Ba mươi năm qua, đặc biệt là từ sau năm 1986 khi tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện và có ý nghĩa lịch sử, thay đổi đời sống mọi mặt của người dân: Kinh tế tăng trưởng ở mức tương đối cao, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, tình hình chính trị và xã hội ổn định,... Tham khảo nội dung bài viết Những thành tựu về kinh tế Việt Nam sau 30 năm đổi mới dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này.
Trang 1Những thành tựu về kinh tế Việt Nam sau 30 năm đổi mới
Ba mươi năm qua, đặc biệt là từ sau năm 1986 khi tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện và
có ý nghĩa lịch sử, thay đổi đời sống mọi mặt của người dân: kinh tế tăng trưởng ở mức tương đối cao, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, tình hình chính trị và xã hội ổn định, quan hệ đối ngoại được mở rộng và vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế Thành tựu nổi bật nhất là Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao trong nhiều năm liên tục (đứng thứ hai châu Á) Trong vòng 10 năm
từ 1991 đến 2000, GDP của Việt Nam đã tăng gấp đôi, với tỷ lệ tăng bình quân hàng năm là 7,5% Từ năm 2001 đến nay, GDP tăng trưởng trung bình trên 7%/năm Riêng năm 2004, GDP tăng 7,6% so với năm 2003 Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tỷ trọng công nghiệp
và dịch vụ trong GDP tăng dần, tỷ trọng nông nghiệp giảm dần: nông, lâm thủy sản giảm từ 40,2% năm 1985 xuống còn 21,76% năm 2004; tương ứng nhóm ngành công nghiệp-xây dựng đã tăng từ 27,4% lên 40,09%, nhóm ngành dịch vụ đã tăng từ 32,5% lên 38,15%
Môi trường đầu tư nước ngoài của Việt Nam ngày càng thông thoáng Luật Đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam cùng hàng loạt các văn bản pháp luật khác từng bước tạo lập một hệ thống pháp luật minh bạch và hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài Tính đến hết tháng 11/năm 2004, có hơn 5.100 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng
ký trên 45,5 tỷ USD, trên 50% số dự án đã đi vào hoạt động với số vốn thực hiện trên 26 tỷ USD Riêng năm 2004, Việt Nam thu hút được 4,1 tỷ USD FDI trong đó 2,3 tỷ USD là dự án mới còn 1,8 tỷ là vốn bổ sung Doanh nghiệp FDI đóng góp gần 15% GDP, chiếm trên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu, đóng góp 4,9% tổng thu ngân sách Nhà nước và tạo ra hàng vạn công ăn việc làm
Xuất khẩu Việt Nam cũng tăng liên tục trong nhiều năm, đạt 26 tỷ USD năm 2004, tăng 30% so với 2003 Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về một số mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, hồ
Trang 2tiêu… Những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 2 tỷ USD là dầu thô, hàng dệt may, giày dép Có hai mặt hàng mới của Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là đồ gỗ và hàng điện tử máy tính Kim ngạch nhập khẩu năm 2004 đạt khoảng 31,5 tỷ USD tăng 25% so với
2003 Nhập siêu ước đạt 5,5 tỷ USD, bằng 21,2% kim ngạch xuất khẩu Riêng trong lĩnh vực kinh tế, kể từ khi Luật Doanh nghiệp 4 năm trước đây, hơn 75 nghìn doanh nghiệp tư nhân đã ra đời, đóng góp khoảng 10 tỷ USD, chiếm 27% tổng số vốn đầu tư của toàn xã hội, giải quyết việc làm cho gần 6 triệu lao động
Khu vực kinh tế nhà nước được sắp xếp lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả
Số lượng doanh nghiệp nhà nước đã giảm từ hơn 12.000 xuống còn khoảng trên 4.700, trong đó gần 1000 doanh nghiệp đã được cổ phần hoá Mục tiêu của Việt Nam năm 2005 sẽ cổ phần hoá hơn 2000 doanh nghiệp nữa Hiện Việt Nam đang xây dựng Luật cạnh tranh cùng với việc hạn chế
và kiểm soát độc quyền kinh doanh nhằm tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế
Cải cách tài chính - ngân hàng là lĩnh vực được Chính phủ đặc biệt quan tâm Những thành tựu trong lĩnh vực này đã góp phần ổn định kinh tế vĩ
mô, hạn chế bội chi ngân sách, kiềm chế lạm phát, bảo đảm tính minh bạch của tài chính nhà nước, xoá bỏ dần bao cấp qua tín dụng, áp dụng tỷ giá và lãi suất phù hợp với cung cầu thị trường, gia tăng huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Tại Việt Nam, lần đầu tiên hình thành và dần phát triển các loại thị trường chứng khoán, thị trường tài chính, thị trường lao động, thị trường bất động sản…
Đi đôi với tập trung phát triển kinh tế, Nhà nước đặc biệt quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội, dành hơn 1/3 tổng vốn đầu tư của toàn xã hội cho các nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, văn hoá Đời sống mọi mặt của người dân Việt Nam từ nông thôn đến thành thị, từ đồng bằng đến miền núi đã được cải thiện nhanh chóng Hầu hết các chỉ tiêu phát triển xã hội đều đạt và vượt kế hoạch: tạo việc làm mới cho 1,5 triệu lao động, thu nhập GDP theo đầu người đã tăng gấp đôi trong giai đoạn từ 1995-2003 Trong vòng 10 năm từ 1993 đến 2002, Việt Nam đã giảm tỷ lệ nghèo
Trang 3chung theo chuẩn quốc tế từ mức 58% xuống còn 28,9% dân số, tương đương với khoảng 25 triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói và được Liên Hợp Quốc đánh giá là một trong những nước dẫn đầu thế giới về thành tích xóa đói giảm nghèo
Các quyền công dân ghi trong Hiến pháp, kể cả quyền tự do tín ngưỡng và quyền sinh hoạt tôn giáo hợp pháp ở Việt Nam được tôn trọng Số lượng tín đồ, các nhà tu hành cũng như các cơ sở tôn giáo tại Việt Nam ngày càng tăng Quyền làm chủ của nhân dân được thực hiện trên nguyên tắc
"dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ" Hệ thống pháp luật không ngừng được hoàn thiện nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân
Chính sách đối ngoại của Việt Nam “sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước” đã đem lại những kết quả rất tích cực Đến nay, Việt Nam
có quan hệ ngoại giao với 168 nước trên thế giới và quan hệ thương mại với 165 nước và vùng lãnh thổ Hiện nay, Việt Nam là thành viên tích cực của nhiều tổ chức, diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, ASEM Việt Nam cũng đang tiến gần đến việc gia nhập WTO
Bên cạnh những thành tựu to lớn và cơ bản đã đạt được, tình hình kinh tế
- xã hội của Việt Nam vẫn còn những mặt yếu kém: tốc độ tăng trưởng kinh tế chung còn ở mức thấp so với kế hoạch đề ra Chất lượng tăng trưởng, tính bền vững và độ đồng đều chưa cao (ví dụ như trong các ngành sản xuất và dịch vụ.) Trong công nghiệp giá trị sản xuất tăng 16% nhưng giá trị tăng thêm chỉ tăng 10,7% Giá hàng hóa, dịch vụ trong nước tăng cao Tính cạnh tranh của hàng hóa còn thấp
Các chỉ tiêu chủ yếu của Việt Nam năm 2005 là: GDP tăng 8,5 %; giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng 16%, giá trị tăng thêm tăng 11%; giá trị sản xuất nông, lâm ngư nghiệp tăng 5,2%; giá trị tăng thêm tăng 3,8%; giá trị tăng thêm của các ngành dịch vụ tăng 8,2%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 16%, chỉ số giá tiêu dùng không tăng quá 6,5%, giảm tỷ lệ
hộ nghèo xuống dưới 7%, tạo thêm 1,6 triệu việc làm…