1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đặc điểm lâm sàng - tế bào học của u mầm lông (u thượng mô hóa calci) qua 26 trường hợp và hồi cứu y văn

7 721 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 139,26 KB

Nội dung

Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu nhằm ghi nhận những biểu hiện lâm sàng - tế bào học của u mầm lông và hồi cứu y văn để rút kinh nghiệm nhằm tránh những sai sót trong chẩn đoán tế bào học chọc hút kim nhỏ. Nghiên cứu thực hiện mô tả 26 trường hợp u mầm lông được làm FNA có chẩn đoán xác định mô bệnh học tại Bệnh viện C Đà Nẵng từ năm 2000 đến tháng 6/2010.

Trang 1

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG – TẾ BÀO HỌC CỦA U MẦM LƠNG (U THƯỢNG MƠ HĨA CALCI) QUA

26 TRƯỜNG HỢP VÀ HỒI CỨU Y VĂN

Trần Hịa*

TĨM TẮT

Mục tiêu: Ghi nhận những biểu hiện lâm sàng – tế bào học của u mầm lơng (PMX) và hồi cứu y văn để rút

kinh nghiệm nhằm tránh những sai sĩt trong chẩn đốn tế bào học chọc hút kim nhỏ (FNA)

Đố i tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mơ tả 26 trường hợp u mầm lơng được làm FNA cĩ chẩn

đốn xác định mơ bệnh học tại Bệnh viện C Đà Nẵng từ năm 2000 đến tháng 6/2010

Kết quả: Qua nghiên cứu cho thấy khối u khu trú chủ yếu vùng đầu cổ và chi trên chiếm đến 91% trường

hợp bệnh nhân, 85% u tìm thấy ở những bệnh nhân dưới 30 tuổi, u kích thước nhỏ 88% dưới 3 cm Tỷ lệ nữ/nam # 2:1 Lâm sàng và chẩn đốn tế bào học thường gặp sai lầm, chỉ 7,7% trường hợp chẩn đốn FNA phù hợp với mơ bệnh học Hình ảnh tế bào dạng đáy, tế bào bĩng ma (ghost cell) được coi là hình ảnh quan trọng đặc trưng cho PMX: 77 - 84,6% cĩ mặt trên các tiêu bản FNA Các tế bào khổng lồ nhiều nhân, mảnh vụn calci ít đặc hiệu hơn nhưng vẫn là yếu tố hỗ trợ Dữ kiện lâm sàng luơn là một yếu tố cĩ giá trị trong việc chẩn đốn xác định u mầm lơng

Kết luận: Chẩn đốn FNA của PMX vẫn cịn gặp khĩ khăn Sự kết hợp lâm sàng của một khối u chắc cứng

và các hình ảnh đặc trưng của tế bào u sẽ giúp cho chẩn đốn tế bào học chính xác về bản chất tổn thuơng

Từ khĩa: Lâm sàng – tế bào học, u mầm lơng

ABSTRACT

CLINICOCYTOPATHOLOGIC OF 26 CASES OF PILOMATRIXOMA AND REVIEW

OF THE LITERATURE

Tran Hoa * Y Hoc TP Ho Chi Minh – Vol 14 - Supplement of No 4 – 2010: 667 - 673

Background: Pilomatrixoma (PMX) is benign skin tumor of hair matrix origin The fine needle aspiration

(FNA) of PMX frequently lead to a misdiagnosis of cancer or other tumor Investigation of clinical and cytopathology for patients with PMX, the purpose of this study is to provide clinicians and practicing cytopathologist understanding of PMX and to avoid such errors

Patients and methodes: A retrospective analysis was performed of the FNA material in 26 cases of PMX

which had the cytologic diagnosis confirmed pathohistology from 2000 to June 2010 at Hospital C Danang

Results: Tumor located mainly on the head and neck, upper extremities: 91% of cases; almost 85% of PMX

occurred in patients under age 30 Female to male ratio is 2:1

Clinical and cytologic diagnosis are often wrong from tumor not otherwise define to malignant Only 7.7%

of cases were corretly cytologic diagnosis The basaloid cell, ghost cells were the features found to be most characteristic of PMX in FNA smear: 77 – 84.6% of cases These cells are most important Calci deposits, multinucleated giant cell are common secondary events, that are less specific but supported a diagnosis of PMX Adequate clinical data are another important factor and also necessary which can help the cytopathologists to avoid pitfall of PMX

Conclusions: The FNA cytologic diagnosis of PMX may be difficult The presence of basaloid cells and

Ghost cells seems to be the key to recognizing PMX A locations in the neck or head, upper extremities as well

as a long clinical history of a firm tumor in young adult should suggest this diagnosis

Key words: Clinicocytopathologic, pilomatrixoma

Trang 2

ĐẶT VẤN ĐỀ

U mầm lơng (u thượng mơ hĩa calci, u Malherbe) là một loại u lành tính, tiến triển chậm,

tương đối ít gặp trong bệnh lý ở da Khối u nằm ở những vị trí giải phẫu khá thuận lợi cho việc

chỉ định làm chẩn đốn tế bào học chọc hút bằng kim nhỏ (FNA) Tổn thương thường ít được lâm

sàng quan tâm, nhất là ở những tuyến cơ sở, nên ít khi cĩ được những chẩn đốn lâm sàng phù

hợp để gợi ý cho một chẩn đốn tế bào học sau đĩ

Hình ảnh tế bào học của u mầm lơng luơn cĩ một mối giao thoa với các bệnh lý u và giả u

khác nên dễ dàng làm cho chúng ta bị nhầm lẫn trong chẩn đốn tế bào học khi chưa cĩ kinh

nghiệm ghi nhận các biểu hiện về lâm sàng và hình thái tế bào của thương tổn này

Qua nghiên cứu này, chúng tơi ghi nhận lại những biểu hiện lâm sàng - tế bào học để rút

kinh nghiệm nhằm cĩ được một chẩn đốn u mầm lơng chính xác và giá trị khi làm FNA

ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Hồi cứu những bệnh án của những bệnh nhân cĩ kết quả xét nghiệm mơ bệnh học là u mầm

lơng – cĩ làm FNA trước đĩ tại Khoa Giải phẫu bệnh lý Bệnh viện C Đà Nẵng từ năm 2000 đến

tháng 6/2010

Ghi nhận các yếu tố lâm sàng: Giới – tuổi – vị trí u – kích thước u – tính chất u – chẩn đốn

lâm sàng

Hồi cứu lại các phiến đồ FNA: Các tiêu bản được nhuộm giêmsa, đọc dưới kính hiển vi

quang học thơng thường và độ phĩng đại 10 – 40

Xử lý các số liệu theo phương pháp thống kê thơng thường

KẾT QUẢ

Ghi nhận được 26 trường hợp

Giới tính

Tuổi

23% 38 5% 19 2% 7 7% 7 7% 3 8% 100%

Vị trí u

Kích thước u

1 – 2 cm > 2 – 3 cm > 3 – 4 cm

* Bệnh viện C Đà Nẵng

Địa chỉ liên lạc: BS Trần Hịa ĐT: 0905325858 Email: tranhoadok@gmail com

Trang 3

8 15 3

30 7% 57 7% 11 5%

Chẩn đốn lâm sàng

Chẩn đốn tế bào học

U hỗn hợp tuyến nước bọt 4 15 4%

U tuyến dưới da lành tính 4 15 4%

Hình ảnh tế bào (Hồi cứu lại)

Tế bào dạng

đáy

Tế bào khổng

lồ

Mảnh vụn tế bào gai

Tế bào hoại

tử

Mảnh vụn Calci

Thành phần khác

NHẬN XÉT VÀ BÀN LUẬN

Về lâm sàng

U mầm lơng đã được Malherbe mơ tả lần đầu tiên vào năm 1880 – thuật ngữ Pilomatrixoma

được Forbis và Helwig sử dụng vào năm 1961 Các tế bào u phát sinh từ các tế bào biểu mơ mầm

lơng Tỷ lệ mắc bệnh chiếm khoảng 0.1% các bệnh phẩm da và 0.045% trên các mẫu bệnh phẩm

ngoại khoa(7)

Các nghiên cứu của các tác giả khác đều cho thấy u thường gặp ở lứa tuổi trẻ, các lứa tuổi

khác thì tỷ lệ mắc bệnh thấp, theo Đặng Thế Căn < 20 tuổi: 57.6%(1) Marrogi: 60% < 20 tuổi(7)

Wang: 84% < 30 tuổi(4) Tỷ lệ bệnh của chúng tơi ghi nhận cũng tương tự với 85% < 30 tuổi

Điều này cho thấy rằng u mầm lơng là một bệnh lý của những người trẻ tuổi

Về giới tính: Chúng tơi nhận thấy rằng nữ mắc bệnh nhiều hơn nam 65% so với 35%, tương

đồng với những nghi nhận của các nghiên cứu khác cũng như từ những thơng báo riêng lẻ tỷ lệ

nữ/nam tương đương 2,7/1(1), 2.4/1(13)

Trang 4

Đa số khối u cĩ kích thước vừa phải < 3 cm, trung bình là 2.1 cm(4) Các nghiên cứu cho thấy

rất hiếm khi khối u lớn hơn 3 cm, nhưng trường hợp u quá lớn chỉ gặp trong các trường hợp ác

tính(1) Tuy nhiên cĩ tác giả đã ghi nhận cĩ khối u mầm lơng lớn > 5 cm ở vùng lưng và da đầu

nhưng vẫn là u lành tính(4) Trong nghiên cứu của chúng tơi > 90% khối u cĩ kích thước < 3 cm,

tương tự như những ghi nhận khác

Trong nghiên cứu này, chúng tơi ghi nhận hầu hết khối u khu trú ở vùng đầu cổ và chi trên

trong đĩ nỗi bật ở các vị trí sau: Vùng má: 30.7%, cổ: 23%, sau gáy: 15.4%; các vị trí khác cĩ số

lượng ít hơn và khơng tìm thấy khối u vùng nữa thân người dưới Điều này cũng giống như

những kết quả của các nghiên cứu khác: 50% khối u mầm lơng được tìm thấy ở vùng đầu cổ, chủ

yếu ở má và vùng trước tai, cổ, quanh mắt và da đầu(9) Trong khi đĩ theo nghiên cứu ở Bệnh viện

K Hà Nội u lại tìm thấy nhiều ở cánh tay: 22,1%; má: 12,8% và cổ bên 11,9%(1) Theo J Wang

66% u khu trú ở vùng đầu cổ, 16% ở thân, 14% ở chi trên(4) Hầu hết các nghiên cứu đều khơng

tìm thấy ở vùng nữa người dưới; chỉ 4% u tìm thấy ở chi duới(4) Đây là một trong những đặc

trưng nổi bật của khối u mầm lơng

Trong tất cả các trường hợp u mầm lơng được phát hiện qua chẩn đốn mơ bệnh học khơng

một trường hợp nào được lâm sàng chẩn đốn hay gợi ý chẩn đốn Với một tuyến y tế chuyên

sâu hơn cũng cho thấy khơng cĩ một trường hợp nào được lâm sàng chẩn đốn trước khi phẫu

thuật trong đĩ 5,1% cĩ chẩn đốn là ung thư; 7,1% nghi ngờ ung thư(1) Trong khi đĩ, một số

nghiên cứu khác cho thấy cĩ sự thay đổi về độ chính xác trong chẩn đốn lâm sàng đối với u

mầm lơng Cĩ đến 21% - 49% trường hợp bệnh nhân phù hợp chẩn đốn lâm sàng và mơ bệnh

học về u mầm lơng(4,7) Tuy nhiên vẫn cĩ đến 45% u mầm lơng được khơng được chẩn đốn chính

xác(4)

Nguyên nhân đưa đến sai lầm trong chẩn đốn là do nhà lâm sàng khơng quan tâm và tìm

hiểu bệnh này nên dễ bỏ qua hay chẩn đốn là những u khác(1) Đặc điểm nổi bật khác điển hình

cho u mầm lơng là mật độ u cứng chắc hơn so với khối u khác Cảm giác khi kim đi vào u cũng

khác với các tổn thương hạch, u tuyến bã, nang thượng bì Đây là một dấu hiệu lâm sàng được

các nghiên cứu nhấn mạnh, với một thuật ngữ khá ấn tượng “khối đá vùng mặt” (faceted stone)

Tổn thương nằm ngay dưới da, cũng cĩ thể gồ lên trên mặt da, cố định với da nhưng khơng

cố định với mơ liên kết dưới da(1,13) Chính mật độ u như vậy nhiều khi càng làm cho các nhà lâm

sàng gặp khĩ khăn để chẩn đốn phân biệt với một vị trí tiêm chích bị vơi hĩa, khối máu tụ vơi

hĩa, u xương sụn, đa hĩa xương đa ổ (multiple osteomas of the skin)(13)

Đa số u mầm lơng khơng làm thay đổi màu sắc da, trong một vài trường hợp da cĩ thể cĩ

màu xanh đỏ, đỏ tím, xanh đen, nâu(1,13) Khi khối u cĩ màu đen khơng thể là u mầm lơng(13)

Như vậy về mặt lâm sàng, vị trí khu trú của tổn thương và mật độ chắc cứng của khối u cũng

cĩ thể được coi là những dấu chứng để gợi ý một chẩn đốn u mầm lơng

Về chẩn đốn tế bào học

Theo y văn, từ năm 1982 Woyke là người đầu tiên cĩ những ghi nhận về hình ảnh tế bào học

u mầm lơng Các nghiên cứu về sau luơn nhấn mạnh hình ảnh các tế bào dạng đáy (basaloid cell)

và các tế bào thối hĩa dạng bĩng ma (Ghost cell hoặc shadow cell) là những tiêu chuẩn quan

trọng để chẩn đốn u mầm lơng Mặc dù cĩ tác giả chỉ tìm thấy tế bào này khoảng 22% trường

hợp(10) Các thành phần khác như tế bào khổng lồ nhiều nhân và thành phần calci cũng cĩ biểu

hiện ít hơn trên dưới 50% trên các tiêu bản(10,4,5)

Qua hồi cứu lại những tiêu bản trong nghiên cứu của chúng tơi cho thấy tế bào dạng đáy và

tế bào thối hĩa tìm thấy từ 77% - 85% trường hợp Tương tự như nhận xét của các tác giả khác

Đối với tế bào khổng lồ nhiều nhân tỉ lệ tìm thấy thấp chỉ 23% trường hợp tiêu bản được thể hiện,

thành phần calci là 69% trường hợp

Trang 5

Nhận định và xác định các thành phần trong u mầm lơng như tế bào dạng đáy, tế bào thối

hĩa theo chúng tơi cần phải cĩ kinh nghiệm và cần kết hợp với biểu hiện lâm sàng của thương tổn

khi đĩ mới cĩ thể định danh được tính chất của các thành phần tế bào hoặc khơng phải tế bào

trong u mầm lơng

Tế bào dạng đáy là những tế bào cĩ kích thước từ nhỏ đến trung bình lớn hơn tế bào lympho

2 - 3 lần, bờ tế bào khơng rõ, bào tương hẹp, nhân hình trịn hoặc bầu dục, bắt màu kiềm mạnh,

chất nhiễm sắc mịn, hạt nhân nổi rõ, các tế bào cĩ thể đứng rời rạc hoặc co cụm nhiều khi xếp

thành hàng(4,8) Cĩ tác giả ghi nhận sự sắp xếp của các tế bào dạng đáy thành mơt lớp tế bào

khơng đều nhìn giống hình cung răng (saw-toothed edges)(4)

Tế bào thối hĩa dạng bĩng ma thường co cụm thành đám, cĩ hình đa diện, hoặc đa cực Bào

tương rộng nhạt màu, vùng trung tâm khơng bắt màu, cĩ khi giống với tế bào gai khơng nhân(4,8)

Hình ảnh tế bào bĩng ma được nhấn mạnh như là hình ảnh điển hình cho u mầm lơng mà nĩ

khơng tìm thấy ở các khối u khác(10) Hình ảnh tế bào dạng đáy và tế bào thối hĩa bĩng ma đựợc

Sanchez nhấn mạnh: Một lần nhìn thấy là khơng bao giờ quên (once seen never forgotten)(8)

Cho đến nay vẫn chưa biết được chính xác cơ chế hình thành các tế bào thối hĩa bĩng ma,

các nghiên cứu đã cho thấy rằng lớp tế bào đáy sâu – hầu hết là các tế bào tăng sinh dương tính

mạnh với bcl-2 và cytokeratin 19 Lớp tế bào đáy nơng tích tụ p53 cao, cĩ tính đồng nhất nhưng

lại âm tính với bcl-2 và cytokeratin 19 Các tế bào đáy nơng biệt hĩa thành tế bào gai và tế bào

chuyển tiếp Trong đĩ các tế bào chuyển tiếp chết theo chương trình (apoptosis) để hình thành tế

bào thối hĩa dạng bĩng ma Chết theo chương trình là cơ chế chính để hình thành tế bào thối

hĩa bĩng ma(2)

Bộ ba chẩn đốn: Tế bào dạng đáy – tế bào thối hĩa bĩng ma – tế bào khổng lồ nhiều nhân

khơng phải lúc nào cũng được thể hiện trên tiêu bản u mầm lơng Khi tiến hành chọc hút từ vị trí

ngồi rìa của khối u hoặc từ những thương tổn ở giai đoạn sớm sẽ bắt gặp nhiều tế bào dạng đáy,

chọc hút ở những tổn thương lâu ngày tiêu bản chỉ thấy tế bào bĩng ma(8)

Đánh giá và nhận định được tế bào dạng đáy và tế bào thối hĩa nhất là tế bào dạng đáy cĩ

thể gặp nhiều khĩ khăn Hình ảnh tế bào học thể hiện trên tiêu bản u mầm lơng khá đa dạng, cĩ

nhiều mối giao thoa với các tổn thương khác Cho nên cần phải cĩ kinh nghiệm, nếu khơng chắc

chắn sẽ nhầm lẫn với các tính chất của các loại tế bào thường gặp khác, khi đĩ rất dễ dàng đưa ra

những kết luận khơng phù hợp với bản chất u mầm lơng Qua 26 trường hợp u mầm lơng, chúng

tơi chỉ chẩn đốn được 2 trường hợp # 7,7% phù hợp với kết quả mơ bệnh học Thật sự chẩn đốn

này được rút kinh nghiệm từ những sai sĩt trước đĩ và phải qua hồi cứu những hình ảnh tế bào

học từ y văn Hy vọng trong tương lai những kết quả từ chẩn đốn tế bào học về u mầm lơng sẽ

được cải thiện hơn Trong một số nghiên cứu khác đã cho thấy những báo cáo đầu tiên về chẩn

11.5% trường hợp u mầm lơng chẩn đốn tế bào học ở cơ sở chúng tơi là tổn thương ung thư

hoặc nghi ngờ ung thư Những sai lầm này cũng được nhiều tác giả chia sẻ: 24.5% case được kết

luận là ác tính(11)

Sự nổi trội trên tiêu bản các tế bào biểu mơ dạng đáy, mật độ tế bào nhiều, khơng cĩ sự kết

dính tế bào, tỷ lệ nhân/bào tương cao, hạt nhân rõ, cũng như sự hiện diện thành phần hoại tử,

mảnh vụn tế bào làm cho chúng ta dễ dàng nhầm với một trường hợp u ác tính(10,4,5,12,7)

Việc khơng quan tâm đến lâm sàng, theo chúng tơi cũng đĩng gĩp một phần vào sự sai lầm

Hình ảnh lâm sàng cho thấy tổn thương khơng tiến triển, khơng xâm lấn Trên tiêu bản thể hiện

những loại tế bào khác nhau, hình ảnh tế bào cĩ nhân lệch tâm, khơng cĩ sự bất thường của nhân,

ranh giới bào tương khơng phân biệt rõ, hạt nhân rõ, cĩ hình ảnh tế bào bĩng ma, tế bào khổng lồ

nhiều nhân, cĩ các thành phần khơng phải tế bào, nền tiêu bản khơng cĩ nhiều tế bào lympho là

những yếu tố để nghĩ đến u mầm lơng và để chẩn đốn phân biệt với các loại ung thư biểu mơ

gai, ung thư biểu mơ tế bào đáy, ung thư biểu mơ khơng biệt hĩa di căn hạch, u tế bào Merkel ở

da, sarcom tế bào trịn nhỏ(10,4,5,12,7)

Trang 6

Đối với tổn thương lành tính: 11.5% u mầm lơng trong nghiên cứu này cĩ chẩn đốn tế bào

là lao hạch Hình ảnh tế bào học thể hiện tế bào khổng lồ nhiêu nhân, các tổ chức hoại tử kèm

theo các tế bào viêm tương tự như tổn thương viêm hạt, nên rất dễ chẩn đốn nhầm u mầm lơng

với viêm lao, viêm mơ mỡ dưới da, nhiễm trùng da và hạch viêm phản ứng(10)

Cĩ đến 38.4% u mầm lơng lại được chẩn đốn là những loại u lành tính khác như u nang bì,

u tuyến bã, u xơ vơi hĩa, u hỗn hợp tuyến nước bọt Giống như u mầm lơng những trường hợp u

nang thượng bì thường khu trú ở bề mặt da nhưng mật độ u mềm khơng cĩ cảm giác chắc cứng

như u mầm lơng, tiêu bản chỉ thể hiện một loại tế bào sừng đứng rời rạc hoặc co cụm thành đám

nhỏ Trong khi đĩ các tế bào sừng của u mầm lơng thường xếp thành dải và thối hĩa(10)

Hướng đi của kim trong quá trình chọc hút cũng cĩ thể làm tiêu bản nhiễm một số tế bào gai

của da khi đường đi của kim song song với vùng da bề mặt Các thành phần như tế bào khổng lồ,

mảnh vụn tổ chức, thành phần calci sẽ khơng nhìn thấy khi kim nằm trong vùng lõi của nang

thượng bì(10) Khi u nang thượng bì bị nhiễm trùng vì vỡ u cĩ thể nhầm với u mầm lơng do sự

hiện diện các tế bào khổng lồ dị vật nhưng sẽ khơng cĩ tế bào dạng đáy và mảnh vụn calci(10) Các

khối u của phần phụ da cũng cĩ hình ảnh tế bào dạng đáy nhưng cấu trúc của những tế bào này

thường co cụm thành đám, xếp dày đặc khác với sự sắp xếp khơng đều cĩ dang hình cung răng

như tế bào dạng đáy của u mầm lơng và hình ảnh tế bào bĩng ma, tế bào khổng lồ nhiều nhân, tế

bào biểu mơ gai rất hiếm hoặc khơng cĩ mặt trong những khối u này(4)

Đánh giá mật độ u trên lâm sàng là một yếu tố hỗ trợ trong việc chẩn đốn khác giữa u mầm

lơng và các loại u này Tuy nhiên khi khối u khu trú ở vùng đầu cổ nhất là vùng quanh tai, 15.3%

u mầm lơng được chúng tơi chẩn đốn là u hỗn hợp tuyến nước bọt Sự nhầm lẫn này cũng được

khá nhiều tác giả ghi nhận(4,12,6) Tương tự như u mầm lơng, u hỗn hợp tuyến nước bọt ở nhĩm

khu trú nơng cũng cĩ mật độ chắc cứng khi sờ nắn và trên tiêu bản cũng cĩ nhiều tế bào dạng

đáy, nên việc chẩn đốn phân biệt cĩ thể gặp khĩ khăn đặc biệt là ở trẻ em Khi đĩ sự thể hiện

tính chất mơ đệm: Mơ đệm cĩ dạng sợi tơ và hình ảnh tế bào cơ – biểu mơ dạng tương bào và lưu

ý đến sự vắng mặt các tế bào bĩng ma, tế bào khổng lồ và mảnh vụn calci sẽ cho chúng ta một

chẩn đốn chính xác về u hỗn hợp(4) Ngồi ra Sanchez cịn nhấn mạnh thêm hình ảnh dạng tơ của

chuyển sản sụn nhầy cĩ mặt trong những trường hợp u hỗn hợp tuyến nước bọt(10) Trong trường

hợp ung thư biểu mơ tuyến nang tuyến nước bọt cĩ hình ảnh khối cầu Hyaline được các tế bào

dạng đáy bao bọc xung quanh Trong khi đĩ các đám sừng trong u mầm lơng lại khơng cĩ mối

liên quan đến tế bào dạng đáy(6)

Sự nhầm lẫn giữa u mầm lơng sang khối u khác như u tế bào khổng lồ, u xơ vơi hĩa, u mơ

bào cũng là do sự nhận định và đánh giá hình ảnh tế bào học trên tiêu bản thiếu chính xác

Để cĩ được một chẩn đốn tế bào học u mầm lơng,các tác giả C Sanchez, J Wang, M

Wong, M Lemons đưa ra các yêu cầu sau:

* Xem xét những biểu hiện và đặc điểm lâm sàng của khối u

* Bác sĩ giải phẫu bệnh phải trực tiếp làm FNA, trực tiếp đọc tiêu bản

* Cĩ hiểu biết về hình ảnh tế bào học, quan trọng là phải nhận định được sự cĩ mặt các tế

bào dạng đáy, tế bào bĩng ma - đây là 2 chìa khĩa giúp cho chẩn đốn

* Khơng nên để những ấn tượng quá mức chi phối khi thấy các tế bào nhân trần,cĩ hạt nhân

rõ hoặc nhân tế bào tăng tính bắt màu mạnh sắp xếp thành dải ở trên tiêu bản

* Luơn nghĩ đến u mầm lơng khi làm FNA những tổn thương dưới da - đặc biệt khi nĩ khu

trú ở vùng đầu cổ trên bệnh nhân trẻ tuổi(10,4,12,6)

KẾT LUẬN

Qua 26 trường hợp u mầm lơng được ghi nhận về mặt lâm sàng và tế bào học tại Khoa Giải

phẫu bệnh Bệnh viện C Đà nẵng cho thấy:

Trang 7

+ U thường gặp ở những bệnh nhân trẻ tuổi 85% dưới 30 tuổi Nữ nhiều hơn nam 2 lần U

thường khu trú chủ yếu ở nửa thân người trên: 91% ở vùng đầu cổ và chi trên U cĩ kích thuớc

nhỏ: 88% dưới 3 cm, luơn cĩ mật độ chắc cứng

+ Các dữ kiện lâm sàng luơn là yếu tố cĩ giá trị để hỗ trợ cho chẩn đốn tế bào học

+ Chẩn đốn tế bào học FNA cĩ thể gặp khĩ khăn khi chưa cĩ đủ kinh nghiệm, tế bào biểu

mơ dạng đáy và tế bào thối hĩa dạng bĩng ma là những hình ảnh đặc trưng quan trọng của u

mầm lơngg

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Y học thực hành 2002 431;180-183

2 Fagyazi A, Soruri (1997) – Cell renewal,cell differentiation and programmed cell

death(apoptosis) in pilomatrixoma-Br J Dermal 1997-Nov 137(5) 714 –720

3 Henryk A D (1997) – Cytology of pilomatrixoma(Calcifying Epithelioma of Malherbe) in

fine needle aspiration – Acta Cytol 1997 41; 771-777

4 Jun W, Camilla J C (2002)- Pilomatrixoma: clinicalpathologic study of 51 cases with empha

sis on cytologic features- Diag cytopathol 2002 Vol 27 No 3, 167-172

5 Kurmar and Verma K (1996) - Fine needle aspiration biopsy (FNA) cytology of

pilomatrixoma – Cytopathology 1996,7: 125-131

6 Lemons MM, (2001) - Fine needle aspiration features of pilomatrixoma – Cancer

cytopathology 2001;93: 252-256

7 Marrogi A J (1992) Pilomatrixoma Neoplasm in childrent and young adult- American J

Dermatopathology 1992;14: 87-94

8 Preethi Tr (2007)- A cases of pilomatrixoma misdiagnosed as metastatic carcinoma on Fine

needle aspiration biopsy cytology – Journal of cytology 2007;24(4): 207-208

9 Ryan M G (2004) – pilomatrixoma of the face: A benign skin appendage mimicking

squamous cell carcinoma - Otolarynol Head neck Surg 2004;130: 483-5

10 Sanchez CS (1996) – Mimics of pilomatrixoma in fine needle aspiration- Diagn cytopathol

1996,14; 75-83

11 Viero RM; Tani E (1999) - Fine needle aspiration biopsy (FNA) cytology of pilomatrixoma:

Report of 14 cases and review of the literature - Cytopatholgy 1999,10: 263-269

12 Wong MP (1994)- Fine needle aspiration biopsy of pilomatrixoma: Still a diagnosis trap for

the unwary - Diag cytopathol 1994;10: 365-370

13 Yoshimura Y (1997) – Calcifying epithelioma(pilomatrixoma) of the head and neck: Analysis

of 37 cases- Br J Oral and Maxillofacial surgery 1997,35(6): 429-432

Ngày đăng: 23/01/2020, 14:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w