1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Vai trò của bí thư chi bộ trong công tác lãnh đạo cuộc vần động Học tập và làm theo...

6 4,3K 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 55 KB

Nội dung

VAI TRÒ CỦA BÍ THƯ CHI BỘ TRONG CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG "HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH" Để làm rõ vai trò, nhiệm vụ của người bí thư cấp ủy đảng cầ

Trang 1

VAI TRÒ CỦA BÍ THƯ CHI BỘ TRONG CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG "HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH"

Để làm rõ vai trò, nhiệm vụ của người bí thư cấp ủy đảng cần đặt người bí thư trong những mối quan hệ xác định Những mối quan hệ đó là: Người bí thư với tập thể cấp ủy, với tổ chức, với nhiệm vụ chính trị của đảng và với nhân dân

1 Vai trò trách nhiệm của người bí thư cấp ủy.

Người bí thư giữ vai trò là hạt nhân chủ chốt nhất, là “linh hồn” của cơ quan lãnh đạo đảng ở mỗi cấp

Ngoài trách nhiệm, quyền hạn của một cấp ủy viên, người bí thư cấp ủy đảng còn có trách nhiệm, quyền hạn nổi bật như: Chủ trì toàn bộ công việc của cấp ủy (của Trung ương, Bộ chính trị, Ban bí thư với cấp Trung ương của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ cấp ủy Thành, Quận, Huyện ); Trực tiếp nắm các vấn đề trọng yếu, các khâu trung tâm, các nhiệm vụ mới nảy sinh và những vấn đề cơ mật về quốc phòng, an ninh; Chăm lo xây dựng đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ của đảng thuộc quyền quản lý của cấp ủy

2 Nhiệm vụ cụ thể của người bí thư cấp ủy.

- Nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng, các nghị quyết đại hội của ban chấp hành, ban thường vụ và của cấp trên để quán triệt trong cấp ủy và chủ trì xây dựng

kế hoạch, triển khai các nghị quyết của Đảng, đề xuất với tập thể xác định đúng đắn, chính xác các nhiệm vụ chính trị của đảng bộ trong từng thời gian

- Nắm vững nhiệm vụ chính trị, nhất là các nhiệm vụ trọng tâm, các nhiệm

vụ mới nảy sinh, các khâu then chốt, khó khăn, phức tạp trong từng thời gian, chủ trì việc

tổ chức, chỉ đạo thực hiện nghị quyết và trực tiếp phụ trách các vấn đề cơ mật về an ninh, quốc phòng

- Chủ động chuẩn bị và chỉ đạo chuẩn bị nội dung, chương trình hoạt động của cấp ủy, chuẩn bị các quyết định của tập thể, chủ trì các kỳ họp của cấp ủy, chuẩn bị kết luận những vấn đề đã được tập thể thảo luận Chỉ đạo nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm các điển hình tiên tiến, nơi làm điểm, làm thử và các mặt công tác trọng yếu

- Chăm lo đổi mới cán bộ và công tác cán bộ, xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ vững mạnh và đồng bộ, bao gồm cán bộ lãnh đạo chính trị, cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ kinh doanh, chuyên gia giỏi trên các lĩnh vực, nhất là đội ngũ cán bộ

Trang 2

chủ chốt, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới Thực hiện quy hoạch cán bộ, bảo đảm sự chuyển biến vững vàng các thế hệ cán bộ

- Thường xuyên đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt cấp ủy Thực hiện tốt các ngưyên tắc dân chủ, tập thể và phát huy trách nhiệm cá nhân Giữ vững đoàn kết nội bộ cấp ủy, trước hết là trong cấp ủy chủ chốt

3 Tiêu chuẩn người bí thư cấp ủy.

Xuất phát từ vị trí, vai trò của cấp ủy Đảng và vai trò, trách nhiệm của người bí thư, ngoài những tiêu chuẩn cần có của một cấp ủy viên đã nêu trên, người bí thư cấp ủy còn phải có những tiêu chuẩn đặc trưng nổi bật sau đây:

- Về phẩm chất chính trị: Thật sự trung thành, vững vàng trước mọi thử thách, giác ngộ sâu sắc lý tưởng xã hội chủ nghĩa, quyết tâm thực hiện sự nghiệp đổi mới

- Về trình độ, năng lực, trí tuệ: Có kiến thức và am hiểu nhiều mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, nhất là kiến thức về sự phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đi lên chủ nghĩa xã hội, nắm vững đường lối, quan điểm đổi mới của Đảng Có kiến thức và kinh nghiệm về công tác xây dựng Đảng trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền

- Về năng lực thực tiễn: Có năng lực vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối, quan điểm của Đảng, có khả năng chủ động xây dựng, chỉ đạo, phối hợp và điều hành chương trình công tác của cấp ủy, tổ chức thực hiện nghị quyết Có năng lực nghiên cứu, tổng kết thực hiện và tham gia xây dựng đường lối, chính sách của Đảng Có năng lực làm công tác quần chúng

- Về đạo đức và lối sống: Tận tụy phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân Sống trong sạch, lành mạnh, gương mẫu, trung thực, khiên tốn, giản dị Dũng cảm, kiên cường đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực trong nội bộ Đảng và trong xã hội Không

có biểu hiện đặc quyền, đặc lợi, tham vọng cá nhân Không cơ hội, xu nịnh, bè phái cục

bộ Luôn chăm lo lợi ích của quần chúng, có uy tín thực sự

- Về phong cách lãnh đạo: Có phong cách dân chủ, tập thể, nói đi đôi với làm, có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật cao, dám đổi mới, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm Sâu sát thực tế, gắn bó với nhân dân, có khả năng quy tụ, đoàn kết cấp ủy, đoàn kết trong Đảng và quần chúng

Như vậy, người bí thư cấp ủy phải thật sự tiêu biểu cho trí tụê, năng lực, phẩm chất, lối sống cách mạng và phong cách lãnh đạo của Đảng

4 Người bí thư cấp ủy với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương

đạo đức Hồ Chí Minh”.

Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng (3-2-2007), Bộ Chính trị đã quyết định tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Trang 3

Minh” trong toàn Đảng, toàn dân Học tập đạo đức Hồ Chí Minh là một chủ trương lớn, vừa mang tính cấp bách trong bối cảnh tình hình hiện nay, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với

sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, Người kiến trúc nên Nhà nước Cách mạng Việt Nam Nói đến Bác, là chúng ta nhớ ngay đến tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời của Người Một nhà lãnh đạo đã nói: Để hiểu sự nghiệp Hồ Chí Minh, chúng ta hãy đến với con người Hồ Chí Minh Hồ Chủ tịch là một thiên tài kiệt xuất Cái cốt tử trong thiên tài của Bác là đạo đức cách mạng

Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người học trò xuất sắc và người cộng sự gần gũi nhất của Bác Hồ đã nói: “Ở gần Bác, tôi thấy một nét nổi bật của Bác là rất coi trọng phẩm chất con người, suốt đời chăm lo bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho cán bộ và nhân dân”

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng lập ra thời đại mới của dân tộc Việt Nam, hình thành con người Việt Nam mới với những giá trị tư tưởng và tinh thần cao quý Xã hội Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh là xã hội đề cao các giá trị tinh thần, những quan hệ tốt đẹp giữa người với người Trong xã hội ấy, tiêu biểu là những chiến sĩ dũng cảm bảo vệ

Tổ quốc, những con người lao động nhiệt tình xây dựng đất nước, những con người quên mình chăm lo cho lợi ích chung của nhân dân

Những lần gặp gỡ, nói chuyện với cán bộ và nhân dân, Bác đã nói: “Cũng như sông, có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”

Ngày 19-5-1946, một đoàn cán bộ của Ban vận động Đời sống mới vào chúc thọ Bác Nhân lúc trò chuyện, một nhà văn lão thành thưa với Bác:

- Thưa cụ, hôm nay đến chúc thọ cụ Chủ tịch, xin cụ cho Ban đời sống mới chúng tôi một khẩu hiệu, để Ban chúng tôi vận động nhân dân thực hiện

Bác Hồ vui vẻ, Người nói:

- Khẩu hiệu ư ? Thế thì khẩu hiệu đó là: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”

Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư là những phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hàng ngày của con người Vì vậy, Bác Hồ đã đề cập đến phẩm chất này nhiều nhất, từ tác phẩm Đường Kách Mệnh đến Bản Di chúc cuối cùng của Người

Trong bài báo “Cần kiệm liêm chính” in trên 4 số Báo Cứu Quốc tháng 5 và tháng 6 năm 1949, Bác Hồ viết: “Chữ Liêm phải đi đôi với chữ Kiệm Cũng như chữ Kiệm phải đi đôi với chữ Cần Có Kiệm mới Liêm được” Bác dẫn lời: “Cụ Khổng Tử nói: Người mà không liêm, không bằng súc vật Cụ Mạnh Tử nói: Ai cũng tham lợi, thì

Trang 4

nước sẽ nguy ! Vì thế cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư”

Một điểm nổi bật trong đạo đức cách mạng của Bác Hồ, đấy là lòng thương yêu, quý trọng đối với nhân dân Có thể nói, mọi suy nghĩ, mọi hành động của Bác đều vì lợi ích của nhân dân Người luôn đặt đời sống của mình trong đời sống của nhân dân và suốt đời gắn bó với nhân dân Theo số liệu của Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh thì trong 10 năm (1955 - 1965) Bác Hồ đã đi xuống cơ sở hơn 700 lần

Một nhà văn đã viết: “Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ, bên cạnh cái ao nuôi cá làm

“cung điện” của mình Lại nhớ khi ngôi nhà sàn làm xong, Bác tổ chức liên hoan, mời anh em công nhân ăn kẹo, uống nước Bác nói:

- Cái nhà Toàn quyền kia hàng trăm người phải làm trong 6 năm mới xong, còn nhà của Bác các chú chỉ làm trong 1 tháng là xong Thế là nhanh và tốt Nhưng còn một khuyết điểm, các chú có biết là khuyết điểm gì không?

Kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh thưa với Bác:

- Thưa Bác, so với ý Bác dặn thì ngôi nhà có to hơn ạ

Bác bảo:

- Chú nói đúng Nước ta chưa giàu, dân ta còn nghèo, chưa đủ nhà ở Bác ở thế này là tốt lắm rồi Các chú không phải lo cho Bác Rồi Bác nói nhỏ với kiến trúc sư:

- Chủ tịch nước ở cái nhà bé thế này, để Chủ tịch tỉnh ở cái nhà to hơn một chút

là vừa!

Mùa rét, Bác Hồ có một cái áo bông của đồng bào biếu Bác mặc đã nhiều năm, bông đã xẹp không ấm nữa, cái vỏ bọc ngoài đã phai màu, lại rách ở vai Bác bảo vá lại cho Bác Nhân dịp này, anh em không dám nói thay áo khác, chỉ xin Bác cho thay cái

vỏ bọc ngoài cho mới Bác bảo:

- Này chú ạ, Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước mặc áo vá thế này là cái phúc của dân đấy Sao chú lại dám bỏ cái phúc ấy đi ?

Bác còn nói thêm: “Bây giờ nhiều cụ già ở nông thôn có được cái áo bông này

là quý lắm đấy chú ạ” Hiện nay cái áo bông vá vai ấy vẫn còn trong bảo tàng Hồ Chí Minh

Bác cũng thường nói với anh em cấp dưỡng:

Trang 5

- Các chú làm thức ăn cho Bác ít thôi Bác ăn không hết, để người khác ăn thì không nỡ, mà đổ đi thì phí

Hồi Bác còn ở ngôi nhà cũ của người thợ điện, thấy nóng bức, anh em ngoại giao ở nước ngoài mua gửi về biếu Bác một chiếc điều hòa nhiệt độ Bác gọi đồng chí Vũ

Kỳ lên bảo:

- Chiếc máy này tốt đấy chú ạ, các chú nên đem đến cho quân y viện hoặc trại điều dưỡng thương binh Hôm trước, Bác đến thăm thấy các chú ấy ở nóng lắm Còn Bác thì chưa cần, Bác ở thế này là tốt rồi

Điều làm chúng ta cảm động là khi nói đến nhà ở, đến áo mặc, Bác đều nghĩ đến nhân dân Một lần, một nhà văn nữ nước ngoài vào thăm khu nhà Bác ở Lúc ấy Bác

đã mất, thấy ngôi nhà giản dị quá, nhà văn xin phép được mở cái tủ áo của Bác Và khi nhìn thấy trong chiếc tủ gỗ đơn sơ chỉ treo vẻn vẹn có vài ba bộ quần áo ka ki đã bạc màu, bên dưới là một đôi dép cao su đen Thế là bà ta lấy khăn lau nước mắt

Đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh còn được thể hiện bằng tấm lòng nhân ái, yêu thương con người Nhận được quà biếu của đồng bào, dù là chiếc áo len hay chai mật ong Bác đều gửi biếu lại các cán bộ ở gần Bác, hoặc gửi biếu các chú thương binh Nhận được điện thoại gọi đến, biết người quen Bác đều hỏi thăm sức khỏe rồi mới bàn công việc Bác không bao giờ dùng chữ cho, chỉ nói tôi biếu các cụ hoặc tặng các cháu nhỏ

Tháng 2-1967, trong Di chúc của Người, ngoài việc dặn dò mọi người phải đoàn kết chặt chẽ, đoàn kết nhất trí, đoàn kết và thống nhất, Bác căn dặn: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”

Song điều làm ta phải suy nghĩ và xúc động là Bác đã dặn dò cả việc đối với những nạn nhân của xã hội cũ như trộm cắp, gái điếm, cờ bạc, buôn lậu thì Nhà nước ta vừa phải giáo dục, vừa phải dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên người lương thiện Có thể nói trong muôn vàn tình thương yêu của Người, Bác Hồ không để sót một

ai, không quên một ai, có quên chăng là chỉ quên mình!

Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thực hiện từ ngày Kỷ niệm 77 năm thành lập Đảng (3-2-2007) cho tới hết nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng Cuộc vận động lớn này, sẽ tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và các tệ nạn xã hội Đây chính là những hành động thiết thực nhất để kỷ niệm ngày thành lập Đảng ta

Người Bí thư Chi bộ ở Thừa Thiên Huế phải nắm vững, làm gương và hướng dẫn mọi người thực hiện tốt “Năm chuẩn mực đạo đức theo Hướng dẫn số 01-HD/TU, ngày

Trang 6

12 tháng 9 năm 2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc xây dựng và thực hiện chuẩn mực đạo đức theo tâm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh tại các địa phương, ban, ngành, cơ quan, đơn vị trong tỉnh:

1 Đối với quê hương, đất nước, chế độ xã hội chủ nghĩa: Phát huy truyền thống yêu quê hương, đất nước, trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; ra sức phấn đấu xây dựng Thừa Thiên Huế giàu về kinh tế, đẹp về văn hóa, vững về chính trị, mạnh về quốc phòng, an ninh

2 Đối với nhân dân: Phải gần dân, hiểu dân, học dân, tôn trọng nhân dân, vì nhân dân phục vụ; chống quan liêu, mệnh lệnh, nhũng nhiễu với nhân dân

3 Đối với đồng chí, đồng nghiệp: Phải thân ái, đoàn kết, tương trợ, hợp tác giúp nhau cùng tiến bộ; chống chủ nghĩa cá nhân, cục bộ địa phương, hẹp hòi, vị kỷ

4 Đối với công việc: Phải tận tụy, trách nhiệm, chất lượng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

5 Đối với bản thân: Phải gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; không ngừng học tập, ra sức thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, nói đi đôi với làm, kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí, xây dựng gia đình văn hóa mới

Ngày đăng: 18/09/2013, 04:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w