Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm xây dựng tập bài giảng video clip “Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương hỏa tuyến’’ phục vụ huấn luyện - đào tạo y học quân sự tại Trường Trung cấp Quân y 1. Đối tượng: bài giảng điện tử thực hành cấp cứu và chuyển thương hỏa tuyến.
Trang 1Nghiên cứu xây dựng tập bài giảng VIDEO CLIP
“kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương hỏa tuyến”
Phục vụ huấn luyện - đào tạo tại trường trung cấp quân y 1
Nguy n Th Anh*; Nguy n B c Lý*; Nguy n Qu c Th nh*
Lờ Trung Th ng**; Nguy n Thỏi Ng c**
TểM TẮT
Mục tiờu: xõy dựng tập bài giảng video clip “ Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương hỏa tuyến’’
phục vụ huấn luyện - đào tạo y học quõn sự tại Trường Trung cấp Quõn y 1 Đối tượng: bài
giảng điện tử thực hành cấp cứu và chuyển thương hỏa tuyến Phương phỏp: sử dụng kỹ thuật
cụng nghệ, thiết kế xõy dựng bài giảng điện tử cú sử dụng video clip theo mụ hỡnh webbased
Kết quả: đó xõy dựng quy trỡnh thiết kế bài giảng điện tử cú sử dụng video clip theo mụ
webbased; thiết kế 05 bài điện tử về “Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương hỏa tuyến”; kết quả
đỏnh giả thử nghiệm trong dạy - học cho thấy đỏp ứng được cụng tỏc huấn luyện - đào tạo tại
Trường Trung cấp Quõn y 1
* Từ khúa: Bài giảng video clip; Chuyển thương hỏa tuyến; Trường Trung cấp Quõn y 1
Research and Development of Lectures of Video Clip “Techniques
of Emergency and Battlefield Evacuation of the Wounded Sodiers" in
Service for Training in Military Medical Intermediate School I
Summary
Objectives: To b uild the lectures of video clip "Techniques of emergency and battlefield
evacuation" served for training - military training at the School of Military Intermediate Medicine 01
Subjects: E lectronic lectures (e-lectures) of techniques of emergency and battlefield evacuation
in practice Methods: Use of technology to design and establish e-lectures with the model of
web-based video clip Results: We have been successful in building the process of designing
e-lectures with web-based video clips; and we have also designed 05 e-lectures of the techniques
of emergency and battlefield evacuation, which were evaluated well and could meet the training -
training in the School of Military Intermediate Medicine 01
* Key words: E-lectures; Video clip; Battlefield evacuation; School of Military Intermediate
Medicine 01
* Trường Trung cấp Quõn y I
** Học viện Quõn y
Ng i ph n h i (Corresponding): Nguyễn Thái Ng c (nguyenthaingoc@vmmu.edu.vn)
Ngày nh n bài: 14/06/2016; Ngày ph n bi n đỏnh giỏ bài bỏo: 05/09/2016
Ngày bài bỏo đ c đăng: 30/11/2016
Trang 2ĐẶT VẤN ĐỀ
Trường Trung cấp Quân y 1 thuộc Học
viện Quân y có nhiệm vụ đào tạo nhân
viên chuyên môn kỹ thuật y tế có trình độ
trung và sơ cấp cho toàn quân Kỹ thuật
cấp cứu và chuyển thương hỏa tuyến là
kỹ thuật đầu tay của mọi cán bộ nhân
viên quân y Sau khi ra trường, ngoài việc
cứu chữa thương binh, bệnh binh còn
phải thường xuyên huấn luyện cho bộ đội
các kỹ thuật này
Hiện nay, công tác huấn luyện tại trường
còn gặp nhiều khó khăn: phương pháp
dạy học truyền thống là chủ yếu; khối
lượng học viên đông; giáo viên ít và chưa
có nhiều phương tiện dạy học hiện đại hỗ
trợ Qua thực tế huấn luyện cho thấy: các
động tác kỹ thuật được lặp đi lặp lại nhiều
lần, học viên học tập một cách thụ động,
nhầm lẫn các kỹ thuật trong quá trình học,
không có điều kiện để xem lại, làm lại và
đồng thời không có người hướng dẫn lại
các kỹ thuật chuẩn…
Xuất phát từ những lý do trên, chúng
tôi nghiên cứu xây dựng tập bài giảng
video clip: “Kỹ thuật cấp cứu và chuyển
đào tạo y học quân sự tại Trường Trung
cấp Quân y 1 nhằm:
- Khắc phục tình trạng quá tải của giáo
viên
- Phát huy tính độc lập của học viên:
tự học mọi lúc, mọi nơi; cá nhân hóa việc
học; tự đánh giá
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng đánh giá ứng thử nghiệm:
+ 100 học viên y tá sơ cấp
+ 452 học viên trung cấp (102 học viên quân và 350 học viên dân sự)
+ 28 giáo viên, cán bộ (10 giáo viên và
18 cán bộ làm công tác quản lý giáo dục) + Đối tượng đánh giá công nghệ, kỹ thuật: 12 cán bộ chuyên ngành CNTT và giáo viên Khoa Y học Quân sự đang công tác tại Học viện Quân y và Trường Trung cấp Quân y I
- Phạm vi nghiên cứu: bài giảng điện
tử “Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương hỏa tuyến” có sử dụng video clip theo mô hình webbased ứng dụng tại Trường Trung cấp Quân y 1
2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến chuyên gia về CNTT và các giáo viên về y học quân sự
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa tài liệu có liên quan đến môn học 5 kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương hỏa tuyến, các tài liệu lý luận về giáo dục học, tài liệu về sách điện tử
- Phương pháp điều tra kết hợp thu thập số liệu: quan sát, thu thập số liệu tổng kết từ thực tiễn giảng dạy môn học; điều tra, thu thập số liệu bằng phiếu điều tra, xử lý số liệu bằng phương pháp toán thống kê
- Phương pháp kỹ thuật thiết kế xây dựng video clip và phần mềm dạng webbased: xây dựng nội dung chuẩn, kịch bản mẫu, tiến hành thực nghiệm trên máy tính, chương trình, nội dung với những đối tượng học viên khác nhau để lựa chọn phương pháp xây dựng cho phù hợp
Trang 3Sử dụng phần mềm Microsoft FrontPage
với ngôn ngữ HTML (HyperText Markup
Language)
- Phương pháp đánh giá thử nghiệm:
đánh giá thử nghiệm trên các đối tượng
giáo viên và học viên tại Trường Trung
cấp Quân y 1
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
1 Quy trình thiết kế bài giảng video
clip
Bước 1: xây dựng bài giảng thực hành
chuẩn được Khoa Y học Quân sự thông
qua và phê duyệt
Bước 2: xây dựng kịch bản theo nội
dung các bài giảng thực hành chuẩn được
Khoa Y học Quân sự thông qua và phê
duyệt
Bước 3: lựa chọn giáo viên, học viên
làm mẫu, chuẩn bị thiết bị, lựa chọn địa
điểm quay phù hợp
Bước 4: dùng máy quay camera ghi lại
toàn bộ quy trình chuẩn đã được xây dựng
với nội dung và kịch bản có sẵn
Bước 5: số hoá, biên tập, chú giải bằng
lời, hình ảnh tạo các bài giảng chuẩn dưới
dạng video clip
Bước 6: thử lại, kiểm duyệt và chỉnh sửa
2 Kết quả xây dựng video clip
Xây dựng 05 video clip bài giảng thực
hành kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương
hỏa tuyến, gồm các nội dung chính:
- Kỹ thuật hô hấp nhân tạo: tiếp cận
thương binh, giải phóng đường hô hấp
trên; kỹ thuật thổi ngạt; kỹ thuật ép tim
ngoài lồng ngực; kỹ thuật vừa thổi ngạt
vừa ép tim ngoài lồng ngực; kỹ thuật sin - vector; kỹ thuật sốc nước khi thương binh
bị đuối nước
- Kỹ thuật vận chuyển thương binh: kỹ thuật vận chuyển thương binh bằng bế; dìu; cõng; vác; vận chuyển thương binh bằng lê nghiêng và cáng võng
- Kỹ thuật cầm máu tạm thời: kỹ thuật
đè án động mạch; kỹ thuật băng ép - băng nút; băng chèn; kỹ thuật ga rô
- Kỹ thuật cố định gãy xương: cố định gãy xương chi trên và chi dưới
- Kỹ thuật băng vết thương: băng các vết thương tay; chân; đầu - tai - cằm - ngực - bụng
3 Xây dựng 01 phần mềm sách điện
tử dạng web tĩnh
Sử dụng phần mềm Microsoft FrontPage với ngôn ngữ HTML Sản phẩm là một phần mềm dạng web tĩnh, nội dung được phân bố theo từng bài giảng với từng kỹ thuật đơn lẻ, giao diện thân thiện, sử dụng đơn giản, người sử dụng có thể truy cứu đến từng nội dung cần thiết
Phần mềm được đóng gói trên đĩa DVD chứa đựng toàn bộ nội dung các bài giảng dạng text, các video clip cho phép xem nhanh nội dung thông qua giao diện web người học có thể sử dụng bằng cách cài đặt vào ổ cứng của máy tính, từ đĩa DVD hoặc có thể phát hành trên Website của nhà trường Phần mềm có thể chạy được với các trình duyệt phổ thông như Internet Explorer, Firefox, Google Chrome
Trang 44 Đánh giá thử nghiệm.
Đánh giá thử nghiệm trong huấn luyện - đào tạo cho các đối tượng là giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, học viên trung, sơ cấp tại Trường Trung cấp Quân y 1
+ 203 học viên y tá sơ cấp
+ 943 học viên trung cấp (43 học viên quân và 900 học viên dân sự)
+ 28 giáo viên, cán bộ (10 giáo viên và 18 cán bộ làm công tác quản lý giáo dục) + Đối tượng đánh giá công nghệ, kỹ thuật: 10 cán bộ chuyên ngành CNTT đang công tác tại Học viện Quân y và Trường Trung cấp Quân y I
Bảng 1:
Học viên các đối tượng
TT Nội dung đánh giá, nhận xét
C¸n bé qu¶n lý, gi¸o viªn (n = 28)
Y sü qu©n sù (n = 43)
Y sü d©n sù (n = 943)
Y t¸
(n = 203)
C¸n bé CNTT (n = 10)
Đẹp, hợp lý 28
(100%) (100%) 43 (99,68%) 940 (97,55%) 198 (100%) 10
1 Chức năng, giao diện
phần mềm
(0,32%) (2,45%) 5 0
Dễ sử dụng 28
(100%) (93%) 40 (96,9%) 911 (97%) 192 (100%) 10
2 Thao tác sử dụng
phần mềm
(3,1%) 6 (3%) 0 Đầy đủ, rõ, nét 28
(100%) (95,3%) 41 (97,9%) 920 (96%) 190 (100%) 10
3 Nội dung chuyên môn,
âm thanh, hình ảnh
phần mềm
(4,7%) (2,1%) 20 (4%) 8 0 Thuận tiện, nhanh 28
(100%) (100%) 43 (100%) 943 (100%) 203 (100%) 10
4 Chức năng tra cứu
nhanh phần mềm
(100%) (100%) 43 (100%) 943 (100%) 203 (100%) 10
5 Khả năng ứng dụng
phần mềm
* Nhận xét xây dựng chức năng, bố
cục, giao diện của phần mềm:
- 100% giáo viên và cán bộ tham gia
thử nghiệm đánh giá kịch bản video clip
được xây dựng chặt chẽ, đúng nội dung
bài giảng thực hành, bố cục hợp lý
- 100% học viên trung cấp quân sự, 99,68% học viên trung cấp và 97,55% học viên sơ cấp tham gia học tập đánh giá video clip có kịch bản hợp lý, theo trình
tự nội dung bài giảng, dễ học, dễ hiểu, thu hút và sinh động
Trang 5* Nhận xét về thao tác sử dụng phần
mềm:
- 100% giáo viên và cán bộ tham gia
thử nghiệm đánh giá phần mềm dễ sử
dụng, không phải cài đặt
- 93% học viên trung cấp quân sự,
96,9% học viên trung cấp và 97,% học
viên sơ cấp tham gia học tập đánh giá
phần mềm dễ sử dụng, chạy được trên
các hệ điều hành khác nhau
* Nhận xét về nội dung chuyên môn,
chất lượng âm thanh, hình ảnh:
- 100% giáo viên, cán bộ, học viên đánh
giá nội dung đầy đủ, hình ảnh âm thanh
rõ, nét
- 95,3% học viên trung cấp quân sự,
97,9% học viên trung cấp và 96% học
viên sơ cấp đánh giá có nội dung đầy đủ,
hình ảnh âm thanh đầy đủ, rõ, nét
* Nhận xét về chức năng tra cứu nhanh:
100% các đối tương tham gia thử
nghiệm đánh giá phần mềm có chức
năng tra cứu nhanh theo mục lục rất tiện
sử dụng theo nội dung cần quan tâm
* Đánh giá hiệu quả:
Sau một thời gian tiến hành thử nghiệm
giảng dạy bằng bài giảng video clip, 100%
đánh giá có hiệu quả, khả thi để triển khai
ứng dụng, có hiệu quả lớn đối với người
dạy và người học:
- Đối với giáo viên:
+ Thuận lợi trong quá trình giảng dạy,
kiểm soát được nội dung, thể hiện tiến trình
giảng dạy một cách khoa học và logic
+ Tiết kiệm thời gian, chi phí trong huấn
luyện, khắc phục tình trạng quá tải của
giáo viên
- Đối với học viên:
+ Dễ dàng tiếp cận và sử dụng các bài giảng video trên đĩa DVD, xem rõ các thao tác kỹ thuật
+ Tích cực tham gia học tập, phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo, khả năng
tự học của học viên
+ Tạo môi trường học tập công bằng, lành mạnh Gây hứng thú trong học tập
và khơi gợi tư duy, trí nhớ bền bỉ…
+ Học viên có thể sử dụng bài giảng trong quá trình tự học ở nhà, vì khi thiết
kế bài giảng tuân theo các quy tắc trên thì bài giảng đó coi như là một phần mềm dạy học
+ Học viên chủ động trong việc học, học ở mọi nơi, mọi lúc Các em thật sự hứng thú đối với phương pháp dạy và học bằng bài giảng video clip
KẾT LUẬN
* Đã xây dựng được quy trình thiết kế bài giảng video clip: theo quy chuẩn làm
cơ sở xây dựng các video clip
* Xây dựng được 05 bài giảng thực hành video clip:
- Kỹ thuật hô hấp nhân tạo
- Kỹ thuật vận chuyển thương binh
- Kỹ thuật băng vết thương phần mềm
- Kỹ thuật cầm máu tạm thời
- Kỹ thuật cố định gãy xương
* Xây dựng được 01 phần mềm dạng web tĩnh: chứa đựng toàn bộ nội dung
nghiên cứu được đóng gói trên 01 đĩa DVD
* Đánh giá ứng dụng thử nghiệm: trong
giảng dạy tại Trường Trung cấp Quân y 1
Trang 6TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Lê Hải Chi.Tăng cường sử dụng các
phương tiện nghe nhìn trong giảng dạy và
hướng dẫn thực tập lâm sàng Tóm tắt báo
cáo khoa học giáo dục Học viện Quân y
1984, tr.34-36
2 Nguyễn Đức Dân Những nguyên tắc và
cách thức kết hợp các phương pháp dạy học
trong quá trình diễn giảng bộ môn y học lâm
sàng Luận văn Thạc sü Khoa học Giáo dục
Viện Khoa học Giáo dục 1996
3 Trần Văn Hà Phương pháp giải quyết
tình huống - hành động Hệ thống bài giảng
tại một số trường đại học Luận văn Thạc sỹ Trường Quản lý Giáo dục 1993
4 Đỗ Tất Cường Nghiên cứu ứng dụng công nghệ truyền hình trong giảng dạy y học lâm sàng Đề tài cấp Bộ Tổng Tham mưu 2008
5 Thành Xuân Nghiêm Lý luận dạy học trong y học Vụ Đào tạo, Bộ Y tế.1987
6 Vũ Huy Nùng. Xây dựng cơ sở dữ liệu bài giảng multimedia phục vụ huấn luyện và đào tạo lâm sàng Đề tài cấp Bộ Tổng Tham mưu 2010
7 Bộ Tổng Tham mưu. Kỹ thuật cấp cứu
và chuyển thương hoả tuyến NXB Quân đội Nhân dân 2002