2.4 Đánh giá chung về chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnhvực nông nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua...57 2.4.1 Những thành công của chính sách thu hút đầu tư trực
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn tốt nghiệp “Hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực nông nghiệp” là công trình nghiên
cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS Lê Thị Việt Nga
Các số liệu phân tích và kết quả trong luận văn là trung thực; các tài liệu sốliệu do cá nhân tôi thu thập từ các báo cáo, sách, báo, tạp chí, các kết quả nghiêncứu có liên quan đến đề tài đã được công bố
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2015
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Huyền
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và làm luận văn Thạc sỹ tại trường Đại học Thươngmại, tác giả đã nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của Ban Giám Hiệu,Khoa Sau Đại học Trường Đại học Thương mại và sự giảng dạy nhiệt tình của cácthầy cô giáo Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới sự quan tâm giúp đỡnhiệt tình, có trách nhiệm và quý báu đó
Cùng với đó, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Lê Thị Việt Nga người đã hướng dẫn tác giả tận tình chu đáo và có những ý kiến đóng góp sâu sắc
-và giá trị đối với luận văn này
Mặc dù đã nỗ lực hết mình trong học tập và nghiên cứu nhưng luận văn khôngthể tránh khỏi những thiếu sót và khuyết điểm Tác giả rất mong nhận được nhữnggóp ý từ các nhà khoa học để tiếp tục bổ sung và hoàn thiện đề tài hơn nữa./
Tác giả
Nguyễn Thị Huyền
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ vii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu 2
3 Mục đích nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Kết cấu của đề tài 4
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 5
1.1 Khái niệm và vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài 5
1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài 5
1.1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 6
1.1.3 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài 8
1.2 Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp 15
1.2.1 Đặc điểm, vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế- xã hội 15
1.2.2 Khái niệm về chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 20
1.2.3 Vai trò của chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp 22
1.3 Các nhóm chính sách cơ bản để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp 25
Trang 41.3.1 Lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư 25
1.3.2 Chính sách khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 26
1.4 Những yếu tố tác động đến chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp 28
1.4.1 Yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên 28
1.4.2 Yếu tố thuộc con người 29
1.4.3 Những yếu tố thuộc môi trường, chính trị, pháp luật, kinh tế 30
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 34
2.1 Những thuận lợi, khó khăn của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp 34
2.1.1 Những thuận lợi của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp 34
2.1.2 Khó khăn trong lĩnh vực nông nghiệp của nước ta 36
2.2 Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam trong những năm gần đây 37
2.2.1 Tổng quan tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp 37
2.2.2 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp phân theo ngành nghề 41
2.2.3 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo địa phương trong lĩnh vực nông nghiệp 43
2.2.4 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo hình thức đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp 45
2.3 Thực trạng chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua 48
2.2.1 Chính sách ưu đãi về đất đai 48
2.2.2 Chính sách thuế 50
2.2.3 Chính sách tín dụng 53
2.2.4 Chính sách bảo hiểm 54
2.2.5 Chính sách hỗ trợ đầu tư 55
Trang 52.4 Đánh giá chung về chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh
vực nông nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua 57
2.4.1 Những thành công của chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp 57
2.3.2 Những bất cập của chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp 59
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 61
3.1 Triển vọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới 61
3.1.1 Xu hướng dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới 61
3.1.2 Xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp ở Việt Nam 63
3.2 Quan điểm và định hướng của Đảng và Nhà nước đối với chính sách thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta trong thời gian tới 64
3.2.1 Quan điểm của Đảng đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta 64
3.2.2 Định hướng của Đảng và Nhà nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông ngiệp 68
3.3 Một số gợi ý giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp ở nước ta trong thời gian tới 70
3.3.1 Chính sách phát triển thị trường vốn và tín dụng đầu tư 70
3.3.2 Chính sách thương mại 72
3.3.3 Chính sách đất đai 73
3.3.4 Chính sách phát triển vùng nguyên liệu 74
3.3.5 Chính sách phát triển hạ tầng nông nghiệp 76
3.3.6 Chính sách phát triển nguồn nhân lực 78
KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
MIGA Hiệp định thành lập tổ chức bảo đảm đầu tư đa phươngUNCTAD Diễn đàn thương mại và phát triển Liên hợp quốc
TPP Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình DươngTRIMs Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tổng sản phẩm trong nước 12
của một số nước năm 2001 và 2013 12
Bảng 2.1: Lượng vốn FDI đăng ký mới trong lĩnh vực nông nghiệp trong giai đoạn năm 2001-2014 40
Bảng 2.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp phân theo 43
địa phương 2012 44
Biểu 2.1: Cơ cấu FDI trong ngành nông lâm ngư nghiệp giai đoạn 2000-2012 41
Đồ thị 1: Số lượng doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 46
2001-2013 46
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau gần 30 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Việt Nam đã đạtđược nhiều thành tựu to lớn và quan trọng cả về kinh tế và xã hội, góp phần nângcao đời sống của nhân dân, ổn định chính trị, củng cố an ninh, quốc phòng Nôngnghiệp là một trong những trụ cột quan trọng của kinh tế, có nhiều tiềm năng và lợithế phát triển, song thu hút FDI vào lĩnh vực này vẫn chưa đạt được kết quả nhưmong đợi Trong khi FDI vào nền kinh tế nói chung vẫn được duy trì ở mức khá thìFDI vào nông nghiệp lại giảm mạnh
Trong giai đoạn đầu mở cửa, FDI trong lĩnh vực nông nghiệp là giải pháp hữuhiệu góp phần đưa nông nghiệp Việt Nam ra khỏi tình trạng bị bao vây, cấm vận.Trong các giai đoạn tiếp theo, FDI trong nông nghiệp là nguồn vốn bổ sung quantrọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, góp phần đáng kể thúc đẩy chuyển dịch cơcấu kinh tế, tăng năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ, khai thông thị trường quốc
tế, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, đóng gópngân sách nhà nước, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và tạo thêm việc làm.Trước bối cảnh đó, Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách thúc đẩy, khuyếnkhích đầu tư, chính sách mở cửa, cải thiện nhanh môi trường thu hút đầu tư nướcngoài nhằm đối phó với tình trạng sụt giảm của luồng vốn FDI vào nông nghiệp vànhững diễn biến mới của tiến trình toàn cầu hóa Mặc dù đã đạt được những kết quảnhất định, nhưng Việt Nam vẫn chưa tận dụng tối ưu cơ hội thu hút FDI vào nôngnghiệp do việc áp dụng các chính sách còn bị các nhà đầu tư cho là rườm rà, chi phícao, thiếu minh bạch, trong khi đó hệ thống tòa án thực thi pháp luật còn nhiều hạnchế Việc nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách thu hút FDI vào nông nghiệp là rấtcần thiết, trước hết là lý giải những vướng mắc trên, sau đó là góp phần làm tăngsức hấp dẫn cho môi trường đầu tư, tiếp tục công tác thu hút đầu tư trực tiếp nướcngoài vào lĩnh vực nông nghiệp
Trang 9Để góp phần vào công tác thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta, tác
giả đã chọn đề tài: “Hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực nông nghiệp”.
2 Tình hình nghiên cứu
Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp làmột trong những nội dung quan trọng, một yêu cầu cấp bách của đầu tư nước ngoàihiện nay Cho đến nay, đã có không ít công trình nghiên cứu đề cập xung quanh vấn
đề trên Có thể kể đến như:
- Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương (2007), “ Thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp – Thực trạng và giải pháp” Bài viết đã khái
quát được đặc điểm của nông nghiệp, những thành tựu và khó khăn trong quá trìnhthu hút và sử dụng FDI trong lĩnh vực nông nghiệp Bài viết cũng phân tích đượccác nhóm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan dẫn đến việc thu hútFDI hiệu quả thấp Đồng thời, nhận định để ngành nông nghiệp không “đứng ngoài”làn sóng FDI đổ bộ vào Việt Nam, và để đạt được mục tiêu huy động 1,5 tỷ USDcho nông – lâm – ngư nghiệp giai đoạn 2006-2010, tần tập trung vào ba nhóm giảipháp chủ yếu
- Chu Tiến Quang và Hà Huy Ngọc (2011): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) vào lĩnh vực nông nghiệp thực trạng và chính sách” Tạp chí Cộng sản ngày
11/5/2011 Các tác giả đã đi sâu vào phân tích thực trạng thu hút FDI vào lĩnh vựcnông nghiệp trong thời gian qua, từ đó đưa ra các nhận định chuẩn xác về tình hìnhvốn FDI trong lĩnh vực nông nghiệp, phân tích các nguyên nhân, trở ngại dẫn đếnhạn chế động lực đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp Qua đónhóm tác giả cũng đề xuất các nội dung cần thay đổi của chính sách thu hút đầu tưtrực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp
Qua quá trình nghiên cứu các đề tài nêu trên có thể thấy một số vấn đề lý luậnliên quan chính sách thu hút FDI trong lĩnh vực nông nghiệp, đánh giá thực trạng và
đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác thu hút FDI trong lĩnh vực nông nghiệp Tuynhiên, cho đến thời điểm hiện nay chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ, sâu sắc về:
Trang 10“Hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực nông nghiệp” Chính vì thế, việc nghiên cứu đề tài này là cấp thiết và có tính mới,
không trùng với những nghiên cứu trước đó
3 Mục đích nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Góp phần đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn sẽ thực hiện các nội dung chủ yếu sau:(i) Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách thu hút đầu tư trực tiếpnước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp
(ii) Làm rõ thực trạng chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnhvực nông nghiệp ở Việt Nam
(iii) Đưa ra một số giải pháp hoàn chỉnh chính sách thu hút đầu tư trực tiếpnước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoàivào lĩnh vực nông nghiệp theo qui định của Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu: Các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vàolĩnh vực nông nghiệp theo qui định của Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam và cáclần điều chỉnh (2001-2014), các chính sách khác có liên quan đến việc thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp và xử lý dữ liệu: Luận văn thu thập, tổng hợp, phântích và đánh giá các tài liệu có sẵn từ nghiên cứu trước đây, kế thừa có chọn lọcnhững tài liệu đó
- Phương pháp phân tích: Luận văn nghiên cứu, phân tích chính sách thu hútFDI trong lĩnh vực nông nghiệp từ đó rút ra những giải pháp để hoàn thiện
Trang 116 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận văn
dự kiến gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính sáchthu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chương 2: Thực trạng chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnhvực nông nghiệp ở Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư trựctiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới
Trang 12CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀ CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1 Khái niệm và vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư là một trong những nhân tố chủ yếu quyết định đến sự phát triển củanền kinh tế quốc dân Đầu tư là việc sử dụng các nguồn lực hiện tại nhằm biến cáclợi ích dự kiến thành hiện thực trong tương lai Tuy nhiên, trong phạm vi khác nhau,khái niệm về đầu tư cũng có những điểm khác nhau
Theo Luật Đầu tư năm 2005 của Việt Nam thì “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏvốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành cáchoạt động đầu tư theo quy định của luật đầu tư và các quy định khác của pháp luật
có liên quan” Theo khái niệm này, đã là đầu tư thì phải bỏ vốn, chính là các tài sảnhữu hình và vô hình để tiến hành các hoạt động đầu tư được pháp luật cho phép,như vậy tất cả các nhà đầu tư đều được tham gia đầu tư vào tất các lĩnh vực trongnền kinh tế mà không vi phạm các quy định của pháp luật Tuy nhiên, quan niệmnày lại chưa phản ánh được mục tiêu của các nhà đầu tư là phải sinh lợi
Cũng có quan điểm cho rằng đầu tư là “việc sử dụng các nguồn lực hiện tạinhằm biến các lợi ích dự kiến thành hiện thực trong tương lai", với quan niệm này đãnhấn mạnh đến mục đích của đầu tư là thu được lợi ích trong tương lai nhưng lạichưa phản ánh chủ thể mong muốn thu được lợi ích trong tương lai Xét trên góc độkinh tế, đầu tư là hy sinh tiêu dùng hiện tại để hy vọng có được thu nhập cao hơntrong tương lai Đối với từng chủ thể trong nền kinh tế, đó là tạo ra hoặc tăng thêm lợiích, những giá trị riêng biệt cho các chủ thể Đối với toàn bộ nền kinh tế, chính là tạo
ra hoặc gia tăng giá trị tổng thể cho toàn xã hội
Trang 13Đầu tư nước ngoài là sự dịch chuyển tài sản như tiền, công nghệ, kỹ năng quảnlý… từ nước này sang nước khác để kinh doanh nhằm thu lợi nhuận cao trên phạm vitoàn cầu Vốn FDI là một trong những kênh đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về vốn FDI Theo Diễn đàn thương mại vàphát triển Liên hợp quốc (UNCTAD), FDI là một khoản đầu tư bao gồm các mốiquan hệ trong dài hạn, phản ánh lợi ích và quyền kiểm soát lâu dài của một thực thểthường trú ở một nền kinh tế (nhà đầu tư nước ngoài hay công ty mẹ nước ngoài)trong một doanh nghiệp thường trú ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhàđầu tư nước ngoài (doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanhhoặc chi nhánh nước ngoài)
Đối với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), họ quan niệm rằng “Đầu tư trực tiếp nướcngoài là vốn đầu tư thực hiện để thu được lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệphoạt động ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư Mục đích là dànhđược tiếng nói có hiệu quả trong quản lý doanh nghiệp đó” Khái niệm này đã nhấnmạnh đến tính lâu dài của quá trình đầu tư, chủ đầu tư là nước ngoài, việc đầu tư ởđây gắn liền với quyền kiểm soát, quyền quản lý
Theo Luật Đầu tư năm 2005 của Việt Nam thì “Đầu tư trực tiếp là hình thứcđầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư” còn “Nhàđầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt độngđầu tư tại Việt Nam”, theo đó có thể hiểu FDI là hình thức nhà đầu tư nước ngoài bỏvốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại Việt Nam
Như vậy, từ các quan điểm đã nêu ở trên, có thể hiểu FDI là hình thức nhà đầu
tư nước ngoài dịch chuyển tiền, công nghệ… từ nước này sang nước khác đồng thờinắm quyền quản lý, điều hành với mục đích thu được lợi ích kinh tế từ nước tiếpnhận đầu tư
1.1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đặc điểm cơ bản sau:
Trang 14Thứ nhất, đây là loại hình chu chuyển vốn quốc tế, chủ sở hữu vốn tiến hành
hoạt động đầu tư ở nước ngoài, có nghĩa là doanh nghiệp tiếp nhận vốn FDI khôngthuộc quốc gia của chủ đầu tư
Thứ hai, đây là loại hình đầu tư trực tiếp, nhà đầu tư nước ngoài có quyền điều
hành doanh nghiệp tiếp nhận vốn Quyền này phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của nhàđầu tư vào vốn pháp định Trong trường hợp góp 100% vốn pháp định thì nhà đầu
tư có toàn quyền quyết định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Thứ ba, thu nhập của chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh và
lãi hoặc lỗ được phân chia giữa các chủ đầu tư theo tỷ lệ góp vốn của các bên
Thứ tư, so với các loại hình đầu tư quốc tế khác, FDI ít chịu sự chi phối của
Chính phủ hơn, đặc biệt ít phụ thuộc vào mối quan hệ chính trị giữa nước chủ nhàvới nước đầu tư
Thứ năm, FDI là loại đầu tư dài hạn và trực tiếp Do đó, FDI là một khoản vốn
dài hạn tương đối ổn định và không phải là vốn vay nên nước chủ nhà có được mộtnguồn vốn dài hạn bổ sung cho đầu tư trong nước và không phải lo trả nợ Hơn nữa,vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu mà còn cóvốn bổ sung trong quá trình đầu tư của các bên nước ngoài
Thứ sáu, các chủ đầu tư phải tuân thủ các quy định pháp luật của nước sở tại
đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Thứ bảy, do mục đích của các nhà đầu tư nước ngoài là lợi nhuận nên các lĩnh
vực sản xuất kinh doanh của FDI phần lớn là những lĩnh vực có thể mang lại lợinhuận cao
Thứ tám, về hình thức, các nhà đầu tư có thể thực hiện FDI theo các phương
thức như bỏ vốn thành lập doanh nghiệp mới ở nước ngoài hoặc mua lại một phầnhay toàn bộ các doanh nghiệp có sẵn hoặc mua cổ phiếu tiến tới thôn tính, sáp nhập
Thứ chín, xu hướng đa cực, đa biên và đa hình thức trong FDI ngày càng rõ
nét, thường nhiều bên cùng tham gia với tỷ lệ vốn góp khác nhau và với các hìnhthức tư bản khác nhau như tư bản nhà nước và tư nhân cùng tham gia
Trang 15Thứ mười, các nhà đầu tư nước ngoài thường rất tinh thông về thị trường thế
giới và tiến bộ kỹ thuật, hơn nữa hiệu quả FDI gắn liền với lợi ích của chủ đầu tưnên họ có thể lựa chọn công nghệ, kỹ thuật tiên tiến thích hợp, góp phần nâng caotrình độ công nghệ, chất lượng nhân lực và khả năng quản lý cho nước tiếp nhậnđầu tư, nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam Tuy nhiên, cần lưu ýrằng vì lợi nhuận các nhà đầu tư nước ngoài có thể chuyển giao một số công nghệlạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên khoáng sản lãng phí, đẩy cácdoanh nghiệp của nước sở tại tới bờ vực phá sản, hoặc làm mất cân đối cơ cấu kinh
tế của nước nhận đầu tư
1.1.3 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.3.1 Đối với chủ đầu tư
FDI cho phép bành chướng sức mạnh về nền kinh tế, tăng cường ảnh hưởngcủa mình trên thị trường quốc tế, nhờ mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm,lại tránh được hàng rào bảo vệ mậu dịch của các nước nhận đầu tư khi xuất khẩusản phẩm là máy móc thiết bị sang nước nhận đầu tư (để góp vốn) và xuất khẩu sảnphẩm tại đây sang các nước khác (do chính sách xuất khẩu ưu đãi của các nướcnhận đầu tư nhằm khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài, chuyển giao vốn, côngnghệ và sản xuất hàng xuất khẩu của các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài) nhờ đó
mà giảm được giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh với hàng nhập của các nướckhác Phần lớn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở các nước, về thực chấthoạt động như là chi nhánh của công ty mẹ ở chính quốc Việc xây dựng các nhàmáy sản xuất chế tạo hoặc lắp ráp ở nước sở tại sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ sảnphẩm, phụ tùng của công ty mẹ ở nước ngoài Đặc biệt thị trường tiêu thụ sản phẩmnội địa của những nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia có sức hấp dẫnmạnh mẽ đối với nguồn vốn FDI
FDI giúp các công ty nước ngoài giảm chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian thuhồi vốn và thu lợi nhuận cao Nhưng công ty này phần lớn là thuộc những nướccông nghiệp phát triển, mà tỷ suất lợi nhuận ở trong nước có hướng giảm Mặt khác,
có sự phát triển không đồng đều về trình độ phát triển và sản xuất, mức sống thu
Trang 16nhập giữa các nước nên đã tạo ra chênh lệch về giá cả và các yếu tố đầu vào của sảnxuất Do đó, đầu tư ra nước ngoài cho phép lợi dụng các chênh lệch này để giảm chiphí sản xuất, tăng lợi nhuận Trước hết, đó là chi phí về lao động Tiền lương củangười lao động ở Nhật Bản gấp hơn 10 lần lương bình quân lao động trong khốiASEAN, lương bình quân lao động trong các nước NICS Đông Á cũng gấp 12 lầnlương của Việt Nam Do đó, thời gian qua các nước tư bản phát triển và những nướccông nghiệp mới đã chuyển những ngành sử dụng nhiều lao động sang các nướcđang phát triển để giảm chi phí sản xuất Việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩmtại các nước sở tại cũng giúp chủ đầu tư giảm chi phí vận chuyển, tiết kiệm chi phíquảng cáo, tiếp thị Do chạy theo lợi nhuận độc quyền cao, các nhà đầu tư sẵn sàng
bỏ mặc nạn thất nghiệp ở các nước phát triển để đầu tư sang những nước có chi phí
rẻ, lợi nhuận cao và như vậy tạo ra công ăn việc làm cho các nước nhận đầu tư.Ngoài ra, mục tiêu của nhiều dự án nước ngoài là tạo nguồn nguyên liệu, nhiên liệuphục vụ cho nhu cầu phát triển để sản xuất kinh doanh của chủ các chủ đầu tư,chẳng hạn thăm dò khai thác khí, khoáng sản, tài nguyên biển, rừng, sản phẩm câycông nghiệp Nguồn tài nguyên của các nước đang phát triển có nhiều nhưng không
có điều kiện chế biến vì thiếu thốn công nghệ Do đó, đầu tư vào cả lĩnh vực này sẽthu được nguyên liệu thô với giá rẻ và qua chế biến sẽ thu được lợi nhuận cao nhất.Như vậy, đối với việc đầu tư ra nước ngoài để khai thác lợi thế so sánh của cácnước nhận đầu tư các chủ đầu tư trực tiếp sản xuất được sản phẩm với giá thành hạ hơn
so với sản xuất trong nước, nhờ đó mà các chủ đầu tư này có được ưu thế trong việctiêu thụ sản phẩm này trên thị trường thế giới Nếu các sản phẩm này được nhập trở lạicác nước chủ đầu tư với giá hạ hơn giá sản phẩm này trong nước hoặc của một số nướckhác thì khả năng tiêu thụ sản phẩm này ở chính quốc sẽ mạnh hơn Cùng với việc đemtiền để đi đầu tư nước khác và nhập khẩu sản phẩm với nhu cầu cao hơn tự sản xuấttrên đây làm cho nhu cầu đồng nội tệ tăng so với đồng ngoại tệ theo chiều hướng giảmdần Sự giảm tỉ giá hối đoái này sẽ có tác dụng khuyến khích các nhà sản xuất tăngcường xuất khẩu nhờ đó tăng thu ngoại tệ cho đất nước
Trang 17FDI cho phép các công ty nước ngoài kéo dài chu kỳ sống của các sản phẩmmới được tạo ra trong nước, đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng công nghệ mới, nângcao năng lực cạnh tranh Đổi mới công nghệ là điều kiện sống còn trong cạnh tranh,
do đó các nhà đầu tư nước ngoài thường chuyển những máy móc công nghệ đã lạchậu so với trình độ chung của thế giới để sang nước khác Điều đó, một mặt giúp cácchủ đầu tư thực chất bán được máy móc cũ để thu hồi vốn nhằm đổi mới thiết bị côngnghệ; kéo dài được chu kỳ sản phẩm của hãng ở các thị trường mới; di chuyển máymóc gây ô nhiễm môi trường ra nước ngoài và trong nhiều trường hợp còn thu đượcđặc lợi do chuyển giao công nghệ đã lạc hậu đối với nước chủ đầu tư nước ngoài
1.1.3.2 Đối với bên tiếp nhận đầu tư
a Tạo nguồn vốn bổ sung quan trọng
Vốn cho đầu tư phát triển bao gồm nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nướcngoài Đối với các nước đang phát triển, sản xuất còn ở trình độ thấp nguồn vốntrong nước còn hạn hẹp thì vốn FDI có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trìnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá Ở các nước này, có nhiều tiềm năng về lao động, tàinguyên thiên nhiên nhưng do trình độ sản xuất còn thấp kém, cơ sở vật chất kỹthuật nghèo nàn, lạc hậu nên chưa có điều kiện khai thác các tiềm năng ấy Cácnước này chỉ có thể thoát khỏi sự nghèo đói bằng cách tăng trưởng đầu tư, phát triểnsản xuất, tạo ra mức tăng trưởng kinh tế cao và ổn định Để thực hiện được việc nàycác nước đang phát triển cần có nhiều vốn để đầu tư
Trong điều kiện hiện nay, khi mà trên thế giới có nhiều nước đang nắm trongtay một khối lượng vốn khổng lồ và có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài thì đó là cơ hội
để các nước đang phát triển có thể tranh thủ nguồn vốn ngắn hạn huy động từ cácngân hàng hoặc thông qua các khoản đầu tư tài chính khác, FDI có tính ổn định hơnrất nhiều Có thể thấy rõ điều này qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-1998.Trong 18 tháng trước khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra, dòng vốn chảy vào bốnnước bị tác động nặng nề nhất sau này là Inđônêxia, Hàn Quốc, Philippin, Thái Lanlên tới 86,8 tỷ USD chỉ 18 tháng sau đã có 77,9 tỷ USD thoát lui khỏi các nước này
Trang 18Ngược lại, dòng vốn đi vào các nước Châu Á vẫn liên tục tăng từ 71,1 tỷ USD năm
1996 lên 86,9 tỷ USD năm 1999
Ở nhiều nước đang phát triển, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm tỉ lệ đáng
kể trong tổng nguồn vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế, trong đó có một số nướchoàn toàn dựa vào vốn FDI, đặc biệt ở giai đoạn đầu của phát triển kinh tế ỞInđônexia sau khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài năm 1967, FDI đã cung cấp mộtlượng vốn bình quân trong 27 năm (1967-1994) là 1,15 tỷ USD/năm FDI đã thực
sự đóng vai trò to lớn đối với phát triển kinh tế và nếu chỉ căn cứ vào thực tại vốnđầu tư của toàn bộ nền kinh tế thì có thể đánh giá FDI có ý nghĩa quyết định đếntăng trưởng kinh tế của các nước này
b Chuyển giao công nghệ
Khi đầu tư vào một nước nào đó, chủ đầu tư không chỉ chuyển vào nước đóbằng tiền mà còn chuyển cả vốn hiện vật như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu (hay còn gọi là công nghệ cứng) và vốn vô hình như chuyên gia kỹ thuật công nghệ,tri thức khoa học, bí quyết quản lý, năng lực tiếp cận thị trường (hay còn gọi làcông nghệ mềm) Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, quá trìnhchuyển giao công nghệ được thực hiện nhanh chóng và thuận tiện cho cả bên đầu tưcũng như bên nhận đầu tư Thực tế cho thấy rằng, kỹ thuật và công nghệ nước ngoài
đã giúp cho Malaixia từ chỗ là một nước kinh tế lạc hậu, kỹ thuật thủ công phân tán,lực lượng sản xuất kém phát triển đến giữa những năm 1980 đã trở thành một nướcphát triển nhất về găng tay cao su, thứ hai thế giới về chất bán dẫn và tinh thể sơ đồtích phân và thứ ba thế giới về máy điều hoà nhiệt độ
Một trở ngại lớn nhất trên con đường phát triển kinh tế của hầu hết các nướcđang phát triển là trình độ chuyển giao công nghệ còn lạc hậu Trong thời đại khoahọc kỹ thuật phát triển như hiện nay, thì việc các nước đang phát triển tự phát triểnkhoa học kỹ thuật cho kịp với tốc độ phát triển kỹ thuật hiện nay là phải biết tậndụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài thông qua hoạtđộng chuyển giao công nghệ Tiếp nhận FDI là một phương thức cho phép các nướcđang phát triển tiếp nhận khoa học kỹ thuật - công nghệ hiện đại trên thế giới, tuy
Trang 19nhiên, mức độ hiện đại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố Nhưng dù thế nào thì đâycũng là lợi ích căn bản của các nước tiếp nhận FDI Trong điều kiện hiện nay, trênthế giới có nhiều công ty của các quốc gia khác nhau có nhu cầu đầu tư ra nướcngoài và chuyển giao công nghệ cho nước nhận đầu tư, thì đây là cơ hội cho cácnước đang phát triển có thể tiếp thu được kỹ thuật công nghệ thuận lợi nhất Nhưngkhông phải các nước đang phát triển được "đi xe miễn phí" mà họ phải trả mộtkhoản học phí không nhỏ cho việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ này So vớiviệc nhập khẩu thiết bị và mua bản quyền những cách được áp dụng trước kia đểnâng cao trình độ công nghệ, thì FDI có lợi hơn hẳn bởi "đó là một kênh chuyểngiao trình độ quản lý và kỹ thuật, đi kèm với các nhà máy, thiết bị nước ngoài cũngnhư mạng lưới tiếp thị và phân phối" Hơn nữa, trong mọi trường hợp các nướcđang phát triển cũng ít có sự lựa chọn nào khác ngoài việc mở cửa thu hút FDI, bởicách mua bản quyền để thay thế cho FDI hiện đã khó khăn hơn rất nhiều so vớitrước Theo các chuyên gia, thách thức mà các nước đang phát triển phải đối mặt làcác nước đang phát triển vẫn phải liên tục xoá đi khoảng cách với những nước dẫnđầu công nghiệp, song họ sẽ phải chuyển dần từ mẫu hình phát triển dựa vào tíchluỹ theo mẫu hình dựa theo sự đổi mới.
c Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Tranh thủ vốn và công nghệ của nước ngoài, các nước đang phát triển muốn sửdụng nó để thực hiện mục tiêu quan trọng hàng đầu là đẩy mạnh tăng trưởng kinhtế.Đây cũng là điểm nút để các nước đang phát triển ra khỏi vòng luẩn quẩn của sựđói nghèo.Thực tiễn và kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy quốc gia nào thựchiện chiến lược mở cửa với bên ngoài, biết tranh thủ các nhân tố với bên ngoài nó trởthành nhân tố bên trong thì quốc gia đó sẽ tạo được sự tăng trưởng kinh tế cao
Bảng 1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tổng sản phẩm trong nước
của một số nước năm 2001 và 2013
Tên nước
FDI (Tr.USD)
GDP (Tr.USD)
FDI/GDP (%)
FDI (Tr.USD)
GDP (Tr.USD)
FDI/GDP (%)
Trang 20d Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ là đòi hỏi của bản thân sự pháttriển nội tại của nền kinh tế, mà nó còn là đòi hỏi của xu hướng quốc tế hoá đời sốngđang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, FDI là một hoạt động quan trọng của hoạt động kinh
tế đối ngoại, thông qua đó các quốc gia sẽ tham gia ngày càng nhiều vào quá trìnhphân công lao động quốc tế Để hội nhập vào nền kinh tế thế giới, đòi hỏi từng quốcgia phải thay đổi cơ cấu kinh tế cho phù hợp với sự phân công lao động quốc tế Sựchuyển dịch của mỗi quốc gia phù hợp với trình độ chung trên thế giới sẽ tạo điềukiện thuận lợi hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài Ngược lại, chính đầu tư trực tiếpnước ngoài lại góp phần thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bởi vì:
- Thông qua FDI đã làm xuất hiện nhiều lĩnh vực và ngành nghề mới ở nướcnhận đầu tư
Trang 21- FDI góp phần vào sự phát triển nhanh chóng trình độ kỹ thuật công nghệ ởnhiều ngành kinh tế góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động ở các ngành này làmtăng tỉ phần của chúng trong nền kinh tế.
- Một số ngành được khuyến khích phát triển bởi FDI nhưng cũng có nhiềungành bị mai một rồi đi đến bị xoá sổ
e Trong quan hệ kinh tế quốc tế
Quan hệ kinh tế quốc tế xuất hiện từ khi con người bắt đầu thực hiện hành vitrao đổi mua bán hàng hoá giữa các quốc gia Quy mô và phạm vi trao đổi ngàycàng mở rộng, hình thành nên các quan hệ quốc tế gắn bó và phụ thuộc vào nhaugiữa các nước
FDI là một hoạt động kinh tế đối ngoại ra đời muộn hơn các hoạt động kinh tếđối ngoại khác vài ba thập kỷ Nhưng ngay từ khi xuất hiện, vào khoảng cuối thế kỷ
19, FDI đã có vị trí đáng kể trong quan hệ kinh tế quốc tế Cùng với quá trình pháttriển mạnh mẽ của các quan hệ kinh tế quốc tế, hoạt động FDI không ngừng được
mở rộng và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế Đếnnay, FDI đã trở thành xu hướng của thời đại và là nhân tố cơ bản quy định bản chấtcác quan hệ kinh tế
Ngoài những vai trò trên FDI còn có một số vai trò sau:
- Đóng góp phần đáng kể vào nguồn thu ngân sách Nhà nước thông qua việcnộp thuế, phí tiền thuê đất của các đơn vị đầu tư nước ngoài Bởi vì, hầu hết các
dự án FDI là sản xuất ra các sản phẩm hướng vào xuất khẩu
- Cùng với việc tăng khả năng sản xuất, nhập khẩu hàng hoá, FDI còn giúp mởrộng thị trường trong nước và ngoài nước Đa số các dự án FDI đều có phương ánbao tiêu sản phẩm Đây là hiện tượng đa chiều đang trở thành khá phổ biến ở cácnước đang phát triển hiện nay
- Về mặt xã hội, FDI đã tạo ra nhiều công ăn việc làm mới, thu hút được mộtkhối lượng đáng kể ở các nước nhận đầu tư vào các đơn vị đầu tư nước ngoài, nângcao thu nhập cho người lao động, đồng thời góp phần đào tạo một đội ngũ côngnhân có trình độ kỹ thuật cao
Trang 22Điều này góp phần vào việc làm giảm bớt nạn thất nghiệp vốn là tình trạngnan giải ở nhiều quốc gia Đặc biệt, đối với các nước đang phát triển như Việt Namnơi có lực lượng lao động dồi dào nhưng không có điều kiện khai thác và sử dụngđược, thì FDI được coi là chiếc chìa khoá quan trọng để giải quyết vấn để này Bởi
vì, FDI tạo nên điều kiện vốn và kỹ thuật cho phép khai thác và sử dụng tiềm năngcủa nền kinh tế trong đó có tiềm năng về lao động
1.2 Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp.
1.2.1 Đặc điểm, vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế- xã hội
1.2.1.1 Đặc điểm của nông nghiệp nước ta
a Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sống, là các loại cây,con, các loài sinh vật Nước ta có nguồn thực vật phong phú đa dạng đặc biệt trongnền nhiệt cao, ẩm lớn phát triển mạnh các ngành chăn nuôi Mỗi loại yêu cầu mộtđiều kiện thích hợp với nó, do đó đòi hỏi xây dựng quy trình sản xuất, có nhữngcách thức riêng trong quá trình sản xuất, canh tác cho từng loại, từng giống câytrồng, vật nuôi Cần có kế hoạch để luôn chủ động bảo đảm đủ giống tốt và kịp thờicho sản xuất
b Đất đai là“địa bàn phân bổ cơ sở vật chất xã hội”, là “tư liệu sản xuất cơ
bản của sản xuất nông nghiệp”, đất đai cũng là tài sản đặc biệt ở chỗ diện tích là hữu hạn, năng suất là vô hạn, có nghĩa là nếu quản lý tốt, sử dụng có hiệu quả thì với nguồn tài nguyên về đất đai có hạn có thể tạo ra nguồn của cải vô hạn cho đất nước và nhân dân Ngành nông nghiệp gắn liền với đất đai, trong nông nghiệp đất
đai là tài sản quý giá nhất Cùng với sự phát triển nhanh của loài người, của quátrình đô thị hóa thì đất đai cho nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp (mỗi năm nước tamất khoảng 72000 ha đất nông nghiệp), chưa kể đến việc màu mỡ của đất đai đangngày càng đi xuống, không thể canh tác được
Địa hình nước ta đa dạng đi kèm với nguồn nước dồi dào nên có nhiều hìnhthức canh tác nông nghiệp như: Đồng bằng thích hợp trồng các cây lương thực, thực
Trang 23phẩm đặc biệt là cây lúa nước, các cây công nghiệp ngắn ngày, tiến hành thâm canhtăng vụ, nuôi trồng thủy sản Miền núi thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm,chăn nuôi gia súc lớn Tuy nhiên, nước ta có nhiều đồi núi, bị cắt xẻ mạnh, mưanhiều vì vậy tình trạng xói mòn, sạt lở diễn ra gây khó khăn cho hoạt động sản xuấtnông nghiệp.
Đất đai có nhiều loại đất thích hợp với các loại cây trồng khác nhau: Đấtferarit thích hợp với các loại cây công nghiệp nhiệt đới lâu năm, chăn nuôi gia súclớn Đất phù sa phân bổ chủ yếu ở các đồng bằng thuận lợi phát triển cây lươngthực thực phẩm, hoa màu, chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm Tuy vậy, ở trong điềukiện nhiệt cao, ẩm lớn, đất ra bị thoái hóa cũng là một trong những khó khăn đối vớiviệc phát triển nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta
c Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
Hiếm có nước nào trong khu vực có điều kiện khí hậu đặc thù như Việt Nam.Trải dài trên 15 vĩ tuyến, nước ta có nền khí hậu đa dạng: Nam bộ và Nam Trung bộ
là 2 vùng khí hậu nhiệt đới điển hình Tây Nguyên là vùng khí hậu nhiệt đới trêncao nguyên, từ Thừa Thiên- Huế trở ra Bắc là vùng khí hậu cận nhiệt đới, trong đó,
có một số tiểu vùng khí hậu ôn đới Nền nhiệt độ đa dạng đó cùng với lượng mưahàng năm lớn, ánh sáng dồi dào tạo điều kiện tự nhiên để phát triển nền nông nghiệpmang bản sắc riêng của Việt Nam Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt cao,
độ ẩm lớn, thiên nhiên phân hóa đa dạng tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất nôngnghiệp của nước ta diễn ra quanh năm; áp dụng hiệu quả các biện pháp thâm canh,xen canh, tăng vụ; có sự chuyển dịch mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng gồmnhững cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới Tuy nhiên, nước ta có nhiềuthiên tai (lũ lụt, hạn hán, bão, rét đậm, rét hại…) tạo ra tính bấp bênh không ổn địnhcủa sản xuất nông nghiệp Ngoài ra khí hậu còn có sự phân hóa theo mùa, cùng vớiđiều kiện kỹ thuật chưa mạnh nên sản xuất nông nghiệp còn mang tính chất mùa vụ,bấp bênh, năng suất cây trồng, vật nuôi chưa cao Hơn nữa, còn có một vụ khô diễn rasâu sắc (đặc biệt các tỉnh phía Nam), tình trạng thiếu nước nghiêm trọng ảnh hưởngrất lớn tới quy mô, cơ cấu, năng suất cây trồng, vật nuôi
Trang 24d Là ngành sản xuất mang tính chất thời vụ, có tính chu kỳ sản xuất kéo dài.Trong ngành nông nghiệp, mỗi loại sản phẩm chỉ sản xuất được trong mộtmùa nhất định do những yêu cầu tính chất sinh lý của nó Tính thời vụ trong sảnxuất nông nghiệp dẫn tới tính thời vụ trong việc sử dụng các yếu tố sản xuất, nhất làsức lao động và công cụ lao động Do vậy, khi thực hiện chuyên môn hóa phải chú
ý phát triển sản xuất đa dạng, kết hợp hợp lý các ngành sản xuất, xây dựng cơ cấucây trồng và hệ thống luân canh khoa học Có kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt cáckhâu chăm sóc, thu hoạch, bảo quản chế biến, tiêu thụ nông sản Hơn nữa, chu kỳsản xuất trong ngành nông nghiệp là kéo dài, không như ngành khác có chu kỳ sảnxuất ngắn, chu kỳ của ngành nông nghiệp thường không giống nhau có những giốngcây trồng có chu kỳ là 3-4 tháng, hoặc 1 năm hoặc thậm chí là 5 năm hay lâu hơnnữa (cà phê, tiêu, điều, các loại cây ăn quả lâu năm )
e Khả năng sinh lợi ngành nông nghiệp là không cao
Yếu tố này được khẳng định bởi tính chất của hoạt động sản xuất nông nghiệp.Chu kỳ sản xuất kéo dài, giá trị sản phẩm nông nghiệp không cao, sản phẩm chủyếu là hàng thứ cấp, giá cả không ổn định, lại phụ thuộc vào tự nhiên nên không thểlường trước được kết quả sản xuất kinh doanh, nếu được mùa, giá cả nông sản sẽgiảm theo quy luật cung cầu, nếu mất mùa, giá tăng nhưng tính ra nông dân cũngkhông được lợi do sản lượng thấp Nếu muốn tăng giá trị cho nông sản thì kéo dàichuỗi giá trị của nó, tức là gắn liền với công nghiệp chế biến
Bên cạnh đó, nền nông nghiệp Việt Nam cũng có nhưng đặc điểm riêng Nềnnông nghiệp Việt Nam là nền nông nghiệp mang tính chất lạc hậu, tự cung tự cấp dothói quen canh tác lâu đời, năng suất lao động thấp do chủ yếu lao động chân tay.Ruộng đất canh tác thì đang giảm đi nhanh chóng do nhiều nguyên nhân trong đó có
sự phát triển nhanh của quá trình đô thị hóa, cũng một phần do công tác quy hoạchchưa cao Khí hậu Việt Nam lại rất khắc nghiệt do nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa,gây ảnh hưởng và tổn thất không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp Mục đích của cácnhà đầu tư luôn là lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh Nhưng do đặc điểm của ngành
Trang 25nông nghiệp mà việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông ngiệp còn hạn chế,vốn đầu tư thu hút vào nông nghiệp có tỷ lệ nhỏ hơn nhiều so với ngành khác.
1.2.1.2 Vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế- xã hội
Nông nghiệp có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, đặc biệt trong giai đoạnkhủng hoảng kinh tế Sản xuất nông nghiệp đã có sự tăng trưởng khá toàn diện theohướng sản xuất hàng hóa, bước đầu đã hình thành một nền sản xuất hàng hóa, nhiềuvùng chuyên canh đã được xác lập, một số hàng nông sản của Việt Nam đã được thịtrường thế giới biết đến và khẳng định vị thế trên thị trường thế giới Từ khi ra đờiđến nay, nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế nóichung và đảm bảo sự sinh tồn của loài người nói riêng, nông nghiệp có ý nghĩaquyết định đối với toàn bộ thế giới Vai trò to lớn của nông nghiệp được thể hiện ởcác điểm sau:
Thứ nhất: Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhu cầu của xã hội.
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong việcphát triển kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là ở các nước đang phát triển Ở nhữngnước này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông Tuy nhiên ở những nước cónền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP nông nghiệp không lớn,nhưng khối lượng nông sản cuả các nước này khá lớn và không ngừng tăng, đảmbảo cung cấp đủ cho đời sống cho con người những sản phẩm tối cần thiết đó làlương thực, thực phẩm Lương thực thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyếtđịnh sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước
Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhucầu của con người về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng thay đổi cả về sốlượng, chất lượng và chủng loại Điều đó do tác động của hai nhân tố: sự gia tăngdân số và nhu cầu nâng cao mức sống của con người
Thực tiễn lịch sử các nước trên thế giới đã chứng minh, chỉ có thể phát triểnkinh tế một cách nhanh chóng, chừng nào quốc gia đó đã có an ninh lương thực.Nếu không đảm bảo an ninh lương thực thì khó có sự ổn định chính trị và thiếu sự
Trang 26đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự phát triển, từ đó sẽ làm cho các nhà kinhdoanh không yên tâm bỏ vốn vào đầu tư dài hạn.
Thứ hai: Nông nghiệp cung cấp yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và
khu vực đô thị
Nông nghiệp của các nước đang phát triển là khu vực dự trữ và cung cấp laođộng cho phát triển công nghiệp và đô thị Khu vực nông nghiệp còn cung cấpnguồn nguyên liệu to lớn cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến Thôngqua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều lần,nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá, mở rộng thị trường…
Khu vực nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triển kinh tếtrong đó có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, bởi vì đây làkhu vực lớn nhất, xét cả về lao động và sản phẩm quốc dân Nguồn vốn từ nôngnghiệp có thể được tạo ra bằng nhiều cách, như tiết kiệm của nông dân đầu tư vàohoạt động phi nông nghiệp, thuế nông nghiệp, ngoại tệ thu được do xuất khẩu nôngsản trong đó thuế có vị trí rất quan trọng
Thứ ba: Là thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của nông nghiệp,
công nghiệp và dịch vụ
Đối với nước ta hiện nay hơn 70% dân số sống ở nông thôn đang đòi hỏi côngnghiệp, dịch vụ phải cung cấp một khối lượng lớn các loại tư liệu sản xuất cũng nhưhàng tiêu dùng Sản xuất nông nghiệp phát triển, đời sống kinh tế của nông dânđược đảm bảo sẽ góp phần ổn định chính trị - xã hội, an ninh trật tự được giữ vững,từng bước đô thị hóa nông thôn
Thứ tư: Nông nghiệp là ngành cung cấp khối lượng hàng hóa lớn để xuất khẩu
mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước
Nông nghiệp được coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn Các sảnphẩm nông, lâm, thủy sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so với các hànghóa công nghiệp.Vì thế, ở các nước đang phát triển, nguồn xuất khẩu để có ngoại tệchủ yếu dựa vào các sản phẩm nông, lâm, thủy sản Tuy nhiên xuất khẩu nông, lâmthuỷ sản thường bất lợi do giá cả trên thị trường thế giới có xu hướng giảm xuống,
Trang 27trong lúc đó giá cả sản phẩm công nghiệp tăng lên, tỷ giá kéo khoảng cách giữahàng nông nghiệp và hàng công nghệp ngày càng mở rộng làm cho nông nghiệp,nông thôn bị thua thiệt so với công nghiệp và đô thị Gần đây một số nước đa dạnghoá sản xuất và xuất khẩu nhiều loại nông, lâm, thuỷ sản, nhằm đem lại nguồnngoại tệ đáng kể cho đất nước Bộ Nông nghiệp cho biết, kim ngạch xuất khẩunông, lâm, thủy sản năm 2014 đạt 30,54 tỷ USD; tăng 10% so với năm 2013 TheoTổng cục Thống kê tính chung 9 tháng năm nay, về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, hainhóm hàng nông, lâm, thủy sản giảm, trong đó hàng nông, lâm sản đạt 12,8 tỷ USD,chiếm 10,6% tổng kim ngạch xuất khẩu (cùng kỳ 2014 chiếm 12,3%), giảm 5,6% sovới cùng kỳ năm trước (cà phê và gạo giảm nhiều cả về lượng và giá trị); hàng thủysản đạt 4,7 tỷ USD, chiếm 3,9% (cùng kỳ năm trước chiến 5,2%) và giảm 17%.Trong khi đó, thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của nước ta vẫn là Hoa Kỳ vớikim ngạch là đạt 24,9 tỷ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm 2014 Tiếp đó là cácthị trường như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Thứ năm: Nông nghiệp là khu vực cung cấp lao động phục vụ công nghiệp và
các lĩnh vực hoạt động khác của xã hội
Nông nghiệp là nơi tập trung nhiều lao động nhất ở nước ta, tuy nhiên năngsuất lao động trong nông nghiệp lại thấp, điều đó có nghĩa là có khả năng chuyểnlao động ra khỏi nông nghiệp và đưa vào hoạt động có năng suất cao hơn, tức là bổsung lực lượng lao động cho công nghiệp và các ngành khác của nền kinh tế quốcdân Nhưng thực tế cung lao động “không hạn chế” nghĩa là tiền lương khu vựchiện đại sẽ không tăng khi lao động di chuyển từ ngành truyền thống sang ngànhhiện đại Từ đó tạo ra lợi nhuận để tái đầu tư vào công nghiệp
Thứ sáu: Nông nghiệp trực tiếp tham gia vào việc giữ gìn cân bằng sinh thái,
bảo về tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Quá trình phát triển nông nghiệp gắn liền với việc sử dụng thường xuyên đấtđai, nguồn nước, các loại hóa chất với việc trồng và bảo vệ rừng, luân canh câytrồng, phủ xanh đất trồng, đồi trọc Tất cả điều đó đều có ảnh hưởng lớn tới môi
Trang 28trường Chính việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái đó làđiều kiện để sản xuất nông nghiệp có thể phát triển và đạt hiệu quả cao.
Tại các nước đang phát triển như ở nước ta, nông nghiệp là ngành có liên quantrực tiếp đến việc làm, thu nhập và đời sống của đại đa số dân cư Vì vậy, nôngnghiệp có tầm quan trọng hàng đầu đối với môi trường sinh thái
1.2.2 Khái niệm về chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nếu xét trên phương diện cụ thể, trong quản lý và điều hành nền kinh tế của
Nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, có thể khái quát: Chính sách đầu tư
nước ngoài là các quyết định của nhà nước, của các cấp nhằm quản lý và sử dụng
có hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản Chính sách đầu tư nước ngoài phản ánh các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp, công cụ, các nguyên tắc và phương thức hành động của Nhà nước trong hoạt động đầu tư nước ngoài nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định theo định hướng của đất nước
Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm một hệ thống các quy định, chính sách thích hợp mà Nhà nước áp dụng để tạo điều kiện thuận lợi, tăng tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư vào các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế quốc gia trong một thời kỳ nhất định, nhằm đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô đã định trong chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội của quốc gia đó.
Chính sách thu hút vốn FDI tại Việt Nam đã được thực hiện ngay từ khi ViệtNam tiến hành cải cách kinh tế và được thể chế hóa thông qua ban hành Luật Đầu
tư Nước ngoài năm 1987 Cho đến nay, Luật Đầu tư Nước ngoài đã được sửa đổi vàhoàn thiện nhiều lần Những thay đổi quan trọng trong chính sách thu hút FDI quacác kỳ sửa đổi Luật Đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam chủ yếu là về hoàn thiện trình
tự đăng ký; khuyến khích đầu tư, ban hành danh mục dự án kêu gọi đầu tư; đất đai;
về tỷ giá; xuất nhập khẩu; thuế Xu hướng chung của thay đổi chính sách Việt Nam
là ngày càng nới rộng quyền, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nướcngoài và thu hẹp sự khác biệt về chính sách đầu tư giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư
Trang 29trong nước Những thay đổi này thể hiện nỗ lực của Chính phủ trong cải thiện, tạomôi trường đầu tư chung theo xu hướng hội nhập của Việt Nam.
Bên cạnh diễn biến về thu hút vốn FDI và thực tiễn hoạt động của khu vực cóvốn FDI, những thay đổi trong chính sách thu hút FDI của Việt Nam trong gần 30năm qua còn xuất phát từ ba yếu tố khác, đó là: (1) sự thay đổi về nhận thức vàquan điểm của Đảng và Nhà nước đối với khu vực có vốn FDI; (2) chính sách thuhút FDI của các nước trong khu vực và trên thế giới, tạo nên áp lực cạnh tranh đốivới dòng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam và; (3) những cam kết quốc tế của ViệtNam về đầu tư nước ngoài Phân tích dưới đây sẽ đề cập tới từng yếu tố đó, đồngthời nêu lên những thách thức đối với việc tiếp tục hoàn thiện chính sách và luậtpháp về FDI tại Việt Nam trong những năm tới
1.2.3 Vai trò của chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp.
1.2.3.1 Bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp
Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp tạođiều kiện thuận lợi để thu hút một lượng lớn vốn ĐTNN vào nông nghiệp và mức
độ tác động phụ thuộc quan trọng vào chính sách của nước chủ nhà Những nước cóchính sách thu hút đầu tư nước ngoài hợp lý thường thành công trong thu hút đầu tưtrực tiếp nước ngoài và mang lại nguồn vốn lớn Ngoài ra các chính sách thu hútđầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp còn có thể lái được các nhàđầu tư hoạt động trên các lĩnh vực kinh tế, địa bàn kinh tế mà chúng ta lựa chọn Sau gần 30 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, FDI là nguồn bổ sung vốncho quá trình phát triển khi mà nguồn vốn trong nước không đáp ứng nhu cầu, đốivới ngành nông nghiệp lại có vai trò quan trọng hơn do đặc điểm của ngành nôngnghiệp mà nguồn vốn vào ngành này lại càng trở lên ít ỏi Hiện nay, tỷ trọng vốnđầu tư nước ngoài vào trong nông nghiệp là chưa cao, Trong năm 2014, Theo sốliệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, Việt Nam thu hútđược 1843 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới, và 749 dự án đăng ký tăngvốn với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt 21,92 tỷ USD Tuy nhiên,
Trang 30lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chỉ thu hút được 28 dự án mới và 17 dự án tăng vốn,với tổng vốn đăng ký đạt 136,4 triệu USD, chiếm hơn 0,6% tổng vốn đầu tư FDI.Như vậy, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp là rất lớn, trong khi, vốnFDI vào nông nghiệp còn thấp Nhưng không thể phủ nhận vai trò của chính sáchthu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp trong việc bổ sungnguồn vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp
1.2.3.2 Góp phần chuyền đổi cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa, đa dạng hóa và nâng cao giá trị sản phẩm
Mặc dù nguồn vốn đầu tư còn hạn chế song các dự án FDI đã góp phần khôngnhỏ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển sản xuất hàng hóaquy mô lớn, nâng cao giá trị xuất khẩu cho nông sản Việt Nam, trên cơ sở phát huycác lợi thế so sánh và áp dụng các công nghệ mới, công nghệ cao có khả năng canhtranh khi tham gia hội nhập Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính từnăm 1998 đến năm 2012, lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp đã thu hút 562 dự án FDIvới tổng vốn đăng ký là trên 2,942 tỷ USD và tổng vốn thực hiện 2,958 tỷ USD, 89
dự án liên doanh và các hình thức khác với tổng vốn đăng ký là 233,731 triệu USD
và tổng vốn thực hiện là 295,280 triệu USD Bình quân mỗi năm ngành nôngnghiệp thu hút gần 37 dự án đầu tư nước ngoài (trong đó dự án FDI là 31 dự án)tương đương với khoảng 196 triệu USD (FDI là 179 triệu USD) Nhìn chung, các
dự án FDI trong nông nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu các dự án FDI gắnliền với nguồn nguyên liệu của địa phương Tỉ lệ vốn FDI đưa vào thực hiện thựchiện rất cao đạt 99% so với tổng số vốn đăng ký Sau 8 năm gia nhập Tổ chứcthương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã mở rộng được thị trường xuất khẩu hàngnông sản vào các thị trường lớn và cao cấp như: EU, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,Úc… do xóa bỏ thuế quan sâu hơn so với mức thuế trong WTO, nhờ đó giá trị xuấtkhẩu nông sản tăng liên tục với các mặt hàng như: gạo, cao su, cà phê, hạt điều, sảnphẩm gỗ và thủy sản… Các sản phẩm xuất khẩu này đã thể hiện rõ những điểmmạnh, điểm yếu trên thị trường, từ đó đã gợi ra những điểm phải bổ sung, hoànthiện và nâng cấp để giữ vững và mở rộng thị trường Đây là cơ hội để Việt Nam
Trang 31thực hiện chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp theo định hướng xuất khẩu nhiềuhơn trong tương lai.
1.2.3.3 Tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động
Tuy hiệu quả từ các chính sách thu hút FDI vào nông nghiệp chưa cao và các
dự án FDI vào nông nghiệp nước ta là không lớn và số vốn mỗi dự án còn hạn chếnhưng các dự án này đã tạo ra công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho khoảng 75nghìn lao động trực tiếp tham gia cho các nhà máy, các khu chế xuất đồng thờicòn giúp hàng vạn hộ nông dân tham gia lao động tạo nguồn nguyên liệu thườngxuyên cho dự án hoặc theo mùa vụ (trồng mía đường, khoai, mì ) góp phần quantrọng thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo Tính trung bình, ĐTNN vào nôngnghiệp nói chung tạo ra tỷ lệ việc làm gián tiếp so với việc làm trực tiếp rất cao34,5/1 Đặc biệt, ở một số địa phương, dự án ĐTNN tạo việc làm cho khoảng1/4dân cư trên địa bàn Tỷ lệ việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọngcao tới hơn 45% trong năm 2014 và quý đầu năm 2015 trên tổng số việc làm Tỷ lệtham gia lực lượng lao động không thay đổi nhiều, đạt 77,4% so với 77,5% của quý1/2014, nhưng số lao động qua đào tạo nghề trong nông nghiệp chỉ chiếm 13%trong số đó Trong khi đó, hầu hết các dự án ĐTNN được triển khai tạo các vùngnông thôn hoặc vùng cận đô thị, nhưng nguồn nhân lực tại chỗ đạt chất lượng, đủtrình độ đáp ứng yêu cầu nhà đầu tư lại quá thiếu, dù rằng số lượng lao động đangquá dư dôi
1.2.3.4 Tạo điều kiện cho nông sản nước ta thâm nhập thị trường thế giới
Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có lợi thế về hệ thống phân phối của họtrên thị trường thế giới Khi có sự tham gia của họ vào nông nghiệp, thì tăng cơthêm cơ hội cho nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới Đồng thời, với các dự
án của các nhà đầu tư nước ngoài, thì giá trị của nông sản cũng được nâng cao, tăngthêm giá trị xuất khẩu do được đầu tư công nghệ và nguồn lực có chất lượng
1.2.3.5 Một số vai trò khác
Trang 32Góp phần cải thiện công nghệ, kỹ thuật nông nghiệp thông qua chuyển giaocông nghệ; cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn; góp phần nâng cao việc sử dụng hiệuquả các nguồn tài nguyên ngành nông nghiệp.
Việc tăng cường thu hút vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp sẽ tạo điều kiệncho ngành sử dụng hiệu quả tài nguyên đất - rừng - sông, hồ, biển do có điều kiệnđầu tư cho sản xuất, giảm thiểu tình trạng lãng phí tài nguyên đang diễn ra ở nhiềunơi do không có điều kiện đầu tư hoặc sử dụng không đúng cách Hơn thế nữa, việctăng cường đầu tư cũng góp phấn khai thác thế mạnh của vùng, tạo nên sản phẩmmang tính đặc sản, vừa nâng cao giá trị sản phẩm, vừa sử dụng tối đa nguốn tàinguyên nông nghiệp
Như vậy, ta có thể thấy rằng, là một ngành kinh tế chính của đất nước, nôngnghiệp Việt Nam có vai trò quan trọng đối với cả kinh tế và xã hội.Tuy nhiên, donhững đặc điểm gắn liền với cách thức sản xuất của ngành nông nghiệp vẫn chưa cóđược sự đầu tư thích đáng cho nhu cầu phát triển Chính vì vậy, phải thu hút thêmcác nguồn đầu tư từ trong nước và nước ngoài để tạo điều kiện cho ngành phát triểnnhanh hơn và bền vững hơn Yêu cầu thu hút vốn đầu tư trực tiếp ước ngoài, thu hútkhoa học kỹ thuật hiện đại vào phát triển ngành là phải có chính sách, biện pháp,phương hướng tăng cường thu hút vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp
1.3 Các nhóm chính sách cơ bản để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp
1.3.1 Lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư
Chính phủ ban hành Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010
quy định một số ưu đãi và hỗ trợ đầu tư của Nhà nước dành cho Doanh nghiệp đầu
tư vào nông nghiệp, nông thôn Đồng thời theo Nghị định này, Chính phủ cũng banhành danh mục 28 lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư như sau:
Trồng, chăm sóc rừng, cây dược liệu; nuôi trồng nông, lâm, thuỷ sản trên đấthoang hoá, vùng nước chưa đuợc khai thác, trên biển, trên hải đảo; đánh bắt hải sản
ở vùng biển xa bờ; sản xuất, phát triển giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây
Trang 33lâm nghiệp, giống thuỷ, hải sản; sản xuất, khai thác, tinh chế muối; xây dựng hệthống cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, thoát nước; sản xuất thuốc, nguyên liệuthuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu bệnh, thuốc phòng, chữa bệnh cho động vật,thuỷ sản, thuốc thú y; xây dựng chợ loại 1, khu triển lãm giới thiệu sản phẩm tạivùng nông thôn; ứng dụng công nghệ sinh học; sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc,gia cầm, thuỷ sản; xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở giết mổ, bảo quản chế biếngia cầm, gia súc tập trung, công nghiệp; chế biến nông, lâm, thuỷ sản; bảo quảnnông, lâm sản, thuỷ sản sau thu hoạch; thủy điện vừa và nhỏ (quy mô đến nhóm B);
dự án năng lượng mới: điện mặt trời, điện gió, khí sinh vật, địa nhiệt, thủy triều;năng lượng tái tạo không phân biệt quy mô; xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường;thu gom, xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn; tái chế, tái sử dụng chất thải; xâydựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp - nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh, phục
vụ đời sống cộng đồng nông thôn; xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp; sản xuất máyphục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, máy chếbiến thực phẩm, thiết bị tưới tiêu; xây dựng: khu du lịch sinh thái, khu du lịch quốcgia; khu công viên văn hóa có các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí; phát triển vàươm tạo công nghệ cao; xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu tập trung phục vụcông nghiệp chế biến; chăn nuôi, sản xuất gia cầm, gia súc tập trung; xây dựng kếtcấu hạ tầng thương mại: siêu thị, trung tâm thương mại, kho, trung tâm logistics;dịch vụ kỹ thuật trồng cây công nghiệp, cây lâm nghiệp; dịch vụ bảo vệ cây trồng,vật nuôi; dịch vụ tư vấn khoa học, kỹ thuật về gieo trồng, chăn nuôi, nuôi trồng thủysản, thú y, bảo vệ thực vật; dịch vụ vệ sinh phòng, chống dịch bệnh ở vùng nôngthôn; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm văn hóa, dân tộc truyền thống; sảnxuất giấy, bìa, ván nhân tạo trực tiếp từ nguồn nguyên liệu nông, lâm sản trongnước; sản xuất bột giấy; dệt vải, hoàn thiện các sản phẩm dệt; sản xuất tơ, sợi cácloại; thuộc da, sơ chế da; sản xuất thiết bị máy móc cho ngành dệt, ngành may vàngành da
1.3.2 Chính sách khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.3.2.1 Nhóm chính sách về ưu đãi về tài chính
Trang 34Trong những năm đầu đổi mới để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào ViệtNam tham gia thực hiện đầu tư sản xuất, kinh doanh, pháp luật về đầu tư, về thuế, vềtài chính khác có quy định chính sách ưu đãi riêng biệt đối với từng khu vực có vốnĐTNN và khu vực có vốn đầu tư trong nước Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tếthế giới phát sinh ngày càng nhiều khó khăn và thách thức Đảng và Nhà nước ta đã
có ban hành kịp thời các cơ chế tài chính phù hợp, đồng bộ để đảm bảo hiệu lực thựcthi và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội
Với mục tiêu đẩy mạnh thu hút FDI, các nhà ĐTNN được hưởng mức giá dịch
vụ đầu vào bình đẳng như các nhà đầu tư trong nước từ năm 2004 đến nay Luật thuếTNDN số 09/2003/QH11 ngày 17/6/2003 được Quốc hội ban hành, đặc biệt làĐTNN và đầu tư trong nước Luật TNDN số 09/2003/QH11 ngày 17/6/2003 này đãquy định áp dụng mức thuế suất TNDN và mức ưu đãi miễn thuế, giảm thuế thốngnhất cho tất cả các loại hình doanh nghiệp Năm 2005, Luật thuế xuất khẩu, thuếnhập khẩu số 45/2005/QH11 ra đời tạo lập khuôn khổ pháp lý trong việc thực hiệnđường lối chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại,góp phần tạo nên một môi trường đầu tư chung và thuận lợi cho cả các doanhnghiệp trong và ngoài nước
Cùng với các chính sách thuế quan trọng như thuế TNDN, thuế xuất khẩu, thuếnhập khẩu nêu trên, tại các văn bản thuế, tài chính khác cũng đảm bảo nguyên tắc đối
xử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đảm bảo không có sự phân biệt đối xử giữa
DN nước ngoài và DN trong nước Điều này đã và đang liên tục củng cố niềm tin cho
DN trong và ngoài nước đang hoạt động tại Việt Nam, các nhà đầu tư tiềm năng, làdấu hiệu tích cực đối với việc cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng, nhằm đạtđược mục tiêu thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước tập trung cho đầu tư pháttriển xã hội
1.3.2.2 Nhóm chính sách về đất đai
Luật đất đai 2003 đã mở rộng nhiều quyền cho các nhà đầu tư nước ngoài, cụthể như: được lựa chọn hình thức thuê đất, đặc biệt là thuê đất trả tiền thuê một lầncho cả thời gian thuê (lợi thế hơn các DN trong nước); được thuê đất từ nhiều chủ
Trang 35thể khác nhau; các dự án có 100% vốn nước ngoài đều được áp dụng cơ chế Nhànước thu hồi đất…
Ngoài ra, các chính sách đất đai đối với FDI còn được hướng dẫn, quy định cụthể trong một số văn bản dưới Luật khác như: Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai; Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phương pháp định giá đất vàkhung giá các loại đất Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất…
Để thực hiện chính sách thu hút FDI, Luật đất đai cũng có những điều chỉnh,
bổ sung cụ thể như: Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 củaChính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày
16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phương pháp định giá đất và khung giá cácloại đất; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất,giá đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư; Nghị định số 88/2009/NĐ-CP
về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất; Nghị định số 121/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước…
Chính sách đất đai nói chung mà chủ yếu là Luật Đất đai năm 2003 quy định
áp dụng cơ chế giá đất phù hợp với giá đất trên thị trường trong điều kiện bìnhthường, xóa bỏ cơ chế xin – cho về đất, tạo điều kiện cho thị trường chuyển quyền
sử dụng đất hoạt động, thu hút vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư cho kinh tế- xã hội,hình thành hệ thống quản lý công khai, minh bạch trên cơ sở hệ thống đăng ký đấtđai thống nhất và các trình tự thủ tục hành chính rất rõ ràng
1.4 Những yếu tố tác động đến chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp
1.4.1 Yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên
Do đặc điểm của nông nghiệp là phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, cácyếu tố tự nhiên như đất đai, khí hậu nguồn nước là một trong những nhân tố quan
Trang 36trọng ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp Đối với các nhà đầu tư, mục tiêu hàngđầu là lợi nhuận, do vậy, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp làmột trong những nhân tố hàng đầu ảnh hưởng tới quyết định của nhà đầu tư vào lĩnhvực nông nghiệp.
Địa bàn kinh doanh nông nghiệp thường rộng lớn, cơ sở hạ tầng kém pháttriển, tác động bất thường của điều kiện thời tiết, khí hậu khó lường Sản phẩmnông sản mang tính thời vụ cao, dễ hư hỏng, dễ bị ảnh hưởng xấu của dịch bệnh và
sự suy thoái về chất lượng Các doanh nghiệp FDI đầu tư vào nông nghiệp thườngtốn kém nhiều vào vốn đào tạo chuyên môn cho lao động và đầu tư xây dựng cáccông trình kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật của sản xuất nông nghiệp như thủy lợinội đồng, đường liên thôn bản, hệ thống dẫn nước trong sản xuất nông nghiệp vàcác công trình phúc lợi cho công nhân tại các cơ sở chế biến nông sản, làm giảmhiệu quả sản xuất kinh doanh Trong khi các doanh nghiệp FDI đầu tư vào côngnghiệp, thương mại không phải chịu những khoản này Tình trạng ô nhiễm môitrường trong sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản đang đòi hỏi các nhà đầu
tư phải tăng thêm vốn đầu tư vào xử lý chất thải và chống ô nhiễm, làm tăng chi phísản xuất Các dự án trồng rừng và cây công nghiệp gặp nhiều khó khăn về quỹ đấtkhông đủ về quy mô và mức độ tập trung để sản xuất theo yêu cầu hàng hóa lớn.Tình trạng tranh chấp về đất đai trong sản xuất nguyên liệu giữa các loại cây trồngdiễn ra càng phổ biến đang làm nản lòng các nhà đầu tư FDI không bảo vệ đượcvùng nguyên liệu Những địa phương có nhiều diện tích đất trồng rừng như các tỉnhTây Bắc thì địa hình chia cắt, giao thông khó khăn, khó tìm mặt bằng để đầu tư nhàmáy chế biến và các hạng mục hạ tầng khác nên không hấp dẫn nhà đầu tư… Các
dự án FDI vào nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với những thách thức về môitrường nước không bảo đảm bền vững cho hoạt động kinh doanh
1.4.2 Yếu tố thuộc con người
Con người vừa là nhân tố thu hút vừa là nhân tố để sử dụng FDI có hiệu quả.Bởi trình độ lao động phù hợp với yêu cầu, năng lực quản lý cao thì sẽ tạo ra năngxuất cao Bên cạnh đó, các nhà ĐTNN sẽ giảm một phần chi phí đào tạo và thời
Trang 37gian đào tạo nên tiến độ và hiệu quả của các dự án sẽ đạt đúng theo mục tiêu đề ra.Trình độ thấp sẽ làm cho nước chủ nhà bị thua thiệt, đặc biệt là ở các khâu của quátrình quản lý hoạt động FDI Sai lầm của các cán bộ quản lý nhà nước có thể làmthiệt hại về thời gian, tài chính cho nhà ĐTNN và cho nước chủ nhà
Ở các nước đang phát triển, chi phí nhân công rẻ do số lượng dồi dào, thường
là lợi thế thu hút FDI nói chung và FDI vào lĩnh vực nông nghiệp nói riêng, là yếu
tố tiền đề nhưng trình độ công nhân lại là nhược điểm của các nước này Do đó ởcác nước đang phát triển, việc thu hút FDI hầu hết tập trung vào những ngành sửdụng nhiều nhân công, không đòi hỏi kỹ thuật cao do chưa đáp ứng được nhu cầu
về cả số lượng lẫn chất lượng nguồn lao động có tay nghề lẫn lao động quản lý.Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều lao động Do vậy, yếu tố lao động cũng
là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới thu hút FDI vào lĩnh vực nôngnghiệp Dân cư và nguồn lao động ảnh hưởng không chỉ bởi đây là nguồn lao độngtrực tiếp, mà còn là thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp.Năm 2015, nềnkinh tế tiếp tục phục hồi Nhu cầu lao động tăng mạnh nhất ở khu vực có vốn đầu tưnước ngoài trong quý 2/2015 và 6 tháng cuối năm 2015 (tương ứng 26,5% và35,5% doanh nghiệp sẽ gia tăng quy mô lao động; 62% và 58,5% doanh nghiệp sẽgiữ ổn định lao động)
1.4.3 Những yếu tố thuộc môi trường, chính trị, pháp luật, kinh tế
1.4.3.1 Môi trường chính trị
Sự ổn định của chính trị có ý nghĩa quyết định đến việc huy động và sử dụng
có hiệu quả vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài Tình hính chính trịkhông ổn định, đặc biệt là thế chế chính trị (đi liền với nó là sự thay đổi luật pháp)thì mục tiêu và phương thức thực hiện mục tiêu cũng thay đổi Hậu quả là lợi íchcủa các nhà ĐTNN bị giảm (do họ phải gánh chịu một phần hay toàn bộ các thiệthại đó) nên lòng tin của các nhà đầu tư bị giảm sút Mặt khác, khi tình hình chính trịkhông ổn định, Nhà nước không đủ khả năng kiểm soát hoạt động của các nhàĐTNN, hậu quả là các nhà đầu tư hoạt động theo mục đích riêng, không theo định
Trang 38hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước nhận đầu tư Do đó hiệu quả
sử dụng vốn FDI rất thấp
Kinh nghiệm cho thấy, khi tình trạng chính trị bất ổn thì các nhà đầu tư sẽngừng đầu tư hoặc không đầu tư nữa Chẳng hạn, sự lộn xộn ở Nga trong thời gianqua đã làm nản lòng các nhà đầu tư mặc dù Nga là một trong những thị trường rộnglớn, có tiềm năng…
Sự ổn định về môi trường chính trị như là một điều kiện tất yếu để phát triểnkinh tế, từ đó thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước lại để phát triển kinh tế Do
đó, nền kinh tế mà càng ổn định thì sự an toàn và sinh lợi của đồng vốn đi đầu tưcàng được đảm bảo
Việt Nam có môi trường chính trị ổn định, đa dạng các ưu đãi dành cho cácnhà ĐTNN và đặc biệt sức mua tăng trưởng cao Đây cũng là nhân tố quan trọngkhiến nhiều doanh nghiệp nước ngoài quyết định đầu tư và có ý định làm ăn lâu dàitại Việt Nam Môi trường kinh doanh Việt Nam được dự báo là sẽ có nhiều sự độtphá trong năm 2015 khi vấn đề cải cách thể chế, tạo điều kiện tốt nhất cho phát triểnkinh tế tư nhân được xem là mục tiêu hàng đầu hiện nay Đây là cơ sở tốt chonhững bước tiến nhanh hơn của Việt Nam trong năm 2015 với nhiều Hiệp địnhthương mại tự do sẽ được ký kết Nhưng điều này cũng đặt Việt Nam trước nhữngthách thức mới về yêu cầu hoàn thiện nhanh hơn nữa môi trường kinh doanh, thuhút đầu tư, tạo đà cho nhưng bước phát triển sắp tới
1.4.3.2 Hệ thống pháp luật.
Đây cũng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thu hút FDInói chung, thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp nói riêng Nhân tố này bao gồm:
Thứ nhất: Đặc điểm môi trường pháp lý, thủ tục cấp phép, triển khai, quản lý
dự án đầu tư Thủ tục đơn giản, nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí chonhà đầu tư, tạo điều kiện tăng thu hút FDI; ngược lại thủ tục rườm rà, phức tạp làmgiảm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư
Thứ hai: Chính sách liên quan đến đầu tư, bao gồm các quy định về hình thức
đầu tư, lĩnh vực đầu tư, địa bàn đầu tư…; các chính sách ưu đãi đầu tư như ưu đãi
Trang 39về thuế, tín dụng…; các biện pháp về đảm bảo đầu tư; các chính sách về hạn chếđầu tư.
Do vậy, hệ thống pháp luật phải thể hiện được nội dung cơ bản của nguyêntắc: Tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi và theo thông lệ quốctế.Đồng thời phải thiết lập và hoàn thiện định chế pháp lý tạo niềm tin cho các nhàđầu tư nước ngoài
Bên cạnh hệ thống văn bản pháp luật thì nhân tố quyết định pháp luật có hiệulực là bộ máy quản lý nhà nước Nhà nước phải mạnh với bộ máy phải nhẹ, cán bộquản lý có năng lực, năng động, có phẩm chất đạo đức Việc quản lý các dự án FDIphải chặt chẽ theo hướng thuận lợi cho các nhà đầu tư song không ảnh hưởng đến
sự phát triển của nền kinh tế xã hội
1.4.3.3 Môi trường kinh tế vĩ mô
Đây cũng là điều kiện quan trọng của mọi ý định và hành vi đầu tư Điều nàyđặc biệt quan trọng đối với việc huy động và sử dụng vốn nước ngoài Để thu hútđược FDI, nền kinh tế nước nhận đầu tư phải là nơi an toàn cho sự vận động củavốn đầu tư, và là nơi có khả năng sinh lợi cao hơn các nơi khác Sự an toàn đòi hỏimôi trường vĩ mô ổn định thì mới có điều kiện sự dụng FDI tốt Mức ổn định kinh
tế vĩ mô được đánh giá qua tiêu chí: Chống lạm phát và ổn định tiền tệ Tiêu chí nàyđược thực hiện thông qua các công cụ của chính sách tài chính tiền tệ như lãi suất,
tỷ giá hối đoái, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các công cụ thị trường mở đồng thời phải kiểmsoát mức thâm hụt ngân sách hoặc giữ cho ngân sách cân bằng
1.4.3.4 Các cam kết quốc tế về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp
Cùng với việc xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống luật pháp, chínhsách về đầu tư nước ngoài, trong những năm gần đây Việt Nam đã ký kết, tham giamột số điều ước quốc tế song phương và đa phương về đầu tư nước ngoài Đây cóthể được coi là một trong những bước đi không thể tách rời trong lộ trình hội nhập
Trang 40kinh tế quốc tế và trong tổng thể chính sách khuyến khích và bảo hộ đầu tư nướcngoài tại Việt Nam.
Đến nay, Việt Nam đã ký kết và tham gia nhiều cam kết quốc tế về đầu tưhoặc liên quan dến đầu tư, bao gồm: các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư
ký kết với 55 nước ở tất cả châu lục: Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi và châuĐại Dương, đặc biệt trong Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ (BTA) cũng
có một Chương về Phát triển quan hệ đầu tư với quy mô lớn và chi tiết; các Hiệpđịnh/ Chương Đầu tư trong khuôn khổ FTA và các cam kết khác liên kết khác liênquan đến đầu tư như Hiệp định về Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại(TRIMs) của WTO, các hiệp định về dịch vụ trong WTO và các FTA, hiệp địnhthành lập tổ chức bảo đảm đầu tư đa phương (MIGA), Công ước New York 1958 vềcông nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài…
Hiệp định khuyến khích, bảo hộ và tự do hóa đầu tư Việt Nam- Nhật Bản vàChương Phát triển quan hệ Đầu tư trong Hiệp định Thương mại song phương ViệtNam – Hoa Kỳ Bên cạnh cam kết về bảo hộ đầu tư, Việt Nam còn cam kết vềquyền thành lập đối với nhà đầu tư nước ngoài Hai hiệp định này đều sử dụngphương pháp chọn nỏ, tức là đưa ra cam kết chung và các Bên ký kết có quyền duytrì hoặc ban hành các biện pháp đó trong một hoặc một số phụ lục
Những phân tích ở trên đây cho thấy, trong quá trình tiếp tục thúc đẩy hộinhập kinh tế quốc tế tới đây, Việt Nam sẽ phải hoàn thiện hơn nữa hệ thống phápluật đầu tư hiện hành cho phù hợp với các điều ước quốc tế và hiệp định về đầu tư
mà Việt Nam đã ký kết