1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

nhom 4 - các công cụ phái sinh tín dụng – thực trạng ứng dụng tại vn

10 942 22
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 29,62 KB

Nội dung

Nhóm 4 Các công cụ phái sinh tín dụng Thực trạng ứng dụng tại VN CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN Các sản phẩm phái sinh rủi ro tín dụng là những công cụ ra đời với mục đích giúp phòng ngừa rủi ro tín dụng cho các tổ chức tài chính, đặc biệt là ngân hàng. Phân loại một số sản phẩm phái sinh tín dụng:  Hoán đổi toàn bộ lợi ích (Total Return Swaps): Hoán đổi tổng tỉ suất sinh lời là một giao dịch hoán đổi tương tự như một hoán đổi thông thường trong đó một bên đồng ý trả tổng tỉ suất sinh lời trên một tài sản cụ thể. Sử dụng hoán đổi tổng tỉ suất sinh lời để phòng ngừa rủi ro tín dụng: chẳng hạn một người mua trái phiếu do những người đi vay cá nhân phát hành và đồng ý nhận một mức lãi suất như LIBOR cộng chênh lệch với một bên khác thông qua việc hoán đổi tổng tỉ suất sinh lời. Tổng tỉ suất sinh lời bao gồm các khoản thanh toán lãi cũng như lãi vốn chưa thực hiện. Nếu trái phiếu bị lỗ vốn thì bên nắm giữ công cụ phái sinh nhận được một khoản thanh toán tương đương từ người bán công cụ phái sinh tín dụng. Thật vậy, bên nắm giữ trái phiếu do bên kia phát hành hứa trả cho bên khác tổng tỉ suất sinh lời của trái phiếu và nhận một lãi suất tương ứng, vì thế họ đã không phải chịu rủi ro thay đổi giá do cả các nhân tố không liên quan đến biến động lãi suất gây ra. Tuy nhiên lưu ý rằng trong khi hoán đổi được thiết kế để loại trừ rủi ro tín dụng, thì hai bên tham gia hoán đổi đã thừa nhận rủi ro tín dụng lẫn nhau. Lãi và lỗ không phải là tiền mặt nhưng hoán đổi yêu cầu thanh toán tiền mặt cho các khoản lãi và lỗ chưa thực hiện.  Hoán đổi rủi ro tín dụng (CDs) : mặc dù là một loại hoán đổi nhưng hoán đổi tín dụng thực sự lại giống với chính sách bảo hiểm hơn. Một bên nắm giữ một trái phiếu hoặc một khoản vay tiến hành thực hiện một chuỗi các khoản thanh toán định kỳ với bên kia. => Sử dụng hoán đổi tín dụng: Nếu bên nắm giữ một trái phiếu hoặc một khoản vay ký một hợp đồng hoán đối tín dụng với một tổ chức bảo hiểm. Trong trường hợp trái phiếu hoặc khoản vay trên bị vỡ nợ hoặc bị đánh giá thấp về tín dụng, bên bảo hiểm trả cho bên đối tác (bên được bảo hiểm) một số tiền bù trừ khoản lỗ.  Trái phiếu liên kết rủi ro tín dụng (credit Linked Note) Nhóm 4 Các công cụ phái sinh tín dụng Thực trạng ứng dụng tại VN Chứng khoán liên kết phái sinh rủi ro tín dụng là loại công cụ giống như một trái phiếu hoặc tín phiếu thông thường, đó là phải trả lãi và vốn. Mặc dù vậy, về cơ bản tín phiếu là chất lượng tín dụng của bên thứ ba. Nếu bên thứ ba bị vỡ nợ một vài công cụ hoặc một nghĩa vụ cụ thể khác thì chứng khoán liên kết tín dụng sẽ thanh toán lại ít hơn số vốn đầy đủ ban đầu.  Quyền chọn biên độ tín dụng (Credit Spread Option) Một chiến lược bảo thủ được thiết kế để có thu nhập và hạn chế thiệt hại trong hợp đồng tín dụng thì việc sử dụng quyền chọn biên độ tín dụng là hợp lý. Nó liên quan đến đồng thời mua và bán ( bằng văn bản) quyền chọn về tín dụng trong cùng một tháng nhưng giá thực hiện khác nhau. Trường hợp dự đoán lãi suất giảm, nên sử dụng quyền chọn giảm và ngược lại. CHƯƠNG 2: 2. Tổng quan về thị trường công cụ phái sinh tín dụng 2.1. Thực trạng ứng dụng công cụ phái sinh tín dụng của các NHTM tại Việt Nam Trong tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế, Hệ thống tài chính Việt Nam đã có những bước phát triển rất quan trọng theo hướng hội nhập với thông lệ và Chuẩn mực Quốc tế. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, công cụ tài chính phái sinh và thị trường công cụ tài chính phái sinh vẫn chưa phát triển; việc mua bán công cụ tài chính phái sinh được rất ít doanh nghiệp hoặc tổ chức tài chính thực hiện trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời thị trường chính thức chưa được thiết lập, thị trường phi chính thức nhỏ lẻ và hoạt động không thườngxuyên. Loại công cụ tài chính phái sinh được phổ biến nhiều nhất ở Việt Nam hiện nay là công cụ tài chính phái sinh tiền tệ. Ngoài ra, một số ít ngân hàng thương mại Việt Nam đang được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện thí điểm một số loại công cụ tài chính 2 Nhóm 4 Các công cụ phái sinh tín dụng Thực trạng ứng dụng tại VN phái sinh khác như công cụ tài chính phái sinh về tín dụng, hoán đổi lãi suất, quyền chọn về vàng, kỳ hạn về hàng hóa. Ngày 27 tháng 4 năm 2006, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có Công văn số 3324/NHNN-CSTT cho phép Ngân hàng HSBC chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, trong vòng 1 năm kể từ ngày Công văn này được ký, triển khai thực hiện thí điểm việc cung cấp sản phẩm đầu tư gắn với rủi ro tín dụng cho khách hàng. Như vậy, HSBC chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị đầu tiên trong khu vực ngân hàng tài chính của Việt Nam được phép cung cấp sản phẩm này. Sản phẩm đầu tư gắn với rủi ro tín dụng mà Ngân hàng HSBC Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh được phép cung cấp có một số đặc điểm chủ yếu bao gồm: - Khách hàng là ngân hàng hoặc các định chế tài chính đang hoạt động tại Việt Nam. - Sản phẩm đầu tư gắn với rủi ro tín dụng của HSBC chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh chỉ gắn với rủi ro tín dụng của Chính phủ Việt nam và/hoặc các doanh nghiệp Việt Nam đã phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế. Thời hạn của giao dịch đầu tư gắn với rủi ro tín dụng không quá 5 năm. Sản phẩm này cho phép nhà đầu tư chấp nhận rủi ro tín dụng của một hoặc một vài tổ chức và/hoặc Chính phủ Việt Nam, bù lại nhà đầu tư có cơ hội để được hưởng mức lãi suất cao hơn so với việc gửi tiền thông thường vào hệ thống ngân hàng. Sản phẩm đầu tư gắn với rủi ro tín dụng không có tính năng bảo đảm vốn gốc, tức là số tiền gốc được nhận lại tuỳ thuộc vào việc có xảy ra sự kiện tín dụng hay không. Sau khi bán các sản phẩm đầu tư gắn với rủi ro tín dụng cho khách hàng tại Việt Nam, HSBC chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện giao dịch đối ứng với chi nhánh HSBC Hồng Công. Như vậy, sản phẩm đầu tư gắn với rủi ro tín dụng của Ngân hàng HSBC chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh thực chất là một giao dịch hoán đổi rủi ro tín dụng có chuyển vốn ban đầu. Cùng với sản phẩm đầu tư rủi ro tín dụng đơn giản như trên, HSBC cũng được cung cấp sản phẩm đầu tư có lãi suất tăng tốc gắn với rủi ro tín dụng. Theo đó, mức lãi được trả cho nhà đầu tư là mức lãi cơ sở thoả thuận trong giao dịch đầu tư vào rủi ro tín dụng thông thường nhân với hệ số k định trước. Ngược lại, rủi ro mà nhà đầu tư phải chấp nhận cũng 3 Nhóm 4 Các công cụ phái sinh tín dụng Thực trạng ứng dụng tại VN được nhân lên với hệ số k. Nghĩa là, trong trường hợp xảy ra sự kiện tín dụng, số vốn đầu tư bị mất sẽ được tính bằng phần được phân bổ của số lỗ phát sinh do giảm giá trái phiếu của tổ chức hay Chính phủ có sự kiện tín dụng được gắn vào giao dịch nhân với hệ số k, nhưng không vượt quá tổng số vốn gốc đầu tư ban đầu. Phần chênh lệch rủi ro vốn gốc giữa số vốn đầu tư của khách hàng và tổng vốn đầu tư bị rủi ro sẽ do HSBC chịu trách nhiệm. Có thể thấy rằng, sản phẩm đầu tư gắn với rủi ro tín dụng của Ngân hàng HSBC chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh gần giống như sản phẩm tiền gửi/giấy tờ có giá có lãi suất cơ cấu mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chấp thuận cho một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện. Hai điểm khác biệt cơ bản ở đây là yếu tố tham chiếu, tức là loại rủi ro có liên quan, và khả năng bảo toàn vốn gốc. Về yếu tố tham chiếu, trong sản phẩm tiền gửi/giấy tờ có giá có lãi suất cơ cấu, yếu tố tham chiếu chỉ bao gồm các biến động về tỷ giá và lãi suất các loại tiền tệ trên thị trường, giá cả các loại hàng hoá phi tài chính trên thị trường. Trong khi đó, yếu tố tham chiếu của sản phẩm đầu tư gắn với rủi ro tín dụng là sự biến động về khả năng trả nợ của một đơn vị nào đó được thể hiện thông qua việc có xảy ra hay không các sự kiện tín dụng. Từ sự khác biệt về yếu tố tham chiếu nêu trên, mức độ rủi ro của hai loại giao dịch này cúng khác nhau và theo thông lệ quốc tế, sản phẩm đầu tư gắn với rủi ro tín dụng sẽ không có tính năng bảo toàn vốn gốc. Và vì vậy, theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành, các tổ chức tín dụng hoạt động ở Việt Nam không thể cung cấp sản phẩm tiền gửi hay giấy tờ có giá gắn với rủi ro tín dụng. Việc Ngân hàng HSBC chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh phòng ngừa rủi ro cho giao dịch này bằng cách thực hiện giao dịch đối ứng toàn bộ với chi nhánh HSBC ở nước ngoài sẽ làm phát sinh giao dịch chuyển vốn gốc đầu tư ra nước ngoài. Và về mặt nào đó, có thể coi như Ngân hàng HSBC chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh chỉ đóng vai trò trung gian cho các tổ chức tín dụng ở Việt Nam thực hiện việc đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Sản phẩm mà HSBC đề nghị có thể đem lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư trong nước, tức là các TCTD đang hoạt động tại Việt Nam, đồng thời mở rộng khả năng tiếp cận các sản phẩm tài chính trong nước và quốc tế, bao gồm các sản phẩm gắn với rủi ro tín dụng của chính phủ Việt Nam. So với việc các TCTD đang hoạt động tại Việt Nam gửi ngoại tệ ở nước ngoài theo hình thức tiền gửi thông thường, sản phẩm này có thể đem lại 4 Nhóm 4 Các công cụ phái sinh tín dụng Thực trạng ứng dụng tại VN lãi suất cao hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra rủi ro, chi nhánh HSBC ở nước ngoài và các tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam sẽ phải gánh chịu toàn bộ rủi ro, còn HSBC chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh (trong vai trò trung gian giao dịch) sẽ không có rủi ro. Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, sản phẩm đầu tư gắn với rủi ro tín dụng do Ngân hàng HSBC chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh cung cấp sẽ chủ yếu liên quan đến rủi ro tín dụng của Chính phủ Việt Nam và/hoặc doanh nghiệp Việt Nam có phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế. Và vì vậy, việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận cho phép thực hiện sẽ góp phần phát triển thị trường các công cụ tài chính mới, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, củng cố tín nhiệm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với trái phiếu của Chính phủ Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam phát hành ra thị trường quốc tế. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước còn có Công văn số 3888/NH-CSTT cho phép Ngân hàng CitiBank chi nhánh Hà Nội (CitiBank Hà Nội) được tiến hành thí điểm giao dịch hoán đổi rủi ro tín dụng. Theo đó, Citibank Hà nội sẽ tự xem xét, quyết định và tự chịu trách nhiệm về việc tiến hành giao dịch hoán đổi rủi ro tín dụng cho khách hàng. Khách hàng tham gia giao dịch hoán đổi rủi ro tín dụng mà CitiBank Hà Nội được tiến hành thí điểm là các tổ chức tín dụng (TCTD) hoạt động tại Việt Nam, các chi nhánh Citibank ở nước ngoài và các công ty con thuộc tập đoàn Citigroup. Các TCTD hoạt động tại Việt Nam chỉ được phép mua bảo hiểm rủi ro tín dụng từ Citibank Hà Nội sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Giao dịch hoán đổi rủi ro tín dụng của Citibank Hà nội chỉ được gắn với rủi ro tín dụng của các loại trái phiếu do Chính phủ Việt Nam và/hoặc các doanh nghiệp Việt Nam phát hành, các khoản vay thương mại dài hạn của doanh nghiệp Việt Nam tại các TCTD hoạt động tại Việt Nam. Thời hạn của giao dịch đầu tư gắn với rủi ro tín dụng không quá 5 năm và thời hạn thực hiện thí điểm giao dịch đầu tư gắn với rủi ro tín dụng không quá 1 năm. Để triển khai thí điểm giao dịch này, Citibank Hà nội phải có quy trình thực hiện giao dịch hoán đổi rủi ro tín dụng phù hợp với thông lệ quốc tế và không trái pháp luật Việt Nam, bao gồm các biện pháp phòng ngừa rủi ro; đồng thời, phải 5 Nhóm 4 Các công cụ phái sinh tín dụng Thực trạng ứng dụng tại VN thực hiện đúng các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về đầu tư, quản lý ngoại hối, lãi suất, đảm bảo các tỷ lệ an toàn vốn, trích lập và dự phòng rủi ro. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đang nghiên cứu, xem xét cho phép một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng thương mại khác triển khai thí điểm việc cung cấp sản phẩm này. Kết quả triển khai thực hiện thí điểm của các đơn vị được cấp phép sẽ là cơ sở quan trọng để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về giao dịch này khi thị trường phát triển đến một mức độ nhất định. Điểm lại những mốc chính xuất hiện của các công cụ phái sinh tín dụng ở Việt Nam, dễ nhận thấy rằng nó chưa được thị trường đón nhận như là công cụ không thể thiếu trong phòng ngừa rủi ro. Thực trạng đó đặt ra nhiều câu hỏi. Phải chăng các ngân hàng, các doanh nghiệp chưa thực sự có nhu cầu phòng chống rủi ro? Phải chăng sự hiểu biết của các ngân hàng, các doanh nghiệp đối với các Công cụ phái sinh, từ đó là những chính sách sử dụng nó còn yếu kém? Phải chăng điều kiện kinh tế, đặc biệt là sự phát triển ở Việt Nam còn hạn chế? Phải chăng là việc hạch toán những nghiệp vụ ngoại bảng này còn nhiều bất cập khiến các ngân hàng còn nhiều lúng túng trong việc triển khai? Phải chăng những quy định pháp lý hiện nay còn hạn chế sự hoạt động của các công cụ phái sinh tín dụng? 2.2. Những bất cập về thị trường công cụ phái sinh tại Việt Nam Thứ nhất, mức độ tham gia thị trường vốn của các doanh nghiệp chưa lớn, các nhà quản trị doanh nghiệp chưa có nhu cầu và cũng chưa có hiểu biết nhiều về bản chất của các loại công cụ tài chính phái sinh. Các nhà môi giới chuyên nghiệp, các trung gian tài chính đủ năng lực tổ chức thị trường phái sinh còn quá ít trên thị trường tiền tệ, thị trường tín dụng, thị trường chứng khoán Việt Nam để thúc đẩy các nhà đầu tư tham gia mạnh mẽ vào thị trường phái sinh. Thứ hai, nguồn nhân lực của các tổ chức tài chính, đặc biệt là các ngân hàng thương mại rất hạn chế, hệ thống thông tin quản lý chưa phát triển. Do đó, các tổ chức tài chính cũng chưa có nhu cầu, chưa chủ động phát triển và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ về công cụ tài chính phái sinh. 6 Nhóm 4 Các công cụ phái sinh tín dụng Thực trạng ứng dụng tại VN Thứ ba, các luật lệ, các chính sách quản lý nhà nước còn thiếu; cơ chế nghiệp vụ chưa có. Đặc biệt, hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam còn chưa có các Chuẩn mực tương đồng với các Chuẩn mực kế toán Quốc tế về công cụ tài chính. Việc thiếu vắng các tiêu chuẩn kế toán chất lượng cao để ghi nhận, đánh giá giá trị công cụ tài chính nói chung và công cụ tài chính phái sinh nói riêng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xác định kết quả tài chính, đến quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời cơ quan giám sát tài chính- ngân hàng- chứng khoán cũng không thể có được thông tin đầy đủ, trung thực để giám sát thị trường chung, giám sát an toàn hoạt động của từng tổ chức tài chính. Thứ tư, chi phí giao dịch có liên quan để mua, bán, giao dịch công cụ tài chính phái sinh còn cao. Chi phí giao dịch bao gồm: Chi phí tìm kiếm thông tin; Chi phí thương lượng với đối tác; Chi phí để điều chỉnh trạng thái nhằm thích nghi với điều kiện mới của thị trường và tài thương lượng; Chi phí phát sinh từ những yếu tố bất định và rủi ro về thông tin, thể chế .; Chi phí ủy quyền tác nghiệp; Chi phí thực hiện và giám sát. Thứ năm, mức độ phát triển của thị trường tiền tệ và thị trường vốn của Việt Nam còn thấp Thứ sáu, thiếu đào tạo thực tế về sản phẩm phái sinh, đây là thực trạng ở Việt Nam. Thông tin về sản phẩm phái sinh rất khó tiếp cận do sự “khó hiểu” và không đầy đủ của các hướng dẫn về sản phẩm phái sinh của tổ chức cung cấp sản phẩm phái sinh và của các tài liệu đào tạo. Hơn nữa, các chuyên gia đào tạo về sản phẩm phái sinh hiện nay còn quá ít. Chính vì vậy, việc tuyên truyền và phổ biến các công cụ phái sinh nói chung và công cụ phái sinh tín dụng nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM 3.1. Về phía nhà nước 7 Nhóm 4 Các công cụ phái sinh tín dụng Thực trạng ứng dụng tại VN Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các quy định về giao dịch phái sinh sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện phát triển của thị trường Việt Nam, mạnh dạn cho phép và khuyến khích phát triển các công cụ tài chính phái sinh dựa trên sự phát triển đồng bộ của tất cả các thị trường cơ sở gồm: thị trường hàng hóa, thị trường chứng khoán và thị trường ngoại hối. Mặt khác, rà soát lại tất cả các văn bản pháp lý để bổ sung, sửa đổi, ban hành thêm nhằm tạo ra khung pháp lý đủ vững chắc cho việc quản lý thị trường này, sao cho tất cả các NHTM có kinh doanh ngoại hối đều nên thực hiện nghiệp vụ phái sinh đầy đủ, để có được một thị trường cạnh tranh bình đẳng giữa các ngân hàng, nhằm cung cấp sản phẩm tiện ích nhất cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp. Quy định về giới hạn và giá mua: Quy định này nhằm khống chế các nhà đầu tư đưa ra những mức giá quá cao hay quá thấp làm cho thị trường bị xáo trộn hay bị bóp méo. Nói cách khác, đây là những quy định nhằm kiểm soát (không ngăn cấm) các nhà đầu cơ tác động lên giá cả. Yêu cầu về vốn và thế chấp trong giao dịch công cụ tài chính phái sinh: Trong điều kiện Việt Nam, mức tài khoản ký quỹ và mức duy trì ắt phải là rất cao, có thể lên tới 30% hợp đồng (so với mức 5% trên các thị trường thế giới). Đối với các nhà môi giới trên các hợp đồng phái sinh yêu cầu đầu tiên là phải có đủ vốn, mặc dù họ chỉ là những ngân hàng hoặc các công ty không trực tiếp tham gia vào các giao dịch phái sinh. Yêu cầu về vốn rất quan trọng, vì chúng giúp cho hệ thống các ngân hàng Việt Nam giảm bớt những nguy cơ về động cơ sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tránh tình trạng mất khả năng thanh toán của nhà môi giới. Yêu cầu mở cửa thị trường tự do cho tất cả các định chế triển khai các hợp đồng phái sinh: Mở cửa thị trường các công cụ tài chính phái sinh, để tránh tình trạng phổ biến hiện nay là chính phủ chỉ cho phép một số ngân hàng làm thí điểm. Có thể nói “thí điểm” hiện nay là một căn bệnh của các cơ quan hoạch định chính sách. Trong những trường hợp như thế, giá trị hợp lý của các hợp đồng phái sinh sẽ chỉ là độc quyền của một số ngân hàng, và chắc chắn sẽ cao hơn trên thị trường thế giới. Tất cả những bóp méo giá trị các hợp đồng phái sinh sẽ đẩy sang phía người mua gánh chịu. Tác dụng ngược của các độc 8 Nhóm 4 Các công cụ phái sinh tín dụng Thực trạng ứng dụng tại VN quyền là hoặc sẽ không tồn tại công cụ phòng ngừa rủi ro trên thực tế, do giá phí quá cao làm nản lòng các nhà đầu tư, hoặc là các nhà đầu tư sẽ càng chấp nhận mạo hiểm cùng tham gia canh bạc với cái giá phải trả rất cao với hy vọng gỡ gặc lại bằng cách hy vọng đầu cơ trên những thị trường bất đầu cơ trên không khí bất ổn của giá cả thị trường. Chính vì thế mà cần xem xét để tạo ra một thị trường tự do, để các định chế tài chính có đủ các điều kiện có thể cung cấp các sản phẩm phái sinh. Và dĩ nhiên đi liền với đó là thiết lập khung quản lý chung cho các định chế này. Hoàn thiện những quy định tài chính kế toán liên quan, nâng cao tính thanh khoản của sản phẩm phái sinh: Bộ tài chính cần hoàn thiện chế độ kế toán, quy định cụ thể về các giao dịch phái sinh như cách tính toán thu nhập, chi phí, cách tính giá hạch toán, định giá . nhằm giúp các NHTM thực hiện tốt việc theo dõi quản lý nghiệp vụ phái sinh trong quá trình áp dụng. 3.2. Về phía Ngân hàng Thứ nhất, các nghiệp vụ phái sinh hiện nay rất ít, chủ yếu là mua bán kỳ hạn, quyền chọn ngoại tệ, hoán đổi lãi suất với quy mô và mức độ thực hiện thấp. Do đó, các NHTM cần phát triển các nghiệp vụ phái sinh đa dạng và phong phú hơn nhằm thu hút các doanh nghiệp. Thứ hai, các NHTM cần hiện đại hóa đồng bộ công nghệ ngân hàng để thu thập, xử lý, phân tích thông tin nhanh chóng, chính xác, hiệu quả. Từ đó mới có thể hạn chế rủi ro cho chính các ngân hàng và tư vấn được cho khách hàng của mình. Thứ ba, để giúp các doanh nghiệp hiểu được lợi ích của các công cụ phái sinh và sử dụng rộng rãi các nghiệp vụ này như một công cụ để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh do biến động của thị trường, các NH cần đẩy mạnh quảng cáo, giới thiệu, tư vấn các nghiệp vụ phái sinh cho các doanh nghiệp Thứ tư, các NH phải nhanh chóng đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, am hiểu những kiến thức về tài chính, pháp lý, đặc biệt là kỹ thuật định giá và giao dịch các công 9 Nhóm 4 Các công cụ phái sinh tín dụng Thực trạng ứng dụng tại VN cụ tài chính phái sinh một cách thường xuyên, liên tục, cả trong nước và nước ngoài, cả lý thuyết lẫn thực hành. Có như vậy, đội ngũ nhân viên mới có thể hiểu và triển khai các nghiệp vụ một cách linh hoạt, tránh gây rủi ro cho chính ngân hàng. Thứ năm, các NH cần tăng cường kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro cấu trúc và quản lý hệ thống kế toán nhằm đảm bảo các quyết định đưa ra trên cơ sở có đầy đủ thông tin về rủi ro. Thứ sáu, phổ biến, tuyên truyền kiến thức về CKPS cho nhà đầu tư: đ ây là giải pháp phụ trợ nhưng không kém phần quan trọng và cần phải thực hiện nhanh chóng để chuẩn bị kiến thức cho nhà đầu tư có thể tham gia vào thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro và tính chất phức tạp hơn TTCK cơ sở, cũng như giúp họ ý thức được mục đích và phương thức sử dụng của CKPS để hỗ trợ cho sự hình thành thị trường này tại Việt Nam. đ ể thực vấn đề này, chúng ta cần xây dựng webpage với đầy đủ kiến thức cần thiết về sản phẩm, phương thức giao dịch, chiến lược đầu tư dành cho nhà đầu tư; xuất bản các ấn phẩm về sản phẩm phái sinh; tổ chức khóa học, hội thảo, phổ biến kiến thức qua phương tiện truyền thông. 10 . Nhóm 4 – Các công cụ phái sinh tín dụng – Thực trạng ứng dụng tại VN CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN Các sản phẩm phái sinh rủi ro tín dụng là những công cụ ra. rủi ro tín dụng (credit Linked Note) Nhóm 4 – Các công cụ phái sinh tín dụng – Thực trạng ứng dụng tại VN Chứng khoán liên kết phái sinh rủi ro tín dụng

Ngày đăng: 17/09/2013, 22:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w