2.4 Vật liệu, phương pháp tiến hành và thu thập số liệu
2.4.6 Đo hô hấp ký
2.4.6.3 Tiến hành đo hô hấp ký
- Kiểm tra và xác nhận máy đo hô hấp ký đã được định chuẩn.
- Kiểm tra và xác nhận thông tin bệnh nhân đã nhập vào máy trước đó.
- Bệnh nhân đứng hay ngồi. Quần áo rộng rãi: cởi áo khoác ngoài, nới lỏng dây nịt. Lưng thẳng, hai chân song song, hai bàn chân đặt vững chắc trên sàn, đầu hơi ngửa khi ngậm ống, mũi được kẹp để tránh thoát khí ra ngoài, miệng ngậm kín ống ngậm, răng giả được để nguyên nếu không ảnh hưởng việc ngậm kín và hít thở qua ống.
- Giải thích và minh họa kỹ thuật hít thở khi đo các thể tích và dung tích phổi như Hình 2.2 còn gọi là nghiệm pháp đo dung tích sống thở chậm (VC):
bệnh nhân hít thở bình thường theo hướng dẫn của kỹ thuật viên để đo thể tích khí lưu thông rồi sau đó hít và thở sâu chậm vừa để đo các thể tích dự trữ hít vào và dự trữ thở ra và từ đó máy tính được dung tích sống thở chậm (VC).
Bệnh nhân phải được hít vào hết mức rồi thở ra hết mức cho đến khi đạt tiêu chuẩn thở ra một cách từ từ, nhẹ nhàng, không cần gắng sức. Quá trình hít vào và thở ra từ 5-6 giây. Bệnh nhân được hướng dẫn không được hít vào quá chậm và giản đồ thể tích-thời gian có thể tích thay đổi <0,025 lít trong 1 giây. Một số tình trạng ảnh hưởng đến kết quả đo cần lưu ý như ho, ngưng thổi đột ngột, hở miệng hay tắc nghẽn ở ống ngậm. Thời gian nghỉ giữa 2 lần thực hiện > 1 phút.
Hình 2.2 Hình minh họa các thể tích đo được trong giai đoạn hít chậm để
đo dung tích sống (VC).
Lưu ý: Các thể tích như dung tích cặn, thể tích khí dự trữ và tổng dung luọng phổi không đo được bằng hô hấp ký
- Giải thích và minh họa kỹ thuật đo nghiệm pháp dung tích gắng sức (FVC) qua đó tính được các thông số FVC, FEV1, PEF và FEF25-75 như Hình 2.3. Hít sâu thật đầy lồng ngực sau đó thở ra ngay lập tức thật nhanh, thật mạnh, thật hết. Có 4 pha cần thực hiện khi đo các thể tích và lưu lượng này bao gồm:
(1) hít vào hết mức, ngưng 1-2 giây; (2) thở ra nhanh, mạnh và hết mức, (3) tiếp tục duy trì thở ra cho đến khi không thể thở được nữa (kéo dài ít nhất 6 giây ở người lớn) và (4) bệnh nhân hít vào thật đầy lồng ngực trở lại. Thực hiện lại ít nhất 3 lần.
Hình 2.3 Giản đồ đường cong lưu lượng – thể tích bệnh nhân cần đo để
có các thể tích và lưu lượng cần đo trong giai đoạn đo dung tích sống gắng sức (FVC)
- Kết quả hô hấp ký sẽ hiển thị trên bảng kết quả để gửi đến bác sĩ điều trị như Hình 5-D phụ lục 5 trong đó FEV1 và FVC được báo cáo là trị số lớn nhất của các lần đo, không đòi hỏi FEV1 và FVC cùng xuất phát từ một lần đo.
Trong kết quả này, chất lượng hô hấp ký được đánh giá theo tiêu chuẩn của ATS/ERS như phần tiêu chuẩn của Hình 2.4 [74], [119], [176]. Bệnh nhân được cho đo tối đa 8 lần. Nếu vẫn không đạt được sau 8 lần đo, ngưng và chọn 3 giản đồ tốt nhất và bác sĩ lâm sàng sẽ đánh giá mức độ tin cậy trong quyết định lâm sàng như phần khuyến cáo của Bảng 2.2.
-
Hình 2.4 Giản đồ đường cong thể tích - thời gian với tiêu chuẩn thời gian thở ra và giai đoạn bình nguyên
- Các lỗi kỹ thuật hay gặp gồm không gắng sức ngay từ đầu, ho trong thì thở ra, đóng nắp thanh môn sớm, ống ngậm bị tắc thì thở ra do cắn hoặc đưa lưỡi vào ống ngậm, hở do ngậm miệng không kín hay kết thúc thở ra sớm khi biểu đồ thể tích – thời gian chưa đạt được bình nguyên > 1 giây hay tổng thời gian thở ra chưa đủ 6 giây.
Thời gian (giây) Thể tích (lít)
Bảng 2.2 Xếp loại tiêu chuẩn chất lượng và khuyến cáo áp dụng lâm sàng kết quả hô hấp ký theo ATS/ERS
Xếp loại chất
lượng Tiêu chuẩn
Khuyến cáo áp dụng vào lâm
sàng
A
≥ 3 lần đo chấp nhận được, 2 giá trị lớn nhất FEV1 chênh lệch không quá 0,150 lít (hay 0,100 lít nếu giá trị FVC lớn nhất
<1,0 lít)
Sử dụng được
B
≥ 2 lần đo chấp nhận được, 2 giá trị lớn nhất FEV1 chênh lệch không quá 0,150 lít (hay 0,100 lít nếu giá trị FVC lớn nhất
<1,0 lít)
Sử dụng được
C
≥ 3 lần đo chấp nhận được, 2 giá trị lớn nhất FEV1 chênh lệch không quá 0,200 lít (hay 0,133 lít nếu giá trị FVC lớn nhất
<1,0 lít)
Sử dụng được
D
≥ 3 lần đo chấp nhận được, 2 giá trị lớn nhất FEV1 chênh lệch > 0,200 lít (hay 0,133 lít nếu giá trị FVC lớn nhất <1,0 lít)
Thận trọng khi sử
dụng
F 0 hay 1 lần đo chấp nhận được Không nên sử
dụng
“Nguồn: Culver và cs, 2017” [74]