1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử ở việt nam

236 65 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 236
Dung lượng 4,23 MB

Nội dung

Với các công trình ở ngoài nướcđược đặt trong bối cảnh và điều kiện khác với Việt Nam nên các nghiên cứu đómang tính chất tham khảo cho việc học tập các kinh nghiệm quản lý ở nước ngoài.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS TS NGUYỄN THỊ LIÊN

HÀ NỘI - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kếtquả nêu trong Luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

NCS Phạm Nữ Mai Anh

Trang 4

Viết tắt Tiếng Anh

Từ viết tắt Nguyên bản tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt

AI Artificial Intelligence Trí tuệ nhân tạo

thương mại điện tử giữadoanh nghiệp với doanh

nghiệp

thương mại điện tử giữadoanh nghiệp với khách

hàng

thương mại điện tử giữa

Trang 5

doanh nghiệp với chính

phủ

nhuận

thương mại điện tử giữa cá

thể với cá thể

thương mại điện tử giữangười tiêu dùng và doanh

nghiệp

hộ

thương mại điện tử giữacông dân với chính phủ

Center

Analysis

EU European Union Liên minh Châu Âu

thương mại điện tử giữachính phủ với doanh

nghiệp

chính phủ với các công dân

Agency

System

IT Information Technology Công nghệ thông tin

Fund

Trang 6

SPSS Statistical Package for Phần mềm thống kê cho

the Social Sciences các ngành khoa học xã hội

SWIFT Society for Worldwide Hiệp hội viễn thông liên ngân

International Trade Law

văn phòng

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.3 Thống kê doanh thu của 82 doanh nghiệp game tại Hà Nội và TP 109

Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2015-2018 Bảng 3.4 Thống kê số thuế thu được của 82 doanh nghiệp game ở Hà Nội 109

và TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2015-2018

Facebook tại một số ngân hàng thương mại năm 2016

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Loại hình doanh nghiệp tham gia điều tra qua các năm 88

Biểu đồ 3.4 Thống kê đánh giá việc cung cấp thông tin cho cơ quan thuế 119 Biểu đồ 3.5 Thống kê nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thanh tra, 130

kiểm tra đối với hoạt động TMĐT

tuyến

Sơ đồ 3.2 Mô hình quảng cáo trên nền tảng di động (IOS, Android) 93

Sơ đồ 3.4 Kết quả khảo sát hình thức sử dụng hóa đơn tại doanh nghiệp 113

Trang 8

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp hoạt động TMĐT

Trang 10

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 8

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 8

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu 8

1.1.1 Nghiên cứu tổng quan về TMĐT 8

1.1.2 Nghiên cứu về thuế và quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT 12

1.2 Kết quả đạt được ở các nghiên cứu kể trên 25

1.3 Khoảng hở cần tiếp tục nghiên cứu 27

1.4 Câu hỏi nghiên cứu 29

1.5 Phương pháp nghiên cứu 30

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 35

CHƯƠNG 2 36

LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 36 2.1 Tổng quan về TMĐT 36

2.1.1 Khái niệm TMĐT 36

2.1.2 Sự khác biệt giữa TMĐT và thương mại truyền thống 37

2.1.3 Phân loại hoạt động TMĐT 40

2.1.4 Vai trò của TMĐT trong nền kinh tế 43

2.2 Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT 45

2.2.1 Khái niệm, đặc điểm quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT 45

2.2.2 Yêu cầu quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT 49

2.2.3 Nội dung quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT 51

2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT 60

2.3 Kinh nghiệm quốc tế về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT và bài học cho Việt Nam 63

2.3.1 Kinh nghiệm quốc tế về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT 63

2.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 72

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 76

CHƯƠNG 3 77

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 77

3.1 Tình hình phát triển TMĐT ở Việt Nam 77

3.1.1 Tình hình phát triển chung 77

Trang 11

3.1.2 Tổng quan tình hình tham gia hoạt động TMĐT của các doanh nghiệp ở Việt

Nam 88

3.1.3 Một số mô hình kinh doanh TMĐT phổ biến ở Việt Nam 90

3.2 Quy định pháp lý về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam 97

3.3 Thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam 103

3.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam 103

3.3.2 Quản lý thông tin người nộp thuế 105

3.3.3 Quản lý căn cứ tính thuế 108

3.3.4 Quản lý thu nộp thuế 115

3.4 Đánh giá chung thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam 121

3.4.1 Kết quả đạt được 121

3.4.2 Hạn chế 123

3.4.3 Nguyên nhân của các hạn chế 127

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 133

CHƯƠNG 4 134

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 134

4.1 Dự báo tình hình phát triển nền kinh tế số và tình hình phát triển TMĐT ở Việt Nam thời gian tới 134

4.1.1 Dự báo tình hình phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam thời gian tới 134

4.1.2 Dự báo tình hình phát triển TMĐT ở Việt Nam thời gian tới 135

4.2 Định hướng chuyển đổi số của ngành Tài chính 137

4.3 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam 141

4.3.1 Thiết lập quy trình quản lý thuế nội bộ ngành Thuế đối với các doanh nghiệp hoạt động TMĐT 141

4.3.2 Xây dựng nguồn dữ liệu lớn trong quản lý thông tin NNT có hoạt động kinh doanh TMĐT 148

4.3.3 Giải pháp về quản lý các giao dịch TMĐT 152

4.3.4 Kiện toàn bộ máy quản lý thuế đối với thương mại điện tử 154

4.3.5 Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền và hỗ trợ NNT 155

4.3.6 Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực và vật lực của ngành thuế 157

4.3.7 Một số giải pháp khác 161

4.3.8 Một số kiến nghị 163

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4……… 169

KẾT LUẬN 170

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã có những tác động nhất địnhđến nền kinh tế nói chung cùng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế Các giaodịch thương mại không chỉ thực hiện theo phương thức truyền thống đòi hỏi ngườimua và người bán phải trực tiếp gặp gỡ nhau mà giờ đây giao dịch thương mại có thểthực hiện trong môi trường ảo thông qua internet hay được gọi là TMĐT Sự xuất hiệncủa TMĐT đã mang lại nhiều lợi ích cho người mua và người bán, khắc phục đượcnhiều hạn chế của thương mại truyền thống Các giao dịch thương mại giờ đây có thểthực hiện mọi lúc, mọi nơi mà không gặp hạn chế về mặt thời gian, không gian vàphương tiện thanh toán Sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT thời gian qua đòi hỏi quản

lý nhà nước nói chung và quản lý thuế nói riêng cần thiết phải hoàn thiện để có thểquản lý được các hoạt động TMĐT phát sinh trong nền kinh tế

Trên góc độ lý luận, quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT thời gian qua nhậnđược nhiều sự quan tâm của các tác giả trong và ngoài nước, tuy nhiên các nội dungtrọng tâm đặt ra trong quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, sự khác biệt trong quản

lý thuế đối với TMĐT so với thương mại truyền thống chưa được tập trung làm rõ Từ

đó chưa có những giải pháp hoàn thiện phù hợp cho công tác quản lý thuế đối với hoạtđộng TMĐT trong thực tiễn, hướng đến mục tiêu đảm bảo thu đủ số thu cho NSNN,đồng thời tạo sự bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế giữa các chủ thể kinh doanhTMĐT trong nước và ngoài nước, giữa các chủ thể kinh doanh TMĐT với kinh doanhtheo phương thức truyền thống, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh thúc đẩy sự pháttriển của TMĐT nhằm theo kịp xu hướng phát triển nền kinh tế số

Trên góc độ thực tiễn quản lý, ngành Thuế Việt Nam đã nhận thức được tầmquan trọng trong quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT và có những động thái bướcđầu triển khai thực hiện Một tổ quản lý đã được thành lập để phụ trách mảng quản lýthuế đối với hoạt động TMĐT, nhằm tạo được đầu mối tập trung được các thông tinquản lý Tuy nhiên, thời gian qua, hoạt động bộ phận này chưa đáp ứng được yêu cầuquản lý khi các giao dịch TMĐT phát triển với tốc độ ngày càng mạnh mẽ Quy mô bộphận quản lý thuế TMĐT còn nhỏ và các chức năng nhiệm vụ, quyền hạn còn gặpnhiều hạn chế, vì vậy, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý thuế đối với hoạt độngTMĐT Ngoài ra, việc sử dụng chung các công cụ quản lý giữa TMĐT và thương mạitruyền thống đã tồn tại những bất cập trong quá trình thực hiện công tác quản lý thuếcủa cơ quan thuế Mặt khác, công tác quản lý thuế đối với TMĐT thời

Trang 14

gian qua chủ yếu được tập trung chú trọng ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP

Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương thông qua việc thựchiện các chuyên đề thanh tra, kiểm tra thuế đối với TMĐT Ở các địa phương khácchưa chú trọng triển khai nội dung quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tạo nên

sự không thống nhất hoạt động quản lý thuế đối với TMĐT theo hệ thống dọc từtrung ương đến địa phương

Ngoài ra, để quản lý thuế của cơ quan thuế có cơ sở pháp lý thực hiện, đòihỏi hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động TMĐT cũng cần phải đượcđầy đủ và hoàn thiện Thực tế hiện nay ở Việt Nam, các quy định điều chỉnh hoạtđộng TMĐT trong lĩnh vực thuế được áp dụng thống nhất các quy định giữa TMĐTcùng với thương mại truyền thống Trong hệ thống văn bản thuế đã được ban hànhthì chỉ có số ít nội dung liên quan trực tiếp đến hoạt động TMĐT được quy địnhtrong một số Luật thuế tiêu biểu như thuế TNDN, thuế GTGT, thuế TNCN và thuếnhà thầu Sự khác nhau về môi trường thực hiện giao dịch thương mại đã hìnhthành nên một số khó khăn khi áp dụng đồng thời quy định về pháp luật thuế cho cảhai loại hình giao dịch TMĐT và thương mại truyền thống

Thực tiễn thời gian qua cho thấy, số lượng các đối tượng tham gia hoạt độngTMĐT ngày càng gia tăng nhanh chóng, bao gồm các doanh nghiệp, cá nhân và hộgia đình Các chủ thể thực hiện giao dịch TMĐT với đa dạng hình thức như B2B,B2C, C2C… trong nhiều ngành nghề khác nhau Đặc biệt, với xu thế nền kinh tế sốphát triển mạnh mẽ trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo điềukiện thuận lợi hơn cho sự phát triển của hoạt động TMĐT, trong đó các doanhnghiệp là trung tâm của phát triển nền kinh tế số Các giao dịch TMĐT xuyên biêngiới và các giao dịch TMĐT được thực hiện trên mạng xã hội phát triển ngày càngnhiều Nhiều dịch vụ được các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh TMĐT cungứng trong môi trường ảo nên việc nhận diện đúng bản chất giao dịch và sự tồn tạicác giao dịch là vấn đề khó khăn trên thực tế hiện nay Tình trạng các chủ thể cóthực hiện giao dịch mua, bán hàng hóa, dịch vụ trong môi trường ảo nhưng khôngkhai báo cho cơ quan quản lý nhà nước tồn tại khá phổ biến, đặc biệt đối với hoạtđộng kinh doanh online trên mạng xã hội Thực trạng này dẫn đến các vấn đề trốnthuế, không thực hiện nghĩa vụ của người nộp thuế trong các giao dịch TMĐT tồntại ngày càng phổ biến gây thất thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời tạo sự cạnhtranh không bình đẳng giữa các chủ thể trong nền kinh tế

Trang 15

Xuất phát từ thực tiễn như đã đề cập ở trên, trong thời gian qua có rất nhiềucông trình nghiên cứu khoa học trong nước và ngoài nước nghiên cứu về vấn đềthuế và quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT Với các công trình ở ngoài nướcđược đặt trong bối cảnh và điều kiện khác với Việt Nam nên các nghiên cứu đómang tính chất tham khảo cho việc học tập các kinh nghiệm quản lý ở nước ngoài.Với các công trình ở trong nước thì theo nghiên cứu của NCS, chưa có một luận ánnào nghiên cứu chuyên sâu về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, các côngtrình đã được công bố có nghiên cứu về quản lý thuế với hoạt động TMĐT đượcthực hiện dưới các hình thức luận văn thạc sỹ, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp

và các bài báo Chính vì vậy, đề tài “Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam” có ý nghĩa khoa học và thực tiễn thiết thực và đảm bảo không

trùng lắp với một luận án nào khác

2 Mục tiêu nghiên cứu

Luận án nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu sau:

Mục tiêu chung:

Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thuế của cơ quan thuế đốivới hoạt động TMĐT phù hợp với thực tiễn phát triển TMĐT ở Việt Nam giai đoạnđến năm 2025, tầm nhìn 2030

Các mục tiêu cụ thể:

Một là, xác định các khoảng hở nghiên cứu từ các công trình đã công bố, từ

đó tìm ra hướng nghiên cứu của luận án đối với vấn đề quản lý thuế đối với hoạtđộng TMĐT ở Việt Nam

Hai là, xây dựng khung lý thuyết làm căn cứ cho việc đánh giá thực trạng

quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT thời gian qua và đề xuất các giải pháp nhằmtăng cường quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT Việt Nam đến năm 2025, tầmnhìn 2030

Ba là, làm rõ những kết quả đã đạt được, những điểm còn hạn chế và nguyên

nhân của những hạn chế về thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở ViệtNam đến thời điểm năm 2018

Trang 16

Bốn là, xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ tự nguyện của các doanh nghiệp hoạt động TMĐT Từ đó, có căn cứ đề xuất được giải pháp

hoàn thiện quản lý thuế phù hợp nhằm nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của cácdoanh nghiệp hoạt động TMĐT

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý thuế được thực hiện bởi cơ quan thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Với mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý thuế

của cơ quan thuế, luận án sử dụng khái niệm về TMĐT theo nghĩa hẹp Giao dịchTMĐT theo cách tiếp cận này bao gồm các đơn hàng được nhận hoặc đặt qua bất

kỳ ứng dụng nào trên nền tảng internet trong các giao dịch tự động, loại trừ các đơnhàng qua điện thoại, fax hay email Khái niệm TMĐT theo nghĩa rộng phù hợp vớiphạm vi nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với TMĐT Luận án thực hiện nghiêncứu quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử được thực hiện bởi cơ quanthuế, hoạt động này được thực hiện đồng thời cùng với quản lý thuế đối với thươngmại truyền thống Luận án thực hiện nghiên cứu theo các nội dung quản lý thuế đốivới hoạt động thương mại điện tử nhằm nhận diện được các vấn đề tồn tại có tínhđặc thù trong quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, luận án không thực hiệnnghiên cứu theo chức năng quản lý thuế

- Phạm vi đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu quản lý thuế đối

với các doanh nghiệp hoạt động TMĐT – nhân tố trung tâm của phát triển nền kinh tế

số Mục tiêu của sự tăng trưởng và phát triển trong cách mạng công nghiệp 4.0 và thựchiện chuyển đổi số là doanh nghiệp – lực lượng ngày càng gia tăng về số lượng vàngày càng năng động trong nền kinh tế Các doanh nghiệp thực hiện giao dịch TMĐTtrong các mô hình B2B, B2C – đây là các giao dịch TMĐT chiếm tỷ

trọng lớn trong TMĐT ở Việt Nam Luận án không thực hiện nghiên cứu quản lýthuế đối với hoạt động TMĐT của các cá nhân, hộ kinh doanh bởi trong giai đoạnđến năm 2025 tầm nhìn 2030 quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở nhóm đốitượng này ngành thuế chưa cần tập trung thực hiện quản lý

Trang 17

Luận án không thực hiện nghiên cứu đối với công tác quản lý thuế đối với TMĐT được thực hiện bởi cơ quan hải quan.

- Phạm vi thời gian nghiên cứu: từ năm 2012 đến năm 2018 và tập trung vào

giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018- giai đoạn TMĐT bước vào giai đoạn pháttriển nhanh và ổn định, thuộc những năm đầu thực hiện Kế hoạch Tổng thể pháttriển TMĐT 2016-2020 theo quyết định số 1563/QĐ-TTg

- Phạm vi không gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu quản lý thuế đối với

hoạt động TMĐT trên phạm vi cả nước nhưng tập trung lấy số liệu phục vụ nghiêncứu trên địa bàn một số tỉnh có hoạt động TMĐT phát triển mạnh làm căn cứ choviệc mô tả thực trạng quản lý thuế đối với TMĐT ở Việt Nam Các tỉnh/thành phốgồm: TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương-đây là những thành phố theo kết quả khảo sát, đánh giá của Hiệp hội Thương mạiđiện tử Việt Nam có sự phát triển TMĐT tương đối mạnh, doanh thu TMĐT chiếm

tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu TMĐT của cả nước Vì vậy, việc nghiên cứuTMĐT trên các địa bàn trọng điểm này đảm bảo tính đại diện cao cho tổng thể hoạtđộng TMĐT trong cả nước

4 Đóng góp mới của luận án

số quốc gia trên thế giới trên một số nội dung quản lý, từ đó rút ra được những bàihọc cho việc thực hiện quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam

Trang 18

b) Phát hiện mới và một số đóng góp về mặt thực tiễn

Thứ nhất: Thông qua phân tích thực trạng quản lý thuế đối với hoạt độngTMĐT từ năm 2012 đến năm 2018 dựa trên các số liệu thứ cấp NCS thu thập được,kết hợp thực hiện khảo sát các cán bộ thuế công tác ở các cơ quan thuế hiện hành

có triển khai quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT để có được những số liệu sơcấp, luận án đã đưa ra những đánh giá khách quan về thực trạng quản lý thuế đốivới hoạt động TMĐT thời gian qua trên cả hai khía cạnh kết quả đạt được, hạn chế

và nguyên nhân

Thứ hai: Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT được thực hiện nhằm đảm bảothu đủ số thu cho NSNN, do vậy việc nâng cao tính tự tuân thủ ở NNT là vấn đề rấtquan trọng Trên cơ sở thực hiện nghiên cứu định lượng, với các dữ liệu sơ cấp thuthập qua quá trình khảo sát các doanh nghiệp hoạt động TMĐT, Luận án sử dụngphương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và hồi quy mô hình đã xác định được

4 nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ tự nguyện của các doanh nghiệp: i) Kiểm soátcủa cơ quan thuế (KS); ii) Sự đáp ứng thông tin của cơ quan thuế (DU); iii) Năng lựcphục vụ của cán bộ thuế (NL); iv) Ý thức của doanh nghiệp (YT) Theo đó các nhân

tố ảnh hưởng thể hiện tầm quan trọng theo mức độ giảm dần là: DU, KS, NL và

YT Đây là căn cứ quan trọng cho việc đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý thuếđối với hoạt động TMĐT của cơ quan thuế

Thứ ba: Trên cơ sở những luận giải khoa học và thực tiễn quản lý, luận án đã

đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT.Một số đề xuất tiêu biểu có tính mới:

Một là, Thiết lập quy trình quản lý thuế nội bộ ngành Thuế đối với các doanh

nghiệp hoạt động TMĐT trên cơ sở thống nhất với quy trình quản lý thuế đối với hoạtđộng thương mại truyền thống nhưng có bổ sung một số quy định tạo cơ sở cho côngtác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT có định hướng thực hiện rõ ràng

Hai là, xây dựng nguồn dữ liệu lớn trong quản lý thông tin NNT phục vụ cho

phân tích dữ liệu lớn phát hiện các gian lận, rủi ro được chính xác trong hoạt độngquản lý thuế

Trang 19

Ba là, xây dựng lực lượng cán bộ thuế đáp ứng yêu cầu quản lý trên cơ sở thực

hiện đào tạo theo đơn đặt hàng giữa ngành thuế Việt Nam với các cơ sở giáo dục trongnước, cử cán bộ tham gia trải nghiệm thực tiễn ở các cơ quan thuế nước ngoài

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Ý nghĩa khoa học: Luận án hệ thống và làm rõ hơn những nội dung cơ bảntrong quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam giai đoạn 2012-2018; đánhgiá những kết quả đã đạt được, phân tích các hạn chế, tồn tại và nguyên nhân củacác tồn tại, hạn chế làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tácquản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam trong thời kỳ bùng nổ của cuộccách mạng 4.0 giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến 2030 Từ đó, góp phần chốngthất thu NSNN từ hoạt động TMĐT đối với các doanh nghiệp hoạt động kinhdoanh trong lĩnh vực TMĐT; nâng cao ý thức, trách nhiệm của NNT hoạt độngkinh doanh TMĐT, tăng cường tính tuân thủ tự nguyện ở NNT trong thực hiệnnghĩa vụ thuế đối với nhà nước; tạo môi trường công bằng trong kinh doanh vàthực hiện nghĩa vụ thuế giữa các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệpkinh doanh TMĐT trong nước có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế

Ý nghĩa thực tiễn: Luận án là tài liệu có giá trị tham khảo trong giảng dạy vànghiên cứu về quản lý thuế của cơ quan thuế Đồng thời, các luận giải và đề xuấttrong luận án có giá trị tham khảo đối với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyềntrong nghiên cứu xây dựng chính sách và quản lý thuế đối với TMĐT, triển khaithực hiện quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam thời gian tới

6 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được kếtcấu làm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐTChương 2: Lý luận về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT

Chương 3: Thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt NamChương 4: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT

ở Việt Nam

Trang 20

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG

THƯƠNG MẠI ĐIỆN

TỬ 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu

Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT luôn nhận được sự quan tâm của cơquan thuế các nước trên thế giới Vì vậy, có nhiều nghiên cứu đã thực hiện và kếtquả công bố đạt được trên một số góc độ khác nhau về quản lý thuế đối với hoạtđộng TMĐT Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT là một phần của hoạt độngquản lý thuế của cơ quan thuế do vậy khi nghiên cứu về quản lý thuế đối với hoạtđộng TMĐT sẽ bao gồm nhiều nội dung quản lý gắn với các chức năng nhiệm vụcủa cơ quan thuế trong thực hiện nhiệm vụ được giao Đến nay có nhiều công trìnhnghiên cứu của các tác giả trong nước và ngoài nước được thực hiện có liên quanđến quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT dưới nhiều hình thức như luận án, đề tàinghiên cứu, báo cáo, bài báo, chuyên đề, các giáo trình, sách tham khảo Để phục

vụ cho việc nghiên cứu và tìm ra khoảng trống cho luận án, nghiên cứu sinh đã tìmhiểu được một số công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu dưới đây:

1.1.1 Nghiên cứu tổng quan về TMĐT

a) Các nghiên cứu ở nước ngoài

(1) Soon-yong Choi, Andrew Whinston, Dale Stahl (1997) với tựa đề

“Economics of Electronic Commerce” được biên soạn thành 12 chương phản ảnh

các nội dung, các nhận định, các đánh giá về TMĐT trong nền kinh tế Trong đóchương một được nhóm tác giả tập trung phản ánh nghiên cứu về TMĐT vàinternet Nhóm tác giả cho rằng, sự phát triển của internet đã đưa lại những thay đổi

cơ bản trong kết nối các giao dịch Các doanh nghiệp kinh doanh thương mại trêninternet và các mạng ở thế hệ tiếp theo phải thích nghi với môi trường mở mớitrong việc phân phối và các giao dịch ngang hàng TMĐT sẽ làm thay đổi cách cácdoanh nghiệp kinh doanh, đồng thời còn can thiệp vào quá trình phát triển của kinh

tế thị trường Các nhà hoạch định chính sách và lập pháp cần mở rộng sự hiểu biết

về bản chất của TMĐT để làm cho TMĐT phát triển hơn trong các khu vực kinh tếtrên cơ sở thiết lập chính sách và pháp luật thích hợp[115]

Trang 21

(2) Ravi Kalakota, Andrew B Whinston (1997), Electronic Commerce – A Manager’s Guide: được biên soạn thành 13 chương với các nội dung làm rõ vấn đề

về TMĐT để có thể quản lý được TMĐT gồm khái niệm, động lực phát triểnTMĐT, các loại hình TMĐT, các vấn đề quan trọng trong quản lý TMĐT và côngnghệ đứng sau TMĐT nhằm hỗ trợ và thúc đẩy phát triển TMĐT trong thực tiễnnhư mạng internet, bảo đảm an toàn cho các giao dịch TMĐT, hệ thống thanh toántrong TMĐT Các tác giả đã cho rằng TMĐT mở ra một thời kỳ mới cho cả ngườitiêu dùng và các tổ chức cung ứng hàng hóa, dịch vụ, đồng thời TMĐT đòi hỏi mộtcách thức quản lý mới để TMĐT có thể phát triển mang lợi nhiều lợi ích cho cả bênbán và bên mua hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế.[113]

Các nghiên cứu về TMĐT ngoài hai nghiên cứu trên có rất nhiều nghiên cứutổng quan về TMĐT có thể đề cập đến như nghiên cứu của Vladimir Zwass (1996),

Electronic Commerce: Structures and Issues, International Journal of Electronic

Commerce Volume 1, Number 1, Fall, 1996, pp 3 – 23; Rolf T Wigand (1997),

Electronic Commerce: Definition, Theory and Context; M Shaw, R Blanning, T.Strader, A Whinston (2000), Handbook on Electronic Commerce… đã cung cấp

khá đầy đủ các nội dung lý thuyết có tính tổng quan về TMĐT, đây là những nềntảng lý thuyết đã được công bố và luận án có thể kế thừa và tiếp tục phát triển thêm

b) Các nghiên cứu trong nước

- Một là, hệ thống các giáo trình Thương mại điện tử căn bản của các trường

đại học như giáo trình Thương mại điện tử căn bản (2008), chủ biên TS Trần VănHòe - trường Đại học Kinh tế quốc dân; giáo trình Thương mại điện tử căn bản(2012), chủ biên PGS.TS Nguyễn Văn Hồng và TS Nguyễn Văn Thoan -TrườngĐại học Ngoại thương; giáo trình Thương mại điện tử của nhóm tác giả TS PhạmThị Thanh Hồng và ThS Phan Văn Thanh trong tủ sách ngành kinh tế và quản lýxuất bản tại NXB Bách khoa Hà Nội năm 2016…tổng hợp các vấn đề mang tínhchất lý luận gắn với phạm trù TMĐT như khái niệm và đặc trưng của TMĐT, sựkhác biệt của TMĐT và thương mại truyền thống, lợi ích và sự tác động củaTMĐT, các điều kiện thúc đẩy cho sự phát triển của TMĐT, các mô hình TMĐThiện đang áp dụng trong thực tế được trình bày khá đầy đủ

Trang 22

- Hai là, các sách chuyên khảo về TMĐT được công bố, tiêu biểu có thể đề

cập đến là:

Sách chuyên khảo với tựa đề “Thương mại điện tử”, Hội Luật gia Việt Nam

của Trần Hữu Linh (2015) đã trình bày một cách khá đầy đủ các vấn đề mang tính

lý luận về TMĐT cũng như tình hình phát triển TMĐT ở Việt Nam, chính sáchpháp luật về TMĐT ở trên thế giới và Việt Nam Trong đó, quyển sách đã trình bàyrất chi tiết các nội dung gắn với mô hình kinh doanh thương mại điện tử cơ bảngồm B2C, B2B, C2C, C2B, G2B, G2C, mô hình Peer to Peer, một số mô hìnhthương mại điện tử mới hứa hẹn sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai gồm: môhình TMĐT xã hội – đây là mô hình có sự tham gia và hậu thuẫn từ các thành viêntham gia mạng xã hội cùng các quan hệ xã hội được hình thành qua mạng; mô hìnhTMĐT trên nền tảng di động - ứng dụng điện thoại thông minh và các thiết bị diđộng để thực hiện TMĐT; mô hình TMĐT địa phương – loại hình tập trung vào đốitượng khách hàng phân bổ theo vị trí lưu trú hiện tại Ngoài ra, tác giả giới thiệuthêm cho người đọc một số mô hình thương mại điện tử điển hình nổi tiếng trên thếgiới như mô hình của Amazon.com, Grainger.com, eBay.com.[37]

Một số sách chuyên khảo, tham khảo khác của nhiều tác giả cung cấp cơ sở

lý luận khá phong phú và chi tiết về TMĐT như sách chuyên khảo “Thương mại điện tử” dùng cho đào tạo và bồi dưỡng về quản lý nhà nước và hành chính doanh nghiệp của chủ biên TS Nguyễn Ngọc Hiến, Học viện Hành chính quốc gia xuất bản năm 2003; Sách tham khảo với tựa đề “Tìm hiểu về Thương mại điện tử” của

Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế xuất bản năm 2005 tại NXB Chính trị

quốc gia; Sách chuyên khảo với tựa đề “Thương mại điện tử” của PGS,TS Nguyễn

Viết Khôi xuất bản năm 2015 tại NXB Thông tin và Truyền thông; Sách tham khảo

“Thương mại điện tử” của nhóm 6 thạc sĩ đến từ Khoa Hệ thống Thông tin, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh xuất bản năm 2015 tại

NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Các kết quả đạt được trong nhữngnghiên cứu trên sẽ góp phần định hướng trong việc xây dựng khung lý luận chung

về TMĐT trong luận án của nghiên cứu sinh

- Ba là: Luận án tiến sỹ

Trang 23

NCS Đào Anh Tuấn năm 2013 đã thực hiện nghiên cứu đề tài về “Quản lý nhà nước về thương mại điện tử” – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hướng nghiên cứu

của luận án được xem xét trên giác độ TMĐT theo nghĩa rộng để phù hợp với nội dungnghiên cứu quản lý nhà nước về TMĐT Các vấn đề về đặc trưng của TMĐT, các môhình TMĐT, lợi ích và hạn chế của TMĐT được trình bày khá rõ Tuy nhiên, do đề tàicủa luận án nghiên cứu mang tầm vĩ mô về quản lý nhà nước nên cách thức và nộidung nghiên cứu sẽ rộng lớn hơn so với phạm vi nghiên cứu về vấn đề quản lý thuế đốivới hoạt động TMĐT được thực hiện bởi cơ quan thuế[63]

- Bốn là: Các bài báo có rất nhiều bài đăng trên các tạp chí có thể đề cập đến

hoạt động TMĐT, cụ thể có các bài viết:

+ Bài báo “Thúc đẩy triển khai TMĐT” của Hồng Sơn đăng trên Tạp chí Thuế

Nhà nước số 34(444)- tháng 8/2013 Tại thời điểm năm 2013, bài báo đã đề cập đếnnhững động thái ban đầu về việc nhận biết và ứng dụng TMĐT trong các doanh

nghiệp Tác giả nhận định TMĐT là phương thức giao dịch hiện đại nhưng việctriển khai hoạt động này không dễ dàng do nhiều nguyên nhân bao gồm cả kháchquan và chủ quan từ phía doanh nghiệp Bài báo đã phản ánh những tín hiệu tíchcực từ phía Chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước nhằm từng bước đưa hoạt độngTMĐT đi vào cuộc sống, đáp ứng nhu cầu thị trường trong thời đại kỹ thuật số[60]

+ Bài báo “Tổng quan về TMĐT ở Việt Nam” đăng trên tạp chí Tài chính kỳ

1, tháng 7/2015(612), tr 8-11 của TS Nguyễn Đình Luận, Đại học Công nghệ TP

Hồ Chí Minh phản ánh khá đa dạng các nội dung liên quan đến TMĐT như kháiniệm, các hình thức TMĐT Tác giả cho thấy xu hướng toàn cầu về phát triểnTMĐT trên thế giới với ví dụ minh họa ở nước Anh, Trung Quốc và các nướcTrung Đông TMĐT đã trở thành một công cụ quan trọng cho thương mại quốc tếkhông chỉ bán sản phẩm mà còn quan hệ với khách hàng Trên cơ sở thực trạngphát triển của TMĐT ở Việt Nam, tác giả đã đưa ra được bảy nhóm giải pháp nhằmđẩy mạnh TMĐT ở Việt Nam thời gian tới, bao gồm: xây dựng hệ thống thanh toánTMĐT quốc gia, xây dựng thương hiệu trực tuyến, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhânlực, hoàn thiện môi trường pháp lý, đảm bảo an toàn cho các giao dịch TMĐT, pháttriển dịch vụ công, tăng cường sự hợp tác khu vực và quốc tế[38]

Trang 24

+ Bài viết của tác giả TS Nguyễn Thị Thu Hương và ThS Nguyễn Đức Hùng

(2018) với tiêu đề “ Xu hướng phát triển của TMĐT trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0” đăng trong sách “Thương mại điện tử trong cách mạng công nghiệp 4.0”

của Khoa Kinh tế - Viện Đại học mở Hà Nội Theo đó nhóm tác giả cho thấy cuộccách mạng công nghiệp 4.0 với các đặc trưng như trí tuệ nhân tạo, internet kết nốivạn vật, dữ liệu lớn đã có những tác động nhất định đến hoạt động TMĐT Bài viếtphân tích các xu hướng phát triển của TMĐT trong bối cảnh cách mạng côngnghiệp 4.0 từ đó đưa ra một số kiến nghị đối với các doanh nghiệp TMĐT của ViệtNam hiện nay[33]

Ngoài các bài báo trên, có nhiều bài viết phản ánh về thực trạng và xu hướngphát triển TMĐT ở Việt Nam giúp người đọc thấy được bức tranh đa chiều về sự

phát triển của TMĐT trong thời gian tới như các bài báo “Giao nhận TMĐT thu hút nhà đầu tư” đăng trên tạp chí Thuế Nhà nước số 20(534)-2015; bài báo “TMĐT tại Việt Nam sẽ tăng gấp 5 lần” đăng trên tạp chí Thuế Nhà nước số 38(605)-2016 của

cùng tác giả Trần Trọng Triết

1.1.2 Nghiên cứu về thuế và quản lý thuế đối với hoạt động

TMĐT a) Các nghiên cứu ở nước ngoài

Lý luận về thuế và quản lý thuế đối với TMĐT được OECD nghiên cứu kháchi tiết, nhiều kết quả được công bố có thể được sử dụng làm khung lý thuyết chocác quốc gia trong việc xây dựng định hướng thực hiện công tác quản lý thuế đốivới TMĐT

(1) Nghiên cứu với tựa đề “Taxation and electronic commerce- implementing the Ottawa taxation framework conditions”, OECD (2001) phản ánh diễn tiến của việc

thực thi các Điều kiện Khuôn khổ chung về Thuế đã được thống nhất tại Ottawa 1998.Điều kiện Khuôn khổ chung về Thuế Ottawa nêu ra một số nguyên tắc định hướng cácChính phủ trong cách tiếp cận về TMĐT Điều kiện Khuôn khổ chung nhấn mạnhTMĐT phải được đối xử tương tự như với thương mại truyền thống, tránh phân biệtđối xử Khuôn khổ chung này được các nước thành viên OECD, các nước không phải

là thành viên OECD rất hưởng ứng Trong tài liệu này nhóm nghiên cứu đã đề cập đếncác vấn đề liên quan đến TMĐT bao gồm thuế quốc tế, thuế tiêu dùng,

Trang 25

quản lý thuế, trong đó đặc biệt nhấn mạnh dịch vụ hỗ trợ NNT Công tác quản lýthuế đối với TMĐT được tập trung vào các nội dung: dịch vụ hỗ trợ NNT, xác địnhđược đối tượng nộp thuế và những thông tin cần thiết phục vụ quản lý thuế, cuốicùng là thu thuế và kiểm soát nợ thuế Trong dịch vụ hỗ trợ NNT cơ quan thuế cần

sử dụng các công nghệ và các thành tựu khoa học công nghệ để nâng cao chấtlượng phục vụ NNT Công tác quản lý cần chú trọng đến vấn đề tìm kiếm thông tin

và xác minh thông tin NNT Đối với công tác thu nợ, cơ quan thuế cần đảm bảo hệthống thu nợ và kiểm soát thu nợ thích hợp[110]

(2) Nghiên cứu khác của OECD với tựa đề “Tax administration aspects of

electronic commerce: responding to the challenges and opportunities” (2001) đã xây

dựng được các yếu tố khung về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT bao gồm:dịch vụ NNT, vấn đề nhận dạng và nhu cầu thông tin, thu và kiểm soát thuế Dịch

vụ NNT cần được phát triển theo hướng cải cách để đơn giản hóa hệ thống thuếnhằm giảm thiểu chi phí tuân thủ thuế, đặc biệt đối với hệ thống doanh nghiệp nhỏ

và vừa Công tác quản lý thuế đối với TMĐT cần chú trọng đến nhận dạng doanhnghiệp Tài liệu nghiên cứu nhấn mạnh tập trung đến quản lý chữ ký số- đây làbằng chứng nhận dạng được chấp nhận trong các vấn đề về thuế quốc tế đối vớihoạt động TMĐT Đối với việc kiểm soát thuế cần phải hướng đến việc thiết kế cácchiến lược và biện pháp thích hợp để cải thiện việc tuân thủ thuế liên quan đến cácgiao dịch TMĐT theo hướng tuân thủ tự nguyện Báo cáo cũng đã chỉ ra rằng côngtác quản lý thuế cần phải được đặt trong sự tương quan về công nghệ và các môhình kinh doanh TMĐT thì mới có thể khai thác và giải quyết được các thách thức

về thuế đối với hoạt động TMĐT[111]

Ngoài nghiên cứu của OECD, ở nước ngoài có một số nghiên cứu nổi bật cóthể kể đến:

(3) Dale Pinto(1999), “Taxation issue in a world of e-commerce, Jounal of Australian Taxation, July/August 1999, page 227-280”: Tác giả nghiên cứu xem xét sự

tác động của TMĐT lên hệ thống quản lý thuế của Úc Nghiên cứu nhấn mạnh rằngTMĐT đặt ra nhiều thách thức cho các quản trị viên thuế nhưng đồng thời cũng

có thể tạo cho họ các cơ hội nhất định Với kết cấu làm bốn phần khác nhau trình bày

Trang 26

các vấn đề về thách thức, cơ hội, giải pháp và kết luận, bài viết đã cho thấy đượccái nhìn tổng quan về các vấn đề về thuế trong thế giới TMĐT giúp cho cơ quanthuế Úc có thể ứng phó với những thách thức do TMĐT đặt ra[102].

(4) United Nations (2001), “Electronic commerce and Challenge for Tax administration”: Đây là tài liệu của giáo sư Walter Hellerstein thuộc Đại học Luật

Georgia chuẩn bị để tư vấn cho Bộ phận kinh tế và xã hội của Liên hiệp quốc Tàiliệu cung cấp tổng quan các vấn đề được nêu ra khi đánh thuế đối với TMĐT vàcác sáng kiến hiện đang được áp dụng để giải quyết các vấn đề đó Phần một tác đã

mô tả nền công nghệ và tổng quan về TMĐT, trên cơ sở đó tác giả đặt ra những vấn

đề có thể tồn tại do sự phát triển của TMĐT tác động đến công tác quản lý thuế.Phần hai của tài liệu tác giả đã đưa ra những thách thức của TMĐT tác động đến hệthống thuế thu nhập Phần ba của tài liệu đề cập đến những thách thức chính đượcđưa ra bởi TMĐT cho các chế độ thuế tiêu dùng Tác giả cho rằng những tác độngcủa TMĐT đến công tác quản lý thuế là rất lớn và ngay khi nếu có thể giải quyếtđược, các vấn đề kỹ thuật do TMĐT đặt ra vẫn còn những nội dung liên quan đếnchính trị rất khó giải quyết Tuy nhiên, tác giả vẫn hy vọng rằng những nỗ lực đáng

kể của OECD và các chính phủ sẽ có thể xây dựng được một chế độ đánh thuế hiệuquả ngay cả khi không hoàn toàn trong một thế giới TMĐT toàn phần[117]

(5) Garegin Harutyunyan, American University of Armenia (2007), Commerce: Issues of tax administration and prospects to increase public revenues”:

“E-Nghiên cứu này tập trung một số vấn đề chính mà cơ quan thuế các nước phải đối mặttrong việc giải quyết quá trình đánh thuế đối với hoạt động TMĐT Tác giả đưa ra vàphân tích một số vấn đề tồn tại bởi sự phát triển của TMĐT trong bối cảnh thuế quốc

tế Tuy nhiên, nghiên cứu tập trung sâu vào việc nghiên cứu lĩnh vực TMĐT ởArmenia, từ đó đưa ra những giải pháp khuyến nghị về thuế đối với TMĐT theo hướngnên có nhiều ưu đãi về thuế đối với lĩnh vực thương mại đang trong giai đoạn pháttriển để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nền kinh tế ở Armenia[104]

(6) Hajah Mustafa Mohd Hanefah (2008), “E-commerce Implications Potential Problems and Challenges in Malayxia”, International Business Research,

Vol.1, No.1, page 43-57: TMĐT được xem là một cuộc cách mạng trong bán lẻ toàn

Trang 27

cầu, mở ra một thị trường tiêu dùng mới xuyên biên giới TMĐT tạo ra một giaodịch không gian mạng, theo đó các doanh nghiệp khi tham gia vào các giao dịchnhưng không có sự hiện diện thực sự đã làm thay đổi nguyên tắc đánh thuế thôngthường đòi hỏi có sự hiện diện vật lý Bài báo của tác giả đã điều tra các vấn đềthuế tiềm ẩn do TMĐT mang lại trong môi trường của Malayxia Tác giả đã đưa ra

4 giả thuyết nghiên cứu về thái độ liên quan đến TMĐT và thuế internet không bịảnh hưởng bởi các yếu tố: nghề nghiệp của người dân, bản chất kinh doanh của đốitượng, kinh nghiệm làm việc của NNT, số năm kinh nghiệm làm cố vấn thuế Kếtquả nghiên cứu đã chỉ ra rằng nghề nghiệp, bản chất kinh doanh và kinh nghiệmkhông ảnh hưởng đến thái độ đối với TMĐT Trách nhiệm thuế đối với TMĐT liênquan chủ yếu đến vấn đề thuế và tính hợp pháp của việc yêu cầu thuế ở các khu vựcpháp lý khác nhau Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng quản lý thuế là vấn đề lớn nhất liênquan đến thuế đối với TMĐT[105]

(7) Niall Campbell (2014), Tax policy and Administration in an Era of Big Data, Tax planning international indirect taxes, Volume 12, number 12, December

2014, page 2-5: Bài viết đã đề cập đến vấn đề sử dụng phân tích dữ liệu lớn để giảmthiểu thất thu thuế, đồng thời thu thập và chia sẻ thông tin qua biên giới và tăng cường

sự hoạt động của cơ quan thuế ngày càng hiệu quả hơn Trong bài viết tác giả nhậnđịnh rằng nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang bắt đầu hướng đến việc tận dụngcác dữ liệu và phân tích dữ liệu lớn nhằm nâng cao hiệu quả phát hiện các bấtthường và gian lận trong quản lý thuế Sự tự động hóa và yếu tố hỗ trợ của các côngnghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quản lý thuế Trong bài viết tác giảđưa ra một số ví dụ minh họa ở nhiều quốc gia như Singapore, Australia, Hà Lan đãrất chú trọng đến vấn đề cải thiện hệ thống người nộp thuế theo hướng đảm bảo cácthông tin NNT cung cấp cho cơ quan thuế phải chính xác và có tính cập nhật Cơquan thuế thay vì dành thời gian cho các vụ việc thanh tra, kiểm tra, xu hướng hiệnnay đã chuyển dịch theo hướng khuyến khích NNT thường xuyên đánh giá, kiểmsoát các hoạt động của họ để báo cáo với cơ quan thuế và đồng thời gửi các điềuchỉnh đến cơ quan thuế nếu tồn tại lỗi trong giao dịch Các thông tin này sẽ giúp cơquan thuế cải thiện được hiệu quả hoạt động nội bộ qua việc phân tích và xử lýthông tin từ dữ liệu lớn trong quản lý thuế.[108]

Trang 28

(8) Kham Tipmart (2015), “International Taxation of Electronic Commerce”,

luận án tiến sỹ thực hiện tại trường Niigata University: Luận án tập trung nghiêncứu về thuế quốc tế đối với thương mại điện tử trên hai khía cạnh thuế thu nhập vàthuế tiêu dùng trong TMĐT Các vấn đề đánh thuế đối với giao dịch xuyên biêngiới liên quan đến cơ sở thường trú được tác giả phân tích rất sâu sắc làm cơ sở choviệc đề xuất các giải pháp xử lý các vấn đề thuế quốc tế đối với TMĐT[106]

(9) Wawan Juswanto và Rebecca Simms (2017), “Fair taxation on the Digital Economy” ADBInstute, No2017-5(December): Bài viết đã phân tích khá toàn diện về

thuế đối với nền kinh tế số gồm những lợi ích và rủi ro của nền kinh tế số và nhữngvấn đề về thuế trong nền kinh tế số Từ những nhận thức về rủi ro về thuế trong nềnkinh tế số, bài viết đã đưa ra một kế hoạch hành động chống xói mòn cơ sở thuế vàchuyển lợi nhuận dựa trên 15 kế hoạch hành động của OECD Nhóm tác giả nhậnđịnh rằng sự phát triển của nền kinh tế số là tất yếu Vì vậy, cần thiết phải có mộtcuộc cách mạng trong tư duy của các nhà hoạch định chính sách nhằm đối phó vớinhững thách thức về thuế đặt ra trong nền kinh tế số[120]

(10) Chris Sanger, Rob Thomas (2018), “New digital tax policies: What, when, where, how and by whom?” An excerpt from EY’s Global Tax Policy and

Controversy Briefing, Issue 22, August 2018: Bài viết bàn về vấn đề chính sáchthuế kỹ thuật số mới Các tác giả cho rằng xu hướng hiện nay khi bàn về thuế kỹthuật số không phải bàn về vấn đề tránh thuế hay địa điểm phát sinh thu nhập, màvấn đề chủ yếu hiện nay là sự phân chia quyền đánh thuế giữa các quốc gia chorằng công dân của họ đóng góp vào lợi nhuận được thực hiện bởi một số công tytập trung kỹ thuật số Bài viết đề cập đến xu hướng của Châu Âu và một số quốcgia đã có những cân nhắc về chính trị và doanh thu để áp dụng biện pháp thuế đơnphương đối với hoạt động kỹ thuật số Sẽ có nhiều ý kiến đồng ý và không đồng ýkhi áp dụng biện pháp thuế đơn phương, bao gồm cả các yếu tố chính trị và lợi íchkinh tế, tất cả sẽ tác động đến cuộc tranh luận về thuế kỹ thuật số hiện nay Cácquốc gia cần có một kế hoạch hành động và các đàm phán đa phương để có thể ápdụng các biện pháp thuế đơn phương được hiệu quả.[101]

Trang 29

(11) WorldBank Group (2018), Malaysia’s Digital Economy- A new driver of development: Đây là một tài liệu của WorldBank về nền kinh tế số của Malaysia Với

kết cấu làm 6 chương, trong tài liệu có chương 5 được đề cập phản ánh về thuế trongnền kinh tế số Nghiên cứu đã đưa ra các đánh giá về thách thức đặt ra về thuế trongnền kinh tế số ở Malayxia và cách thức lựa chọn cho Malayxia trong việc hoàn thiệnchính sách giải quyết các thách thức đó trên hai góc độ những lợi thế và bất lợi gặpphải trong mỗi sự lựa chọn Có bốn tùy chọn chính sách để đánh thuế nền kinh tế kỹthuật số ở Malayxia theo hướng: đảm bảo hệ thống thuế gián thu áp dụng cho tiêudùng các hàng hóa và dịch vụ mua trực tuyến từ các nhà cung cấp nước ngoài; cảithiện cách áp dụng thuế trực thu trong nền kinh tế kỹ thuật số và TMĐT nói riêngtrên cơ sở cập nhật định nghĩa về CSTT; mở rộng cơ sở thuế đối với các dịch vụ kỹthuật để áp thuế khấu trừ đối với các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ nước ngoài;thiết lập một sắc thuế tự do Các tùy chọn có thể áp dụng cùng nhau và đây là bàihọc cho các quốc gia trên thế giới có thể học hỏi.[121]

b) Các nghiên cứu trong nước

- Một là, các đề tài nghiên cứu khoa học:

(1) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành Thuế của ThS Lê Hồng Hải (2008)

về “Thuế đối với Thương mại điện tử tại Việt Nam – thực trạng và giải pháp” với

kết cấu 3 chương đã cung cấp bức tranh về thuế đối với TMĐT trên cả góc độ lýthuyết và thực tiễn Đề cập đến đặc điểm của TMĐT, tác giả cho rằng vai trò quantrọng của TMĐT là phải hiểu được cách làm cho các công ty sử dụng nó chấp nhận

sự thay đổi TMĐT phát triển đặt ra nhiều thách thức về mặt chính sách thuế và cảcông tác quản lý thuế Nghiên cứu đưa ra những tác động của TMĐT đến chính sáchthuế tiêu dùng, thuế thu nhập trên một số khía cạnh và tác động của TMĐT đến quản

lý thuế trên các nội dung thanh tra, xác định giá chuyển nhượng và kê khai thuế điện

tử, cung cấp dịch vụ cho đối tượng nộp thuế thông qua công cụ điện tử Nghiên cứunhấn mạnh yếu tố quan trọng nhất của quá trình thanh tra TMĐT là thanh tra tại chỗ vàcác dữ liệu có thể so sánh được là việc cần thiết để thanh tra có hiệu quả trong môitrường điện tử Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cho công tác quản lý thuế đối vớihoạt động TMĐT theo hướng chuyên sâu hơn trong quản lý Một giải pháp

Trang 30

quan trọng được tác giả đề xuất về vấn đề đăng ký thuế nhằm đảm bảo công bằngtrong kinh doanh theo hướng xây dựng và phát triển ứng dụng nhận dạng đối tượngkinh doanh thông qua cơ sở thường trú không phân biệt có hay không có hiện diệntại Việt Nam đều phải đăng ký thuế để thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế[25].

(2) Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ của PGS.TS Nguyễn Văn Minh

(2012)- Trường Đại học Thương mại về “Thuế trong TMĐT- Kinh nghiệm quốc tế

và phương hướng vận dụng ở Việt Nam”: Bằng việc nghiên cứu các quan điểm, chính sách cũng như thực tiễn áp dụng thuế đối với TMĐT của một số quốc gia và

khu vực điển hình trên thế giới, tác giả đã so sánh với thực tiễn của Việt Nam và đềxuất các phương hướng và giải pháp vận dụng chính sách thuế trong TMĐT ở ViệtNam Các giải pháp đưa ra mang tính tổng quát nhằm đẩy mạnh việc nghiên cứu vàtạo lập những tiền đề nhất định cho việc triển khai hệ thống thuế trong TMĐT ởViệt Nam[39]

(3) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành Thuế của ThS Nguyễn Chí Dũng

(2013) về “Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử - Kinh nghiệm quốc tế

và bài học đối với Việt Nam”: tập trung phản ánh công tác quản lý thuế cũng như các

vấn đề phát sinh trong quản lý thuế ở các quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,Philipines, Hồng Kông, Thái Lan, trên cơ sở đó đã rút ra được nhiều bài học kinhnghiệm cho công tác quản lý thuế đối với Việt Nam làm nền tảng cho việc xây dựngđịnh hướng quản lý thuế cho hoạt động TMĐT ở Việt Nam trong tương lai Nhữngkinh nghiệm quản lý thuế đối với TMĐT đã thực hiện ở các quốc gia kể trên tập trungchủ yếu vào vấn đề quản lý NNT, thực thi hoạt động thanh tra, kiểm tra NNT và chútrọng đến công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công

cơ quan thuế cung ứng Các nước cũng rất chú trọng đến vấn đề nâng cao năng lực chođội ngũ cán bộ thuế, đặc biệt là đội ngũ thanh tra, kiểm tra thuế thông qua việc cửtham gia các khóa bồi dưỡng trong và ngoài nước nhằm nâng cao kiến thức chuyênmôn, nghiệp vụ và các kỹ năng cần có trong quản lý thuế với TMĐT Để có cơ sở đềxuất các bài học kinh nghiệm phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đề tài thực hiện nghiêncứu thực tế công tác quản lý thuế đối với TMĐT ở hai Cục thuế Hà Nội và TP Hồ ChíMinh thông qua phương pháp điều tra thực tế Kết

Trang 31

quả cho thấy một số kết quả đạt được ở hai cơ quan thuế Hà Nội và TP Hồ ChíMinh trên một số nội dung như kết quả truy thu thuế qua thanh tra, kiểm tra; nhậndiện một số hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý Trên cơ sở kinh nghiệm ởmột số nước đã phản ánh và thực tiễn tiến hành quản lý ở Việt Nam, tác giả đã đưa

ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, đồng thời đề xuất định hướng quản lýthuế đối với TMĐT ở Việt Nam thời gian tới theo hướng hoàn thiện quy định vềmặt chính sách và tăng cường sự phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nướckhi thực hiện quản lý thuế[23]

(4) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Tài chính của Ths Nguyễn Quang Tiến (2016) về “Giải pháp hoàn thiện chính sách và quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử” đã tập trung phản ánh được những vấn đề cơ bản về mặt thực trạng

chính sách thuế cũng như công tác quản lý thuế trong hai giai đoạn cụ thể từ năm2011-2015 và từ năm 2016 đến năm 2017 với nhiều kết quả đạt được trong côngtác thanh tra thuế Đề tài cũng đã chỉ ra được những nguyên nhân khách quan vàchủ quan tác động đến hiệu quả thực hiện chính sách thuế và quản lý thuế tronglĩnh vực TMĐT Trên cơ sở thực trạng và kinh nghiệm nghiên cứu một số quốc giatrên thế giới, nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách thuế

và công tác quản lý thuế trong lĩnh vực TMĐT[66]

- Hai là, các bài báo

(5) Bài báo đăng trên Tạp chí Tài chính số 6(572)2012, tr 49-51 của TS Nguyễn Xuân Sơn – Tổng cục Thuế về “Thuế thương mại điện tử: Những vấn đề đặt ra” phản ánh thực trạng cơ bản trong chính sách thuế đối với TMĐT và một số khía cạnh trên góc độ quản lý bao gồm đăng ký thuế, khai thuế và nộp thuế đối với

TMĐT Bài báo nêu ra năm định hướng làm căn cứ để điều chỉnh và quản lý cóhiệu quả hoạt động TMĐT, từ đó tác giả đã đề xuất năm nhóm giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT[61]

(6) Bài báo đăng trên Tạp chí Thuế Nhà nước số 41 (451) tháng 10/2013, tr

6-7 của Trung Kiên về “Quản lý thuế đối với thương mại điện tử: Kinh nghiệm của Hàn Quốc”, phản ánh chiến lược quản lý thuế đối với thương mại điện tử ở Hàn

Quốc với ưu tiên kiểm soát vào các giao dịch B2C, cơ quan thuế Hàn Quốc đã có

Trang 32

những bước quản lý nhất định nhằm phát hiện các phương thức trốn thuế của ngườinộp thuế Trong công tác quản lý thuế đối với TMĐT thì công tác thanh tra thuếđược chú trọng với phương pháp điều tra khác với thương mại truyền thống Nhữngkinh nghiệm của Hàn Quốc sẽ tạo tiền đề cho việc nghiên cứu và xây dựng cáchthức quản lý thuế đối với TMĐT cho Việt Nam[36].

(7) Bài báo bài báo đăng trên Tạp chí Tài chính, Kỳ 1, tháng 7/2015(612) của

ThS Nguyễn Quang Tiến – Tổng cục Thuế về “Hiện trạng thu thuế thương mại điện

tử tại Việt Nam”, đã thống kê các hình thức kinh doanh TMĐT theo các tiêu chí khác

nhau gồm: nền tảng công nghệ, theo hình thức giao dịch, theo chủ thể tham gia giaodịch, theo chủ quyền đánh thuế của quốc gia và vùng lãnh tổ Tác giả phân tích khá chitiết hiện trạng thu thuế TMĐT của cơ quan thuế trong đó đi sâu vào phản ánh chứcnăng thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế Từ thực tiễn công tác thanh tra, kiểm tra cácdoanh nghiệp kinh doanh TMĐT bài báo đã đưa ra được một số sai phạm có tính chấtđiển hình trong quản lý thuế đối với TMĐT làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp nângcao hiệu quả quản lý thuế, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước từ

hoạt động kinh doanh TMĐT[67]

(8) Bài báo đăng trên tạp chí Tạp chí Tài chính, Kỳ 1, tháng 7/2015(612), tr 16-19 của Nguyễn Văn Phụng- Tổng cục Thuế về “Một số vấn đề đặt ra trong công tác quản lý thuế đối với thương mại điện tử” phân tích những nội dung đã làm được, những vấn đề đặt ra và một số hướng xử lý trong công tác quản lý thuế đối

với TMĐT trên góc độ quản lý các đối tượng tham gia TMĐT; quản lý thuế đối vớihàng xuất, nhập khẩu; quản lý thuế đối với hàng hóa trên thị trường nội địa, quản lýthuế đối với hàng hóa, dịch vụ, chi phí của bên mua trong nước và quản lý thuế đốivới kinh doanh dịch vụ mạng, trò chơi trực tuyến[41]

(9) Bài báo đăng trên tạp chí Tạp chí Tài chính, Kỳ 1, tháng 7/2015(612), tr 24-26 của Nguyễn Thị Cúc về “Giải pháp quản lý thuế đối với kinh doanh thương mại điện tử” đưa ra một số khó khăn và hạn chế trong công tác quản lý thuế đối với

TMĐT mà cơ quan thuế đang phải tìm cách xử lý Số lượng các doanh nghiệp kinhdoanh TMĐT có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng số tiền nộp ngân sách lại không đáng

kể Công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế dù được chú trọng nhưng còn

Trang 33

gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong một số mặt Trên cơ sở thực trạng đưa ra, tácgiả đã đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả quản

lý thuế đối với hoạt động TMĐT[12]

(10) Bài viết của TS Nguyễn Thanh Trang (2018) về “Thách thức trong quản lý thuế với hoạt động TMĐT tại Việt Nam hiện nay”- Viện Đại học mở đăng trong kỷ yếu “Thương mại điện tử trong cách mạng công nghiệp 4.0” : tác giả cho

rằng

TMĐT phát triển đang đặt ra nhiều thách thức cho ngành thuế trong việc quản lýthuế đối với kinh doanh TMĐT nói chung, đặc biệt với các hình thức như trò chơiđiện tử, quảng cáo hàng hóa, dịch vụ trực tuyến trong công tác quản lý thu nộp vàquản lý người nộp thuế Bằng việc nghiên cứu thực trạng tác giả đã đưa ra một sốgiải pháp có tính phù hợp với giai đoạn hiện nay[68]

Ngoài các bài báo trên có một số bài báo khác đề cập đến vấn đề quản lý thuếđối với TMĐT như Bài báo đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 1, tháng 2/2016(626), tr53-

55 của Ths Bùi Khánh Toàn về “Hiện đại hóa ngành Thuế: Nhìn từ quản lý thuế đối với thương mại điện tử”, đề cập đến vấn đề hiện đại hóa ngành thuế trên giác độ quản

lý thuế với TMĐT [69]; Bài báo đăng trên Tạp chí thuế Nhà nước số 1-2 tháng 1/2015

của Lan Trung về “Hai phương án quản lý thuế đối với Taxi Uber” tập trung vào phản

ánh loại hình kinh doanh taxi uber- một hình thức vận tải mới ở Việt Nam đang gâykhó khăn cho cơ quan thuế trong quá trình quản lý thuế[70]

- Ba là, các luận án đã công bố Quản lý thuế đối với TMĐT là một nội dung

trong quản lý thuế của cơ quan thuế Thời gian qua, có nhiều luận án đã được công

bố với nhiều đề tài thực hiện về quản lý thuế, dù không nghiên cứu trực diện nhưngvẫn có chứa đựng một số vấn đề tác động đến hoạt động quản lý thuế của cơ quan thuế Các luận án tiêu biểu có thể đề cập đến:

(11) Nguyễn Thị Lệ Thuý (2009),“Hoàn thiện quản lý thu thuế của Nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp (nghiên cứu tình huống của Hà Nội)”, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân: Luận án đánh giá thực trạng sự

tuân thủ của doanh nghiệp, nguyên nhân của sự kém tuân thủ Luận án đưa ra nhữngtiến bộ cơ bản trong công tác quản lý thuế của cơ quan thuế theo hướng thay đổi doanhnghiệp từ đối tượng cai trị của CQT trở thành trung tâm của hệ thống thuế

Trang 34

Bên cạnh đó, những hạn chế cũng được chỉ ra như sự kém thoả mãn của doanh nghiệpđối với hoạt động quản lý thuế của CQT như thời gian và thái độ phục vụ của cán bộ

hỗ trợ; sự phức tạp về thủ tục kê khai, hoàn thuế; hạn chế về tính chính xác của nộidung thanh tra và kết luận thanh tra Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận án cũng kiếnnghị các giải pháp nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế phù hợp với từng nhóm doanhnghiệp trên cơ sở đánh giá mức độ tuân thủ theo mô hình tuân thủ ATO[71]

(12) Nguyễn Thị Thùy Dương (2011), Quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội: Đây là một công trình nghiên cứu sâu về công tác quản lý thuế trong điều kiện hội

nhập kinh tế quốc tế Luận án phản ánh khá chi tiết các phạm trù liên quan

đến công tác quản lý thuế nói chung Luận án cũng đã cho thấy được trong điều kiệnhội nhập thì các tiêu chí để đánh giá một hệ thống thuế tốt là phải xem xét đến mốiquan hệ giữa cơ quan thuế với người nộp thuế, giữa cơ quan thuế với công chức thuế,các tiêu chí về lập pháp cũng như các đặc điểm về công tác quản lý Luận án phản ánhmột cách tổng quan thực trạng công tác quản lý thuế từ năm 1995 đến năm 2010 vớinhiều đánh giá sâu sắc về định tính và định lượng Trên góc độ định tính tác giả sửdụng những số liệu thứ cấp thu thập từ nhiều nguồn để đánh giá thực trạng quản lýthuế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập Trên góc độ định lượng tác giả sử dụngphương pháp khảo sát đối với hai đối tượng là doanh nghiệp và cán bộ thuế Bằng việckhảo sát với 300 phiếu điều tra đối với doanh nghiệp và 122 phiếu điều tra đối vớicông chức quản lý thuế, sử dụng phần mềm SPSS nhằm thực hiện thống kê mô tả kếtquả khảo sát, tác giả đã rút ra được những kết luận quan trọng làm căn cứ cho việc đềxuất các giải pháp.Tác giả đưa ra được nhiều giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản

lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Theo đó, có 7 nhóm giảipháp được tác giả đề xuất Đặc biệt, trong nhóm giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức

bộ máy ngành thuế, tác giả đề xuất “Tổng cục Thuế cần xây dựng Trung tâm Hỗ trợquốc gia cho NNT, xây dựng Trung tâm xử lý dữ liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia

về NNT để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân”; trong nhóm giảipháp về nội dung quản lý thuế, tác giả nhấn mạnh việc phát triển các chương trìnhthanh tra theo chuyên ngành và theo lĩnh vực như thanh tra lĩnh vực thương mại điện

tử, thanh tra giá chuyển nhượng…[24]

Trang 35

(13) Nguyễn Minh Ngọc (2011), Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ

thông tin trong ngành thuế ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường đại học Kinh

tế Quốc dân: Luận án đã đưa ra được những vấn đề lý luận chung về ứng dụng công

nghệ thông tin trong ngành thuế Nghiên cứu thực trạng, phương hướng và giải phápđẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành thuế Việt Nam Luận án đã nêu

ra các nguyên tắc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế, điều kiện ứngdụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế Việc ứng dụng công nghệ thông tin trongngành thuế sẽ góp phần nâng cao năng lực quản lý thuế, góp phần xây dựng “Chínhphủ điện tử” đồng thời đáp ứng được các yêu cầu trao đổi dữ liệu, kết nối thông tintrong và ngoài ngành thuế Luận án nêu ra phương án đầu tư hệ thống ứng dụng CNTTngành thuế, mô hình cũng như lộ trình ứng dụng công nghệ thông tin, đánh giá dự kiếnkết quả của phương án đã đưa ra, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnhứng dụng công nghệ thông tin trong ngành thuế [40]

(14) Nguyễn Cẩm Tâm (2013), Phát triển dịch vụ thuế ở Việt Nam trong giai

đoạn hiện nay, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính: Luận án nghiên cứu về

các hình thức cung cấp dịch vụ hỗ trợ của cơ quan thuế và của lĩnh vực tư chongười nộp thuế, chỉ ra được các tiêu thức đánh giá chất lượng và hiệu quả của dịch

vụ thuế Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá thực trạng thực hiện dịch vụ hỗ trợngười nộp thuế trong giai đoạn 2007-2012 luận án đề xuất được các nhóm giải phápđối với việc phát triển dịch vụ thuế công và giải pháp cho việc phát triển dịch vụthuế tư nhằm góp phần nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế và đảm bảo đượctính hiệu lực và hiệu quả trong quản lý thuế ở Việt Nam[72]

(15) Nguyễn Tiến Thức (2015), Các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp (Nghiên cứu tình huống TP Hồ Chí Minh), Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Khoa học Xã hội: Luận án đã xây dựng và kiểm định được mô hình các yếu tố đã

tác động lên hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp với dữ liệu khảo sát từ 306 doanhnghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có

tính đại diện cao Qua nghiên cứu kết quả đạt được từ các nghiên cứu trong và ngoàinước, tác giả nhận định không có một cơ sở lý thuyết được chấp nhận chung trong lĩnhvực tuân thủ thuế nên sau khi tổng hợp và kế thừa cơ sở lý thuyết từ các nghiên

Trang 36

cứu trước, tác giả đề xuất 5 nhân tố với vai trò là biến độc lập trong mô hình nghiêncứu có tác động lên hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp gồm: Nhân tố kinh doanh;Nhân tố kiến thức – hoạt động kế toán; Nhân tố Tâm lý – xã hội; Nhân tố quản lý thuế

và nhân tố kinh tế Kết quả nghiên cứu của luận án đã xây dựng và kiểm định thànhcông thang đo và mô hình định lượng phù hợp với môi trường và mục tiêu nghiên cứu,trực tiếp đo lường được mức độ tác động của các nhân tố đại diện lên hành vi tuân thủcủa doanh nghiệp Theo nhận định của tác giả dù nghiên cứu trên mẫu ở TP Hồ ChíMinh nhưng kết quả hoàn toàn áp dụng cho toàn quốc vì TP Hồ Chí Minh có số thuchiếm 1/3 ngân sách nhà nước Qua phân tích hồi quy tuyến tính đã cho thấy nhân tố

kinh tế xếp vị trí thứ nhất (0,547) còn quản lý thuế đứng vị trí thứ 4/5 (0,263) nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề tuân thủ thuế của doanh nghiệp và cuối cùng là nhân tố Tâm lý

– xã hội (0,213) Từ đó tác giả đã đề nhóm hai nhóm giải pháp nhằm nâng cao tuân thủthuế của doanh nghiệp trên hai góc độ quản lý nhà nước và nghiệp vụ quản lý thuế.Trong nhóm giải pháp về quản lý thuế, ngoài các giải pháp gắn liền với từng chứcnăng quản lý, tác giả có đề xuất giải pháp liên quan đến vấn đề nâng cao mức độ hàilòng của NNT thông qua thước đo là tỷ lệ thống kê số vụ khiếu nại và chất lượng giảiquyết các vụ khiếu nại cũng như nguyên nhân của các vụ khiếu nại Tác giả nhấn mạnh

“Từng bước nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại chỉ trong một lần tại cơ quanthuế, giảm áp lực cho tòa hành chính trên cơ sở đúng thẩm quyền và đủ căn cứ pháplý” Những kết quả đạt được trong nghiên cứu của luận án sẽ được NCS kế thừa vàtiếp tục phát triển khi nghiên cứu về đánh giá chất lượng quản lý thuế thông qua sựtuân thủ của NNT Tuy nhiên, đây là một nghiên cứu chỉ tập trung vào một mẫu trênmột địa bàn nhất định, và được thực hiện cho các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vựckinh doanh khác nhau mà không tập trung vào một lĩnh vực kinh doanh cụ thể nhưkinh doanh TMĐT[74]

(16) Nguyễn Thành Trung (2017), Cải cách quản lý thuế ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính: Đây là một luận án được nghiên cứu rất công phu

tập trung vào vấn đề quản lý thuế và cải cách quản lý thuế theo cách tiếp cận của lýthuyết hệ thống, theo đó quản lý thuế bao gồm các nội dung cơ bản: Xác lập cơ

chế quản lý thuế, tổ chức bộ máy quản lý thuế; Xác lập thủ tục quản lý thuế và xây dựng phương pháp, kỹ thuật quản lý thuế Luận án đánh giá rất sâu quá trình cải cách

Trang 37

thuế ở Việt Nam từ giai đoạn năm 1990 đến năm 2016 trong đó tập trung vào thời kỳ

có nhiều cải cách nhất của ngành Thuế năm 2012-2016 Quá trình cải cách được đánhgiá gắn liền với bối cảnh tình hình kinh tế, xã hội trong từng giai đoạn thực hiện cảicách của ngành Thuế Luận án thực hiện nghiên cứu trên cả hai góc độ định tính vàđịnh lượng làm căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp gắn liền với đề tài nghiên cứu.Trong phân tích định lượng tác giả đã đánh giá sự hài lòng và các nhân tố tác động đến

sự hài lòng của NNT trong thực hiện thủ tục hành chính thuế Kết quả phân tích với độtin cậy 95% đã cho thấy mức độ hài lòng của NNT chịu ảnh hưởng bởi 4 nhân tố chính

là sự đáp ứng thông tin kịp thời và đầy đủ của cán bộ thuế, sự công bằng dân chủ tronggiải quyết thủ tục hành chính thuế, sự tin cậy vào cách thức và kết quả giải quyết thủtục hành chính thuế của cơ quan thuế, năng lực phục vụ của cơ quan thuế Kết luận này

là cơ sở quan trọng nhằm đưa ra những giải pháp giúp cải thiện sự hài lòng của NNT

từ đó thúc đẩy NNT tự nguyện tuân thủ pháp luật thuế

Cuối phần thực trạng chương 3, luận án nêu ra một số vấn đề đặt ra cho côngtác quản lý thuế trong thời kỳ mới là quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT với một sốkhó khăn chưa khắc phục được trên góc độ chủ quan và khách quan như khó khăn vềxác định doanh thu, dữ liệu thông tin người nộp thuế, thanh toán… Tuy nhiên,

vấn đề liên quan đến quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT mới được nêu ra chứkhông nghiên cứu sâu cũng như không đưa ra bất kỳ một phương án, giải pháp nàothích hợp cho công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam Tất cảcác giải pháp đưa ra chỉ mang tính áp dụng cho tổng thể quản lý đặt trong bối cảnhcải cách quản lý thuế [75]

1.2 Kết quả đạt được ở các nghiên cứu kể trên

Các công trình nghiên cứu về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT đa dạng

về nội dung và các vấn đề nghiên cứu, được thực hiện trên cả hai phương diện lýthuyết và thực tiễn

Với các nghiên cứu về TMĐT đã cho thấy được khung lý thuyết khá phongphú về các nội dung cơ bản của TMĐT như khái niệm, đặc điểm, các hình thứcTMĐT, sự khác nhau giữa TMĐT và thương mại truyền thống…làm nền tảng cho

Trang 38

việc nhận thức và hiểu sâu về TMĐT, với những lý luận đó luận án có thể kế thừa

và tiếp tục phát triển thêm ở phần lý luận chung về TMĐT

Với các nghiên cứu về thuế và quản lý thuế đối với TMĐT, đặc biệt cácnghiên cứu của OECD cho thấy được những nội dung nổi bật cần tập trung trongcông tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT cho các quốc gia Ở các nghiên cứuchưa có sự thống nhất trong việc xác định nội dung trọng tâm cần đạt được trongquản lý thuế đối với hoạt động TMĐT Một số nghiên cứu đã đưa ra được một sốnội dung như quản lý NNT, công tác tuyên truyền, hỗ trợ nhưng không có sự đồngnhất hướng tiếp cận theo nội dung quản lý hoặc chức năng quản lý Tuy nhiên, cácnghiên cứu đều nhấn mạnh rằng quản lý thuế đối với TMĐT là vấn đề khó và phứctạp đặt ra cho cơ quan thuế của các quốc gia, đây là lĩnh vực được nhiều nhà quản

lý, nhà hoạch định chính sách và nghiên cứu viên quan tâm và rất cần thiết phải cónhững giải pháp thích hợp nhằm có thể quản lý thu thuế từ các hoạt động TMĐT.Các công trình công bố đề cập ở trên đã phản ánh được nhiều vấn đề về quản lýthuế đối với hoạt động TMĐT, bao gồm: (i) làm rõ những nội dung lý luận liênquan về quản lý thuế nói chung và quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT; (ii) Chỉ

ra được nội dung cơ bản của quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT theo các chứcnăng quản lý kết hợp quản lý đối tượng có hoạt động TMĐT; (iii) Các kết quả đạtđược, hạn chế và nguyên nhân hạn chế, tồn tại trong quản lý thuế đối với hoạt độngTMĐT; (iv) Đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạtđộng TMĐT theo hướng bổ sung bộ phận quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT vàhoàn thiện các chức năng quản lý thuế như kê khai nộp thuế, dịch vụ hỗ trợ NNT,thanh tra, kiểm tra thuế, tuyên truyền và hỗ trợ, khiếu nại và xử lý nợ thuế Các kếtquả nghiên cứu trên, NCS có thể tiếp tục kế thừa và tiếp tục phát triển thêm Đồngthời qua việc nghiên cứu các kết quả đạt được ở các nghiên cứu giúp NCS có thểxác định được các khoảng trống nghiên cứu cần thiết cho luận án

Với các luận án đã được công bố, ở nước ngoài đã có luận án viết về TMĐTnhưng chủ đề chính là về thuế quốc tế và gắn với thực tiễn của đất nước Nhật Bản,trong nước tính đến thời điểm hiện nay chưa có luận án nào tập trung nghiên cứu vềvấn đề quản lý thuế đối với TMĐT, các nghiên cứu chủ yếu xoay quanh các chức

Trang 39

năng quản lý quan trọng của cơ quan thuế Các luận án đề cập ở trên đều khẳngđịnh trong công tác quản lý thuế nói chung cần phải chú trọng đến nhiều vấn đề từviệc xây dựng bộ máy, xây dựng hệ thống chính sách, thực hiện các chức năngquản lý và ứng dụng những kỹ thuật phù hợp cho từng chức năng thực hiện, ứngdụng công nghệ thông tin cho công tác quản lý thuế Những nội dung này luận án

có thể kế thừa và tiếp tục phát triển thêm

Với các công trình nghiên cứu về quản lý thuế đối với TMĐT ở Việt Nam cóhình thức thực hiện dưới dạng các đề tài và bài báo là chủ yếu nên luận án của NCS

với đề tài “Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam” đảm

bảo không trùng lắp và có ý nghĩa thực tiễn quan trọng- là một nội dung quản lýphức tạp của cơ quan thuế thời gian qua và trong cả thời gian tới

1.3 Khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu được công bố đã đề cập và giải quyết một số vấn đề

về mặt lý luận cũng như thực tiễn đặt ra trong công tác quản lý thuế đối với hoạt độngTMĐT, tuy nhiên, phần lớn chỉ thực hiện nghiên cứu một cách tổng thể về thuế đối vớiTMĐT, không có sự nghiên cứu toàn diện đối với nội dung về quản lý thuế đối vớiTMĐT đặc biệt đối với các nghiên cứu về thuế và quản lý thuế đối với hoạt độngTMĐT ở Việt Nam Nhiều vấn đề trong quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT

ở Việt Nam chưa được nghiên cứu sâu bao gồm: i) Quản lý thuế đối với TMĐT đặttrong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số đã chi phối rất mạnh mẽ đếnchủ thể thực hiện giao dịch cũng như hình thức thực hiện giao dịch TMĐT, ii) Sựcần thiết xây dựng một mô hình quản lý phù hợp trong quản lý thuế đối với TMĐT,iii) Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT gắn liền với chính sách thuế đối với hoạtđộng TMĐT, iv) Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT nhằm tránh thất thu NSNNđồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho NNT có hoạt động TMĐT có thể phát triểnlớn mạnh Như vậy có thể thấy, khoảng trống chưa được nghiên cứu về đề tài thựchiện của luận án còn rất lớn Tuy nhiên, trong phạm vi giới hạn nghiên cứu của luận

án, một số vấn đề sau NCS cần tiếp tục nghiên cứu gồm:

Trang 40

Thứ nhất, quản lý thuế đối với các doanh nghiệp hoạt động TMĐT trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số dưới tác động của cuộc cách mạng 4.0.

Phần lớn các nghiên cứu thời gian qua được thực hiện khi TMĐT ở ViệtNam mới bắt đầu bước vào giai đoạn đầu phát triển mạnh Với dự báo về sự pháttriển nhanh chóng của TMĐT trong thời gian tới, đặc biệt khi Việt Nam đang cónhững bước chuyển đổi mạnh mẽ trong phát triển nền kinh số với bối cảnh cuộccách mạng 4.0 đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động TMĐT phát triển ngày càng

đa dạng về hình thức thực hiện và số lượng các giao dịch, đặc biệt sự gia tăngnhanh chóng của hệ thống các doanh nghiệp trong và ngoài nước- nhân tố trungtâm của nền kinh tế số Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động mạnhtới mọi lĩnh vực, ngành nghề trong xã hội trong đó có TMĐT, với sự tham gia củamột loạt các công nghệ như công nghệ chuỗi số (Blockchain), internet kết nối vạnvật (IoT), dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI) đã làm cho TMĐT ngày càngtrở nên đa dạng và phức tạp trong các hoạt động Các giao dịch xuyên biên giớidưới dạng các sản phẩm số ngày càng xuất hiện nhiều với đa dạng hình thức thựchiện Điều này đã đặt ra nhiều thách thức cho công tác quản lý nhà nước nói chung,trong đó có công tác quản lý thuế của cơ quan thuế đối với hoạt động TMĐT khiquản lý thuế đối với TMĐT Việt Nam thời gian qua đang ở giai đoạn đầu của quátrình quản lý, các yếu tố về cách thức quản lý và công nghệ quản lý chưa theo kịp

sự phát triển của TMĐT trong thực tiễn

Thứ hai, quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT thực hiện theo hướng tạo điều kiện cho doanh nghiệp TMĐT Việt Nam phát triển đồng thời nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của NNT trong nền kinh tế số.

Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ngoài việc đảm bảo huy động nguồn thucho NSNN thì rất cần thiết tạo điều kiện cho TMĐT phát triển trong xu thế phát triểncách mạng công nghiệp 4.0 Việc nghiên cứu vấn đề quản lý thuế đối với TMĐT cầnđược đặt trong bối cảnh kinh tế - xã hội và tình hình phát triển TMĐT trong từng thời

kỳ để xác định được mục tiêu quản lý cần hướng tới Các nghiên cứu công bố thựchiện ở những giai đoạn, môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa và sự phát triển

Ngày đăng: 16/01/2020, 07:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w