòng khách sạn, đồ thể thao nước, âm nhạc, phim ảnh cho khách sạn và khách du lịch, các show trình diễn, các triển lãm, dịch vụ và sản phẩm cho thể thao như golf, tennis, phần mềm quản lý chuyến bay, khách sạn và đăng ký tour, thực phẩm xanh (hữu cơ) và sạch, chữa bệnh và trị liệu bằng dược liệu và châm cứu, dịch vụ an dưỡng người già, dịch vụ ghé cảng biển cho tàu biển cao cấp  Phát triển những hoạt động này (thay vì đi nhập từ nước ngồi hoặc mua từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh), Đà Nẵng có thể phát triển những chùm dịch vụ chất lượng cao, CNC rất mạnh và độc đáo, tiến tới có thể cung cấp dịch vụ cho các địa phương khác, trước hết là trong khu vực như Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi Kinh nghiệm phát triển theo chùm (cluster) đã có khá nhiều tại các nước, gắn với những sản phẩm rất độc đáo, có tính cạnh tranh cao trên thế giới như chùm về rượu vang của Chile hoặc chùm về giày da của Italia, chùm về thiết bị thể thao mùa đơng của Thụy Sĩ - Áo, chùm về hoa của Hà Lan, chùm về sơcơla và bia của Bỉ  Trong khu vực ASEAN, Thái Lan đang đẩy mạnh việc phát triển một số chùm như ơtơ, thời trang, thực phẩm, hay Singapore muốn phát triển chùm về sinh học và y học cao cấp. Đây chính là một trong những giải pháp nhằm lựa chọn ra và thúc đẩy những lĩnh vực có thế mạnh đặc thù của các địa phương (IKED, 2004) Tất cả những sản phẩm này đều có thể là kết quả hoạt động của giai tầng sáng tạo làm ra. Với những thế mạnh đang có và một chính sách phù hợp, việc đưa Đà Nẵng thành một điểm thu hút mạnh giai tầng sáng tạo, nhưng khơng tràn lan mà tập trung vào một số chùm sản phẩm và dịch vụ đặc thù hồn tồn khơng phải khơng khả thi. Như vậy, cơng nghệ và CNC cùng với nguồn nhân lực là những bước đi đầu tiên để tiến tới xây dựng cả một lực lượng sáng tạo và làm ra những giá trị gia tăng cao về kinh tế, xã hội và văn hóa Kết luận Việc thu hút các nguồn lực cho phát triển cơng nghệ nói chung và CNC nói riêng ở Đà Nẵng cần phải tránh những lối cũ (khơng nhất thiết là khơng phù hợp, nhưng khó chen chân để cạnh tranh). Việc tạo ra sự khác biệt, tìm những ngách (niche) (hoặc nhánh) của thị trường và sản phẩm, của hoạt động cơng nghệ là cách tiếp cận mà Đà Nẵng nên và hồn tồn có thể theo đuổi. Thế mạnh riêng có này trước hết cần phải xuất phát từ chính đặc thù về kinh tế, địa lý, thiên nhiên, xã hội, và cả của văn hóa của Đà Nẵng Bản thân Đà Nẵng hiện nay đã và đang trở thành một cực phát triển của vùng miền Trung Việt Nam và Tây Ngun về kinh tế với sự năng động của mình. Việc đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế năng động này có được tính bền vững cả về thời gian và cả về yếu tố sinh thái là một việc làm khó hơn nhiều và nền tảng cơng nghệ, và sau đó là CNC sẽ có thể là lời giải lâu dài cho vấn đề này. Tiếp nữa, với những thế mạnh đặc biệt, Đà Nẵng có thể cân nhắc thu hút và phát triển “giai tầng sáng tạo”, tạo ra những sản phẩm của cơng nghiệp sáng tạo với giá trị gia tăng cao, mang tính khác biệt. Phát triển theo chùm (cluster) xoay quanh du lịch cao cấp và các dịch vụ khác là một định hướng phù hợp để biến Đà Nẵng thành một trong những thành phố phát triển năng động và có chất lượng trong khu vực ASEAN và châu Á - Thái Bình Dương   TS Trần Ngọc   Tài liệu tham khảo Florida, R. (2002) The rise of the creative class. Basic Book Florida, R. (2005) The flight of the creative class. The new global competition for talent. Harper Business International Organisation for Knowledege Economy and Enterprise Development (IKED) (2004) The cluster policies whitebook. Vinnova. The Competitiveness Institute   Nguồn: ytuong.danang.vn Xem tin gốc ... Trên cơ sở những phân tích SWOT như trên, có thể có một số phân tích định hướng cho việc xây dựng và phát triển các hoạt động cơng nghệ nói chung và CNC nói riêng ở Đà Nẵng như sau: 3.1 Đà Nẵng có tiềm trở thành trung tâm du lịch - kinh tế lớn Việt Nam Đà Nẵng có cơ hội và nên trở thành khơng chỉ thuần t là một trung tâm du lịch biển như Nha Trang ở. .. ngồi còn tương đối thuận lợi ở Việt Nam Tuy nhiên, ưu điểm của khu CNC là khai thác và phát triển được các năng lực về nghiên cứu khoa học, phát triển cơng nghệ và đào tạo. Khi chọn mơ hình khu CNC, về lâu dài Đà Nẵng sẽ có nhiều lợi thế phát triển. .. Kinh nghiệm thành cơng về phát triển các khu CNC ở nhiều quốc gia cho thấy, q trình hình thành và phát triển được thực hiện qua nhiều giai đoạn (phân kỳ phát triển) . Theo đó, giai đoạn đầu tập trung sản xuất và thu hút đầu tư cho phát triển cơng nghiệp CNC, còn ươm tạo, nghiên cứu và phát triển cũng cần giữ ở một

Ngày đăng: 12/02/2020, 12:32

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w