1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tự học sinh học 12: Trắc nghiệm theo bài 5

1 1,8K 19
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 50 KB

Nội dung

Trắc nghiệm theo bài sinh 12 Năm học 2009 - 2010 BÀI 5. NST, ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST 1. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) gây hậu quả nghiêm trọng nhất cho cơ thể là A. mất một đoạn lớn NST. B. lặp đoạn NST. C. đảo đoạn NST. D. chuyển đoạn nhỏ NST. Đề CĐ 2007 2. Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ít gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể là A. chuyển đoạn lớn và đảo đoạn. B. mất đoạn lớn. C. lặp đoạn và mất đoạn lớn. D. đảo đoạn. Đề ĐH 2007 3. Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit khác nguồn gốc trong một cặp nhiễm sắc thể tương đồng có thể làm xuất hiện dạng đột biến A. lặp đoạn và mất đoạn. B. đảo đoạn và lặp đoạn. C. chuyển đoạn và mất đoạn. D. chuyển đoạn tương hỗ. Đề ĐH 2007 4. Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào? (1): ABCDzEFGH → ABGFEzDCH (2): ABCDzEFGH → ADzEFGBCH A. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. B. (1): chuyển đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn chứa tâm động. C. (1): chuyển đoạn không chứa tâm động, (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. D. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn không chứa tâm động. Đề ĐH 2008 5. Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEGzHKM đã bị đột biến. Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABCDCDEGzHKM. Dạng đột biến này A. thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể. B. thường gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến. C. thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài. D. thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng. Đề ĐH 2008 6. Ở ruồi giấm, đột biến lặp đoạn trên nhiễm sắc thể giới tính X có thể làm biến đổi kiểu hình từ A. mắt dẹt thành mắt lồi. B. mắt lồi thành mắt dẹt. C. mắt đỏ thành mắt trắng. D. mắt trắng thành mắt đỏ. Đề CĐ 2008 7. Bệnh, hội chứng nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? A. Hội chứng Đao. B. Bệnh ung thư máu. C. Hội chứng Claiphentơ. D. Hội chứng Tơcnơ. Đề CĐ 2008 8. Một nhiễm sắc thể bị đột biến có kích thước ngắn hơn so với nhiễm sắc thể bình thường. Dạng đột biến tạo nên nhiễm sắc thể bất thường này có thể là dạng nào trong số các dạng đột biến sau? A. Mất đoạn nhiễm sắc thể. B. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. C. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. D. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. Đề CĐ 2008 9. Khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây là sai? A. Sự sắp xếp lại các gen do đảo đoạn góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá. B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể, vì vậy hoạt động của gen có thể bị thay đổi. C. Đoạn nhiễm sắc thể bị đảo luôn nằm ở đầu mút hay giữa nhiễm sắc thể và không mang tâm động. D. Một số thể đột biến mang nhiễm sắc thể bị đảo đoạn có thể giảm khả năng sinh sản. Đề CĐ 2009 10. Ở một loài động vật, người ta phát hiện nhiễm sắc thể số II có các gen phân bố theo trình tự khác nhau do kết quả của đột biến đảo đoạn là: (1) ABCDEFG (2) ABCFEDG (3) ABFCEDG (4) ABFCDEG Giả sử nhiễm sắc thể số (3) là nhiễm sắc thể gốc. Trình tự phát sinh đảo đoạn là A. (1) ← (3) → (4) → (1). B. (3) → (1) → (4) → (1). C. (2) → (1) → (3) → ( 4). D. (1) ← (2) ← (3) → (4). Đề CĐ 2009 11. Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của nhiễm sắc thể A. Là vị trí liên kết với thoi nhân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào B. Là những điểm mà tại đó phân tử ADN bắt đầu được nhân đôi C. Có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau. D. Là vị trí duy nhất có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân Đề ĐH 2009 Nguyễn Kiến Huyên . Trắc nghiệm theo bài sinh 12 Năm học 2009 - 2010 BÀI 5. NST, ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST 1. Dạng đột biến cấu. động. Đề ĐH 2008 5. Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEGzHKM đã bị đột biến. Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABCDCDEGzHKM.

Ngày đăng: 19/09/2013, 07:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w