1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Y học: Giá trị của nitric oxide hơi thở ra trong phân bậc và xếp loại mức kiểm soát hen theo gina ở bệnh nhân hen tại thành phố Hồ Chí Minh

208 42 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 208
Dung lượng 3,82 MB

Nội dung

Mục tiêu của luận án là mô tả đặc điểm FeNO của dân số nghiên cứu và xác định mối liên quan giữa FeNO với các đặc điểm của bệnh nhân bao gồm điểm số ACT và hô hấp ký. Xác định mối liên quan giữa FeNO và độ nặng của hen theo cách xếp loại của GINA 2017.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NHƯ VINH

GIÁ TRỊ CỦA NITRIC OXIDE HƠI THỞ RA TRONG PHÂN BẬC VÀ XẾP LOẠI MỨC KIỂM SOÁT HEN THEO GINA Ở BỆNH

NHÂN HEN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NHƯ VINH

GIÁ TRỊ CỦA NITRIC OXIDE HƠI THỞ RA TRONG PHÂN BẬC VÀ XẾP LOẠI MỨC KIỂM SOÁT HEN THEO GINA Ở BỆNH

NHÂN HEN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGÀNH: LAO MÃ SỐ: 62720150

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học

1 PGS TS Trần Văn Ngọc

2 PGS.TS Nguyễn Thị Thu Ba

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ hết sức quý báu của các thầy cô, đồng nghiệp và gia đình

Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn thầy

PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc - Phó trưởng bộ môn Nội, và cô PGS.TS.BS Nguyễn Thị Thu Ba – Nguyên chủ nhiệm Bộ môn Lao và Bệnh phổi, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS.BS Mike Thomas, Đại học South Thampton, Anh quốc

và GS.TS.BS Niels Chavannes, Đại học Leiden, Hà lan đã tạo điều kiện cho tôi trình bày ý tưởng và xin tài trợ máy đo Niox Mino từ công ty Aerocrine, Thụy Điển Qua đây chúng tôi cũng chân thành cảm ơn ban giám đốc công ty Aerocrine Thụy Điển và cố vấn của công ty là GS.TS.BS Kjell Alvine, Đại học Upsala, Thụy Điển đã hào phóng tài trợ cho tôi 2 máy đo Niox Mino để thực hiện nghiên cứu này mà không có bất cứ ràng buộc nào về sau

Với tất cả tấm lòng tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban giám hiệu Đại Học Y

Dược Hồ Chí Minh, thầy TS BS Hà Mạnh Tuấn (Trưởng phòng Đào tạo sau đại học) và Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt, giúp đỡ đóng góp ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài

Tôi luôn biết ơn tới sự giúp đỡ của các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành việc thu thập số liệu cho nghiên cứu này

Trân trọng cảm ơn !

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên

cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được công

bố trong bất kỳ một công trình nào khác

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn

và các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 02 năm 2019

Tác giả luận án

Nguyễn Như Vinh

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Lời cảm ơn 1

Lời cam đoan ii

Mục lục iii

Bảng các chữ viết tắt v

Bảng đối chiếu thuật ngữ Anh – Việt vii

Danh mục các bảng x

Danh mục các biểu đồ xii

Danh mục các hình xiii

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

1.1 Gánh nặng bệnh tật, mô hình quản lý và tình hình kiểm soát hen hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam 5

1.2 Nhu cầu cần thiết của một mô hình quản lý hen có tham khảo tình trạng viêm của đường hô hấp 14

1.3 FeNO và cơ sở của việc sử dụng FeNO trong quản lý bệnh hen 16

1.4 Tại sao cần dùng FeNO hỗ trợ quản lý hen trong điều kiện hiện nay? 34

1.5 Các phương pháp đo FeNO hiện nay 35

1.6 Các nghiên cứu trước đây có cùng hướng nghiên cứu với luận án 40

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG và PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43

2.1 Khung khái niệm và hướng nghiên cứu 43

2.2 Đối tượng nghiên cứu: 45

2.3 Phương pháp nghiên cứu: 46

2.4 Vật liệu, phương pháp tiến hành và thu thập số liệu 48

2.5 Phân tích dữ liệu 62

2.6 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 65

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 67

Trang 6

3.1 Đặc điểm dân số nghiên cứu 68

3.2 Mối liên quan giữa FeNO với các đặc điểm của bệnh hen 82

3.3 Mối liên quan giữa FeNO và độ nặng của hen 85

3.4 Liên quan giữa FeNO và mức độ kiểm soát hen 88

3.5 Điểm cắt của FeNO để tiên đoán hen kiểm soát tốt và hen không kiểm soát 91

Chương 4 BÀN LUẬN 97

4.1 Kỹ thuật đo FeNO với máy đo cầm tay Niox Mino 97

4.2 Các đặc điểm dịch tễ và đặc điểm bệnh hen của dân số nghiên cứu 99

4.3 Các mối liên quan giữa FeNO và các đặc điểm chung của bệnh hen 108

4.4 Liên quan giữa FeNO và độ nặng của hen 117

4.5 Liên quan giữa FeNO và tình trạng kiểm soát hen 120

4.6 Điểm cắt của FeNO và tính ổn định của các điểm cắt này trong tiên đoán hen kiểm soát tốt hay hen không kiểm soát 123

KẾT LUẬN 128

KIẾN NGHỊ 129

Danh mục các công trình nghiên cứu liên quan của tác giả

Tài liệu tham khảo

Phụ lục 1: Mẫu bệnh án nghiên cứu

Phụ lục 2: Bảng đồng ý tham gia nghiên cứu

Phụ lục 3: Bảng câu hỏi đánh giá mức độ kiểm soát hen (ACT)

Phụ lục 4: Máy đo FeNO và các hình ảnh đo FeNO

Phụ lục 5: Máy đo hô hấp ký và mẫu báo cáo kết quả hô hấp ký

Phụ lục 6: Kết quả phân tích ANOVA Post hoc về khác biệt FeNO giữa các nhóm bệnh nhân khác nhau

Phụ lục 7: Giấy chấp thuận của hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh

Phụ lục 8: Danh sách bệnh nhân

Phụ lục 9: Danh sách nhân viên hỗ trợ thu thập số liệu

Trang 7

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Tiếng Anh

%FEV1 Percentage of FEV1 compared with the predicted value

%FVC Percentage of FVC compared with the predicted value

%PEF Percentage of PEF compared with the predicted value ACQ Asthma Control Questionnaire

ACT Asthma Control Test

ATS American Thoracic Society

AUC Area under the ROC curve

cNOS Constitutive NOS

DALY Disability Adjusted Life Years

ERS European Respiratory Society

ERV Expiratory Reserve Volume

FeNO Fractional exhaled Nitric Oxide

FEV1 Forced Expired Volume in one second

FRC Functional Ressidual Capacity

FVC Forced vital capacity

GINA Global Initiative for Asthma

ICS Inhaled Corticosteroid

Trang 8

iNOS Inducible NOS

LABA Long acting beta 2 agonists

NNT Number needed to treat

PEF Peak Expiratory Flow

ppb Parts per billion

Trang 9

BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT

Percentage of FEF25-75 compared with

the predicted value

Phần trăm FEF25-75 so với giá trị dự đoán

Percentage of FEV1 compared with

the predicted value

Phần trăm FEV1 so với giá trị dự đoán

Percentage of FVC compared with

the predicted value

Phần trăm FVC so với giá trị dự đoán

Percentage of PEF compared with the

predicted value

Phần trăm PEF so với giá trị dự đoán

Asthma Control Questionnaire Bảng câu hỏi kiểm soát hen ACQ

Asthma Control Test Trắc nghiệm kiểm soát hen ACT

American Thoracic Society Hội Lồng ngực Hoa Kỳ

Area under the ROC curve Diện tích dưới đường cong ROC

Constitutive NOS Men tổng hợp NO cơ hữu

Disability Adjusted Life Years Số năm sống được điều chỉnh theo mức

độ bệnh tật European Respiratory Society Hội Hô hấp châu Âu

Expiratory reserve volume Thể tích khí dự trữ thở ra

Forced expiratory flow at 25-75% of

forced vital capacity

Lưu lượng thở ra tối đa đoạn từ 25 - 75% của FVC

Trang 10

Tiếng Anh Tiếng việt

Fractional exhaled Nitric Oxide Nồng độ khí nitric oxide trong khí thở

ra

Forced expired volume in one second Thể tích khí thở ra tối đa trong 1 giây

đầu tiên Functional ressidual capacity Dung tích khí cặn chức năng

Forced vital capacity Dung tích sống gắng sức

Global initiative for asthma Khởi động toàn cầu chống bệnh hen

Inhaled corticosteroid Corticoid dạng hít

Long acting beta 2 agonists Thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài

nhóm kích thích beta 2

Number needed to treat Số người cần điều trị để ngằn ngừa một

biến cố

Peak expiratory flow Lưu lượng đỉnh

Parts per billion Số lượng đơn vị lít NO trong 1 tỷ đơn vị

Trang 11

Tiếng Anh Tiếng việt

Predictive value Giá trị tiên đoán

Receiver operating characteristic

curve

Đường cong ROC

Standard Deviation Độ lệch chuẩn

Trang 12

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1 Mục tiêu điều trị hen theo GINA 8

Bảng 1.2 Tiếp cận từng bước trong điều trị hen theo GINA 8

Bảng 1.3 Phân độ nặng của hen theo GINA 2005 9

Bảng 1.4 Phân loại độ nặng của hen theo GINA 2014-2017 11

Bảng 1.5 Đánh giá kiểm soát hen ở người lớn, thiếu niên và trẻ 6-11 tuổi theo GINA 2017 12

Bảng 1.6 Đặc điểm và tác động của các loại enzyme NOS cơ hữu (cNOS) và NOS cảm ứng (iNOS) 19

Bảng 1.7 Giá trị chẩn đoán hen theo các tình huống lâm sàng 26

Bảng 1.8 Đặc điểm của các loại máy đo FeNO hiện nay 36

Bảng 2.1 Phân loại độ nặng của hen theo GINA 2017 51

Bảng 2.2 Xếp loại tiêu chuẩn chất lượng và khuyến cáo áp dụng lâm sàng kết quả hô hấp ký theo ATS/ERS 61

Bảng 2.3 Các biến số nghiên cứu 62

Bảng 3.1 Đặc điểm cơ bản của các nhóm đối tượng nghiên cứu 69

Bảng 3.2 Phân bố thời gian mắc bệnh hen của bệnh nhân hen trong nhóm nghiên cứu 70

Bảng 3.3 Các yếu tố khởi phát cơn hen 71

Bảng 3.4 Các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng bất thường 72

Bảng 3.5 Thuốc bệnh nhân đang sử dụng 73

Bảng 3.6 Đặc điểm hô hấp ký của bệnh nhân hen đang và ngưng điều trị với thuốc kiểm soát hen 76 Bảng 3.7 So sánh mức trung bình FeNO giữa các phân nhóm bệnh nhân khác

Trang 13

Bảng 3.8 Mối tương quan giữa FeNO và các chỉ số hô hấp ký 83Bảng 3.9 Mức FeNO trung bình ở các nhóm bệnh nhân có mức %FEV1,

FEV1/FVC, %PEF và % FEF25-75 khác nhau 84Bảng 3.10 Khác biệt về các yếu tố dịch tễ, đặc điểm bệnh hen và FeNO giữa 3

nhóm bệnh nhân có độ nặng của hen khác nhau theo GINA 86Bảng 3.11 Sự khác biệt về các yếu tố dịch tễ, bệnh hen và FeNO giữa 3 nhóm

bệnh nhân có mức kiểm soát hen khác nhau theo GINA 89Bảng 3.12 Mối liên quan giữa FeNO và 3 mức kiểm soát hen theo ACT 90Bảng 3.13 Điểm cắt của FeNO và các giá trị tiên đoán liên quan trong xác định

hen không kiểm soát theo GINA 93Bảng 3.14 Điểm cắt của FeNO và các giá trị tiên đoán liên quan trong xác định

hen kiểm soát tốt theo GINA 95Bảng 3.15 Các giá trị chẩn đoán trong tiên đoán hen kiểm soát tốt và không

kiểm soát theo GINA với điểm cắt FeNO=25 ppb và 50 ppb 96Bảng 4.1 Hệ số tương quan (r) giữa điểm số ACT và FeNO trong một số

nghiên cứu 116Bảng 4.2 Mức FeNO trung bình giữa các nhóm có mức kiểm soát hen khác

nhau theo GINA ở một vài nghiên cứu 121Bảng 4.3 Mức FeNO trung bình giữa các nhóm có mức kiểm soát hen khác

nhau theo ACT ở một vài nghiên cứu 123Bảng 4.4 Điểm cắt và giá trị của điểm cắt này trong việc phát hiện hen kiểm

soát tốt hay không kiểm soát trong một số nghiên cứu 124Bảng 4.5 So sánh tính giá trị của các điểm cắt qua 2 lần thăm khám 126

Trang 14

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang

Biểu đồ 1.1 Phân tích gộp về độ nhạy của FeNO trong chẩn đoán hen 27

Biểu đồ 1.2 Phân tích gộp về độ đặc hiệu của FeNO trong chẩn đoán hen 28

Biểu đồ 3.1 Diễn biến và số lượng bệnh nhân tham gia nghiên cứu 67

Biểu đồ 3.2 Mức điều trị (bước điều trị theo GINA 2017) bệnh nhân đang thực sự áp dụng 73

Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ độ nặng của hen theo GINA 2017 74

Biểu đồ 3.4 Phân loại mức kiểm soát hen theo GINA 2017 75

Biểu đồ 3.5 Mức kiểm soát hen theo ACT 77

Biểu đồ 3.6 So sánh FeNO trung bình ở 3 nhóm đối tượng: bệnh nhân hen đang điều trị, bệnh nhân hen ngưng điều trị và người bình thường 78 Biểu đồ 3.7 Biểu đồ phân bố tần suất (histogram) FeNO ở nhóm bệnh nhân hen đang điều trị 79

Biểu đồ 3.8 Biểu đồ phân bố tần suất (histogram) logFeNO ở nhóm bệnh nhân hen đang điều trị 80

Biểu đồ 3.9 Tỷ lệ bệnh nhân có các mức FeNO khác nhau theo hội Lồng ngực Hoa Kỳ (ATS) 81

Biểu đồ 3.10 Biểu đồ phân tán mô tả mối tương quan giữa FeNO và ACT 85

Biểu đồ 3.11 So sánh FeNO trung bình giữa các bệnh nhân có độ nặng hen khác nhau, bệnh nhân hen ngưng trị và người bình thường 87

Biểu đồ 3.12 So sánh FeNO trung bình giữa các bệnh nhân có mức kiểm soát hen khác nhau, bệnh nhân hen ngưng trị và người bình thường 91

Trang 15

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang Hình 1.1 Ba loại enzyme NO synthase 17Hình 1.2 Mô hình tổng hợp và điều hòa nitric oxide trong hệ hô hấp 21Hình 1.3 Tóm tắt nguồn gốc NOS, số lượng NO và tác động sinh lý và bệnh lý

của NO trên đường thở 22Hình 1.4 Ba loại máy đo FeNO hiện nay gồm A Máy đo quang hóa, B Máy

đo điện hóa và C Máy đo laser Niox Mino là máy đo loại điện hóa 36Hình 2.1 Tính ổn định của phép đo FeNO với dụng cụ Niox Mino được phân

tích Bland-Altman giữa 2 lần đo 53Hình 2.2 Hình minh họa các thể tích đo được trong giai đoạn hít chậm để đo

dung tích sống (VC) 58Hình 2.3 Giản đồ đường cong lưu lượng – thể tích bệnh nhân cần đo để có các

thể tích và lưu lượng cần đo trong giai đoạn đo dung tích sống gắng sức (FVC) 59Hình 2.4 Giản đồ đường cong thể tích - thời gian với tiêu chuẩn thời gian thở

ra và giai đoạn bình nguyên 60Hình 3.1 Diện tích dưới đường cong ROC trong tiên đoán hen “không kiểm

soát” theo GINA 92Hình 3.2 Diện tích dưới đường cong ROC của FeNO trong tiên đoán “hen kiểm

soát tốt” theo GINA 94

Trang 16

MỞ ĐẦU

Hen là một bệnh viêm mạn tính của đường hô hấp chưa thể chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát được Hiện nay mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị nhưng tỷ lệ hen được kiểm soát tốt vẫn còn rất thấp so với mong đợi Có rất nhiều lý do gây ra tình trạng kiểm soát hen kém này trong đó thiếu phương tiện chẩn đoán và điều trị ở nhiều đơn vị y tế đặc biệt là ở tuyến

y tế cơ sở là một trong những nguyên nhân Tuy nhiên, ngay cả ở những tuyến

y tế cao hơn, nơi có đủ các phương tiện chẩn đoán và điều trị, thì việc quản lý hen cũng chưa được như mong đợi Nguyên nhân có thể là chưa có một chiến lược quản lý hen trong đó có chiến lược điều chỉnh thuốc hợp lý nên việc điều trị dưới mức (dùng thuốc không đủ để kiểm soát bệnh) hay quá mức (không giảm liều thuốc khi điều kiện cho phép) có thể xảy ra Nếu điều trị dưới mức, tình trạng kiểm soát hen sẽ kém vì dùng thuốc không đủ liều để kiểm soát bệnh dẫn đến các biến cố xấu ngắn hạn như chất lượng cuộc sống kém, nguy cơ vào đợt cấp hay tử vong cao; hay dài hạn như tắc nghẽn đường dẫn khí không hồi phục hay chuyển thành bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính với tiên lượng xấu hơn nhiều Nếu điều trị quá mức, với thời gian điều trị lâu dài bệnh nhân sẽ bị các tác dụng phụ của thuốc dẫn đến sức khỏe toàn thân bị ảnh hưởng hoặc có nguy

cơ phải ngưng điều trị vì tác dụng phụ nghiêm trọng và khi đó tình trạng kiểm soát bệnh hen lại càng tệ hơn

Hiện tại, các hướng dẫn quản lý hen hiện hành trong nước và quốc tế đang sử dụng mô hình quản lý hen dựa vào mức kiểm soát hen với mục tiêu giúp người bệnh đạt được và duy trì tình trạng kiểm soát hen tốt bằng các thuốc kiểm soát hen trong đó chủ yếu là thuốc corticoid dạng hít (inhaled corticosteroid - ICS) [1], [100], [189] Hiện có ba mức kiểm soát hen đang được sử dụng trong thực hành lâm sàng là kiểm soát tốt, kiểm soát một phần và không kiểm soát

Trang 17

được xếp loại dựa vào các triệu chứng lâm sàng, nhu cầu sử dụng thuốc cắt cơn

và mức độ ảnh hưởng của hen đến hoạt động thể chất của người bệnh [1], [100] Tuy nhiên, cách đánh giá mức độ kiểm soát như vậy có xu hướng mang tính chủ quan vì dựa hoàn toàn vào lời khai của bệnh nhân Do vậy mô hình quản

lý hen (khởi trị và điều chỉnh thuốc) dựa vào cách đánh giá này có thể dẫn đến những sai lầm do nhận định chủ quan Để có một cách đánh giá khách quan hơn, nhiều tác giả đã đề xuất mô hình quản lý hen dựa vào các chất chỉ điểm mức độ viêm của đường hô hấp với lý luận rằng điều trị bệnh hen bằng thuốc kháng viêm ICS sẽ chính xác hơn và có hiệu quả cao hơn nếu các chất chỉ điểm viêm được xem xét trong các quyết định điều trị Hơn nữa, hen là một bệnh lý viêm mạn tính của đường thở và mục tiêu chính của điều trị hen là kiểm soát nền viêm này nên việc sử dụng thêm các chỉ điểm viêm để hướng dẫn điều trị

là điều hợp lý [100]

Có nhiều phương pháp xác định tình trạng viêm trong hen trong đó đo nồng độ (hay phân suất) nitric oxide trong hơi thở ra - FeNO (Fractional exhaled nitric oxide) - đã được xem như là công cụ đơn giản nhưng tin cậy nhất trong thực hành lâm sàng và được khuyến cáo sử dụng bởi nhiều hiệp hội chuyên ngành tại nhiều quốc gia [24], [33], [38], [78], [81], [98], [121], [145], [209], [275] Mặc dù bằng chứng còn mâu thuẫn nhưng nhiều thử nghiệm lâm sàng đã được tiến hành và đã ghi nhận rằng quản lý hen dựa vào FeNO hoặc kết hợp với FeNO cho kết quả tốt hơn mô hình quản lý hiện tại dựa vào triệu chứng và chức năng hô hấp [38], [82], [206], [208]

Ngoài ra, mặc dù GINA khuyến cáo không sử dụng bậc hen trong thực hành lâm sàng từ năm 2006 (thay bằng mô hình quản lý hen dựa vào mức kiểm soát như đã trình bày) nhưng từ 2014 (không thay đổi cho đến nay) GINA đưa

ra cách xếp loại độ nặng hen mới dựa vào mức điều trị mà bệnh nhân cần dùng

để đạt được kiểm soát hen [99] và trong thực hành lâm sàng, độ nặng của hen

Trang 18

luôn được đánh giá bên cạnh mức kiểm soát hen như khuyến cáo FeNO được chứng minh là có liên quan với độ nặng của hen nhưng bằng chứng vẫn còn mâu thuẫn và chưa được tìm hiểu ở người Việt Nam [41], [83], [93], [130], [184], [230], [236], [240], [250], [280] Tại Việt Nam, FeNO còn tương đối mới nhưng với xu hướng sử dụng rộng rãi trên thế giới, xét nghiệm này cũng đang phát triển tại Việt Nam [4], [3], [10], [23], [30], [31], [80], [186] Để có thể áp dụng FeNO như là một chỉ điểm hướng dẫn trong mô hình quản lý hen tại Việt Nam thay cho hoặc kết hợp với mô hình sử dụng tình trạng kiểm soát hen hiện hành (đánh giá tình trạng kiểm soát hen theo GINA hay theo bộ câu hỏi kiểm soát hen tên là “Trắc nghiệm kiểm soát hen” (Asthma Control Test - viết tắt là ACT) thì việc xem xét liệu FeNO có phản ánh được mức độ kiểm soát và độ nặng của hen hay không là điều cần xác định vì 2 tiêu chí này (mức kiểm soát và độ nặng của hen) đang được sử dụng trong mô hình quản lý hen hiện nay Đây cũng chính là lý do chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu này với mục đích khảo sát mối liên quan giữa FeNO với các mức kiểm soát và độ nặng của hen theo GINA và xác định điểm cắt của FeNO để nhận biết hen kiểm soát tốt (để giảm thuốc điều trị) và không kiểm soát (để tăng thuốc điều trị) Với mục đích này, câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:

FeNO có phản ánh độ nặng của hen và có liên quan với mức độ kiểm soát hen theo GINA hay không? Điểm cắt của FeNO để xác định hen kiểm soát tốt hay hen không kiểm soát theo GINA như thế nào ở bệnh nhân người lớn tại thành phố Hồ Chí Minh?

Trang 19

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

(1) Mô tả đặc điểm FeNO của dân số nghiên cứu và xác định mối liên quan giữa FeNO với các đặc điểm của bệnh nhân bao gồm điểm số ACT và hô hấp ký

(2) Xác định mối liên quan giữa FeNO và độ nặng của hen theo cách xếp loại của GINA 2017

(3) Xác định mối liên quan giữa FeNO với các mức kiểm soát hen theo GINA 2017 và theo ACT

(4) Xác định điểm cắt của FeNO để phân biệt hen kiểm soát tốt và hen không kiểm soát theo GINA 2017 trong lần thăm khám đầu tiên (5) Kiểm định lại giá trị của các điểm cắt ở mục tiêu 4 trong lần thăm khám thứ 2 sau 3-6 tháng

Trang 20

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Gánh nặng bệnh tật, mô hình quản lý và tình hình kiểm soát hen hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam

1.1.1 Gánh nặng bệnh tật của hen trên thế giới và tại Việt Nam

Hen hay còn gọi là hen phế quản hay suyễn là một bệnh hô hấp mạn tính khá phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng viêm niêm mạc đường thở mạn tính dẫn đến phù nề, co thắt phế quản, tăng tiết dịch nhày và tăng tính phản ứng phế quản Các yếu tố này phối hợp khiến đường thở bị chít hẹp làm cho người bệnh cảm thấy khó thở hoặc có các triệu chứng khác như ho, khò khè và nặng ngực [100] Bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi chủng tộc và ở tất cả các nước trên thế giới [100], [101], [189] Trong những năm gần đây, cả tần suất và độ lưu hành của bệnh đều gia tăng một cách đáng báo động ở nhiều quốc gia trong

đó có Việt Nam

Ước tính thế giới đang có khoảng 300 triệu người bệnh hen, tỉ lệ mắc bệnh vẫn đang phát triển theo hướng tăng dần, dự kiến với tình trạng đô thị hóa ngày càng tăng thì vào năm 2025 cả thế giới sẽ có 400 triệu người mắc bệnh này [100] Tại Việt Nam, những nghiên cứu dịch tễ học về hen ở cộng đồng vẫn còn rất ít Năm 2010 một nghiên cứu tiến hành điều tra độ lưu hành hen ở người trưởng thành (16 đến trên 80 tuổi) trên phạm vi cả nước (7 vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam) cho biết tỉ lệ mắc hen của người trưởng thành Việt Nam là 4,1% và tỷ lệ này khác nhau giữa các vùng miền với lưu hành độ cao nhất tại Nghệ An (7,65%) và thấp nhất tại Bình dương (1,51%) [16] Một điều tra khác năm 2011 cho thấy tại Việt Nam tỷ lệ hen từ 3,9% đến 5,6% ở người lớn trong khoảng 21-70 tuổi [154] và 5% đến 17,2% ở trẻ em [1], [8], [13], [7], [32] Với lưu hành độ này, ước tính nước ta hiện đang có khoảng 4 triệu người trưởng

Trang 21

thành mắc bệnh hen và đem lại gánh nặng bệnh tật không nhỏ cho gia đình và

xã hội

Về gánh nặng bệnh tật lên sức khỏe, số năm sống được điều chỉnh theo mức độ bệnh tật (DALY) bị mất đi do hen cũng có xu hướng cao hơn trước, ước tính chiếm 1% trên tổng số DALY mất do tất cả các bệnh [1], [100] Gánh nặng kinh tế của hen tại Việt Nam cũng là điều đáng lưu ý Theo kết quả của một nghiên cứu tại Hà Nội thì đã có 64,9% người bệnh từng phải đi cấp cứu vì hen [17] và chi phí cho 1 đợt điều trị nội trú (kéo dài khoảng 7,51 ± 5,31 ngày) tại bệnh viện Bạch Mai năm 2015 là 9.014.990 VNĐ/bệnh nhân (dao động từ 1.729.768 VNĐ đến 44.465.354 VNĐ) [11] Như vậy, chi phí trung bình cho một đợt điều trị nội trú hen cao gấp gần 3 lần so với mức lương tối thiểu tính tại thời điểm năm 2015 là 3.100.000 đồng/tháng [35], chi phí ở trường hợp cao nhất lớn hơn 14,34 lần so với mức lương tối thiểu [11] Một nghiên cứu trước

đó cũng tại bệnh viện Bạch Mai cho kết quả chi phí tương tự khi so sánh với mức lương tối thiểu tại thời điểm đó [39] Tỷ lệ trẻ phải nghỉ học vì hen theo một nghiên cứu là 11,3% [9]

Mặc dù tình hình xuất hiện cơn hen cấp, nhập viện hay tử vong do hen ở nhiều nước trong đó có Việt Nam được ghi nhận là giảm đáng kể so với trước đây (khi chưa có các thuốc xịt/hít được sử dụng phổ biến) nhưng hen vẫn là gánh nặng bệnh tật hàng đầu trên thế giới và có những tác động không thể chấp nhận được lên hệ thống y tế và xã hội [6], [27], [37], [40], [100] Về tử vong, uớc tính mỗi năm trên thế giới hiện có khoảng 180.000 đển 250.000 trường hợp tử vong do hen và trung bình cứ 250 người tử vong trên thế giới thì có 1 trường hợp là do hen [1], [100] Tại Việt Nam theo kết quả điều tra năm 2010 thì tỉ lệ tử vong do hen giai đoạn 2005-2009 ở Việt Nam là 3,78 trường hợp/100.000 dân và tỷ lệ trẻ em có ít nhất 1 lần nhập viện vì cơn hen cấp theo một nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh là 84,3% [15], [12] Điều quan trọng hơn là

Trang 22

80%-90% những trường hợp tử vong do hen có thể tránh được nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng và kịp thời [1], [19], [100]

Các nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam đều chỉ ra rằng, phần lớn chi phí điều trị hen là dùng trong điều trị đợt cấp [19], [100], [189] Do vậy,

để giảm gánh nặng bệnh tật do hen đem lại, hạn chế tối đa nguy cơ xuất hiện đợt cấp là một mục tiêu quan trọng trong các chương trình quản lý hen Để làm được điều này, nhiều mô hình quản lý hen ra đời và thay đổi theo thời gian được trình bày ở các mục tiếp sau đây

1.1.2 Mô hình quản lý hen theo hướng dẫn GINA

Hen là bệnh viêm mạn tính của đường hô hấp và cho đến nay mặc dù có rất nhiều tiến bộ trong điều trị nhưng vẫn chưa có can thiệp điều trị nào có thể chữa dứt điểm được bệnh hen [19], [100] Chính vì vậy, mục tiêu điều trị hen được đưa ra một cách đồng thuận là kiểm soát hen để giúp người bệnh có cuộc sống, sinh hoạt và làm việc (hay học tập, vui chơi) bình thường giống như những người không bị hen [100] Để giúp cả nhân viên y tế và người bệnh biết

được mục tiêu này, GINA đưa ra tiêu chuẩn kiểm soát hen như Bảng 1.1 mà

khi đạt được tiêu chuẩn này thì người bệnh được xem như đã kiểm soát được

bệnh hen của mình

Để giúp người bệnh đạt được mục tiêu này, GINA các phiên bản trước đây đề ra mô hình quản lý bệnh hen dựa vào độ nặng hay còn gọi là quản lý hen dựa vào bậc hen nhưng kể từ năm 2006 đến nay GINA đề xuất mô hình quản lý hen dựa vào mức kiểm soát hen Trong cả 2 mô hình quản lý hen dựa vào bậc hen hay mức độ kiểm soát hen, chiến lược điều trị bậc thang với 5 bước

điều trị từ thấp đến cao như Bảng 1.2 được sử dụng (nội dung của bản này có

chỉnh sửa đôi chút từ năm 1993 đến nay)

Trang 23

Bảng 1.1 Mục tiêu điều trị hen theo GINA Người bệnh được xem như đã kiểm soát được bệnh khi đạt được các tiêu chí sau:

Không có triệu chứng ban ngày

Không có tiệu chứng ban đêm

Không bị giới hạn vận động do hen

Không cần sử dụng thuốc cắt cơn

Chức năng hô hấp bình thường

“Nguồn: GINA 2006, GINA 2014 và GINA 2017” [98], [99], [100]

Bảng 1.2 Tiếp cận từng bước trong điều trị hen theo GINA

Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5

Chọn thuốc

kiểm soát

thích hợp

Liều thấp ICS

Liều thấp ICS/LABA

Liều trung bình/cao

ICS/LABA

Điều trị thêm Tiotropium*Omalizumab,**Mepolizumab**

Lựa chọn

thuốc kiểm

soát khác

Cân nhắc liều thấp ICS

LTRA liều thấp theop

Liều trung bình/cao ICS Liều thấp ICS+LTRA (hay+theop)

Thêm tiotropium*

Liều cao ICS+LTRA (hay+theop)

Bổ sung liều thấp corticosteroid đường uống

Cắt cơn SABA khi cần SABA khi cần hay liều thấp ICS/formoterol

Ghi chú: LTRA: thuốc đối kháng thụ thể leukotrien; SABA: đồng vận β2 giãn phế quản tác

dụng ngắn; theop: theophylline; *: cập nhật 2015; **: cập nhật 2016

“Nguồn: GINA 2014, GINA 2017” [99], [100]

Trong chiến lược điều trị này, bệnh nhân sẽ được khởi trị ở một bước nào đó trong lần khám đầu tiên và khi tái khám, tùy theo tình trạng người bệnh (bậc hen hiện tại trong mô hình dựa vào bậc hay mức kiểm soát hen hiện tại

Trang 24

trong mô hình dựa vào mức kiểm soát) mà mức độ điều trị sẽ được tăng hay giảm từng bước gọi là điều trị theo kiểu bậc thang

1.1.2.1 Mô hình quản lý hen dựa vào độ nặng (bậc) của hen

Mô hình này đòi hỏi nhân viên y tế phải đánh giá độ nặng của bệnh hen (bậc hen) mỗi khi bệnh nhân đến khám để lựa chọn bước điều trị ban đầu hay điều chỉnh điều trị sau đó (theo nguyên tắc điều trị bậc thang như đã nêu trên)

Bảng 1.3 Phân độ nặng của hen theo GINA 2005

Bậc hen

Triệu chứng ban ngày

Triệu chứng ban đêm

Mức độ cơn hen ảnh hưởng hoạt động

PEF, FEV1

Dao động PEF

Bậc 1 (Nhẹ,

cách quãng)

< 1 lần/tuần

 2 lần/

tháng

Không giới hạn hoạt động thể lực

> 80% < 20%

Bậc 2 (Nhẹ,

dai dẳng)

> 1 lần/tuần

< 1 lần/ngày

> 2 lần/

tháng

Có thể ảnh hưởng hoạt động thể lực

> 1 lần/

tuần

Ảnh hưởng hoạt động thể lực 60-80% > 30%

(Nặng)

Thường xuyên, liên tục

Thường

Giới hạn hoạt động thể lực

< 60% > 30%

“Nguồn: GINA, 2005, GINA 2006” [98] , [220]

Mô hình này được sử dụng từ phiên bản đầu tiên của GINA năm 1993 cho đến phiên bản năm 2005 [220] Khi người bệnh đến khám, nhân viên y tế sẽ dựa vào các tiêu chí như triệu chứng ban ngày, triệu chứng ban đêm, nhu cầu

Trang 25

sử dụng thuốc cắt cơn, chức năng phổi mà phân độ nặng của hen thành 4 bậc

như Bảng 1.3 Dựa vào cách phân bậc này, bước tiếp theo sẽ là lựa chọn mức điều trị cho bệnh nhân theo các bước điều trị của GINA (Bảng 1.2) và sau đó

sẽ tăng giảm bước điều trị tùy theo bậc hen hiện tại của người bệnh mỗi khi họ tái khám theo nguyên tắc điều trị bậc thang vừa nêu

Mặc dù có nhiều tiến bộ trong việc giúp nhân viên y tế xếp loại, lựa chọn điều trị ban đầu và điều chỉnh điều trị trong quá trình theo dõi nhưng chiến lược điều trị theo bậc hen này có khuyết điểm là bậc hen không phản ảnh đúng mức

độ nặng của bệnh hen và sử dụng mô hình này không giúp kiểm soát được bệnh tốt [98] Do vậy, đến năm 2006, việc phân bậc này không còn được khuyến khích sử dụng trong thực hành lâm sàng và mô hình quản lý hen chuyển sang dựa vào mức kiểm soát hen Mặc dù vậy, trong thực tế lâm sàng, nhân viên y

tế ở nhiều nơi vẫn sử dụng cách phân bậc này để lựa chọn điều trị ban đầu cho người bệnh bên cạnh mức độ kiểm soát Hơn nữa, đánh giá mức độ nặng của một bệnh luôn là nhu cầu cần biết của nhân viên y tế cũng như bệnh nhân nên đến năm 2014 GINA lại đề xuất một phương pháp xác định độ nặng của hen

mới dựa vào mức độ điều trị (bước điều trị như Bảng 1.2) mà bệnh nhân đang

sử dụng để có thể kiểm soát được bệnh của mình Độ nặng này được đánh giá khi bệnh nhân đã được điều trị với thuốc kiểm soát trong vài tháng và sau khi

đã cố gắng giảm bước điều trị (nếu được) để tìm ra mức điều trị hữu hiệu với liều thuốc thấp nhất cho bệnh nhân Độ nặng này được đề xuất trong phiên bản GINA 2014 và không thay đổi đến nay như sau [69], [99], [100], [214]:

- Hen nhẹ là hen được kiểm soát tốt với điều trị bước 1 hoặc bước 2 theo

Bảng 1.2, nghĩa là chỉ dùng thuốc cắt cơn khi cần hoặc điều trị với thuốc

kiểm soát nhẹ như ICS liều thấp, kháng thụ thể leukotriene hoặc chromone

- Hen trung bình là hen được kiểm soát tốt với điều trị bước 3, ví dụ như

Trang 26

ICS/LABA (phối hợp thuốc corticoid dạng hít với thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài nhóm kích thích beta 2) liều thấp

- Hen nặng là hen cần điều trị ở bước 4 hoặc 5, ví dụ như ICS/LABA liều cao để ngừa hen trở nên ‘không kiểm soát’ hoặc hen vẫn ‘không kiểm soát’ dù điều trị ở mức này

Tiêu chuẩn xếp loại độ nặng này được tóm tắt vào bảng để dễ theo dõi như sau:

Bảng 1.4 Phân loại độ nặng của hen theo GINA 2014-2017

Bước điều trị đang sử dụng Mức kiểm soát hen Bậc hen theo GINA

Bước 4 và 5 Kiểm soát hay vẫn

chưa kiểm soát Nặng

Ghi chú: Các bước điều trị theo phân chia ở Bảng 1.2

“Nguồn: GINA 2014 và GINA 2017” [99], [100]

1.1.2.2 Mô hình quản lý hen dựa vào mức kiểm soát hen

Như đã đề cập, do nhiều bất cập trong cách tiếp cận điều trị hen dựa vào bậc hen nên các hướng dẫn của GINA từ năm 2006 trở về sau sử dụng mô hình quản lý hen dựa vào mức kiểm soát hen [98], [99], [100] Trong phiên bản đầu tiên năm 2006, mức độ kiểm soát hen được phân chia làm 3 loại là kiểm soát

tốt, kiểm soát 1 phần và không kiểm soát như Bảng 1.5 nhưng có thêm 2 tiêu chí đánh giá không có trong Bảng 1.5 là chức năng phổi (đo bằng FEV1 hay PEF) và tiền sử có đợt cấp [98] Đến năm 2014, việc đánh giá mức kiểm soát

hen như Bảng 1.5 và giữ nguyên cho đến nay [99], [100] Trong mô hình quản

lý này, khi bệnh nhân đến khám lần đầu, dựa vào mức kiểm soát hen của người

bệnh mà nhân viên y tế sẽ lựa chọn một bước khởi trị từ Bảng 1.2 (thường là

bước 2 hay bước 3) Sau đó bệnh nhân sẽ được hẹn tái khám và mỗi khi tái khám bệnh nhân được đánh giá lại mức kiếm soát hen của họ tại thời điểm đó

Trang 27

Nếu tình trạng hen của bệnh nhân không được kiểm soát như mong đợi (không kiểm soát hay kiểm soát 1 phần), sau khi rà soát và loại trừ các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng kiểm soát hen kém này (như không tuân thủ tốt, không hít thuốc đúng kỹ thuật, không tránh được các yếu tố khởi phát cơn hen,…) thì nhân viên

y tế sẽ xem xét tăng bước điều trị cho người bệnh nhằm giúp họ đạt được mức kiểm soát hen tốt hơn Nếu tình trạng hen của bệnh nhân đã được kiểm soát tốt, nhân viên y tế sẽ duy trì điều trị hiện tại để giúp bệnh nhân đạt được kiểm soát tốt như vậy ít nhất 3 tháng rồi sẽ xem xét giảm 1 bước điều trị nhằm hạn chế tác dụng phụ do thuốc cho bệnh nhân

Bảng 1.5 Đánh giá kiểm soát hen ở người lớn, thiếu niên và trẻ 6-11 tuổi

theo GINA 2017 Trong vòng 4 tuần gần đây nhất, bệnh

KS một phần

1-2 câu trả lời có

3-4 câu trả lời có

Có thức giấc ban đêm do hen Có □ Không □

Cần dùng thuốc cắt cơn > 2

lần/1 tuần

Có □ Không □

Có hạn chế hoạt động do hen Có □ Không □

Ghi chú: KS: kiểm soát“Nguồn: GINA, 2017” [100]

Trong mô hình quản lý hen dựa vào mức kiểm soát hen này, bên cạnh tiêu chí xếp loại kiểm soát hen theo GINA như đã trình bày, hiện nay có nhiều công

cụ khác giúp xác định được tình trạng kiểm soát hen của bệnh nhân trong đó có

bộ câu hỏi kiểm soát hen ACT đã được sử dụng tương đối phổ biến tại Việt Nam Bộ câu hỏi này được hội Lồng ngực Hoa Kỳ (ATS) công bố năm 2004 gồm 5 câu hỏi với mục đích lấy bệnh nhân làm trung tâm nhằm đánh giá mức

độ kiểm soát các triệu chứng hen và ảnh hưởng của hen lên cuộc sống người

Trang 28

bệnh [181] Mỗi câu hỏi có lựa chọn trả lời theo thang điểm bậc 5 của Likert từ

1 (xấu nhất) đến 5 điểm (tốt nhất) Tổng điểm của 5 câu trả lời thấp nhất là 5 điểm (kiểm soát kém nhất) và nhiều nhất là 25 điểm (kiểm soát tốt nhất hay còn gọi là kiểm soát hoàn toàn) (xem phụ lục 3) Khi tổng điểm từ 20 điểm trở lên thì bệnh nhân được xếp loại kiểm soát tốt, từ 16 đến 19 điểm là kiểm soát 1 phần còn 5 đến 15 điểm là không kiểm soát ACT là bộ câu hỏi đã được chuẩn hóa, đáng tin cậy và đáp ứng những thay đổi của kiểm soát hen theo thời gian [181] Bộ câu hỏi này đã được chuẩn hóa tại Việt Nam do Nguyễn Như Vinh thực hiện năm 2012 [188] và đã được sử dụng ở nhiều nơi tại Việt Nam cho đến nay [17], [20], [21], [25], [28]

1.1.3 Tình hình kiểm soát hen hiện nay

Mặc dù có rất nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị cũng như quản

lý nhưng tình hình kiểm soát hen hiện nay tại nhiều nước trên thế giới trong đó

có Việt Nam không được như mong đợi Rất nhiều nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy thực trạng kiểm soát hen đáng báo động Theo một nghiên cứu đa quốc gia trong đó có Việt Nam thì tỷ lệ bệnh được kiểm soát tốt tại Việt Nam chỉ khoảng 1% [152] Nguyễn Quang Chính và cs nghiên cứu tình hình kiểm soát hen của bệnh nhân người lớn tại Hải Phòng ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân có hen đạt mức kiểm soát tốt chỉ là 4,0% [5] Một nghiên cứu mang tính đại diện hơn tại các quận huyện ở thành phố Hồ Chí Minh của Nguyễn Văn Thọ và cộng sự (cs) nhận thấy tỷ lệ kiểm soát hen theo GINA tăng từ 1% trước khi can thiệp lên 37% sau 1 năm can thiệp điều trị theo hướng dẫn GINA [259] Hay một nghiên cứu điều tra ngẫu nhiên ở Việt Nam trên 14.246 người dân từ 16 tuổi trở lên tại

7 vùng miền sinh thái trên cả nước thì trong số 485 bệnh nhân hen được khảo sát chỉ có 39,7% bệnh nhân đạt được kiểm soát hen khi đánh giá bằng bộ câu hỏi ACT [16] Có nhiều lý do làm nên tỷ lệ hen kiểm soát đáng thất vọng này

Trang 29

không được theo dõi và điều trị hợp lý để ngăn ngừa cơn cấp và sự tuân thủ kém của người bệnh do lo ngại tác dụng phụ của thuốc corticoid khi phải dùng trong một thời gian tương đối lâu [18] Nhiều nỗ lực để gia tăng tỷ lệ kiểm soát hen cho bệnh nhân đã được thực hiện trong đó có các chương trình, kế hoạch mang tính quốc gia [2], [34]

Trong “Kế hoạch phòng chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015 – 2020” của Bộ Y Tế ngày 30 tháng 1 năm 2015 và “Quyết định Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn

2015 – 2025” của Thủ tướng chính phủ ngày 20 tháng 3 năm 2015, mục tiêu là đến năm 2025 sẽ có 50% số người bệnh hen được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm, 50% số người bệnh hen được điều trị đạt kiểm soát hen trong đó 20% đạt kiểm soát hoàn toàn [2], [34] Để đạt được kế hoạch này, bên cạnh việc phải tăng tỷ lệ bệnh nhân có thể tiếp cận các thuốc kiểm soát hen vốn còn rất ít hiện nay (với tỉ lệ được dự phòng hen mới chỉ đạt 26,2% ở người lớn và 20% trẻ em dưới 15 tuổi [18]) hay tăng cường hướng dẫn sử dụng đúng các dụng cụ hít (với chỉ khoảng 38,5% hít thuốc đúng kỹ thuật [26]) thì việc có thêm các cách tiếp cận mới để giúp các bệnh nhân đã có thuốc kiểm soát hen

có thể đạt được mức độ kiểm soát hen tốt hơn là điều cần thiết Cách tiếp cận dựa vào đánh giá tình trạng viêm của đường thở trong hen để chẩn đoán, điều trị và theo dõi là một cách tiếp cận mới, hiện đại tại nhiều quốc gia hiện nay Trong cách tiếp cận này, đo FeNO là phương pháp phổ biến và có giá trị nhất cho đến thời điểm hiện nay và đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực [81]

1.2 Nhu cầu cần thiết của một mô hình quản lý hen có tham khảo tình trạng viêm của đường hô hấp

Bản chất của bệnh hen là tình trạng viêm mạn tính của đường hô hấp do vậy điểm cốt lõi trong điều trị hen là phải khống chế nền viêm này [19], [100],

Trang 30

[189] Hiện nay, việc chẩn đoán và theo dõi điều trị cũng như quyết định ngưng thuốc điều trị đều dựa vào biểu hiện lâm sàng và ở một số nơi có thêm chức năng thông khí của phổi Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho biết triệu chứng lâm sàng và chức năng thông khí phổi mà cụ thể là FEV1 không liên quan chặt chẽ với mức độ viêm [157] Do vậy quản lý bệnh hen còn nhiều hạn chế khi việc chẩn đoán và điều trị một bệnh viêm mạn tính chỉ dựa vào các chỉ điểm (triệu chứng lâm sàng và hô hấp ký) ít liên hệ tốt với tình trạng viêm đó

Vì thế, nếu có được một chỉ điểm viêm của đường hô hấp thì việc kiểm soát nền viêm đó hay nói cách khác là quản lý bệnh hen sẽ đem lại kết quả tốt hơn [245]

Có nhiều cơ chế viêm đường thở và có thể chia thành 2 nhóm cơ chế chính: viêm kiểu eosinophilic hay kiểu Th2 (bạch cầu ái toan chiếm ưu thế) và viêm kiểu neutrophilic hay kiểu non-Th2 (bạch cầu đa nhân trung tính chiếm

ưu thế) Quá trình viêm Th2 là cơ chế thường gặp trong hen Quá trình viêm này huy động nhiều các tế bào viêm loại Th2, các chất tiền viêm như IL-4 và IL-13 và thường đặc trưng bởi quá trình tăng bạch cầu ái toan trong mô viêm [61] Hiện nay, trên thế giới đã xuất hiện một vài xét nghiệm có thể cho biết được mức độ viêm mạn tính của đường hô hấp theo kiểu viêm eosinophilic hay viêm Th2 trong đó có 3 loại được sử dụng nhiều nhất trong lâm sàng là nghiệm pháp co thắt phế quản (với methacholine), định lượng số lượng bạch cầu ái toan trong đàm và đo FeNO Nghiệm pháp co thắt phế quản thường được dùng để chẩn đoán hen hơn là được sử dụng để theo dõi và quản lý hen ngoại trừ khi thực hiện nghiên cứu do tính phức tạp và nguy hiểm của phương pháp (khi gây

co thắt phế quản bằng chất kích thích bệnh nhân có thể lên cơn khó thở nặng phải cấp cứu) Cho đến nay chưa có cơ sở y tế nào tại Việt Nam thực hiện nghiệm pháp này trong thực hành quản lý hen Định lượng mức eosinophil trong đàm [153] và đo FeNO [10], [89], [112], [137], [142], [246] dễ áp dụng

Trang 31

hơn (vì không xâm lấn và không nguy hiểm cho người bệnh) và đãđược đề nghị sử dụng như là các chất chỉ điểm viêm đường hô hấp hữu dụng trong chẩn đoán và cả hướng dẫn điều trị hen Green và cs đã sử dụng định lượng eosinophil trong đàm còn Mariëlle và cs đã sử dụng FeNO để hướng dẫn điều trị và đã nhận thấy rằng cách áp dụng như vậy sẽ giảm được nguy cơ vào đợt cấp cho những người bị hen tốt hơn so với khi điều trị theo hướng dẫn hiện hành [104], [208] Một vài nghiên cứu khác cũng đã cho thấy ưu điểm của việc sử dụng chất chỉ điểm viêm trong quản lý hen so với hướng dẫn hiện hành [79], [82], [205], [210]

Như vậy, với các bằng chứng về ưu điểm của việc quản lý hen dựa vào các chất chỉ điểm viêm của đường thở cũng như tính logic của việc sử dụng các chất chỉ điểm này trong quản lý hen, nhu cầu cần có một chất chỉ điểm đáng tin cậy, dễ sử dụng trong quản lý hen là hoàn toàn chính đáng và đặc biệt là cấp bách khi tình trạng kiểm soát hen còn rất thấp như hiện nay tại Việt Nam Nhiều bằng chứng cho thấy FeNO là một chất chỉ điểm viêm có khả năng đáp ứng được nhu cầu này

1.3 FeNO và cơ sở của việc sử dụng FeNO trong quản lý bệnh hen

1.3.1 Sinh tổng hợp và vai trò của Nitric oxide trong cơ thể và tại phổi

Nitric oxide (NO) từ lâu được xem là một chất khí độc hại có mặt trong không khí ô nhiễm, trong khói thuốc lá hay trong khí thải từ các phương tiện vận chuyển Khí này có ái lực rất cao với oxy và phản ứng với oxy để hình thành NO2 là chất khí có thể gây ra tổn hại nhiều tổ chức của hệ hô hấp dù với nồng độ rất thấp [143] Đến năm 1987 khi Ignarro và cs xác định được NO là một chất có tính giãn mạch có nguồn gốc nội mạc thì vai trò sinh lý của NO trong cơ thể mới được chú ý [122] Ngày nay, NO được nhìn nhận như 1 chất khí có tác động sinh lý và bệnh lý ảnh hưởng lên nhiều hệ cơ quan trong cơ thể

Trang 32

trong đó có hệ hô hấp [78]

Trong cơ thể NO được tổng hợp từ amino acid L-arginine bởi các men tổng hợp NO tên là NO synthases (viết tắt là NOS) [24] Có 2 loại men NOS chính là men NOS cơ hữu (constitutive NOS - cNOS) và men NOS cảm ứng (inducible NOS-iNOS) Các men NOS cơ hữu là thành phần thiết yếu của nhiều loại tế bào còn men NOS cảm ứng chỉ được tạo ra khi bị kích thích bởi tình

trạng viêm nhiễm (Hình 1.1)

Hình 1.1 Ba loại enzyme NO synthase

Ghi chú: NOS-1; NOS-2 và NOS-3 tương ứng với enzyme NO synthase cơ hữu thần

kinh, cảm ứng và cơ hữu nội mô

Trang 33

và tế bào bạch cầu đa nhân trung tính Cả 2 loại men cơ hữu này tiết ra một lượng NO hạn chế khi được kích hoạt bởi calcium và calmodulin trong nội bào Một khi được kích hoạt, các men này phóng thích NO chỉ trong một thời gian ngắn khoảng vài giây rồi chấm dứt NO được sản sinh qua thông men này chỉ

có tác dụng sinh lý như dẫn truyền thần kinh, giãn mạch, chống kết tập tiểu cầu

hay thư giãn cơ trơn đường thở (xem Bảng 1.6)

Trái lại, men iNOS là một chất tương bào nên hoạt động không cần calcium Men này được phát hiện ở các đại thực bào, tế bào cơ trơn mạch máu,

tế bào nội mô mạch máu, tế bào cơ tim, tế bào gan và các tế bào miễn dịch Men này chịu sự kích hoạt bởi các nội độc tố (endotoxin), interferon-γ, các cytokines như TNF- α và interleukin-1 hay bởi các lipopolysaccharides Men iNOS tạo ra lượng NO gấp cả ngàn lần NO được tạo ra bởi các men cNOS và kéo dài đến hàng giờ NO được tạo ra thông qua men này ngoài tác dụng sinh

lý còn có các tác động bệnh lý như tiêu diệt tế bào u, bất hoạt các kháng nguyên, gây độc tế bào và bất hoạt các cơ chế điều hòa qua trung gian cNOS Chi tiết

các đặc điểm của các men NOS trong cơ thể được tóm tắt ở Bảng 1.6

Tại phổi, các men NOS cũng do một số tế bào tiết ra như men nNOS được sản xuất từ các tế bào thần kinh và tế bào cơ trơn đường thở, men eNOS được tìm thấy trong các tế bào nội mô của mạch máu phổi và được tiết ra từ các tế bào biểu mô phế quản và phế bào loại II còn men iNOS được sản xuất từ các đại thực bào, tế bào biểu mô, bạch cầu đa nhân trung tính, tế bào mast, phế bào loại II, tế bào biểu mô, nguyên bào sợi, tế bào cơ trơn đường thở và tế bào cơ trơn mạch máu [85], [146], [277]

Các men cNOS gần như hiện diện liên tục và giữ các vai trò sinh lý cơ bản

ở phổi trong khi đó men iNOS bình thường không hiện diện và chỉ xuất hiện khi có các cytokine tiền viêm như trong trường hợp nhiễm trùng hay viêm mạn tính (bao gồm hen)

Trang 34

Bảng 1.6 Đặc điểm và tác động của các loại enzyme NOS cơ hữu (cNOS)

và NOS cảm ứng (iNOS) Loại

Hiện diện

Hiện diện vĩnh viễn trong những

tế bào và mô có khả năng tạo ra cNOS

Không hiện diện trong tình trạng bình thường, chỉ xuất hiện trong 1 số tình trạng như viêm nhiễm

Endotoxin, LPS, các cytokines tiền viêm như IFN-γ, IL-1β, TNF- α, TNF-

β

Giảm sản

xuất NO bởi NO và thuốc lá Corticosteroids

Phụ thuộc Calcium và calmodulin Phiên mã của DNA

Thời gian

phản ứng Vài giây đến vài phút Vài giờ

Mức NO Lượng ít (Pico molars) Lượng nhiều (Nano molars)

Tác động

của NO

Sinh lý: dẫn truyền thần kinh, giãn mạch, chống kết tập tiểu cầu, giãn đường thở

Sinh bệnh lý: tiêu diệt tế bào u và bất hoạt kháng nguyên, độc tế bào, bất hoạt các cơ chế điều hòa qua trung gian cNOS

Ghi chú: NANC: non-adrenergic, non-cholinergic; ADP: adenosine diphosphate; ATP: adenosine triphosphate; IFN: interferon; IL: interleukin; LPS: lipopolysaccharide; PAF: platelet activating factor; TNF: tumour necrosis factor; VIP: vasoactive intestinal

polypeptide

“Nguồn: Johnston SL, 2007” [127]

Quá trình tổng hợp và điều hòa tổng hợp NO trong đường thở qua các men

NOS được mô tả ở Hình 1.2 Đầu tiên acid amin L-Arginine được vận chuyển

Trang 35

vào trong tế bào biểu mô đường thở bằng hệ thống chuyên chở acid amin ion

âm (cationic amino acid transport - CAT) và được chuyển hóa bởi các men cNOS, iNOS và arginase (bao gồm arginase I và arginiase II)

Ở nhánh bên trái của Hình 1.2, trong môi trường sinh lý, các chất kích

thích (agonists) sẽ kích hoạt các thụ thể làm gia tăng nồng độ Ca2+ và hoạt hóa các men cNOS qua đó xúc tác tổng hợp NO (với nồng độ thấp) NO sau đó hoặc bám vào các nhóm thiol tạo ra S-nitrosothiols (R-SNO) hoặc bám vào men guanylyl cyclase (sGC) thúc đẩy việc chuyển hóa GTP thành cGMP Cả R-SNO và cGMP đều có vai trò điều hòa sinh lý đường thở như giãn phế quản, chống viêm và bảo vệ niêm mạc phế quản

Ở nhánh bên phải của Hình 1.2, các cytokine tiền viêm như interleukin-4

(IL-4), interferon-γ (IFN-γ) và yếu tố hoại tử khối u (TNF-α) hoạt hóa các yếu

tố phiên mã (transciption factors) và vì thế sinh ra các iNOS dẫn đến phóng thích một số lượng lớn NO kéo dài gây ra những hiệu ứng có lợi lẫn gây hại (như bảo vệ ký chủ, thấm nhuộm tế bào viêm và gây viêm theo hướng Th-2) Ngoài ra, NO được các iNOS sinh ra có thể phản ứng với rất nhiều phân tử như gốc tự do superoxide (O2-) dẫn đến quá trình nitrat hóa (thêm -NO3-) của hầu hết các phân tử sinh học còn gọi là ‘nitrative stress’ Quá trình này gây tổn thương tế bào, rối loạn DNA, ty thể, protein và gây tăng đáp ứng đường thở Trong hen, các cytokine Th2 cùng với các gen đa hình thái có thể làm tăng tiết quá mức arginase I và II dẫn đến gia tăng tổng hợp proline và polyamines

qua việc chuyển đổi L-Arginine thành L-Ornithine (nhánh giữa của Hình 1.2)

gây ra tái cấu trúc đường thở, co cơ trơn và tăng tiết nhầy [220] Trong hen, tác dụng của iNOS bộc lộ trong các tế bào biểu mô phế quản [215] và hoạt động của enzyme này trở nên quá mức trong cơn hen cấp [219] làm tăng hoạt tính của arginase [178] Bên cạnh đó, Dimethyl arginine không đối xứng (asymmetric dimethyl arginine - ADMA) là một sản phẩm trong con đường này

Trang 36

có tác dụng quan trọng trong việc ức chế tổng hợp NO nội sinh trong tế bào bằng cách giảm hoạt tính của L-arginine nội bào ADMA ức chế cạnh tranh với NOS bằng cách thay thế L-arginine từ các NOS, vì thế ADMA cao sẽ gây ra tách cặp các NOS, giảm tổng hợp NO và tăng các sản phẩm superoxit và peroxynitrite trong tế bào [252]

Cuối cùng, lượng NO được tạo ra từ các cơ chế trên có thể đi vào đường

thở và làm gia tăng nồng độ trong khí thở ra (phần trên cùng của Hình 1.2) và

có thể được phát hiện qua một số phương pháp đo NO

Hình 1.2 Mô hình tổng hợp và điều hòa nitric oxide trong hệ hô hấp

“Nguồn: Ricciardolo FL, 2014” [216]

Để tóm tắt lại nơi sản xuất các men NOS, số lượng NO do các loại men này tiết ra và vai trò sinh lý cũng như bệnh lý của khí NO được tạo ra từ các men này trong đường hô hấp, chúng tôi trích dẫn lại hình mô tả trong sách của

Johnston như Hình 1.3 [127]

Trang 37

Hình 1.3 Tóm tắt nguồn gốc NOS, số lượng NO và tác động sinh lý và

bệnh lý của NO trên đường thở

“Nguồn: Johnston SL, 2007” [127]

Hình này cho biết lượng NO được các men cNOS sinh ra rất ít và có các vai trò sinh lý như tham gia điều hòa giãn mạch, giãn cơ trơn đường thở, dẫn truyền thần kinh và hoạt động như một tác nhân gây viêm và gây đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào Ngoài ra, NO còn ảnh hưởng đến tần số vận động của nhung mao, liên quan đến tình trạng bài tiết nhầy và xuất tiết huyết tương cũng như tham gia vào quá trình độc tế bào [52], [203], [233], [232] NO được sản xuất từ các tế bào nội mô duy trì được tình trạng giãn mạch của giường mạch máu phổi và ở người bị tăng áp phổi thì tình trạng tiết NO từ men NOS

cơ hữu này bị giảm [94] Ngoài ra, NO được sinh ra từ các tế bào biểu mô đường thở được cho rằng có hiệu quả lên quá trình vận chuyển ion và do vậy ảnh hưởng lên hoạt động bài tiết nhầy của các vi nhung mao [117] Do vậy ở các bệnh phổi có liên quan đến hoạt động của các vi nhung mao như hội chứng Kartagener [165] hay bệnh xơ nang phổi [120] thì nồng độ NO trong hơi thở ra rất thấp

Trang 38

Hình 1.3 cũng cho thấy trong đường thở, các iNOS được hình thành khi

có sự kích thích của các yếu tố tiền viêm như chemokines và cytokines hay bởi các kích thích bên ngoài như độc tố vi trùng, virus, dị nguyên vv… và biến mất sau đó khi các kích thích này bị loại bỏ NO được sản xuất từ iNOS cũng có vai trò điều hòa trương lực cơ trơn hô hấp và đáp ứng viêm nhưng đặc biệt là loại

NO này có thể thúc đẩy quá trình đáp ứng qua trung gian Th2 và vì vậy cho phép tăng sinh các tế bào Th2 và duy trì đáp ứng viêm đặc biệt quan trọng trong

cơ chế viêm của hen [107], [180] Như vậy, hoạt động của iNOS chịu trách nhiệm chính cho sự gia tăng sản xuất NO khi có viêm bất thường trong đường thở và do đó trong hen iNOS chiếm vai trò nổi bậc so với cNOS và iNOS cũng

là men NOS duy nhất bị khống chế bởi corticoid [282]

1.3.2 FeNO là một chỉ điểm viêm của đường hô hấp trong hen

Hen là bệnh lý viêm mạn tính đường thở và quá trình viêm này hiện diện ngay trong các trường hợp nhẹ hay kể cả ở những người được xem là lui bệnh [86], [267] Ở bệnh nhân hen, khi người bệnh tiếp xúc với dị nguyên sẽ làm gia tăng các chất tiền viêm như IL-4 và IL-13 Các chất này cùng với các chất tiền viêm khác (như yếu tố nhân NF-ΚB) sau đó kích hoạt tạo ra các iNOS và sản xuất ra rất nhiều NO [248] Và như đã mô tả, vai trò gây viêm của NO được tiết ra từ các men iNOS rất quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của hen NO giúp hình thành các chất có tính oxy hóa cao (peroxynitrite) gây ra thoát mạch, tăng tiết nhầy và gia tăng các đáp ứng Th2 [53] Chất này (peroxynitrite) được thấy nhiều trong đường thở ở bệnh nhân hen sau khi tiếp xúc với dị nguyên và nó làm tăng tính phản ứng của đường thở và kích hoạt eosinophil [53] Vì thế NO được sinh ra trong phổi có thể trực tiếp thúc đẩy quá trình phá hủy biểu mô mà đây là đặc trưng của hen nặng cũng như một số bệnh lý đường thở khác [53] Khi NO được sản xuất nhiều, nó sẽ hiện trong thể tích khí lưu thông trong

Trang 39

nồng độ NO trong khí thở ra và có thể đo được bằng một số phương pháp Trên

cơ sở đó, FeNO cao thường phản ánh tình trạng viêm (cấp tính hoặc mạn tính)

và trong mô sinh thiết phế quản [158], [202]

Nghiên cứu đầu tiên ghi nhận FeNO tăng trong bệnh cảnh hen được thực hiện vào năm 1993 [48] và sau đó Hamid và cs ghi nhận sự có mặt của các men NOS trong hen [111] Một số nghiên cứu sau đó chứng minh rằng FeNO tăng trong hen (khi so sánh với người khỏe mạnh) và đặc biệt là tăng ở những bệnh nhân hen có cơ địa dị ứng và so với hen không có cơ địa dị ứng [48], [128], [142] FeNO tăng rất nhiều trong hen kịch phát [73] và giảm sau điều trị với ICS [51], [135], [138], [140], [239]

Trang 40

Năm 2011, hội Lồng ngực Hoa Kỳ đã chấp thuận sử dụng FeNO như một chỉ điểm định lượng, không xâm lấn, đơn giản và an toàn để đo mức độ viêm của đường thở trong hen [81] và những năm gần đây các hướng dẫn của nhiều quốc gia đều đề cập đến vai trò của chỉ điểm viêm này (FeNO) trong quản lý hen như của khối các nước nói tiếng Pháp năm 2015, Tây Ban Nha năm 2016, Nhật Bản năm 2017 và GINA (Khởi động toàn cầu chống bệnh hen) các phiên bản (kể cả phiên bản năm 2018) [24], [78], [98], [121], [209] Mặc dù còn tranh cãi nhưng FeNO vẫn được chấp nhận là một chỉ số có tiềm năng trong quản lý hen [112], [137], [142], [280]

1.3.3 Vai trò của FeNO trong quản lý hen

1.3.3.1 Vai trò của FeNO trong chẩn đoán hen

Hiện tại vai trò của FeNO trong chẩn đoán hen chưa được thống nhất và các hướng dẫn chưa đưa ra được ngưỡng FeNO cụ thể để giúp chẩn đoán hen Trước đây, một số nghiên cứu sử dụng FeNO để chẩn đoán hen và có so sánh với một số phương tiện chẩn đoán khác như hô hấp ký hay nghiệm pháp co thắt phế quản và thấy rằng FeNO có giá trị chẩn đoán cao hơn với độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương và âm lần lượt là 88%, 79%, 70% và 92% [246] Tuy nhiên việc xác định điểm cắt để chẩn đoán bị khó khăn ở chỗ chưa thống nhất dùng giá trị dự đoán (giá trị bình thường tham khảo) hay giá trị ngưỡng của FeNO Về giá trị dự đoán, các nghiên cứu cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng ở cả người lớn và trẻ em Nhiều phương trình dự đoán đã tính đến các yếu tố ảnh hưởng này và đã được tác giả Olin công bố trong 2 năm 2006 và

2007 [197], [198] Tuy nhiên, giá trị dự đoán FeNO ở trẻ em và người lớn được ghi nhận từ một nghiên cứu lớn trong 3 năm 2007 – 2010 cho thấy các phương trình dự đoán không thể giải thích đầy đủ các giá trị FeNO trong dân số nghiên cứu [229] Do vậy một số tác giả đề xuất sử dụng giá trị ngưỡng tốt hơn là giá

Ngày đăng: 16/01/2020, 20:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Y Tế (2009), Hướng dẫn chẩn đoán - điều trị hen phế quản, Ban hành kèm theo Quyết định số 4776/QĐ-BYT ngày 04/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Y Tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn chẩn đoán - điều trị hen phế quản
Tác giả: Bộ Y Tế
Năm: 2009
2. Bộ Y Tế (2015), Kế hoạch phòng chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015 – 2020, Ban hành kèm theo Quyết định số 346/QĐ-BYT ngày 30 tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y Tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch phòng chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015 – 2020
Tác giả: Bộ Y Tế
Năm: 2015
3. Bộ Y Tế (2017), Thông tư Quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh chữa bệnh trong một số trường hợp, Thông tư 02/2017/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y Tế ngày 15/03/2017, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư Quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh chữa bệnh trong một số trường hợp
Tác giả: Bộ Y Tế
Năm: 2017
4. Bộ Y Tế (2018), Danh mục thống nhất tên các dịch vụ kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh tương đương giữa Thông tư số 43/2013/TT-BYT, Thông tư 50/2014/TT-BYT và Thông tư 21/2017/TT-BYT với Thông tư số 15/2018/TT-BYT, Ban hành kèm theo Quyết định số 4442/QĐ-BYT ngày 13 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y Tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh mục thống nhất tên các dịch vụ kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh tương đương giữa Thông tư số 43/2013/TT-BYT, Thông tư 50/2014/TT-BYT và Thông tư 21/2017/TT-BYT với Thông tư số 15/2018/TT-BYT
Tác giả: Bộ Y Tế
Năm: 2018
5. Nguyễn Quang Chính (2017), Nghiên cứu thực trạng và giải pháp can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe trong kiểm soát bệnh hen phế quản ở người trưởng thành tại huyện An Dương, Hải Phòng, Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng, Trường đại học Y dược Hải Phòng, Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe trong kiểm soát bệnh hen phế quản ở người trưởng thành tại huyện An Dương, Hải Phòng
Tác giả: Nguyễn Quang Chính
Năm: 2017
6. Nguyễn Hồng Chương, Trần Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thị Thu (2014), "Ảnh hưởng của bệnh hen phế quản trẻ em với mức độ lo lắng trầm cảm và chất lượng cuộc sống của phụ huynh", Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 18 (Số 5), tr. 53-59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của bệnh hen phế quản trẻ em với mức độ lo lắng trầm cảm và chất lượng cuộc sống của phụ huynh
Tác giả: Nguyễn Hồng Chương, Trần Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thị Thu
Năm: 2014
7. Nguyễn Ngọc Đoan, Phạm Thị Minh Hồng (2016), "Tỷ lệ mắc bệnh hen, viêm mũi dị ứng và chàm ở trẻ em 6 - 7 tuổi tại Bến Tre, năm 2014", Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 20 (Số 1), tr. 6-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỷ lệ mắc bệnh hen, viêm mũi dị ứng và chàm ở trẻ em 6 - 7 tuổi tại Bến Tre, năm 2014
Tác giả: Nguyễn Ngọc Đoan, Phạm Thị Minh Hồng
Năm: 2016
8. Đặng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Thu Ba (2009), "Xác định tần suất và một số yếu tố nguy cơ hen phế quản ở học sinh cấpI quận Gò Vấp", Y Học TP.Hồ Chí Minh, Tập 13 (Phụ bản số 1), tr. 162-166 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định tần suất và một số yếu tố nguy cơ hen phế quản ở học sinh cấpI quận Gò Vấp
Tác giả: Đặng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Thu Ba
Năm: 2009
9. Đặng Hương Giang (2014), Đặc điểm dịch tễ học bệnh hen phế quản ở trẻ em 13-14 tuổi và hiệu quả can thiệp bằng giáo dục sức khỏe ở hai quận của Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Y học, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm dịch tễ học bệnh hen phế quản ở trẻ em 13-14 tuổi và hiệu quả can thiệp bằng giáo dục sức khỏe ở hai quận của Hà Nội
Tác giả: Đặng Hương Giang
Năm: 2014
10. Vũ Văn Giáp (2018), "Nồng độ FeNO trong thực hành lam sàng hen phế quản", Tạp chí Hô hấp Pháp-Việt, số 14 (năm thứ 5), tr. 62-74 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nồng độ FeNO trong thực hành lam sàng hen phế quản
Tác giả: Vũ Văn Giáp
Năm: 2018
11. Nguyễn Thị Việt Hà (2015), Chi phí điều trị nội trú bệnh hen phế quản tại trung tâm Dị ứng – miễn dịch lâm sàng bệnh viện Bạch Mai năm 2015, Đề tài tốt nghiệp Cử nhân Điều dưỡng, Trường Đại học Thăng Long, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chi phí điều trị nội trú bệnh hen phế quản tại trung tâm Dị ứng – miễn dịch lâm sàng bệnh viện Bạch Mai năm 2015
Tác giả: Nguyễn Thị Việt Hà
Năm: 2015
12. Nguyễn Đình Hải, Nguyễn Hoài Nam, Lương Thị Bích Thủy (2005), "Khảo sát bệnh hen phế quản và điều trị tại khoa khám - Bv Nhân Dân Gia Định", Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 9 (số 4), tr. 235-242 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát bệnh hen phế quản và điều trị tại khoa khám - Bv Nhân Dân Gia Định
Tác giả: Nguyễn Đình Hải, Nguyễn Hoài Nam, Lương Thị Bích Thủy
Năm: 2005
13. Nguyễn Thanh Hải, Phạm Thị Minh Hồng (2009), "Khảo sát tỉ lệ mắc bệnh hen phế quản, viêm mũi dị ứng và chàm ở trẻ em 13 - 14 tuổi tại thành phố Cần Thơ, năm 2007", Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 13 (Phụ bản số 1), tr. 64-68 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát tỉ lệ mắc bệnh hen phế quản, viêm mũi dị ứng và chàm ở trẻ em 13 - 14 tuổi tại thành phố Cần Thơ, năm 2007
Tác giả: Nguyễn Thanh Hải, Phạm Thị Minh Hồng
Năm: 2009
14. Trần Thanh Hải, Tạ Văn Trầm (2011), "Ứng dụng chiến lược hen toàn cầu (GINA) vào quản lý hen tại Tiền Giang", Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 15 (Phụ bản số 4), tr. 149-153 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng chiến lược hen toàn cầu (GINA) vào quản lý hen tại Tiền Giang
Tác giả: Trần Thanh Hải, Tạ Văn Trầm
Năm: 2011
16. Trần Thúy Hạnh, Nguyễn Văn Đoàn (2012), "Dịch tễ học và tình hình kiểm soát hen phế quản ở người trưởng thành Việt Nam", Tạp chí Y học Lâm sàng, 65, tr. 46-50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dịch tễ học và tình hình kiểm soát hen phế quản ở người trưởng thành Việt Nam
Tác giả: Trần Thúy Hạnh, Nguyễn Văn Đoàn
Năm: 2012
17. Trần Thúy Hạnh, Nguyễn Văn Đoàn (2013), "Tình hình kiểm soát hen phế quản ở Việt Nam", Tạp chí Y học Lâm sàng, 70, tr. 64-69 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình kiểm soát hen phế quản ở Việt Nam
Tác giả: Trần Thúy Hạnh, Nguyễn Văn Đoàn
Năm: 2013
18. Trần Thúy Hạnh, Nguyễn Văn Đoàn (2013), "Tình hình sử dụng thuốc và theo dõi điều trị hen phế quản ở Việt Nam", Tạp chí Y học Lâm sàng, 70, tr. 70-74 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình sử dụng thuốc và theo dõi điều trị hen phế quản ở Việt Nam
Tác giả: Trần Thúy Hạnh, Nguyễn Văn Đoàn
Năm: 2013
19. Hội Lao và Bệnh Phổi Việt Nam (2015), Hướng Dẫn Quốc Gia Xử Trí Hen Và Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mạn Tính Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng Dẫn Quốc Gia Xử Trí Hen Và Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mạn Tính
Tác giả: Hội Lao và Bệnh Phổi Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Y Học
Năm: 2015
20. Bùi Thị Hương, Bùi Văn Dân, Hoàng Thị Lâm (2016), "Đánh Giá Mức Độ Kiểm Soát Hen Bằng ACT Đối Với Bệnh Nhân Câu Lạc Bộ Hen Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội", Tạp chí Nghiên Cứu Y Học, 99 (1), tr. 131-136 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh Giá Mức Độ Kiểm Soát Hen Bằng ACT Đối Với Bệnh Nhân Câu Lạc Bộ Hen Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội
Tác giả: Bùi Thị Hương, Bùi Văn Dân, Hoàng Thị Lâm
Năm: 2016
21. Huỳnh Anh Kiệt, Lê Thị Tuyết Lan (2013), "Sự tương quan giữa mức độ kiểm soát hen phế quản theo ACT và chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe theo AQLQ(S)", Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 17 (Phụ bản của Số 1), tr. 137-141 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự tương quan giữa mức độ kiểm soát hen phế quản theo ACT và chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe theo AQLQ(S)
Tác giả: Huỳnh Anh Kiệt, Lê Thị Tuyết Lan
Năm: 2013

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w