Tuy nhiên, trong công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp còn tồn tại một số hạn chế, nhưcông ty chưa trích luật các khoản dự phòng như dự phòng nợ khó đòi, dự phòng
Trang 1TÓM LƯỢC
Kế toán doanh nghiệp nói chung và kế toán kết quả kinh doanh nói riêng là công
cụ đắc lực để kiểm soát và quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Kế toánkết quả kinh doanh không chỉ phản ánh tổng quát nhất tình hình hoạt động của doanhnghiệp mà nó còn hỗ trợ cho công tác quản trị cuả doanh nghiệp giúp cho nhà quản trịđưa ra các quyết định đúng đắn định hướng phát triển tương lai Bên cạnh đó, làm tốtcông tác kế toán kết quả kinh doanh tạo điều kiện để các doanh nghiệp thực hiện tốtchức năng, nhiệm vụ của mình cũng như hoàn thành việc thực hiện tốt nghĩa vụ vớingân sách Nhà nước và các bên liên quan như ngân hàng, chủ nợ Do vậy, hoàn thiện
kế toán kết quả kinh doanh là mục đích và điều kiện cơ bản để duy trì và nâng cao hiệuquả kinh doanh của Công ty Cổ phần Thành Thiên Lộc
Khi nghiên cứu đề tài này, em đã cố gắng đi sâu vào quy trình kế toán kết quảsản xuất kinh doanh để thấy được những vấn đề thực tế, những kết quả đã đạt được vàchưa đạt được Em mong muốn tìm ra nguyên nhân của những vấn đề còn tồn tại, đề ranhững biện pháp cụ thể nhằm hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty Cổphần Thành Thiên Lộc Hy vọng là với những giải pháp và ý kiến đóng góp của em sẽ
mở ra những phương hướng mới cho công tác kế toán của công ty nói chung và kếtoán kết quả kinh doanh nói riêng đạt hiệu quả cao hơn
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành bài khóa luận tại Công ty Cổ phầnThành Thiên Lộc, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo,các anh chị trong phòng Kế toán, phòng kinh doanh và các phòng ban khác trong công
ty đã giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu, thu thập và phân tích các thông tin kế toán.Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn cô giáo – Th.s Nguyễn Thị Hà đã tận tình giúp
đỡ em trong thời gian hoàn thành bài khóa luận này
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do sự hạn chế về kiến thức, lý luận của bản thânnên trong quá trình nghiên cứu và trình bày khó tránh khỏi những sai sót Em kínhmong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo để bài khóa luận của em được hoànthiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn
Trang 3DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
1 Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty Cổ phần Thành Thiên Lộc
2 Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Cổ phần Thành Thiên Lộc
Trang 5MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv
MỤC LỤC v
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN KẾT QUẢ 5
KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 5
1.1 Cơ sở lý luận về kế toán kết quả kinh doanh 5
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 5
1.1.2 Nội dung và phương pháp xác định kết quả kinh doanh trong DN 7
1.1.3 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán kết quả kinh doanh 9
1.2 Nội dung kế toán kết quả kinh doanh theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành 10
1.2.1 Kế toán Kết quả kinh doanh theo chuẩn mực Kế Toán Việt Nam 10
1.2.2 Kế toán Kết quả kinh doanh theo chế độ kế toán hiện hành 15
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÀNH THIÊN LỘC 22
2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kế toán kết quả kinh doanh của Công ty 22
2.1.1 Tổng quan về công ty CP Thành Thiên Lộc 22
2.1.2 Ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kế toán kết quả kinh doanh của Công ty 27
2.2 Thực trạng Kế toán Kết quả kinh doanh tại công ty CP Thành Thiên Lộc 29
2.2.1 Nội dung và phương pháp xác định kết quả kinh doanh tại công ty 29
Trang 62.2.2 Thực trạng kế toán kết quả kinh doanh tại công ty 30
CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN 34
KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI 34
CÔNG TY CỔ PHẦN THÀNH THIÊN LỘC 34
3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu thực trạng kế toán kết quả kinh doanh tại công ty 34
3.1.1 Những kết quả đạt được 34
3.1.2 Những mặt hạn chế, tồn tại 35
3.2 Các đề xuất, kiến nghị về Kế toán Kết quả kinh doanh tại Công ty 37
3.3 Điều kiện thực hiện 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
Trang 7Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là kết quả cuối cùng để đánh giá chính xáchiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ Kế toán kết quảkinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh thực trạng sản xuất kinh doanh.Đồng thời, nó còn là một công cụ tài chính phục vụ đắc lực cho công tác quản trị Việcxác định đúng kết quả kinh doanh sẽ giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp thấy được
ưu và nhược điểm, những vấn đề còn tồn tại, từ đó đưa ra những giáp pháp khắc phục,
đề ra các phương án kinh doanh chiến lược thích hợp trong thời gian tới Do đó, cầnthiết phải hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán kết quả kinh doanh
Về thực tiễn
Với sự phát triển ngày nay, đòi hỏi công tác kế toán không ngừng đổi mới vàhoàn thiện về nội dung, phương pháp cũng như hình thức tổ chức để đáp ứng nhu cầuquản lý ngày càng cao của nền kinh tế nói chung, cũng như đối với các doanh nghiệpnói riêng Trong nền kinh tế thị trường, các vấn đề doanh thu, chi phí, lãi hay lỗ là vấn
đề được quan tâm nhất tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay Việc xác định đúngđắn kết quả kinh doanh hiện nay là vấn đề quan trọng để đánh giá được hiệu quả hoạtđộng kinh doanh cũng như là một công cụ tài chính phục vụ đắc lục cho công tác quảntrị, dựa vào kết quả kinh doanh giúp ta có cái nhìn tổng quan và chi tiết về tình hình
Trang 8của công ty Thông qua sự theo dõi trung thực, đánh giá các vấn đề nhà lãnh đạo đưa
ra các quyết định phù hợp nhằm thực hiện mục tiêu đề ra…
Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Thành Thiên Lộc, thông qua các tàiliệu tham khảo, trao đổi với bộ phận kế toán em nhận thấy công tác kế toán kết quảkinh doanh về cơ bản đã thực hiện theo đúng chế độ kế toán hiện hành Phương pháp
kế toán, hệ thống tài khoản, sổ sách, chứng từ sử dụng tại công ty là tương đối đầy đủ
và phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị Tuy nhiên, trong công tác
kế toán xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp còn tồn tại một số hạn chế, nhưcông ty chưa trích luật các khoản dự phòng như dự phòng nợ khó đòi, dự phòng hànghóa,… Các khoản dự phòng này sẽ làm giảm bớt các rủi ro trong kinh doanh của công
ty Ngoài ra, Công ty cổ phần Thành Thiên Lộc là công ty sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm do chính công ty sản xuất ra, việc xác định kết quả kinh doanh một cách đúngđắn sẽ giúp doanh nghiệp định hướng được phương hướng sản xuất kinh doanh phùhợp và có những biện pháp khắc phục khó khăn trong thời điểm kinh tế khủng hoảnghiện nay Chính vì vậy việc hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh là vấn đề quantrọng và rất cần thiết đối với công ty hiện nay, để các nhà quản trị doanh nghiệp và cácđối tượng bên ngoài doanh nghiệp có những đánh giá chính xác nhất phục vụ cho việc
ra quyết định kinh doanh tại doanh nghiệp
2 Mục tiêu nghiên cứu
Về lý luận:
Khóa luận đi sâu nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về kế toán kết quả kinhdoanh và hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan về kế toán kết quả kinh doanh tại cácdoanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán hiện hành và chế độ kế toán ban hành theoquyết định 48 và các quy định tài chính liên quan làm nền tảng cho việc nghiên cứuthực tiễn
Về thực tiễn:
Khóa luận đi sâu tìm hiểu, khảo sát thực trạng kế toán kết quả kinh doanh tạicông ty cổ phần Thành Thiên Lộc về chứng từ, tài khoản và cách hạch toán để so sánhgiữa thực tế áp dụng tại công ty với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, mô tả
và phân tích được thực trạng công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty
Trang 9Từ đó đưa ra những đánh giá về kết quả đạt được và đề xuất các giải pháp nhằm hoànthiện tổ chức kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Lý luận và thực trạng xác định kết quả kinh doanh tạicông ty Cổ phần Thành Thiên Lộc
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Công ty Cổ phần Thành Thiên Lộc
+ Thời gian: Số liệu và tài liệu kết quả kinh doanh của công ty Quý 1 năm 2015
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu trong đề tài được thu thập bằng phương pháp: quan sát, nghiên cứu tàiliệu, điều tra – phỏng vấn
- Quan sát: Thông tin được thu thập thông qua quan sát trực tiếp trong quá trình
thực tập tại công ty Cổ phần Thành Thiên Lộc về các nội dung: việc tổ chức bộ máyquản lý trong công ty, việc phân công công việc và thực hiện kế toán của cán bộ, nhânviên kế toán của công ty, theo dõi quá trình từ khâu lập chứng từ, luân chuyển chứng
từ, tới khâu nhập dữ liệu vào máy, lên bảng cân đối tài khoản, lập Báo cáo tài chính.Những thông tin này giúp đánh giá được phần nào quy trình thực hiện các công việc.Mặt khác, những thông tin này không phụ thuộc vào câu trả lời hay trí nhớ của nhânviên kế toán, nhờ đó kết quả thu được sẽ khách quan và chính xác hơn, làm tăng độ tincậy của thông tin
- Nghiên cứu tài liệu: Đề tài được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu các chứng từ,
sổ sách (sổ tổng hợp, sổ chi tiết), các BCTC của công ty Ngoài ra, việc tham khảo cáctài liệu liên quan từ bên ngoài như các chuẩn mực kế toán số 01, 02, 14, 17, các sáchchuyên ngành kế toán, các luận văn của khóa trước cũng giúp ích rất nhiều cho việcnghiên cứu Qua đây, cũng giúp có được những thông tin cụ thể hơn về vấn đề nghiêncứu như: doanh thu, giá vốn, các khoản chi phí, tình hình nhập xuất tồn hàng tồn khocủa doanh nghiệp… Các thông tin thu thập được góp phần bổ sung và kiểm nghiệmcác thông tin thu được từ các phương pháp khác, đồng thời giúp tìm ra ưu nhược điểmcủa kế toán kết quả kinh doanh tại công ty
Trang 10- Điều tra – phỏng vấn: Phương pháp phỏng vấn là phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn các đối tượng được chọn Trong quá trình thực tập
em đã tiến hành phỏng vấn kế toán trưởng và kế toán viên của công ty Nội dungphỏng vấn xoay quanh vấn đề kế toán xác định kết quả kinh doanh Qua đó thu đượcthông tin và giải đáp được khúc mắc về chế độ kế toán áp dụng, sổ sách, số liệu củacông ty và quy trình kế toán của công ty
Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu
Bên cạnh phương pháp thu thập số liệu thì để có đầy đủ các dữ liệu cần thiết, cógiá trị cho khóa luận của mình em còn sử dụng phương pháp xử lý dữ liệu Đó là cácphép biện chứng và lịch sử như các kỹ thuật phân tích, so sánh, đối chiếu Kết hợp vớinhững phương pháp khác để nghiên cứu vấn đề có hiệu quả hơn
Tất cả các thông tin thu thập được sau các cuộc phỏng vấn được ghi chép cẩnthận, sau đó được hoàn thiện và sắp xếp lại một cách có hệ thống Các thông tin thuđược từ các phương pháp trên được tập hợp lại, phân loại, chọn lọc ra các thông tin cóthể sử dụng được Tất cả các thông tin sau khi được xử lý được dùng làm cơ sở choviệc tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của công ty và thực trạng côngtác kế toán kết quả kinh doanh Thông qua các kết luận đó cùng với việc xem xétnhững thành công trong quá khứ và các định hướng trong tương lai của công ty để đưa
ra những kiến nghị mang tính khả thi cao
5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần tóm lược, danh mục, tài liệu tham khảo, các phụ lục, nội dung chínhđược chia làm 3 chương như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp
- Chương 2: Thực trạng kế toán kết quả kinh doanh tại công ty CP Thành Thiên Lộc
- Chương 3: Các kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh tại công ty CP Thành Thiên Lộc.
Trang 11CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN KẾT QUẢ
KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Cơ sở lý luận về kế toán kết quả kinh doanh.
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Nhóm khái niệm về kết quả kinh doanh
- Kết quả kinh doanh: Kết quả kinh doanh là phần chênh lệch giữa doanh thu, thunhập, và chi phí của doanh nghiệp sau một kỳ hoạt động kinh doanh nhất định (Tr.319Giáo trình kế toán tài chính, ĐH Thương Mại 2010, NXB Thống Kê)
Trong doanh nghiệp, kết quả kinh doanh bao gồm:
- Kết quả hoạt động kinh doanh: Là khoản lãi hoặc lỗ thu được của các hoạt độngthường xuyên của doanh nghiệp Trong đó hoạt động SXKD của doanh nghiệp là hoạtđộng đầu tư vốn nhằm tìm kiếm lợi nhuận theo những mục tiêu đã xác định sẵn baogồm: hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ và hoạt động đầu tư tài chính
- Kết quả hoạt động khác: Là khoản lãi hoặc lỗ thu được từ các hoạt động kinhdoanh không thường xuyên của doanh nghiệp, những khoản này doanh nghiệp không
dự kiến được
Nhóm khái niệm về doanh thu, thu nhập khác
- Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế
toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp,góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu (VAS 14)
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là toàn bộ số tiền thu được, hoặc sẽ
thu được từ các hoạt động từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bánsản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu
và phí thu thêm ngoài giá bán (Học viện Tài chính, Kế toán doanh nghiệp, NXB Thống kê, 2004, trang 308)
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là phần còn lại của doanh
thu sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán,hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt,…) trong kỳ kế toán, là căn cứ tính kết quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Bộ tài chính, Chế độ kế toán doanh nghiệp, quyết định 15/QĐ – BTC quyển I, trang 407.
Trang 12- Doanh thu hoạt động tài chính: Phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp (Bộ tài chính, Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB Thống kê 2006, trang 300).
Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:
+ Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết chokhách hàng mua hàng với khối lượng lớn (VAS 14)
+ Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩmchất, sai quy cách, hoặc lạc hậu thị hiếu (VAS 14)
+ Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêuthụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán (VAS 14)
- Thu nhập khác: Là những khoản góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt
động ngoài các hoạt động tạo nên doanh thu (VAS 14)
Nhóm khái niệm về chi phí
- Chi phí: Là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới
hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợdẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông và chủ
sở hữu (Bộ tài chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB Thống kê 2006, trang 78.)
- Giá vốn hàng bán: Phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư, giá thành của các sản phẩm xây lắp bán trong kỳ (Chế độ kế toán doanh nghiệp, Bộ tài chính, NXB tài chính, 2006, trang 317).
- Chi phí bán hàng: Là chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm,
hàng hóa và cung cấp dịch vụ (Bộ tài chính, Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, NXB Thống kê 2006, trang 366).
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những chi phí hành chính và những chi phí
quản lý chung của toàn doanh nghiệp (Bộ tài chính, Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, NXB Thống kê 2006, trang 366).
- Chi phí tài chính: Phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm:
các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính, chi phícho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh liên kết, chi phí giao dịch bán chứng
khoán, lỗ tỷ giá hối đoái… (Bộ tài chính, Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, NXB Thống kê 2006, trang 358).
Trang 13- Chi phí khác: Là các chi phí ngoài chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong
quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp như: chi phí về thanh
lý, nhượng bán tài sản cố định, các khoản tiền do khách hàng vi phạm hợp đồng…
(VAS 01- Hệ thông chuẩn mực kế toán Việt Nam, Bộ tài chính, NXB Thống kê 2006, trang 128).
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Bao gồm toàn bộ số thuế thu nhập tính trên thu
nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, được xác định theo quy định của luật thuế
TNDN hiện hành (VAS 17- Hệ thông chuẩn mực kế toán Việt Nam, Bộ tài chính, NXB Thống kê 2006, trang 238.
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: Là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế TNDN hiện hành (Bộ tài chính, Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, NXB Thống kế, 2006, trang 382).
- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Là thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương lai
tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm hiện hành
Như vây, có thể hiểu kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt độngcủa doanh nghiệp trong một kỳ nhất định, là biêủ hiện bằng tiền phần chênh lệch giữatổng doanh thu và tổng chi phí của các hoạt động kinh doanh trong một kỳ kế toán
1.1.2 Nội dung và phương pháp xác định kết quả kinh doanh trong DN
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh vàkết quả hoạt động khác Cuối mỗi kỳ kinh doanh, kế toán phải tổng hợp kết quả của tất
cả các hoạt động trong doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh của doanhnghiệp
Kết quả kinh doanh trước thuế.
Trong doanh nghiệp, kết quả kinh doanh bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh
và kết quả hoạt động khác
+ Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được xác định theo công thức:
Doanh thu thuần
về bán hàng và
cung cấp dịch vụ =
Tổng doanh thu bánhàng và cung cấpdịch vụ trong kỳ -
Các khoảngiảm trừdoanh thu -
Thuế tiêu thụ đặcbiệt, thuế xuất khẩu,thuế GTGT nộptheo PP trực tiếp
Trang 14+ Doanh thuhoạt độngtài chính
- hoạt độngChi phítài chính
- hàng, chi phíChi phí bánQLDN+ Kết quả hoạt động khác
Kết quả khác là kết quả từ các nghiệp vụ phát sinh không thường xuyên hoặcdoanh nghiệp không dự kiến trước được như thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thu nhập từphạt khách hàng do vi phạm hợp đồng, tài sản tổn thất…
Kết quả hoạt động khác = Thu nhập hoạt
-Chi phí hoạtđộng khác
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp phải nộp =
Thu nhập chịu thuế
- Chi phí hợp lýtrong kỳ +
Thu nhập chịu thuếkhác trong kỳ
Trong đó:
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong kỳ là tất cả các khoản tiền bán hànghóa, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả trợ cấp, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanhđược hưởng mà không phân biệt là đã thu được tiền hay chưa thu được tiền
+ Đối với các DN tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế thì doanh thu để tínhthuế TNDN được tính theo giá bán hàng hóa, dịch vụ của công ty chưa có thuế GTGT.+ Đối với các DN tính thuế theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu để tính thuếTNDN được tính theo giá bán hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả thuế GTGT
Chi phí hợp lý trong kỳ là các khoản chi phí liên quan đến việc tạo ra doanh thu,thu nhập trong kỳ kinh doanh như chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lương phải trả
Trang 15cho người lao động, chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ hoạt động KD, chi phí tiền vay,chi phí quản lý, các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp theo quy định của Nhà nước…Các khoản chi phí này phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ là các khoản chi không được trừ khi xác địnhthu nhập chịu thuế bao gồm: khoản tiền phạt do vi phạm hành chính, phần chi phí quản
lý do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt trênmức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật Việt Nam quy định…
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật thuế TNDN Việt Nam quy địnhtrong thông tư 78/2014: đối với các doanh nghiệp có doanh thu của năm trước dưới 20
tỷ là 20%, các doanh nghiệp có doanh thu của năm trước trên 20 tỷ là 22%
Kết quả kinh doanh sau thuế
Kết quả sau thuế là kết quả cuối cùng doanh nghiệp sử dụng để phân phối lợinhuận được xác định theo công thức:
Kết quả kế
toán sau thuế =
Kết quả hoạtđộng kinh doanhtrước thuế
- Chi phí thuếTNDN hiện hành
(+)
-Chi phí thuếTNDN hoãn lạiThuế TNDN là một loại thuế trực thu đánh vào phần thu nhập của doanh nghiệpsau khi trừ đi các khoản chi phí liên quan đến thu nhập của đơn vị Đây là công cụ đểđiều tiết, kích thích tiết kiệm, tăng đầu tư nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả xã hội.Chi phí thuế TNDN hiện hành là số thuế TNDN phải nộp tính trên thu nhập chịuthuế trong năm và thuế suất thuế TNDN hiện hành
Thuế TNDN hoãn lại là loại thuế phát sinh khi cơ sở tính thuế khác giá trị ghi sổcủa tài sản và công nợ Thuế TNDN hoãn lại có thể là chi phí thuế hoặc thu nhập thuế
1.1.3 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán kết quả kinh doanh.
1.1.3.1 Yêu cầu quản lý kế toán kết quả kinh doanh
- Xác định đúng thời điểm tiêu thụ để kịp thời lập báo cáo bán hàng phản ánhdoanh thu, báo cáo thường xuyên kịp thời tình hình bán hàng, tính toán với từng kháchhàng theo từng hợp đồng nhằm giám sát hàng hoá bán ra, khoản tiền thu về
- Các chứng từ ban đầu phải đầy đủ hợp pháp hợp lệ tổ chức hệ thống chứng từban đầu, trình tự luân chuyển chứng từ phải hợp lý, kế hoạch tránh trùng lập, bỏ sót
Trang 16- Xác định đúng tập hợp đúng giá trị vốn, chi phí quản lý kinh doanh trong kỳ vàphân bổ chính xác chi phí đó.
1.1.3.2 Nhiệm vụ kế toán kết quả kinh doanh
- Phản ánh, ghi chép đầy đủ, kịp thời, đúng đắn các khoản doanh thu, thu nhập,chi phí của từng hoạt động trong doanh nghiệp
- Tính toán, xác định chính xác chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và giám sáttình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước
- Xác định chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Cung cấp thông tin phục vụ lập BCTC và phân tích kinh tế trong doanh nghiệp
1.2 Nội dung kế toán kết quả kinh doanh theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
1.2.1 Kế toán Kết quả kinh doanh theo chuẩn mực Kế Toán Việt Nam
Để xác định kết quả kinh doanh một các chính xác và theo đúng quy định của BộTài Chính, công tác kế toán kết quả kinh doanh phải đảm bảo tuân thủ các Chuẩn mực
kế toán sau:
Chuẩn mực số 01 – Chuẩn mực chung :Phản ánh các nguyên tắc, yêu cầu kế
toán cơ bản, các yếu tố của BCTC Doanh nghiệp cần tôn trọng một số quy định đó khi
kế toán kết quả kinh doanh:
Cơ sở dồn tích: Kết quả kinh doanh chỉ có thể xác định một cách chính xác,
trung thực, hợp lý khi công tác tổ chức sử dụng chứng từ, ghi sổ kế toán…được thựchiện tốt Đặc biệt, việc ghi nhận doanh thu, chi phí vào thời điểm phát sinh, không căn
cứ vào thời điểm thực tế thu chi tiền có ảnh hưởng quyết định đến kết quả kinh doanh
và lợi nhuận trong một kỳ Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, do
đó BCTC báo cáo tài chính trên cơ sở dồn tích sẽ phản ánh chính xác tình hình tàichính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai
Hoạt động liên tục: Theo nguyên tắc này thì BCTC (cụ thể là BCKQKD) phải
được lập trên cơ sở giả định doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạtđộng kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nhờ đó kết quả hoạt động kinhdoanh kỳ này sẽ mang tính kế thừa của kết quả kinh doanh kỳ trước, và ta có thể sosánh kết quả kinh doanh giữa các kỳ kế toán với nhau Đây là cơ sở để thực hiện cácnguyên tắc kế toán, đặc biệt là kế toán kết quả kinh doanh…
Trang 17Phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau Khi ghi
nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quanđến việc tạo ra khoản doanh thu đó Việc này giúp xác định một cách hợp lý, chính xáclợi nhuận của kỳ kế toán, từ đó phản ánh đúng hiệu quả hoạt động kinh doanh trong kỳcủa doanh nghiệp
Nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán nói chung cũng như kế toán
kết quả kinh doanh nói riêng mà DN đã lựa chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhấttrong một kỳ kế toán năm Điều này đảm bảo cho kết quả kinh doanh được xác địnhmột cách chính xác nhất, dễ dàng so sách giữa các kỳ kế toán với nhau
Thận trọng: Kết quả kinh doanh cần được xác định một cách nhanh chóng và kịp
thời nhưng phải đảm bảo được tính chính xác và trung thực của số liệu trên BCTC củadoanh nghiệp Vì vậy phải xem xét, cân nhắc, phán đoán thật kĩ trước khi lập các ướctính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn Các ước tính kế toán này có ảnhhưởng đến việc xác định doanh thu, chi phí trong kỳ Do đó ảnh hưởng đến kết quảkinh doanh của doanh nghiệp Dựa vào nguyên tắc này giúp doanh nghiệp lựa chọnphương pháp hạch toán để ghi nhận giá trị tài sản và thu nhập không vượt quá giá trị thựccủa tài sản và thu nhập đó
Trọng yếu: Theo nguyên tắc này thì những thông tin, số liệu được sử dụng để
xác định kết quả kinh doanh được xem là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thôngtin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệnh đáng kể BCTC Kết quảkinh doanh phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kếtoán, là cơ sở để các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định, chiến lược kinhdoanh phù hợp với doanh nghiệp Do đó số liệu kế toán KQKD phải chính xác vàtrung thực, không được có sai lệch nào
Chuẩn mực số 14 – Doanh thu và thu nhập khác (được ban hành theo QĐ
số 149/2001/QĐ – BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng BTC), các nội dung liên quanđến xác định kết quả kinh doanh
Điều kiện ghi nhận doanh thu:
Trang 18Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sởhữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.
Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữuhàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
Doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng
Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi thỏa mãn 4 điều kiện sau
Doanh thu được xác định tương đối là chắc chắn
Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó
Xác định phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán
Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giaodịch cung cấp dịch vụ đó
Thu nhập khác: quy định trong chuẩn mực này bao gồm các khoản thu từ cáchoạt động không thường xuyên, ngoài hoạt động tạo ra doanh thu:
Thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ
Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng
Thu tiền bảo hiểm bồi thường
Thu từ các khoản nợ phải thu đã xoá sổ tính vào chi phí kỳ trước
Khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập
Các khoản thu khác
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu
Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải tuân thủ theo nguyên tắc phù hợp
Doanh thu (kể cả doanh thu nội bộ) phải được theo dõi riêng biệt theo từng loạidoanh thu Trong từng loại doanh thu lại được chi tiết cho từng khoản doanh thu, nhằmphản ánh chính xác kết quả kinh doanh, đáp ứng yêu cầu quản lý và lập BCTC của DN.Chuẩn mực hướng dẫn về các quy định ghi nhận doanh thu, thu nhập, kế toán tìmhiểu và thực hiện ghi nhận doanh thu theo nguyên tắc và điều kiện ghi nhận giúp cho việctập hợp đúng, phản ánh những nghiệp vụ kinh tế phát sinh về doanh thu kịp thời để kếtquả kinh doanh đảm bảo thu đủ và kịp thời Các khoản thu được quy định rõ trong chuẩnmực giúp cho công việc kế toán nhanh hơn, các nghiệp vụ phát sinh được định khoản dễ
Trang 19dàng Từ đó, việc kế toán kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện đúng,cung cấp các thông tin cho nhà lãnh đạo về tình hình thực tế của doanh nghiệp Giúp chonhà lãnh đạo có cái nhìn chiến lược và đề ra kế hoạch trong tương lai.
Chuẩn mực số 02 – Hàng tồn kho (ban hành theo QĐ số 149/2001/QĐ –
BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng BTC) Quy định và hướng dẫn các nguyên tắc vàphương pháp kế toán hàng tồn kho, gồm: xác định giá trị và kế toán hàng hóa tồn khovào chi phí: Giảm giá trị hàng tồn kho cho phù hợp với giá trị thuần có thể thực hiệnđược và phương pháp tính giá trị hàng tồn kho làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáotài chính Chi phối đến kế toán kết quả kinh doanh:
Giá gốc của HTK bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến, chi phí liên quan trực
tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại
Phương pháp tính giá trị của HTK được xác định ở mỗi một doanh nghiệp bằng
1 trong 4 phương pháp sau: Phương pháp giá thực tế đích danh, phương pháp bìnhquân gia quyền, phương pháp nhập trước xuất trước, phương pháp nhập sau xuấttrước
Chuẩn mực giúp cho việc tính đúng giá trị hàng tồn kho không chỉ giúp doanhnghiệp chỉ đạo kịp thời các nghiệp vụ kinh tế diễn ra hàng ngày mà còn giúp doanhnghiệp có một lượng vật tư, hàng hóa dự trữ đúng định mức, không dự trữ quá nhiều
dễ gây ứ đọng vốn, mặt khác không dự trữ quá ít để đảm bảo quá trình sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục, không bị gián đoạn Có ý nghĩa vô cùng quantrọng trong kế toán kết quả kinh doanh vì nếu sai lệch giá trị hàng tồn kho sẽ làm sailệch giá trị các khoản mục khác Nếu giá trị hàng tồn kho bị tính sai dẫn đến giá trị tàisản lưu động và tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp thiếu chính xác, giá vốn hàng bántính sai lệch sẽ làm cho chỉ tiêu lãi gộp, lãi ròng của doanh nghiệp không còn chínhxác Hơn nữa hàng hóa tồn kho cuối kì này còn là hàng hóa tồn kho đầu kì của kì tiếptheo Do đó sai lầm sẽ được chuyển tiếp sang kì sau và dẫn tới sai lầm liên tục qua các
kì của giá vốn hàng bán gây ảnh hưởng đến kế toán kết quả kinh doanh của công ty
Chuẩn mực số 17 – Thuế thu nhập doanh nghiệp:Chuẩn mực quy định và
hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán thuế TNDN Các nội dung cơ bảncủa chuẩn mực liên quan đến kế toán xác định KQKD
Trang 20Cơ sở tính thuế thu nhập: Là giá trị tính cho tài sản hay nợ phải trả cho mục đích
xác định thuế TNDN Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thunhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại Thu nhập thuế thu nhập doanhnghiệp bao gồm thu nhập thuế thu nhập hiện hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại
Ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp:
Hàng quý kế toán xác định và ghi nhận số thuế TNDN tạm nộp trong quý ThuếTNDN tạm phải nộp từng quý được tính vào chi phí thuế TNDN hiện hành của quý đó.Cuối năm tài chính, kế toán xác định và ghi nhận số thuế TNDN thực tế phải nộptrong năm trên cơ sở tổng thu nhập chịu thuế cả năm và thuế suất thuế TNDN hiệnhành Thuế TNDN thực phải nộp trong năm được ghi nhận là chi phí thuế TNDN hiệnhành trong báo cáo kết quả kinh doanh của năm đó
Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn sốthuế phải nộp cho năm đó, thì số chênh lệch giữa số thuế tạm phải nộp lớn hơn số thuếphải nộp được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành và ghi giảm trừ vào số thuế thunhập doanh nghiệp phải nộp
Trong chuẩn mực 17 chỉ ra rằng thuế TNDN đựơc hạch toán là một khoản chiphí khi xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một năm tài chính Chiphí thuế thu nhập hiện hành được hạch toán để xác định kết quả kinh doanh khi quyếttoán năm nhưng trong năm doanh nghiệp vẫn phải tạm tính và nộp thuế ngân sách Nhànước Đây là một khoản chi phí hợp lý của doanh nghiệp để xác định kết quả kinhdoanh trong kỳ Thuế TNDN được xác định đúng thì lợi nhuận cũng tính chính xác.Bởi lợi nhuận là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nếu nhưkết quả hoạt động không chính xác nó sẽ kéo theo hàng loạt những hậu quả ảnh hưởngnghiêm trọng không chỉ tới doanh nghiệp mà còn tới các tổ chức cá nhân có lợi íchliên quan trực tiếp với công ty như: ngân hàng, nhà cung cấp… Bởi vậy kế toán cầnphải thực hiện đúng các quy định trong chuẩn mực 17 này có như vậy mới giúp chocông tác kế toán kết quả kinh doanh chính xác và hiệu quả
Như vậy, các Chuẩn mực kế toán trên có một số nội dung liên quan tới kế toánkết quả kinh doanh và là nền tảng cho quá trình thực hiện công tác xác định kết quảkinh doanh tại doanh nghiệp
1.2.2 Kế toán Kết quả kinh doanh theo chế độ kế toán hiện hành
Trang 211.2.2.1 Chứng từ sử dụng
Kết quả kinh doanh sử dụng chủ yếu là các chứng từ tự lập như:
- Bảng tính kết quả kinh doanh, kết quả hoạt động khác
- Các phiếu kế toán về kết chuyển doanh thu, chi phí
- Chứng từ gốc phản ánh doanh thu, chi phí và các hoạt động khác: Phiếu thu,phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng, Hóa đơn bán hàng, Hóa đơnGTGT,………
- Chứng từ thuế thu nhập doanh nghiệp: Tờ khai tạm tính thuế TNDN, tờ khaiquyết toán thuế TNDN
1.2.2.2 Tài khoản sử dụng
Kế toán KQKD sử dụng chủ yếu các tài khoản sau: TK 511, TK 515, TK 521,
TK 632, TK 641, TK642, TK 635, TK 711,TK 811, TK911, TK 421
TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh: Tài khoản này dùng để xác định và
phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong
kỳ kế toán năm.Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 911:
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý
- Kết chuyển lãi
TK 911 không có số dư cuối kỳ
TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Phản ánh chi phí thuế TNDN
phát sinh trong năm làm căn cứ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh sau thuế củadoanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này như sau:
Nợ Tài khoản 821 Có
- Chi phí thuế TNDN phát sinh trong - Chi phí thuế TNDN được điều
Trang 22- Chi phí thuế TNDN của các năm
trước phải bổ sung do phát hiện sai sót không
trọng yếu của các năm trước được ghi tăng
chi phí thuế TNDN của năm hiện tại
năm lớn hơn số phải nộp theo số quyếttoán thuế TNDN năm
- Chi phí thuế TNDN được ghigiảm do phát hiện sai sót không trọngyếu của các năm trước
Tài khoản 821 không có số dư cuối kỳ
Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác:
TK 515 – Doanh thu hoạt động tài
Kế toán kết quả kinh doanh trước thuế
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu của các khoản giảm trừ doanh thu phátsinh trong kỳ trừ vào doanh thu thực tế trong kỳ để xác định doanh thu thuần, ghi:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 521, 531, 532 – Các khoản giảm trừCuối kỳ kế toán, thực hiện việc kết chuyển doanh thu thuần bán hàng phát sinhtrong kỳ vào TK 911 - xác định KQKD, kế toán ghi:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanhKết chuyển giá vốn của hàng hóa, sản phẩm đã tiêu thụ, dịch vụ đã cung cấp trong
kỳ và các khoản chi phí khác được ghi trực tiếp vào giá vốn hàng bán, kế toán ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 – Giá vốn hàng bánCuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí BH, chi phí QLKD phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 641, 642 – Chi phí BH, chi phí QLKDCuối kỳ, kế toán kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính ghi:
Trang 23Nợ TK 515 – Doanh thu tài chính
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanhCuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí tài chính ghi :
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 635 – Chi phí tài chínhCuối kỳ, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ, kế toán ghi :
Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
(1) Kế toán chi phí thuế TNDN hiện hành
- Hàng quý, khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, kế toán ghi:
Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành
Có TK 3334 – Thuế TNDN phải nộp Nhà nước
- Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế TNDN phải nộp:
+ Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp lớn hơn số thuế TNDN tạm phải nộp, kếtoán phản ánh bổ sung số thuế TNDN còn phải nộp:
Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành
Có TK 3334 – Thuế TNDN phải nộp Nhà nước+ Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp nhỏ hơn số thuế TNDN tạm nộp thì sốchênh lệch kế toán ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành:
Nợ TK 3334 – Thuế TNDN phải nộp Nhà nước
Có TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành(2) Kế toán chi phí thuế TNDN hoãn lại
- Cuối năm tài chính, căn cứ vào “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả” đểghi nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh vào chi phí thuế thu nhập hoãn lại:+ Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh lớn hơn số thuế thu nhập hoãnlại phải trả được hoàn nhập trong năm, kế toán ghi bổ sung theo số chênh lệch: