Bai tap vat ly 10 ky 2

4 2.4K 23
Bai tap vat ly 10 ky 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ ÔN TẬP THI KHẢO SÁT GIỮA HỌC KỲ II Năm học 2007-2008 Câu 1: Điều kiện để hệ ba lực tác dụng lên cùng một vật rắn là cân bằng là A. ba lực đồng quy. B. ba lực đồng phẳng. C. ba lực đồng phẳng và đồng quy. D. hợp lực của hai trong ba lực cân bằng với lực thứ ba. Câu 2: Lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh trục khi lực có giá A. nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay. B. song song với trục quay. C. cắt trục quay. D nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay. Câu 3: Đơn vị của động lượng là A. kg.m.s 2 . B. kg.m.s. C. kg.m/s. D. kg/m.s. Câu 4: Chọn câu sai. A. Thế năng của một vật tại một vị trí trong trọng trường phụ thuộc cả vào vận tốc của nó tại vị trí đó. B. Công dương do trọng lực thực hiện bằng độ giảm thế năng của vật trong trọng trường. C. Thế năng được xác định sai kém một hằng số cộng, nhưng hằng số này không làm thay đổi độ giảm thế năng khi trọng lực thực hỉện công. D. Thế năng của một vật trong trọng trường thực chất cũng là thế năng của hệ kín gồm vật và Trái Đất. Câu 5: Một quả bóng được ném với một vận tốc đầu xác định. Đại lượng không đổi trong khi quả bóng chuyển động là A. thế năng. B. động lượng.C. động năng. D. gia tốc. Câu 6: Công suất được xác định bằng A. giá trị công có khả năng thực hiện. B. công thực hiện trong đơn vị thời gian. C. tích của công và thời gian thực hiện công. D. công thực hiện trên đơn vị độ dài. Câu 7: Một quả đạn pháo đang chuyển động thì nổ và bắn ra thành 2 mảnh. Cho biết đáp án nào sau đây là đúng? A. Động lượng và cơ năng toàn phần đều không bảo toàn. B. Động lượng và động năng được bảo toàn. C. Chỉ cơ năng được bảo toàn. D. Chỉ động lượng được bảo toàn. Câu 8: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị công suất? A. J.s. B. W. C. N.m/s. D. HP. Câu 9: Động năng của một vật tăng khi A. gia tốc của vật a > 0. B. vận tốc của vật v > 0. C. các lực tác dụng lên vật sinh công dương. D. gia tốc của vật tăng. Câu 10: Khi một tên lửa chuyển động thì cả vận tốc và khối lượng của nó đều thay đổi. Khi khối lượng giảm một nửa, vận tốc tăng gấp đôi thì động năng của tên lửa A. không đổi. B. tăng gấp 2. C. tăng gấp 4. D. tăng gấp 8. Câu 11: Một vật nằm yên có thể có A. vận tốc. B. động lượng.C. động năng. D. thế năng. Câu 12: Khi vận tốc của một vật tăng gấp đôi, thì A. gia tốc của vật tăng gấp đôi. B. động lượng của vật tăng gấp đôi. C. động năng của vật tăng gấp đôi. D. thế năng của vật tăng gấp đôi. Câu 13: Một quả bóng có khối lượng m = 300 g va chạm vào tường và nảy trở lại với cùng tốc độ. Vận tốc của bóng trước và sau va chạm + 5 m/s. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là A. -1,5 kg.m/s.B. 1,5 kg.m/s. C. 3 kg.m/s. D. -3 kg.m/s. Câu 14: Một vật ban đầu nằm yên, sau đó vỡ thành hai mảnh có khối lượng M và 2M. Biết tổng động năng của hai mảnh là W d . Động năng của mảnh nhỏ là A. d W 3 B. d W 2 C. d 2W 3 D. d 3W 4 Câu 15: Một ô tô có khối lượng 1000 kg chuyển động với vận tốc 80 km/h. Động năng của ô tô bằng A. 2,52.10 4 J. B. 2,47.10 5 J. C. 2,42.10 6 J. D. 3,20.10 6 J. Câu 16: Một vật có khối lượng 1,0 kg có thế năng 1,0 J đối với mặt đất. Lấy g = 9,8 m/s 2 . Khi đó, vật ở độ cao A. 0,102 m. B. 1,0 m. C. 9,8 m. D. 32 m. Câu 17: Từ điểm M có độ cao so với mặt đất bằng 0,8m ném lên một vật với vận tốc đầu 2m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg, lấy g = 10 m/s 2 . Cơ năng của vật bằng A. 4 J. B. 1 J. C. 5 J. D. 8 J. Câu 18: Một quả cầu đồng chất có khối lượng 3 kg được treo vào tường nhờ một sợi dây. Dây làm với tường một góc α = 20 0 (hình vẽ). Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc của quả cầu với tường, lấy g = 9,8 m/s 2 . Lực căng T của dây là A. 88 N. B. 10 N. C. 28 N. D. 32 N. Câu 19: Một tấm ván nặng 240 N được bắc qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa A 2,4 m và cách điểm tựa B 1,2 m. Lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa A bằng A. 160 N. B. 80 N. C. 120 N. D. 60 N. Câu 20: Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 0,5N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20 cm. Momen của ngẫu lực là A. 100 N.m B. 2,0 N.m. C. 0,5 N.m. D. 1,0 N.m. Câu 21: Khi có một lực tác dụng vào một vật rắn, yếu tố nào kể sau của lực có thể thay đổi mà không ảnh hưởng đến tác dụng của lực ? A. Điểm đặt. B. Phương. C. Chiều. D. Độ lớn. Câu 22: Tìm phát biểu SAI về vị trí trọng tâm của một vật. A. Phải là một điểm của vật. B. Có thể trùng với tâm đối xứng của vật. C. Có thể ở trên trục đối xứng của vật. D. Phụ thuộc sự phân bố của khối lượng vật. Câu 23: Vật rắn có trục quay cố định cân bằng khi A. vật chịu tác dụng của 3 lực có giá đồng phẳng, đồng quy. B. lực tác dụng vào vật rắn có giá đi qua trọng tâm vật. C. lực tác dụng vào nó có giá đi qua trục quay. D. vật chịu tác dụng của hai lực song song, ngược chiều, cùng độ lớn. Câu 24: Thanh AB có trục quay O cố định trọng lượng P = 60 N, dài AB = 60 cm, với G là trọng tâm của thanh, AG = 40 cm, α = 30 0 (như hình vẽ bên). Lực căng của dây treo BC là A. 10 N. B. 20 N. C. 30 N. D. 40 N. Câu 25: Độ biến thiên động năng của một vật bằng công của A. trọng lực tác dụng lên vật. B. lực ma sát tác dụng lên vật. C. lực phát động tác dụng lên vật. D. ngoại lực tác dụng lên vật. Câu 26: Một vật có khối lượng 100 g trượt không vận tốc ban đầu từ đỉnh một mặt phẳng dài 5m, nghiêng góc 30 0 so với mặt phẳng nằm ngang, bỏ qua ma sát, lấy g = 10 m/s 2 . Vận tóc của vật ở chân mặt phẳng nghiêng là A. 70,7 m/s. B. 10 m/s. C. 9,3 m/s. D. 7,07 m/s. α α O A B C G Câu 27: Một thanh thép đồng chất có trọng lượng P có đầu A là chốt ở tường thẳng đứng, đầu B có dây cáp rất nhẹ đối với điểm C tạo thành góc 60 0 . Thanh cân bằng ở vị trí nằm ngang (hình vẽ) Lực căng dây cáp T bằng A. P 2 B. 3P 4 C. P D. 3P 2 Câu 28: Một người gánh hai thùng nước, mỗi thùng có trọng lượng P, phát biểu nào sau đây là sai. A. Đòn gánh đặt vào vai người chia đều khoảng cách tới hai thùng nước. B. Lực đặt lên vai bằng tổng độ lớn của trọng lực hai thùng nước P ’ = 2P. C. Không nên để đòn gánh lệch sang một bên, bên dài lực P sẽ kéo đòn gánh trễ xuống. Muốn đòn gánh nằm ngang phải lấy tay níu đầu ngắn xuống. D. Đặt đòn gánh ở vị trí nào của vai cũng gánh dễ dàng. Câu 29: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động tịnh tiến? A. Chuyển động của yên xe đạp. B. Chuyểnđộng của vận động viên nhào lộn. C. Chuyển động ra vào của ngăn kéo. D. Chuyển động của quả tạ sau khi ném. Câu 30: Nhận xét nào dưới đây về hợp lực của hai lực song song và cùng chiều là không đúng? A. Độ lớn của hợp lực bằng tổng giá trị tuyệt đối độ lớn của hai lực thành phần. B. Hợp lực hướng cùng chiều với chiều của hai lực thành phần. C. Hợp lực có giá chia trong khoảng cách giữa hai giá của hai lực thành phần thành những đoạn tỉ lệ thuận với hai lực ấy. D. Nếu 1 là khoảng cách giữa hai giá của hai lực thành phần và l 1 , l 2 là những đoạn chia trong thì giữa các lực thành phần F l , F 2 và hợp lực F tồn tại hệ thức : 1 2 2 1 F F F l l l = = Câu 31: Một cái thang nhỏ có chiều dài 1,5 m và trọng lượng 25 N được dựng dựa vào bức tường hoàn toàn nhẵn. Khi thang cân bằng, độ lớn của lực F của tường tác dụng lên thang bằng A. 0N. B. 7,3N. C. 3,6 N. D. 14,6N. Câu 32: Một người nâng một tấm gỗ đồng chất, tiết diện đều, có trọng lượng P = 200 N. Người ấy tác dụng một lực F ur có hướng vuông góc với tấm gỗ vào đầu trên của tấm gỗ để giữ cho nó hợp với mặt đất một góc α = 30 0 . Độ lớn của lực là A. 100 N. B. 86,6 N. C. 173,2 N. D. 50 N. Câu 33: Một thanh chắn đường dài 7,8 m, có trọng lượng 210 N và có trọng tâm cách đầu bên trái 1,2 m. Thanh có thể quay quanh một trục nằm ngang ở cách đầu bên trái 1,5 m. Hỏi phải tác dụng vào đầu bên phải một lực bằng bao nhiêu để giữ thanh ấy nằm ngang ? A. 40 N. B. 9,5 N. C. 50 N. D. 10 N. Câu 34: Cho một đĩa phẳng, mỏng, đồng chất có bán kính R, có tâm O. Người ta khoét một lỗ tròn tâm O 1 có bán kính R 2 trong đĩa phẳng. Gọi G là trọng tâm của phần còn lại thì G nằm trên đường thẳng OO 1 và A. ở bên trái O, cách O một đoạn R 6 . B. ở bên phải O, cách O một đoạn R 6 . α A B C A B C 60 0 O O 1 C. ở giữa O và O 1 , cách O 1 một đoạn R 6 . D. ở bên phải O 1 , cách O 1 một đoạn R 6 . Câu 35: Hai vật có khối lượng m 1 và m 2 chuyển động ngược chiều nhau với vận tốc v 1 = 6 m/s và v 2 = 2 m/s tới va chạm với nhau. Sau va chạm, cả hai đều bị bật ngược trở lại với vận tốc có giá trị bằng nhau , , 1 2 v v 4 m/s= = . Tỉ số khối lượng của hai vật là A. 0,6. B. 0,4. C. 1. D. 3. Câu 36: Một viên đạn có khối lượng m = 3 kg đang bay thẳng đứng lên cao với vận tốc v = 471 m/s thì nổ thành hai mảnh. Mảnh lớn có khối lượng m 1 = 2 kg bay theo hướng chếch lên cao hợp với phương thảng đứng một góc 45 0 với vận tốc v 1 = 500 m/s. Khi đó mảnh kia bay theo hướng A. hợp với phương ngang một góc 37 0 , chếch xuống và v 2 = 1000 m/s. B. hợp với phương ngang một góc 37 0 , chếch lên và v 2 = 500 m/s. C. hợp với phương thẳng đứng 37 0 , chếch lên và v 2 = 500 m/s. D. hợp với phương thẳng đứng 37 0 , chếch xuống và v 2 = 500 m/s. Câu 37: Một vật có khối lượng m = 3 kg được kéo lên trên mặt phẳng nghiêng một góc 30 0 so với phương ngang bởi một lực không đổi F = 50 N dọc theo đường dốc chính. Bỏ qua ma sát của chuyển động thì công của trọng lực khi thực hiện độ dời s = 1,5 m là A. – 22,5 J. B. 22,5 J. C. 75 J. D. – 75 J. Câu 38: Một con lắc đơn có chiều dài l = 1 m. Kéo cho dây làm với đường thẳng đứng góc α = 45 0 rồi thả tự do. Vận tốc của con lắc khi nó đi qua vị trí ứng với góc 30 0 là A. 2,4 m/s. B. 3,52 m/s. C. 1,76 m/s. D. 1.2 m/s. Câu 39: Vật rắn có trục quay cố định cân bằng khi A. vật chịu tác dụng của 3 lực có giá đồng phẳng, đồng qui. B. lực tác dụng vào vật rắn có giá đi qua trọng tâm vật. C. lực tác dụng vào vật rắn có giá đi qua trục quay. D. vật chịu tác dụng của 2 lực song song, ngược chiều, cùng độ lớn. Câu 40: Từ độ cao h, ném một vật khối lượng m với vận tốc ban đầu v o hợp với phương ngang góc α. Vận tốc của vật khi chạm đất A. chỉ phụ thuộc h và m. B. phụ thuộc v o , h và α. C. chỉ phụ thuộc v o và h. D. phụ thuộc cả 4 yếu tó v o , h, m và α. - HẾT - . A. 2, 52 .10 4 J. B. 2, 47 .10 5 J. C. 2, 42 .10 6 J. D. 3 ,20 .10 6 J. Câu 16: Một vật có khối lượng 1,0 kg có thế năng 1,0 J đối với mặt đất. Lấy g = 9,8 m/s 2. góc α = 20 0 (hình vẽ). Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc của quả cầu với tường, lấy g = 9,8 m/s 2 . Lực căng T của dây là A. 88 N. B. 10 N. C. 28 N. D. 32 N.

Ngày đăng: 19/09/2013, 04:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan