Nhân tố tác động tới công tác hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Sông Công .... Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác hỗ trợ giải quyết việc làmcho than
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
DƯƠNG THỊ THU GIANG
HỖ TRỢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2019
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
DƯƠNG THỊ THU GIANG
HỖ TRỢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này do tôi thực hiện với sự hướng dẫn của côgiáo TS Phạm Thị Nga và không trùng lặp với các công trình khác Các tưliệu và số liệu được sử dụng trong luận văn được thu thập từ nguồn số liệu cónguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy và được trích dẫn đầy đủ, chính xác
Thái Nguyên, tháng năm 2019
Tác giả
Dương Thị Thu Giang
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành
tới TS Phạm Thị Nga, người luôn hết sức tận tình hướng dẫn, góp ý, chỉnh
sửa giúp tôi hoàn thành luận văn của mình
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Khoa Quản lý Kinh tế,Phòng Đào tạo - bộ phận sau đại học, các nhà khoa học, các thầy cô giáotrong hội đồng đánh giá các cấp đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trìnhthực hiện luận văn của mình
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo, đồng nghiệp đã tận tình giúp
đỡ trong quá trình học tập và thực hiện luận văn của mình
Xin cảm ơn sự động viên, hỗ trợ to lớn của gia đình, bạn bè và ngườithân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn của mình!
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng năm 2019
Tác giả
Dương Thị Thu Giang
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC .iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TĂT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Những đóng góp của luận văn 4
5 Kết cấu của luận văn 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỖ TRỢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN 5
1.1 Cơ sở lý luận về việc làm và giải quyết việc làm 5
1.1.1 Cơ sở lý luận về việc làm 5
1.1.2 Cơ sở lý luận về giải quyết việc làm 6
1.2 Cơ sở lý luận về thanh niên và hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên 9 1.2.1 Khái niệm thanh niên 9
1.2.2 Khái niệm hỗ trợ giải quyết việc làm 10
1.2.3 Vai trò của hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên 11
1.2.4 Những nội dung cơ bản của của công tác hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên 12
1.2.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên 19
1.3 Cơ sở thực tiễn và bài học kinh nghiệm về hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên 21 1.3.1 Kinh nghiệm hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên của thành phố
Trang 6Hà Nội 21
1.3.2 Kinh nghiệm hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên của tỉnh Phú Yên 22
1.3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Sông Công 24
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1 Các câu hỏi nghiên cứu đặt ra cần giải quyết 26
2.2 Phương pháp nghiên cứu 26
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 26
2.2.2 Phương pháp xử lý thông tin 30
2.2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu 32
2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 32
2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá nguồn nhân lực 33
2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá công tác hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên 33
Chương 3: THỰC TRẠNG HỖ TRỢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG 34
3.1 Khái quát về thành phố Sông Công 34
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 34
3.1.2 Đặc điểm kinh tế 35
3.1.3 Đặc điểm văn hoá - xã hội 36
3.2 Thực trạng lao động, việc làm của thanh niên trên địa bàn thành phố Sông Công 37
3.2.1 Về số lượng thanh niên trên địa bàn thành phố Sông Công 37
3.2.2 Về chất lượng lao động thanh niên thành phố Sông Công 38
3.3 Thực trạng hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên thành phố Sông Công 41
3.3.1 Thực trạng hỗ trợ tư vấn giới thiệu việc làm cho thanh niên 41
Trang 73.3.2 Thực trạng công tác khuyến khích, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vàthu hút đầu tư trên địa bàn để tạo việc làm 453.3.3 Thực trạng đào tạo, dạy nghề, nâng cao chất lượng lao động cho thanhniên 483.3.4 Thực trạng hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp 523.3.5 Thực trạng hỗ trợ vay vốn để tự tạo việc làm 553.4 Nhân tố tác động tới công tác hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Sông Công 583.4.1 Nhân tố chủ quan 593.4.2 Nhân tố khách quan 613.5 Đánh giá chung về công tác hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên thành phố Sông Công 633.5.1 Một số kết quả đã đạt được về hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niênthành phố Sông Công 633.5.2 Những hạn chế, trở ngại trong hỗ trợ giải quyết việc làm 67
3.5.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 69
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG 72
4.1 Quan điểm và định hướng về hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Sông Công 724.1.1 Một số quan điểm chung 724.1.2 Định hướng hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn
thành phố Sông Công 744.2 Các giải pháp chủ yếu hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Sông Công 764.2.1 Đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm 764.2.2 Tăng cường công tác hỗ trợ, khuyến khích phát triển doanh nghiệp và
Trang 8thu hút đầu tư đề tạo việc làm 77
4.2.3 Tăng cường công tác đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng lao động cho thanh niên 78
4.2.4 Tăng cường công tác hỗ trợ thanh niên trong khởi nghiệp, lập nghiệp 81 4.2.5 Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tín dụng, hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm cho thanh niên
81 4.2.6 Mở rộng xã hội hoá, nâng cao vai trò của chính quyền thành phố và tổ chức đoàn thanh niên các cấp trong giải quyết việc làm cho thanh niên thành phố Sông Công 85
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHIẾU KHẢO SÁT 94
Trang 9DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TĂT
TNCS Thanh niên Cộng sản
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
NGO Tổ chức phi Chính phủ Non-Governmental Organization
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tổng số thanh niên theo xã, phường năm 2019 27Bảng 2.2 Chọn mẫu điều tra tại các điểm điều tra 28Bảng 3.1: Số lượng thanh niên trên địa bàn thành phố Sông Công giai đoạn2015-2019 (Số liệu đến ngày 30/4/2019) 37Bảng 3.2 Tỷ lệ về trình độ văn hóa của thanh niên giai đoạn 2015-2018 38Bảng 3.3: Tình trạng việc làm của thanh niên của Thành phố Sông Công năm
2019 39Bảng 3.4: Trình độ chuyên môn – kỹ thuật của thanh niên trên địa bàn Thànhphố Sông Công năm 2019 40Bảng 3.5: Kết quả điều tra về sự phù hợp của công việc với trình độ chuyênmôn được đào tạo của thanh niên trên địa bàn thành phố năm 2019 40Bảng 3.6: Tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm của thành phố SôngCông giai đoạn 2015-2018 42Bảng 3.7 Mức độ hài lòng của thanh niên về công tác tư vấn hướng nghiệpcủa thành phố năm 2019 43Bảng 3.8 Mức độ hài lòng của thanh niên về công giới thiệu việc làm củathành phố năm 2019 44Bảng 3.9: Đánh giá của doanh nghiệp đối với chất lượng dịch vụ công củathành phố năm 2019 47Bảng 3.10: Kết quả đào tạo cho thanh niên ở thành phố theo loại hình đào tạo,giai đoạn 2015 - 2018 50Bảng 3.11 Đánh giá công tác đào tạo, dạy nghề của thành phố Sông Côngnăm 2019 51Bảng 3.12 Công tác tổ chức tuyên truyền, diễn đàn về khởi nghiệp cho thanhniên thành phố Sông Công, giai đoạn 2015 – 2018 53Bảng 3.13 Công tác tập huấn khởi nghiệp, chuyển giao khoa học kỹ thuật chothanh niên thành phố Sông Công, giai đoạn 2015 - 2018 54
Trang 11Bảng 3.14: Thực trạng hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên thành phốSông Công thông qua vay vốn tín dụng, giai đoạn 2015 - 2019 55Bảng 3.15: Mức độ hài lòng của thanh niên về công tác phổ biến, tuyêntruyền chính sách tín dụng và giải quyết hồ sơ vay vốn của thành phố SôngCông 57Bảng 3.16 Đánh giá của doanh nghiệp về chất lượng của thanh niên trên địabàn thành phố Sông Công năm 2019 59Bảng 3.17: Số lượng lao động thanh niên được tạo việc làm của thành phốSông Công giai đoạn 2015-2018 65
Trang 121
Trang 13Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, thanh niên là lực lượngquan trọng, tiên phong, đồng thời cũng là lực lượng mang lại sự thay đổi vàđổi mới “Thế giới việc làm tạo môi trường cho thanh niên để họ tham gia mộtcách chủ động vào xã hội,” cống hiến tài năng và tầm nhìn cho tương lai, pháttriển cam kết và các mối quan hệ xã hội.
Thành phố Sông Công, là một trong những trung tâm kinh tế lớnquan trọng của tỉnh Thái Nguyên Hiện nay, cơ cấu kinh tế của thành phốchủ yếu tập trung vào các ngành như thương mại - dịch vụ và công nghiệp -xây dựng Đảng bộ Thành phố cũng rất quan tâm đến vấn đề giải quyếtviệc làm cho thanh niên Trung bình, mỗi năm thành phố giải quyết việc làmcho trên 1.200 lao động thanh niên
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác hỗ trợ giải quyết việc làmcho thanh niên của thành phố Sông Công vẫn gặp nhiều tồn tại, hạn chế, tỷ lệthất nghiệp ở thanh niên cao hơn từ hai đến ba lần so với nhóm dân số lớntuổi hơn, nhất là thanh niên ở nông thôn, những vùng khó khăn.” Trong khi đó,
cơ cấu lao động chưa phù hợp với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo yêu cầucông nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố Tỷ lệ lao động qua đào tạo vàđào tạo nghề thấp “Kỹ năng tay nghề, thể lực còn yếu, kỷ luật lao động,” tácphong làm việc công nghiệp của thanh niên chưa cao
Trang 14Trong năm 2018, 2019, thành phố Sông Công đã triển khai giảiphóng mặt bằng xây dựng Khu Công nghiệp Sông Công II, vì vậy đã ảnhhưởng không nhỏ đến vấn đề giải quyết việc làm cho đối tượng là thanhniên nông thôn của thành phố Đó là, công tác bồi thường giải phóng mặtbằng, công tác đào tạo chuyển đổi nghề và hỗ trợ giải quyết việc làm, táiđịnh cư … đã có nhiều bất cập Hệ lụy là thanh niên vùng nông thôn củathành phố “không có việc làm hoặc có việc làm nhưng thu nhập không ổnđịnh” bởi công tác đào tạo nghề chưa được đáp ứng đủ để thanh niên có đất
bị thu hồi chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp Một bộ phận lớn thanh niênvùng “nông thôn không có khả năng tìm kiếm việc làm mới, không chuyểnđổi được nghề nên đời sống khó khăn, làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cựccho xã hội.” Đây là nhóm người được đánh giá là có nguy cơ cao về các tệ nạn
xã hội Do vậy, thiếu việc làm là nguyên nhân chính dẫn tới việc thanh niên savào các tệ nạn xã hội
Trước những khó khăn về tìm việc làm, nhiều thanh niên đã tìm đếncác khu đô thị, Khu công nghiệp để tìm việc làm “Tuy nhiên, đại đa số việclàm không ổn định, thu nhập bấp bênh, bởi trình độ học vấn thấp,” quan hệ xãhội hạn hẹp, ít có điều kiện tiếp cận và sử dụng các tư liệu lao động hiện đại
“nên họ chỉ có thể làm được những công việc giản đơn theo vụ việc với mứclương thấp, đời sống khó khăn, tạm bợ ”
Điều đó đặt ra yêu cầu cần nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thốngnhững giải pháp nhằm hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên ở thành phố
Sông Công Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Sông Công” làm đề
tài luận văn thạc sĩ của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác hỗ trợ giải
quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Sông Công giai đoạn
Trang 152015 - 2018 Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả côngtác hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên trong thời gian tới trên địa bàn.
Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về lao động, việc làm
và hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác hỗ trợ giải quyết việc làm chothanh niên trên địa bàn thành phố Sông Công
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợgiải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Sông Công trongthời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu công tác hỗ trợ giải quyết việc làm chothanh niên (16 – 30 tuổi) trên địa bàn thành phố Sông Công
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề
liên quan đến hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên tại thành phốSông Công Nội dung hỗ trợ giải quyết việc làm tập trung vào các khíacạnh: hỗ trợ tư vấn giới thiệu việc làm; hỗ trợ kết nối thanh niên với các
cơ sở sử dụng lao động; hỗ trợ đào tạo, dạy nghề; hỗ trợ thanh niên khởinghiệp, lập nghiệp; hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm, khuyến khích; hỗtrợ phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư trên địa bàn để tạo việc làm
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu thực hiện trên địa bàn thành
phố Sông Công
- Phạm vi về thời gian: Để đảm bảo tính thời sự và cập nhật của số liệu,
luận văn sử dụng số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2015 đến năm 2018; Số liệu
sơ cấp thu thập trong năm 2019 Đề xuất giải pháp đến năm 2025
Trang 164 Những đóng góp của luận văn
4.1 Đóng góp về măt lý luận
việc làm, hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên Đồng thời, luận văn cũngnghiên cứu và tổng kết một số kinh nghiệm hỗ trợ giải quyết việc làm chothanh niên của một số địa phương ở Việt Nam, từ đó rút ra bài học có thể ápdụng cho thành phố Sông Công
4.2 Đóng góp về mặt thực tiễn
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý, nghiêncứu hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiễn của thành phố Sông Công đốivới vấn đề hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên thành phố
Luận văn cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhànghiên cứu trong quá trình giảng dạy, các học viên trong quá trình học tậpchuyên ngành quản lý kinh tế; và những độc giả quan tâm đến lĩnh vực này
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận vănđược kết cấu thành 4 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về hỗ trợ giải quyết việc làm chothanh niên
Chương 2 Phương pháp nghiên cứu
Chương 3 Thực trạng hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên trênđịa bàn thành phố Sông Công
Chương 4 Quan điểm và giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanhniên trên địa bàn thành phố Sông Công
Trang 17Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỖ TRỢ
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN 1.1 Cơ sở lý luận về việc làm và giải quyết việc làm
1.1.1 Cơ sở lý luận về việc làm
1.1.1.1 Khái niệm việc làm
Dưới góc độ kinh tế xã hội, việc làm là các hoạt động tạo ra, đem lại lợiích, thu nhập cho người lao động được xã hội thừa nhận
Dưới góc độ pháp lý, trong bộ Luật Lao động năm 2012, “Việc làm làhoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm.” Nghĩa là,việc làm bao gồm 3 yếu tố (Luật lao động, 2012):
- Là hoạt động lao động: hoạt động này nói lên sự tác động của sức laođộng đến tư liệu sản xuất từ đó tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ Yếu tố lao động
có các tính chất: thường xuyên, hệ thống và tính nghề nghiệp
- Là hoạt động tạo ra thu nhập: thông qua việc làm, người lao động cókhả năng tạo ra thu nhập cho mình và cho gia đình
- Là hoạt động hợp pháp: hoạt động lao động phải được pháp luật côngnhận thì mới được coi là việc làm Tính pháp lý của việc làm sẽ tùy theo từngnước, các nước khác nhau sẽ có điều kiện kinh tế, xã hội, quan niệm đạo đứckhác nhau nên sự quy định trong xác định tính hợp pháp của hoạt động laođộng cũng khác nhau
1.1.1.2 Phân loại việc làm
Trang 18trường của người lao động.
+ Việc làm hiệu quả: Người lao động khi làm những công việc này sẽcho năng suất và chất lượng cao nhất
* Theo thời gian làm việc của người lao động.
họ sẽ làm việc theo chế độ luật định và không có nhu cầu làm thêm
+ Thiếu việc làm: là trạng thái có việc làm nhưng làm việc không hếtthời gian hoặc phải làm công việc lương thấp nên họ muốn làm thêm côngviệc khác, có thể do các nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn Thiếuviệc làm có thể được biểu hiện dưới 2 dạng:
(i) Thiếu việc làm hữu hình: Khi người lao động làm việc không đủ thời
gian do không đủ việc làm và họ phải tìm việc bổ sung Thiếu việc làm hữuhình sử dụng thước đo:
K1= (Số giờ làm việc thực tế/ Số giờ quy định) * 100%
(ii) Thiếu việc làm vô hình: Khi người lao động đủ việc làm, đủ thời gian
nhưng lương thấp và muốn tìm việc bổ sung, kiếm thêm thu nhập [12, 2018]
Thước đo của thiếu việc làm vô hình:
K1= (Thu nhập thực tế/Mức lương tối thiểu hiện hành) * 100%
1.1.2 Cơ sở lý luận về giải quyết việc làm
1.1.2.1 Khái niệm giải quyết việc làm
Theo khái niệm về việc làm nêu ở phần trên, việc làm chỉ trạng tháiphù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết để sử dụng sức laođộng đó Rõ ràng tạo việc làm cho người lao động hoặc tạo nhiều việc làmluôn gắn với quá trình phát triển kinh tế xã hội, phát huy sức mạnh tiềm năng
Trang 19của con người, phát huy trí tuệ người lao động để tạo ra nhiều của cải cho xãhội Chính vì vậy, Văn kiện Đại hội X của Đảng đã nêu rõ: “Giải quyết việclàm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triểnkinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầubức xúc của nhân dân” Tuỳ thuộc vào các cách thức tiếp cận và mục đíchnghiên cứu mà người ta đưa ra các khái niệm giải quyết việc làm khác nhau.Giải quyết việc làm là quá trình tạo ra các vị trí việc làm cho người laođộng để người lao động có các việc làm chất lượng, đảm bảo nhu cầu của bảnthân, gia đình, của người sử dụng lao động và đáp ứng mục tiêu phát triển của
xã hội
Vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm vừa là nhiệm vụ, chức năng của Nhànước vừa là trách nhiệm của người sử dụng lao động và chính bản thân ngườilao động
1.1.2.2 Nội dung cơ bản của giải quyết việc làm
Quy mô, cơ cấu của dân số sẽ ảnh hưởng đến số lượng người lao động.Trong khi đó đào tạo, sự phát triển của ý tế, giáo dục sẽ ảnh hưởng đến chấtlượng người lao động Ngoài ra, sự kết hợp giữa các yếu tố này còn phụ thuộcvào môi trường như: các chính sách, sự khuyến khích người lao động Khingười lao động và người sử dụng lao động gặp nhau và nhất trí về việc sửdụng sức lao động thì mới hình thành thị trường lao động Vì vậy, muốn giảiquyết việc làm thì vai trò phải ở cả phí người lao động và người sử dụng laođộng và đặc biệt cần có vai trò của nhà nước Điều đó tạo nên cơ chế 3 bêncủa giải quyết việc làm
Người lao động muốn tìm việc làm phù hợp với khả năng và có thu nhậpthì phải lên kế hoạch thực hiện và phát triển sức lao động của bản thân hoặc
từ các nguồn tài trợ khác để tham gia học tập, phát triển một nghề nhất định
để tham gia lao động
Nhà nước cần tạo hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho người lao động
Trang 20và người sử dụng lao động thông qua luật lệ, chính sách hợp lý để người laođộng kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất như các chính sách về thuế,vay vốn, giảm thuế cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước sử dụng lao độngngười Việt Nam, chính sách ưu đãi với người dân tộc thiểu số.
Người sử dụng lao động cần thông tin về thị trường đầu vào và đầu ra
từ đó tạo thêm công việc cho người lao động Thông tin sẽ quyết định sự pháttriển của doanh nghiệp Vì vậy, người sử dụng lao động sẽ cần có vốn,nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, khoa học kỹ thuật và sức lao động để đivào sản xuất Ngoài ra, người sử dụng lao động cũng phải có kinh nghiệm vềquản lý và biết vận dụng các chủ trương, chính sách của nhà nước vào quátrình sản xuất, kinh doanh của mình
1.1.2.3 Vai trò của giải quyết việc làm
Đối với tất cả các nước trên thế giới, vấn đề việc làm đang ngày cànggây bức xúc Không nằm ngoài ảnh hưởng, sức ép về thiếu việc làm ở ViệtNam cũng đang ngày càng gia tăng Chính vì thế, một trọng những mục tiêuquan trọng của nước ta là vấn đề giải quyết việc làm
Giải quyết việc làm nhằm đến đối tượng là con người mà cụ thểhơn chính là người lao động Để hiểu rõ hơn vai trò của giải quyết việc làm, tacần phải hiểu về tầm quan trọng của con người
C Mac đã từng nói: “ Con người là lực lượng sản xuất cơ bản nhất của
xã hội.” Có thể nói, con người chính là trung tâm, là mục tiêu và động lực cho
sự phát triển
Con người quyết định sự phát triển của khoa học kỹ thuật vì con người
có sức lao động, có khả năng và năng lực trọng việc sử dụng sức lao động Ta
sẽ nghiên cứu 2 khía cạnh:
Một là, để tạo ra của cải vật chất thì con người phải trải qua quá trình laođộng thông qua việc kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất hay còn gọi là
có việc làm
Trang 21Hai là, con người cũng là chủ thể trong việc sử dụng của cải vật chấtthông qua việc phân phối và tái phân phối Thu nhập từ việc làm sẽ được sửdụng để tiêu dùng và tái sản xuất sức lao động.
Nói tóm lại, trong nền kinh tế, việc làm có vai trò vô cùng quan trọng,tạo động lực cho phát triển đời sống, kinh tế, xã hội Như vậy, vai trò của giảiquyết việc làm càng quan trọng hơn vì:
- Giải quyết việc làm sẽ giúp tăng thu nhập từ đó nâng cao chất lượngđời sống cho người lao động
- Khi được giải quyết việc làm, người lao động sẽ được thực hiện quyền
và nghĩa vụ của mình, trong đó có quyền được làm việc để nuôi sống bản thân
và gia đình
1.2 Cơ sở lý luận về thanh niên và hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên
1.2.1 Khái niệm thanh niên
Thanh niên là một khái niệm được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàngngày với nhiều cách hiểu khác nhau
Từ góc độ xã hội học, thanh niên được nhìn nhận là một giai đoạn xã hội– thời kỳ kết thúc của tuổi thơ phụ thuộc chuyển sang xác lập vai trò các nhânqua các hoạt động độc lập với tư cách đầy đủ của một công dân, là một chủthể của các quan hệ xã hội
Các nhà tâm lý học thì nhìn nhận thanh niên gắn với các đặc điểm tâm lýlứa tuổi và coi đó là yếu tố cơ bản để phân biệt với các lứa tuổi khác
Các nhà kinh tế học nhấn mạnh thanh niên với góc độ là một lực lượng
xã hội hùng hậu, là nguồn lực bổ sung cho đội ngũ những người lao động trêncác lĩnh vực sản xuất,
Về mặt xã hội, thanh niên là một bộ phận đông đảo dân cư, “nhữngngười trong độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi” (Luật Thanh Niên số53/2005/QH11, 2005) Thanh niên là một bộ phận của tất cả các giai cấp, các
Trang 22tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo, Vì thế, thanh niên là một nhóm nhânkhẩu – xã hội, nhưng là một nhóm nhân khẩu – xã hội đặc thù.
Vì vậy, ta có thể hiểu một cách chung nhất về khái niệm thanh niên:
Thanh niên là một nhóm nhân khẩu, xã hội đặc thù, ở độ tuổi nhất định (từ 16 đến 30 tuổi), có mặt trong tất cả các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, có những đặc điểm chung đặc trưng về tâm lý, sinh lý, nhận thức xã hội, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc trong cả hiện tại và tương lai.
1.2.2 Khái niệm hỗ trợ giải quyết việc làm
- Theo từ điển tiếng Việt “hỗ trợ” là sự giúp đỡ lẫn nhau làm giảm bớtkhó khăn, bổ sung thêm những biện pháp giải quyết những việc khó khăn Cáchoạt động hỗ trợ đối với các đối tượng là những lao động bị thu hồi đất, ngườilao động bị mất việc làm, không còn đất nông nghiệp để canh tác, nhằmgiúp đỡ đối tượng này có được việc làm ổn định cuộc sống nhà nước đã đưa
ra các chính sách nhằm giúp người lao động có được việc làm như: giúp đỡ vềkinh phí học nghề, để có nghề nghiệp mới, dễ dàng tìm kiếm được việc làm,giúp đỡ kinh phí để họ có thể học ngoại ngữ để đi xuất khẩu lao động, trợgiúp cho họ về tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm, họ không phải mấtphí dịch vụ môi giới và có cơ hội lựa chọn nghề phù hợp
- Trong giải quyết việc làm, nhà nước quan tâm tới từng đối tượng cụthể, nhà nước có các chính sách giúp đỡ như: tư vấn hướng nghiệp và giớithiệu việc làm cho thanh niên, thành lập các Trung tâm giới thiệu việc làmcho thanh niên, để giúp cho họ có thể tới đó tìm việc và học nghề Tất cả cáchoạt động trên đều nhằm trợ giúp cho người lao động tìm kiếm việc làm, từ
đó ổn định cuộc sống, hạn chế thất nghiệp, ngoài ra còn tránh lãng phí nguồnnhân lực của đất nước
Như vậy, có thể hiểu hỗ trợ giải quyết việc làm là các hoạt động của Nhànước, các tổ chức xã hội, nhằm tạo ra các cơ hội, các hướng đi mới, giúp cho
Trang 23người lao động thất nghiệp có được việc làm, đồng thời giúp cho người laođộng có thể định hướng được nghề nghiệp, lựa chọn nghề nghiệp phù hợpđiều kiện, năng lực của bản thân từ đó ổn định đời sống, hạn chế tình trạngthiếu việc làm và thất nghiệp.
Hỗ trợ giải quyết việc làm có thể là hỗ trợ về vật chất và hỗ trợ về tinhthần Hỗ trợ về tài chính, hỗ trợ các hệ thống dịch vụ việc làm để cung cấpcác thông tin việc làm, hỗ trợ lao động các dịch vụ tư vấn miễn phí về việclàm, về pháp luật việc làm, tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm tạomọi điều kiện để lao động có thể rút ngắn thời gian tìm kiếm việc làm để ổnđịnh cuộc sống
1.2.3 Vai trò của hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên
Thanh niên là độ tuổi bắt đầu tham gia lao động Chính vì vậy, thanhniên luôn được coi là đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước Giải quyết việc làm cho thanh niên trở thành một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 7 khóa X đãnêu rõ: “Nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập
và cải thiện đời sống cho thanh niên”
Hỗ trợ giải quyết việc làm là sẽ góp phần ổn định trật tự, an toàn xã hội.Thật vậy, nhiều công trình khoa học đã chứng minh, những nơi tội phạm giatăng, tình hình mất trật tự xã hội xảy ra thường là những nơi nghèo đói, tìnhtrạng thất nghiệp tràn lan; hay nói theo cách dân gian ta ngày xưa là: “nhàn
cư, vi bất thiện” Do vậy, hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên là gópphần quan trọng để đạt mục tiêu trật tự, an toàn xã hội
Hỗ trợ giải quyết việc làm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triểnkinh tế địa phương, đây vừa là trách nhiệm vừa là mong muốn của mọi nhànước nói chung hay của chính quyền địa phương nói riêng Trên cơ sở ngườidân nói chung, hay thanh niên được tạo việc làm, có thu nhập ổn định thìmới tạo ra của cải, vật chất đóng góp cho xã hội nói chung và ngân sách địa
Trang 24phương nói riêng Cũng từ đó, ngân sách lại được đầu tư cho cơ sở hạ tầng
và các dịch vụ an sinh xã hội của chính địa phương đó, qua đó góp phầnnâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân địa phương
Như vậy, thanh niên có nhiều việc làm hơn sẽ đóng góp tích cực vào sựphát triển kinh tế - xã hội, tác động tích cực đến phát triển kinh tế và thunhập dân cư, đồng thời kinh tế tăng trưởng cũng làm tăng đầu tư và qua đólàm tăng việc làm Ngược lại, nếu thanh niên thất nghiệp sẽ ảnh hưởng đếnmức sống cá nhân và gia đình họ, từ đó sẽ ảnh hưởng chung cho xã hội Thấtnghiệp đại chúng có thể trở thành yếu tố mất ổn định, dẫn đến đình trệ, thoáihoá từng khu vực và thậm chí còn gây ra những xáo động trong xã hội Vìvậy, hỗ trợ giải quyết việc làm luôn được xem là mục tiêu kinh tế - xã hộiquan trọng trong khi hoạch định chiến lược phát triển cũng như xây dựngchính sách kinh tế, xã hội
1.2.4 Những nội dung cơ bản của của công tác hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên
1.2.4.1 Hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho thanh niên
Hoạt động tư vấn là góp ý về những điều được hỏi đến Có nhiều hìnhthức tư vấn như tư vấn trực tiếp hoặc tư vấn gián tiếp Giới thiệu là cungcấp các thông tin cần thiết để người tham gia nắm bắt các thông tin cầnquan tâm để lựa chọn các thông tin có ích cho bản thân mình
Có thể nói tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm rất quan trọng, hoạtđộng này giúp cho thanh niên đánh giá được trình độ năng lực hiện tại củabản thân có thể phù hợp được với những công việc nào
Hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm giúp cho thanh niên có thể tiếp cậnđược với thông tin trên thị trường lao động, qua đó, sẽ biết được các thông tin
về nhà tuyển dụng, vị trí việc làm, thu nhập, về các chính sách của Nhà nước,
để người lao động có thể tìm kiếm được những việc phù hợp với trình độ vànăng lực của bản thân; đồng thời, tránh được tình trạng lừa đảo trong quá
Trang 25trình tìm kiếm việc làm.
Đây sẽ là một cánh cửa mở ra các hướng đi mới cho thanh niên, nó gợi
mở những bước đi sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh hiện có của từngngười lao động
1.2.4.2 Khuyến khích, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư trên địa bàn để tạo việc làm
Đảng ta đã xác định cần chú trọng phát triển kinh tế tư nhân xem kinh tế
tư nhân là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước, hayChính phủ đã quan niệm rằng Quốc gia khởi nghiệp và Chính phủ kiến tạo.Điều này cho thấy việc khuyến khích doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng, từ
đó giúp doanh nghiệp đầu tư, phát triển nhằm góp phần thúc đẩy nền kinh tế
và giải quyết việc làm
Trong thời gian qua, nhận thấy rõ tiềm năng phát triển cũng như nhữngthách thức của khối doanh nghiệp, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã ban hànhnhiều chính sách hỗ trợ, như: Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về
“Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020” đã khẳng định “10 nguyêntắc và 5 nhóm giải pháp” cần thực hiện, với mục tiêu: “Nhà nước kiến tạo; lấydoanh nghiệp là đối tượng phục vụ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân
và doanh nghiệp khởi nghiệp, tự do kinh doanh trong những ngành nghề màpháp luật không cấm.” (Nghị quyết hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm
2020, 2016)
Ngày 06/06/2017, Thủ tướng Chính phủ cũng ra Chỉ thị 26/CT-TTg về
“Tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016” Chỉthị đã nêu rõ, sau hơn một năm kể từ khi ban hành, việc triển khai thực hiệnNghị quyết số 35 đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận: “Tạo chuyểnbiến tích cực về tư tưởng, nhận thức của bộ máy công quyền với tinh thầnphục vụ và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; từng bước tháo gỡ các khó khăn,vướng mắc của doanh nghiệp; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo
Trang 26điều kiện thuận lợi hơn cho đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng trưởngnhanh, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế – xã hội.” (Chỉ thị số26/CT-TTg,2017).
Ngày 01/01/2018, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có hiệu lực.Luật gồm 4 chương 35 Điều, trong đó quy định trách nhiệm của các cơ quanliên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp, những quy định về ưu đãi đối với doanhnghiệp vừa và nhỏ, từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh, tạo việc làm cho người lao động
Để hỗ trợ các hoạt động đầu thư trong nước, nhà nước đã thực hiện:
- Giao hoặc cho thuê đất theo quy định;
- Khuyến khích các quỹ hỗ trợ đầu tư để cho vay đầu tư;
- Đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp để cho thuê đất sản xuất kinhdoanh;
- Khuyến khích bảo lãnh tín dụng đầu tư cho nhà đầu tư tư nhân trongnước từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và công ty tài chính nhà nước;
- Thực hiện các chương trình, dịch vụ khuyến khích đầu tư như: Cungcấp thông tin kinh tế; Tư vấn pháp lý; Tư vấn quản lý và kinh doanh
- Tổ chức chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật, ưu đãi các côngnghệ mới cho nhà đầu tư
UBND các cấp thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chấtlượng giải quyết TTHC, như gắn với các giải pháp ứng dụng công nghệ thôngtin, tạo sự đột phá trong hoàn thiện cơ sở dữ liệu, chuẩn hóa quy trình thủ tục,minh bạch, công khai thông tin thủ tục hành chính Từ đó rút ngắn thời giangiải quyết, giảm thành phần hồ sơ, tiết kiệm chi phí tuân thủ đối với một
số thủ tục hành chính, đặc biệt hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệpnhằm thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp từ đó tạo thêm việc làm
1.2.4.3 Hỗ trợ nâng cao chất lượng lao động
Nâng cao chất lượng lao động, hỗ trợ kinh phí để đào tạo các ngành nghề
Trang 27mới cũng là một trong những giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanhniên Theo đó, thanh niên có nhu cầu chuyển đổi ngành nghề để tm kiếm cơhội việc làm mới thì được hỗ trợ về kinh phí, thời gian đào tạo nghề và tmviệc sau khi kết thúc đào tạo nghề.
Thấy rõ tầm quan trọng về công tác đào tạo nghề trong việc hỗ trợ giảiquyết việc làm, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày13/6/2012 về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011 -2020” Theo đó, một trong những mục têu của chiến lược là “Hoàn thiện cơcấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp và đại học; điều chỉnh cơ cấu ngành nghề
và trình độ đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực,nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh
tế - xã hội; đào tạo ra những con người có năng lực sáng tạo, tư duy độc lập,trách nhiệm công dân, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp, năng lực ngoại ngữ,
kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, năng lực tự tạo việc làm và khảnăng thích ứng với những biến động của thị trường lao động và một mộtphận có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới.” (Chiến lược pháttriển giáo dục, 2012)
Việc dạy nghề đã và đang được phát triển, đáp ứng nhu cầu về nhânlực, phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội Nước ta đang từng bước đượchình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành, từ đó góp phần nâng cao vịthế, vai trò của dạy nghề trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực vàchiến lược phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia Hiện nay có 3 cấp dạy nghềbao gồm:
+ Dạy nghề trình độ sơ cấp
+ Dạy nghề trình độ trung cấp
+ Dạy nghề trình độ cao đẳng
Trang 28Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ra quyết định số TTg ngày 14/5/2018 về việc phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp vàđịnh hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018–
522/QĐ-2025” Từ đó có thể “Nâng cao chất lượng tư vấn hướng nghiệp trongbậc
Trang 29giáo dục phổ thông góp phần phân luồng học sinh sau THCS và THPT để vàohọc nghề phù hợp với bản thân và yêu cầu của thị trường.” Ngoài ra,còn “Đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao góp phần nâng cao chấtlượng đào tạo và hội nhập quốc tế.” (Quyết định số 522/QĐ-TTg, 2018).
Hoạt động này đã giúp thành niên có cơ hội tham gia các lớp đàotạo nghề từ đó giúp nâng cao chất lượng lao động, đồng thời giúp thanh niênhiểu biết về các ngành, nghề mới từ đó mở ra cơ hội việc làm mới
1.2.4.4 Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp
Ngày 31/10/2012, Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 6, khóa XI
đã ban hành Nghị quyết 20-NQ/TW Nghị quyết cũng nhấn mạnh việc pháttriển các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và côngnghệ: “Hình thành các tập thể nghiên cứu đáp ứng yêu cầu giải quyết cácnhiệm vụ trọng điểm quốc gia Phát triển các nhóm nghiên cứu trẻ, tềmnăng từ các trường đại học, viện nghiên cứu để làm hạt nhân hình thành cácdoanh nghiệp khoa học công nghệ và Đẩy mạnh phát triển các doanhnghiệp khoa học và công nghệ; hỗ trợ các doanh nghiệp thành lập tổ chứcnghiên cứu và phát triển.” (Nghị quyết số 20-NQ/TW,2012)
Khẳng định lại đường lối, chủ trương trên, Nghị quyết Đại hội XII củaĐảng tiếp tục nêu rõ: “Khuyến khích đẩy mạnh quá trình khởi nghiệp kinhdoanh Có chính sách thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp Việt Nam cả về sốlượng và chất lượng, thật sự trở thành lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.” (Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốclần thứ XII, 2015)
Trên cơ sở các chủ trương của Đảng, Trung ương Đoàn TNCS Hồ ChíMinh đã ra quyết định số 223 -QĐ/TƯĐTN-ĐKTHTN ngày 10/4/2019 vềviệc ban hành “Đề án Thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2019 – 2022” nhằm
“Kiến tạo môi trường, động lực mạnh mẽ để các thành phần thanh niên khác
Trang 30nhau ra sức sáng tạo khởi nghiệp, chung tay đưa Việt nam thật sự trởthành
Trang 31quốc gia khởi nghiệp, góp phần thực hiện mục têu của Chính phủ ra đời500.000 doanh nghiệp đến năm 2020” (Đề án Thanh niên khởi nghiệp giaiđoạn 2019-2022, 2019).
Để hỗ trợ thanh niên trong quá trình khởi nghiệp, tổ chức các buổitruyền truyền, đối thoại với thanh niên về khởi sự doanh nghiệp, các thôngtin nghề nghiệp, việc làm với thanh niên Xây dựng các trang thông tn vềkhởi nghiệp trên báo, đài, các trang mạng xã hội và website của thành phố,Thành đoàn để tuyên truyền, phổ biến chuyển giao kỹ thuật, công nghiệphóa nông nghiệp, các mô hình kinh tế tiêu biểu của thanh niên
Thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyên đề về khởi nghiệp và lậpnghiệp, từ đó hỗ trợ các kỹ năng về khởi nghiệp, lập nghiệp, sản xuất, kinhdoanh và điều hành doanh nghiệp… cho thanh niên
Hằng năm tổ chức các diễn đàn, đối thoại giữa thanh niên vớidoanh nghiệp, thanh niên, doanh nghiệp với cá cơ quan chức năng củatỉnh, thành phố và các ban ngành, đoàn thể có liên quan từ đó doanh nhân,thanh niên sẽ được bày tỏ những nguyện vọng của mình với các ngànhQLNN về chính sách khởi nghiệp Các doanh nhân cũng sẽ có cơ hội chia sẻkinh nghiệm về khởi nghiệp và quá trình lập nghiệp, từ đó thanh niên sẽ cóthêm nhiều kiến thức về khởi nghiệp
Một số mô hình có thể triển khai ở địa phương như: Câu lạc bộthanh niên khởi nghiệp, CLB thanh niên làm kinh tế, CLB theo sở thích, ngànhnghề hoặc tổ hợp tác thanh niên,
1.2.4.5 Hỗ trợ vay vốn để tự tạo việc làm
Trong bối cảnh chung của thế giới và tại Việt Nam hiện nay, nhu cầu vềviệc làm của người lao động rất cao trong khi số lượng việc làm lại không đápứng được Vì vậy, khuyến khích người lao động khởi nghiệp, tự tm và tạoviệc làm là một cách hiệu quả nhất Tuy vậy, yếu tố cần thiết đầu tiên cần
Trang 32đáp ứng đó là có nguồn vốn để khởi nghiệp Nhưng không phải đốitượng nào
Trang 33cũng có thể vay vốn từ ngân hàng, bên cạnh đó, hình thức vay vốn ngân hàngchỉ giải quyết có những cá nhân nhỏ lẻ và có nguồn lực đảm bảo chophần vốn vay Để đa số thanh niên có nhu cầu khởi nghiệp và có nguồn vốnphục vụ cho những đầu tư ban đầu, Nhà nước đưa ra chính sách về hỗ trợtín dụng, từ đó triển khai xuống địa phương nhằm thực hiện các chính sáchnày.
Gần 20 chính sách tín dụng được nhà nước ban hành nhằm hỗ trợ vayvốn để sản xuất kinh doanh cho nhóm đối tượng yếu thế như lao độngnghèo, lao động đi xuất khẩu, lao động bị thu hồi đất thông qua các vayvốn tín dụng, qua các tổ chức chính trị, xã hội Trên cơ sở Bộ luật Lao độngban hành ngày 18/6/2012, Chính phủ đã ban hành nhiều các văn bản để
cụ thể hóa chính sách vay vốn tín dụng cho thanh niên để tạo việc làm
- Ngày 05/04/2005 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số71/2005/QĐ-TTg về “Cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốcgia về việc làm” Vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm cho vay hỗ trợ các
dự án nhỏ nhằm tạo thêm việc làm cho người lao động
- Nhà nước cũng có nhiều chính sách ưu đãi đối với những ngườilao động có hoàn cảnh đặc biệt như chính sách xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ
hộ nghèo giảm nghèo bền vững; Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày29/4/2009 phê duyệt “Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu laođộng góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 -2020”; Quyếtđịnh số
126/2008/QĐ-TTg ngày 15/9/2008 về “Vay vốn phát triển sản xuất cho hộdân tộc”; Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 về việc “Cho vayvốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khókhăn”
Trang 34Đặc biệt, một trong những nguồn vốn đó là vốn vay của Ngân hàngCSXH về giải quyết việc làm Theo đó, Ngân hàng CSXH phối hợp với ĐoànThanh niên thực hiện ủy thác vay vốn tạo điều kiện để thanh niên tiếp cậnnguồn vốn dễ dàng Ngân hàng CSXH sẽ có trách nhiệm thẩm định dự án vàhướng dẫn thanh niên lập dự án Ngoài ra, các ban ngành liên quan còntổ
Trang 35chức hỗ trợ, vận động, tư vấn thanh niên vay vốn xuất khẩu, vay vốn sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, vốn giải quyết việc làm
1.2.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên
1.2.5.1 Nhân tố chủ
quan
Khi các hoạt động hỗ trợ của nhà nước đã được đưa ra nhằm giúp chothanh niên có cơ hội tm được việc làm, với điều kiện này thì chưa đủ
mà còn phải phụ thuộc vào bản thân mỗi người
Trình độ tay nghề và trình độ nhận thức của thanh niên cũngảnh hưởng không nhỏ đến công tác hỗ trợ giải quyết việc làm Thanh niên
có tay nghề cao sẽ giúp cho khả năng khai thác cung lao động thuận lợi vàngược lại, thanh niên sẽ gặp khó khăn trong việc khai thác công việc nếu
có trình độ thấp Trong tư tưởng của nhiều người dân Việt Nam từ xưa đếnnay là tư tưởng ỷ lại và trông chờ vào người khác sẽ giúp mình tìm kiếm việclàm, từ đó, một bộ phận không nhỏ thanh niên không chủ động tìm kiếm,không tự tạo ra cho mình một hướng đi mới, hoạt động hỗ trợ từ đócũng gặp nhiều khó khăn nhất là trong công tác tuyên truyền và tư vấn giớithiệu việc làm Nhiều thanh niên vẫn có tâm lý không muốn thay đổi nghềnghiệp, không muốn tm hướng đi mới cho nghề nghiệp của mình Yếu tốnày cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác hỗ trợ giải quyết việc làm
Để một chính sách có hiệu quả, ngoài điều kiện hỗ trợ con ngườitếp xúc được với việc làm thì yếu tố quan trọng là bản thân người laođộng Khi
2 yếu tố này cùng nỗ lực vì mục tiêu giải quyết được việc làm thì hiệu quảcủa chính sách đó mới cao Để thực hiện chính sách, bản thân thanhniên cũng cần phải thực sự cố gắng muốn tìm kiếm việc làm Nếu chỉ trông
Trang 36chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước thì sẽ không có hiệu quả Nếu thanhniên tích cực học tập, học nghề, nỗ lực tm kiếm việc làm phù hợp với khảnăng hoặc thường xuyên tham gia vào các buổi tư vấn giới thiệu việc làm,các sàn giao
Trang 37dịch việc làm… thì thanh niên sớm tm được công việc và ngược lại.
1.2.5.2 Nhân tố khách quan
* Nhân tố về cơ chế chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên
Một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến vấn đề hỗ trợ giải quyết việclàm cho thanh niên chính là cơ chế chính sách giải quyết việc làm
Các chính sách chủ yếu thường được đề cập đến là chính sách pháttriển các ngành, lĩnh vực kinh tế; chính sách lao động, chính sách việc làm,chính sách về tiền lương và thu nhập; về đất đai; thuế; đào tạo nghề vàxuất khẩu lao động
Các chính sách phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế, chính sách về đấtđai sẽ khuyến khích và tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp đầu tư vàolĩnh vực kinh doanh, cơ sở hạ tầng để phát triển các ngành công nghiệp, từ
đó tạo thêm việc làm
Nội dung chính sách về lao động xác định đối tượng, chế độ, têu chí,điều kiện tham gia,… tùy từng hoạt động hỗ trợ mà có các quyền lợi và đưa
ra những điều kiện ràng buộc cho các đối tượng tham gia
Chính sách đào tạo nghề sẽ ảnh hưởng đến khả năng tm được việclàm, lương và lợi thế của thanh niên khi làm việc Thanh niên chưa đượcđào tạo sẽ không có lợi thế về ký hợp đồng, thu nhập bằng những thanhniên đã qua đào tạo Và học nghề kỹ thuật ở trình độ cao hơn sẽ có lợi thế vềtếp cận việc làm bền vững và thu nhập cao hơn so với thanh niên chưa đượcđào tạo nghề
Hoạt động hỗ trợ giải quyết việc làm được hình thành từ nhu cầu thực
tế của lực lượng lao động là thanh niên, họ cần được giúp đỡ trong hoàncảnh thiếu việc làm và không có việc làm Tuy nhiên không phải mọi thanhniên đều có nhu cầu và có cơ hội ngang nhau trong việc tham gia vào hoạtđộng hỗ trợ giải quyết việc làm Để có thể đưa ra được các chính sách hỗ trợ
Trang 38phù hợp trước hết phải nắm bắt được đặc điểm, điều kiện của từng đốitượng thanh niên, ví dụ, với thanh niên nông thôn thì kiến thức hạn chế,tác phong nông
Trang 39nghiệp, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đối với laođộng là thanh niên đã qua đào tạo chuyên nghiệp thì nhóm đối tượng laođộng này là lực lượng lao có trình độ chuyên môn, có năng lực… từ đó màđưa ra các chương trình hỗ trợ cho phù hợp với từng nhóm thanh niên.
Có thể nói các chính sách nhằm giúp đỡ cho thanh niên là yếu tố quyếtđịnh, mục têu, nội dung của chính sách đưa ra có áp dụng vào đúngđối tượng cần trợ giúp hay không, nếu chính sách đưa ra không đúng vớimục têu, mục đích thì nó sẽ không giải quyết được việc làm và ảnh hưởngđến mục têu giải quyết việc làm, làm chậm lại quá trình giải quyết việc làmcho thanh niên
* Nhân tố về thị trường lao động
Thị trường lao động luôn luôn biến động, nhu cầu sử dụng lao động mỗithời kỳ khác nhau sẽ khác nhau Nếu nền kinh tế phát triển ổn định, các lĩnhvực sản xuất kinh doanh phát triển, nhu cầu hàng hóa lớn, từ đó sẽ cần mộtlượng lớn lao động, các công ty, tập đoàn tập trung phát triển sản xuất, nhucầu nguồn nhân lực tặng lên nhanh chóng Và ngược lại, nếu khủng hoảngkinh tế thì nguy cơ thu hẹp sản xuất, cắt giảm việc làm, thì lúc này trên thịtrường lao động cầu về lao động giảm và cung lao động trên thị trường tăngcao gây áp lực về giải quyết việc làm Khả năng hỗ trợ giải quyết được việclàm cho thanh niên nhiều hay ít phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường laođộng
1.3 Cơ sở thực tiễn và bài học kinh nghiệm về hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên
1.3.1 Kinh nghiệm hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên của thành phố Hà Nội
Mục tiêu hàng đầu của thành phố Hà Nội là chủ trương ổn định việc làm,
Trang 40hỗ trợ thanh niên được đào tạo nghề và tm việc Thành phố Hà Nội cũng đãchỉ đạo các ban ngành liên quan phối hợp với các trung tâm giới thiệuviệc làm nhằm giúp cho thanh niên tham gia đào tạo nghề để có thể nhanhchóng