1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Địa lý: Phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội

28 94 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 591,29 KB

Nội dung

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế để vận dụng vào việc nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam trên quan điểm phát triển bền vững. Đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn - Hà Nội một cách có căn cứ khoa học.

1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Hành lang kinh tế (HLKT) là hình thức tổ  chức lãnh thổ  đặc biệt của   nước ta. HLKT Lạng Sơn ­ Hà Nội (dựa trên cơ  sở  tồn tại tuyến trục giao   thơng huyết mạch chạy qua 4 địa phương Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh và   Hà Nội), là một bộ  phận thuộc về hai HLKT quan trọng Lạng Sơn ­Hà Nội   ­TP. Hồ Chí Minh ­ Mộc Bài và Lạng Sơn ­Hà Nội ­Hải Phòng, nằm dọc quốc  lộ  1A. Đoạn qua hành lang Lạng Sơn ­ Hà Nội dài 180 km  Hiện nay, khi  tuyến cao tốc dọc theo trục quốc lộ 1A được hồn thành, từ Hà Nội khách du  lịch có thể  dễ  dàng tiếp cận tới các điểm du lịch hấp dẫn của các tỉnh Bắc  Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn, đồng thời sẽ hút được một lượng du khách lớn   từ Trung Quốc sang Việt Nam qua cửa khẩu Lạng Sơn rồi tỏa đi các địa điểm   du lịch hấp dẫn khác của nước ta. HLKT L ạng Sơn ­ Hà Nội có tiềm năng to  lớn để phát triển du lịch nhưng các địa phương phát triển tự phát, chưa liên  kết chặt chẽ  với nhau nên hiệu quả  thấp. Do vậy,  để  phát triển du lịch có  hiệu quả, tăng số ngày lưu trú của du khách, doanh thu du lịch tăng lên, du lịch   có cơ hội phát triển bền vững hơn… các địa phương chỉ có con đường hợp tác   liên kết, cụ thể phát triển du lịch của các địa phương theo tuyến HLKT.  Trong thế  giới ngày nay, liên kết trở  đã thành nhân tố  quan trọng   trong các q trình phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng   Cho đến nay, sự liên kết trong lĩnh vực phát triển du lịch chưa được nghiên  cứu một cách thỏa đáng, liên kết phát triển du lịch theo tuyến hành lang như   nào để phát huy hết các tiềm năng du lịch của mỗi địa phương dọc theo  HLKT?Vậy,   phát   triển   du   lịch   theo   tuyến   HLKT     gì?   Yếu   tố     ảnh   hưởng đến phát triển du lịch theo tuyến HLKT? Đánh giá hiệu quả phát triển  du lịch theo tuyến HLKT thế nào? đều chưa được làm rõ Trước tình hình như vậy, nghiên cứu sinh chọn vấn đề  “ Phát triển  du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn ­ Hà Nội”làm luận án tiến  sĩ chun ngành Địa lý học 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án a. Mục đích nghiên cứu 22 ­ Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển du lịch theo tuyến   HLKT để  vận dụng vào việc nghiên cứu vấn đề  này   Việt Nam trên quan  điểmphát triển bền vững ­ Đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển du  lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn ­ Hà Nội một cách có căn cứ khoa học b. Nhiệm vụ nghiên cứu ­ Xây dựng cơ sở lí thuyết phục vụ nghiên cứu của luận án (trong  q trình xây dựng cơ sở lí thuyết tác giả  sẽ  tiến hành tổng quan các cơng   trình khoa học có liên quan để  xem các học giả  nghiên cứu vấn đề  đó đến   đâu, và những điểm gì trong kết quả nghiên cứu của họ có thể  kế  thừa và   tác giả luận án sẽ nghiên cứu vấn đề gì còn bỏ ngỏ?) ­ Đánh giá thực trạng phát triển  du lịch theo tuyến hành lang kinh tế  Lạng Sơn ­ Hà Nội trong giai đoạn 2005 ­ 2016 (xác định mặt được, mặt   chưa được và nguyên nhân của những hạn chế yếu kém trong quá trình phát  triển du lịch theo tuyến HLKT) ­ Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển  du lịch theo tuyến hành  langkinh tế  Lạng Sơn – Hà Nội theo hướng hiệu quả  và bền vững đến năm   2025 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu:  Phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn ­ Hà Nội b. Phạm vi nghiên cứu ­ Về mặt thời gian: Hiện trạng phát triển du lịch từ 2010 ­ 2016, dự  báo đến năm 2025 ­ Về  mặt không gian: Nghiên cứu sự  phát triển du lịch theo tuyến   HLKT Lạng Sơn – Hà Nội gắn với vùng lãnh thổ  chịu  ảnh hưởng trực tiếp  của tuyến quốc lộ 1A chạy qua từ tỉnh Lạng Sơn đến thủ  đô Hà Nội. Trong  các địa phương mà tuyến HLKT đi qua, chú trọng đến các thành phố lớn và các   đô thị hạt nhân như các thành phố Lạng Sơn, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang;  Vùng  ảnh hưởng gián tiếp của tuyến hành lang bao gồm 1 thành phố  trực   thuộc trung ương (Hà Nội) và3 tỉnh (Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh) ­ Về  mặt khoa học: Nghiên cứu cả  lí thuyết và thực tiễn, cả  hiện  trạng và tương lai phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội.  Trong q trình nghiên cứu tác giả sẽ phân tích sự phát triển  du lịch của các  địa phương mà tuyến HLKT chạy qua, đặt tuyến HLKT trong mối quan hệ  mật thiết với sự phát triển du lịch chung của cả nước cũng như sựphát triển  du lịch của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và vùng Đồng bằng sơng Hồng 4. Những đóng góp mới của luận án a. Về mặt lý luận và học thuật: Luận án đã làm rõ quan niệm, nội hàm về  phát triển du lịch theo   tuyến HLKT, chỉ  ra các yếu tố   ảnh hưởng tới sự  phát triển du lịch theo   tuyến HLKT; đề xuất quy trình tiếp cận nghiên cứu và các chỉ tiêu đánh giá   kết quả  và hiệu quả  phát triển du lịch theo tuyến HLKT để   ứng dụng vào  điều kiện Việt Nam b. Về mặt thực tiễn: + Luận án đã làm rõ mặt được, mặt chưa được và ngun nhân của   những hạn chế, yếu kém trong việc phát triển du lịch theo tuyến HLKTLạng   Sơn – Hà Nội. Trong đó chỉ rõ vai trò của các Cơng ty kinh doanh lữ hành và   hệ  thống các hoạt động cung  ứng dịch vụ (khách sạn, nhà hàng, cơ  sở  dịch  vụ vui chơi, giải trí…) + Luận án đề xuất phương hướng và giải pháp để phát triển du lịch theo   tuyến HLKT Lạng Sơn ­ Hà Nội đến năm 2025 và kiến nghị một số vấn đề then   chốt mà chính quyền các địa phương có HLKT chạy qua phải thực hiện + Luận án cung cấp các căn cứ khoa học cho các địa phương dọc theo   tuyến HLKT Lạng Sơn ­ Hà Nội để cùng phối hợp, liên kết, hành độngnhằm phát  huy các tiềm năng du lịch một cách có hiệu quả cao nhất 5. Khung lý thuyết, phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu a. Khung lý thuyết phương pháp tiếp cận  nghiên cứu i)Khung lý thuyết nghiên cứu của luận án: Tác giả luận án phác họa theo sơ đồ:  44 Sơ đồ 1.1: Sơ đồ  khung lý thuyết nghiên cứu của luận án (Nguồn: Tác giả) ii) Phương pháp tiếp cận nghiên cứu đối với đề tài ­ Tiếp cận từ lí thuyết đến thực tiễn: phân tích và đánh giá các vai trò   của hành lang đối với phát triển du lịch, sự phát triển du lịch theo tuyến hành   lang, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch theo tuyến hành lang… sau  đó kiểm định lại bằng thực tiễn phát triển, hiệu quả của sự phát triển du lịch  theo dọc tuyến hành lang ­ Tiếp cận từ vĩ mơ đến vi mơ: tiếp cận cả nền kinh tế đến lĩnh vực du   lịch; tiếp cận từ  vùng lớn đến hành lang cũng như  tiếp cận từ  các hoạt động  kinh tế trên tuyến tới hoạt động du lịch ­ Tiếp cận liên ngành, liên vùng: Xem xét mối quan hệ giữa dulịch với  cơng nghiệp, nơng nghiệp, thương mai, dịch vụ ; xem xét mối quan hệ  giữa   HLKTsự phát triển du lịch của vùng trung du miền núi Bắc Bộ và vùng đồng   bằng sơng Hồng cũng như các vùng khác trong cả nước ­ Tiếp cận theo ngun lý nhân ­ quả: mọi kết quả  đều có ngun   nhân của nó, từ đó đi tìm ngun nhân của những hạn chế và yếu kém.  b. Phương pháp nghiên cứu của luận án Đểhồn   thành   luận   án,   tác   giả   lựa   chọnvà   sử   dụng  kết   hợp   các  phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện đại trênnguyên tắc đảm bảo   tính tổng hợp, tính hệ thống, tính hiện đại và sự phù hợp: Phương pháp phân  tích hệ thống; Phương pháp điều tra xã hội học;Phương pháp phân tích thống  kê; Phương pháp so sánh;Phương pháp SWOT; Phương pháp bản đồ  và hệ  thơng tin địa lý (GIS) (tác giả luận án đã xây dựng 4 bản đồ tại các chương   2, 3, 4)… 6. Cấu trúc của luận án Ngồi   phần   Mở   đầu,   Kết   luận,   Danh   mục   tài   liệu   tham   khảo     Phụlục, luận án được cấu trúc thành 4 chương: Chương 1. Tổng quan các cơng trình khoa học có liên quan đến phát triển du lịch  theo tuyến hành lang kinh tế Chương 2. Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh   tế Chương 3. Hiện trạng phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tếLạng Sơn –  Hà Nội giai đoạn 2010 – 2016 Chương 4. Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả  phát triển du lịch   theo tuyến hành lang kinh tếLạng Sơn – Hà Nội CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CĨ LIÊN QUAN  ĐẾNPHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO TUYẾNHÀNH LANG KINH TẾ 1.1.Tổng quancác cơng trình nghiên cứu về hành lang kinh tế  Trên thế  giới, các vấn đề  về  HLKT thường được đề  cập trong các   nghiên cứu chung về tổ chức khơng gian kinh tế và một số cơng trình nghiên cứu  cụ thể. Thơng qua các cơng trình nghiên này, tác giả luận án nhận thấy: các cơng   trình nghiên cứu của các học giả đã đề cập đến vấn đề phát triển HLKT và coi nó   như là một hình thức tổ chức lãnh thổ quan trọng trong tổ chức khơng gian kinh tế  ­ xã hội. Về cơ bản để hình thành HLKT nhất thiết phải có các trục giao thơng   huyết mạch kết nối các cực phát triển, các hạt nhân trung tâm và một vùng lãnh   thổ đủ rộng dọc tuyến. Vấn đề phát triển du lịch theo các tuyến HLKT hầu như  chưa được đề cập tới Ở Việt Nam, các học giả đều khẳng định việc phát triển HLKT sẽ mang   lại những lợi ích to lớn trong việc tăng cường liên kết, thúc đẩy kinh tế ­ xã hội   của các địa phương có tuyến trục giao thơng huyết mạch đi qua, các yếu tố hình   66 thành HLKT… nhưng chưa có tác giả nào đánh giá một cách sâu sắc đầy đủ về  ảnh hưởng của hành lang kinh tế tới việc thúc đẩy phát triển du lịch, hay sự liên   kết để phát triển du lịch của các địa phương dọc  HLKT… chủ yếu các tác giả  mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá tiềm năng, thực trạng và đề xuất định hướng để  phát triển du lịch tại một số địa phương riêng lẻ, chưa đề cập nhiều đến sự liên  kết để  phát triển du lịch theo một tuyến hành lang cụ  thể   Tuy nhiên, những  nghiên cứu này đã cung cấp những cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề với các  cấp độ khác nhau, tác giả luận án đã tổng quan và kế thừa có chọn lọc cơ sở khoa   học về HLKT để áp dụng trong luận án của mình 1.2.  Tổng  quan  các  cơng  trình   nghiên   cứuvề  phát  triển   du   lịch,  phát  triển du lịch theo tuyến HLKT Nhìn chung, trên thế giới có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu về du  lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch, sự phát triển du lịch, các nghiên cứu này có ý nghĩa   rất lớn đối với sự  phát triển du lịch của các quốc gia nói chung và từng vùng   lãnh thổ du lịch nói riêng.Ở Việt Nam, đã có những nghiên cứu, tài liệu, bài viết   về sự phát triển du lịch, chuỗi giá trị du lịch  Tuy nhiên, vấn đề về liên kết để  phát triển du lịch chưa đề cập đến nhiều, đặc biệt liên kết để phát triển du lịch   theo một tuyến trục giao thơng, cụ  thể  là theo một tuyến HLKT.Tại địa bàn  nghiên cứu, đến nay chưa có cơng trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu cả về  lý luận và thực tiễn về sự liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương CHƯƠNG 2.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNVỀ PHÁT TRIỂN DU  LỊCH THEO TUYẾN HÀNH LANG KINH TẾ 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Hành lang kinh tế trong mối quan hệ với phát triển du lịch Từ các kết quả đã được tổng quan và quan sát thực tiễn phát triển   tuyến HLKT ở nước ta và ở một số quốc gia, kế thừa quan niệm của các nhà   khoa học đi trước, tác giả luận án cho rằng: “HLKT hình thành trên cơ sở có   một tuyến trục giao thơng huyết mạch và trên đó có sự tồn tại các trung tâm  đơ thị  ­ kinh tế  đi kèm với các hoạt động kinh tế  có quan hệ  chặt chẽ  với   nhau mà trong đó có hoạt động du lịch; các chủ  thể  hay pháp nhân kinh tế  liên kết tự nguyện cùng phát triển; nhờ đó mà các hoạt động kinh tế có được  hiệu quả cao hơn và bền vững hơn” 2.1.2. Phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Từ các kết quả đã được tổng quan và quan sát thực tiễn phát triển   tuyến HLKT ở nước ta và ở một số quốc gia, kế thừa quan niệm của các nhà   khoa học đi trước, tác giả luận án cho rằng: “Phát triển du lịch là việc thực hiện và phát triển các hoạt động  phục vụ khách du lịch, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, chất lượng ngày càng   tốt hơn của du khách. Nói cách khác, phát triển du lịch và thực hiện các hoạt   động dịch vụ khách du lịch hay là việc thực hiện các khâu cung ứng dịch vụ  cho khách du lịch với những sản phẩm du lịch có chất lượng cao và nhờ  đó  đem lại hiệu quả cho cả xã hội, cho các doanh nghiệp hoạt động cung  ứng  dịch vụ và cho du khách”.  “Phát triển du lịch theo tuyến HLKT  chính là phát triển du lịch có  tổ chức trên một tuyến HLKT dựa trên cơ sở liên kết các nhà cung ứng dịch   vụ  du lịch theo ngành nghề  và theo lĩnh vực giữa các trung tâm đơ thị  trong   hoạt động du lịch. Đó chính là sự  liên kết giữa các cơng ty lữ  hành, giữa các   chủ  khách sạn, nhà hàng ăn uống, giữa các nhà cung cấp sản phẩm văn hóa  nghệ thuật, các nhà hoạt động tâm linh, thể thao, hội nghị, hội thảo, các trung   tâm thương mại, các làng nghề truyền thống  và các trung tâm đơ thị ­ du lịch   trên tuyến HLKT,nhằm thỏa mãn nhu cầu về chất lượng các sản phẩm du lịch   của du khách”.  Bản chất của phát triển du lịch theo tuyến HLKT  (i) Phát huy các giá trị, tận dụng tiềm năng, lợi thế của HLKT khơng  chỉ về du lịch mà về các lĩnh vực phát triển thương mại, cơng nghiệp, văn hóa (ii) Liên kết các hoạt động du lịch trên tuyến HLKT để tạo ra các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách (iii) Hoạt động du lịch theo tuyến HLKT sẽ mang lại hiệu quả cao   hơn, năng suất lao động cao hơn, lợi nhuận cao hơn, đóng góp nhiều hơn cho   sự phát triển chung của lãnh thổ nghiên cứu Điều kiện để phát triển du lịch theo tuyến HLKT 88 (i) Cần phải có sẵn một trục giao thơng huyết mạch, sơi động về  các hoạt động kinh tế và các hoạt động du lịch (ii) Trên trục giao thơng đó đã hiện hữu các trung tâm đơ thị  ­ du  lịch, những trung tâm đơ thị này có chức năng là hạt nhân phát triển kinh tế  của một vùng lãnh thổ  cụ  thể  (tương  ứng với 1 tỉnh) và là trung tâm phát   triển du lịch của lãnh thổ đó.  (iii) Hai đầu mút của tuyến đều là các trung tâm có sức hút và sức   lan tỏa rất lớn đối với phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng (iiii) Các hoạt động du lịch trên tuyến (dịch vụ lữ hành, khách sạn,   nhà hàng, vui chơi giải trí, khám chữa bệnh, dịch vụ  thơng tin, an ninh an   tồn ), đòi hỏi có sự  phối kết hợp của các trung tâm đơ thị  ­ du lịch để  gia  tăng số lượng khách du lịch, gia tăng số ngày lưu trú, từ đó gia tăng doanh thu   du lịch và gia tăng hiệu quả của các hoạt động du lịch trên tuyến HLKT 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch theo tuyến HLKT Việc phát triển du lịch theo tuyến HLKT chịu sự tác động của nhiều  yếu tố, các yếu tố này bổ sung và kết nối với nhau để  cùng tạo nên sự phát   triển du lịch mạnh mẽ  theo tuyến HLKT. Tác giả  xin trình bày cụ  thể  đối   với 3 yếu tố cơ bản:Lợi ích kinh tế (lợi nhuận); Chính sách phát triển du lịch  và quyết tâm chính trị của các cơ quan quản lý; Doanh nghiệp kinh doanh lữ  hành và các yếu tố quan trọng khác (Vị trí địa lí và tài ngun du lịch; Cơ sở  hạ  tầng kỹ  thuật phục vụ  phát triển du lịch; Nhu cầu của thị trường; Mức  sống dân cư; u cầu các sản phẩm du lịch có chất lượng cao của du khách) 2.1.4. Hiệu quả phát triển du lịch theo tuyến HLKT 2.1.4.1.Các    tiêu   đánh  giá  kết    và  hiệu     phát  triển   du  lịch   theo  tuyếnHLKT (1). Tỷ lệ gia tăng khách du lịch nhờ phát triển du lịch theo HLKT(T1) Trong đó: ­   K1:Khách   du   lịch   tăng   thêm   nhờ   phát   triển   du   lịch   theo   tuyến   HLKT(tính bằng cách lấy số khách du lịch khi đã phát triển theo tuyến hành   lang trừ đi số khách du lịch khi chưa phát triển du lịch theo tuyến HLKT) ­ K0: Số  khách du lịch đến các trung tâm khi chưa hình thành du  lịch theo tuy ến HLKT (2).Tỷ lệ gia tăng doanh thu du lịch nhờ phát triển du lịchtheo tuyến HLKT(T2) Trong đó: ­   D1:Phần   doanh   thugia   tăng   nhờ   phát   triển   du   lịch   theo   tuyến   HLKT(tính bằng cách lấy doanh thu du lịch khi đã phát triển theo tuyến hành  lang trừ đi doanh thu du lịch khi chưa phát triển du lịch theo tuyến HLKT) ­ D0: Doanh thu du lịch khi chưa hình thành du lịch theo tuyến HLKT (3).Tỷ  lệ  gia tăng  năng suất  lao động nhờ  phát triển du  lịch theo tuyến   HLKT(T3) Trong đó:  ­ N1: Phần gia tăng năng suất lao động nhờ  phát triển du lịch theo   tuyến hành lang (tính bằng cách lấy năng suất lao động du lịch khi đã phát   triển theo tuyến HLKT trừ đi năng suất lao động du lịch khi chưa phát triển  du lịch theo tuyến HLKT).  ­ N0: Năng suất lao động du lịch khi chưa có HLKT du lịch (4). Tỉ lệ đóng góp của ngành du lịch vào GRDP của các địa phương có tuyến   HLKTchạy qua (T4)   Trong đó: ­ G: là giá trị gia tăng du lịch khi phát triển du lịch theo tuyến HLKT   (tính bằng cách lấy doanh thu nhân với tỷ lệ GTGT du lịch trong doanh thu;  cụ thể là bằng khoảng 46­48%) ­ GRDP: Tổng giá trị sản phẩm nội địa của các địa phương có tuyến HLKT chạy qua.  (5). Bình qn chi tiêu của 1 lượt khách du lịch trên tuyến HLKT (T5) Trong đó: ­ D: là tổng doanh thu du l ịch khi phát triể n du l ịch theo tuy ến HLKT 1010 ­ K: là tổng số khách du lịch khi phát triển du lịch theo tuyến HLKT 2.1.4.2.Các chỉ tiêu phản ánh nguyên nhân của kết qủa và hiệu quả phát triển  du lịch theo tuyến HLKT (6). Tỷ lệ vốn đầu tư cho du lịch trong tổng vốn đầu tư xã hội (T6) Trong đó: ­ VDL: Vốn đầu tư trực tiếp cho ngành du lịch của các địa phương có  tuyến HLKTchạy qua ­ V: Tổng vốn đầu tư xã hội của các địa phương có tuyến HLKT chạy  qua (7). Tỷ trọng giá trị gia tăng du lịch trong tổng doanh thu du lịch (T7) Trong đó: ­ G: Phần giá trị gia tăng ngành du lịch của các địa phương có tuyến  HLKTchạy qua ­  D: Tổng doanh thu  ngành du lịch của các địa phương  có tuyến  HLKTchạy qua 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Từ thực tiễn của một số quốc gia trên thế giới HLKTđã được hình thành và phát triển   nhiều quốc gia và khu   vực trên thế  giới và đã trở  thành nhân tố  quan trọng thúc đẩy sự  phát triển  giao thương kinh tế, trong đó có phát triển du lịch đối với các khu vực địa lí  có HLKT đi qua. Từ  những năm 90 của thế kỷ XX, tại châu Á, ý tưởng về  phát triển HLKT do tổ  chức Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đề  xuất   trong các hội nghị  kinh tế  của khu vực (Đông Á, ASEAN). Bên cạnh các   quốc gia   Đông Nam Á, các quốc gia Đông Á như  Trung Quốc, Hàn Quốc   cũng đã có các ý tưởng về việc thiết lập các HLKT để tạo động lực cho việc  phát triển kinh tế… Tuy vậy, du lịch mới chỉ được xem xét, định hướng phát  triển như  là một khía cạnh của ngành dịch vụ, chưa thực sự  được nghiên  cứuriêng biệt để phát triển du lịch theo tuyến HLKT 2.2.2. Từ thực tiễn Việt Nam 1414 quốc tế. Nếu 30% số này tham gia du lịch tuyến HLKT Lạng Sơn ­ Hà Nội   thì cũng đã có 1 triệu khách quốc tế du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn ­ Hà  Nội. Lạng Sơn là tỉnh biên giới, với khu kinh tế  cửa khẩu sầm uất Đồng  Đăng, với nhiều cảnh quan thiên nhiên kì thú, nhiều tài ngun nhân văn, tâm   linh độc đáo. Giáp Lạng Sơn là tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) có số  dân  khoảng 46 triệu người. Nếu 10% số này tham gia du lịch theo tuyến HLKT   này thì đã có khoảng 4 triệu du khách quốc tế qua cửa khẩu Lạng Sơn đến  nước ta nói chung và HLKT Lạng Sơn ­ Hà Nội nói riêng 3.1.3. Đánh giá các yếu tố   ảnh hưởng đến phát triển du lịch theo tuyến   HLKT Lạng Sơn – Hà Nội 3.1.3.1. Lợi nhuận thấp vì thiếu sự liên kết    Trên tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội đang thiếu sự  liên kết nên  nhìn chung sự  phát triển du lịch có hiệu quả  thấp; chưa phát huy được sức   mạnh của các  trung tâm đơ thị  ­ du lịchvà do đó mức doanh thu khơng có  được do thiếu liên kết là rất đáng kể.Nhìn chung, hoạt động du lịch theo tuyến  HLKT mới đóng góp khoảng 33­35% cho kết quả hoạt động du lịch của bốn địa   phương có tuyến hành lang kinh tế chạy qua.Tốc độ tăng đối với khách du lịch  và doanh thu du lịch của tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội chưa tương xứng  với tiềm năng, so với cả nước nhiều chỉ tiêu tăng thấp hơn 3.1.3.2. Hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách chưa đáp ứng và tạo điều   kiện thuận lợi cho phát triển du lịch theo tuyến HLKT Thời gian qua, nhờ chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước  hoạt động du lịch của các địaphương trong HLKT Lạng Sơn­ Hà Nội bước đầu  đạt kết quả đáng khích lệ, tạo nên những chuyển biến rõ rệt, Tuy nhiên, các  văn bản luật pháp và các chính sách của Đảng và Nhà nước đều chưa đề  cập   nhiều và chưa có những chính sách cụ  thể  cho phát triển du lịch theo tuyến   HLKT 3.1.3.3. Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành chưa xây dựng được các tour   du lịch hấp dẫn, độc đáo Theo kết quả điều tra, chỉ có 37,0% các doanh nghiệp kinh doanhlữ  hành đã xây dựng và tổ  chức chương trình du lịch liên kết dọc theotuyến   HLKT Lạng Sơn – Hà Nội nhiều lần, 65,9% chưa xây dựng và tổchức. Đánh   15 giá về  điều kiện để  liên kết phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng, có   sức cạnh tranh với các địa phương lân cận của tuyến HLKT Lạng Sơn ­ Hà  Nội thì có tới 84% cơng ty lữ  hành được hỏi đánh giá có điều kiện nhưng   chưa đủ; Có 87,9% du khách được hỏi khơng chọn các tour du lịch kết nối   dọc theo tuyến HLKT Lạng Sơn  ­ Hà Nội vì sản phẩm du lịch còn đơn điệu,   80,2 % du khách cho rằng vì cơng tác truyền thơng quảng bá còn hạn chế 3.2. Thực trạng phát triển du lịch dọc theo tuyến HLKT Lạng Sơn ­ Hà Nội 3.2.1. Khách du lịch Tổng số khách du lịch trên địa bàn nghiên cứu tăng đáng kể từ 2010:   14.556 nghìn lượt khách đến 2016: 21.905 nghìn lượt khách (tăng 7.349 nghìn  lượt khách), tốc độ tăng bình qn 1 năm là  7,0% (thấp hơn tốc độ tăng bình   qn của cả nước). Sau khi làm việc với các Sở Văn hóa, Thể thao và Dulịch  của 4 tỉnh, thành phố(riêng Hà Nội là Sở  Du lịch)  và từ  kết quả  điều tra,  phân tích số liệu thực tế, tác giả luận án xác định số du khách thực hiện du   lịch theo tuyến HLKT vào năm 2010 đạt khoảng 15%, năm 2015 khoảng 21%,   năm 2016 khoảng 27% so với tổng khách du lịch của địa bàn nghiên cứu   Điều đó chứng tỏ  khi có HLKT, số  lượng khách di chuyển theo tuyến hành   lang có tăng lên, tuy nhiên số lượng tăng chưa nhiều 3.2.2. Doanh thu du lịch Khi liên kết phát triển du lịch theo tuyến HLKT, doanh thu du lịch   của cả  4 địa phương đều chiếm tỉ  trọng cao hơn và có xu lướng tăng dần  trên tồn lãnh thổ  nghiên cứu: Năm 2010 doanh thu du lịch là 9.244 tỷ  đồng   đến năm 2016 là 59.057 tỷ  đồng (giá hiện hành), đạt tốc độ  tăng trưởng  26,2%. Điều đó càng chứng tỏ  phát triển du lịch theo tuyến HLKT sẽ mang   lại hiệu quả  ngày càng cao hơn.Theo tính tốn, điều tra của tác giả  luận án   và trên cơ  sở  làm việc với các Sở  Văn hóa, Thể  thao và Du lịch của 4 tỉnh,   thành phố  (riêng Hà Nội là Sở  Du lịch): Tổng thu du lịch trên tuyến HLKT  năm   2010  chiếm   khoảng   16%,   năm   2015  chiếm   khoảng   23%    năm  2016chiếm khoảng 29% tổng thu du lịch của lãnh thổ nghiên cứu 3.2.3. Lao động du lịch Nhìn chung số lượng lao động trong ngành du lịch các địa phương dọc   theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội tăng 9,8%   trong giai đoạn từ  2010­   1616 2016, tổng số  lao động năm 2010 là 88.000 lao động đến 2016 là 153.800 lao  động. Tuy nhiên lao động được đào tạo chun mơn nghiệp vụ một cách có hệ  thống chưa nhiều, năng suất lao động chưa cao. Khi phát triển du lịch theo   tuyến HLKT, số lượng lao động trong ngành du lịch cũng sẽ chiếm tỉ trọng cao  hơn và có xu hướng tăng trên tổng lãnh thổ nghiên cứu. Trình độ  nghiệp vụ,   ngoại ngữ  chưa đáp  ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch   Hiện nay, Hà Nội là nơi tập trung hầu hết các cơ sở đào tạo trình độ đại học –  cao đẳng về du lịch, cung cấp nguồn lao động du lịch cho cả nước nói chung   và 3 tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh nói riêng.  3.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 3.2.4.1. Cơ sở lưu trú Nhìn tổng thể  hệ  thống khách sạn   các tỉnh trên tuyến hành lang   còn thiếu về số lượng và chất lượng các cơ  sở  lưu trú đạt tiêu chuẩn. Năm   2010, tổng số khách sạn, nhà nghỉlà 853 cơ sở đến năm 2016 là 1.924 cơ sở,   tăng 12,5%. Số ngày lưu trú của khách còn thấp (trung bình khoảng 2 ngày 1   đêm), chưa có phòng chun biệt cho các đối tượng khách khác nhau. Theo   kết quả điều tra 80 cơ sở lưu trú đều cho rằng khi liên kết phát triển du lịch   theo tuyến HLKT, số  khách lưu trú sẽ  tăng khoảng 10%, mối liên hệ  giữa    mắt   xích     chuỗi   giá   trị   du   lịch     mật   thiết   hơn;   86,7%   đối   tượngđiều tra cho rằng, hiệu quả phát triển dulịch sẽ cao hơn.  3.2.4.2. Nhà hàng Số nhà hàng trên lãnh thổ nghiên cứu tăng đáng kể, năm 2010 có 148 cơ  sở đến năm 2016 là 337 cơ sở, tăng 14,7%, khả năng phục vụ của các nhà hàng   tăng cao do được xây mới, tu bổ và sửa chữa. Một vấn đề  cần đề  cập tới là   trong địa bàn lãnh thổ  nghiên cứu chưa có nhà hàng chun mơn hóa, chun  phục vụ những du khách theo đạo, đội ngũ nhân viên phục vụ chất lượng chưa   cao, khả  năng phục vụ  số  lượng khách đơng trong 1 thời điểm còn hạn chế   Theo kết quả điều tra, 90 nhà hàng được điều tra thì 95,2% cho rằng khi phát  triển theo chuỗi giá trị du lịch thì sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn trong lĩnh vực   kinh doanh nhà hàng nói riêng và du lịch trên tuyến hành lang nói chung 3.2.5. Đầu tư phát triển du lịch 17 Thực tế, đã có rất nhiều dự án đầu tư cho phát triển du lịch tại 4 địa  phương trên tuyến HLKT, vấn đề cần có sự liên kết trên tồn tuyến HLKT để  các dự án có sự gắn kết, khai thác hết các thế mạnh, các tiềm năng phát triển  du lịch trên tồn tuyến, giảm thiểu các chi phí khơng cần thiết. Tuy nhiên, so  với tổng số vốn đầu tư cho tồn xã hội thì vốn đầu tư cho du lịch còn ít, chiếm   tỉ trọng nhỏ (2,4%). Chia ra các hạng mục đầu tư, nhiều nhất đầu tư  vào các   cơng trình hạ tầng kĩ thuật du lịch (59%). Theo kết quả điều tra, hầu hết các  chuyên gia cho rằng, muốn phát triển tốt du lịch trên tuyến HLKT, một trong   những biện pháp quan trọng là đầu tư cho phát triển du lịch 3.2.6   Phân  tích  lợi       hạn   chế     phát   triển   du  lịch   theo   tuyến   HLKT Lạng Sơn ­ Hà Nội Tác giả luận án đã sử dụng mơ hình SWOT, kết quả phân tích theo   mơ hình SWOT cho thấy điểm mạnh, điểm yếu và hạn chế  đối với việc  phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn ­ Hà Nội. Trên cơ sở đó, cung   cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định, định hướng phát triển du lịch theo  tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội 3.3. Ngun nhân của những hạn chế, yếu kém trong phát triển du lịch   theo tuyến HLKT của lãnh thổ nghiên cứu Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, yếu kém trong phát triển du lịch  của các địa phương có nhiều, nhưng phải kể  đến sự  phát triển du lịch chưa   được tổ chức trên phạm vi vùng lớn, cũng như trong phạm vi mỗi địa phương và  trong việc phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội. Tuyến   HLKT này hội tụ nhiều yếu tốđể phát triển du lịch theo tuyến HLKT, nhưng các  yếu tố này chưa được tạo lập và phát huy nên lợi nhuận mang lại chưa cao, chi   tiêu bình qn trên lượt khách còn thấp, đội ngũ doanh nghiệp du lịch vừa thiếu   vừa yếu, khung khổ pháp luật cho phát triển du lịch theo tuyến HLKT chưa có… Do đó,xảy ra tình trạng phát triển manh mún, tự phát, kém hiệu quả, giá thành   sản phẩm dịch vụ du lịch còn ở mức cao, khó cạnh tranh.Tình hình đó đặt ra vấn   đề cấp bách là phát triển du lịch theo tuyến HLKT và theo chuỗi giá trị du lịch để  phát huy tốiđa lợi thế sosánh của mỗi địa phương CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ  PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO TUYẾN HLKT LẠNG SƠN – HÀ NỘI 1818 4.1. Bối cảnh phát triển du lịch của tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội Hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới sẽ là cơ hội, là động lực  đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức mới đối với nền kinh tế  Việt Nam   nói chung và du lịch nói riêng. Đứng trước bối cảnh đó, năm 2009, Việt Nam   đã kí thỏa thuận với ASEAN thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch (MRA­TP),   cho phép lao động du lịch có kĩ năng trong ngành du lịch – nhà hàng – khách   sạn từ các nước ASEAN tới làm việc tại Việt Nam và ngược lại.  Ở Việt Nam hiện nay, GDP bình qn đầu người hàng năm tăng; cơ cấu   kinh tế đang chuyển đổi nhanh sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN;  kết cấu hạ tầng ngày càng được đầu tư phát triển; đời sống vật chất và tinh thần  của nhân dân được cải thiện; nhận thức du lịch thay đổi theo hướng tích cực; nhu   cầu du lịch của người dân tăng nhanh; Việc bỏ chế độ  VISA đối với cơng dân  một số nước ASEAN và Nhật Bản, việc mở thêm các đường bay Việt Nam –  Hoa Kỳ, Việt Nam – Hàn Quốc… cũng góp phần thu hút thêm khách du lịch các   nước nói trên đến Việt Nam; Sự ra đời của các văn bản pháp luật, các nghị quyết,   Quy hoạch, Chiến lược…tạo điều kiện cho du lịch phát triển 4.2. Quan điểm phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn ­ Hà Nội (1) Coi hiệu quả (trước mắt và lâu dài) là tiêu chí cao nhất, quan trọng  nhất để phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội.  (2) Liên kết, phối hợp và phát triển theo chuỗi giá trị du lịch phải được xem   là cách thức phát triển du lịch có hiệu quả của tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội.  (3) Hiện đại hóa là phương thức phát triển du lịch cả trong ngắn, trung và  dài hạn theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội.  (4) Phát triển du lịch một cách có tổ chức phải được xem như một trong  các biện pháp chỉ đạo quan trọng nhất để phát triển du lịch tuyến HLKT Lạng   Sơn – Hà Nội (5) Phát triển du lịch theo hành lang kinh tế bền vững, hài hòa giữa kinh   tếvà mơi trường, gắn kết chặt chẽ với bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước   cũng như đảm bảo sự an tồn, an ninh của những chủ thể tham gia tuyến hành   lang,… 4.3. Dự báo một số chỉ tiêu về phát triển của các địa phương có tuyến  HLKT chạy qua 4.3.1. Dân số và khả năng phát triển kinh tế của lãnh thổ nghiên cứu Dân số của miền Bắc (tính từ Thanh Hóa trở ra) hiện đã có khoảng 35  triệu người, trong đó 12 triệu sống   Trung du miền núi và 23 triệu người  19 sống ở vùng Đồng bằng sơng Hồng. Có thể  nói trong tương lai gần đã có thị  trường du lịch tương đối lớn đối với triển vọng phát triển du lịch theo tuyến  HLKT Lạng Sơn ­ Hà Nội.Dự báo GRDP/người vào năm 2025 đạt khoảng 158  triệu đồng (gấp khoảng 1,96 lần so 2016 và tương đương khoảng 7210 USD)   Đây là mức thu thập có khả năng chi trả lớn cho hoạt động du lịch của người   dân 4.3.2. Dự báo khách du lịch và doanh thu du lịch Tổng số khách du lịch và doanh thu du lịch trên lãnh thổ nghiên cứu   đạt tốc độ  tăng trưởng cao hơn trong thời gian tới: Năm 2010 số  khách   du lịch là 21.905 nghìn lượt, doanh thu đạt 59.057 tỷ đồng đến năm 2025 sẽ  đạt số  khách 35.700 lượt khách, doanh thu đạt 155.026 tỷ  đồng Theo kết   điều tra và tính tốn của tác giả, trên cơ  sở  làm việc với các Sở  Văn   hóa, Thể  thao và Du lịch của 4 tỉnh, thành phố: số khách du lịch di chuyển   trên tuyến HLKT năm 2016 là 27%, dự  báo năm 2020 là 40%, năm 2025 là   65% toàn lãnh thổnghiên cứu; doanh thu du lịch trên tuyến năm 2016 chiếm  29%, dự báonăm 2020 là 45% và năm 2025 là 70% toàn lãnh thổ nghiên cứu 4.3.3. Lựa chọn các phương án phát triển du lịch Trên cơ  sở  dự  báo doanh thu và khách du lịch của các địa phương   thuộc lãnh thổ nghiên cứu, tham khảo dự báo phát triển kinh tế tuyến HLKT   đường 18, dự báo phát triển kinh tế tuyến HLKT Lạng Sơn ­ Hà Nội ­ TP. Hồ  Chí Minh ­ Mộc Bài, dựa vào các cuộc phỏng vấn sâu chun gia, các doanh   nghiệp kinh doanh lữ hành, khách sạn, nhà hàng,… tác giả dự báo lượng khách  du lịch và doanh thu du lịch, bình qn chi tiêu trên 1 lượt khách trên tuyến   HLKT Lạng Sơn ­ Hà Nội như sau: Bảng 4.4: Dự báo phát triển du lịch theo tuyến HLKTLạng Sơn – Hà Nội Tỉnh   Khách   du  lịch Lạng Sơn Bắc Giang Đơn vị 2016 2020 2025 PA1* PA2** PA3*** 1000 lượt  người “ 5.914,4 10.224 26.580 28.627 23.245 707 1.180 3.068 3.682 2.057 “ 126 238 634 683 478 2020 Bắc Ninh “ 167 312 832 896 579 Hà Nội “ 4925,4 8.494 22.046 23.366 20.131 Tỷ đồng 17.126 39.864 106.303 116.933 108.518 “ 694,6 1.652 4.310 4.742 4.465 Bắc Giang “ 97,2 220 603 663 606 Bắc Ninh “ 372,2 870 2.370 2.607 2.386 Hà Nội “ 15.953 37.122 99.020 108.921 101.061 VNĐ/1  lượt người 2.895.840 3.899.906 3.999.360 4.084.710 4.676.649 2.Doanh   thu  du lịch Lạng Sơn 3.BQ chi  tiêu/1 lượt  khách (Giá hiện hành) Nguồn: Tác giả đề xuất Ghi chú:* PA1: Theo dự báo phát triển kinh tế Tuyến hành lang kinh tế đường   18 làm cơ sở;** PA2: Theo dự báo phát triển kinh tế Tuyến hành lang kinh tế   Lạng Sơn – Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh – Mộc Bài làm cơ sở; ***PA3 Tác giả   đề xuất 4.4. Định hướng phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn­Hà Nội 4.4.1. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch Trong tuyến HLKT, cần kết hợp các quan điểm về phát triển du lịch   chất lượng cao, hướng tới thu hút khách chi trả cao là lưu trú dài, đặc biệt là   hướng phát triển du lịch văn hóa và sinh thái. Cần lựa chọn chiến lược  ưu   tiên phát triển mạnh về  sản phẩm du lịch nghỉ  dưỡng cao c ấp. Một trong   những định hướng quan trọng mà tuyến hành lang và ngành du lịch cần xác   định là việc tạo dựng các liên kết sản phẩm.  4.4.2. Định hướng phát triển chuỗi giá trị du lịch Chuỗi giá trị sản phẩm du lịch thực chất là sự kết nối, tươngtác hỗ  trợ lẫn nhau giữa các đối tượng sau: Cơng ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng ăn   uống, giao thơng vận tải, mua sắm, thơng tin du lịch, quản lí du lịch. Thể  hiện ở sơ đồ sau: 21 Sơ đồ 4.1: Sơ đồ hoạt động chuỗi giá trị du lịch theo tuyến HLKT  Lạng Sơn – Hà Nội (TT: trung tâm, TTVH: trung tâm văn hóa) Nguồn: Tác giả đề xuất phỏng theo      sơ đồ 2.2 chương 2 Cơng ty kinh doanh lữ hành giữ vai trò nòng cốt trong việc hình thành  chuỗi giá trị du lịch. Nếu trên địa bàn nghiên cứu có nhiều Cơng ty kinh doanh   lữ hành thì Hiệp hội du lịch sẽ là người giữ vai trò “Nhà tổ chức chuỗi”. Các   chủ thể  tham gia chuỗi giá trị  cùng nhau chia sẻ  lợi ích và cùng nhau chia sẻ  rủi ro trong hoạt động cung ứng dịch vụ cho khách du lịch. Tác giả luận án cho  rằng, vấn đề mấu chốt của việc hình thành chuỗi giá trị du lịch là phân chia lợi   ích, chia sẻ  rủi ro và chia sẻ  trách nhiệm một cách cơng bằng, khơng được  triệt tiêu lợi ích của bất cứ chủ thể nào.  Bảng 4.9.Ma trận liên kết trong chuỗi giá trị du lịch tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội Trung tâm  Đơn  đơ thị du  vị lữ  lịch hành Khách  Nhà  Trung  Trung  Điểm  sạn hàng  tâm  tâm vui  đến  ăn  mua  sắm + Lạng Sơn * * uống + Bắc Giang + + + chơi, giải  du lịch trí * + + 2222 Bắc Ninh + + + Hà Nội * * + + + * + (Nguồn: Tác giả đề xuất) Ghi chú: * Giữ vị trí nòng cốt trong q trình liên kết;  + Thực hiện vai trò tổ chức phối hợp Sự  liên kết để  phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà   Nội phải diễn ra cả theo chiều dọc và chiều ngang: ­ Theo chiều dọc (chun lĩnh vực): đó là sự liên kết giữa các nhà cung  ứng dịch vụ du lịch cùng chức năng (Các Cơng ty lữ hành liên kết với nhau; Các  khách sạn liên kết với nhau; Các chủ nhà hàng liên kết với nhau; Các trung tâm vui   chơi giải trí liên kết với nhau; Các điểm đến du lịch liên kết với nhau ) ­ Theo chiều ngang (giữa các trung tâm du lịch theo địa bàn): Trên địa   bàn mỗi địa phương các nhà cung ứng dịch vụ du lịch liên kết với nhau theo  chuỗi giá trị du lịch. Gắn kết các chủ cung ứng dịch vụ một cách đồng bộ để  phục vụ du khách tốt nhất và đem lại hiệu quả cao nhất cho tất cả các chủ  thể và cho xã hội 4.4.3. Định hướng kết nối du lịch giữa các địa phương Cần xác định rõ lộtrình cụ thể hoa nh ́ ững vấn đề hợp tác, liên kết phát  triển du lịch của 4 tỉnh, thành phố như: xây dựng và đa dạng hoa s ́ ản phẩm du   lịch, đầu tư  cơ  sở  hạ  tầng giao thơng đến các điểm du lịch mang tính liên  vùng…Để sự hợp tác về du lịch giữa bốn địa phương ngày càng thiết thực và  hiệu quả hơn, tác giả đề xuất một số phương hướng trong việc phát triển du   lịch và liên kết phát triển du lịch giữa Hà Nội với ba địa phương như  sau:(1)  Liên kết hình thành các tour;(2) Hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du  lịch;(3) Hợp tác, trao đổi kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch 4.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả  phát triển du lịch theo tuyến hành  lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội 23 4.5.1. Đầu tư cho phát triển du lịch Đầu tư  đóng vai trò vơ cùng quan trọng đối với phát triển du lịch, để  phát triển du lịch hiệu quả và bền vững trên tuyến HLKT thì cần phải vừa gia   tăng vốn đầu tư cho phát triển du lịch vừa phải tiến hành đầu tư có trọng điểm  và đồng bộ. Vốn đầu tư trực tiếp cho phát triển du lịch được phân bổ theo từng   giai đoạn, từng hạng mục, tuy nhiên so với tổng số vốn đầu tư  cho phát triển  KTXH của lãnh thổ nghiên cứu còn chưa đáng kể. Theo tính tốn và điều tra của   tác giả luận án, trên cơ sở làm việc với các  Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của   4 tỉnh, thành phố: Tổng số vốn đầu tư xã hội trên tuyến HLKT giai đoạn 2011 –  2016 chiếm khoảng 67% và giai đoạn 2017 – 2025chiếm khoảng 70% tổng đầu   tư phát triển của 4 địa phương 4.5.2.Hợp tác, liên kết phát triển du lịch Các doanh nghiệp cung  ứng dịch vụ du lịch và các địa phương dọc  theo tuyến HLKT phải có những chính sách cụ  thể  để  phối hợp, liên kết để  hình thành các tour du lịch kết nối các điểm du lịch, khai thác tối đa lợi thế tài   nguyên du lịch của 4 địa phương,  bao gồm tour du lịch nội địa, từ  Hà Nội và   vùng phụ cận lên du lịch Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn và đưa khách từ Lạng  Sơn về du lịch Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội; nối tour cho khách quốc tế từ Hà   Nội lên du lịch Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn; khai thác khách du lịch Trung  Quốc, khách du lịch quốc tế đường bộ nối tour Trung Quốc – Việt Nam , khách  du lịch đến từ các nước Đơng Nam Á, Hàn Quốc, các nước Châu Âu 4.5.3. Hình thành Hiệp hội du lịch trên phạm vi 4 địa phương Mục đích của Hiệp hội là liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau về kinh tế ­   kỹ thuật về kinh doanh dịch vụ, tạo bình ổn thị trường, nâng cao giá trị chất   lượng, sản phẩm du lịch, khả năng cạnh tranh trong và ngồi nước của hội   viên; đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hội viên. Để  khuyến   2424 khích việc thành lậpcác Hiệp hội, chính quyền các địa phương cần hỗ trợ 15­ 20% kinh phí hoạt động của các Hiệp hội này 4.5.4. Hồn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng du lịch Để  liên kết phát triển du lịch theo tuyến HLKT cần  ưu tiên một số  việc sau đây:Hồn thiện tuyến cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn. Nhanh chóng xây  dựng đường cao tốc từ Bắc Giang đi Lạng Sơn; Hồn thiện các đoạn đường nối  kết tuyến cao tốc với các diểm, khu du lịchdọc tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà   Nội.Dành khoảng 50% tổng vốn đầu tư phát triển du lịch theo tuyến HLKT để  xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch theo tuyến HLKT này 4.5.5. Phát triển nhân lực du lịch có chất lượng cao Tập trung các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực  du lịch:  đảm bảo chất lượng, số  lượng, cân đối về  cơ  cấu ngành nghề  và  trình độ đào tạo đáp ứng u cầu phát triển du lịch và hội nhập quốc tế. Phát  triển mạng lưới cơ sở đào tạo về  du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị  giảng dạy đồng bộ, hiện đại; chuẩn hóa chất lượng giảng viên; chuẩn hóa   giáo trình khung đào tạo du lịch. Xây dựng và ban hành khung trình độ nghề  quốc gia trong lĩnh vực du lịch tương đương trong khu vực và quốc tế… 4.5.6. Hồn thiện cơ chế, chính sách để phát triển du lịch của nhà nước Đối với hình thức TCLT là HLKT ở nước ta chưa có văn bản pháp lý   quy định, chưa có quy chế, chính sách cho việc tổ chức và hoạt động, gây khó   khăn trong việc tổ chức phối hợp, liên kết phát triển. Để thực hiện được các  nhiệm vụ, mục tiêu phát triển cho các HLKT trên cả nước nói chung và HLKT  Lạng Sơn – Hà Nội nói riêng cần có cơ chế, chính sách một cách tồn diện,  đồng bộ và hợp lí. Đồng thời các cơ chế chính sách phải tạo ra các yếu tố đòn   bảy đủ mạnh cho sự phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng, cụ thể:  (1) Hồn thiện chủ trương phát triển du lịch theo tuyến HLKT; (2) Hồn thiện  hệ thống chính sách phát triển du lịch theo tuyến HLKT 25 4.5.7. Xác định danh mục dự  án  ưu tiên phát triển du lịch theo hướng   hiệu quả và bền vững Xem xét ban hành các chính sách ưu đãi cho dự án đầu tư phát triển du   lịch như: Kéo dài thời gian th đất đến 70 năm; miễn tiền th đất đối với các  dự án phi lợi nhuận; đơn giản hóa các thủ tục hành chính; hỗ trợ bồi thường   giải phóng mặt bằng.  Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp (tối thiểu bằng   cao nhất mức hiện hành). Miễn thị thực nhập cảnh cho khách du lịch quốc tế  tại một số khu vực thơng qua cơ chế đặc thù; nhà đầu tư được phép cư trú lâu   dài, cùng thời gian với dự án đầu tư… 4.6. Đánh giá khả năng hiệu quả phát triển du lịch theo tuyến hành lang   kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội đến năm 2025 * Căn cứ tính tốn: Các kết quả dự báo về một số chỉ tiêu tổng hợp đối với phát triển du  lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội đến 2025 của tác giả; Tham khảo  các chỉ số tính tốn của hai Đề án quy hoạch phát triển tuyến HLKT Lạng Sơn –  Hà Nội – Hải Phòng (với hệ số hiệu quả khoảng 1,79 lần so với thời kỳ trước)  và tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội – Hồ Chí Minh – Mộc Bài (với hệ số hiệu    khoảng 2,3 lần so với thời kỳ trước) của Viện Chiến lược phát triển đã   cơng bố vào năm2007 và 2010 * Phương pháp tính tốn: Theo các cơng thức tính tốn đã trình bày ở chương 2 Hiệu quả phát triển du lịch theo tuyến hành lang là hiệu quả tổng hợp   do phát triển du lịch theo tuyếnhành lang mang lại cho nền kinh tế xã hội, cho  các địa phương tham gia phát triển theo tuyến hành lang du lịch. Nó bao gồm ba  mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả mơi trường Dù là mới tính  tốn sơ bộ đã cho thấy, nếu thực hiện thành cơng định hướng, giải pháp phát  triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội thì kết quả và hiệu quả  đem lại là rất đáng kể. Tỷ lệ đóng góp của việc phát triển du lịch theo tuyến   2626 hành lang kinh tế ngày càng rõ nét hơn và cao hơn. Vì thế, việc phát triển du  lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội là rất cần thiết và rất khả thi KẾT LUẬN 1. Luận án “Phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà   Nội” có cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn vững chắc. Hiện nay, chưa có cơng   trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách đầy đủ và tồn diện cả về lý luận   và thực tiễn phát triển du lịch theo tuyến HLKT 2. Luận án đã làm rõ nhiều vấn đề  lý luận và thực tiễn về  HLKT,   phát triển du lịch theo tuyến HLKT,trong đó đã làm rõ nội hàm, bản chất của   việc phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế, nó là bộ  phận cấu thành  của các hoạt động kinh tế trên tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội. Phát triển du   lịch theo tuyến HLKT dựa trên sự  tự  nguyện liên kết các hoạt động du lịch.  Luận án chỉ ra 3 nhóm yếu tố chủ yếu ảnh hưởngđến phát triển du lịch theo   tuyến HLKT và các yếu tố quan trọng khác trong điều kiện Việt Nam,đồng  thời xác định bộ  chỉ  tiêu với 7 chỉ tiêu chính để phân tích kết quả, hiệu quả  phát triển du lịch theo tuyến HLKT.   HLKT Lạng Sơn ­ Hà Nội  phát triển dựa trên sự  hiện hữu của  trục giao thơng huyết mạch theo quốc lộ  1A, tuyến  đường sắt Hà Nội ­  Lạng Sơn; giàu tiềm năng để phát triển du lịch theo tuyến HLKT, thành phố  Lạng Sơn và thành phố Hà Nội là hai điểm mút của tuyến HLKT, có sự phát   triển   khá,  với   lịch  sử   phát   triển   lâu   đời,…nhưng  du  lịch  chưa  phát   triển  tương xứng với tiềm năng, thế  mạnh và lợi thế  so sánh của tuyến HLKT ;  Hiệu quả mang lại chưa cao, chi tiêu bình qn trên lượt khách còn thấp, đội  ngũ doanh nghiệp du lịch vừa thiếu vừa yếu, khung khổ pháp luật cho phát  triển du lịch theo tuyến HLKT chưa có. Các địa phương phát triển du lịch  tương đối khép kín (mặc dù đã có ý định liên kết và hợp tác trên phạm vi  vùng lớn), chưa liên kết phát triển du lịch theo tuyến HLKT. Trước tình hình   27 đó, đặt ra vấn đề  cấp bách là phát triển du lịch theo tuyến HLKT và theo   chuỗi giá trị du lịch.   Luận án đã đề  xuất quan điểm, định hướng và giải pháp cho  việc phát triển du lịch theo tuyến HLKT L ạng S ơn ­ Hà Nội đến 2025, tầm   nhìn đến 2030. Các định hướng và giải pháp đều dựa trên cơ  sở  các quan  điểm, mục tiêu phát triển kinh tế  chung của Đảng và nhà nước, của từng   địa phương dọc tuyến HLKT và được phân tích, nghiên cứu gắn với lãnh  thổ  HLKT Lạng Sơn ­ Hà Nội (dọc QL 1A)   Định hướng  thể  hiện rõ  sự  phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù trên tuyến HLKT, chuỗi giá trị  du   lịch, sự  kết nối du lịch giữa các địa phương.Để  phát triển du lịch dọc theo   tuyến HLKT Lạng Sơn ­ Hà Nội có hiệu quả, cần phải thực hiện đồng bộ  7 giải pháp: Thứ  nhất, đầu tư  cho phát triển du lịch.  Thứ  hai,hợp tác, liên  kết phát triển du lịch. Thứ ba,hình thành Hiệp hội du lịch trên phạm vi 4 địa  phương. Thứ  tư,  hồn thiện kết cấu hạ  tầng phát triển du lịch  Thứ  năm,  phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao. Thứ  sáu, hồn thiện cơ chế,  chính sách để phát triển du lịch theo tuy ến HLKT.  Thứ bẩy, xây dựng danh  mục dự án ưu tiên phát triển du lịch theo hướng hiệu qu ả và bền vững 5. Đề  nghị  chính quyền 4 địa phương có tuyến HLKT Lạng Sơn –   Hà Nội chạy qua phối hợp chặt chẽ  với nhau, cùng với các Cơng ty kinh   doanh lữ hành tổ chức Hội nghị liên kết phát triển du lịch theo tuyến HLKT;   cùng nhau xây dựng chương trình phát triển du lịch theo tuyến HLKT đến   năm 2025 tầm nhìn đến 2030. Đồng thời tạo điều kiện hình thành các Hiệp   hội ngành nghề  liên quan để  phát triển du lịch, hỗ trợ đầu tư  ngân sách để  phát triển một số  cơ sở hạ  tầng kĩ thuật quan trọng phục vụ  phát triển du   lịch, mở Hội nghị xúc tiến đầu tư phát triển du lịch chung cho 4 địa phương Luận án đã đạt được các mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề ra. Tác  giả  ln mong muốn có điều kiện nghiên cứu sâu hơn nữa, đồng thời mở  2828 rộng mơ hình liên kết phát triển theo chuỗi giá trị du lịch ra phạm vi lãnh thổ  lớn hơn.Tác giả luận án rất mong nhận được những ý liến đóng góp của các  chun gia, các nhà nghiên cứu trong và ngồi nước để tiếp tục hồn thiện và  phát triển hơn nữa nghiên cứu của mình. Hi vọng, kết quả nghiên cứu của  luận   án         nhà   quản   lí,   kinh   doanh   du   lịch,     quyền   địa  phương… dọc theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội lưu tâm, vận dụng   trong q trình phát triển du lịch dọc theo tuyến HLKT hiện tại và tương lai ... theo tuyến hành lang kinh tế Chương 2. Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh   tế Chương 3. Hiện trạng phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh t Lạng Sơn –  Hà Nội giai đoạn 2010 – 2016... ­ Tiếp cận từ lí thuyết đến thực tiễn: phân tích và đánh giá các vai trò   của hành lang đối với phát triển du lịch,  sự phát triển du lịch theo tuyến hành   lang,  các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch theo tuyến hành lang  sau ... Chương 4. Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển du lịch   theo tuyến hành lang kinh t Lạng Sơn – Hà Nội CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CĨ LIÊN QUAN  ĐẾNPHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO TUYẾNHÀNH LANG KINH TẾ 1.1.Tổng quancác cơng trình nghiên cứu về hành lang kinh tế

Ngày đăng: 16/01/2020, 23:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w