Nội dung của bài viết trình bày về nước súc miệng kháng khuẩn bổ sung hiệu quả cho qui trình chăm sóc sức khỏe răng miệng hằng ngày, giúp kiểm soát và ngăn ngừa sự hình thành mảng bám vi khuẩn gây bệnh, đánh giá hiệu quả tức thì của NSM chứa tinh dầu lên lượng vi khuẩn hiếu khí trong mảng bám răng trên nướu và so sánh với một loại nước súc miệng thảo mộc chiết xuất toàn phần từ bạch chỉ và hương.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học HIỆU QUẢ TỨC THÌ CỦA NƯỚC SÚC MIỆNG CHỨA TINH DẦU VÀ NƯỚC SÚC MIỆNG THẢO MỘC LÊN LƯỢNG VI KHUẨN TRONG MẢNG BÁM Phạm Thị Ngọc Thảo*, Ngơ Thị Quỳnh Lan* TĨM TẮT Mở đầu: Nước súc miệng (NSM) kháng khuẩn là phương pháp bổ sung hiệu quả cho qui trình chăm sóc sức khỏe răng miệng hằng ngày, giúp kiểm sốt và ngăn ngừa sự hình thành mảng bám vi khuẩn gây bệnh. Nổi bật trong thị trường NSM cơng nghiệp là NSM chứa tinh dầu với tính hiệu quả, an tồn và ít tác dụng phụ khi sử dụng trong thời gian dài. Bên cạnh đó, tác dụng của các hợp chất chiết xuất từ thảo mộc thiên nhiên cũng thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu do tỉ lệ đề kháng của các vi sinh vật gây bệnh đối với các tác nhân kháng khuẩn ngày càng tăng cao. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả tức thì của NSM chứa tinh dầu lên lượng vi khuẩn hiếu khí trong mảng bám răng trên nướu và so sánh với một loại NSM thảo mộc chiết xuất tồn phần từ bạch chỉ và đinh hương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng bắt chéo, tiến hành trên 27 sinh viên Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, chia ngẫu nhiên thành 3 nhóm. Tại mỗi đợt thử nghiệm, mỗi nhóm sử dụng ngẫu nhiên trong 30 giây: NSM Listerine Cool Mint (20ml), hoặc NSM thảo mộc (60 giọt thuốc pha 20ml nước), hoặc nước cất (20ml). Mảng bám trên nướu được lấy tại thời điểm trước và ngay sau khi súc miệng, được xử lí và cấy trên thạch máu cừu, ủ 48 giờ trong điều kiện hiếu khí. Tổng số khúm khuẩn và khúm tiêu huyết β trên mỗi hộp thạch được đếm và tính ra số đơn vị tạo khúm trong 1ml (CFU/ml). Sau mỗi đợt thử nghiệm là thời kì rửa 1 tuần trước khi bắt đầu đợt thử nghiệm kế tiếp với loại NSM khác. Kết quả: Ngay sau khi súc miệng, lượng vi khuẩn hiếu khí và vi khuẩn gây tiêu huyết β giảm 68,7% và 74,5% ở nhóm NSM chứa tinh dầu, 25,4% và 31,2% ở nhóm NSM thảo mộc, 17,1% và 3,8% ở nhóm nước cất. Hiệu quả giảm tỉ lệ vi khuẩn hiếu khí và vi khuẩn gây tiêu huyết β tức thì của NSM chứa tinh dầu cao hơn so với NSM thảo mộc và nước có ý nghĩa thống kê (p0,05). Kết luận: NSM chứa tinh dầu có khả năng xâm nhập nhanh chóng vào màng sinh học răng và tác động diệt khuẩn lên các vi khuẩn chứa bên trong. Từ khóa: nước súc miệng chứa tinh dầu, nước súc miệng thảo mộc, mảng bám răng, vi khuẩn hiếu khí, vi khuẩn gây tiêu huyết β. ABSTRACT IMMEDIATE EFFECT OF ESSENTIAL OIL AND HERBAL MOUTHRINSE ON PLAQUE BACTERIA Pham Thi Ngoc Thao, Ngo Thi Quynh Lan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 339 ‐ 346 Introduction: Antimicrobial mouthrinse is an effective adjunct for daily oral hygiene regimen that helps control and prevent the formation of plaque bacteria. Standing out from a number of chemical agents currently available in the market, essential oil mouthrinse (EO) has demonstrated its efficacy, safety and few side effects * Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược TP HCM Tác giả liên lạc: BS. Phạm Thị Ngọc Thảo ĐT: 0937767996 Răng Hàm Mặt Email: ngocthaorhm2007@gmail.com. 339 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 when used for a long time. Besides that, anti‐infective potential of bioactive compounds extracted from plants attract many researcher’s attention when the resistance of many common pathogens to currently used therapeutic agents is increasing. Objectives: Assess the immediate antimicrobial effect of EO on the amount of aerobes in supragingival plaque, and compare with a herbal mouthrinse (H, full extracts from Angelica and Clove). Material and methods: This cross‐over clinical trial was conducted on 27 dental students of the Faculty of Odonto Stomatology, University of Medicine and Pharmacy, Ho Chi Minh City. They were randomly divided into 3 groups. On the sampling days, either Listerine Cool Mint (20ml) or herbal mouthrinse (60 drops mixed with 20ml water) or distilled water (20ml) was randomly administered to each of the 3 groups. Supragingival plaque were collected at: (1) baseline and (2) immediately following a 30s‐rinse, then cultured onto sheep blood agar plates for 48 hours under aerobic conditions. Colony‐forming units (CFU) of total cultivable aerobes and β‐ hemolytic colonies on plates were counted and inferred the number of viable organisms (CFU/ml). Experimental periods were separated by a one‐week washout period before starting the next trial with alternative mouthrinse. Results: There was no statistically significant difference at baseline (p > 0.05). After 30s rinsing, the percent reductions of total aerobes and β‐hemolytic aerobes were 68.7% and 74.5% in EO group, 25.4% and 31.2% in H group, 17.1% and 3.8% in control group. EO produced significant reductions in number of the aerobes (p 0.05). Conclusion: EO formulation has ability to quickly penetrate the dental biofilm and exert a bactericidal activity on the organisms contained therein. Keywords: essential oil mouthrinse, herbal mouthrinse, dental plaque, aerobe, β‐hemolytic bacteria. chải răng, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc ĐẶT VẤN ĐỀ miệng kháng khuẩn(13). Mảng bám vi khuẩn là điều kiện tiên quyết Nổi bật trên thị trường NSM công nghiệp gây ra sâu răng, là nguyên nhân của bệnh nha phong phú và đa dạng là NSM chứa tinh dầu chu gồm có viêm nướu và viêm nha chu. Bên với tính hiệu quả, an tồn và ít tác dụng phụ khi cạnh đó mối liên hệ giữa bệnh nha chu và một sử dụng trong thời gian dài được chứng minh số bệnh tồn thân ngày càng được chứng minh qua nhiều nghiên cứu (DePaola & Spolarich, một cách rõ rệt(8). Do đó, kiểm sốt mảng bám vi 2007). Trong xu hướng phát triển các ứng dụng khuẩn trở thành mục tiêu hàng đầu của những y học cổ tryền và các liệu pháp điều trị bằng nhà thực hành nha khoa trong công cuộc chăm thảo dược, tác dụng kháng khuẩn của các hợp sóc sức khỏe răng miệng tồn diện và cải thiện chất chiết xuất từ thảo mộc thiên nhiên ngày tình trạng bệnh tồn thân. càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên Quan niệm mảng bám răng là một màng cứu do khả năng đề kháng của các vi sinh vật sinh học giúp giải thích đặc tính gây bệnh và sự gây bệnh đối với các tác nhân kháng khuẩn khó khăn trong sự loại bỏ hồn tồn mảng bám, ngày càng tăng cao và nhu cầu tìm ra những tác đồng thời giúp đưa ra phương pháp kiểm sốt nhân kháng khuẩn mới an tồn và hiệu quả(4). mảng bám hiệu quả và tồn diện. Mặc dù màng Bên cạnh đó, khả năng đề kháng với các chất sinh học khơng thể loại bỏ hồn tồn nhưng đặc kháng khuẩn của vi khuẩn trong màng sinh học tính gây bệnh của màng sinh học răng có thể cao gấp 1000‐1500 so với những vi khuẩn sống giảm bớt bằng cách làm nhẹ gánh nặng vi sinh tự do(11), cho thấy sự cần thiết của những nghiên (bioburden) và duy trì hệ tạp khuẩn cân bằng cứu in vivo để đánh giá đúng đắn hiệu quả thâm trong môi trường miệng với phương pháp vệ nhập vào màng sinh học và tác động lên vi sinh răng miệng đúng đắn hằng ngày bao gồm 340 Chun Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 khuẩn bên trong của các tác nhân kháng khuẩn. Tuy nhiên, tại Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu lâm sàng nào đánh giá hiệu quả kháng khuẩn của NSM chứa tinh dầu và NSM thảo mộc lên mảng bám răng. Chính vì vậy chúng tơi thực hiện nghiên cứu này để đánh giá hiệu quả kháng khuẩn tức thì của NSM chứa tinh dầu lên lượng vi khuẩn hiếu khí trong mảng bám răng trên nướu và so sánh với một loại NSM thảo mộc có chiết xuất tồn phần từ hai loại thảo dược thiên nhiên (bạch chỉ và đinh hương). ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu 27 sinh viên Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, 18‐25 tuổi, thỏa các tiêu chí: Có ít nhất 20 răng thật (đầy đủ các răng cối nhỏ và răng cối lớn hàm trên, trừ răng cối lớn thứ 3). Cung răng hàm trên tương đối cân xứng. Khơng có thói quen nhai một bên. Khơng có sâu răng lớn chưa điều trị và các bệnh lý viêm nhiễm mô mềm vùng miệng (trừ viêm nướu nhẹ). Khơng có tiền sử bệnh lý tồn than / bệnh nha chu. Khơng than phiền khơ miệng hoặc dị ứng với các loại NSM. Khơng dùng kháng sinh tồn thân trong vòng 1 tháng trước khi tham gia nghiên cứu. Khơng mang mắc cài chỉnh hình hoặc hàm giả. Các đối tượng sử dụng kháng sinh, hoặc mắc các bệnh lý viêm nhiễm vùng miệng, hoặc bị chấn thương vùng đầu mặt trong quá trình tham gia nghiên cứu sẽ bị loại ra khỏi nghiên cứu. Các đối tượng được giải thích và đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu Y học Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng bắt chéo, ngẫu nhiên, mù đơn, có nhóm chứng. Q trình thực hiện 27 đối tượng chia ngẫu nhiên thành 3 nhóm (mỗi nhóm 9 đối tượng), đều trải qua 3 lần thử nghiệm với 1 thời kì rửa trước lần thử nghiệm đầu tiên và 2 thời kì rửa xen kẽ. Mỗi thời kì rửa kéo dài 7 ngày. Một tuần trước khi bắt đầu tham gia nghiên cứu, các đối tượng được cung cấp cùng một loại bàn chải lơng mềm và kem đánh răng khơng chứa triclosan, chải răng theo thói quen thơng thường của họ và khơng dùng bất kì loại nước súc miệng nào trong thời gian tham gia nghiên cứu. Trước mỗi lần thử nghiệm, kể từ lần chải răng cuối cùng tối hôm trước đến buổi sáng can thiệp, các đối tượng không sử dụng tất cả các phương pháp vệ sinh răng miệng cũng như bất kì loại thức ăn và nước uống nào. Tại mỗi đợt thử nghiệm, mỗi nhóm súc miệng trong 30 giây một trong các loại NSM sau: Listerine Cool Mint (20ml), NSM thảo mộc (60 giọt thuốc pha 20ml nước), nước cất vô trùng (20ml). Mẫu mảng bám trên nướu được lấy tại thời điểm: (1) trước, và (2) ngay sau khi súc miệng. Lấy mẫu mảng bám Lần thử nghiệm 1: ‐ Trước súc miệng: sau khi cô lập vùng lấy mẫu bằng gòn cuộn, dùng cây nạo nha chu vơ khuẩn lấy mảng bám trên nướu lần lượt ở mặt ngồi RCN2, RCL2 hàm trên một bên ngẫu nhiên và RCN1, RCL1 phần hàm trên bên còn lại (đặt dụng cụ ngang viền nướu, bờ tác dụng ơm sát mặt răng, kéo từ xa đến gần). Cho ngay đầu cây nạo vào ống nghiệm chứa 2ml dung dịch nước cất vơ trùng sau mỗi lần lấy mẫu, lắc trong 10 giây để hòa lượng mảng bám dính trên cây nạo vào dung dịch. Sau đó, chuyển các mẫu vào phòng xét nghiệm vi sinh. ‐ Sau súc miệng: thực hiện giống như trước khi súc miệng nhưng lấy ở mặt ngồi các răng Răng Hàm Mặt 341 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học còn lại của nhóm RCN và RCL phần hàm trên hai bên. Lần thử nghiệm 2: Các nhóm thay đổi loại NSM sử dụng, thực hiện lấy mẫu như lần thử nghiệm 1 nhưng thứ tự phần hàm lấy mẫu ngược lại so với lần 1. Một vài khúm khuẩn đặc trưng được nhà nghiên cứu vi sinh chọn ra, nhuộm Gram và quan sát dưới kính hiển vi để đánh giá hình dạng và cách sắp xếp của một số loại vi khuẩn trong mơi trường miệng. Xử lí số liệu Lần thử nghiệm 3: Các nhóm thay đổi loại NSM sử dụng, thực hiện lấy mẫu như lần thử nghiệm 1. Phép kiểm Krusskal‐Wallis, Mann‐Whitney U, Wilcoxon được sử dụng để xử lí số liệu thu được với phần mềm SPSS 16.0. Việc lấy mẫu mảng bám được thực hiện bởi cùng một người trong suốt quá trình nghiên cứu. Đồng thời, người lấy mẫu mảng bám và người phát NSM cho các đối tượng nghiên cứu là hai người khác nhau, giúp loại bỏ yếu tố chủ quan và tăng độ tin cậy của kết quả được thu thập. KẾT QUẢ Nuôi cấy vi sinh Các ống nghiệm chứa mẫu mảng bám được pha loãng 600 lần, lấy 30μl dung dịch đã pha loãng cấy dàn trải lên đĩa thạch máu, ủ 48 giờ trong điều kiện hiếu khí (370C, 5‐10% CO2). Sau đó, đếm tổng số khúm vi khuẩn mọc trên mặt đĩa thạch và số khúm vi khuẩn tiêu huyết, tính ra số đơn vị tạo khúm trong 1ml (CFU/ml). 27 sinh viên tham gia (10 nam, 17 nữ) với độ tuổi trung bình là 21,96, đều hồn thành nghiên cứu một cách thuận lợi và khơng ghi nhận bất kì tác dụng phụ nào. Bảng 1 cho thấy số lượng vi khuẩn hiếu khí và vi khuẩn gây tiêu huyết β trong mảng bám trên nướu của các đối tượng trước mỗi giai đoạn thử nghiệm khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Điều này có nghĩa là q trình điều chỉnh mẫu kết hợp với các thời kì rửa có ý nghĩa, giúp mẫu nghiên cứu đạt được tình trạng vi khuẩn trong mảng bám trên nướu ổn định trước mỗi giai đoạn thử nghiệm nói riêng và trong suốt q trình nghiên cứu nói chung. Bảng 1: Số lượng vi khuẩn hiếu khí và vi khuẩn tiêu huyết trong mảng bám trên nướu (x104 CFU/ml) trước khi sử dụng các loại NSM. N = 27 VK hiếu khí VK tiêu huyết NSM chứa tinh dầu (TB ± ĐLC) 528,30 ± 537,61 355,78 ± 448,67 NSM thảo mộc (TB ± ĐLC) 510,44 ± 453,70 305,11 ± 359,94 Nước cất (TB ± ĐLC) 527,85 ± 607,31 314,96 ± 472,96 p (*) 0,978 0,996 (*): Kiểm định Kruskal Wallis. Sự thay đổi về số lượng vi khuẩn giữa thời điểm trước và sau súc miệng được thể hiện trong Bảng 2 và Bảng 3: TB số lượng vi khuẩn hiếu khí và vi khuẩn gây tiêu huyết β giảm có ý nghĩa thống kê ở nhóm dùng NSM tinh dầu (p 0,05). Bảng 2: Sự thay đổi số lượng vi khuẩn hiếu khí (x104 CFU/ml) trong mảng bám trên nướu trước và sau khi sử dụng từng loại NSM. N = 27 NSM chứa tinh dầu NSM thảo mộc Nước cất Trước súc miệng (TB ± ĐLC) 528,30 ± 537,61 510,44 ± 453,70 527,85 ± 607,31 Sau súc miệng (TB ± ĐLC) 178,67 ± 273,28 258,22 ± 212,30 377,04 ± 456,32 p (*) 0,000 0,001 0,075 (*): Test phi tham số Wilcoxon xếp hạng có dấu. 342 Chun Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Bảng 3: Sự thay đổi số lượng vi khuẩn gây tiêu huyết β (x104 CFU/ml) trong mảng bám trên nướu trước và sau khi sử dụng từng loại NSM. N = 27 NSM chứa tinh dầu NSM thảo mộc Nước cất Trước súc miệng (TB ± ĐLC) 355,78 ± 448,67 305,11 ± 359,94 314,96 ± 472,96 Sau súc miệng (TB ± ĐLC) 80,00 ± 176,12 111,33 ± 117,97 233,70 ± 403,56 p (*) 0,000 0,001 0,069 (*): Test phi tham số Wilcoxon xếp hạng có dấu. Tỉ lệ giảm (%) vi khuẩn của các loại NSM được thể hiện trong Biểu đồ 1 và kết quả so sánh tỉ lệ giảm vi khuẩn giữa các loại NSM được thể hiện trong Bảng 4. 80 68,7 74,5 VK hiếu khí VK tiêu huyết β 60 40 25,4 31,2 17,1 20 3,8 Nước cất NSM tinh dầu NSM thảo mộc Biểu đồ 1: Tỉ lệ giảm (%) vi khuẩn hiếu khí và vi khuẩn gây tiêu huyết β của các loại NSM. Biểu đồ 1 cho thấy ngay sau khi súc miệng, NSM tinh dầu có hiệu quả giảm vi khuẩn cao nhất, tiếp theo là nhóm NSM thảo mộc, và nhóm chứng có hiệu quả giảm vi khuẩn thấp nhất. Nhóm NSM chứa tinh dầu và NSM thảo mộc có hiệu quả lên vi khuẩn gây tiêu huyết β cao hơn so với tổng số lượng vi khuẩn hiếu khí, trong khi đó, nhóm chứng có hiệu quả lên tổng lượng vi khuẩn hiếu khí cao hơn so với vi khuẩn gây tiêu huyết β. Bảng: So sánh tỉ lệ (%) giảm vi khuẩn hiếu khí giữa các loại NSM. Biện pháp NSM tinh dầu-Nước cất NSM thảo mộc-Nước cất NSM tinh dầu-NSM thảo mộc p (*) VK hiếu khí VK gây tiêu huyết β 0,001 0,647 0,001 0,002 0,691 0,003 (*): Phép kiểm Mann‐Whitney U. Kết quả từ Bảng 4 cho thấy: NSM tinh dầu có hiệu quả giảm tỉ lệ vi khuẩn hiếu khí cao hơn so với NSM thảo mộc và nước có ý nghĩa thống kê Răng Hàm Mặt (p 0,05). Kết quả nhuộm Gram từ 31 khúm khuẩn được chọn: 12 khúm có hình ảnh cầu khuẩn Gram (+), 9 khúm có cầu khuẩn Gram (‐), 9 khúm có trực khuẩn Gram (‐) và 3 khúm có trực khuẩn Gram (+) với cách sắp xếp đa dạng: riêng lẻ, từng đôi một, dạng chuỗi, dạng chùm nho hay từng đám Trong tổng số 31 khúm được chọn, có 8 khúm tiêu huyết với kết quả nhuộm cho thấy: 7 khúm là cầu khuẩn Gram (+), 1 khúm là trực khuẩn Gram (‐). BÀN LUẬN Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng bắt chéo, các đối tượng tham gia nghiên cứu lần lượt được thử nghiệm các loại NSM theo thứ tự ngẫu nhiên. Điều này giúp hạn chế tối đa sự khác biệt giữa các cá thể khi so sánh hiệu quả kháng khuẩn của các loại NSM, đặc biệt là đối với các nghiên cứu về vi sinh vùng miệng, khi số lượng và thành phần vi khuẩn thường có sự dao động đáng kể giữa các cá thể. Dựa trên mối liên hệ lâm sàng giữa sự tích tụ mảng bám và bệnh nha chu, mối liên hệ giữa bệnh nha chu và bệnh toàn thân, sự liên hệ giữa thành phần vi khuẩn trong mảng bám trên nướu và mảng bám dưới nướu, màng sinh học vi khuẩn trên nướu đã trở thành loại màng sinh học được quan tâm và nghiên cứu nhiều nhất với hơn 500 loại vi khuẩn khác nhau (Newman & cs, 2012). Kết quả nhuộm Gram từ nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với tính chất đa dạng của vi khuẩn trong màng sinh học: có cầu khuẩn và trực khuẩn Gram (+), cầu khuẩn và trực khuẩn Gram (‐), cùng với cách sắp xếp đa dạng. 343 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Trong nghiên cứu này, chúng tơi cũng thực hiện lấy mẫu mảng bám trên nướu ở mặt ngồi của các răng sau hàm trên, nhưng thay vì lấy mẫu mảng bám của các răng trong cùng một phần hàm trong mỗi lần lấy mẫu như phần lớn các nghiên cứu khác thì chúng tơi thực hiện lấy chéo các răng trong cùng một nhóm răng giữa hai phần hàm với nhau để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của lượng mảng bám trên bề mặt từng răng đến kết quả số lượng vi khuẩn trong mảng bám, giúp đánh giá chính xác hơn về hiệu quả kháng khuẩn của các loại NSM. Hiệu quả giảm vi khuẩn của NSM bao gồm hiệu quả cơ học khi súc mạnh thành tiếng trong 30 giây và hiệu quả hóa học của các thành phần chứa bên trong. NSM chứa tinh dầu thể hiện khả năng kháng khuẩn nhanh chóng lên mảng bám răng, cao hơn nhóm chứng nước có ý nghĩa thống kê, cho thấy thành phần hoạt chất trong loại NSM này có khả năng nhanh chóng thâm nhập vào sâu trong màng sinh học và tác động lên các vi khuẩn bên trong. Hiệu quả tức thì này được giải thích bởi phổ kháng khuẩn rộng và tác dụng kháng khuẩn cộng hưởng của hỗn hợp các tinh dầu (thymol, menthol, eucalyptol, methyl salicylate) (Henri & Juliani, 2012). Đặc tính kị nước của tinh dầu giúp tăng khả năng thâm nhập qua lớp màng lipid của tế bào vi khuẩn, làm biến tính protein màng, gây thủng/biến dạng màng tế bào, từ đó làm tăng tính thấm dẫn đến rò rỉ tế bào chất và có thể gây chết tế bào vi khuẩn(5). Kết quả nghiên cứu của chúng tơi cũng phù hợp với kết quả của các nghiên cứu khác trên thế giới khi đánh giá hiệu quả kháng khuẩn của NSM chứa tinh dầu sau một lần sử dụng duy nhất: 30 phút sau khi dùng NSM chứa tinh dầu, 78.7 % vi khuẩn trong mảng bám chết so với 27.9% khi súc miệng với giả dược(12); 12 giờ sau khi súc miệng với NSM tinh dầu, lượng vi khuẩn trong mảng bám trên nướu giảm từ 56,3 đến 87,7%(6). Hiệu quả kháng khuẩn của NSM thảo mộc phụ thuộc chủ yếu vào dẫn chất coumarin trong 344 bạch chỉ và tinh dầu eugenol trong nụ hoa đinh hương. Cấu trúc vòng của coumarin gây ức chế hoạt động tổng hợp ADN của vi khuẩn, nhóm prenyl trong cấu trúc của furanocoumarin làm tăng tính kị nước của phân tử, giúp chúng xâm nhập dễ dàng qua màng tế bào vi khuẩn và phát huy tác dụng kháng khuẩn của hợp chất coumarin(14). Eugenol có khả năng gây biến tính protein, tương tác với lớp phospholipid màng tế bào và làm tăng tính thấm của màng, dẫn đến sự chết của vi khuẩn (Sulieman & cs, 2007). Các thành phần hóa học này có tác dụng mạnh mẽ lên nhiều loại vi khuẩn Gram dương và Gram âm, nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng thể hiện khả năng kháng khuẩn tức thì thấp hơn có ý nghĩa so với NSM chứa tinh dầu và cao hơn khơng có ý nghĩa so với nhóm chứng nước, điều này góp phần khẳng định hiệu quả kháng khuẩn nhanh chóng của hợp chất các loại tinh dầu. Tuy nhiên, vì nghiên cứu chỉ thực hiện tại một thời điểm duy nhất và là nghiên cứu đầu tiên khảo sát tác dụng diệt khuẩn của hợp chất chiết xuất tồn phần từ bạch chỉ và đinh hương, đặc biệt là hiệu quả tác động lên vi khuẩn trong màng sinh học, nên chúng tôi chưa thể đưa ra kết luận đầy đủ về hiệu quả diệt khuẩn của loại thuốc thảo mộc này, có thể cần tăng thời gian tiếp xúc với môi trường miệng và cần một khoảng thời gian sau khi súc miệng để thuốc thâm nhập vào màng sinh học và phát huy hiệu quả kháng khuẩn; do đó, cần có những nghiên cứu tiếp theo. Mặc dù khơng có điều kiện để định danh thành phần vi khuẩn trong mảng bám để đưa ra kết luận đầy đủ về độc lực và khả năng gây bệnh của chúng, nhưng thông qua sự khảo sát về thay đổi về số lượng của các vi khuẩn gây tiêu huyết β, nghiên cứu khảo sát được phần nào về hiệu quả của các loại NSM lên một đặc tính liên quan khả năng gây bệnh của vi khuẩn trong mảng bám. Tiêu huyết β là một đặc tính biểu hiện khá thường xuyên của các vi khuẩn gây bệnh và đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của vi khuẩn qua quá trình ly giải sắt trong tế bào hồng cầu và tạo điều kiện cho Chun Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 mầm bệnh phát tán rộng hơn trong tổ chức vật chủ(15). Các vi khuẩn gây tiêu huyết β thường thuộc nhóm Streptoccoci và Staphyloccoci, kết quả nhuộm Gram trong nghiên cứu của chúng tôi cũng đưa ra kết quả tương đồng: trong 8 khúm tiêu huyết β đặc trưng được chọn ra để nhuộm, 7 khúm là cầu khuẩn Gram (+), 1 khúm là trực khuẩn Gram (‐), đây cũng là một trong những chủng vi khuẩn đầu tiên bám dính vào màng thụ đắc của răng trong quá trình hình thành màng sinh học và là thành phần vi khuẩn chính trong mảng bám sớm(9). Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tơi cũng giúp giải thích về cơ chế tác động của NSM tinh dầu: giảm sự bám dính của các vi khuẩn tiên phong, từ đó ngăn sự hình thành và trưởng thành của mảng bám vi khuẩn. Mảng bám trên nướu được xem là nơi ẩn náu của các vi sinh vật gây bệnh nha chu, tạo điều kiện cho chúng xâm nhập và gây tái nhiễm trùng cho hệ thống mơ cận kề bên dưới. Nghiên cứu này góp phần khẳng định kết quả của các nghiên cứu in vitro và in vivo trước đây về hiệu quả diệt khuẩn của NSM chứa tinh dầu trong môi trường miệng, cung cấp bằng chứng bổ sung giúp giải thích cơ chế làm giảm lượng mảng bám và viêm nướu. Từ đó, thêm lý do cho thấy sự cần thiết của việc bổ sung NSM kháng khuẩn vào qui trình chăm sóc răng miệng hằng ngày. Bên cạnh đó, mảng bám răng là một trong những nguồn gây ra nhiễm khuẩn không khí trong phòng nha thơng qua các hạt khí dung tạo ra trong q trình điều trị (Harell & cs, 2004). Kết quả từ nghiên cứu của chúng tơi cũng giúp giải thích một phần kết quả của các nghiên cứu trước đây về hiệu quả giảm nhiễm khuẩn trong khơng khí tạo ra trong quá trình điều trị nha khoa khi cho bệnh nhân súc miệng với NSM kháng khuẩn trước thủ thuật(7,10), khẳng định sự cần thiết của điều này trong việc góp phần tạo ra mơi trường làm việc an tồn cho cả bệnh nhân và những nhà chăm sóc sức khỏe răng miệng. Răng Hàm Mặt Nghiên cứu Y học KẾT LUẬN Qua nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng bắt chéo trên 27 sinh viên Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP.HCM về tác động tức thì của các loại NSM lên số lượng vi khuẩn hiếu khí trong mảng bám trên nướu, cho phép rút ra các kết luận sau: Khi so sánh số lượng vi khuẩn hiếu khí trong mảng bám trên nướu trước và sau súc miệng NSM chứa tinh dầu: tổng số lượng vi khuẩn hiếu khí giảm 68,7% và số lượng vi khuẩn tiêu huyết β giảm 74,5%, sự giảm này có ý nghĩa thống kê (p 0,05). Khi so sánh hiệu quả làm giảm vi khuẩn hiếu khí trong mảng bám trên nướu của các loại NSM NSM chứa tinh dầu có hiệu quả giảm tỉ lệ vi khuẩn hiếu khí và vi khuẩn tiêu huyết β cao hơn so với NSM thảo mộc và nước có ý nghĩa thống kê (p 0,05). Kết quả nghiên cứu khẳng định khả năng xâm nhập vào màng sinh học răng một cách nhanh chóng và tác động lên các vi khuẩn chứa bên trong của hợp chất các loại tinh dầu. Nghiên cứu cung cấp lý do cho thấy sự cần thiết của việc bổ sung NSM kháng khuẩn vào qui trình chăm sóc răng miệng hằng ngày và góp phần khẳng định lợi ích của việc cho bệnh nhân súc miệng 345 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 với NSM kháng khuẩn trước khi thực hiện các thủ thuật can thiệp nha khoa. 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO Abdel Moneim ES, El‐Amin AE, et al (2007). Nutritive value of Clove and detection of antimicrobial effect of its bud oil. Research of Journal Microbiology, 2(3): 266‐271. Bassolé IH, Juliani HR (2012). Essential oils in combination and their antimicrobial properties. Molecules, 17: 3989‐4006. DePaola LG, Spolarich AE (2007). Safety and efficacy of antimicrobial mouthrinses in clinical practice. Journal of Dental Hygiene (spec suppl): 13‐25. Dodwad V, Kukreja BJ (2012). Herbal mouthwash – gifts of nature. International Journal of Pharma and Bio Sciences, 3(2): 46‐52. Faleiro ML (2011). The mode of antibacterial action of essential oils. Science against microbial pathogens: 1143‐1156. Fine DH, Furgang D, Sinatra K, Charles C, McGuire A, Kumar LD (2005). In vivo antimicrobial effectiveness of an essential oil‐containing mouth rinse 12 h after a single use and 14 days use. J Clin Periodontol, 32(4):335‐340. Fine H, Mendieta C, Barnett ML (1992). Efficacy of preprocedural rinsing with an antiseptic in reducing viable bacteria in dental aerosols. J Periodontol, 63: 821‐824. Gurenlian JR (2009). The role of dental plaque biofilm in oral health. Journal of Dental Hygiene, (spec sppl): 4‐12. 11 12 13 14 15 Huang R, Li M, Greogory RL (2011). Bacterial interactions in dental biofilm. Landes Bioscience, Virulence 2(5): 435‐444. Lê Hồng Lan Anh (2012). Đánh giá tình trạng khơng khí tại khu điều trị Khoa Răng Hàm Mặt khi cho bệnh nhân súc miệng trước thủ thuật. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược, thành phố Hồ Chí Minh. Newman MG, Takei HH, Klokkevold PR, Carranza F (2012). Carranza’s Clinical Periodontology. 11th edition. Elsevier Science Health Science Division. Pan P, Barnett ML, Coelho J, Brogdon C, Finnegan MB (2000). Determination of the in situ bactericidal activity of an essential oil mouthrinse using a vital stain method. J Clin Periodontol, 27(4): 256‐261. Thomas JG, Nakaishi LA (2006). Managing the complexity of a dynamic biofilm. J Am Dent Assoc, 137 (suppl 3): 10S‐15S. Widelski J, Popova M, Graikou K, Glowniak K, Chinou I (2009). Coumarins from Angelica lucida L. ‐ Antibacterial Activities. Molecules, 14: 2729‐2734. Wilson JW, Schurr MJ, LeBlanc CL, Ramamurthy R, Buchanan KL, Nickerson CA (2002). Mechanisms of bacterial pathogenicity. Postgrad Med J, 78: 216–224. Ngày nhận bài báo: 22/11/2013 Ngày phản biện nhận xét bài báo:11/12/2013 Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 346 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt ... tinh dầu và NSM thảo mộc lên mảng bám răng. Chính vì vậy chúng tơi thực hiện nghiên cứu này để đánh giá hiệu quả kháng khuẩn tức thì của NSM chứa tinh dầu lên lượng vi khuẩn hiếu ... tinh dầu có hiệu quả giảm vi khuẩn cao nhất, tiếp theo là nhóm NSM thảo mộc, và nhóm chứng có hiệu quả giảm vi khuẩn thấp nhất. Nhóm NSM chứa tinh dầu và NSM thảo mộc có hiệu quả lên vi khuẩn gây tiêu huyết β cao hơn ... khuẩn hiếu khí trong mảng bám trên nướu của các loại NSM NSM chứa tinh dầu có hiệu quả giảm tỉ lệ vi khuẩn hiếu khí và vi khuẩn tiêu huyết β cao hơn so với NSM thảo mộc và nước có ý nghĩa thống