Trước tình hình, diễn biến tội phạm xảy ra khá phức tạp như hiện nay thì việc nghiên cứu về tội phạm nói chung và tội phạm giết người nói riêng đang là vấn đề hết sức cấp bách nhằm tìm ra những nguyên nhân, điều kiện thực hiện hành vi phạm tội, đưa ra những giải pháp có cơ sở lý luận và thực tiễn, góp phần nâng cao tính hiêu quả, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm giết người nói riêng trong địa bàn tỉnh Hà Giang. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tiễn công tác kiểm sát giải quyết tội phạm trên địa bàn Hà Giang nên em đã quyết định chọn đề tài: “Thực thi vai trò của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang trong việc giải quyết các vụ án Hình sự về tội giết người trong năm 2015” để đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này.
Trang 1Mục lục:
Mở đầu 3
Chương 1: Thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong giải quyết vụ án hình sự về tội giết người 6
1.1Cấu thành tội phạm của tội giết người 6
1.1.1Cấu thành TP cơ bản của tội giết người 6
1.1.2Cấu thành TP tăng nặng của tội giết người 17
1.2 Thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án giết người 22
1.2.1 Thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong giai đoạn khởi tố vụ án giết người 22
1.2.2 Thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong giai đoạn điều tra vụ án giết người 24
1.3 Thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong giai đoạn truy tố vụ án giết người 24
1.4 Thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong giai đoạn xét xử vụ án giết người 25
1.5 Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong giai đoạn thi hành án đối với tội giết người 26
Chương 2: Thực tiễn hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang đối với loại tội phạm giết người 26
2.1Khái quát về Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang 26
2.1.1Về ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang 27
2.1.2Tư cách pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang 27
2.2 Khái quát tình hình chung về tội phạm giết người tại địa bàn Hà Giang 29
2.3 Thực tiễn hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang về tội phạm giết người 30
2.3.1 Thực tiễn hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang trong giai đoạn khởi tố, điều tra 30
2.3.2 Thực tiễn hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang trong giai đoạn truy tố 36
2.3.3 Thực tiễn hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang trong giai đoạn xét xử 40
2.3.4 Thực tiễn hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang trong giai đoạn thi hành án đối với tội giết người 41
Trang 22.4 Giải quyết một số vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang
về tội giết người năm 2015 43
Chương 3: Một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát điều tra các vụ án giết người và hạn chế vụ án giết người ở tỉnh Hà Giang 45
3.1 Nguyên nhân gia tăng tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Hà Giang 45
3.2 Những tồn tại, hạn chế trong công tác kiểm sát điều tra các vụ án giết người của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang 46
3.3 Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát điều tra các vụ án giết người tại Viện kiểm sát nhân dân Hà Giang 51
3.3.1 Nhìn nhận đúng các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội giết người theo quy định của pháp luật tại điều 123, Bộ luật Hình sự năm 2015 51
3.3.1.1 Mặt khách quan của tội phạm 51
3.3.1.2 Mặt chủ quan của tội phạm 53
3.3.1.3 Về mặt chủ thể 53
3.3.1.4 Về mặt khách quan 54
3.3.2 Nâng cao chất lượng các biện pháp nghiệp vụ khi kiểm sát điều tra các vụ án giết người 54
3.3.2.1 Công tác kiểm sát trong giai đoạn khởi tố 54
3.3.2.2 Kiểm soát hoạt động lập hồ sơ thu thập chứng cứ 56
3.3.2.3 Kiểm sát viên điều tra trong giai đoạn sau khi kết thúc điều tra 58
3.3.2.4 Giải pháp nâng cao phòng chống tội phạm 59
3.4 Một số giải pháp nhằm hạn chế vụ án giết người ở tỉnh Hà Giang 60
3.4.1 Những giải pháp về kinh tế - xã hội tại địa bàn Hà Giang 60
3.4.2 Những giải pháp về văn hóa, giáo dục và tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật 60
3.4.3 Những giải pháp về hoạt động quản lý trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Giang 62
Kết luận 64
* Tài liệu tham khảo 65
Trang 3Tên đề tài: Thực thi vai trò của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang trong việc giải quyết các vụ án Hình sự về
tội giết người trong năm 2015.
Mở đầu
1 Sự cần thiết phải nghiên cứu chuyên đề
Tính mạng con người là giá trị cao nhất của con người.Quyền được sống được tôn trọng và bảo vệ là quyền cơ bảnhàng đầu của con người, của công dân Hiến pháp 2014 quyđịnh công dân có quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sứckhỏe, danh dự, nhân phẩm
Hiện nay trên địa bàn Hà Giang nói riêng tội phạm xâmphạm tính mạng, sức khỏe của con người ngày càng gia tăng, vàtính chất nguy hiểm ngày càng cao, với thủ đoạn ngày càng tinh
vi, xảo quyệt, tội phạm có sự chuẩn bị trước, nhiều tổ chức phạmtội giết người diễn ra đã gây ra nhiều hậu quả đặc biệt nghiêmtrọng Hà giang là một tỉnh miền núi thuộc phía bắc Việt nam.Trong những năm gần đây tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội củahuyện có nhiều chuyển biến rõ rệt, nền kinh tế đang trên đàphát triển, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cảithiện Nhưng bên cạnh đó có một bộ phận người dân có lối sốngđạo đức không tiến bộ, một số có trình độ văn hóa thấp, cónhững hành vi đạo đức không đúng với chuẩn mực pháp luật,cũng như xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác, đã có nhữnghành vi phạm tội dã man Hầu hết các vụ trộm giết người tại địabàn Hà Giang đều được các cơ quan chức năng phát hiện và đưa
ra xét xử trước pháp luật
Loại tội phạm này diễn ra với tính chất côn đồ, hung hãn,trắng trợn, xem thường tính mạng của con người, gây đauthương cho gia đình nạn nhân, gây mất trật tự trị an ở địaphương, gây tâm lý hoang mang cho người dân, lo lắng trongquần chúng nhân dân Nhiều vụ án, kẻ phạm tội đã sử dụngcông cụ, phương tiện gây án nguy hiểm như súng, dao nhọn,giáo, búa… gây ra nhiều cái chết thương tâm
Trước tình hình, diễn biến tội phạm xảy ra khá phức tạpnhư hiện nay thì việc nghiên cứu về tội phạm nói chung và tội
Trang 4phạm giết người nói riêng đang là vấn đề hết sức cấp báchnhằm tìm ra những nguyên nhân, điều kiện thực hiện hành viphạm tội, đưa ra những giải pháp có cơ sở lý luận và thực tiễn,góp phần nâng cao tính hiêu quả, công tác đấu tranh phòngchống tội phạm nói chung và tội phạm giết người nói riêng trongđịa bàn tỉnh Hà Giang Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của thựctiễn công tác kiểm sát giải quyết tội phạm trên địa bàn Hà Giang
nên em đã quyết định chọn đề tài: “Thực thi vai trò của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang trong việc giải quyết các vụ án Hình sự về tội giết người trong năm 2015” để đi
sâu vào nghiên cứu vấn đề này
2 Nội dung và phạm vi nghiên cứu:
Trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm,danh dự của con người thì tội xâm phạm tính mạng là hành vinguy hiểm nhất trong xã hội vì hành vi này tước đi quyền sốngcủa người khác Tuy nhiên, trong nội dung nghiên cứu của đề tàinày sẽ tập trung đi sâu vào việc thực thi vai trò của Viện kiểmsát nhân dân tỉnh Hà Giang trong xử lý các vụ án hình sự về tộigiết người, cũng như nhận thức chung về vai trò của Viện kiểmsát trong giải quyết vụ án hình sự về tội giết người Tìm hiểuthực tiễn hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang
Để từ đó có một số giải pháp mang tính cá nhân nhằm góp phầnnâng cao chất lượng công tác kiểm sát điều tra các vụ án giếtngười ở Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang trong việc đấutranh và phòng chống loại tội phạm nguy hiểm này
3 Mục đích nghiên cứu
Đi sâu vào nghiên cứu vị trí, chức năng, cũng như vai tròcủa Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang trong xử lý các vụ ánhình sự về tội giết người, cũng như công tác kiểm soát điều tracác vụ án giết người của cơ quan này Bên cạnh đó làm rõ tìnhhình tội phạm giết người tại địa bàn tỉnh Hà Giang, để từ đó cónhững nhận định đúng về vấn nạn, cũng như đưa ra một số kiếnnghị nhằm giúp đỡ việc hoàn thiện công tác kiểm soát điều tracác vụ án giết người, và một số giải pháp nhằm hạn chế các vụ
án giết người tại địa bàn này Để từ đó nâng cao hơn chất lượng,
Trang 5hiệu quả công tác kiểm sát điều tra các vụ án giết người, tránhlàm oan sai người vô tội và bỏ lột tội phạm, đồng thời đảm bảocác vụ án giết người phải được điều tra, truy tố, xét xử kịp thời,đúng pháp luật
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được xây dựng trên cơ sở vận dụng những kiến thức
đã được tiếp thu và sưu tầm, tổng hợp tài liệu có liên quan đếncông tác kiểm soát điều tra các vụ án tội giết người, kết hợp vớiviệc xem xét các công tác kiểm soát điều tra các vụ án vụ ántrên thực tế được cơ quan Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giangthụ lý và giải quyết để chứng minh và làm rõ vấn đề nghiên cứu.Mặt khác, cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp thu thập tài liệu
- Phương pháp tổng hợp, đánh giá
5 Bố cục chuyên đề: được chia làm 3 chương, bao gồm:
Chương 1: Thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong giải quyết vụ án hình sự về tội giết người.
Chương 2: Thực tiễn hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang đối với loại tội phạm giết người.
Chương 3: Một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát điều tra các vụ án giết người và hạn chế vụ án giết người ở tỉnh Hà Giang
Trong quá trình thực tập tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
Hà Giang của em không tránh khỏi những thiếu sót Em kính
mong được sự góp ý của thầy ThS Đinh Hoài Nam để bài
chuyên đề thực tập của mình tại đơn vị Viện kiểm sát nhân dântỉnh Hà Giang được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cám ơn!
Trang 6Nội dung
Chương 1: Thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong giải quyết vụ án hình sự về tội giết người.
1.1 Cấu thành tội phạm của tội giết người
1.1.1 Cấu thành TP cơ bản của tội giết người
Về khách thể
Khách thể của tội giết người là quyền được tôn trọng và bảo vệtính mạng của con người (đang sống) Ghi chú: Thai nhi khôngđược xem là một con người đang sống cho đến khi được sinh ra
và còn sống Cho nên việc "giết" một bào thai không được xem
là hành vi giết người mà chỉ được xem là hành vi cố ý gâythương tích hoặc là tình tiết tăng nặng trong trường hợp giếtngười là phụ nữ mà biết là ngươi đó đang mang thai
Về mặt khách quan
Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau đây:
Có hành vi làm chết người khác: Được thể hiện qua hành vi dùngmọi thủ đoạn nhằm làm cho người khác chấm dứt cuộc sống.Tuy nhiên cần phân biệt:
- Nếu làm chết chính bản thân mình thì bị coi là tự tử hoặc tự sátchứ không cấu thành tội này
- Nếu vì vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà làm chếtngười khác thì cấu thành tội giết người do vượt quá giới hạnphòng vệ chính đáng
- Hành vi làm chết người được thực hiện thông qua các hìnhthức sau:
+ Hành động: Thể hiện qua việc người phạm tội đã chủ độngthực hiện các hành vi mà pháp luật không cho phép như: dùngdao đâm, dùng súng bắn, dùng cây đánh … nhằm giết ngườikhác
+ Không hành động: Thể hiện qua việc người phạm tội đã khôngthực hiện nghĩa vụ phải làm ( phải hành động) để đảm bảo sự antoàn tính mạng của người khác … nhằm giết người khác Thôngthường tội phạm được thực hiện trong trường hợp (bằng cách) lợidụng nghề nghiệp
Trang 7- Có hoặc không sử dụng vũ khí, hung khí khác, cụ thể là:
+ Không sử dụng vũ khí hoặc hung khí: Trường hợp này ngườiphạm tội chủ yếu sử dụng sức mạnh cơ thể của mình tác độnglên cơ thể của nạn nhân hoặc đẩy nạn nhân vào điều kiện khôngthể sống được như đấm, đá, bóp cổ… hoặc dùng các thủ đoạnkhác như đẩy xuống sông …
+ Có sử dụng vũ khí, hung khí hoặc các tác nhân gây chết ngườikhác Trường hợp này người phạm tội có sử dụng các công cụphạm tội như: Súng, lựu đạn, bom, mìn, dao, búa, gậy gộc, …hoặc các tác nhân gây chết khác như thuốc độc, điện …
- Hành vi giết người được thể hiện dưới hình thức dùng vũ lựchoặc không dùng vũ lực, cụ thể là:
+ Dùng vũ lực: Được hiểu là trường hợp người phạm tội đã sửdụng sức mạnh vật chất (có hoặc không có công cụ, phương tiệnphạm tội ) tác động lên thân thể nạn nhân
Việc dùng vũ lực có thể được thể hiện bằng các hình thức sau:Thực hiện trực tiếp như dùng tay, chân để đánh đá, bóp cổ, …Thực hiện gián tiếp thông qua phương tiện vật chất (có công cụ,phương tiện phạm tội) như: Dùng dao để đâm, chém, dùng súngbắn, …
+ Không dùng vũ lực: Nghĩa là dùng các thủ đoạn khác màkhông sử dụng sức mạnh vật chất để tác động lên cơ thể nạnnhân như: Dùng thuốc độc để đầu độc nạn nhân, gài bẫy điện đểnạn nhân vướng vào…
Về hậu quả: Các hành vi nêu trên thông thường gây hậu quảtrực tiếp là làm người khác chết (tức là chấm dứt sự sống củangười khác) Tuy nhiên chỉ cần hành vi mà người phạm tội đãthực hiện có mục đích làm chấm dứt sự sống của người khác(hay làm cho người khác chết) thì được coi là cấu thành tội giếtngười cho dù hậu quả chết người có xảy ra hay không
Tuy nhiên một số trường hợp việc dùng vũ lực không gây ra hậuquả trực tiếp làm nạn nhân chết mà chỉ có tác dụng đẩy nạnnhân vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và tử vong (như
xổ nạn nhân xuống sông và bỏ mặc cho đến chết hoặc đạp nạnnhân ra ngoài đường đang có nhiều xe ôtô chạy dẫn đến bị xe
Trang 8cán chết …) theo chúng tôi vẫn phải bị truy cứu trách nhiệmhình sự về tội giết người nếu chứng minh được người thực hiệnhành vi đó có mục đích giết người Đây có thể xem là hậu quagián tiếp.
Về chủ thể
Chủ thể này bất kỳ là người nào có năng lực trách nhiệm hình
sự Chủ thể của tội giết người là chủ thể thường, nghĩa là nhữngngười có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật địnhđều có khả năng trở thành chủ thể của tội giết người Theo quyđịnh của Bộ luật hình sự, thì người từ đủ 14 tuổi trở lên có nănglực trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tộiđặc biệt nghiêm trọng Từ 16 tuổi trở lên: Chịu trách nhiệm hình
- Gây thương tích dẫn đến giết người Trong trường hợp nàyngười phạm tội không có mục đích giết người
- Nạn nhân bị tấn công bằng các hoá chất có độc tính mạnh(như axit, thuốc chuột) hoặc bằng các hung khí nguy hiểm (nhưdao nhọn, lưỡi lê, …) vào các vị trí hiểm yếu trên cơ thể nhưngchỉ bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ (không chết) hoặckhông bị thương tích, trường hợp này cần xác định mục đích tấncông là gì , nếu có mục đích nhằm giết người khác thì phải bịtruy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người nhưng thuộctrường hợp phạm tôi chưa đạt Tuy nhiên nếu không có mục đíchgiết người thì họ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tôi cố ýgây thương tích (nếu có)
- Nạn nhân bị vướng bẫy điện dẫn đến tử vong Trường hợp nàycần phân biệt là: nếu dùng bẫy điện với mục đích để chống trộm(tức đối tượng bị tác động được nhắm tới là con người) thì phải
Trang 9chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người; nếu dùng bẫy điệnvới mục đích là để diệt chuột (tức là đối tượng bị tác động nhắmtới không phải là con người thì không phải chịu trách nhiệm hình
sự về tội giết người mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự vềtội vô ý làm chết người
Các dấu hiệu cơ bản của tội giết người:
Theo điều 123, Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội giếtngười Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của ngườikhác một cách trái pháp luật Điều luật chỉ quy định giết người
mà không quy định cố ý giết người, vì từ "giết" đã bao hàm cả sự
cố ý Do đó, nếu có trường hợp nào tước đoạt tính mạng ngườikhác không phải do cố ý thì không phải là giết người Điều luậtcũng không miêu tả các dấu hiệu của tội giết người, nhưng về lýluận cũng như thực tiễn xét xử chúng ta có thể xác định các dấuhiệu của tội giết người Những trường hợp phạm tội cụ thể củatội giết người:
Giết nhiều người (điểm a khoản 1 Điều 123)
Giết nhiều người là trường hợp người phạm tội có ý định giết từhai người trở lên hoặc có ý thức bỏ mặc cho hậu quả nhiều ngườichết xảy ra
Về trường hợp phạm tội này hiện nay cũng có nhiều ý kiến khácnhau, có quan điểm cho rằng chỉ coi là giết nhiều người nếu có
từ hai người chết trở lên, nếu người phạm tội có ý định giếtnhiều người, nhưng chỉ có một người chết thì không coi là giếtnhiều người Quan điểm này, theo chúng tôi không có cơ sở khoahọc và thực tiễn Bởi vì, thực tiễn xét xử không ít trường hợpkhông có ai bị giết cả nhưng vẫn có người bị xét xử về tội giếtngười Đó là trường hợp giết người chưa đạt Trong trường hợpgiết nhiều người cũng vậy, chỉ cần xác định người phạm tội có ýđịnh giết nhiều người là thuộc trường hợp phạm tội này rồi màkhông nhất thiết phải có nhiều người chết mới là giết nhiềungười
Tuy nhiên, trường hợp người phạm tội có ý thức bỏ mặc cho hậuquả xảy ra (lỗi cố ý gián tiếp) thì phải có từ hai người chết trở lênmới gọi là giết nhiều người
Trang 10Như vậy, nhiều người bị giết phải đều thuộc trường hợp quy địnhtại Điều 123 Bộ luật hình sự thì người phạm tội mới bị coi là giếtnhiều người và bị áp dụng điểm a, khoản 1, Điều 123 Bộ luậtHình sự.
Nếu có hai người chết, nhưng lại có một người do lỗi vô ý củangười phạm tội thì không coi là giết nhiều người mà thuộctrường hợp phạm hai tội: "Giết người" và "vô ý làm chết người" Nếu có hai người chết, nhưng chỉ có một người thuộc trường hợpquy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự còn người kia lại thuộctrường hợp trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh hoặc dovượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, hoặc thuộc trường hợplàm chết người trong khi thi hành công vụ thì không thuộctrường hợp giết nhiều người mà tuỳ từng trường hợp cụ thể,người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết ngườiquy định tại Điều 125 và một tội khác ( giết người trong tìnhtrạng tinh thần bị kích động mạnh hoặc giết người do vượt quágiới hạn phòng vệ chính đáng )
Giết người dưới 16 tuổi (điểm b khoản 1 Điều 123)
Giết trẻ em là trường hợp người phạm tội đã cố ý tước đoạt tínhmạng của trẻ em Theo Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáodục trẻ em thì người dưới 16 tuổi là trẻ em Giết trẻ em được coi
là trường hợp tăng nặng trách nhiệm hình sự, không chỉ xuấtphát từ quan điểm bảo vệ trẻ em là bảo vệ tương lai của đấtnước, bảo vệ lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc, mà còn bảo vệ những người không có khả năng tự vệ.Khi áp dụng tường hợp phạm tội này cần chú ý một số điểm sau:Việc xác định tuổi của người bị hại là trẻ em là một yêu cầu bắtbuộc của các cơ quan tiến hành tố tụng Hồ sơ vụ án nhất thiếtphải có giấy khai sinh của người bị hại là trẻ em, nêu không cógiấy khai sinh thì phải có các tài liệu chứng minh người bị hại làngười chưa đến 16 tuổi
Phạm tội đối với trẻ em nói chung và giết trẻ em nói riêng khôngphải là tình tiết thuộc ý thức chủ quan của người phạm tội mà làtình tiết khách quan, do đó không cần người phạm tội phải nhânthức được hoặc buộc họ phải nhận thức được đối tượng mà mình
Trang 11xâm phạm là trẻ em thì mới coi là tình tiết tăng nặng, mà chỉcần xác định người mà người phạm tội xâm phạm là trẻ em thìngười phạm tội đã bị coi là phạm tội đối với trẻ em rồi
Giết phụ nữ mà biết là có thai ( điểm c khoản 1 Điều 123)
Là trường hợp người phạm tội biết rõ người mình giết là phụ nữđang có thai (không kể tháng thứ mấy) Nếu nạn nhân là ngườitình của người phạm tội thì thuộc trường hợp giết người vì động
cơ đê hèn
Nếu người bị giết có thai thật, nhưng có căn cứ để xác địnhngười phạm tội không biết họ đang có thai thì cũng không thuộctrường hợp phạm tội giết phụ nữ mà biết là có thai Ngược lại,trong trường hợp người phụ nữ bị giết không có thai, nhưngngười phạm tội tưởng lầm là có thai và sự lầm tưởng này củangười phạm tội là có căn cứ, thì người phạm tội vẫn bị xét xử vềtội giết người trong tường hợp "giết phụ nữ mà biết là có thai"
Giết người đang thi hành công vụ (điểm d khoản 1 Điều 123)
Đây là trường hợp người bị giết là người đang thi hành công vụ,Tức là người bị giết đang thực hiện một nhiệm vụ được cơ quannhà nước có thẩm quyền giao phó Nhiệm vụ được giao có thể làđương nhiên do nghề nghiệp quy định: cán bộ chiến sĩ công annhân dân đang làm nhiệm vụ bảo vệ, thầy thuốc đang điều trịtại bệnh viện; thầy giáo đang giảng bài hoặc hướng dẫn học sinhtham quan, nghỉ mát; thẩm phán đang xét xử tại phiên toà; cán
bộ thuế đang thu thuế; thanh niên cờ đỏ, dân quân tự vệ đanglàm nhiệm vụ bảo vệ trật tự ở nơi công cộng Cũng được coi làđang thi hành công vụ đối với nhưng người tuy không được giaonhiệm vụ nhưng họ tự nguyện tham gia vào việc giữ gìn an ninhchính trị và trật tự an toàn xã hội trong một số trường hợp nhấtđịnh như: đuổi bắt người phạm tội bỏ trốn; can ngăn, hoà giảinhững vụ đánh nhau ở nơi công cộng Nạn nhân bị chết phải làlúc họ đang làm nhiệm vụ, thì người phạm tội mới bị coi làphạm tội trong trường hợp "giết người đang thì hành công vụ".Nếu nạn nhân lại bị giết vào lúc khác thì không thuộc trường hợpgiết người đang thi hành công vụ, mà tuỳ từng trường hợp có thể
Trang 12là giết người bình thường hoặc thuộc trường hợp khác Nạn nhân
bị giết phải là người thi hành nhiệm vụ đúng pháp luật, nếu tráivới pháp luật mà bị giết thì người có hành vi giết người khôngphải là "giết người đang thi hành công vụ"
Giết người vì lý do công vụ của nạn nhân( điểm d khoản 1 Điều 123)
Khác với trường hợp giết người đang thi hành công vụ, nạn nhân
bị giết trong trường hợp này không phải lúc họ đang thi hànhcông vụ mà có thể trước hoặc sau đó Thông thường, nạn nhân
là người đã thi hành một nhiệm vụ và vì thế đã làm cho ngườiphạm tội thù oán nên đã giết họ
Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình (điểm đ khoản 1 Điều 123)
Đây là trường hợp giết người mang tính chất phản trắc, bộibạc; giết người mà người bị giết đáng lẽ người phạm tội phải cónghĩa vụ kính trọng Việc nhà làm luật coi trường hợp giết ông,
bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình làtrường hợp tăng nặng trách nhiệm hình sự ( tình tiết định khungtăng nặng) là xuất phát từ truyền thống đạo đức của dân tộcViệt Nam, truyền thống tôn sư trọng đạo Bộ luật hình sự năm
2015 quy định trường hợp giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôidưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình là tình tiết định khung tăngnặng
Ông, bà bao gồm cả ông, bà nội; ông, bà ngoại Cha, mẹ baogồm cả cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi; cha, mẹ vợ hoặc cha, mẹchồng Người nuôi dưỡng là những người tuy không phải là ông,
bà, cha, mẹ nhưng đã nuôi dưỡng người phạm tội từ bé, thường
là những người có hàng thân thích với người phạm tội như: chú,
dì, cô, bác, cậu, mợ hoặc tuy không phải là người thân thíchvới người phạm tội, nhưng là người chăm sóc, nuôi dưỡng ngườiphạm tội trong các Trại mồ côi, Trại điều dưỡng Thầy, cô giáocủa người phạm tội là người đã và đang dạy người phạm tội Tuyniên, trong trường hợp giết thầy, cô giáo phải xác định ngườiphạm tội giết thầy, cô giáo với động cơ phản trắc và người thầy,người cô đó phải là người có một quá trình dạy dỗ nhất định đối
Trang 13với người phạm tội Nếu vì động khác và người thầy, người cô đókhông có quá trình nhất định trong việc dạy dỗ người phạm tộithì không thuộc trường hợp phạm tội này
Giết người mà liền trước đó phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng (điểm e khoản 1 Điều 123)
Là trường hợp trước khi giết ngươi, người phạm tội đã phạm mộttội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng.Tuy chưa cógiải thích hoặc hướng dẫn như thể nào là liền trước đó, nhưngthực tế xét xử chỉ coi là liền trước hành vi giết người, nếu như tộiphạm được thực hiện trước đó về thời gian phải liền kề với hành
vi giết người có thể trong khoảng thời gian vài giờ đồng hồ hoặccùng lắm là trong ngày, nếu tội phạm người phạm tội thực hiệntrước đó có khoảng cách nhất định không còn liền với hành vigiết người thì không coi là giết người mà liền trước đó phạm mộttội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tạiđiểm e khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự 2015
Khác với trường hợp giết người để thực hiện hoặc che giấu tộiphạm khác ở chỗ: tội phạm của người phạm tội trước khi giếtngười không liên quan với tội giết người và phải là tội phạm rấtnghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng chứ khôngphải là tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng
Giết người mà ngay sau đó phạm một tội một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng (điểm e khoản 1 Điều 123)
Trường hợp giết người này cũng tương tự như trường hợp giếtngười mà liền trước đó phạm một tội phạm một tội rất nghiêmtrọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng, chỉ khác nhau ở chỗ: Tộiphạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng mà ngườiphạm tội thực hiện diễn ra ngay sau đó chứ không phải ngaytrước đó Cùng vì thế mà nhà làm luật quy định trường hợpphạm tội này cùng trong mọt điểm với trường hợp giết người màliền trước đó phạm một tội phạm một tội rất nghiêm trọng hoặctội đặc biệt nghiêm trọng Giết người mà liền trước đó hoặc ngaysau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt
Trang 14nghiêm trọng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình
Về thời gian, tội phạm được thực hiện sau khi giết người, có thể
là liền ngay sau khi vừa giết người hoặc có thể xảy ra sau mộtthời gian nhất định nhưng khác với trường hợp "giết người màliền ngay sau đó lại phạm một tội nghiêm trọng khác" (điểm ekhoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự) ở chỗ tội phạm được thực hiệnsau khi giết người ở trường hợp này có liên quan mật thiết vớihành vi giết người Hành vi giết người là tiền đề, là phương tiện
để thực hiện tội phạm sau, nếu không giết người thì không thựchiện được tội phạm sau
Giết người để che giấu tội phạm khác (điểm g khoản 1 Điều 123)
Đây là trường hợp trước khi giết người, người có hành vi giếtngười đã thực hiện một tội phạm và để che giấu tội phạm đó nênngười phạm tội đã giết người Thông thường sau khi phạm mộttội có nguy cơ bị lộ, người phạm tội cho rằng chỉ có giết ngườithì tội phạm mà y đã thực hiện mới không bị phát hiện Người bịgiết trong trường hợp này thường là người đã biết hành vi phạmtội hoặc cùng người phạm tội thực hiện tội phạm Giữa hành vigiết người của người phạm tội với tội phạm mà y đã thực hiệnphải có mối liên hệ với nhau, nhưng mối liên hệ ở đây khôngphải là tiền đề hay phương tiện như trường hợp "giết người đểthực hiện tội phạm khác" mà chỉ là thủ đoạn để che giấu tộiphạm
Về thời gian, tội phạm mà người có hành vi giết người muốn chegiấu có thể xảy ra liền ngay trước với tội giết người, nhưng cũng
Trang 15có thể xảy ra trước đó một thì gian nhất định Nếu xảy ra liềntrước đó lại là tội nghiêm trọng và không có mối liên hệ với tộigiết người thì không thuộc trường hợp phạm tội này mà thuộctrường hợp "giết người mà liền trước đó lại phạm một tội nghiêmtrọng khác (điểm e khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự ).
Giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân (điểm h khoản 1 Điều 123)
Đây là trường hợp giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạnnhân thay thế hoặc để bán cho người khác dùng vào việc thaythế bộ phận đó Trường hợp giết người này thực tiễn chưa xảy
ra, hoặc có thể chưa phát hiện ra, nhưng trên thế giới nhiềunước đã có tình trạng giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạnnhân nhằm thay thế bọ phận đó cho mình hoặc cho người thâncủa mình hoặc bán để người khác thay thế bộ phận đó.Nếu vìquá căm tức mà người phạm tội sau khi giết người đã lấy bộphận cơ thể của nạn nhân để nhằm mục đích khác cho hả dậnthì không thuộc trường hợp phạm tội này
Thực hiện tội phạm một cách man rợ (điểm i khoản 1 Điều 123)
Tính chất man rợ của hành vi giết người thể hiện ở chỗ, làm chonạn nhân đau đớn, quằn quại trước khi chết như: mổ bụng, moigan, khoét mắt, chặt chân tay, xẻo thịt, lột da, tra tấn cho tớichết Các hành vi trên, người phạm tội thực hiện trước khi tộiphạm hoàn thành, tức là trước khi nạn nhân bị chết
Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cũng đã coi các hành vi nêu trên lànhững hành vi có tính chất man rợ, nhưng không phải là thựchiện tội phạm mà là để che giấu tội phạm, là trường hợp "thựchiện tội phạm một cách man rợ"
Giết người bằng cách lợi dụng nghề nghiệp (điểm k khoản
1 Điều 123)
Đây là trường hợp người phạm tội dã sử dụng nghề nghiệp củamình để làm phương tiện giết người dễ dàng và cũng dễ dàngche giấu tội phạm như: bác sĩ giết bệnh nhân, nhưng lập bệnh
án là nạn nhân chết do bệnh hiểm nghèo; Bảo vệ bắn chếtngười, nhưng lại vu cho họ là kẻ cướp Lợi dụng nghề nghiệp để
Trang 16giết người là phạm tội với thủ đoạn rất xảo quyệt Phải xác định
rõ người phạm tội đã lợi dụng nghề nghiệp của mình để giếtngười thì mới thuộc trường hợp phạm tội này Nếu người có hành
vi giết người bằng phương pháp có tính chất nghề nghiệp,nhưng đó không phải là nghề nghiệp của y mà lại lợi dụng người
có nghề nghiệp đó rồi thông qua người này thực hiện ý đồ củamình thì không thuộc trường hợp phạm tội này
Giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người (điểm l khoản 1 Điều 123)
Phương pháp có khả năng làm chết nhiều người là nói đến tínhnăng, tác dụng của phương tiện mà người phạm tội sử dụng khiphạm tội có tính nguy hiểm cao, có thể gây thương vong chonhiều người như: ném lựu đạn vào chỗ đông người, bỏ thuốc độcvào bể nước nhằm giết một người mà người phạm tội mongmuốn
Hậu quả của hành vi sử dụng phương pháp có khả năng làmchết nhiều người có thể chết người mà người phạm tội mongmuốn và có thể chết người khác, có thể chết nhiều người vàcũng có thể không ai bị chết Nhưng người phạm tội vẫn bị coi
là giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiềungười và bị xử lý theo khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự
Thuê giết người (điểm m khoản 1 Điều 123)
Thuê giết người là trường hợp trả cho người khác tiền hoặc lợiích vất chất để họ giết người mà mình muốn giết Cũng giốngnhư những trường hợp thuê làm một việc, người phạm tội vìkhông trực tiếp thực hiện hành vi giết người nên đã dùng tiềnhoặc lợi ích vật chất khác để thuê người khác giết người Ngườitrực tiếp giết người trong trường hợp này là người giết thuê.Thuê giết người và giết người thuê có mói quan hệ mật thiết vớinhau, cái này là tiền đề của cái kia, thiếu một trong hai cái thìkhông có trường hợp giết người này xảy ra Thông thường việcgiết người thuê và thuê giết người đồng thời là trường hợp giếtngười có tổ chức, nhưng cũng thể chỉ là trường hợp đồng phạmbình thường
Giết người thuê (điểm m khoản 1 Điều 123)
Trang 17Là trường hợp người phạm tội lấy việc giết người làm phươngtiện để kiếm tiền hoặc lợi ích vật chất khác Vì muốn có tiền nênngười phạm tội đã nhận lời với người thuê mình để giết mộtngười khác Việc trừng trị đối với kẻ giết thuê là nhằm ngăn chặntình trạng "đâm thuê chém mướn", nhất là trong nền kinh tế thịtrường, ở nơi này hoặc nơi khác đã xuất hiện những tên, nhữngnhóm người chuyên hoạt động đâm thuê chém mướn, thì việctrừng trị thật nghiêm đối với bọn người này là rất cần thiết.
Giết người có tính chất côn đồ (điểm n khoản 1 Điều 123)
Là trường hợp khi giết người, người phạm tội rõ ràng đã coithường những quy tắc trong cuộc sống, có những hành vi ngangngược, giết người vô cớ (không có nguyên cớ) hoặc cố tình sửdụng những nguyên cớ nhỏ nhặt để giết người Tuy nhiên, việcxác định trường hợp giết người có tính chất côn đồ không phảibao giờ cũng dễ dàng như các trường hợp giết người khác đượcquy định tại khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự Thực tiễn xét xửkhông ít trường hợp giết người không thuộc các trường hợp khácquy định tại khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự , thì các Toà ánthường xác định giết người có tính chất côn đồ để áp dụngkhoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự Nhiều bản án đã bị khángnghị theo trình tự Giám đốc thẩm hặc bị Toà phúc thẩm Toà ánnhân dân tối cao sửa bản án sơ thẩm chỉ vì xác định không đúngtình tiết này Đây cũng là một vấn đề hiện nay còn nhiều vướngmắc và cũng là vấn đề phức tạp có nhiều ý kiến khác nhau; việctổng kết kinh nghiệm xét xử về vấn đề này chưa đáp ứng tìnhhình phạm tôi xảy ra Do đó ảnh hưởng không ít đến việc ápdụng pháp luật
Khi xác định trường hợp giết người có tính chất côn đồ cần phải
có quan điểm xem xét toàn diện, tránh xem xét một cách phiếndiện như: chỉ nhấn mạnh đến nhân thân người phạm tội , hoặcchỉ nhấn mạnh đến địa điểm xảy ra vụ giết người hay chỉ nhấnmạnh đến hành vi cu thể gây ra cái chết cho nạn nhân, đâmnhiều nhát dao vào người nạn nhân là có tính chất côn đồ;nhưng có trường hợp người phạm tội chỉ đâm một nhát trúngtim nạn nhân chết ngay cũng là có tính chất côn đồ Cần xem
Trang 18xét đến mối quan hệ giữa người phạm tội với nạn nhân, thái độcủa người phạm tội khi gây án, nguyên nhân nào dẫn đến việcngười phạm tội giết người
Giết người có tổ chức (điểm o khoản 1 Điều 123)
Là trường hợp nhiều người tham gia vào một vụ giết người, có sựcấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện việc giếtngười; có sự phân công; có kẻ chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việcgiết người Nếu nhiều người cùng tham gia vào một vụ án giếtngười, nhưng không có sự cấu kết chặt chẽ, mà chỉ có sự đồngtình có tính chất hời hợt thì không phải là giết người có tổ chức
Giết người thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm(điểm p khoản 1 Điều 123)
Là trường hợp trước khi giết người, người phạm tội đã bị kết vềtội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý,chưa được xoá án tích hoặc đã tái phạm và chưa được xoá ántích ( khoản 2 Điều 69 Bộ luật hình sự) Giả sử như A đã bị kết án
10 năm tù về tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa chưa được xoá
án tích lại phạm tội giết người Tái phạm là trường hợp bị đã bịkết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do vô ý hoặcphạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý( khoản 1 Điều 69 Bộ luật hình sự )
Về trường hợp phạm tội này, cũng có ý kiến cho rằng không nêncoi trường hợp tái phạm nguy hiểm là tình tiết phạm tội phải bị
xử phạt theo khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự Vì trong nhiềutrường hợp không thể hiện tính chất nguy hiểm cao của hành vigiết người Nếu coi trường hợp tái phạm nguy hiểm là tình tiếtđịnh khung hình phạt đối với tội giết người thì chỉ nên coi trườnghợp tái phạm về tội này, tức là đã bị kết án về tội giết ngườichưa được xoá án tích mà còn giết người
Giết người vì động cơ đê hèn ( điểm q khoản 1 Điều 123)
Động cơ đê hèn của người phạm tội giết người được xác địnhqua việc tổng kết kinh nghiệm xét xử nhiều năm ở nước ta Thựctiễn xét xử đã coi những trường hợp sau đây là giết người vìđộng cơ đê hèn như trương hợp: Giết vợ hoặc chồng để tự do lấy
vợ hoặc chồng khác Vì muốn tự do lấy vợ hoặc chồng khác nên
Trang 19người phạm tội đã giết vợ hoặc giết chồng của mình Phải cócăn cứ xác định người phạm tội vì muốn lấy vợ hoặc lấy chồngkhác mà buộc phải giết vợ hoặc giết chồng mình thì mới coi làgiết người vì động cơ đê hèn Nếu vì một lý do khác, người phạmtội đã giết vợ hoặc giết chồng sau đó mới có ý định lấy vợ hoặclấy chồng khác thì không phải giết người vì động cơ đê hèn Hay trường hợp giết chồng để lấy vợ hoặc giết vợ để lấy chồngnạn nhân Thông thường, trong trường hợp này giữa người cóhành vi giết người với vợ hoặc chồng nạn nhân có quan hệthông gian với nhau Tuy nhiên, có trường hợp cá biệt không cóquan hệ thông gian từ trước, nhưng trước khi giết nạn nhânngười có hành vi giết người đã có ý định lấy vợ hoặc chồng nạnnhân Trường hợp có quan hệ thông gian từ trước và cả hai đều
là thủ phạm thì một người phạm tội thuộc trường hợp "giết vợhoặc chồng để tự do lấy vợ, lấy chồng khác" còn một ngườiphạm tội thuộc trường hợp "Giết chồng để lấy vợ hoặc giết vợ đểlấy chồng nạn nhân"
Trường hợp giết người tình mà biết họ đã có thai với mình đểtrốn tránh trách nhiệm Đây là trường hợp giết phụ nữ mà biết là
có thai, nhưng nạn nhân lại là người tình với người phạm tội Trách nhiệm mà người phạm tội trốn tránh là trách nhiệm làm
bố đứa trẻ, do có trách nhiệm này mà có thể làm cho ngườiphạm tội bị ảnh hưởng đến nhiều mặt trong cuộc sống như: bị
kỷ luật, bị xã hội lên án, bị gia đình, vợ con ruồng bỏ xa lánh.Nạn nhân có thai là yếu tố bắt buộc để xác định bị cáo phạm tộitrong trường hợp này Nhưng nếu nạn nhân không có thai mà nóidối với bị cáo là đã có thai nhằm thúc ép bị cáo phải cưới mình
và bị cáo vì sợ trách nhiệm nên đã giết nạn nhân thì vẫn bị coi làphạm tội vì động cơ đê hèn
Trường hợp giết chủ nợ để trốn nợ Trong quan hệ vay mượncũng là biểu hiện của tinh thần đó khi gặp khó khăn, túng thiếu
đã được người khác cưu mang giúp đỡ, lẽ ra phải biết ơn, ngượclại kẻ được cưu mang giúp đỡ lại giết người cưu mang, giúp đỡmình nhằm trốn nợ Bị cáo giết nạn nhân chủ yếu nhằm trốn nợ,nhưng không phải cứ có vay mượn, nợ nần mà đã vội xác định
Trang 20người phạm tội giết người vì động cơ đê hèn, mà phải xác địnhviệc vay mượn đó có xuất phát từ tình cảm tương trợ, giúp đỡlẫn nhau không Nếu nạn nhân là người cho vay lãi nặng, có tínhchất bóc lột thì không thuộc trường hợp phạm tội vì động cơ đêhèn.
Trường hợp giết người để cướp của là trường hợp, người phạmtội muốn chiếm đoạt tiền của do nạn nhân trực tiếp quản lý(chiếm hữu) nên đã giết họ Tính chất đê hèn của trường hợpgiết người này cũng là vì tiền Người phạm tội giết người trongtrường hợp này phải chịu trách nhiệm hình sự về hai tội: Tội giếtngười và tội cướp tài sản Riêng tội giết người người phạm tội đã
có hai tình tiết định khung tăng nặng đó là: "vì động cơ đê hèn
và để thực hiện một tội phạm khác", người có hành vi giết người
để cướp của thường bị phạt với mức án cao như tù chung thânhoặc tử hình nếu họ đã đủ 18 tuổi trở lên Tuy nhiên, thực tiễnxét xử ít có Toà án xác định người phạm tội giết người để cướpcủa là trường hợp "giết người vì động cơ đê hèn" mà chỉ coi là
"giết người để thực hiện tội phạm khác" , vì như trên đã nêungười có hành vi giết người cướp của đã phạm một lúc hai tộinghiêm trọng và hình phạt đối với họ cũng rất nghiêm khắc, nên
ít ai bàn đến việc có cần phải áp dụng thêm tình tiết "giết người
vì động cơ đê hèn" hay không Chính vì vậy mà không ít ngườicho rằng giết người để cướp của không phải là vì động cơ đêhèn
Hay trường hợp giết người là ân nhân của mình Được coi là ânnhân của kẻ giết mình trong trường hợp nạn nhân là người đã cócông giúp đỡ người phạm tội trong lúc khó khăn mà bản thânngười phạm tội không thể tự mình khắc phục được Việc giúp đỡcủa nạn nhân đối với người phạm tội lẽ ra y phải chịu ơn suốtđời, nhưng đã bội bạc phản trắc, đã giết người giúp mình, chứng
tỏ sự hèn hạ cao độ Khi xác định nạn nhân có phải là ân nhâncủa người có hành vi giết người hay không xét trong hoàn cảnh
cụ thể; mối quan hệ phải rõ ràng, được dư luận xã hội thừa nhận
và không trái pháp luật Nếu hành vi trái pháp luật của nạn nhân
Trang 21làm cho kể giết người phải chịu ơn thì không coi là giết người là
ân nhân của mình
Ngoài các trường hợp đã nêu trên, thực tiễn xét xử còn có cáctrường hợp sau đây cũng nên coi là giết người vì động cơ đê hèn
Đó là trường hợp người có hành vi giết người không giết đượcngười mình muốn giết mà giết người thân của họ mà nhữngngười này không hề có mâu thuẫn gì với người có hành vi giếtngười , họ yếu đuối không có khả năng tự vệ như ông bà già,người bị bệnh nặng và các em nhỏ, họ là bố mẹ, vợ con củangười mà người có hành vi giết người định giết nhưng khônggiết được
Nếu giết người không thuộc một trong 16 trường hợp nêu trên,thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2Điều 123 Bộ luật hình sự có khung hình phạt từ bảy năm đếnmười lăm năm tù Đây là trường hợp giết người thông thường,không có các tình tiết tăng nặng định khung tăng nặng
1.1.2 Cấu thành TP tăng nặng của tội giết người
Theo quy định ở khoản 1 điều 52 Bộ luật hình sự 2015, các tìnhtiết tăng nặng trách nhiệm hình sự bao gồm 15 tình tiết sắp xếptheo thứ tự từ a đến p Việc sắp xếp thứ tự các tình tiết tăngnặng trách nhiệm hình sự không phải theo tính chất quan trọng,tính chất nghiêm trọng ít hay nhiều của chúng mà căn cứ vào sựkhác nhau về chất (nội dung) giữa các tình tiết đó với nhau trong
hệ thống danh mục các tình tiết
Phạm tội có tổ chức (điểm a, khoản 1, điều 52):
Là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa nhữngngười cùng thực hiện tội phạm Trường hợp nhiều người cố ýcùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch đểthực hiện một tội phạm, dưới sự điều khiển thống nhất của ngườicầm đầu Là một hình thức đồng phạm, có sự phân công, sắp đặtvai trò của những người tham gia Trong đó mỗi người thực hiệnmột hoặc một số hành vi và phải chịu sự điều khiển của ngườicầm đầu
Trang 22Mức độ tăng nặng trách nhiệm hình sự của tình tiết này phụthuộc vào vai trò của từng người tham gia vào tội phạm và quy
mô của vụ án Người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiệntội phạm (người tổ chức) mức độ tăng nặng nhiều hơn ngườigiúp sức trong vụ án phạm tội có tổ chức Vì vậy, khi quyết địnhhình phạt, khi đã xác định có người tổ chức thì mức hình phạtnhất thiết không thể thấp hơn người thực hành, người xúi dụchoặc người giúp sức nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau
Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp (điểm b, khoản 1, điều 52):
Theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tốicao tại Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 thì Tòa
án sẽ áp dụng tình tiết "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp"khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm khôngphân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truycứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu tráchnhiệm hình sự hoặc chưa được xoá án tích;
- Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống vàlấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội (điểm c, khoản
1, điều 52):
Là tội phạm xảy ra là do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện
và hành vi phạm tội đó có liên quan trực tiếp đến chức vụ,quyền hạn của họ Chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi đểngười phạm tội thực hiện tội phạm một cách dễ dàng Tuy nhiên,người phạm tội có việc lợi dụng chức vụ để phạm tội thì mới bịcoi là có tình tiết tăng nặng Nếu tội phạm do họ thực hiệnkhông liên quan gì đến chức vụ, quyền hạn của họ thì dù họ cóchức vụ, quyền hạn thì cũng không bị coi là có tình tiết tăngnặng này
Tình tiết "lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội" chỉ được coi
là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khi nó không phải là
Trang 23tình tiết định tội hoặc định khung hình phạt đã được quy địnhtrong cấu thành cụ thể.
Phạm tội có tính chất côn đồ ( điểm d, khoản 1, điều 52):
Hiện nay, chưa có bất cứ một văn bản nào hướng dẫn cụ thể vềtình tiết tăng nặng “phạm tội có tính chất côn đồ”, dù nó đượcquy định là tình tiết định khung cấu thành tội phạm tăng nặngđối với tội “Giết người” tại Điều 123, Bộ luật Hình sự Một sốThẩm phán, kiểm sát viên cho biết cơ quan tố tụng thường hiểuphạm tội có tính chất côn đồ là trường hợp phạm tội chỉ vì nhữngnguyên cớ nhỏ nhặt hoặc vô cớ, thể hiện tính coi thường phápluật, xem thường tính mạng, sức khỏe của người khác Nhưngcũng có ý kiến cho rằng bị cáo có nhân thân xấu, có nhiều tiền
án, tiền sự, khi phạm tội thể hiện tính hung hăng, càn quấy thìphải coi là có tính chất côn đồ
Phạm tội về động cơ đê hèn (điểm đ, khoản 1, điều 52):
Phạm tội vì động cơ đê hèn là phạm tội với động cơ đê tiện, thấphèn, ích kỷ, thể hiện sự bội bạc, phản trắc, hèn nhát Ví dụ nhưGiết vợ hay chồng của mình để lấy người khác hay giết người đã
có thai với mình nhằm trốn tránh trách nhiệm…được coi lànhững hành vi đê hèn Và người gây án phạm tội về động cơ đêhèn
Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng (điểm e, khoản 1, điều 52):
Là quyết tâm thực hiện ý định phạm tội của mình, mặc dù có sựcan ngăn của người khác hoặc có những cản trở khác trong quátrình thực hiện tội phạm Thể hiện sự quyết tâm phạm tội cao,thực hiện bằng được tội phạm Điều này không phụ thuộc vàoviệc người phạm tội có đạt được mục đích phạm tội hay không
Có trường hợp, người phạm tội không đạt được mục đích vẫn cóthể bị coi là cố tình thực hiện tội phạm đến cùng Có trường hợp,người phạm tội có quyết tâm phạm tội, nhưng lại không phải là
cố tình thực hiện tội phạm đến cùng vì trong quá trình thực hiệntội phạm, họ không bị sự cản trở nào hoặc sự cản trở đó không
Trang 24đáng kể Mức độ tăng nặng trách nhiệm hình sự của tình tiết nàyphụ thuộc vào quyết tâm thực hiện tội phạm và những cản trở
mà kẻ phạm tội vấp phải Nếu quyết tâm càng cao, cản trở cànglớn mà can phạm vẫn cố tình thực hiện tội phạm thì mức độ tăngnặng càng nhiều
Phạm tội 02 lần trở lên (điểm g, khoản 1, điều 52):
Phạm tội 02 lần trở lên cũng được hiểu là phạm tội nhiều lần làtrường hợp thực hiện tội phạm mà trước đó người phạm tội đãphạm tội này ít nhất một lần và chưa bị xét xử Hành vi phạm tộitrong trường hợp này là sự lặp lại tội phạm trước đó nên có mức
độ nguy hiểm cao hơn trường hợp bình thường
Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm ( điểm h, khoản 1, điều 52):
Tái phạm, tái phạm nguy hiểm là trường hợp phạm tội khi đã bịkết án và chưa được xóa án tích về tội phạm nhất định
Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người
đủ 70 tuổi trở lên ( điểm i, khoản 1, điều 52):
Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người già (đủ
70 tuổi trở lên) Do phạm tội đối với các đối tượng cần được bảo
vệ đặc biệt nên đã xâm phạm đến chính sách bảo vệ bà mẹ, trẻ
em hoặc xâm phạm nghiêm trọng đến đạo đức xã hội và nguyêntắc nhân đạo trong quan hệ xã hội nên trường hợp phạm tội này
có mức độ nguy hiểm cao hơn so với trường hợp phạm tội đối vớiđối tượng bình thường
Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác (điểm k, khoản 1, điều 52):
Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được ,người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bịhạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt
Trang 25vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác Đối với các tộiphạm gây án với những đối tượng được xã hội bảo vệ, nên đốivới trường hợp phạm tội này có mức độ nguy hiểm cao hơn sovới trường hợp phạm tội đối với đối tượng bình thường.
Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội ( điểm l, khoản 1, điểu 52):
Lợi dụng tình trạng khẩn cấp để phạm tội là trường hợp ngườiphạm tội đã lợi dụng tình trạng khẩn cấp trong đời sống xã hội
để thực hiện hành vi phạm tội Mức độ tăng nặng của tình tiếtnày phụ thuộc vào ý thức lợi dụng và tính chất mức độ của hành
vi phạm tội Lợi dụng hoàn cảnh thiên tai để phạm tội là trườnghợp người phạm tội đã lợi dụng thiên tai để thực hiện tội phạm.Mức độ tăng nặng trách nhiệm hình sự của tình tiết này phụthuộc vào mức khó khăn nhiều hay ít do thiên tai gây ra và ýthức lợi dụng của người phạm tội đối với khó khăn đó Lợi dụngdịch bệnh để phạm tội là trường hợp người phạm tội đã lợi dụngnhững khó khăn do dịch bệnh gây nên để thực hiện tội phạm.Dịch bệnh là một bệnh truyền nhiễm tràn lan, làm cho nhiềungười, nhiều gia súc mắc phải, trong đó có thể có những bệnhnguy hiểm như HIV, dịch hạch, dịch tả nhưng cũng có nhữngbệnh không nguy hiểm như dịch cúm, dịch sốt sét Mức độ tăngnặng của tình tiết này phụ thuộc vào tính chất và mức độ củahành vi lợi dụng dịch bệnh để thực hiện hành vi phạm tội củangười phạm tội Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn đặc biệt khác của
xã hội để phạm tội Những khó khăn này, có thể xảy ra ở từngnơi, vào từng lúc Có thể xảy ra ở một địa bàn rộng, nhưng cũng
có thể xảy ra ở một làng, một xã, một cơ quan, xí nghiệp, trườnghọc…Khó khăn đặc biệt, thể hiện ở mức độ và phạm vi gây thiệthại đến người và tài sản Người phạm tội phải có ý thức lợi dụngnhững khó khăn đặc biệt của xã hội để phạm tội thì mới coi làtình tiết tăng nặng Nếu không có sự lợi dụng thì không thuộctình tiết tặng nặng này Mức độ tăng nặng trách nhiệm hình sự ởtình tiết này là phụ thuộc vào mức độ lợi dụng nhiều hay ít vàkhó khăn cụ thể của xã hội lúc họ thực hiện tội phạm
Trang 26 Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tàn ác để phạm tội ( điểm m, khoản 1, điều 52):
Dùng thủ đoạn xảo quyệt trong khi phạm tội, là người phạm tội
có những mánh khoé, cách thức gian dối, thâm hiểm làm chongười bị hại hoặc những người khác khó lường thấy được để đềphòng Dùng thủ đoạn tàn ác trong khi phạm tội, là người phạmtội có những mánh khoé, cách thức độc ác một cách tàn nhẫn,hoặc gây tác hại cho hàng loạt người không chút thương xót(như tra tấn cho tới chết,…) Người phạm tội dùng thủ đoạn xảoquyệt, tàn ác phải dùng trong khi thực hiện tội phạm, nếu thủđoạn này xảy ra sau khi tội phạm đã hoàn thành thì không thuộctrường hợp phạm tội có tình tiết tăng nặng này
Dùng thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội( điểm n, khoản 1, điều 52):
Mức độ tăng nặng trách nhiệm hình sự của tình tiết này tuỳthuộc vào tính chất mức độ của thủ đoạn, phương tiện mà kẻphạm tội đã thực hiện Thủ đoạn, phương tiện càng nham hiểmtinh vi, tàn nhẫn bao nhiêu thì mức tăng nặng càng nhiều vàngược lại Thủ đoạn, phương tiện mà người phạm tội thực hiệnchỉ cần có khả năng gây nguy hại cho nhiều người đã bị coi làtình tiết tăng nặng, không cần sự nguy hại đó có thực sự xảy rahay không
Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội ( điểm o, khoản 1, điều 52):
Xúi giục người chưa thành niên phạm tội, là hành vi của mộtngười đã kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người chưa đủ 18 tuổi thựchiện tội phạm Người xúi giục có thể tham gia trong một vụ án
có tổ chức hoặc chỉ phạm tội riêng lẻ Vì người phạm tội chưađến tuổi chịu trách nhiệm hình sự nên người xúi giục được coinhư kẻ thực hành tội phạm và hành vi phạm tội của họ vẫn bị coi
là tăng nặng trong tình tiết này Nếu người bị xúi giục là ngườichưa thành niên, nhưng đã đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự thìtuỳ thuộc vào từng trường hợp có thể là người cầm đầu hoặc chỉ
Trang 27là người xúi giục Nếu người xúi giục lại phạm tội có tổ chức thì
họ phải chịu cả hai tình tiết tăng nặng là phạm tội có tổ chức vàxúi giục người chưa thành niên phạm tội Mức tăng nặng củatình tiết này phụ thuộc vào số người bị xúi giục và độ tuổi bị xúigiục
Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm ( điểm p, khoản 1, điều 52):
Hành động xảo quyệt, là những việc làm gian dối một cách thâmhiểm, khó mà lường thấy được Hành động hung hãn, là kẻ phạmtội có hành vi rất dữ tợn, phá phách, đánh giết người để tẩuthoát Hành động xảo quyệt hoặc hung hãn của bị cáo là nhằmmục đích trốn tránh, che giấu tội phạm Những hành động nàycản trở hoạt động tư pháp của cơ quan điều tra, truy tố, xét xử,làm cho tội phạm mà bị cáo thực hiện khó bị phát hiện hoặc cónguy cơ khó phát hiện Mức độ tăng nặng trách nhiệm hình sựcủa tình tiết này phụ thuộc vào tính chất và mức độ xảo quyệt,hung hãn mà bị cáo thực hiện sau khi phạm tội
1.2 Thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án giết người.
1.2.1 Thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong giai đoạn khởi tố vụ án giết người.
Theo điều 12, điều 13 của luật tổ chức viện kiểm sát nhândân 2014 và theo khoản 3, điều 153, Bộ luật Tố tụng hình sự
b) Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
Trang 28c) Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.”
Khi phát hiện hành vi phạm tội giết người thì Cơ quan điềutra, các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều traphải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Kiểm sát viên đượcphân công kiểm sát điều tra vụ án giết người là người trực tiếpkiểm sát việc khởi tố Khi thực hiện quyền này, kiểm sát viên cótrách nhiệm phải kiểm tra tính có căn cứ của quyết định khởi tố.Chỉ được khởi tố vụ án giết người khi đã xác định được đó làhành vi phạm tội giết ngườitheo điều 123, của Bộ luật Tố tụnghình sự 2015 Nếu phát hiện việc khởi tố không theo quy định tạiđiều luật này thì Kiểm sát viên phải báo cáo Viện trưởng Việnkiểm sát nhân dân tỉnh để ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi
Kiểm sát viên là người thực hiện việc buộc tội người phạmtội giết người tại phiên Tòa, vì vậy phải có trách nhiệm trongviệc đảm bảo chứng cứ chứng minh tội phạm giết người Để thựchiện tốt việc đó, trong quá trình điều tra vụ án, Kiểm sát viênphải đề ra yêu cầu điều tra Việc đề ra yêu cầu điều tra tác độngtrực tiếp đến hoạt động điều tra chứng minh tội phạm của Cơquan điều tra và là sự định hướng cho hoạt động điều tra đượctiến hành một cách khoa học, đúng quy định của pháp luật, đảmbảo sự khách quan và sát với tình hình thực tế Chỉ có Kiểm sátviên là người trực tiếp bám sát vụ án giết người mới có thể nắmđược những vấn đề cần chứng minh để đề ra yêu cầu điều tramột cách xác thực
Trang 29Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì Kiểmsát viên có thẩm quyền ban hành giấy triệu tập và khi nhậnđược giấy triệu tập thì các chủ thể trên bắt buộc phải có mặt đểtrả lời câu hỏi của Kiểm sát viên Trên thực tế đối với những bịcan bị tạm giam vì tội giết người thì Kiểm sát viên thường phảitrực tiếp đến trại giam để tiến hành việc hỏi cung bị can Trướckhi tiến hành hỏi cung bị can hay lấy lời khai của người làmchứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án giết người, Kiểm sát viêncần chuẩn bị kỹ lưỡng các vấn đề cần hỏi để chứng minh tộiphạm
Qua xác minh trong đơn thư tố giác tội phạm “có dấu hiệutội phạm giết người” có đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự, Việnkiểm sát yêu cầu cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án vụ
án giết người Do đó, cán bộ, kiểm sát viên được phân công chủđộng trong việc nghiên cứu hồ sơ, kiểm sát chặt chẽ quyết địnhkhởi tố, không khởi tố của cơ quan điều tra, có văn bản đề xuấtkịp thời bằng văn bản và có ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo viện
1.2.2 Thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong giai đoạn điều tra vụ án giết người.
Thẩm quyền điều tra của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnhđược quy định tại điểm b, khoản 5, điều 163, bộ luật tố tụng
hình sự 2013, được quy định như sau “cơ quan điều tra cấp tỉnh điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét
xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra”
Với mục đích đấu tranh phòng chống tội phạm giết người,giữ gìn an ninh chính trị và bảo đảm an toàn xã hội Viện kiểmsát nhân dân tỉnh có trách nhiệm bảo đảm hành vi phạm tội giếtngười phải được phát hiện điều tra kịp thời không để lọt tội phạm
và người phạm tội không làm oan người vô tội, các quyền và lợi
Trang 30ích của công dân phải được tôn trọng Vì vậy, Viện kiểm sátnhân dân tỉnh luôn phải nắm vững vị trí, trách nhiệm của mìnhhoàn thành tốt nhiệm vụ, nâng cao chất lượng công tác tronggiai đoạn điều tra, khám phá tội phạm giết người.
1.3 Thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong giai đoạn truy tố vụ án giết người.
Quyền quyết định truy tố là đặc quyền của Viên kiểm sátnhân dân, có tác động rất lớn không những đối với người bị truy
tố, mà còn ảnh hưởng đến trật tự, trị an xã hội Do đó, Viện kiểmsát nhân dân phải thận trọng trong việc nghiên cứu hồ sơ vụ ángiết người, trong việc đề xuất hướng giải quyết vụ án Thẩmquyền của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn truy tố đượcqui định tại điều 239, bộ luật tố tụng Hình sự 2015:
“1 Viện kiểm sát cấp nào thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì Viện kiểm sát cấp đó quyết định việc truy tố Thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát được xác định theo thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với vụ án.
Trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền truy tố của mình, Viện kiểm sát ra ngay quyết định chuyển vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền Việc chuyển vụ án cho Viện kiểm sát ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm
vi quân khu do Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu quyết định.
Đối với vụ án do Viện kiểm sát cấp trên thực hành quyền công
tố và kiểm sát điều tra thì Viện kiểm sát cấp trên quyết định việc truy tố Chậm nhất là 02 tháng trước khi kết thúc điều tra, Viện kiểm sát cấp trên phải thông báo cho Viện kiểm sát cấp dưới cùng cấp với Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án
để cử Kiểm sát viên tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án Ngay sau khi quyết định truy tố, Viện kiểm sát cấp trên ra quyết định phân công cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố
và kiểm sát xét xử; sau khi nhận được hồ sơ vụ án kèm theo bản cáo trạng, Viện kiểm sát cấp dưới có thẩm quyền thực hành
Trang 31quyền công tố và kiểm sát xét xử theo đúng quy định của Bộ luật này.
2 Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ
án, Viện kiểm sát phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đã kết thúc điều tra vụ án, bị can hoặc người đại diện của bị can, người bào chữa, bị hại, người tham gia tố tụng khác.
Việc giao, gửi hồ sơ vụ án kèm theo bản cáo trạng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 240 của Bộ luật này Trong trường hợp này, thời hạn truy tố được tính từ ngày Viện kiểm sát
có thẩm quyền truy tố nhận được hồ sơ vụ án.”
1.4 Thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong giai đoạn xét xử vụ án giết người.
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Kiểm sát viên cần nghiêncứu kỹ hồ sơ vụ án giết người để chuẩn bị đề cương xét hỏi, bảnluận tội và đặc biệt quan trọng là chuẩn bị tốt cho việc tranhluận tại phiên Tòa Tại phiên Tòa, Kiểm sát viên đóng vai trò làngười buộc tội Quan điểm buộc tội của Viện kiểm sát được thểhiện bằng bản Cáo trạng và Kiểm sát viên là người trực tiếp bảo
vệ cáo trạng tại phiên Tòa Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, Kiểmsát viên cần nắm chắc toàn bộ tiến trình điều tra vụ án giếtngười và những tài liệu chứng cứ thu thập được có trong hồ sơ
vụ án giết người Việc chuẩn bị tốt cho việc tranh tụng tại phiênTòa có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượngthực hành quyền công tố của Kiểm sát viên Kiểm sát viên cóquyền quyết định việc rút một phần (hoặc toàn bộ cáo trạng)hoặc kết luận về một tội khác nhẹ hơn tại phiên Tòa xét xử vụ
án giết người
Trong quá trình xét xử vụ án giết ngườiViện kiểm sát cónhiệm vụ, quyền hạn là kiểm sát việc tuân theo pháp luật trongviệc xét xử vụ án giết người của Tòa án Kiểm sát việc tuân theopháp luật của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơquan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia
tố tụng vi phạm pháp luật Kiểm sát bản án, quyết định, văn bản
Trang 32tố tụng khác của Tòa án Yêu cầu Tòa án cùng cấp, cấp dướichuyển hồ sơ vụ án hình sự để xem xét, quyết định việc khángnghị Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạmpháp luật nghiêm trọng về thủ tục tố tụng Kiến nghị, yêu cầuTòa án, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tố tụngtheo quy định của Bộ luật này; kiến nghị Tòa án khắc phục viphạm trong hoạt động tố tụng Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữuquan áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm phápluật trong hoạt động quản lý Thực hiện quyền yêu cầu, kiếnnghị, nhiệm vụ, quyền hạn khác khi kiểm sát xét xử vụ án vụ ángiết người theo quy định của Bộ luật hình sự 2015.
1.5 Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong giai đoạn thi hành án đối với tội giết người.
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh kiểm sát việc thi hành án đốivới tội giết người nhằm bảo đảm các bản án, quyết định của Toà
án đã có hiệu lực pháp lực được thi hành đúng pháp luật, đầy đủkịp thời Viện kiểm sát nhân dân tỉnh yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổchức và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án thực hiện việcthi hành án đúng quy định của pháp luật; tự kiểm tra việc thihành bản án và báo cáo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân;trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong thi hành án;tham gia việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xoá ántích
Chương 2: Thực tiễn hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang đối với loại tội phạm giết người.
2.1 Khái quát về Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang 2.1.1 Về ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang.
Ngày 26/7/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký lệnh công bốLuật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, đánh dấu sự ra đời củangành Kiểm sát trong bộ máy nhà nước ta Viện kiểm sát nhândân được thành lập từ yêu cầu khách quan của việc xây dựng bộmáy nhà nước XHCN và việc tăng cường Pháp chế xã hội chủnghĩa
Trang 33Ngày 31 tháng 12 năm 1960, Viện trưởng Viện kiểm sátnhân dân tối cao ký Quyết định số 01/QĐ-VKSTC về việc thànhlập Viện kiểm sát nhân dân địa phương các cấp, trong đó có Việnkiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang.
2.1.2 Tư cách pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang, là cơ quan thựchành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, Việnkiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang có trách nhiệm phối hợp vớicác cơ quan hữu quan trong cuộc đấu tranh phòng, chống tộiphạm, bảo vệ trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Tỉnh - Bảo vệpháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế
độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợiích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luậtđược chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất trên phạm vi cảnước (chức năng nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân được quyđịnh tại Điều 2 luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014)
Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sátnhân dân tỉnh Hà Giang trong tố tụng hình sự để thực hiện việcbuộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiệnngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghịkhởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử
Trang 34có mặt để tham gia xét hỏi và trình bày lời kết luận về khángcáo, kháng nghị trước phiên tòa phúc thẩm.
Về phạm vi thực hành quyền công tố:
Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sátnhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội củaNhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giảiquyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trongsuốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.Theo đó, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang thực hành quyềncông tố của mình trong những lĩnh vực sau:
- Thực hành quyền công tố trong việc giải quyết tố giác, tin báo
về tội phạm và kiến nghị khởi tố
- Thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ
án hình sự
- Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố tội phạm
- Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự
- Điều tra một số loại tội phạm
- Thực hành quyền công tố trong hoạt động tương trợ tư pháp vềhình sự
Ý nghĩa công tác thực hành quyền công tố:
Từ bản chất, nội dung, phạm vị hoạt động thực hành quyềncông tố nêu trên có thể thấy công tác thực hành quyền công tốcủa Viện kiểm sát nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phảiđược khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm vàngười phạm tội, không làm oan người vô tội Không để người nào
bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế các quyền côngdân, bị xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự
và nhân phẩm một cách trái pháp luật Việc truy cứu tráchnhiệm hình sự đối với bị can phải có căn cứ và đúng pháp luật
Như vậy, Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tốgóp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh
Trang 35và thống nhất qua đó bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệquyền con người, quyền công dân.
Còn về chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt độngcủa Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang để kiểm sát tính hợppháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhântrong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận
và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố vàtrong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giảiquyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình,kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giảiquyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động
tư pháp khác theo quy định của pháp luật
Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát tỉnh Hà Giang hoạt động
tư pháp nhằm bảo đảm việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo
về tội phạm và kiến nghị khởi tố; việc giải quyết vụ án hình sự,
vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinhdoanh, thương mại, lao động; việc thi hành án; việc giải quyếtkhiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tưpháp khác được thực hiện đúng quy định của pháp luật Việcbắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạmgiam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúngquy định của pháp luật; quyền con người và các quyền, lợi íchhợp pháp khác của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người chấphành án phạt tù không bị luật hạn chế phải được tôn trọng vàbảo vệ Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luậtphải được thi hành nghiêm chỉnh Mọi vi phạm pháp luật tronghoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêmminh
2.2 Khái quát tình hình chung về tội phạm giết người tại địa bàn Hà Giang
Hà Giang là tỉnh thuộc khu vực miền núi phía bắc, toàn tỉnh
có 10 huyện và 1 thành phố, có 22 dân tộc anh em cùng sinhsống, dân số trên 70 vạn người, giáp danh với nhiều tỉnh nhưCao Bằng, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái và tỉnh Vân Nam-
Trang 36Trung Quốc Do địa bàn rộng, địa hình và cơ cấu dân cư phứctạp, trình độ dân trí thấp, nhiều người không biết tiếng phổthông, phong tục tập quán lạc hậu, một số vụ bị can hoặc bị hại
là người đồng bào dân tộc thiểu số hay ở một số nơi khác đến,không đăng kí khai sinh nên việc xác định chính xác độ tuổi hếtsức khó khăn làm cho việc giải quyết vụ án kéo dài Việc điều tra
án giết người ngày càng có tính chất phức tạp, đối tượng phạmtội cũng như tính nguy hiểm cũng ngày một phức tạp và đadạng; việc thu thập chứng cứ, tài liệu cũng như truy nóng đốitượng phạm tội, bảo vệ hiện trường, vật chứng gặp khó khăn domột số vụ án xảy ra ở những khu vực xa dân cư, dân cư thưathớt, đường xá đi lại khó khăn, hiểm trở
Trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong những năm gần đây, tộiphạm giết người có xu hường gia tăng, tính chất, hậu quả hành
vi thực hiện tội phạm thì diễn biến hết sức phức tạp Các ngành,các cấp nhất là các cơ quan bảo vệ pháp luật đã có nhiều biệnpháp trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm giết ngườinhằm phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này mộtcách nghiêm minh để hạn chế đến mức thấp nhất loại tội phạmnày
Cụ thể từ năm 2015, toàn tỉnh đã phát hiện ra 36 vụ ángiết người, với 42 người phạm tội giết người
2.3 Thực tiễn hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
Hà Giang về tội phạm giết người.
Thực tiễn hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang
về tội phạm giết người năm 2015, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
Hà Giang đã thụ lý kiểm soát điều tra 36 vụ/42 bị can phạm tộigiết người, đã truy tố 36 vụ/ 42 bị can ( đạt tỷ lệ 100%) Trong
số các vụ án đã truy tố, có vụ đã được đưa ra xét xử với mức áncao nhất là tử hình, các vụ án giết người đã được phát hiện, khởi
tố điều tra, truy tố xét xử kịp thời, góp phần quan trọng vào cácviệc đấu tranh phòng chống tội phạm giết người, phục vụ cóhiệu quả yêu cầu giữ gìn trật tự trị an và an toàn xã hội cũngnhư công tác giáo dục phòng ngừa
Trang 372.3.1 Thực tiễn hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang trong giai đoạn khởi tố, điều tra.
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang cần chủ động cửkiểm sát viên ngay từ đầu quá trình tiếp nhận thụ lí và giải quyếttin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan điều tramột cách nhanh chóng và chính xác Tin báo tố giác về tội phạmgiết người và kiến nghị khởi tố tổng số: 36 tin, giải quyết khởi tố
36 tin, và không để tồn vụ nào
* Thực tiễn hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang trong giai đoạn khởi tố.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, khi pháthiện hành vi phạm tội thì Cơ quan điều tra, các cơ quan đượcgiao tiến hành một số hoạt động điều tra phải ra quyết định khởi
tố vụ án hình sự Kiểm sát viên được phân công kiểm sát điều tra
vụ án là người trực tiếp kiểm sát việc khởi tố Khi thực hiệnquyền này, kiểm sát viên có trách nhiệm phải kiểm tra tính cócăn cứ của quyết định khởi tố Chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi
đã xác định được hành vi phạm Nếu phát hiện việc khởi tốkhông theo quy định tại điều luật này thì Kiểm sát viên phải báocáo Viện trưởng Viện kiểm sát để ra quyết định hủy bỏ quyếtđịnh khởi tố đó
Khi kiểm sát hoạt động điều tra, Kiểm sát viên cần kiểmsát chặt chẽ việc lập hồ sơ vụ án hình sự của Cơ quan điều tra
và bám sát hoạt động điều tra Việc này giúp Kiểm sát viên nắmchắc toàn bộ tiến độ điều tra vụ án và kịp thời phát hiện những
vi phạm của Cơ quan điều tra trong việc thu thập chứng cứ Từ
đó, Kiểm sát viên chủ động hơn trong việc yêu cầu Điều tra viênkịp thời khắc phục những sai sót trong hoạt động điều tra
Kiểm sát viên là người thực hiện việc buộc tội người cóhành vi phạm tội tại phiên Tòa, vì vậy phải có trách nhiệm trongviệc đảm bảo chứng cứ chứng minh tội phạm Để thực hiện tốtviệc đó, trong quá trình điều tra vụ án, Kiểm sát viên phải đề rayêu cầu điều tra Việc đề ra yêu cầu điều tra tác động trực tiếp
Trang 38đến hoạt động điều tra chứng minh tội phạm của Cơ quan điềutra và là sự định hướng cho hoạt động điều tra được tiến hànhmột cách khoa học, đúng quy định của pháp luật, đảm bảo sựkhách quan và sát với tình hình thực tế Chỉ có Kiểm sát viên làngười trực tiếp bám sát vụ án mới có thể nắm được những vấn
đề cần chứng minh để đề ra yêu cầu điều tra một cách xác thực
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì Kiểmsát viên có thẩm quyền ban hành giấy triệu tập và khi nhậnđược giấy triệu tập thì các chủ thể trên bắt buộc phải có mặt đểtrả lời câu hỏi của Kiểm sát viên Trên thực tế đối với những bịcan bị tạm giam thì Kiểm sát viên thường phải trực tiếp đến trạigiam để tiến hành việc hỏi cung bị can Trước khi tiến hành hỏicung bị can hay lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại,nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụliên quan đến vụ án, Kiểm sát viên cần chuẩn bị kỹ lưỡng cácvấn đề cần hỏi để chứng minh tội phạm
Qua xác minh trong đơn thư tố giác tội phạm “có dấu hiệntội phạm” có đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sátyêu cầu cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Do
đó, cán bộ, kiểm sát viên được phân công chủ động trong việcnghiên cứu hồ sơ, kiểm sát chặt chẽ quyết định khởi tố, khôngkhởi tố của cơ quan điều tra, có văn bản đề xuất kịp thời bằngvăn bản và có ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo viện
Viện kiểm sát thực hiên nhiệm vụ quyền hạn trong giai đoạnkhởi tố và điều tra vụ án:
Cơ quan điều tra đã khởi tố 36 vụ án phạm tội giết người,quyết định khởi tố 42 bị can và ra lệnh tạm giam giam 42 bịcan.Viện kiểm sát đã ra quyết định phê chuẩn 42 quyết địnhkhởi tố bị can và ra quyết định phê chuẩn 42 lệnh tạm giam bịcan để phục công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành ántheo đúng quy định của pháp luật
Không phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra:Không có
Trang 39Số vụ Viện Kiểm sát yêu cầu khởi tố 05 vụ/ 8 bị can, được
cơ quan điều tra chấp thuận
* Thực tiễn hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang trong giai đoạn điều tra
Với mục đích đấu tranh phòng chống tội phạm giữ gìn anninh chính trị và bảo đảm an toàn xã hội Viện kiểm sát nhândân tỉnh Hà Giang có trách nhiệm bảo đảm mọi hành vi phạm tộiphải được phát hiện điều tra kịp thời không để lọt tội phạm vàngười phạm tội không làm oan người vô tội, các quyền và lợi íchcủa công dân phải được tôn trọng Vì vậy, Viện kiểm sát nhândân tỉnh Hà Giang luôn nắm vững vị trí, trách nhiệm của mìnhhoàn thành tốt nhiệm vụ, nâng cao chất lượng công tác tronggiai đoạn điều tra, khám phá tội phạm Trong năm 2015, Việnkiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang đã giải quyết 36 vụ = 42 bịcan Qua kiểm sát điều tra Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang
đã ra các văn bản yêu cầu cơ quan điều tra điều tra được cơquan điều tra chấp thuận Tất cả các vụ đều được giải quyếtđúng hạn, đúng luật định, không có oan sai vi phạm tố tụnghoặc trả hồ sơ điều tra bổ sung
Về trách nhiệm và quyền hạn của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
Hà Giang trong việc khởi tố vụ án, bị can và phê chuẩn lệnh tạmgiam bị can
Khởi tố bị can và tạm giam bị can, Sau khi cơ quan raquyết định khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam bị can thì Hồ sơ
vụ án được chuyển đến Viện kiểm sát để xét phê chuẩn, Quátrình nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án nếu xét thấyhành vi phạm tội của bị can có đủ tố cấu thành tội phạm theoquy định của pháp thì Viện Kiểm sát ra quyết định phê chuẩnquyết định khởi tố bị can và lệnh tạm giam bị can rồi chuyển trảlại hồ sơ vụ án cho cơ quan điều tra để tiến hành hỏi cung bịcan Kiểm sát viên cần chủ động cùng Điều tra viên bàn bạc lập
kế hoạch hỏi cung bị can và đề ra yêu cầu hỏi hỏi cung bị can,yêu cầu làm rõ hành vi phạm tội của bị can hoặc Kiểm sát viên
Trang 40trực tiếp tham gia hỏi cung cùng điều tra viên , giúp cho Kiểmsát viên nắm chắc và theo sát quá trình điều tra vụ án hình sự.
Hoạt động lấy lời khai người làm chứng Lời khai của ngườilàm chứng là nguồn chứng cứ quan trọng của một vụ án hình sự
Do vậy Kiểm sát viên phải chủ động cùng Điều tra viên lập kếhoạch lấy lời khai của người làm chứng và xác định các chứng cứquan trọng, những nhân chứng trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy,chứng kiến hành vi phạm tội xảy ra Quá trình điều tra việc lấylời khai của nhân chứng chủ yếu là do Điều tra viên thực hiện,tuy nhiên Kiểm sát viên cũng có thể tiến hành việc lấy lời khaicủa người làm chứng trong trường hợp lời khai của nhân chứng
có mâu thuẫn, người làm chứng khai không đúng sự thật hoặctrong trường hợp Kiểm sát viên yêu cầu Điều tra viên làm rõnhưng không được thực hiện Kiểm sát viên phải kiểm sát chặtchẽ thủ tục lấy lời khai người làm chứng của Điều tra viên theođúng quy định của bô luật tố tụng hình sự
Hoạt động đối chất, nhận dạng, Viện kiểm sát nhân dânđều thực hiện việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạtđộng đối chất, nhận dạng của điều tra viên trong quá trình điềutra đảm bảo tuân thủ theo đúng theo quy định của quy định củapháp luật
Khám xét, thu giữ, tạm giữ tang vật, kê biên tài sản Khámxét là hoạt động điều tra nhằm tìm kiếm dấu vết tội phạm, vậtchứng, hoặc những đồ vật,tài liệu khác có liên quan đến vụ án.Các hoạt động khám xét theo quy định của Bộ luật tố tụng hình
sự gồm: Khám người, khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, đồvật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm Hoạt động tiến hànhkhám xét chỉ dược tiến hành khi có căn cứ để nhận định rằng ở
đó có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội
mà có hoặc đồ vật tài sản có liên quan đến vụ án.Hoạt độngkhám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm phải được thực hiện theocác quy định tại các các điều 140, 141, 142 và 143 Bộ luật tốtụng hình sự Khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủhoặc người đại diện dã thành niên trong gia đình họ, có đại diện