1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh nhân bị bệnh động mạch chi dưới mạn tính bằng phương pháp can thiệp nội mạch

4 85 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 297,72 KB

Nội dung

Bài viết nghiên cứu trên 62 bệnh nhân (BN) bị bệnh động mạch (ĐM) chi dưới mạn tính, điều trị bằng phương pháp can thiệp nội mạch tại Khoa Tim mạch, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 1 - 2010 đến 6 - 2013.

Trang 1

74

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN BỊ BỆNH ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI MẠN TÍNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP NỘI MẠCH

Trần Đức Hùng*; Đoàn Văn Đệ*

TÓM TẮT

Nghiên cứu 62 bệnh nhân (BN) bị bệnh động mạch (ĐM) chi dưới mạn tính, điều trị bằng

phương pháp can thiệp nội mạch tại Khoa Tim mạch, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 1 - 2010

đến 6 - 2013 Kết quả cho thấy: tuổi trung bình 73,0 ± 10,8 Nam 50 BN (80,6%), nữ 12 BN

(19,4%) Tổng số 105 kỹ thuật được tiến hành ở các tầng, tỷ lệ thành công 90,5% Chỉ số ABI

sau can thiệp (0,69 ± 0,26) tăng hơn so với trước can thiệp (0,44 ± 0,22), p < 0,01 Sau 6,

12 tháng theo dõi, không có BN nào tái hẹp tại vị trí ĐM chậu, tỷ lệ tái hẹp tại ĐM đùi - khoeo

tương ứng là 25,0%, 57,1%; dưới gối là 40,0%, 50% Tỷ lệ tai biến, biến chứng 9,6%, không có

BN nào tử vong

* Từ khóa: Bệnh động mạch chi dưới mạn tính; Can thiệp nội mạch

STUDY OF EFFECTIVENESS OF ENDOVASCULAR ANGIOPLASTY

oN PATIENTS WITH CHRONIC LOWER EXTREMITY ARTERIAL DISEASE

SUMMARY

We studied 62 patients with chronic lower extremity arterial disease, who underwent endovascular

angioplasty in Cardiovascular Department 103 Hospital from January, 2010 to June, 2013 Results

showed that: The mean age was 73.0 ± 10.8; 80.6% males and 19.4% females Total 105 techniques

with 90.5% success The mean preprocedural resting Ankle-Brachial Index (ABI) was 0.44 ± 0.22,

after intervention improved to 0.69 ± 0.26, p < 0.01 The incidence of restenosis at 6, 12 months

after angioplasty at iliac; femoral-popliteal; infrapopliteal arteries were: 0%; 25.0% and 57.1%;

40.0% and 50% Periprocedural complications rate was 9.6% and mortality 0%

* Key words: Chronic lower extremity arterial disease; Endovascular angioplasty

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh ĐM chi dưới mạn tính chỉ tình

trạng một phần hoặc toàn bộ chi dưới

không được cung cấp đầy đủ máu đáp

ứng các nhu cầu hoạt động sinh lý của

chi thể, bệnh do bệnh lý động mạch mạn

tính [3] Biểu hiện lâm sàng bao gồm:

không có triệu chứng, cơn đau cách hồi ở

chi dưới, giai đoạn muộn của bệnh là hoại

tử và mất tổ chức Điều trị bệnh ĐM chi dưới mạn tính ngoài việc thay đổi lối sống, tập luyện, điều chỉnh các yếu tố nguy cơ, sử dụng thuốc nhằm giảm sự phát triển và bất ổn của mảng vữa xơ,

sử dụng thuốc nhằm giảm sự phát triển

* Bệnh viện Quân y 103

Người phản hồi (Corresponding): Trần Đức Hùng (tranduchungbv103@yahoo.com.vn)

Ngày nhận bài: 25/01/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 24/02/2014

Ngày bài báo được đăng: 03/03/2014

Trang 2

8

và bất ổn của mảng vữa xơ, phòng tránh

biến cố tim mạch thì tái thông ĐM bị hẹp,

tắc bằng phẫu thuật hoặc can thiệp nội

mạch vẫn là mục tiêu điều trị cơ bản

Phương pháp kinh điển trong điều trị tái

thông ĐM bị hẹp, tắc trước kỷ nguyên can

thiệp nội mạch là phẫu thuật bắc cầu nối

hoặc bóc nội mạc ĐM Từ những năm

1980 đã hình thành và phát triển phương

pháp điều trị tái thông ĐM bị hẹp, tắc bằng

can thiệp nội mạch Đây là phương pháp

có nhiều ưu điểm như: thủ thuật nhẹ

nhàng, chỉ cần gây tê tại chỗ, có thể tiến

hành nhiều lần trên BN cao tuổi Trong

những năm gần đây, nhờ sự phát triển của

dụng cụ can thiệp đã làm tăng tỷ lệ thành

công của thủ thuật, giảm tỷ lệ tái hẹp sau

can thiệp [2, 3] Tại Việt Nam, điều trị bệnh

ĐM chi dưới bằng phương pháp can

thiệp chưa thực hiện nhiều Vì vậy,

chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục

tiêu: Nghiên cứu hiệu quả điều trị, tai biến,

biến chứng ở BN bị bệnh ĐM chi dưới mạn

tính điều trị bằng phương pháp can thiệp

mạch tại Khoa Tim mạch, Bệnh viện Quân

y 103

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng nghiên cứu

62 BN (102 chi tổn thương) được chẩn

đoán bệnh ĐM chi dưới mạn tính, điều trị

bằng can thiệp nội mạch tại Khoa Tim

mạch, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng

1 - 2010 đến 6 - 2013

2 Phương pháp nghiên cứu

* Thiết kế nghiên cứu: mô tả, tiến cứu,

có theo dõi dọc

* Nội dung nghiên cứu:

BN được hỏi bệnh, khám lâm sàng, làm

các xét nghiệm thường quy Đo chỉ số

huyết áp tâm thu cổ chân - cánh tay

(Ankle Brachial Index-ABI), siêu âm ĐM,

chụp ĐM chi dưới cản quang, đánh giá tổn

thương với các mức độ A, B, C, D theo

hướng dẫn của Hiệp hội Xuyên Đại Tây Dương (Trans Atlantic Inter Society - TASC, 2007) [6] Sau đó quyết định phương pháp điều trị can thiệp nội mạch bằng nong bóng, nếu sau nong, bóng vẫn còn hẹp > 30% đường kính hoặc có tách thành ĐM mức độ vừa và nặng, tiến hành đặt stent Đánh giá hiệu quả của thủ thuật: thành công khi mở thông được dòng chảy ĐM như bình thường; thất bại khi không đưa dây dẫn, bóng, stent qua được tổn thương hoặc có các biến chứng như huyết khối cấp, bóc tách, rách thành ĐM Theo dõi tai biến, biến chứng trong và sau can thiệp

Sau can thiệp, BN được khám lại, làm lại các xét nghiệm BN sử dụng liệu pháp chống kết tập tiểu cầu kép gồm hai thuốc clopidogrel 75 mg/ngày và aspirin 81 mg/ ngày tối thiểu 6 tháng, sau đó, duy trì đơn thuần aspirin kéo dài Theo dõi định kỳ

1, 3, 6, 12 tháng sau can thiệp hoặc bất

kể khi nào BN có triệu chứng thiếu máu chi dưới tái phát: BN tái khám được khám lâm sàng, đo chỉ số ABI, siêu âm mạch máu, khi có nghi ngờ tái hẹp tại vị trí can thiệp

sẽ chụp ĐM lại để kiểm tra, nếu có tái hẹp

sẽ tiến hành tái thông lại

* Xử lý số liệu: theo phương pháp thống

kê y học bằng phần mềm SPSS 16.0

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

1 Đặc điểm tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu

- Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu 73,0 ± 10,8 Thấp nhất 40 tuổi, cao nhất 92 tuổi

- Giới: nam 50 BN (80,6%), nữ 12 BN (19,4%)

2 Kết quả chụp ĐM chi dưới

40 BN (64,5%) bị tổn thương cả 2 chân

và 22 BN (35,5%) tổn thương 1 chân, tổng

số chi bị tổn thương 102 và tổng số tổn thương 151 vị trí

Trang 3

9

Bảng 1: Phân loại hình thái tổn thương

theo TASC (2007)

TASC

Về hình thái tổn thương hay gặp: đối

với tầng chậu là TASC: B; đối với tầng

đùi-khoeo là TASC: C; đối với tổn thương dưới

gối là TASC: D

3 Kết quả điều trị bằng can thiệp nội

mạch

Bảng 2: Số lượng kỹ thuật can thiệp ở

các tầng

(n, %)

38

38

95 (90,5)

Tổng số 105 kỹ thuật được tiến hành ở

các tầng, tỷ lệ thành công 90,5% Can

thiệp thành công đối với tổn thương ở từng

vị trí: chậu 13 kỹ thuật (92,%), đùi-khoeo

44 kỹ thuật (93,6%) và dưới gối 38 kỹ thuật

(86,4%), tỷ lệ thành công ở dưới gối thấp

do đặc điểm tổn thương ở dưới gối thường

dài và phức tạp, chủ yếu là TASC: D Kết

quả của chúng tôi tương tự nghiên cứu

của Lê Đức Dũng: tỷ lệ thành công chung

91,5%, ở dưới gối tỷ lệ thành công thấp

nhất (82,1%) [1]

Bảng 3: Hiệu quả lâm sàng sau can thiệp

p Chỉ số cổ

chân-cánh

tay

(ABI)

0,44 ± 0,22

0,69 ± 0,26

< 0,01 Đau cách

hồi (n, %)

Loét hoặc

hoại tử chi

(n, %)

%)%)

Hiệu quả sau can thiệp về mặt huyết động thể hiện bằng thay đổi chỉ số ABI, cho thấy sau can thiệp, chỉ số này tăng hơn

so với trước can thiệp (p < 0,01) Hiệu quả

về lâm sàng cho thấy các triệu chứng đau cách hồi cũng như loét hoặc hoại tử ở chi sau giảm có ý nghĩa thống kê

Bảng 4: Theo dõi tái hẹp sau can thiệp

nội mạch

%

ĐM chậu

ĐM đùi-khoeo

ĐM dưới gối

Chúng tôi chỉ theo dõi được 35 BN với thời gian từ 1 - 13 tháng sau can thiệp, các

BN còn lại không tới tái khám Kết quả: không BN nào tái hẹp tại vị trí ĐM chậu Sau can thiệp 6, 12 tháng, tỷ lệ tái hẹp tại

ĐM đùi-khoeo tương ứng 25,0%, 57,1% và dưới gối là 40,0%, 50% Nghiên cứu của các tác giả khác cho thấy: tỷ lệ tái hẹp sau

12 tháng đặt stent ĐM đùi nông từ 20 - 50% Nghiên cứu của Oliver Schlager (2005) thấy: tỷ lệ tái hẹp sau 12 tháng đặt stent tại ĐM đùi nông đối với stent nitinol và stent wallstents tương ứng 20% và 46% [7] Tỷ lệ tái hẹp ở dưới gối của các tác giả khác cũng cao như trong nghiên cứu của chúng tôi: Martin Schillinger (2003) thấy tỷ lệ tái hẹp sau 6 tháng can thiệp ở ĐM dưới gối là 40% [5]

* Tai biến và biến chứng trong và sau can thiệp:

Trang 4

10

Tụ máu tại chỗ chọc động mạch: 1 BN

(1,6%); bóc tách thành động mạch: 1 BN

(1,6%); thông động tĩnh mạch: 1 BN

(1,6%); chảy máu ổ bụng: 1 BN (1,6%);

suy thận cấp: 1 BN (1,6%); xuất huyết tiêu

hóa: 1 BN (1,6%); tử vong: 0 BN

Tỷ lệ tai biến, biến chứng: 9,6% Nghiên

cứu của Lê Đức Dũng (2012) có tỷ lệ biến

chứng chung 4,5%, trong đó, bóc tách

ĐM 1,7%, tắc ĐM cấp tính 1,1%, giả phồng

ĐM 0,6% và tụ máu tại chỗ 1,1% [1]

Nghiên cứu của Martin Schillinger (2007)

gặp biến chứng: thông động tĩnh mạch

0,6%, tách thành ĐM 0,76%, chảy máu

3,4% [4] Tỷ lệ biến chứng trong nghiên

cứu của chúng tôi cao hơn các nghiên cứu

khác có thể là do BN tuổi cao, có nhiều bệnh

kết hợp Tuy nhiên, các biến chứng đều

được phát hiện và xử trí kịp thời, do

vậy, không có BN nào tử vong

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 62 BN (102 chi tổn

thương) được chẩn đoán bệnh ĐM chi

dưới mạn tính và điều trị bằng can thiệp

nội mạch tại Khoa Tim mạch, Bệnh viện

Quân y 103 từ tháng 1 - 2010 đến 6 -

2013, kết quả cho thấy: tổng số 105 kỹ

thuật được tiến hành với tỷ lệ thành công

90,5% Hiệu quả sau can thiệp được cải

thiện: về mặt huyết động: sau can thiệp,

chỉ số ABI tăng hơn so với trước can thiệp;

về lâm sàng: các triệu chứng đau cách hồi

cũng như loét hoặc hoại tử ở chi giảm có ý

nghĩa thống kê Sau can thiệp 6, 12

tháng, tỷ lệ tái hẹp tại ĐM đùi-khoeo tương

ứng 25,0%, 57,1% và dưới gối: 40,0%,

50% Không có BN nào tái hẹp tại vị trí ĐM

chậu Tỷ lệ tai biến, biến chứng 9,6%,

không BN nào tử vong

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Lê Đức Dũng Nghiên cứu đặc điểm lâm

sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị bệnh lý viêm tắc ĐM chi dưới bằng phương pháp can thiệp nội mạch Luận văn Chuyên khoa cấp II Học viện Quân y Hà Nội 2012, tr.45-55

2 Đoàn Quốc Hưng Nghiên cứu lâm sàng,

cận lâm sàng và điều trị ngoại khoa bệnh ĐM chi dưới mạn tính do vữa xơ ĐM Luận án Tiến

sỹ Y học Trường Đại học Y Hà Nội Hà Nội 2006, tr.2-6

3 Phạm Thắng Bệnh mạch máu ngoại vi

Nhà xuất bản Y học Hà Nội 2007, tr.9-30

4 Martin Schillinger Complications in

peripheral vascular intervention Informa Healthcare London 2007, 227, pp.63-64

5 Martin Schillinger, Markus Exner, Wolfgang Mlekusch et al Endovascular revascularization

below the knee: 6 month results and predictive value of C-reative protein level Radiology

2003, 227, pp.419-425

6 Norgren L, Hiatt W R, Dormandy A J et

al Inter-Society Consensus for the management

peripheral artery disease (TASC II) Eur J Vasc Endovasc Surg 2007, 33 (1), pp.1-75

7 Oliver Schlager, Petra Dick, Schila Sabeti Long-segment SFA stenting-the dark

sides: in-stent restenosis, clinical deterioration, and stent fructures J Endovasc Ther 2005, 12 (6), pp.676-684

Ngày đăng: 23/01/2020, 17:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w