phương án điều tra thói quen ăn vặt của sinh viên

11 5.3K 68
phương án điều tra thói quen ăn vặt của sinh viên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA THÓI QUEN ĂN VẶT CỦA SINH VIÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1. Mục đích điều tra: Thu thập một số thông tin về thói quen ăn vặt của sinh viên, những món thường ăn; nhận xét chung của sinh viên về tình hình các quán ăn vặt tại thành phố Hồ Chí Minh về mặt giá cả, vệ sinh, chất lượng, chỗ để xe, v v Nhận định ưu và khuyết điểm của các gian hàng quà vặt vỉa hè tại thành phố Hồ Chí Minh qua con mắt của các bạn sinh viên; xếp hạng các tiêu chí lựa chọn mà các bạn cho là quan trọng nhất đến ít quan trọng nhất, những bất lợi đáng quan tâm trong việc sử dụng các món ăn vỉa hè và những mong muốn chưa được đáp ứng. Tìm ra giải pháp để khắc phục những khuyết điểm, phát huy những ưu điểm làm cơ sở tiền đề chuẩn bị cho việc kinh doanh một quán ăn vặt bao gồm nhiều món ăn do nhóm sinh viên chúng tôi ấp ủ thực hiện. Mặc dù trên thị trường đã có rất nhiều những quán ăn vặt như vậy, nhưng chúng tôi mong muốn tạo ra một địa điểm họp mặt ăn uống với không gian lạ hơn, chất hơn nhưng vẫn gần gũi với sinh viên, giá cả sau cuộc nghiên cứu có thể chấp nhận được để đáp ứng những nhu cầu cũng như mong muốn còn bị bỏ sót. 2. Đối tượng và đơn vị điều tra: 2.1. Đối tượng điều tra: Sinh viên đang theo học tại các trường cao đẳng, đại học. 2.2. Đơn vị điều tra: Nhóm sẽ đến các trường đại học, cao đẳng tại thành phố Hồ Chí Minh để phát phiếu khảo sát và đảm bảo các tiêu chí trong bản gạn lọc như sinh viên phải trong độ tuổi từ 18 – 25 tuổi và ăn vặt ít nhất 2 lần/ tuần. BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 3. Tiêu thức điều tra: 3.1. Tiêu thức thuộc tính: - Tên đối tượng - Những món ăn vặt thường ăn - Địa điểm thường ăn, những địa điểm ăn vặt ngon nổi tiếng trong tầm hiểu biết - Tiêu chí chọn điểm ăn - Đánh giá chung về các quán ăn vặt hiện nay - Lý do biết đến quán - Yêu cầu về hình thức một quán ăn vặt - Lý do để thường xuyên quay lại 3.2. Tiêu thức số lượng: - Số lần ăn vặt/tuần - Số tiền sẵn sàng chi trả cho 1 tuần ăn vặt - Thu nhập 4. Thời điểm, thời hạn điều tra: 4.1 Thời điểm điều tra: Thời điểm bắt đầu điều tra là ngày 10/01/2013. Chọn thời điểm trên do có thể điều tra được hầu hết số lượng sinh viên đang học tập tại các trường cao đẳng, đại học tại thành phố Hồ Chí Minh (tỷ lệ sinh viên vắng mặt thấp do đang trong thời gian học tập). Đây là thời điểm mà sinh viên có nhiều tiền (khoản tiền hằng tháng gia đình gửi cho hoặc mới lãnh lương làm thêm) và cũng là thời điểm sau dịp lễ tết, tỷ lệ ăn uống vui chơi sẽ cao nên sẽ làm tăng tính hiệu quả cho cuộc điều tra. 4.2 Thời hạn điều tra: Từ 10/1/2012 đến 10/2/2012. Do lực lượng điều tra có hạn và số lượng các trường đại học, cao đẳng lại rất đông, các trường lại phân tán ở nhiều nơi trên địa bàn thành phố cũng như mỗi trường lại có nhiều cơ sở nên việc điều tra cần phải có nhiều thời gian để đạt hiệu quả cao trong việc điều tra. 5. Biểu mẫu điều tra và bản giải thích: Cuộc nghiên cứu điều tra chỉ có một biểu mẫu chung cho tất cả các đơn vị điều tra. Biểu mẫu điều tra là bảng hỏi bao gồm 3 phần: - Phần gạn lọc - Phần nội dung - Phần thông tin cá nhân Do biểu mẫu được giao cho từng đơn vị điều tra trả lời nên mọi thông tin đều ghi rõ ràng trong biểu mẫu. Phỏng vấn viên không cần nói gì thêm để tránh việc gợi ý cho đối tượng điều tra làm giảm tính hiệu quả của việc điều tra. Sau đây là bảng câu hòi mà nhóm dùng để thực hiện cuộc nghiên cứu: PHẦN GẠN LỌC *Chú thích :MA là câu hỏi được chọn nhiều phương án trả lời, SA là câu hỏi chỉ được chọn một câu trả lời Q1. Bạn vui lòng cho biết bạn thuộc nhóm tuổi nào sau đây? Dưới 18 tuổi 1 KẾT THÚC Từ 18 đến 25 tuổi 2 TIẾP TỤC Trên 25 tuổi 3 KẾT THÚC Q2. Bạn vui lòng cho biết nghề nghiệp hiện tại của bạn là gì? Sinh viên 1 TIẾP TỤC Nghề khác 2 KẾT THÚC Q3. Bạn có thường xuyên ăn vặt tại các quán vỉa hè hay không? (Ít nhất 2 lần 1 tuần) Có 1 TIẾP TỤC Không 2 KẾT THÚC Q4. Bạn có phải là người quyết định việc ăn vặt của mình không? Có 1 TIẾP TỤC Không 2 KẾT THÚC BẢNG CÂU HỎI Q1. Bạn ăn vặt bao nhiêu lần 1 tuần? lần / tuần Q2. Bạn đã từng ăn những món ăn nào sau đây? (MA) Phá lấu 1 Bánh trán trộn / nướng / cuốn 2 Thịt / trứng cút / trứng gà nướng / xào / luộc 3 Bột / nui / mì chiên / xào / luộc 4 Bắp xào 5 Trái cây dĩa 6 Kem tươi/ chè / bánh plan / rau câu / ya-ua 7 Gà / vịt / cút chiên bơ / nướng 8 Gỏi cuốn, bò bía 9 Gỏi khô bò 10 Cá / bò / tôm viên chiên 11 Khác( nêu rõ) 99 ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Q3. Bạn thường xuyên ăn món nào nhất? (SA) Phá lấu 1 Bánh trán trộn / nướng / cuốn 2 Thịt / trứng cút / trứng gà nướng / xào / luộc 3 Bột / nui / mì chiên / xào / luộc 4 Bắp xào 5 Trái cây dĩa 6 Kem tươi/ chè / bánh plan / rau câu / ya-ua 7 Gà / vịt / cút chiên bơ / nướng 8 Gỏi cuốn, bò bía 9 Gỏi khô bò 10 Cá / bò / tôm viên chiên 11 Khác( nêu rõ) 99 ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Q4. Bạn thường ăn vặt vào thời điểm nào trong ngày? (MA) Sáng 1 Trưa 2 Chiều 3 Tối 4 Q5. Bạn thường ăn vặt ở địa điểm nào nhất ?( SA) Gần nhà 1 Gần trường 2 Công viên 3 Phố ăn 4 Khác( nêu rõ) 99 . Q6. Xin vui lòng cho biết điều gì tác động đến việc chọn các quán ăn vặt vỉa hè của bạn? ( đánh số từ 1 đến 4 theo thứ tự từ nhân tố có tác động nhiều nhất đến nhân tố có tác động ít nhất ) Rẻ Ngon Thoải mái (không phải gò bó khi ăn) Tiện đường Khác( nêu rõ) …………………………………………………………………………………………………………… Q7. Bạn hãy cho biết mức độ hài lòng của bạn nhìn chung về các nhân tố sau tại các quán ăn vặt hiện nay: Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng Mùi vị 1 2 3 4 5 Giá cả 1 2 3 4 5 Vệ sinh 1 2 3 4 5 Cách phục vụ 1 2 3 4 5 Không gian 1 2 3 4 5 Chỗ để xe 1 2 3 4 5 Q8. Hãy đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chí sau khi bạn lựa chọn quán ăn vặt Không quan trọng Không quan trọng lắm Bình thường Hơi quan trọng Rất quan trọng Mùi vị 1 2 3 4 5 Giá cả 1 2 3 4 5 Vệ sinh 1 2 3 4 5 Cách phục vụ 1 2 3 4 5 Không gian 1 2 3 4 5 Chỗ để xe 1 2 3 4 5 Q9. Bằng cách nào bạn biết đến những quán ăn vặt?(MA) Được người khác giới thiệu 1 Internet 2 Tờ rơi 3 Truyền thông(tivi, radio) 4 Đi đường thấy nên ghé vào thử 5 Q10.Vui lòng cho biết những địa điểm ăn vặt ngon, đặc biệt lạ mà bạn biết: (vd: bắp xào hồ con rùa, bánh tráng ten lơ man, kem nhãn,… ) . Q11. Thu nhập 1 tháng của bạn nằm trong khoảng nào?( Bao gồm các khoản gia đình cho,tiền học bổng, tiền làm thêm…trừ đi tiền thuê nhà + tiền học ( nếu có) )(SA) Dưới 1.000.000 1 1.000.000 đến 1.500.000 2 1.500.001 đến 2.000.000 3 Trên 2.000.000 4 Q12. Bạn sẵn sàng chi bao nhiêu cho việc ăn vặt mỗi tuần? ~~ đồng/ tuần Q13. Điều gì khiến bạn không hài lòng/không thích nhất ở các quán ăn vặt vỉa hè?(từ 1 đến 5 theo thứ tự từ không hài lòng đến rất không hài lòng) Không vệ sinh, bụi bặm Không gian chật chội Không có người trông xe Thái độ phục vụ thiếu chu đáo Mắc mà không ngon Khác(nêu rõ) 99 Q14. Bạn thích ăn vặt tại gian hàng/nơi có hình thức như thế nào?(SA) gian hàng lưu động 1 gian hàng cố định 2 gian hàng tự phục vụ 3 khác 99 . Q15: Lý do gì quan trọng nhất khiến bạn thường xuyên quay trở lại một quán ăn vỉa hè ? (SA) Món ăn độc, lạ,ngon Giá cả hợp lý Do quen ăn ở đó Không gian gọn gàng, thoáng mát Khác Q16. Nếu có 1 quán ăn tập hợp các món ăn vỉa hè, bạn mong muốn quán ăn đó sẽ như thế nào? . Ngoài ra, nhóm còn kèm theo một biểu mẫu để khảo sát về mặt bằng giá cả chung trên thị trường để đưa ra một mức giá phù hợp nhất cho sinh viên và cho cả việc kinh doanh. 6. Kế hoạch tổ chức và tiến hành điều tra: 6.1 Tổ chức: 6.1.1 Tổ chức quản lý: Nhóm trưởng có trách nhiệm thống kê hệ thống các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, phân khu từng nhóm Đại học ở gần nhau, chọn lọc một số trường lớn, đông sinh viên nhằm tiết kiệm nhân lực và phương tiện đi lại. Sau đó phân bố phỏng vấn viên đến từng địa điểm cụ thể để tránh bị trùng lắp; đốc thúc các thành viên trong nhóm hoàn thành nghiên cứu đúng thời hạn. Nhóm phó có trách nhiệm liên hệ với những bạn bè là sinh viên của các trường đại học, cao đẳng tại thành phố Hồ Chí Minh để giúp đưa phỏng vấn viên vào trường tiến hành nhiệm vụ khảo sát. 6.1.2 Phân chia khu vực điều tra: Số thành viên trong nhóm khảo sát bao gồm mười người, được chia thành năm nhóm nhỏ. Mỗi nhóm có nhiệm vụ bảo đảm khảo sát được 200 mẫu tại một cơ sở. Cuộc khảo sát được thực hiện tại các cơ sở sau: - Đại học Tài chính – Marketing cơ sở quận Tân Bình - Đại học Kinh tế cơ sở Nguyễn Đình Chiểu - Đại học Bách Khoa cơ sở Lý Thường Kiệt - Đại học Công Nghiệp tại Nguyễn Văn Bảo – Gò vấp - Đại học Ngân hàng cơ sở Hàm Nghi - Đại học Nông lâm cơ sở Thủ Đức - Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn cơ sở Thủ Đức - Đại học Sư phạm cơ sở An Dương Vương - Đại học Huflit cơ sở Sư Vạn Hạnh. - Cao đẳng kinh tế đối ngoại cơ sở Phan Đình Phùng 6.1.3. Phương pháp điều tra: Phỏng vấn bằng phương pháp tự ghi báo: các bản câu hỏi sẽ được gửi đến cho một số lớp trong giờ ra chơi để các bạn hoàn thành một cách nhanh chóng. Sau đó nộp lại cho phỏng vấn viên. 6.2 Tiến hành điều tra: 6.2.1 Chuẩn bị điều tra: ⋅ Xác định đề tài ⋅ Xây dựng phương án điều tra ⋅ Lập danh sách các đơn vị điều tra ⋅ Xây dựng bản hỏi ⋅ In bản hỏi ⋅ Chuẩn bị phần mềm SPSS để phân tích kết quả điều tra 6.2.2 Tiến hành điều tra thí điểm: Trước khi bắt đầu điều tra chính thức, từ ngày 20/12/2012 đến ngày 30/12/2012 nhóm sẽ tiến hành điều tra thử nghiệm với 100 mẫu tại lớp 10DMA trường Đại Học Tài Chính Marketing với những mục đích sau: - Làm quen với các thao tác cần thiết khi nghiên cứu: tuyên truyền mục đích điều tra, kiểm tra trang phục, tác phong và kỹ năng giao tiếp. - Kiểm tra mức độ khả dụng của các tiêu thức điều tra. Sau khi tiến hành điều tra thí điểm nếu có phát hiện bất cứ sai sót gì thì nhóm phó có trách nhiệm ghi chú lại và tiến hành chỉnh sửa kịp thời trước khi tiến hành điều tra chính thức. 6.2.3 Kế hoạch tiến hành điều tra: Tại mỗi trường Đại học, phỏng vấn viên cần phải hoàn thành chỉ tiêu 200 bản hỏi. Các thành viên cần phải kiểm soát lượng bản hỏi đã được phân phát để thu lại sau khi hoàn thành. Trước khi rời khỏi mỗi trường đại học, các thành viên phải kiểm tra lại số câu xem đã được trả lời đầy đủ chưa, thông tin cá nhân đã điền đầy đủ chưa. Nếu chưa cần phải quay trở lại đơn vị điều tra để hoàn chỉnh hoặc tìm cách bổ sung đơn vị điều tra khác để thay thế. Thời gian nghiên cứu được phân chia cụ thể theo bảng sau: THỜI GIAN CÔNG VIỆC Nhóm 1: tiến hành khảo sát tại trường đại học tại Thủ Đức - đại học Nông lâm. Nhóm 2: tiến hành khảo sát tại đại học Sư phạm Nhóm 3: tiến hành khảo sát tại đại học Kinh tế Từ 10/1/2013 đến 15/1/2013 Nhóm 4: tiến hành khảo sát tại đại học Công Nhóm 5: tiến hành khảo sát tại cao đẳng Kinh tế đối ngoại Cuối ngày 15/1 các thành viên phải nộp lại bảng hỏi đã hoàn tất cho nhóm phó Từ 16/1/2013 đến 20/1/2013 Nhóm 1: tiến hành khảo sát tại trường đại học Khoa học xã hội & Nhân văn. Nhóm 2: tiến hành khảo sát tại đại học Huflit. Nhóm 3: tiến hành khảo sát tại đại học Ngân hàng. Nhóm 4: tiến hành khảo sát tại đại học Tài chính – marketing. Nhóm 5: tiến hành khảo sát tại đại học Bách khoa. Cuối ngày 20/1 các thành viên phải nộp lại bảng hỏi đã hoàn tất cho nhóm phó. Từ 21/1/2013 đến 25/1/2013 Tổng hợp tất cả các bản hỏi và xem xét lại các thông tin trên mỗi bản hỏi xem có logic không. Từ 26/1/2013đến 31/1/2013 Chia bản hỏi để nhóm cùng nhau nhập số liệu vào SPSS. Ngày 1 - 10/2/2013 Phân tích số liệu và viết báo cáo. Nếu thành viên nào đã làm xong nhiệm vụ của mình có thể liên hệ với các thành viên tại địa điểm khác để giúp điều tra, rút gọn thời gian nghiên cứu Để đảm bảo sự chính xác cũng như gây được sự hăng hái của các đơn vị điều tra, các thành viên trước khi phát bảng hỏi cần phải tuyên truyền, nói rõ mục đích và ý nghĩa của cuộc điều tra. Các thành viên phải tuyệt đối nghiêm túc, ăn mặc lịch sự trong quá trình tiến hành điều tra để tạo ấn tượng tốt và giữ hình ảnh tốt. Trang phục khi đi điều tra là áo sơ mi trắng và quần dài đóng thùng (áp dụng cho cả nam và nữ). Nam thắt caravat, nữ đeo nơ theo đúng quy định đồng phục của Khoa Marketing trường Đại học Tài chính Marketing. Mang theo thẻ sinh viên. . PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA THÓI QUEN ĂN VẶT CỦA SINH VIÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1. Mục đích điều tra: Thu thập một số thông tin về thói quen ăn vặt của sinh. phỏng vấn viên. 6.2 Tiến hành điều tra: 6.2.1 Chuẩn bị điều tra: ⋅ Xác định đề tài ⋅ Xây dựng phương án điều tra ⋅ Lập danh sách các đơn vị điều tra ⋅ Xây

Ngày đăng: 18/09/2013, 22:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan