Vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu Khảo sát việc thực hiện GSP tạo công ty dược phẩm trung ương i giai đoạn 2001 2005 (Trang 56)

33. Đánh giá hiệu quả của việc thực hiện GSP của công ty DPTƯ1 (2001-2005)

3.3.4.Vốn kinh doanh

Việc đầu tư vào kinh doanh của công ty tăng mạnh qua 5 năm thể hiện qua bảng 3.10:

Bảng 3.10. Vốn kinh doanh của công ty DPTƯ 1 (2001-2005) Ị" CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ TÍNH 2001 2002 2003 2004 2005 Vốn kinh doanh Tỷ VND 40,4 41,6 44,2 48,0 52,0 Ngân sách cấp Tỷ VND 30,8 30,8 31,8 31,8 32 Vốn công ty tự Tỷ VND 9,6 10,8 12,4 16,2 20 đầu tư % 23 26 28 33 38 Từ bảng ta có biểu đồ sau : 0 ■)--- 1 ... »...• I---1---1 2001 2002 2003 2004 2005 Năm ■ N gâ n sách cấp □ V ố n của c ô n g ty

Nhận xét:

Vốn công ty tăng gần 12 tỷ VND trong đó vốn do ngân sách cấp có xu hướng ổn định tăng không nhiều mà chủ yếu là do công ty tự đầu tư thêm (từ chiếm 23% năm 2001 lên 38% năm 2005). Sự đầu tư đây chủ yếu là vào các loại mặt hàng và chi phí kinh doanh.

Việc đầu tư mạnh này đã mang lại lợi nhuận không nhỏ cho công ty. Tuy nhiên hệ thống cơ sở hạ tầng tại trụ sở công ty nên được đầu tư xây dựng cải tạo lại.

3.3.5. Tổng doanh thu- Nộp ngân sách nhà nước- Lọi nhuận

Từ năm 2001 đến năm 2005 các chỉ tiêu kinh tế này của công ty đều tăng:

Bảng 3.11. Tổng doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước của công ty DPTƯ 1(2001-2005) STT CHỈ TIÊU KINH TẾ ĐƠN VỊ TÍNH 2001 2002 2003 2004 2005 1 Tổng doanh thu Tỷ VND 520 605 712 839 1.125 2 Nộp ngân sách Tỷ VND 21,8 20,8 24,1 28 38,5 3 Lợi nhuận Tỷ VND 4,55 5,70 5,10 7,3 9,0

Từ bảng ta có biểu đồ sau:

N ăm

Hình 3.23. Tổng doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước của công ty DPTƯ1 (2001-2005)

Nhận xét:

Tổng doanh thu của công ty tăng đều từ 2001- 2004 (trung bình 18%), năm 2005 tăng mạnh 1.125 tỷ đồng tức tăng 34% so năm 2004 và 116% so với năm 2001.

Đóng góp vào Ngân sách nhà nước của công ty tăng mạnh đặc biệt là năm 2005 tăng 10,5 tỷ VND so vói năm 2004 và tăng 16,7 tỷ so vói năm 2001 là năm chưa áp dụng GSP (cuối năm 2001 công ty mới được chứng nhận đạt GSP).

Đối vói một doanh nghiệp thì con số lợi nhuận hàng năm luôn thu hút được sự quan tâm lớn nhất. So với năm 2001, năm 2005 lợi nhuận của công ty đã tăng gần gấp đôi (từ 5,5 tỷ VNĐ lên 9 tỷ VNĐ). Tuy nhiên năm 2003 lợi nhuận lại giảm 0,6 tỷ VNĐ so với năm 2002.

Các con số trên chứng tỏ việc kinh doanh của công ty đang diễn ra rất thuận lợi.

3.3.6. Thu nhập bình quân hàng tháng của CBCNV

Bảng 3.12. Thu nhập bình quân hàng tháng của CBCNV (2001-2005)

CHỈ TIÊU Đơn vị tính 2001 2002 2003 2004 2005 Thu nhập bình quân hàng tháng của CBCNV Triệu VND 2,5 2,7 3 3,2 3,5 Từ bảng ta có biểu đồ sau: Triệu VND o 2,5 ■ 1 P 2,7 f % s 3,2 y y ■ 2001 2002 2003 2004 3,5 s / t 1 ft • ■ v f H 'ế 1 / ---1 2005 N ăm

Hình 3.24. Biểu đồ thu nhập bình quân hàng tháng của CBCNV (2001 - 2005)

Nhận xét:

> Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong công ty tăng đều đặn 200 000 VND đến 300 000VND mỗi tháng.

> Năm 2005 là 3,5 triệu đồng- đây là mức thu nhập tương đối cao với một doanh nghiệp nhà nước như công ty DPTƯ 1.

3.4. BÀN LUẬN

Từ những năm thập niên 90, công ty DPTƯ 1 đã đầu tư kho thuốc của mình theo các tiêu chí của thực hành bảo quản thuốc tốt. Đây là việc làm phù hợp với chiến lược phát triển ngành Dược Việt Nam, với yêu cầu cạnh tranh của thị trường và tiến trình hội nhập kinh tế.

Nói chung theo các chỉ tiêu mà Checklist đề ra thì công ty áp dụng đầy đủ, sáng tạo và tiến hành khá tốt. Điểm đáng lưu tâm chỗ đây là đơn vị đầu tiên mạnh dạn đầu tư, tìm tòi, học hỏi để xây dựng các chỉ tiêu phù hợp cho mình và áp dụng vào việc thiết kế kho. Hệ thống kho từ 2001- 2005 hoạt động rất ổn định và Phòng kho vận luôn là một trong những phòng nghiệp vụ chính của công ty.

> Về nhân sự

So với các kho thuốc đạt GSP của công ty DPTƯ Mediplantex, công ty cổ phần Traphaco thì kho thuốc của công ty DPTƯ 1 có đầy đủ nhân viên hơn, nhiều nhân viên hơn, nhân viên trình độ cao hơn (có cả DSCK, nhiều DSĐH và DSTC). Ở Mediplantex, Traphaco chỉ có 1 thủ kho, 1 phó thủ kho, 1 số DT và nhân viên bốc xếp giúp việc trong khi DPTƯ 1 tồn tại 1 Phòng kho vận với đầy đủ các bộ phận chức năng.

Hiện nay công ty DPTƯ 1 đang có sự trẻ hoá về nhân sự, có sự chuyển giao công việc giữa lực lượng lao động trẻ và thế hệ CBCNV đã công tác trong công ty từ lâu. Việc tồn tại phân xưởng (sản xuất thuốc bột, bông băng y tế, dịch truyền) trong Phòng kho vận chính là để giải quyết việc làm cho những CBCNV đã quá tuổi lao động mà vẫn muốn phục vụ tiếp cho công ty.

Tuy vậy quan điểm cũ vẫn đang còn tồn tại trong công ty: đưa con em CBCNV vào phục vụ cho cơ quan. Trong khi đó trình độ của họ hầu hết là DT, lao động phổ thông, ít DSTC và hầu như không có DSĐH. Đây là một rào cản

lớn cần khắc phục để phù hợp với xu hướng phát triển của công ty trong tương lai. Đồng thời công ty nên có kế hoạch tuyển dụng nhân sự rộng rãi, đãi ngộ hợp lí với DSĐH và trên đại học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

> Về nhà kho và TTB

Tuy được xây dựng từ năm 2001 nhưng hiện nay hệ thống nhà xưởng và TTB của công ty vẫn đạt tiêu chuẩn và ít phải đầu tư thêm vào việc mua tài sản cố định. Trong khi một số doanh nghiệp Dược phẩm cung ứng, tồn trữ thuốc vẫn đang trong tình trạng nâng cấp, mua mới TTB, cải tiến nhà xưởng để đạt GSP. Việc làm này phải tiến hành một cách thận trọng trên cơ sở tính toán chặt chẽ số lượng thiết bị cần có. Loại bỏ trang thiết bị cũ, thay mới trang thiết bị hiện đại phải phù hợp với quy mô doanh nghiệp, giá thành thiết bị và diện tích khu vực kho. Việc tham quan các doanh nghiệp đã được cấp chứng nhận cũng là điều nên làm để tránh việc đầu tư không đúng hướng, thừa hoặc thiếu.

Đối với công ty DPTƯ1 việc xem xét lại diện tích hữu ích và đầu tư thêm các TTB hiện đại vẫn rất cần thiết. So với các hãng Dược phẩm nước ngoài (Diethelm, SanofiAventis...) công ty nên đầu tư thêm loại xe nâng chiếm ít diện tích, hệ thống băng chuyền, cầu nâng phục vụ xuất nhập thuốc, có thể lắp đặt hệ thống quan sát bằng camera.

Hiện nay việc quản lí nguồn gốc hàng hoá, theo dõi xuất nhập và thông tin hàng hoá trong nội bộ công ty được thực hiện qua hệ thống mạng LAN. Đây là TTB văn phòng rất cần thiết thời đại thông tin thế kỉ XXI. Tuy vậy hệ thống thông tin này chưa hiệu quả ở công ty DPTƯ 1 do nhiều nguyên nhân: máy hay bị treo, trình độ tin học CBCNV không theo kịp trình độ phát triển công nghệ và việc dùng máy vi tính vào giải trí vẫn tồn tại. Vì vậy cải tiến hệ thống mạng nội bộ, đào tạo tin học, ngoại ngữ cho CBCNV trong công ty là rất cần thiết.

> v ề các quy trình bảo quản, yệ sinh, hồ sơ tài liệu

Một ưu điểm lớn của công ty DPTƯ 1 là có hệ thống các quy trình đầy đủ, hợp lí và chặt chẽ. Nhờ hệ thống văn bản này mà công tác nghiệp vụ bảo quản hàng hoá trong kho diễn ra thuận lợi.

Tuy vậy việc thực hiện các quy trình này vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn đến. Một số kiểm soát viên do chưa nhận thức đầy đủ về quy trình, quy định có liên quan nên còn xảy ra sai sót, nhầm lẫn khi kiểm hàng. Việc phối hợp giữa bộ phận điều vận và kho có lúc thiếu chặt chẽ, nhịp nhàng làm chậm tốc độ giao nhận vận chuyển nên còn để cho một số khách hàng phàn nàn. Bên cạnh số đông CBCNV thực hiện nghiêm chỉnh giờ giấc lao động vẫn còn một số CBCNV đến chậm về sớm đặc biệt là giờ nghỉ trưa, thậm chí còn làm việc riêng và giải lao hơi dài. Đây cũng là một hạn chế chung của các doanh nghiệp nhà nước.

Hiện tượng thuốc trả về là không thể tránh khỏi đối với một doanh nghiệp hoạt động cung ứng thuốc. Tuy nhiên phải đảm bảo, kiểm tra nghiêm ngặt các nội dung trong hợp đồng với khách hàng tránh để tình trạng khách hàng có thái độ đổ lỗi hoàn toàn cho doanh nghiệp cung ứng trong tình trạng

thuốc kém phẩm chất trong khi lỗi lại bên khách hàng như đối với công ty

DPTƯ1.

Công tác vệ sinh kho tàng có lúc chưa tốt, ở một số khu vực, thủ kho và phụ thủ kho chưa tích cực chủ động tranh thủ lúc rỗi để làm vệ sinh mà còn chờ nhân viên chuyên trách vệ sinh hoặc chỉ làm vào dịp tổng vệ sinh (cuối tuần, cuối tháng) khi nhận được thông báo kiểm tra.

> Về công tác giao nhận, vận chuyển và gửi hàng

Đây là một công ty cung ứng lớn trong ngành Dược Việt Nam, hàng hoá của công ty 53% mua trong nước, 47% mua nhập khẩu. Khách hàng của công

ty 85% là hệ kinh doanh (32 tỉnh thành phía Bắc, chi nhánh TP Hồ Chí Minh) còn chỉ có 15% là hệ điều trị (đáp ứng 30-40% nhu cầu hầu hết các bệnh viện Trung ương, một số bệnh viện tỉnh, huyện trên địa bàn miền Bắc). Vì vậy hệ thống cung ứng thuốc trong công ty có nhiều điểm khác biệt so với các doanh nghiệp khác.

Hệ thống vận chuyển ngoài những phương tiện sẵn có trong công ty còn c ó s ự t h a m g i a c ủ a m á y bay, t à u t h u ỷ , t à u h o ả , x e C o n t a i n e r , c h u y ể n p h á t nhanh. Những loại phương tiện này trong quá trình vận chuyển việc theo dõi chất lượng hàng hóa khó hơn so với các phương tiện vận chuyển thông thường. Vì vậy việc đặt thêm các chi nhánh, các trạm trung chuyển gần khu vực bến cảng, sân bay là cần thiết.

> ở nước ta trong giai đoạn hiện nay hệ thống cung ứng, phân phối Dược phẩm đang diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt giữa: các công ty nhà nước (như công ty DPTƯ1, công ty DPTƯ2, công ty DPTƯ Huế...), các hãng dược phẩm nước ngoài, các công ty cổ phần, các công ty liên doanh, các công ty tư nhân. Việc thực hiện GSP nên tiến hành song song với hệ thống quản lí chất lượng ISO và các GP khác đặc biệt quan trọng như: GLP, GDP và GPP. Có như vậy mới đảm bảo được chất lượng thuốc đến tận tay bệnh nhân và đảm bảo được sự cạnh tranh lành mạnh trong ngành Dược Việt Nam.

> Nhà nước đang triển khai kế hoạch thành lập Tập đoàn Dược phẩm Việt Nam với nòng cốt là các công ty trong Tổng công ty Dược Việt Nam, mô hình công ty m ẹ- con để phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Việc xây dựng, thiết kế kho GSP cho các doanh nghiệp cung ứng, bảo quản và tồn trữ thuốc không phải là vấn đề nên hay không nên làm mà là bắt buộc phải làm. Có như vậy các doanh nghiệp mới có khả năng tồn tại.

KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT

1. KẾT LUẬN

Qua quá trình khảo sát việc thực hiện GSP tại Công ty DPTƯ1 từ 2001- 2005 với các nội dung đã đề cập chúng tôi đưa ra các kết luận sau:

Vê nhân sự:

> Công ty có một bộ máy tổ chức tương đối hợp lí. Phòng kho vận có cơ cấu tổ chức phù hợp, đơn giản đáp ứng tốt chức năng nhiệm vụ của phòng.

> Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong khu vực kho có trình độ phù hợp với quy định và thường xuyên được nâng cao kiến thức về GSP qua các khoá đào tạo định kì. Tuy nhiên số lượng DSĐH trong phòng còn quá ít.

Về nhà kho và trang thiết bị:

> Công ty có cơ sở hạ tầng kho tương đối tốt và hiện đại đáp ứng đủ tiêu chuẩn của thực hành tốt bảo quản thuốc. Các trang thiết bị được duy tu bảo trì hàng năm.

> Tuy nhiên từ năm 2001 công ty ít đầu tư thêm về máy móc và trang

thiết bị hiện đại ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của cán bộ công nhân viên.

Về vệ sinh:

> Cơ bản khu vực kho của công ty đạt tiêu chuẩn về vệ sinh phù hợp với mục tiêu đảm bảo chất lượng thuốc.

> Tuy nhiên xung quanh hệ thống kho còn cây xanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về các quy trình bảo quản:

Công ty rất chú trọng đến các quy trình bảo quản:

> Việc xây dựng các quy trình, quy định và phổ biến các văn bản này đến toàn bộ cán bộ công nhân viên trong kho được thực hiện rất tốt.

Các quá trình tiếp nhận thuốc, bảo quản, ra lẻ dán nhãn, xuất kho được thực hiện theo đúng các quy trình đã ban hành trong nội bộ công ty và phù hợp với các quy định của Bộ Y tế.

> Một số văn bản đã không còn phù hợp cho công tác nghiệp vụ kho.

v ề thuốc trả lại:

> Do đáp ứng tốt các yêu cầu bảo quản thuốc nên chất lượng thuốc của công ty được đảm bảo. Tỷ lệ hàng trả về từ 2001-2005 do có vấn đề chất lượng giảm xuống rõ rệt.

> Tuy nhiên thuốc trả về do các nguyên nhân khác lại có xu hướng tăng.

Việc giao nhận, vận chuyển và gửi hàng:

> Công ty có đủ trang thiết bị phù hợp cho bảo quản thuốc trong quá trình vận chuyển.

> Hoá đơn, chứng từ giao nhận, vận chuyển được thực hiện đầy đủ. > Tuy nhiên số lượng nhân viên giao nhận hàng và phương tiện vận

chuyển còn tương đối ít nên chưa đáp ứng thật nhanh chóng và đầy đủ nhu cầu của khách hàng.

Hồ sơ, tài liệu:

> Nói chung hệ thống hồ sơ, tài liệu của công ty đầy đủ và thực hiện lưu trữ theo quy định của Bộ Y tế.

> Các quy trình, quy định chặt chẽ cho từng công đoạn và đã được thực hiện một cách nghiêm túc.

> Hệ thống mạng máy tính nội bộ (LAN) trong công ty giúp cho việc bảo quản, truy tìm nguồn gốc hàng hóa được dễ dàng hơn.

2. ĐỂ XUẤT

❖ Đối với Công ty DPTƯ1

> Công ty cần bổ sung nhân viên có trình độ đại học và trên đại học. Có kế hoạch khuyến khích cán bộ đi học để nâng cao trình độ chuyên môn và quản lí. Nâng cấp trình độ cho DT, DSTC.

y Việc đào tạo ngoại ngữ và tin học cho người lao động là rất cẩn thiết vì số lượng hàng và xuất sứ hàng ngày càng tăng.

y Nâng cấp, mua mới thêm trang thiết bị hiện đại để đáp ứng tốt hơn yêu cầu bảo quản hàng hóa: mua xe nâng hiện đại hơn, lắp đặt hệ thống cầu nâng, băng chuyền, nâng cấp mạng máy tính nội bộ...

> Cải tạo lại môi trường xung quanh khu vực kho. Trồng cây xanh tạo bóng râm giảm nhiệt độ cho khu vực kho.

> Từng bước hiện đại hoá công tác phân phối đáp ứng yêu cầu hội nhập q u ố c t ế ; n g h i ê n c ứ u & c h u ẩ n b ị t r i ể n k h a i á p d ụ n g n g u y ê n t ắ c “thực

hành tốt phân phối thuốc ” (GDP) theo chỉ đạo của Bộ Y tế.

> Có kế hoạch lập thêm các chi nhánh, đại lí, nhà thuốc để hàng của Công ty đến với khách hàng nhiều hơn.

> Duy trì và nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000; giữ vững và từng bước nâng cấp phòng thí nghiệm kiểm tra chất lượng thuốc theo hướng “ thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc ” (GLP).

♦♦♦ Đôi với Bộ y tê

> Đề nghị Bộ Y tế và các cơ quan quản lí nhà nước về chất lượng thuốc

Một phần của tài liệu Khảo sát việc thực hiện GSP tạo công ty dược phẩm trung ương i giai đoạn 2001 2005 (Trang 56)