1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tách riêng nhận biết

3 334 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 52,5 KB

Nội dung

BÀI TẬP NHẬN BIẾT Nhận biết bằng phương pháp hóa học. *Nguyên tắc: Dùng những phản ứng hóa học đặc trưng, nghĩa là những phản ứng mà ta có thể cảm nhận được. Cụ thể là : Hòa tan, kết tủa, mất màu, tạo thành màu, thay dổi màu, sủi bọt khí, có mùi . . . Khi làm nhận biết cần chú ý: + Nhận biết riêng rẽ và nhận biết hỗn hợp. Nhận biết hỗn hợp khó hơn, vì khi ta nhận biết một chất thì phải xem các chất khác có phản ứng đặc trưng tương tự không, hoặc gây ra phản ứng khác làm nhiểu không. Câu 1: Có ba lọ đựng 3 hỗn hợp bột : Fe + FeO; Fe + Fe 2 O 3 ; FeO + F 2 O 3 . Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết hỗn hợp các chất trong các lọ trên. Câu 2: Hãy tự chọn một hóa chất thích hợp để nhận biết các muối: NH 4 Cl, (NH 4 ) 2 SO 4 , NaNO 3 MgCl 2 , FeCl 3 , FeCl 2 , Al(NO 3 ) 3 . Viết các PTPƯ (ĐH KHỐI A 2005) Câu 3: a)Có 3 ống nghiệm mỗi ống chứa 2 cation, và 2anion ( không trùng lặp) trong số các cation và anion sau: NH 4 + , Na + , Ba 2+ , Mg 2+ , Al 3+ , Ag + , Cl - , Br - , NO 3 - , SO 4 2- , PO 4 3- , CO 3 2- . Hãy xác định các cation và anion trong từng ống nghiệm. b)Có một dung dịch chứa các muối : Na 2 SO 4 , Na 2 SO 3 , Na 2 CO 3 . Hãy trình bày phương pháp hóa học nhận biết từng muối . Câu 4: Chỉ có nước và khí cacbonic, có thể nhận biết được 5 chất bột trắng sau không? NaCl, Na 2 CO 3 , Na 2 SO 4 , BaCO 3 , BaSO 4 . Nếu dược , hãy trình bày cách nhận biết. Câu 5: Làm thế nào dể nhận biết từng khí H 2 , H 2 S, CO 2 , CO trong hỗn hợp của chúng bằng phương pháp hóa học. Câu 6: Trong một bình chứa hỗn hợp khí: CO, CO 2 , SO 2 , SO 3 , và H 2 . Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết từng khí. Câu 7: Có 5lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng các dung dịch sau đây: NaHSO 4 , KHCO 3 , Mg(HCO 3 ) 2 , Na 2 SO 3 , Ba(HCO 3 ) 2 . Trình bày cách nhận biết từng dung dịch , chỉ dùng thêm cách đun nóng. Câu 8: Để điều chế được Fe( II) nitrat, người ta hòa tan từ từ Fe bằng dung dịch HNO 3 loãng, lạnh lúc đó không có khí thoát ra vì N +5 bị khử thành N -3 . a)Viết PTPƯ hòa tan Fe (ở dạng phân tử và ion thu gọn). b)Làm thế nào để nhận biết các ion trong dung dịch thu được sau phản ứng. Câu 9: A, B,C là các hợp chất vô cơ của một kim loại, khi đốt nóng ở nhiệt dộ cao cho ngọn lữa màu vàng. A tác dụng với B thành C . Nung nóng B ở nhiệt dộ cao ta thu được chất rắn C, hơi H 2 O và khí D. Biết D là một hợp chất của cacbon, D tác dụng với A cho ta B hoặc C. a) Hỏi A,B,C là các chất gì? Viết các phương trình phản ứng xãy ra trong các quá trình trên . b) Cho A,B,C Tác dụng với CaCl 2 ; C tác dụng với dung dịch AlCl 3 . Viết các phương trình phản ứng xãy ra. Câu 10: Làm thế nào dể nhận biết sự cómặt đồng thời của các ion Na + , NH 4 + , CO 3 2- , HCO 3 - trong dung dịch. Câu 11: Chỉ dùng một hóa chất hãy nhận biết các dung dụch sau: NH 4 Cl, FeCl 2 , FeCl 3 , Al 2 (SO 4 ) 3 (ĐH Thủy Sản 2000). Câu 12 : Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các lọ mất nhãn chứa riêng biệt các dung dịch sau: NaCl, MgCl 2 , AlCl 3 , FeCl 3 . Viết các phương trình phản ứng hóa học để minh họa. (TN THPT-2005). Câu 13: Có 3 dung dịch NaCl, AlCl 3 , CaCl 2 đựng trong 3 lọ riêng biệt bị mất nhãn . Chỉ dùng dung dịch NaOH trình bày cách nhận biết các dung dịch trên. Viét các phương trình Hóa học xãy ra. Câu 14: Chỉ dùng một dung dịch Axit thông dụng và một dung dịch Bazơ thông dụng, hãy phân biệt 3 hợp kim sau: a) Hợp kim Cu-Ag; b) Hợp kim Cu-Al; c) Cu-Zn. Viết các phương trình phản ứng xãy ra.( ĐHQG HCM). Câu 15 : Dung dịch A có chứa các ion : Na + , SO 4 2- , SO 3 2- , CO 3 2- , .Bằng những phản ứng hóa học nào có thể nhận biệt các ion có trong dịch (ĐH Y HN 2001). Câu 16 : Có 7 ống nghiệm đựng dung dịch nước của các chất sua: HCl, NaOH, Na 2 SO 4 NH 4 Cl, NaCl, BaCl 2 , Ag NO 3 . Hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch đó bằng cách sử dụng giấy quỳ và phản ứng bất kì giữa các dung dịch trongcác ống nghiệm . Viết các phương trình phản ứng. (ĐH AN NINH 2001) Câu 17: Có 5 lọ được đnhs số (1), (2), (3), (4), (5) Mỗi lọ chứa một trong các dung dịch Ba(NO 3 ) 2 , Na 2 CO 3 , MgCl 2 , K 2 SO 4 và Na 3 PO 4 . Xác định lọ nào chứa dung dịch gì, biết rằng : -Lọ (1) tạo kết tủa trắng với các lọ (3), (4). -Lọ (2) tạo kết tủa trắng với lọ (4). -Lọ (3) tạo kết tủa trắng với các lọ (1), (5). -Lọ (4) tạo kết tủa trắng với các lọ (1), (2), (5). -Kết tủa sinh ra do lọ (1) tác dụng với lọ (3) phân hủy ở nhiệt độ cao tạo ra oxit kim loại. Viết PTPƯ minh họa (ĐH An Giang 2001). Câu 18: Chỉ dung them giấy tím, trình , trình bày các dung dịch loãng sau: Na 2 SO 4 , Na 2 CO 3 , NaCl, H 2 SO 4 , BaCl 2 , NaOH. Viết PT phản ứng minh hoạ. (KA-2006) Câu 19: Chỉ dung them nước, hãy nhận biết 4 chất rắn: Na 2 O, Al 2 O 3 , Fe 2 O 3 , Al chứa trong các loại riêng biệt. Viết phương trình Phản ứng. (KB 2003). Câu 20: Có 4 chất bột màu trắng tương tự nhau: NaCl, AlCl 3 , BaCO 3 , MgCO 3 . Chỉ dung nước và các điều kiện cần thiết , hãy trình bày phương pháp hoá học để nhận biết các chất trên. (Cao Đẳng SP KB-2006). Câu 21: a) Có 4 lọ không nhãn chứa 4 dung dịch HCl, Na 2 SO 4 , NaCl, NaOH, Ba(OH) 2 . Chỉ dùng thêm quỳ tím, hãy nhận biết các dung dịch trên. b) Chỉ dùng một thuốc thử để nhận biết các dung dịch đựng trong các bình không nhãn khác nhau. NH 4 Cl, FeCl 2 , FeCl 3 , MgCl 2 , AlCl 3 , NaCl. Câu 22: Chứng minh rằng trong dung dịch có mặt cả 3 axít: HCl, H 2 SO 4 , HNO 3 . Câu 23: Có 4 lọ mất nhãn đựng 4 dung dịch sau: HCl, H 2 SO 4 , BaCl 2 , Na 2 CO 3 . Hãy nhận biết 4 dung dịch trên mà không dùng bất cứ thuốc thử nào. Câu 24: Chỉ được dùng kim loại để phân biệt các dung dịch HCl, HNO 3 , NaOH, HgCl 2 . Câu 25 a) Muối NaCl bị lẫn tạp chất Na 2 CO 3 . Làm thế nào để có NaCl tinh khiết. b) Muối Cu(NO 3 ) 2 có lẫn tạp chất AgNO 3 . Hãy nêu phương pháp để điều chế Cu(NO 3 ) 2 tinh khiết. Câu 26: Chỉ dùng them quỳ tím, hãy phân biệt 4 dung dịch Na 2 CO 3 , NaOH, HCl, Ba(OH) 2 . Câu 27: Làm thế nào để biết được trong trong dịch có mặt các muối: NaCl, Na 2 SO 4 , NaNO 3 , Na 2 SO 4 . Câu 28: Phân biệt 5 dung dịch sau mà không dùng thuốc thử: NaOH, (NH 4 ) 2 CO 3 , BaCl 2 , MgCl 2 , H 2 SO 4 . khí, có mùi . . . Khi làm nhận biết cần chú ý: + Nhận biết riêng rẽ và nhận biết hỗn hợp. Nhận biết hỗn hợp khó hơn, vì khi ta nhận biết một chất thì phải. BÀI TẬP NHẬN BIẾT Nhận biết bằng phương pháp hóa học. *Nguyên tắc: Dùng những phản ứng hóa học đặc trưng, nghĩa là những phản ứng mà ta có thể cảm nhận được.

Ngày đăng: 18/09/2013, 13:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w