1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Mức độ nhạy cảm với kháng sinh của các trực khuẩn gram âm phân lập tại khoa điều trị tích cực Bệnh viện Bạch Mai

8 204 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 544,91 KB

Nội dung

Bài viết Mức độ nhạy cảm với kháng sinh của các trực khuẩn gram âm phân lập tại khoa điều trị tích cực bệnh viện Bạch Mai trình bày nhiễm trùng do các trực khuẩn Gram âm đa kháng tại Khoa Điều trị tích cực là vấn đề đáng quan ngại. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định mức độ nhạy cảm với kháng sinh của A. baumannii, P. aeuginosa, K. pneumoniae và E. coli phân lập tại Khoa Hồi sức tích cực từ năm 2011 đến năm 2015 bằng kỹ thuật kháng sinh đồ khoanh giấy khuếch tán và E-test,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Trang 1

MỨC ĐỘ NHẠY CẢM VỚI KHÁNG SINH CỦA CÁC TRỰC KHUẨN GRAM ÂM PHÂN LẬP TẠI KHOA ĐIỀU TRỊ TÍCH CỰC

BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Phạm Hồng Nhung¹,², Đào Xuân Cơ², Bùi Thị Hảo³

¹Trường Đại học Y Hà Nội, ²Bệnh viện Bạch Mai, ³Học viện Y học Cổ truyền Nhiễm trùng do các trực khuẩn Gram âm đa kháng tại Khoa Điều trị tích cực là vấn đề đáng quan ngại Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định mức độ nhạy cảm với kháng sinh của A baumannii, P aeuginosa,

K pneumoniae và E coli phân lập tại Khoa Hồi sức tích cực từ năm 2011 đến năm 2015 bằng kỹ thuật kháng sinh đồ khoanh giấy khuếch tán và E-test Các vi khuẩn trong nghiên cứu đã kháng ở mức độ cao với nhiều loại kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị nhưng còn nhạy cảm hoàn toàn với colistin Kết quả nghiên cứu là cơ sở để dược sĩ lâm sàng và bác sĩ điều trị xây dựng được phác đồ điều trị kinh nghiệm phù hợp.

Từ khoá: trực khuẩn Gram âm, kháng thuốc, hồi sức tích cực

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong hai thập kỷ qua, vấn đề đáng quan

ngại là sự gia tăng không đáng kể các kết

quả nghiên cứu và phát triển thêm các thuốc

kháng sinh mới bên cạnh sự gia tăng chóng

mặt các chủng vi khuẩn kháng lại nhiều các

thuốc kháng sinh hiện có, đặc biệt là các

chủng vi khuẩn Gram âm đa kháng thuốc

như Acinetobacter baumannii, Pseudomonas

aeruginosa và Klebsiella pneumoniae [1] Vai

trò gây bệnh các vi khuẩn Gram âm ngày càng

có chiều hướng gia tăng trên phạm vi toàn cầu,

đặc biệt phổ biến nhất là ở các đơn vị hồi sức

tích cực của các bệnh viện [2]

Với sự xuất hiện của các chủng vi khuẩn đa

kháng thuốc, hoặc thậm chí toàn kháng thuốc,

đồng thời ngày càng khan hiếm các dòng

kháng sinh mới nên có thể nói, bệnh lý nhiễm

khuẩn ngày càng trở nên khó điều trị hơn [3] Hiện nay, lựa chọn cuối cùng cho điều trị các chủng vi khuẩn Gram âm đa kháng thuốc là colistin, thuốc được xem như là liệu pháp “cứu hộ” [4; 5] Colistin là kháng sinh cũ nhưng không được sử dụng trong thời gian dài do độc tính của thuốc Tuy nhiên, do sự xuất hiện của các chủng vi khuẩn đa kháng thuốc, kháng lại mọi loại kháng sinh hiện có mà colistin được tái sử dụng vào những năm gần đây [6; 7] Ở Việt Nam, chỉ mới trong vòng một vài năm nay, colistin được phê duyệt và chính thức được đưa vào danh mục kháng sinh sử dụng trong bệnh viện Colistin là một kháng sinh mà hoạt tính tác dụng lại phụ thuộc rất lớn vào nồng

độ tức là phụ thuộc rất lớn vào liều điều trị và liều điều trị cũng liên quan đến độc tính của thuốc cũng như sự hình thành các đột biến kháng thuốc ở các chủng vi khuẩn [8; 9] Trong công thức tính liều điều trị, giá trị MIC cho từng chủng vi khuẩn phân lập được trên từng bệnh nhân, nếu có được, sẽ có thể tính toán được

Địa chỉ liên hệ: Phạm Hồng Nhung, Trường Đại học

Y Hà Nội

Email: hongnhung@hmu.edu.vn

Ngày nhận: 24/7/2017

Trang 2

liều điều trị hiệu quả và an toàn cho từng bệnh

nhân [10]

Việc xác định mức độ nhạy cảm với kháng

sinh của các chủng vi khuẩn Gram âm, đặc biệt

là giá trị MIC colistin theo thời gian là hết sức

cần thiết để có thể xây dựng được hướng dẫn

điều trị theo kinh nghiệm, nhằm nâng cao tính

hiệu quả và an toàn cho điều trị nhiễm trùng do

các trực khuẩn Gram âm Do vậy, đề tài được

tiến hành với hai mục tiêu:

1 Xác định mức độ nhạy cảm với kháng

sinh của các chủng vi khuẩn Gram âm thường

phân lập được tại Khoa Điều trị tích cực, Bệnh

viện Bạch Mai từ năm 2011 - 2015

2 Xác định nồng độ ức chế tối thiểu của

các chủng P aeruginosa và A baumannii phân

lập được tại Khoa Điều trị tích cực Bệnh viện

Bạch Mai từ năm 2012 - 2015

II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

1 Đối tượng

Tất cả các chủng trực khuẩn Gram âm

thường gặp phân lập được ở các loại bệnh

phẩm ở Khoa Điều trị tích cực bệnh viện Bạch

Mai từ năm 2011 - 2015

Tiêu chuẩn loại trừ: Các chủng cùng phân lập ở một bệnh nhân nhưng ở các loại bệnh phẩm khác nhau chỉ được tính một lần

2 Phương pháp nghiên cứu

Các chủng vi khuẩn phân lập từ các loại bệnh phẩm lâm sàng, được định danh bằng

hệ thống tự động Vitek2 compact (Biomerieux) làm thử nghiệm kháng sinh đồ khoanh giấy khuếch tán Giá trị MIC với colistin được xác định bằng phương pháp E-test Kết quả kháng sinh đồ được phiên giải theo hướng dẫn của CLSI M100 S25 [14] Đây là các qui trình được tiến hành theo qui trình xét nghiệm thường qui của Khoa Vi sinh, Bệnh viện Bạch Mai [11]

3 Đạo đức nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành trên các chủng

vi khuẩn, không can thiệp đến bệnh nhân Kết quả nghiên cứu mang lại dữ liệu về thực trạng và xu hướng đề kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây bệnh theo thời gian, là

cơ sở để xây dựng phác đồ điều trị theo kinh nghiệm cho phù hợp với từng giai đoạn

III KẾT QUẢ

1 Tình hình nhiễm trùng

Bảng 1 Phân bố các chủng vi khuẩn gây bệnh phổ biến nhất theo năm

Năm (n,%) 2011 (n,%) 2012 (n,%) 2013 (n,%) 2014 (n,%) 2015

A baumannii 269 (37,1) 266 (39,8) 259 (37,6) 291 (43,8) 251 (38,0)

P aeruginosa 114 (15,7) 66 (9,9) 105 (15,2) 93 (14,0) 107 (16,2)

K pneumoniae 92 (12,7) 65 (9,7) 69 (10,0) 73 (11,0) 100 (15,2)

Khác 163 (22,5) 179 (26,7) 130 (25,2) 130 (19,6) 138 (20,9)

Trang 3

Trong cả 5 năm, A baumannii, P aeruginosa, K pneumoniae và E coli vẫn là 4 trong 5 căn

nguyên hàng đầu phân lập được tại Khoa Điều trị tích cực

Biểu đồ 1 Phân bố chủng gây bệnh (%) theo bệnh phẩm theo năm

Các chủng vi khuẩn gây bệnh phân lập được chủ yếu ở các bệnh phẩm dịch tiết đường hô hấp, chiếm trên dưới 50% tổng số các chủng phân lập được ở cả 5 năm nghiên cứu

Biểu đồ 2 Mức độ nhạy cảm với kháng sinh (%) của các chủng A baumannii

Nhiều kháng sinh chỉ còn nhạy cảm dưới 10% đối với Acinobacter baumannii, kể cả các kháng

sinh carbapenem hay aminoglycoside Một số kháng sinh nhóm tetracycline như minocycline và doxycyclin còn nhạy cảm với khoảng trên 30% số chủng phân lập được Chưa xuất hiện chủng kháng colistin

Trang 4

Biểu đồ 3 Mức độ nhạy cảm với kháng sinh (%) của các chủng P aeruginosa

Các chủng P aeruginosa trong nhiều năm, còn nhạy cảm khá tốt với piperacillin-tazobactam (> 70%) Cũng chưa thấy xuất hiện chủng P aeruginosa đề kháng với colistin.

Biểu đồ 4 Mức độ nhạy cảm với kháng sinh (%) của các chủng K pneumoniae

Có sự giảm mức độ nhạy cảm của nhóm carbapenem trong những năm gần đây ở các chủng

K pneumoniae Năm 2015, mức độ nhạy cảm với carbapenem chỉ còn khoảng 40% Amikacin là

Trang 5

Biểu đồ 5 Mức độ nhạy cảm với kháng sinh (%) của các chủng E coli

Các chủng E coli còn nhạy cảm tốt với tất cả các kháng sinh nhóm carbapenem (> 80%), với

amikacin (> 80%) Các kháng sinh quinolone, cephalosporin đã bị đề kháng cao, trong đó khoảng 50% chủng sinh ESBL

Biểu đồ 6 MIC90 colistin (µg/ml) của các chủng A baumannii (Aba) và P aeruginosa (Pae)

Những chủng A baumannii và P aeruginosa đa kháng thuốc được chỉ định xác định MIC colistin

để tính liều điều trị MIC90 colistin của các chủng A baumannii còn rất thấp trong nhiều năm, dao động trong khoảng từ 0,19 – 0,5 µg/ml Trái lại, MIC90 colistin của các chủng P aeruginosa luôn ở

mức cao hơn nhiều, dao động trong khoảng 1 – 2 µg/ml

IV BÀN LUẬN

Trong năm năm gần đây, cơ cấu tác nhân gây bệnh hàng đầu tại Khoa Điều trị tích cực không

Trang 6

đầu gây bệnh và chủ yếu phân lập được từ các

nhiễm trùng hô hấp Kết quả này cũng tương

tự như báo cáo của Nguyễn Văn Kính và cộng

sự khảo sát nhiễm khuẩn bệnh viện trên 15

bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến trung

ương [12] Mức độ nhạy cảm của các chủng

A baumannii phân lập được trong năm năm

qua đều ở mức rất thấp với hầu hết các nhóm

kháng sinh được thử nghiệm và khuyến cáo

cho điều trị, trừ nhóm tetracyclin và polymyxin

(Biểu đồ 2) Tuy nhiên, nhóm tetracyclin kể cả

dẫn xuất mới là tigecycline cũng có chỉ định

lâm sàng rất hẹp nên không được sử dụng

nhiều trong điều trị lâm sàng [13] Như vậy,

chỉ còn mỗi nhóm polymyxin là cứu cánh cuối

cùng khi bệnh nhân nhiễm phải các chủng A

baumannii đa kháng thuốc

Các chủng P aeruginosa còn nhạy cảm khá

tốt với nhiều nhóm kháng sinh Điều đáng lưu ý

là nhóm carbapenem có mức độ nhạy cảm thấp

hơn so với các kháng sinh cephalosporin trong

cả 5 năm Có lẽ, các kháng sinh carbapenem là

kháng sinh đầu tay được sử dụng tại các Khoa

Điều trị tích cực khi chưa có kết quả kháng

sinh đồ nên có thể là một trong những nguyên

nhân dẫn đến tình hình gia tăng đề kháng ở

nhóm thuốc này Ngoài colistin, nhóm kháng

sinh penicillin kháng pseudomonas kết hợp với

chất ức chế β-lactamase có mức độ nhạy cảm

tốt nhất (> 70%) Nói chung, mức độ đề kháng

kháng sinh của các chủng P aeruginosa không

phải là vấn đề quá đáng ngại hiện nay trong

bệnh viện vì còn khá nhiều nhóm thuốc có tác

dụng trên các chủng này

Nhóm carbapenem và amikacin còn tác

dụng tốt với hầu hết các chủng K pneumoniae

Tuy nhiên, năm 2015, có sự sụt giảm rõ rệt

mức độ nhạy cảm với nhóm carbapenem, chỉ

còn khoảng 40% số chủng nhạy cảm Đây là

một vấn đề đáng báo động vì carbapenem là

điều trị cho các chủng Enterobacteriaceae sinh

ESBL Amikacin cũng là một lựa chọn cho các chủng sinh ESBL nên nếu không có chiến lược

sử dụng amikacin một cách hợp lý thì cũng như carbapenem, rất có thể không lâu nữa, amikacin sẽ bị mất đi vai trò trong điều trị

Các chủng E coli có mức độ nhạy cảm

tốt nhất với carbapenem, aminoglycoside

và penicillin kháng kết hợp với chất ức chế β-lactamase Quinolone là nhóm được lựa chọn cho điều trị các nhiễm trùng tiết niệu cũng

đã bị đề kháng cao (60 - 80%) Với E coli, cho

dù tỷ lệ sinh ESBL cao nhưng các chủng này còn nhạy cảm tốt với carbapenem nên đây vẫn

là ưu tiên lựa chọn cho điều trị nhiễm trùng do

E coli

Trước tình trạng gia tăng các chủng vi khuẩn đa kháng thuốc, đặc biệt là các chủng trực khuẩn Gram âm, từ tháng 8 năm 2011, colistin được chính thức phê duyệt đưa vào sử dụng điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai Sau hơn bốn năm sử dụng, chưa thấy xuất hiện chủng

vi khuẩn đề kháng với colistin tại Khoa Điều trị tích cực Những chủng vi khuẩn đa kháng, không còn kháng sinh lựa chọn nào cho điều trị ngoài colistin, sẽ được chỉ định đo nồng độ ức chế tối thiểu để phục vụ cho việc tính toán liều điều trị Trong 5 năm qua, chủ yếu chỉ có các

chủng A baumannii và P aeruginosa được chỉ

định làm MIC colistin nhiều Do vậy, nghiên cứu chỉ tập trung phân tích giá trị MIC90 colistin với các chủng này Giá trị MIC90 của các chủng

A baumannii dao động trong khoảng 0,19 – 0,5 μg/mL, còn của các chủng P aeruginosa

nằm trong khoảng 1 – 2 μg/mL Các chủng có giá trị MIC ≤ 2 μg/mL được coi là nhạy cảm với colistin, ≥ 4 μg/mL là đề kháng [14] Nghiên

cứu trên các chủng A baumannii đa kháng,

tác giả Burgess nhận thấy chỉ có các chủng

có MIC ≤ 0,125 μg/mL duy trì được tình trạng

Trang 7

chủng có MIC ≥ 0,25 – 2 μg/mL phát triển trở

lại sau 24 giờ nuôi cấy còn các chủng có MIC

≥ 0,5 μg/mL có số lượng thậm chí còn tăng

lên sau 24 giờ nuôi cấy khi sử dụng colistin

sulfate [14] Tác giả cho rằng colistin sulfate có

hoạt tính diệt khuẩn nhanh và liên tục đối với

các chủng A baumannii có MIC < 0,25 μg/mL

Hoạt tính này không nhìn thấy trên các chủng

có MIC > 0,25 μg/mL Colistin sulfate không

đáng tin cậy khi dùng điều trị đơn độc cho các

chủng A baumannii có MIC ≥ 0,5 μg/mL Nếu

coi như colistin là một trong số rất ít các kháng

sinh quan trọng nhất còn lại có tác dụng với

các vi khuẩn Gram âm đa kháng thuốc thì vấn

đề rất đáng cân nhắc khi sử dụng điều trị là

chế độ liều dùng tối ưu phải đảm bảo đạt hiệu

quả tối đa và giảm thiểu tối đa sự phát triển

các biến chủng kháng thuốc Theo hướng dẫn

của Khoa Dược, Bệnh viện Bạch Mai, nồng độ

Cđích được căn cứ trên MIC của chủng vi khuẩn

đối với colistin Tuy nhiên, giá trị MIC thường

có muộn sau khi nuôi cấy và định danh Các

trường hợp không có MIC thì Cđích được giả

định bằng 1 μg/mL [15] Trong nghiên cứu này

cho thấy hầu hết các giá trị MIC của các chủng

A baumannii đều nhỏ hơn 1 μg/mL nên công

thức tính liều theo hướng dẫn có thể vẫn đảm

bảo hiệu quả điều trị Tuy nhiên, cũng cần lưu

rằng đã xuất hiện chủng A baumannii có MIC

bằng 1 μg/mL và khi sử dụng ngày càng nhiều

colistin hơn, rất có thể sẽ xuất hiện các chủng

A baumannii có giá trị MIC lớn hơn 1 μg/mL

Do vậy, giám sát MIC colistin là rất quan trọng

để có thể tính toán liều điều trị cho phù hợp

và hiệu quả Vấn đề MIC của các chủng P

aeruginosa lại đáng phải lưu tâm hơn Mặc dù

không có nhiều chủng P aeruginosa đa kháng

cần điều trị bằng colistin nhưng giá trị MIC90 là

1 - 2 μg/mL Do vậy, khi chưa có kết quả kháng

sinh đồ, cần thận trọng tính liều điều trị cho

những trường hợp nhiễm trùng P aeruginosa.

Nếu nhìn vào các biểu đồ mức độ nhạy cảm của các chủng vi khuẩn Gram âm phân lập được theo từng năm, sẽ rất khó thấy được

xu hướng tăng hay giảm mức độ nhạy cảm theo thời gian Đây có lẽ là đặc điểm khác biệt ở Bệnh viện Bạch Mai vì quần thể bệnh nhân vào bệnh viện rất đa dạng, đến từ nhiều địa phương, nhiều bệnh viện khác nhau Các chủng được cho là căn nguyên gây nhiễm trùng bệnh viện cũng không chỉ thuộc về Bệnh viện Bạch Mai mà còn được "nhập khẩu" từ các bệnh viện khác đến Do đó, tốt nhất cho điều trị là có các dữ liệu vi sinh cho từng cá thể

và tham khảo thêm các dữ liệu giám sát dịch tễ học về tình hình kháng thuốc theo thời gian để

có được chiến lược điều trị cho phù hợp

V KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu là cơ sở dữ liệu để cho các dược sĩ cũng như các bác sĩ lâm sàng có thể xây dựng phác đồ điều trị hợp lý khi chưa

có kết quả kháng sinh đồ cũng như là cơ sở

để bệnh viện xây dựng danh mục thuốc điều trị cho phù hợp với từng giai đoạn

LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa Vi sinh Bệnh viện Bạch Mai đã giúp đỡ chúng tôi thực hiện nghiên cứu này

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Li J., et al (2005) Evaluation of colistin

as an agent against multi-resistant

Gram-negative bacteria Int J Antimicrob Agent 25,

11 - 15

2 Pranita D.T., Sara E.C., Lisa L.M (2012) Combination therapy for treatment of

infections with Gram negative bacteria Clin Microbiol Rev 25, 450 - 470

3 Christian G.G., Monnet D., Cars O., Carmeli Y (2008) Clinical and Economic

Trang 8

Negative Bacilli Antimicrob Agent Chemother

52, 813 - 821.

4 Michalopoulos A.S., Falagas M.E

(2011) Colistin: recent data on

pharmacody-namics properties and clinical efficacy in

crit-ically ill patients Annals Intensive Care 1, 1

- 30

5 Falagas M., Kaisaikou S (2005)

Colis-tin: the revival of polymyxins for the

manage-ment of multidrug-resistant gram-negative

bac-terial infections" Clin Infect Dis 40, 1333 - 41

6 Rahal J.J (2006) Novel antibiotic

combinations against infections with almost

completely resistant Pseudomonas aeruginosa

and Acinetobacter species Clin Infect Dis 43,

S95 - 99

7 Alfahad W., Omrani A (2014) Update

on colistin in clinical practice Saudi Med J 35,

9 - 19

8 Garonzik S., et al (2011) Population

pharmacokinetics of colistin methanesulfonate

and formed colistin in critically ill patients from

multicenter study provide dosing suggestions

for various categories of patients Antimicrob

Agents Chemother 55, 3284 - 3294

9 Nation R., Garonzik S., Li J., et al

(2016) Updated US and European Dose

Recommendations for Intravenous Colistin:

How Do They Perform? Clin Infect Dis 62, 552

- 558

10 Dafino L., Puntillo F., Mosca A., et al

(2012) High dose extended-interval colistin

administration in critically ill patients: Is this the

right dosing strategy? A preliminary study Clinl Infect Dis 54, 1720 - 1726.

11 Khoa Vi sinh, bệnh viện Bạch Mai (2014) Qui trình nuôi cấy, phân lập vi khuẩn

12 Nguyễn Văn Kính và cộng sự (2010) Phân tích thực trạng tháng 10 - 2010 Hợp tác toàn cầu về kháng sinh - GARP (Global Antibiotic Resistant Partner) - Việt Nam - (Phối hợp với đơn vị nghiên cứu lâm sàng ĐH Oxford)

13 Livermore D.M (2000) Tygecycline:

What is it, and where should it be used? J Antimicrob Chemother 56, 611 - 614.

14 CLSI (2015) Performance Standards

for Antimicrobial Susceptibility Testing; Twenty-fifth Informational Supplement M100 - S25

15 Hội đồng thuốc và điều trị Bệnh viện Bạch Mai (2012) Hướng dẫn sử dụng

kháng sinh Polymyxin

Summary SUSCEPTIBILITY TO ANTIBIOTICS OF GRAM-NEGATIVE BACILLI ISOLATED IN ICU OF BACH MAI HOSPITAL

Antibiotic resistance among Gram-negative bacilli poses a threat, particularly to patients

in Intensive care unit The study was carried out to determine susceptibility to antibiotics of the

most common pathogens in ICU including A baumannii, P aeuginosa, K pneumoniae and E coli

pathogens isolated for five years from 2011 to 2015 by disc diffusion and E-test methods It showed that those isolates were highly resistant to commonly used antibiotics but totally susceptible to colistin, a salvage therapy for infections caused by multidrug resistant bacilli Study results provided databases for clinical pharmacists and doctors to have empirically optimal therapies

Ngày đăng: 20/01/2020, 01:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w