Cáimớitrongnămhọcmới 2009 - 2010 được xác định là “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng sống cho học sinh (HS). Nhiều hoạt động ngoại khóa Đây là nămhọc đầu tiên Bộ GD-ĐT quyết định đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào giảng dạy trong trường phổ thông. Ông Nguyễn Vinh Hiển - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết: Bên cạnh hoạt động dạy học, cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa có tác dụng giáo dục toàn diện cho HS. Tổ chức tốt các hoạt động văn nghệ, trò chơi dân gian và các hội thi năng khiếu văn nghệ, TDTT, tin học, ngoại ngữ để thúc đẩy HS hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng sống, bổ sung hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống. Các trường THCS, THPT chủ động xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa, củng cố kỷ cương nền nếp . Chấm dứt dạy học theo kiểu đọc - chép Cũng bắt đầu từ nămhọc này, ngành GD-ĐT sẽ quyết liệt thực hiện chấm dứt việc dạy học chủ yếu qua “đọc - chép” ở THCS và THPT. Mỗi giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện một đổi mớitrong phương pháp dạy học và quản lý. Mỗi trường có một kế hoạch cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học, mỗi tỉnh có một chương trình đổi mới phương pháp dạy học. Ông Nguyễn Hải Châu - Phó vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục trung học - Bộ GD-ĐT cho biết: sẽ ban hành tài liệu hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông, giúp giáo viên tháo gỡ khó khăn và áp lực “dạy theo sách giáo khoa”. Theo đó, giáo viên không lo phải làm sao dạy hết nội dung trong sách giáo khoa mà chỉ cần bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng. Với đối tượng HS có trình độ trung bình, dưới trung bình chỉ cần dạy theo đúng chuẩn, thời gian còn lại dành để rèn kỹ năng, ôn tập. Những HS có trình độ khá, giỏi thì giáo viên có thể dạy những nội dung sâu hơn, áp dụng các phương pháp dạy học khác nhau cho phù hợp. Ngoài ra, việc dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng giáo án điện tử cũng cần được hiểu và vận dụng đúng mức, tránh tình trạng chuyển từ dạy đọc - chép sang nhìn - chép. Với cấp tiểu học, ông Lê Tiến Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT) cũng cho biết: nhiệm vụ đầu tiên đặt ra của nămhọcmới là các trường tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm để phân nhóm HS, từ đó xác định phương pháp dạy học phù hợp với từng nhóm đối tượng. Chuẩn bị cho dạy học ngoại ngữ bắt buộc từ lớp 3 Ông Lê Tiến Thành cho biết nămhọc này cả nước có khoảng 1,4 triệu HS lớp 3. Tuy từ năm sau mới triển khai thực hiện Đề án dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân và tiếng Anh trở thành môn học bắt buộc từ lớp 3, nhưng để chuẩn bị thực hiện đề án, từ nămhọc này Bộ GD- ĐT khuyến khích các địa phương có đủ điều kiện (học 2 buổi/ngày, đủ phòng học, trang thiết bị, giáo viên) có thể dạy tăng cường tiếng Anh như môn học tự chọn. Cục Nhà giáo sẽ có trách nhiệm lên kế hoạch về đội ngũ giáo viên để có thể đáp ứng yêu cầu giảng dạy khi tiếng Anh trở thành môn học bắt buộc. Không tự đặt ra các kỳ thi Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) yêu cầu: trong thời gian năm học, các cơ quan quản lý và các trường không tự đặt ra các kỳ thi, thi thử ngoài quy định của Bộ GD-ĐT. Với cấp tiểu học, cũng quy định rất rõ: tuyệt đối không tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 1. Đây cũng là năm ngành GD-ĐT sẽ quyết liệt đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng khuyến khích tinh thần tự học và sáng tạo của HS: giảm yêu cầu HS phải học thuộc lòng, nhớ máy móc nhiều sự kiện, số liệu, câu văn, bài văn mẫu. Những mốc thời gian đáng lưu ý * Kết thúc học kỳ II (hoàn thành kế hoạch giảng dạy và học tập) muộn nhất vào ngày 25.5.2010. * Kết thúc nămhọc muộn nhất vào ngày 31.5.2010. * Thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT vào ngày 11.3.2010. * Thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT nămhọc2009-2010 vào các ngày 2, 3, 4.6.2010. * Thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2010 được tổ chức theo 3 đợt: đợt 1 vào các ngày 3, 4, 5.7.2010; đợt 2 vào các ngày 8, 9, 10.7.2010; đợt 3 vào các ngày 14, 15, 16.7.2010. Đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD-ĐT chủ trương: HS trung bình để đạt yêu cầu trong những kỳ thi phải đạt yêu cầu chuẩn tối thiểu trong quá trình học tập. HS muốn đạt kết quả trong các kỳ thi mang tính phân loại, chọn lọc cần phải đạt yêu cầu ở các mức độ cao hơn (phân tích, tổng hợp kiến thức, vận dụng kiến thức, sáng tạo). Chú ý đối tượng có học lực yếu, đối tượng chưa tốt nghiệp ở các kỳ thi trước; kiên quyết không để học sinh chưa đủ trình độ lớp 12 dự thi tốt nghiệp THPT. Tuệ Nguyễn . Cái mới trong năm học mới 2009 - 2010 được xác định là Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”,. một đổi mới trong phương pháp dạy học và quản lý. Mỗi trường có một kế hoạch cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học, mỗi tỉnh có một chương trình đổi mới phương