1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đặc điểm mô bệnh học và phân loại ung thư biểu mô tuyến vú bằng kỹ thuật hóa mô miễn dịch và lai tại chỗ gắn huỳnh quang

8 118 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 11,85 MB

Nội dung

Bài viết nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học, giai đoạn TNM và chỉ số tiên lượng Nottingham của ung thư biểu mô tuyến vú (UTBMTV). Phân nhóm phân tử UTBMTV dựa trên kiểu hình hóa mô miễn dịch (HMMD) và biểu hiện gen HER2 bằng kỹ thuật lai tại chỗ gắn huỳnh quang.

Trang 1

ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC VÀ PHÂN LOẠI UNG THƯ BIỂU MÔ

TUYẾN VÚ BẰNG KỸ THUẬT HÓA MÔ MIỄN DỊCH

VÀ LAI TẠI CHỖ GẮN HUỲNH QUANG

Nguyễn Thùy Linh*; Nguyễn Mạnh Hùng*; Trần Ngọc Dũng* Nguyễn Thành Chung*; Nguyễn Khánh Vân**

TÓM TẮT

Mục tiêu: nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học, giai đoạn TNM và chỉ số tiên lượng

Nottingham của ung thư biểu mô tuyến vú (UTBMTV) Phân nhóm phân tử UTBMTV dựa trên kiểu hình hóa mô miễn dịch (HMMD) và biểu hiện gen HER2 bằng kỹ thuật lai tại chỗ gắn

huỳnh quang Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 100 bệnh nhân (BN)

được phẫu thuật và chẩn đoán là UTBMTV tại Bệnh viện Quân y 103 từ 1 - 2014 đến 1 - 2015

Kết quả: týp mô bệnh học chủ yếu của UTBMTV là týp ung thư biểu mô ống xâm nhập (78%)

Khối u có độ mô học II chiếm 87%, gặp nhiều nhất ở giai đoạn IIA (63%) Nhóm BN có tiên lượng trung bình và tốt (NPI ≤ 5,4) chiếm tỷ lệ cao (97%) Tỷ lệ dương tính với ER, PR, CK5/6 tương ứng là 51%; 41%; 14% Tỷ lệ đột biến gen HER2 18% Có 7 phân nhóm phân tử UTBMTV là phân nhóm lòng ống A; phân nhóm lòng ống A/HER2(+); phân nhóm lòng ống B; phân nhóm lòng ống B/HER2(+); HER2(+); phân nhóm giống đáy; phân nhóm bộ năm âm tính

với tỷ lệ tương ứng là 5%; 3%; 42%; 6%; 9%; 14% Kết luận: nhờ sự biểu lộ các dấu ấn miễn

dịch và đột biến gen HER2 mà chia ra 7 phân nhóm phân tử UTBMTV, trong đó phân nhóm lòng

ống B chiếm tỷ lệ cao nhất (42%); phân nhóm lòng ống A/HER2(+) chiếm tỷ lệ thấp nhất (3%)

* Từ khoá: Ung thư biểu mô tuyến vú; Phân týp phân tử ung thư vú; Lai tại chỗ gắn huỳnh

quang; Kỹ thuật hoá mô miễn dịch

Characteristis of Histopathology and Molecular Subtypes of Breast Carcinomas by Immunohistochemistry and Fluorescence in Situ Hybridization

Summary

Objectives: To research characteristics of histopathology, TNM stage, Nottingham prognostic index in breast carcinomas; classification of molecular subtypes of breast cancer based on immunohistochemistry (IHC) marker expression and HER2 gene amplification by fluorescence

in situ hybridization (FISH) technique Subjects and methods: A prospective description study

on 100 operated patients who were diagnosed breast carcinoma at 103 Hospital from January

2014 to January 2015 Results: According to WHO classification of breast cancer in 2012,

* Bệnh viện Quân y 103

Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thùy Linh (bsnguyenthuylinhc6@gmail.com) Ngày nhận bài: 15/03/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 16/06/2017

Ngày bài báo được đăng: 18/07/2017

Trang 2

the most cases were invasive carcinoma of no special type (78%) A higher percentage of cases was tumor grade 1 and 2 as compared to grade 3 and stage IIA accounted for 63% Patients in the good and moderate (NPI ≤ 5.4) accounted for high percentage (97%) Most breast carcinoma cases were hormone receptor positive (ER (+) 51%, PR(+) 41%) and CK5/6 negative (86%) HER2 gene amplification was presented in 18% of breast tumors Seven molecular sybtypes of breast cancer were luminal A, luminal A/HER2 hybrid, luminal B, luminal B/HER2 hybrid, HER2 over-expression, basal like and five negatives These subtypes accounted for 5%, 3%, 42%, 6%, 9%, and 14%, respectively Conclusion: Breast cancer was classified into seven molecular subtypes based on IHC parameter makers and HER2 gene amplification by FISH Luminal B subtype represented 42% of all patients, luminal A/HER2 (+) subtype accounted for the smallest percentage (3%)

* Keywords: Breast carcinoma; Molecular subtypes of breast cancer; Fluorescence in situ

hybridization; Immunohistochemitry

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư biểu mô tuyến vú là một nhóm

khối u không đồng nhất về mặt sinh học

Trên lâm sàng BN ung thư vú mặc dù có

cùng đặc điểm mô bệnh học và cùng giai

đoạn nhưng có thể biểu hiện lâm sàng,

tiến triển và đáp ứng với liệu pháp điều trị

hoàn toàn khác nhau, là do UTBMTV gồm

các phân nhóm phân tử có kiểu hình gen

không giống nhau Bên cạnh đó, việc xác

định biểu hiện gen HER2 có ý nghĩa

quyết định trong việc điều trị bằng

phương pháp nhắm trúng đích HMMD và

lai tại chỗ gắn huỳnh quang (FISH) là hai

phương pháp chính được sử dụng để

phân nhóm phân tử và định hướng điều

trị đích [1, 4] Trên cơ sở đó, chúng tôi

tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu:

- Đánh giá đặc điểm mô bệnh học, giai

đoạn TNM và chỉ số tiên lượng

Nottingham của UTBMTV

- Phân nhóm phân tử UTBMTV dựa

trên kiểu hình HMMD và khuếch đại gen

HER2 bằng kỹ thuật FISH

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng nghiên cứu

- 100 BN được phẫu thuật và chẩn đoán mô bệnh học là UTBMTV tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 01 - 2014 đến

01 - 2015

2 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả tiến cứu

* Một số chỉ tiêu nghiên cứu:

- Nghiên cứu đặc điểm chung về tuổi

và kích thước u

- Xác định độ mô học ung thư vú dựa theo tiêu chuẩn của Scaff - Bloom - Richardson được Elston và Ellis sửa đổi (1991) [5]

- Đánh giá phân loại giai đoạn TNM (theo AJCC-2010) [2]

- Xác định týp mô bệnh học ung thư vú theo tiêu chuẩn của WHO (2012) [6]

- Đánh giá chỉ số tiên lượng Nottingham (NPI): NPI = [0,2 x S] + N + G

Trong đó, S: kích thước khối u (cm); N:

di căn hạch (N = 1 khi không di căn hạch;

N = 2 khi di căn 1 - 4 hạch; N = 3 khi di

Trang 3

căn > 4 hạch); G: độ mô học (G = 1 độ

mô học là độ I; G = 2: độ mô học độ II,

G = 3: độ mô học độ III ) [5]

- Đánh giá sự bộc lộ các dấu ấn miễn

dịch: ER, PR, CK5/6, HER2 và tỷ lệ

khuếch đại gen HER2 bằng kỹ thuật FISH

+ Cách tính điểm cho 2 thụ thể nội tiết

ER, PR theo phương pháp bán định

lượng của Wilbur (1992), gọi là HSCORE

(HS) [8] tính như sau:

HS = (cường độ bắt màu) x (tỷ lệ % tế

bào u bắt màu) Trong đó: cường độ bắt

màu mạnh = 3; cường độ bắt màu trung

bình = 2; cường độ bắt màu yếu = 1;

không bắt màu = 0

Căn cứ vào điểm HS để xác định ER

và PR dương tính và âm tính như sau:

ER và PR (+) khi HS > 10 điểm ER và

PR (-) khi HS ≤ 10 điểm

+ Đánh giá biểu lộ dấu ấn

CK5/6:CK5/6 (+) khi có 1% bào tương tế

bào u bắt màu nâu CK5/6 (-) khi bào

tương tế bào u không bắt màu thuốc nhuộm

+ Đánh giá biểu lộ HER2 theo tiêu

chuẩn đánh giá ASCO/CAP [7]

- IHC 0 (âm tính): không có phản ứng

- IHC 1+ (âm tính): nhuộm màng nhạt

màu/một phần <10% tế bào u

- IHC 2+ (không rõ ràng): nhuộm màng

hoàn toàn từ yếu đến vừa > 10% tế bào u

- IHC 3+ (dương tính): bắt màu đậm

hoàn toàn màng tế bào > 30% tế bào u

Nghiên cứu của chúng tôi khi HER(2+)

trên HMMD sẽ tiến hành làm xét nghiệm

FISH để xác định có khuếch đại gen

HER2 hay không

- Phân nhóm phân tử UTBMTV dựa

vào bộc lộ các dấu ấn miễn dịch và

khuếch đại gen HER2

Bảng 1: Phân nhóm phân tử theo

Bahgava (2010) [3]

Phân nhóm phân tử Tiêu chuẩn chẩn đoán

Phân nhóm lòng ống A ER ≥ 200 điểm,

HER2(-) Phân nhóm lòng ống

A/HER2(+) ER ≥ 200 điểm, HER2(+) Phân nhóm lòng ống B ER 11 - 199 điểm

hoặc PR > 10 điểm, HER2(-)

Phân nhóm lòng ống B/HER2(+) ER 11 - 199 điểm hoặc PR > 10 điểm,

HER2(+) Phân nhóm HER2 ER và PR ≤ 10 điểm,

HER2(+) Phân nhóm giống đáy ER và PR ≤ 10 điểm,

HER2(-), CK5/6(+) Phân nhóm bộ năm âm

tính ER và PR ≤ 10 điểm, HER2(-), CK5/6(-)

Trong đó HER2(-) khi trên HMMD HER2(-) và HER2(1+) không có khuếch đại gen HER2 trên xét nghiệm FISH; HER2(+) khi có khuếch đại gen HER trên xét nghiệm FISH và HER2(3+) trên HMMD

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

1 Đặc điểm mô bệnh học, giai đoạn TNM và đánh giá chỉ số tiên lượng Nottingham của UTBMTV

Bảng 2: Phân bố theo nhóm tuổi BN

UTBMTV

Trang 4

Tuổi thấp nhất 28, cao nhất 86, tuổi

trung bình 52 ± 13 Gặp nhiều nhất lứa

tuổi 41 - 50 (30%) Nghiên cứu của Đoàn

T Phương Thảo (2012) có tuổi trung bình

50,87 ± 10,9 và nhóm BN 41 - 50 tuổi có

tỷ lệ cao nhất (49,3%) Nghiên cứu của

Nishimura (2013): tuổi trung bình 52,5 và

tỷ lệ BN > 40 tuổi là 58,1%

* Týp mô bệnh học UTBMTV theo

phân loại của WHO (2012):

Thể ống xâm nhập kinh điển: 78 BN

(78%); thể thuỳ xâm nhập: 10 BN (10%);

thể nội ống dạng trứng cá: 8 BN (8%); thể

tủy: 3 BN (3%); thể vảy: 1 BN (1%)

Chúng tôi gặp chủ yếu là loại ung thư

biểu mô ống xâm nhập (78%) Thể thùy

xâm nhập trong nghiên cứu chiếm 10%

Kết quả này phù hợp so với nghiên cứu

của Lê Văn Xuân (1995)

A

B

C

Ảnh 1: Hình ảnh các týp mô bệnh học

của UTBMTV

(A: UTBMTV ống xâm nhập (H.E x 200); B: UTBMTV thùy xâm nhập (H.E x 200) C: UTBMTV thể nội ống trứng cá

(H.E x 200)

* Phân độ mô học UTBMTV:

Độ I: 26 BN (26%); độ II: 68 BN (68%);

độ III: 6 BN (6%)

UTBMTV có độ mô học chủ yếu là

độ II (68%), phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước Nghiên cứu của Tạ Văn Tờ (2004) là 71,4%, Spitale (2009) 72,9% Độ mô học

đã được chứng minh có liên quan không chỉ đối với tỷ lệ tái phát, tỷ lệ tử vong mà còn liên quan đến thời gian sống không bệnh và thời gian sống còn toàn bộ của

BN ung thư vú sau phẫu thuật BN ung thư vú có độ mô học cao thường thất bại trong điều trị xảy ra sớm hơn, trong khi

BN ung thư vú có độ mô học thấp, thường tái phát muộn hơn Độ mô học cao còn liên quan đến tăng nguy cơ tái phát khi điều trị bảo tồn

Trang 5

* Giai đoạn TNM theo AJCC (2010):

Giai đoạn IA: 4 BN (4%); giai đoạn

IIA: 63 BN (63%); giai đoạn IIB: 14 BN

(14%); giai đoạn IIIA: 5 BN (5%); giai

đoạn IIIB: 2 BN (2%); giai đoạn IIIC:

8 BN (8%); giai đoạn IV: 4 BN (4%) Giai

đoạn IIA chiếm tỷ lệ cao nhất (63) Giai

đoạn TNM không chỉ có giá trị tiên

lượng bệnh mà còn là căn cứ để bác sỹ

lâm sàng chỉ định phương pháp điều trị

cho BN Kumar (2004) nghiên cứu về

thời gian sống thêm toàn bộ 5 năm ở

các giai đoạn 0, I, II, III, IV tương ứng

là: 92%; 87%; 75%; 46%; 13% Nghiên

cứu của Carey (2006) có 51% ở giai

đoạn I; 39% ở giai đoạn II; 8% giai đoạn

III và 3% ở giai đoạn IV [4]

* Chỉ số tiên lượng Nottingham (NPI):

Từ 2,0 - 2,4: 23 BN (23%); 2,4 đến

≤ 3,4: 37 BN (37%); 3,4 đến ≤ 5,4: 37 BN (37%) Điểm NPI từ 2,4 đến ≤ 5,4 có tỷ lệ cao nhất (74%), thấp nhất là điểm NPI

> 5,4 Chỉ số tiên lượng Nottingham được xác định từ ba yếu tố là độ mô học, kích thước u và tình trạng di căn hạch Chỉ số này có giá trị tiên lượng trong ung thư vú NPI < 3,4 có tiên lượng tốt, từ 3,4 - 5,4 có tiên lượng trung bình, còn NPI > 5,4 có tiên lượng xấu Nghiên cứu của Galea (1992) ghi nhận thời gian sống thêm

15 năm liên quan đến chỉ số NPI là 80%, 42% và 13% tương ứng với NPI tiên lượng tốt, trung bình và xấu Nghiên cứu của Bell (2010) cho kết quả nhóm có tiên lượng tốt chiếm 31,2%; nhóm tiên lượng trung bình 48,5%; nhóm tiên lượng xấu 20,3%

2 Kết quả phân nhóm phân tử ung thư vú theo Bahgava (2010)

Bảng 3: Kết quả nhuộm HMMD với ER và PR

ER

PR

Tỷ lệ UTBMTV dương tính với ER là 51%, 8% ER ≥ 200 điểm Tỷ lệ dương tính với

PR là 41% Kết quả này thấp hơn so với các tác giả trong và ngoài nước Theo nghiên cứu của Tạ Văn Tờ (2004) có 59,1% ER(+), 51,4% PR(+), của Falck (2013) với 73% ER(+) và 48% PR(+)

Trang 6

A B

Ảnh 2: Nhuộm HMMD với ER và PR

(A: ER(+) 120 điểm, tế bào 57805 x 100; B: PR (+) > 10 điểm, tế bào 52999 x 200)

* Kết quả nhuộm HMMD với CK5/6:

Dương tính: 14 BN (14%); âm tính: 86

BN (86%)

CK5/6 là dấu ấn miễn dịch của tế bào

vảy Các nghiên cứu gần đây đã chứng

minh nhuộm miễn dịch cho CK5/6 có thể

phân biệt tăng sản tuyến vú thông thường

với UTBMTV tại chỗ

* Kết quả nhuộm HMMD với HER2:

Âm tính: 66 BN (66%); dương tính

(1+): 1 BN (1%%); dương tính (2+):

21 BN (21%); dương tính (3+): 12 BN

(12%)

Tỷ lệ dương tính với HER2 chiếm 33% (HER2(2+) và (3+)), phù hợp với kết quả của Tạ Văn Tờ (2004): dương tính với HER2 là 35,1%; cao hơn kết quả của Carey (2006) với 22% HER2(+) [4], của Nishimura (2013) HER2 (+) là 23% Theo ASCO/CAP, lý do quan trọng nhất của sự khác biệt về tỷ lệ biểu hiện thụ thể HER2

là do đặc tính sinh học của cộng đồng BN ung thư vú khác nhau [7]

Ảnh 3: Nhuộm HMMD với HER2

(A: HER2 (1+), tế bào số 56753 x 200; B: HER2 (2+), tế bào số 56855 x 100;

C: HER2 (3+), tế bào số 53683 x 200)

Trang 7

Bảng 4: Kết quả khuếch đại HER2

FISH

Ảnh 4: Khuyếch đại gen HER2 trên FISH

Chúng tôi tiến hành kỹ thuật xét nghiệm FISH cho 21 trường hợp có HER2(2+) (nghi ngờ có đột biến gen HER2) Tổng hợp kết quả khuếch đại gen HER2 trong nghiên cứu của chúng tôi là 18/100 trường hợp (18%) Francis G.D (2009), Press M.F (2005) cho rằng tỷ lệ khuếch đại gen HER2 khoảng 20 - 30% Kết quả này có thể được giải thích dựa vào tiêu chí lựa chọn mẫu nghiên cứu Theo Carey và CS, tỷ lệ phù hợp giữa hóa mô miễn dịch với FISH > 90% [4]

Bảng 5: Kết quả phân nhóm phân tử (n = 100)

Trang 8

Tỷ lệ phân nhóm phân tử của ung thư

vú rất khác biệt giữa các nghiên cứu, cho

thấy sự đa dạng về đặc tính sinh học của

tế bào u, có sự khác nhau trong phân

nhóm do sử dụng cách đánh giá khác

nhau về dấu ấn miễn dịch ER, PR, HER2

và dấu ấn tế bào đáy Nghiên cứu của

chúng tôi, phân nhóm lòng ống B có tỷ lệ

cao nhất (42%), phân nhóm bộ năm âm

tính và nhóm giống đáy chiếm tỷ lệ khá

cao (21% và 14%), phân nhóm lòng ống

B/HER2(+) 6%, phân nhóm HER2 9%

Phân nhóm lòng ống A/HER2(+) có tỷ lệ

thấp nhất (3%)

KẾT LUẬN

* Đặc điểm mô bệnh học, giai đoạn

TNM và chỉ số tiên lượng Nottingham của

UTBMTV:

- Týp mô bệnh học chủ yếu là loại ung

thư biểu mô ống xâm nhập (78%)

- Độ mô học của các khối u chủ yếu là

độ II (87%)

- Giai đoạn IIA theo AJCC-2010 chiếm

tỷ lệ cao nhất (63%)

- Nhóm có tiên lượng trung bình và tốt

(NPI ≤ 5,4) chiếm tỷ lệ cao

* Phân nhóm phân tử UTBMTV:

- Tỷ lệ dương tính với ER 51%; tỷ lệ

dương tính với PR 41%; tỷ lệ dương tính

với CK5/6 là 5,7% Tỷ lệ đột biến gen

HER2 chiếm 18%

- Căn cứ vào kiểu hình HMMD và

khuếch đại gen HER2 UTBMTV có 7

phân nhóm phân tử, trong đó phân nhóm

lòng ống B chiếm tỷ lệ cao nhất (42%),

phân nhóm lòng ống A/HER2(+) chiếm tỷ

lệ thấp nhất (3%)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Adedeyo A, Jessica M, Robert T et al

Breast cancer subtypes based on ER/PR and HER2 expression: Comparison of clinicopathologic features and survival Clinical Medicine and Research 2009, Vol 7, No 1, 2, pp.4-13

2 Edge S.B, Byrd D.R, Compton C.C et al

AJCC (American Joint Committee on Cancer) Cancer Staging Manual, 7 th ed Springer-Verlag New York 2010 pp.347-377

3 Bhargava R et al Immunohistochemical

surrogate markers of breast cancer molecular classes predicts response to neoadjuvant

chemotherapy Cancer 2010, 116,

pp.1431-1439

4 Carey L.A, Perou C.M, Livasy C.A et al

Race, breast cancer subtypes, and survival in the Carolina breast cancer study JAMA 2006,

295 (21), pp.2492-502

5 Galea M.H, Blamey R.W, Elston C.E, Ellis I.O The Nottingham Prognostic Index in

primary breast cancer Breast Cancer Res

Treat 1992, 22 (3), pp.207-219

6 Lakhani S, Ellis I, Schnitt S et al WHO

classification of tumours of the breast 2012,

4 th Lyon: IARC Press

7 Wolff A.C, Hammond M.E, Schwartz J.N

et al American Society of Clinical Oncology/

College of American Pathologists guideline recommendations for human epidermal growth factor receptor 2 testing in breast cancer J.Clin Oncol 2007, 25, pp.118-145

8 Wilbur D.C, Willis J, Mooney R.A, Fallon

M.A Estrogen and progesterone receptor

detection in archival formalin fixed, parafinembedded tissue from breast carcinoma

A comparison of immunohistochemical with dextran coated charcoal assay Med Patho

1992, 5, pp.79-84

Ngày đăng: 22/01/2020, 17:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w