SKKN về ca dao Địa lí

11 945 6
SKKN về ca dao Địa lí

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I/ĐỀ TÀI : SƯU TẦM CA DAO TỤC NGỮ DỰ BÁO THỜI TIẾT,KHÍ HẬU ĐỊA PHƯƠNG ĐỂ PHỤC VỤ DẠY MÔN ĐỊA LÝ II/ĐẶT VẤN ĐỀ Theo tinh thần nghị quyết 40/2000/QH 10 ngày 9/12/2000 của Quốc hội khoá X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định “Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu nội dung, phương pháp giáo dục của các cấp học, bậc học qui định trong luật giáo dục, khắc phục những mặt hạn chế của chương trình SGK tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học của học sinh .”(Trích theo những vấn đề chung về đổi mới giáo dục phổ thông) Nhằm thực hiện nguyên “Học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội” trong việc giảng dạy địa lý, việc gắn thuyết ở nhà trường với thực tế cuộc sống là hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy địa của giáo viên và việc học địa của học sinh nơi tôi đang công tạc thì vấn đề vận dụng kiến thức địa lý, quan sát những sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh mình để giải thích chúng đã góp phần tích cực cho việc dạy - học bộ môn địa lý hiện nay. Đề tài “sưu tầm ca dao tục ngữ về dự báo thời tiết, khí hậu địa phương” dựa trên cơ sở tinh thần đó. III/CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.MỘT SỐ KHÁI NIỆM a) Sưu tầm: Sưu tầm là tìm kiếm, thu thập. b)Tục ngữ, ca dao: - Tục ngữ là câu tự nó diễn đạt một số ý, một nhận xét, một kinh nghiệm .có khi là một sự phê phán. Nó là một thể loại sáng tác ngang hàng với các loại ca dao - dân ca. Hầu hết các tục ngữ do nhân dân sáng tác, nhưng cũng có một số ít các câu được rút ra từ các thi phẩm được phổ biến rộng rãi trong dân gian. Tục ngữ được cấu tạo trên nhũng cơ sở khác nhau về sinh hoạt,về sản xuất trong một quá trình lâu dài, nó là những đúc kết, những nhận xét được nhiều người chấp nhận, để hướng dẫn con người trong sự nhìn nhận một khía cạnh, một lĩnh vực của cuộc đời. Trong quá trình lao động sản xuất,con người đã có những hiểu biết tối thiểu về 1 qui luật của tự nhiên. Thời xưa,tuy chưa có cơ sở khoa học nhưng bằng những kinh nghiệm qua thực tế, tổ tiên chúng ta đã nắm được những chừng mực nhất định của qui luật tự nhiên. Những kinh nghiệm ấy thông qua tập thể, được đúc kết thành những câu xuôi tai hoặc vần đọc trong dân gian, được truyền miệng cho nhau. Đó là những câu ca dao tục ngữ nói về thời thiết khí hậu, chăn nuôi, cày cấy, các quan hệ giữa con người với tự nhiên .Tục ngữ ca dao có 2 vế : vế đầu là nguyên nhân, vế sau là kết quả. c) Hệ thống tục ngữ ca dao nói về thời tiết,khí hậu. Tổ tiên người Việt gắn liền với nền văn minh lúa nước, sản xuất nông nghiệp là một ngành có quan hệ chặt chẽ với thời tiết và khí hậu. Khí hậu VN mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hoá đa dạng phức tạp theo không gian và thời gian. Tuỳ theo sự thống trị của từng hoàn lưu trong các thời kì khác nhau mà thời tiết, khí hậu nước ta có những chuyển biến khác nhau. Trong quá trình khai thác tự nhiên, lao động sản xuất, tuy trình độ nhận thức về các qui luật tự nhiên chưa sâu sắc lắm, nhưng qua quá trình quan sát lâu dài các hiện tượng tự nhiên, nhân dân ta cũng rút ra được những qui luật của nó, đặc biệt là các qui luật thời tiết, khí hậu và lưu truyền trong dân gian để mọi người và thế hệ sau có thể nhận biết được, để hạn chế và phòng tránh các tác hại cũng như khai thác mặt tích cực của nó phục vụ lại cho đời sống sản xuất. Các kinh nghiệm đó được đúc kết bằng những câu nói dễ lưu truyền, đó là hệ thống các câu tục ngữ ca dao. Đây cũng có thể coi là kinh nghiệm dự báo thời tiết khí hậu của nhân dân ta dựa trên kinh nghiệm quan sát các hiện tượng tự nhiên. d)Thời tiết và khí hậu +Thời tiết : Có thể khái niệm ngắn gọn thời tiết là những hiện tượng khí tượng diễn ra trên bề mặt trái đất trong một thời gian ngắn nhất định. Đặc điểm của thời tiết được thể hiện bởi sự tác động qua lại giữa nhiệt độ không khí, lượng mây, nước rơi, gió . được gọi là các yếu tố khí tượng. Sự thay đổi của thời tiết có tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp và nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế khác của con người.Thời tiết ở trên cao có ảnh hưởng lớn đến giao thông hàng không và các hoạt động trên mặt đất. +Khí hậu : Thời tiết luôn thay đổi theo không gian và thời gian nhưng ở một khu vực nào đấy. Còn khí hậu là chế độ nhiều năm của điều kiện khí quyển hay chế độ trung bình nhiều năm của thời tiết. Thời tiết của một khu vực có thể rất khác nhau giữa các mùa trong năm, nhưng trong một chu kì nhiều năm này so với chu kì nhiều năm khác thì không có sự khác nhau rõ rệt. Hay nói cách khác khí hậu mang tính khu vực và tính bền vững. e) Đặc điểm chung về thời tiết, khí hậu nước ta. Khí hậu Việt Nam chúng ta thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đó là khí hậu có nền nhiệt độ và độ ẩm cao nói chung của khu vực nội chí tuyến chịu sự tác 2 động của mặt trời. Những ảnh hưởng của chế độ gió mùa đã mang lại những tính chất thất thường trong sự phân hoá mưa và trong cấu trúc địa phương của thời tiết. Tuỳ theo chế độ hoàn lưu trong các thời gian khác nhau mà nước ta có nhiều loại hình thời tiết. IV/CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.Đối tuợng thực hiện. Học sinh khối 8 : Mỗi học sinh sưu tầm 1 – 5 câu ca dao tục ngữ về dự báo thời tiết và khí hậu địa phương. - Về thời gian : Học kì II - Phần II : Địa lý Việt Nam - Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh bắt đầu từ tuần 20 đến hết tuần 25. - Trước khi làm bài tập GV cho học sinh ôn lại các khái niệm “thời tiết,khí hậu”( Địa lý 6) - Giáo viên cho học sinh xác định thế nào là ca dao tục ngữ nói về thời tiết, khí hậu địa phương. 2.Hướng dẫn tìm nguốn sưu tầm a)Khai thác đối tượng Hỏi người am hiểu về khoa học dân gian, những người kinh nghiệm trong sản xuất và đời sống. Trao đổi với ông bà, cha mẹ anh chị các người hàng xóm và láng giềng. b).Sưư tầm qua sách báo. “Ca dao tục ngữ với khoa học nông nghiệp” NXB Đà Nẵng 1999 của Hà Huy Dáp. c)Sưu tầm qua sân chơi truyền hình. “Chìa khoá vàng”, “Ai là triệu phú”, “Đường lên đỉnh Olympia” . 3.Một số ví dụ minh hoạ của giáo viên. a)Dự báo thời tiết mối quan hệ giữa thực vật và thời tiết Ví dụ : Rễ Si(Sanh) mọc trắng, điềm nắng đã đến, hay Rễ Si(Sanh) ra trắng chẳng nắng được đâu. - Cơ sở khoa học:mỗi khi thời tiết thay đổi thì một số loại thực vật như cây Si(Sanh) rất nhạy cảm với thời tiết nên các hoạt động sinh lý của nó biến đổi, Si là loại cây to, lá nhỏ, rậm cành, có nhiều rễ phụ xuống, thường mọc ở bờ nước nên rất nhạy cảm với độ ẩm không khí, khi độ ẩm không khí tăng lên rễ Si sinh ra trắng xoá vì hút nhiếu nước. Như vậy thời tiết rất dễ mưa nên nhân dân ta có cách dựa vào đó để dự báo thời tiết. b)Dự báo thời tiết dựa vào mối quan hệ giữa động vật với thời tiết. Ví dụ : Kiến đen tha trứng lên cao, Thế nào cũng có mưa rào rất to. Kiến bò từ dưới lên cao 3 Mang theo cơm gạo gây nên mưa rào. Đường đi kiến đắp thành bờ, chẳng mưa thì gió còn ngờ vực chi. Kiến cánh vỡ tổ bay ra, Bão táp mưa sa tới gần Cơ sở khoa học: Kiến là loại côn trùng sợ nước sống ở dưới đất, trên các cành cây, trong các khe đá, cửa tường nên độ ẩm không khí thay đổi ắt trời sẽ mưa, kiến phải di cư để lánh nạn, đặc biệt là kiến đen, kiến lửa, kiến mối. Nên mỗi khi trời sắp mưa ta thường thấy kiến đen tha trứng, tha mồi chạy từ thấp lên cao hay trời sắp mưa kiến cánh vỡ tổ bay ra khắp nơi. Qua đó ông cha ta có thể dự đoán thời tiết sắp xảy ra. c)Dự báo thời tiết dựa vào việc quan sát bầu trời. Ví dụ : Dự báo bão +Bạn chài thợ lái bảo nhau mống đông chớp lạch quay mau về nhà. +Rán mỡ gà có nhà thì giữ. Hay: Đông rắc tía tía màu hồng Gọi con thủ thỉ bảo chồng nhỏ to Nhà em tìm kiếm cây to Chống nhà tránh bão đỡ lo sau này. Cơ sở khoa học: Rán mỡ gà, đông bắc tía tía hồng hồng Rán mỡ gà là những đám mây màu hồng giống như mỡ gà, khi đám mây này xuất hiện trên đỉnh đầu thì có bão. Màu sắc của những đám mây mỡ gà giống như những áng mây hồng xuất hiện ở chân trời vào sáng sớm hay hoàng hôn. Khi bão tới gần, không khí ở trong bão xáo động mạnh làm gia tăng những hạt hơi nước nhỏ trong không khí. Ánh sáng mặt trời chiếu qua lớp không khí này sẽ bị tán xạ mạnh hơn, khiến các tia sáng có bước sóng ngắn tán xạ ra hết xung quanh chỉ còn lại ánh sáng màu hồng chiếu xuống cho ta nhìn thấy d)Dự báo thời tiết dựa vào việc quan sát mặt trăng, mặt trời. Ví dụ : Mặt trăng má đỏ Trời đã sắp mưa. Cơ sở khoa học: Ánh sáng Mặt Trời là dãy ánh sáng quang phổ gồm 7 màu. Mặt Trăng không phát ánh sáng mà phản chiếu ánh sáng Mặt Trời. Nếu không khí trong sạch tia xanh và tia tím sẽ bị khuếch tán nhiều hơn, bầu trời có màu xanh và lúc 4 ta nhìn thấy đĩa mặt trăng hay mặt trời có màu vàng. Trong trường hợp bầu trời có nhiều nước, nhiều bụi, từ đó nhìn từ dưới đất nhìn lên bầu trời ta thấy Mặt Trăng hay Mặt Trời có màu đỏ(Trăng má đỏ) bởi vì tia bức xạ bị khuếch tán nhiều hơn cả. Như vậy khi thấy Mặt Trăng màu đỏ chứng tỏ không khí ẩm ướt và vẫn đục, tình trạng thường thấy khi thời tiết chuyển xấu nên “Trăng má đỏ” trời đã sắp mưa. e)Dự báo thời tiết thông qua các qui luật thời tiết địa phương. Mưa tháng 7, gãy cành Trám Nắng tháng 8, rám trái bưởi Giải thích : Tháng 7 tức là tháng 8 dương lịch là thời kì hoạt động của áp thấp hội tụ nhiệt đới, khi các nhiễu động này hoạt động thì thành mưa to gió lớn nên “Mưa tháng 7 gãy cành Trám”. Sang tháng 8(tức tháng 9 dương lịch) thời kì này cường độ bức xạ Mặt Trời tuy đã yếu và đã bắt đầu các đợt gió mùa đông bắc sớm, nhưng cũng có những ngày nắng nóng khác thường phía tây chi phối nên “tháng 8 nắng rám trái bưởi” V/NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1.Nội dung và yêu cầu của bài tập a)Học sinh ghi chép vào vở soạn hoặc vở thực hành địa lý(giáo viên đã qui định khi học sinh học địa lý từ lớp 6) b)-Phân loại ca dao tục ngữ về dự báo thời tiết sau khi sưu tầm theo từng đối tượng -Dự báo thời tiết dựa vào mối quan hệ giữa thực vật với thời tiết. -Dự báo thời tiết dựa vào mối quan hệ giữa động vật với thời tiết. -Dự báo thời tiết qua quan sát Mặt Trăng, Mặt Trời. -Dự báo thời tiết thông qua các qui luật của thời tiết ở địa phương c)Bước đầu giải thích theo cơ sở khoa học của cách dự báo thời tiết qua kinh nghiệm cuộc sống sản xuất. 2.-Phần kiểm tra theo dõi : Việc sưu tầm của từng nhóm qua vở soạn bài hoặc vở thực hành(mỗi lớp một nhóm lớn) -Sau tiết 36 bài 31 giáo viên thu bài và đánh giá so sánh giữa các lớp(có tuyên dương và khuyến khích điểm thực hành) 3.Kết quả kiểm tra. *Lớp 8/2 *Phần sưu tầm. a)Dự báo thời tiết dựa vào mối quan hệ giữa thực vật với thời tiết. + Lá tre bóc lột,rét xộc tới nơi 5 + Cỏ gà mọc hoang,cả làng đầy nước + Mùa hè đang nắng,cỏ trắng thì mưa b)Dự báo thời tiết dựa vào mối quan hệ giữa động vật với thời tiết. + Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng bay vừa trời râm. +Cua bò lên cao, thế nào cũng lũ. +Cò bay ngược, nước vô nhà Cò bay xuôi nước lui ra biển. +Én bay thấp, mưa ngập bờ ao Én bay cao mưa rào lại tạnh. +Kiến đen vỡ tổ bay ra Bão táp mưa sa tới gần. c)Dự báo thời tiết thông qua việc quan sát bầu trời +Cha chết không lo bằng đỏ lò tây bắc. +Giông bể Đông bắt nồi rang thóc Giông bể tây đổ thóc ra phơi. +Mây kéo xuống bể thì nắng chang chang Mây kéo lên ngàn thì mưa như trút. +Chớp đằng đông nước đồng tràn ngập Chớp đằng tây mua dây mà tát. +Mống dài trời lụt, mống cụt trời mưa. +Trăng quần thì hạn, trăng tán thì mưa. d)Dự báo thời tiết thông qua các qui luật của thời tiết. +Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên. +Mồng chín tháng chín có mưa Anh em ta sắm sửa cày bừa làm ăn. +Ba ngày gió nam mùa màng mất trắng +Chiều chiều mây phủ Sơn Trà Sóng xô Cửa Đại trời đà chuyển mưa. ***Phần giải thích*** *Mối quan hệ giữa động vật với thời tiết Ví Dụ: các loài côn trùng có cánh dễ dàng cảm nhận khi độ ẩm không khí thay đổi, nhất là loài chuồn chuồn. Chuồn chuồn là loài côn trùng có cánh mỏng manh, nếu có độ ẩm cao thì không thể bay cao được, nếu độ ẩm không khí thấp thì bay lên rất cao nên: Chuồn chuồn bay thấp thì mưa . Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm. 6 • Lớp 8/5 Nhóm 5 - Phần sưu tầm. a/ Dự báo thời tiết dựa vào mối quan hệ giữa thực vật với thời tiết. + Đầu măng ngã gục vào hè Nương nhờ vào mẹ kẻo e bảo về. + Cỏ gà loang lỗ, tức đỗ mưa to + Rễ sanh ra trắng điềm nắng đã hết. Giải thích : cây sanh là loại cây được người dân ưa thích làm cảnh trong vườn nhà, thân to lá nhỏ có tán rộng, dễ làm cành, rễ đâm đầy thân trông rất vững chải. Sanh là loại cây có rễ rất nhạy với độ ẩm không khí, mỗi khi độ ẩm không khí tăng tức là lúc “ Rễ sanh mọc trắng điềm nắng đã hết “. Ngoài cây sanh là loại cây rất gần gũi và thân thiện với người dân, loại tre cũng được quan sát để dự báo thời tiết. Chúng ta biết rằng tre thường trỗ măng vào mùa hè, vào cuối mùa hè nước ta thường xuất hiện những cơn bão sớm, những thời kỳ đó đầu măng phải biết dựa vào tre mới tránh được sự ngã gãy nên ông cha ta mới có câu: • “Đầu măng ngã gục vào hè • Nương nhờ vào mẹ kẻo e bão về “ b/ Dự báo thời tiết dựa vào mối quan hệ giữa động vật với thời tiết. • + Kiến đắp thành thì bão Kiến ẵm con chạy vào thì mưa. • + Qụa tắm thì ráo, Sáo tắm thì mưa. • + Gío heo may chuồn chuồn bay thì bão • + Cóc nghiến răng trời đang nắng thì mưa. • + Êch kêu om om, ao chôm đầy nước. * Giải thích : Sáo và Qụa là hai loài chim, Qụa hay tắm những lúc no mồi còn Sáo thì ít khi tắm, chỉ những lúc nhiệt độ và độ ẩm tăng cao, thời tiết nóng bức đột ngột Sáo nhảy xuống nước tắm làm mát cơ thể. Những lúc đó trời rất dễ mưa nên có câu : “Qụa tắm thì ráo, Sáo tắm thì mưa “ * Đối với loài ếch nhái là những loài lưỡng cư, loài cóc có bộ da rất nhạy cảm với độ ẩm không khí, những lúc trời nắng ấm các loài này thường nấp nơi mát mẻ để tránh nắng, khi độ ẩm tăng lên trời chuẩn bị mưa, chúng nhảy ra ngoài kèm theo những tiếng kêu gọi bầy, bắt mồi và đây cũng là thời kỳ sinh sẩn của chúng . khi cóc nghiến răng, ếch nhái kêu thì nhất định trời sẽ có mưa nên mới có câu : “Cóc nghiến răng trời đang nắng thì mưa”. “Ếch kêu om om, ao chôm đầy nước” c/Dự báo thời tiết thông qua việt quan sát bầu trời. • + Chớp đằng đông, nước đồng tràn ngập + Chớp đằng đông vừa trông vừa chạy 7 Chớp đằng nam vừa là vừa chơi + Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa d/ Dự báo thời tiết dựa vào quan sát mặt trăng , mặt trời . + Trên trời có vẩy tê tê Là mưa sắp sửa kéo về nay mai +Trời oi đen sẫm sấm sét tới nơi e/ Dự báo thời tiết thông qua qui luật của thời tiết + Lập thu mới cấy lúa mùa Khác nào hương khói lên chùa cầu con. + Cày ruộng tháng năm xem trăng rằm tháng tám . + Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối. * Phần giải thích : Câu tục ngữ phản ánh thời gian chiếu sáng trong hai mùa, mùa hè được chiếu sáng nhiều hơn mùa đông (mùa hè ngày dài, mùa đông ngày ngắn). Hiện tượng này là hệ quả sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Quĩ đạo chuyển động của trái đất quanh mặt trời là hình e líp gần tròn, trong quá trình chuyển động trục của trái đất luôn giữ một độ nghiêng không đổi và hướng về một phía. Vào giũa mùa hạ (22/6) trái đất đến gần mút của quĩ đạo, lúc này nửa cầu Bắc ngã về phía mặt trời, thời gian chiếu sáng nhiều hơn thời gian khuất trong bóng tối nên thời kì này nửa cầu Bắc có ngày dài đêm ngắn “đêm tháng năm chưa nằm đã sáng” ( tháng 5 âm lịch tương đương với tháng 6 dương lịch). Vào giữa mùa đông (22/12) nửa cầu Nam ngã về phía mặt trời nhiều hơn nên nửa cầu Bắc thời gian được chiếu sáng ít hơn thời gian khuất trong bóng tối, có đêm dài hơn ngày “ngày tháng mười chưa cười đã tối” (tháng mười đây là tháng âm lịch) VI/KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bài tập hướng dẫn học sinh sưu tầm ca dao tục ngữ về dự báo thời tiết,khí hậu là một bào tập có tính thiết thực cao. - Một là rèn luyện đức tính kiên trì “học đi đôi với hành”, muốn “hành” phải biết học hỏi, lắng nghe, đọc sách, ghi chép thu lượm từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. - Hai là học sinh có thêm tri thức về địa phương thông qua thực tế cuộc sống. - Ba là học sinh rèn luyện được ý thức,cơ sở khoa học,biết lựa chọn sắp xếp các câu ca dao tục ngữ theo yêu cầu, đúng với mục đích.Biết vận dụng kiến thức đã học bước đầu giải thích cơ sở khoa học của câu ca dao tục ngữ về dự báo thời tiết mà ôngcha ta đã đúc kết kinh nghiệm qua cuộc sống lao động sản xuất. - Bốn là học sinh hứng thú,ham thích bộ môn địa lý hơn,phát huy tính tò mò, sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu là cơ sở cho việc học tốt bộ môn. 8 - Năm là qua tư liệu của học sinh sưu tầm từ bài tập thực hành cũng là nguồn tư liệu quí của giáo viên, bổ sung thêm vào tư liệu giúp giáo viên giảng dạy bộ môn tăng thêm phần minh hoạ cho bài học. - Thời gian thực hiện bài tập không dài nhưng đã giúp học sinh học sâu, nhớ lâu, vận dụng được những kiến thức của các lớp học trước(lớp 6; 7) VII/KẾT LUẬN Để giúp học sinh thực sự yêu thích bộ môn đặc biệt là môn địa lý mà xưa nay được xem là bộ môn khô khan,thì vai trò của giáo viêm là hết sức quan trọng. Trong quá trình thực hiện giáo viên đã khai thác tính tò mò,sáng tạo và khả năng tự học,tự nghiên cứu của học sinh dưới sự định hướng của giáo viên. - Đề tài “Sưu tầm ca dao tục ngữ về dự báo thời tiết khí hậu địa phương” chắc có lẽ cũng được nhiều đồng nghiệp thực hiện. Nhưng quan trọng hơn cả là làm thế nào để học sinh mỗi nơi, mỗi lúc biết vận dụng kiến thức đã học để giải thích một sự vật, hiện tượng xảy ra trong cuộc sống, nhất là những sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh mình. Đó chính là sự mong muốn của tôi nhằm góp phần vào mục tiêu, yêu cầu giáo dục hiện nay - Đề tài “sưu tầm ca dao tục ngữ về thời tiết khí hậu địa phương” là một sáng tạo nhỏ, thời gian thực hiện chưa nhiều nên còn hạn chế. Rất mong sự đóng góp chân thành của đồng nghiệp để bộ môn địa lý ngày càng được học sinh yêu thích hơn, góp phần vàp việc đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay. VIII/PHẦN ĐỀ NGHỊ - Các chương trình truyền hình nên khai thác thêm kiến thức về địa lý. - Giáo viên giảng dạy bộ môn cần có những SKKN của đồng nghiệp để học hỏi và vận dụng trong giảng dạy tốt hơn. IX/PHẦN PHỤ LỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO. - Ca dao tục ngữ với khoa học nông nghiệp - NXB Đà Nẵng 1999 của Hà Huy Dáp. - Chương trình “Chìa khoá vàng”, “Đường lên đỉnh Olympia”. Ca dao tục ngữ địa phương(truyền miệng) 9 X/ MỤC LỤC 1. Tên đề tài 2. Đặt vấn đề 3. Cơ sở lý luận 4. Cơ sở thực tiễn 5. Nội dung nghiên cứu 6. Kết quả nghiên cứu 7. Kết luận 8. Đề nghị 9. Phần phụ lục và tài liệu tham khảo 10 [...]...11 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NÚI THÀNH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CHU VĂN AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SƯU TẦM CA DAO TỤC NGỮ DỰ BÁO THỜI TIẾT,KHÍ HẬU ĐỊA PHƯƠNG ĐỂ PHỤC VỤ DẠY MÔN ĐỊA LÝ Năm học 2008 – 2009 Của : GV Nguyễn Thị Thùy Dương Tổ Xã Hội II Trường THCS Chu Văn An Tháng 3/2009 . học sinh sưu tầm 1 – 5 câu ca dao tục ngữ về dự báo thời tiết và khí hậu địa phương. - Về thời gian : Học kì II - Phần II : Địa lý Việt Nam - Giáo viên. phần tích cực cho việc dạy - học bộ môn địa lý hiện nay. Đề tài “sưu tầm ca dao tục ngữ về dự báo thời tiết, khí hậu địa phương” dựa trên cơ sở tinh thần

Ngày đăng: 19/09/2013, 11:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan