Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận, thực tiễn từ việc nghiên cứu tình hình tội phạm TCTS trên địa bàn huyện Ninh Sơn từ năm 2014 đến năm 2018, đề tài thể hiện rõ tình hình tội phạm TCTS trên địa bàn huyện qua đó đưa ra được các biện pháp phòng ngừa tội phạm TCTS về mặt lập pháp cũng như về mặt thực tiễn áp dụng tại huyện Ninh Sơn nói riêng và các địa bàn khác nói chung.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ BÁO CÁO CHUN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Nơi thực tập TỊA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN NINH SƠN Đề tài TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NINH SƠN, TỈNH NINH THUẬN NGƯỜI HƯỚNG DẪN TẠI ĐƠN VỊ: Thư ký Tóa án THÁI THỊ THÙY DUNG GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Th.s NGƠ THIÊN VÂN SINH VIÊN THỰC HIỆN: HỒNG DUY MÃ SỐ SV: 1523801010224 CHUN NGÀNH: LUẬT HỌC NIÊN KHĨA: 20152019 LỚP: D15LUTP02 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Về hình thức và kỹ năng trình bày báo cáo thực tập Nội dung báo cáo 2.1 Kết quả đợt thực tập: 2.2 Tính sáng tạo của chuyên đề thực tập: 2.3 Tính thực tiễn của chuyên đề thực tập: Điểm đạt: Điểm số Điểm chữ: …………… ngày … tháng ……năm………… Giảng viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ và tên) LỜI CAM ĐOAN Tơi xin cam đoan báo cáo này là cơng trình nghiên cứu độc lập của mình với sự hỗ trợ của giảng viên hướng dẫn và cán bộ hướng dẫn tại Tòa án nhân dân huyện Ninh Sơn Những thơng tin, dữ liệu đưa ra trong báo cáo được thống kê từ các nguồn cụ thể như đã trích dẫn. Những số liệu thu thập và tổng hợp của cá nhân xin đảm bảo tính khách quan và trung thực Qua đây, tơi xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên hướng dẫn là Th.s Ngơ Thiên Vân. Người giảng viên đã tận tình trong việc định hướng cũng như giúp đỡ tơi trong báo cáo lần này Tơi cũng xin chân thành cảm ơn Cơ quan cơng an huyện Ninh Sơn, Ủy ban nhân dân Huyện Ninh Sơn, Tòa án nhân dân huyện Ninh Sơn và đặc biệt là cán bộ hướng dẫn của mình là Thư ký tòa án Thái Thị Thùy Dung đã hướng dẫn chu đáo cũng như hỗ trợ cho tôi trong việc thống kê, tổng hợp số liệu thực tế trên địa bàn Tác giả Hồng Duy DANH MỤC TỪ VIẾT VẮT Bộ luật hình sự BLHS Trộm cắp tài sản TCTS UBND UBND TAND TAND DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1. Thực trạng của Tình hình tội phạm 11 Biểu đồ 2.1. Cơ cấu của Tình hình tội phạm theo số vụ trong giai đoạn 2014 – 2018 .13 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu về trình độ học vấn của các bị cáo trong giai đoạn 2014 – 2018 .13 Biểu đồ 3.1. Động thái của Tình hình tội phạm theo số vụ .14 Biểu đồ 3.2. Động thái của Tình hình tội phạm theo số bị cáo 15 Biểu đồ 4. Thiệt hại của Tình hình tội phạm 16 Biểu đồ 5. Nghề nghiệp của người phạm tội trộm cắp tài sản năm 2018 19 MỤC LỤC MỤC LỤC I MỞ ĐẦU 1 1.Lý do chọn đề tài 1 2.Mục đích nghiên cứu 2 3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3 4.Phương pháp nghiên cứu 3 5.Bố cục của đề tài 3 CHƯƠNG I.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN 5 I.1.Khái niệm tội phạm trộm cắp tài sản 5 I.2.Dấu hiệu pháp lý của Tội phạm trộm cắp tài sản 7 I.3.Hình phạt 10 CHƯƠNG II.TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NINH SƠN, TỈNH NINH THUẬN TỪ NĂM 2014 ĐẾN NĂM 2018 12 II.1.Tình hình Tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn Huyện Ninh Sơn, Tỉnh Ninh Thuận Từ năm 2014 đến năm 2018 12 II.1.1.Thực trạng của tình hình tội phạm 12 II.1.2.Cơ cấu của tình hình tội phạm 13 II.1.3.Động thái của tình hình tội phạm 15 II.1.4.Thiệt hại của tình hình tội phạm 17 i II.2.Nguyên nhân và điều kiện của Tội phạm trộm cắp tài sản tại huyện Ninh Sơn 18 II.2.1.Nguyên nhân, điều kiện chung của tội phạm trộm cắp tài sản 18 II.2.2.Nguyên nhân, điều kiện từ phía người phạm tội 19 CHƯƠNG III.ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ CƠNG TÁC PHỊNG NGỪA TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NINH SƠN, TỈNH NINH THUẬN 22 III.1.Đánh giá cơng tác phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn Huyện Ninh Sơn, Tỉnh Ninh Thuận từ năm 2014 đến năm 2018 22 III.1.1.Mặt tích cực 22 III.1.2.Mặt hạn chế 23 III.2.Kiến nghị biện pháp phòng ngừa Tội phạm trộm cắp tài sản 24 KẾT LUẬN 29 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 30 ii MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Huyện Ninh Sơn là một trong những huyện được thành lập từ khi tái lập tỉnh Ninh Thuận từ tỉnh Thuận Hải cũ. Qua quá trình hình thành về phát triển từ năm 1982, từ một huyện miền núi khó khăn về gần như mọi mặt. Huyện Ninh Sơn trong những năm vừa qua đã có những bước chuyển mình trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa theo chủ trưởng, đường lối mà Đảng và nhà Nước đã đề ra. Những năm gần đây với sự thu hút một số doanh nghiệp về chế biến thực phẩm, cơng nghiệp may mặc, … đã góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế trên địa bàn huyện, khơng còn q phụ thuộc vào nơng nghiệp như trước đây. Phần nào đó cải thiện cuộc sống vốn cơ cực của người dân địa phương. Với sự phát triển đó khơng những đem lại mặt tích cực đó mà nó cũng kéo theo là tình hình các tệ nạn xã hội cũng như tình hình tội phạm phát triển theo. Trên địa bàn từ năm 1982 đến nay, tình hình tội phạm tại đây có những diễn biến phức tạp Diễn biến của tình hình tội phạm đi cùng sự phát triển của xã hội. Nhưng xuất hiện nhiều hơn cả là tội phạm xâm phạm về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tội phạm xâm phạm về sở hữu và tội phạm về ma túy. Trong đó đặc biệt là tội phạm xâm phạm về sỡ hữu, tuy chỉ là loại tội phạm xâm phạm tới quyền sở hữu của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhưng thực tế trên địa bàn huyện loại tội phạm này diễn ra cực kỳ phổ biến và khơng những gây tách động đến tình hình tội phạm mà còn ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an tồn xã hội trên địa bàn huyện Trong tình hình đó, với những tìm hiểu ban đầu tác giả đã nhận thấy tội phạm TCTS là loại tội phạm có độ phổ biến nhất trong tình hình tội phạm tại huyện Ninh Sơn. Với cơ cấu khoảng 25,6% trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 trong tình hình tội phạm trên tồn huyện1. Tội phạm TCTS có tầm ảnh hưởng cực kỳ sâu sắc đối với tình hình tội phạm chung tại đây khi gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày của người dân. Mặc dù đã có những thời gian mà loại tội phạm này với các cơng tác đấu tranh, phòng chống của cơ quan chức năng và quần chúng nhân dân đã tương đối được kiểm sốt. Nhưng nó vần tiềm tài những nguy cơ bộc phát trở lại. Cụ thể như năm 2016 được người dân địa phương gọi đây là “Năm của siêu trộm” khi mà có hàng loại vụ TCTS diễn ra Thống kê Tòa án nhân dân huyện Ninh Sơn 1 trên địa bàn huyện với mức độ nguy hiểm cao. Ví dụ: Vụ trộm tại Nhà thờ Quảng Thuận với thiệt hại về tài sản là hơn 300.000.000 đồng, vụ trộm tiệm vàng Kim Tùng Giao của băng trộm chun nghiệp từ Đồng Nai với tài sản bị chiếm đoạt là khoảng 40 cây vàng và nhiều tài sản giá trị khác, … Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (gọi tắt là Bộ luật hình sự năm 2015) vừa mới có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, thì Điều 173 quy định Tội phạm TCTS có một vài sự thay đổi so với BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 về hình phạt, một số tình tiết, …. Tuy nhiên trên mặt thực tiễn áp dụng BLHS năm 2015 vẫn còn gặp khác nhiều với vướng mắc, hạn chế nhất định như: BLHS năm 2015 vẫn chưa đưa ra được khái niệm hay nói cách khác là mơ tả hành vi nào là “Trộm cắp tài sản”; một số bấp cập khi áp dụng các tình tiết theo quy định của pháp luật như là: “Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm”, “Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an tồn xã hội” Và với tình hình đó, cơ quan có thẩm quyền vẫn chưa có những văn bản hướng dẫn cụ thể cho việc áp dụng các tình tiết này Với tư cách là một người con sinh ra và lớn lên tại đây Tác giả nhận thấy mình có trách nhiệm cần làm gì đó để giảm thiểu tình trạng này góp phần giúp đỡ cho sự phát triển của q nhà. Đứng trước tình hình đó cùng với sự hỗ trợ của Thạc sĩ Ngơ Thiên Vân là giảng viên hướng dẫn và Thư ký TAND huyện Ninh Sơn Thái Thị Thùy Dung là cán bộ hướng dẫn đã thơi thúc tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu về tình hình tội phạm TCTS Do đó, tác giả đã chọn đề tài “Tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận” cho kỳ thực tập lần này. Qua đó nghiên cứu đưa ra được khái niệm cơ bản của tội phạm TCTS, có nhìn nhận từ thực tiễn việc áp dụng BLHS năm 2015 và đưa ra các biện pháp phòng ngừa với loại tội phạm này cho khơng những riêng trên địa bàn huyện Ninh Sơn mà còn cho cả trên nước nhằm giảm đi về số lượng cũng như thiệt hại mà tội phạm TCTS gây ra cho xã hội. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận, thực tiễn từ việc nghiên cứu tình hình tội phạm TCTS trên địa bàn huyện Ninh Sơn từ năm 2014 đến năm 2018, đề tài thể hiện rõ tình hình tội phạm TCTS trên địa bàn huyện qua đó đưa ra được các biện pháp phòng ngừa tội phạm TCTS về mặt lập pháp cũng như về mặt thực tiễn áp dụng tại huyện Ninh Sơn nói riêng và các địa bàn khác nói chung Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiện cứu: là tình hình tội phạm TCTS nói riêng và tình hình tội phạm nói chung trên địa bàn huyện Ninh Sơn. Ngồi ra tác giả còn ngun cứu về các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu khoa học cũng như các quan điểm lập pháp về tội phạm TCTS Phạm vị nghiên cứu: Về nội dung, đề tài được nghiên cứu và tiếp cận dưới góc độ của tội phạm học, luật hình sự Về không gian, đề tài được nghiên cứu và khảo sát trong phạm vi huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận Về thời gian, đề tài được nghiên cứu với số liệu thực tiễn của TAND huyện Ninh Sơn từ năm 2014 đến năm 2018. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp chun ngành của nghiên cứu pháp luật và phương pháp nghiên cứu của tội phạm học. Trong đó có thể kể đến như: phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh và so sách pháp luật, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, … Bố cục của đề tài Ngồi phần mở đầu, kết luận và các danh mục thì nội dung của đề tài được chia làm ba chương: Chương 1: Khát qt chung về tội phạm trộm cắp tài sản Chương 2: Tình hình tội phạm trộm cắp trên địa bàn huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận từ năm 2014 đến năm 2018 cắp bị người dân phát hiện và truy bắt. Chiến đã bỏ lại tài sản chiếm đoạt và thực hiện hành vi chống trả để tẩu thốt. Trên đường tẩu thốt, Chiến dùng gạch để ném vào người dân truy đuổi, nhưng chỉ gây sây sác cho người dân truy đuổi Khơng những gây thiệt hại nếu trên, tội phạm TCTS còn gây ảnh hưởng ảnh đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn huyện, nó làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thường ngày của người dân nơi đây. II.2. Ngun nhân và điều kiện của Tội phạm trộm cắp tài sản tại huyện Ninh Sơn II.2.1. Ngun nhân, điều kiện chung của tội phạm trộm cắp tài sản Huyện Ninh Sơn là một trong những huyện được thành lập sớm nhất tỉnh Ninh Thuận từ năm 1982. Với diện tích khoảng 770,58 km 2 chiếm 22,95% diện tích tồn tỉnh. Cùng với dân số tồn huyện là 20.338 hộ/83.568 khẩu9. Đây là một huyện miền núi của tỉnh Ninh Thuận cách trung tâm Thành phố Phan Rang Tháp Chàm khoảng 36km về phía Tây bắc Về vị trí địa lý, Huyện Ninh Sơn là cửa ngỏ giao lưu giữa tỉnh Ninh Thuận với tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh khác thuộc khu vực Tây Ngun. Hơn thế nữa còn có đường tiếp giáp dài với huyện Tuy Phong của tỉnh Bình Thuận. Đây là một đặc điểm về địa lý có tác động tiêu cực tới tình hình tội phạm TCTS nói riêng và tình hình tội phạm nói chung trên địa bàn huyện. Trong năm 2018 có tổng cộng 22 bị cáo bị xét xử về hành vi TCTS trên địa bàn huyện trong đó có 6 bị cáo có nơi thường trú, tạm trú thuộc tỉnh Lâm đồng, tỉnh Bình Thuận; chiếm tỷ lệ 27,3%10. Cụ thể theo bản án số 35/2018/HSST ngày 14 tháng 11 năm 2018, Trần Hạnh Sơn cư trú tại Bảo Lâm, Lâm Đồng; sau nhiền lần di chuyển từ Thành phố Phan Rang Lâm Đồng, Sơn đã tìm hiểu và lên kế hoạch cho việc trộm cắp một tiệm tạp hóa lớn trên địa bàn huyện, ngày 4/5/2018 Sơn cùng 3 đồng phạm khác cùng nơi cư trú đã thực hiện hành vi TCTS và chiếm đoạt số tiền 271.000.000 đồng. Trang thơng tin điện tử tỉnh Ninh Thuận Án văn hình sự 2018, Tòa án Nhân dân huyện Ninh Sơn 10 18 Về kinh tế xã hội, Dân số tồn huyện: 20.338 hộ/83.568 khẩu. Trong đó 4.219 hộ/18.636 khẩu là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 20,8%. Do đó mặt bằng dân trí còn hạn chế so với các khu vực khác. Hơn thế nữa, việc phát triển kinh tế tại đây phụ thuộc chính vào nơng nghiệp như: lúa nước, mì, mía, … và chăn ni theo hộ gia đình. Nơng nghiệp còn chưa được cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thu nhập của dân địa phương còn phải phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn cao. Căn cứ theo báo cáo số 270/BCBCĐ ngày 20/11/2017 số hộ nghèo 3.415 hộ trên tổng 20.338 hộ tồn huyện, chiếm tỷ lệ 16,75%, hộ cận nghèo là 3.299 hộ, chiếm tỷ lệ 16,22%. Với các đặc điểm về kinh tế xã hội còn hạn chế này đã phần nào có sự ảnh hưởng tới tình hình tội phạm TCTS trên địa bàn huyện Ninh Sơn Về ý thức người dân, Trên địa bàn huyện Ninh Sơn, tình hình an ninh trật tự được các cơ quan chức năng duy trì khá ổn định. Do đó người dân thường có tâm lý chủ quan thiếu cảnh giác đối với các loại tội phạm nói chung cũng như với tội phạm TCTS. Người dân còn thiếu hiểu biết về các thủ đoạn phạm tội cũng như các phương pháp phòng ngừa tội phạm. Có những trường hợp vì ý thức chủ quan thiếu cảnh giác của người dân đã tại điều kiện thuận lợi cho việc phạm tội. Cụ thể bản án số 05/2019/HSST ngày 22/01/2019, Trần Hậu Duy làm cơng và được ni ăn ở trong nhà bà Đinh Thị Thu Nam. Bà Nam giao tồn bộ chìa khóa của gia đình cho Nam để trơng coi nhà cửa. Lợi dụng lúc bà Nam đi đám cưới, Duy đã dùng chìa khóa có sẵn để mở tủ trộm 25.000.000. Có thể thấy sự thiếu ý thức cảnh giác của bà Nam khi giao tồn bộ chìa khóa cho Duy đã tại một điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hành vi TCTS. Ngồi ra người dân còn thiếu ý thức trách nhiệm cùng cơ quan chức năng phối hợp trong cơng tác điều tranh, phòng chống tội phạm. Với tâm lý e ngại, lo sợ của bản thân nhiều trường hợp bị hại khi phát hiện bị lấy cắp tài sản đã khơng trình báo với cơ quan chức năng, đây là cơ sở để bỏ loại tội phạm. Khiến một số đối tượng thực hiện hành vi nhiều lần trên địa bàn mới bị phát hiện và điều tra II.2.2. Ngun nhân, điều kiện từ phía người phạm tội Dưới góc độ Tội phạm học, nghiên cứu về nhân thân người phạm tội trên thực tế tại địa bàn huyện Ninh Sơn. Có thể nhận thấy một số ngun nhân, điều kiện từ phía người phạm tội dẫn đến việc thực hiện hành vi TCTS cụ thể như sau: 19 Thứ nhất, Với các bị cáo tội phạm TCTS trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018, tỷ lệ các bị cáo có tiền án, tiền sự là 26,3% với 31 bị cáo trên tổng 118 bị cáo và tỷ lệ phạm tội lần đầu là 73,7%11. Qua con số trên có thể thấy rằng tỷ lệ người phạm tội tiếp tục tái phạm còn khá cao, cứ 4 bị cáo sẽ có 1 bị cáo tái phạm. Đây là một con số đang để quan tâm bởi lẽ các biện pháp xử lý vi phạm hành chính hay các hình phạt của luật hình sự nhằm mục đích giáo dục nhưng tỷ lệ tái phạm của các bị cáo vẫn nằm ở mức báo động. Cho ta thấy tính giáo dục, răng đe của các biện pháp này chưa đạt được hiệu quả cần thiết. Qua q trình được cải tạo, giáo dục từ các biện pháp hành chính cũng như hình sự, nhưng các bị cáo vẫn chưa có định hướng đúng đắn về chuẩn mực của xã hội hay ý thức chấp hành pháp luật. Hơn thế nữa những đối tượng này còn lơi kéo, rủ rê các đối tượng khác phạm tội. Những người bị rủ rê, lơi kéo phạm tội này thường là người chưa thành niên, người thiếu nhận thức hành vi,… Thứ hai, Về nghề nghiệp của người phạm tội TCTS trên địa bàn huyện Ninh Sơn trong năm 2018 với tỷ lệ như biểu đồ dưới đây thể hiện Biểu đồ 5. Nghề nghiệp c ủa ng ười phạm tội trộm c ắp tài sản năm 2018 9,1% 18,2% Thất nghiệp Nghề nghiệp không ổn đinh Nghề nghiệp ổn định 72,7% Nguồn: Thống kê Tòa án nhân dân huyện Ninh S ơn Qua nghiên cứu trên thực tiễn tại đây, nghề nghiệp của người phạm tội tại đây có thể chia thành 3 nhóm: Nhóm người thất nghiệp là nhóm người khơng có việc làm, khơng tạo ra thu nhập thực tế, chiếm 18,2%; Nhóm người có nghề nghiệp khơng ổn định là nhóm khơng có cơng việc cụ thể hoặc làm các cơng việc khơng ổn định về thu nhập như: làm cơng, cơng việc thời vụ,… chiếm tỷ lệ cao nhất là 72,7% Thống kê Tòa án nhân dân huyện Ninh Sơn 11 20 Nhóm người có nghề nghiệp ổn định là nhóm người có cơng việc với thu nhập ổn định và cao so với mặt bằng chung của người dân địa phương, chiếm 9,1% Đây được xem là ngun nhân cơ bản từ phía người phạm tội dẫn đến việc thực hiện tội phạm TCTS nói riêng và tội phạm nói chung. Với thống kê này có tới 91,9% người phạm tội TCTS trong năm 2018 tại địa bàn huyện khơng có nghề nghiệp ổn định. Với việc khơng có thu nhập ổn định, và mong muốn có tiền, tài sản để sử dụng cho mục đích cá nhân, người phạm tội khơng những khơng tìm kiếm việc làm, nguồn thu nhập hợp pháp mà thay vào đó là việc thực hiện tội phạm nhằm kiếm tiền, tài sản một cách bất hợp pháp. Với ý thức đó đã tạo ra khơng những hậu quả về thiệt hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà còn gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn huyện Thứ ba, Một số người phạm tội vì tư tưởng lệch lạc, thiếu hiểu biết về pháp luật dẫn đến việc thực hiện hành vi phạm tội. Người phạm tội vì mục đích trả thù cá nhân với nhận thức yếu kém về pháp luật đã thực hiện hành vi TCTS đem đi dấu để trả thù chủ sở hữu tài sản. Họ cho rằng việc làm của họ chỉ là mang tài sản đi cất dấu khiến chủ sở hữu phải tìm kiếm hoặc tạm thời khơng sử dụng được tài sản nữa mà khơng biết rằng đây là hành vi có thể cấu thành tội phạm TCTS Thứ tư, Do hồn cảnh gia đình hoặc nhu cầu cấp bách đã thúc đẩy việc thực hiện tội phạm. Ví dụ người phạm tội lâm vào trường hợp cấp bách như cần tiền chữa bệnh cho người trong gia đình, hồn cảnh gia đình, … bản thân người phạm tội khơng có thu nhập ổn định, khơng có khả năng xoay sở về tài chính nên trong những phút túm quẩn người phạm tội chấp nhận thực hiện hành vi phạm tội để giải quyết các vấn đề mặc dù họ cũng khơng muốn thực hiện 21 CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ CƠNG TÁC PHỊNG NGỪA TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NINH SƠN, TỈNH NINH THUẬN Trên cơ sở nghiên cứu về tình hình tội phạm TCTS trên địa bàn huyện Ninh sơn, để đưa ra được các biện pháp phòng ngừa tội phạm TCTS phù hợp với hình thực tế tại địa phương cần có sự đánh giá về mặt được và chưa được về cơng pháp phòng ngừa mà cơ quan chức năng cũng như người dân địa phương đã thực hiện trong thời gian gần đây III.1. Đánh giá cơng tác phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn Huyện Ninh Sơn, Tỉnh Ninh Thuận từ năm 2014 đến năm 2018 III.1.1. Mặt tích cực Trên tinh thần của quyết định số 623/QĐTTg ngày 14/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 2025 và định hướng đến 2030 và kế hoạch số 4692/KHUBND ngày 21/11/2016 của UBND Tỉnh Ninh thuận kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm 2016 2025, định hướng 2030. UBND huyện Ninh Sơn, Cơng an huyện Ninh Sơn, các tổ chức và người dân trên địa bàn huyện cũng đã thực hiện các biện pháp nhằm phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm TCTS nói riêng. Cụ thể: Thứ nhất, Cơng an huyện Ninh Sơn đã phối hợp với UBND thị trấn Tân sơn, UBND các xã, các cơ sở đồn thanh niên trên tồn huyện thực hiện việc tun truyền rộng khắc trên địa bàn huyện bằng biện pháp như: tun truyền trực tiếp tại các trường học, UBND xã,…; lắp các bảng thơng báo cảnh giác tại các nơi có nhiều người tập trung; cung cấp số điện thoại của lực lượng chức năng cho nhân dân nhằm liên lạc trực tiếp tới lực lương Cơng an trên địa bàn huyện Thứ hai, UBND huyện Ninh Sơn đã tổ chức thành lập các đội dân qn tự về tại các khu phố, thơn trên địa bàn nhằm phố hợp với lực lượng cơng an địa phương để thực hiện việc tuần tra, kiếm sốt tại các nơi trọng điểm vào các thời gian các đối tượng phạm tội thường xun hoạt động nhằm phòng, chống việc thực hiện hành vi phạm tội của các đối tượng 22 Thứ ba, Đồn thanh niên huyện, hội phụ nữ huyện, hội cựu chiến binh huyện cùng các doanh nghiệp trên địa bàn cùng nhau phối hợp giúp đỡ người phạm tội tái hòa nhập cơng đồng, tạo cơng ăn việc làm cho một số đối tượng thấp nghiệp trên địa bàn nhằm ổn định cuộc sống của họ, giáo dục về ý thức chấp hành pháp luật cho người dân nơi đây để khơng vướng vào vòng lao lý Thứ tư, người dân trên địa bàn cũng đã cùng phối hợp chặt chẽ trong cơng tác của cơ quan chức năng trong việc phòng chống tội phạm. Ví dụ như: thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa tội phạm được tun truyền; phối hợp tích cực tới cơ quan điều tra trong việc tố giác tội phạm; truy bắt tội phạm, … Điển hình là tấm gương của anh Phạm Vũ Hồng được UBND thị trấn Tân Sơn khen thưởng khi tham gia vào 3 lần bắt trộm trên địa bàn thị trấn Qua việc đẩy mạnh thực hiện các kế hoạch này, thì với mốc “năm của siêu trộm 2016” thì tới năm 2017 tình hình TCTS trên địa bàn huyện đã được giảm đáng kể cả về số vụ, số bị cáo và cả thiệt hại. Tội phạm TCTS phần nào được kiểm sốt trong hai năm gần đây III.1.2. Mặt hạn chế Ngồi những mặt tích cực đã nêu trên thì cơng tác phòng ngừa tội phạm đặc biệt là tội phạm TCTS tại địa phương vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Nên tình hình tội phạm của loại tội phạm này vẫn còn có những lúc bộc phát. Thứ nhất, mặc dù cơng tác tun truyền trong nhân dân được thực hiện một cách sâu rộng nhưng vẫn còn nhiều người dân còn thiếu ý thức cảnh giác đối với tội phạm nói chung và tội phạm TCTS nói riêng. Ngồi ra còn một số người dân có tâm lý lo ngại, e sợ nên khơng tích cực phối hợp với cơ quan chức năng trong cơng tác tố giác, đấu tranh với tội phạm. Vụ án Trần Quốc Dũng và đồng phạm là một ví dụ cụ thể. Theo Bản án số 37/2018/HSST ngày 16/11/2018, Dũng cùng đồng bọn đã thực hiện 11 vụ trộm cắp xe mơ tơ, xe gắn máy trên địa bàn huyện. Trong đó có 3 vụ đều có tình huống tương tự là bị hại có ý thức chủ quan để phương tiện của mình tùy tiện khơng có người trơng coi và hơn thế nữa là để cả chìa khóa trên phương tiện, hành động này của bị hại đã vơ tình tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hành vi của các đối tượng. Và có 2 vụ bị hại đã khơng trình báo với cơ quan điều tra vì tâm lý cho rằng giá trị tại sản khơng q cao, việc tìm ra và lấy lại tài sản khó khăn nhưng lại vướng vào các q trình tố tụng phức tạp. Và cho tới khi 23 bị bắt và qua lời khai nhận của các đối tượng thì bị hại mới đến cơ quan điều tra để phối hợp điều tra Thứ hai, tuy đã thực hiện các chỉ thị về việc tuần tra, kiểm sát của các lực lượng chức năng, nhưng những lần tuần tra kiểm sát này vẫn còn mang tính hình thức, thiếu sự linh hoạt, thiếu tích cực. Lợi dụng điều đó một số đối tượng đã nắm bắt lịch trình tuần tra của dân qn tự vệ, dân phòng để tranh né sự tuần tra kiểm sốt nhằm thực hiện hành vi phạm tội. Thứ ba, những việc làm mà các tổ chức, doanh nghiệp cố gắng tạo ra để giúp đỡ cho người dân địa phương chỉ là con số ít so với số lượng người thất nghiệp, chưa có cơng việc ổn định. Với đặc điểm kinh tế phát triển phụ thuộc phần lớn vào nơng nghiệp nên thu nhập của người dân địa phương vẫn còn mức thấp, cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn về mặt kinh tế. Do đó nhiều người đã khơng vượt qua được hồn cảnh khó khăn của bản thân mà vi phạm pháp luật III.2. Kiến nghị biện pháp phòng ngừa Tội phạm trộm cắp tài sản Qua q trình nghiên cứu tình hình tội phạm TCTS trên thực tế tại địa bàn huyện Ninh Sơn từ năm 2014 đến năm 2018, nhận thấy tình hình tội phạm TCTS tại đây diễn ra một cách phức tạp và mang lại hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Tuy có phần nào đó được kiểm sốt với sự quản lý của các cơ quan nhà nước nhưng vẫn tìm tàn nhưng mối lo bộc phát cho cơ quan, tổ chức và người dân địa phương. Vì vậy một vấn đề đặt ra cấp bách hiện nay là cần có biện pháp để phòng ngừa loại tội phạm phổ biến này Việc thực hiện các biện pháp này trên cơ sở lý luận của Tội phạm học. Nó khơng chỉ mang tính chất cục bộ để áp dụng cho riêng trên địa bàn huyện Ninh Sơn Mà còn các biện pháp mang tầm vĩ mơ, do nhà nước thực hiện một cách đồng bộ trên tồn lãnh thổ. Nhằm đem lại hiệu quả tối đa cho việc phòng ngừa tội phạm TCTS trên cả nước Biện pháp Pháp luật: Hồn thiện hệ thống pháp luật hình sự về tội phạm TCTS, tạo cơ sở pháp lý vững chắc khi áp dụng pháp luật để pháp luật có tính nghiêm minh nhằm răng đe, phòng ngừa loại tội phạm này Hiện nay hệ thống pháp luật hình sự nước ta khá hồn thiện nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc trong việc áp dụng trên thực tế. Cụ thể: 24 Thứ nhất, quan điểm lập pháp của nước vẫn còn chưa đưa ra các khái niệm cụ thể cho nhiều loại tội phạm. Vì thế khi áp dụng trên thực tế có khá nhiều vấn đề phát sinh khi khơng có cách hiểu thống nhất chung về một khái niệm. Điều 173 BLHS năm 2015 quy định: “Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng…”. Quy định này khơng hề có khái niệm hay mơ tả hành vi như thế nào là “trộm cắp tài sản”. Do vậy khi áp dụng trên thực tế dẫn đến sự nhầm lẫn giữa các hành vi chiếm đoạt tài sản khác với hành vi TCTS. Khơng những chỉ có TCTS mà còn khá nhiều tội phạm khác cũng chưa có khái niệm cụ thể như: tội cướp giật tài sản12, tội cơng nhiên chiếm đoạt tài sản 13, …. Hệ thống pháp luật hình sự nước ta cần có những hướng dẫn cụ thể cho các khái niệm này. Tránh sự bấp cập khi áp dụng trên thực tiễn khơng đáng có này. BLHS năm 2015 mới được sửa đổi bổ sung năm 2017 nên việc thay đổi và sửa đổi bổ sung mới cho bộ luật này là khá khó khăn nên các cơ quan có thẩm quyền cần phối hợp với nhau để đưa ra văn bản hướng dẫn cụ thể cho các khái niệm này. Khái niệm được đưa ra phải nêu rõ các dấu hiệu định tội cụ thể của các loại tội. Như khái niệm tội TCTS có thể dựa trên hai dấu hiệu cơ bản như Tác giả đã phân tích ở trên. Ví dụ có thể đưa ra khái niệm như sau: “Người nào có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách lén lút với trị giá từ 2.000.000 trở lên…” Thứ hai, Chỉ mới có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/1/2018 nên BLHS năm 2015 vẫn còn cần những văn bản hướng dẫn cụ thể ở các loại tội phạm. Ở tội phạm TCTS một số tình tiết vẫn chưa được giải thích như: “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm”, “gây ảnh hướng xấu đến an ninh, trật tự, an tồn xã hội” Tình tiết “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm” phát sinh một bấp cập trên thực tế. Theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì trong việc xử lý vi phạm hành chính có hai nhóm biện pháp là biện pháp xử phạt hành chính (phạt cảnh cáo, phạt tiền) và biện pháp xử lý hành chính (giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc). Có thể thấy các biện pháp xử lý hành chính có tính răng đe cao hơn so với các biện pháp xử phạt hành chính. Nhưng BLHS năm 2015 với quy định này thì các hành vi chiếm đoạt tài sản bị xử phạt hành chính trước đó mới đủ điều Điều 171, Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 12 Điều 172, Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 13 25 kiện áp dụng Điểm a Khoản 1 Điều 173 này. Nếu trong trường hợp một người đã bị xử lý vi phạm hành chính với hình thức giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi chiếm đoạt tài sản và sau đó có hành vi TCTS với giá trị dưới 2.000.000 đồng thì sẽ khơng đủ điều kiện để cấu thành tội phạm theo quy định Điểm a Khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015. Pháp luật hình sự nước ta cần có một hướng dẫn cụ thể để xóa bỏ sự bất cấp này trên thực tế. Cần cân nhắc việc quy định đối với các đối tượng đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính chứ khơng riêng với các đối tượng đã bị xử phạt hành chính Về tình tiết “gây ảnh hưởng xấu đến anh ninh, trật tự, an tồn xã hội” thay thế cho tình tiết “gây hậu quả nghiệm trọng”. Tuy nhiên vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể cho tình tiết này. Mặc khác tình tiết này để áp dụng trên thực tế cũng gặp khá nhiều khó khăn. Bởi lẽ đây là tình tiết khơng thể đong đếm theo giá trị vật chất, khơng định lượng. Một hậu quả mang tính phi vật chất. Việc đánh giá thế nào là ảnh hưởng xấu đến anh ninh, trật tự, an tồn xã hội phụ thuộc vào yếu tố cụ thể về kinh tế xã hội tại một địa phương nhất định trên thực tế. Hơn thế nữa nó còn phụ thuộc vào nhận thức cũng như sự đánh giá của các cơ quan chức năng tại địa phương đó khi áp dụng. Nên việc xác định tình tiết này trên thực tiễn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc Biện pháp Kinh tế Xã hội: Thực hiện các chủ trương của Đảng và nhà nước về việc phát triển Kinh tế Xã hội. Nhằm cải thiện đời sống của người dân địa phương, giảm thiểu tệ nạn xã hội cũng như tội phạm tại đây Với điều kiện tự nhiên khơng được ưu đãi, nhưng trên địa bàn huyện vẫn có một số lợi thế để phát triển kinh tế. Nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nơng nghiệp nhưng hồn tồn có thể phát triển nó theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa như chủ trưởng và đường lối của Đảng đã đề ra trong đại hội Đảng lần thứ XII. Hiện này có một số doanh nghiệp Hàn Quốc đã đầu tư nhà máy và phát triển việc trơng ớt, tỏi để phục vụ cho việc sản xuất kim chi trên địa bàn xã Lương Sơn. Ngồi ra là một số cơ sở sản xuất vải, hàng may mặc sử dụng khá nhiều nhân cơng. Và nhà máy điện mặt trời Mỹ Sơn cũng đang được xây dựng. Với tình hình đó, khuyến nghị UBND Huyện cùng các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương có những chính sách, chủ trương để ưu đãi đối với các doanh nghiệp nhằm thu hút đầu tư, tạo cơng ăn việc làm cho người dân địa phương thốt khỏi sự phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế. Qua đó xóa bỏ tình trạng thất nghiệp, giảm tỷ lệ hộ 26 nghèo, giúp phát triển và ổn định cuộc sống cho người dân. Với cuộc sống ổn định về Kinh tế thì tình trạng tội phạm cũng được kiểm sốt phần nào Biện pháp Văn hóa – Giáo dục: Ngồi việc chú trọng phát triển Kinh tế Xã hội, thì còn cần chú trọng trong vấn đề giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân và ý thức về việc phòng, chống tội phạm TCTS nói riêng, tội phạm nói chung. Xây dựng lối sống văn minh trong cộng đồng người dân, để tránh phát sinh các tệ nạn xã hội Thứ nhất, Tiếp tục thực hiện các kế hoạch đề ra trong kế hoạch phòng, chống tội phạm của UBND Tỉnh. Phát huy các vai trò của các tổ chức tại địa phương như: Đồn thanh niên, Hội người cao tuổi, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, … đặc biệt là Câu lạc bộ Liên thế hệ giúp nhau. Đây là một mơ hình câu lạc khá hữu ích cho việc giáo dục tư tưởng chấp hành pháp luật cũng như giúp đỡ cho về mặt vật chất, tinh thần cho các hội viên cũng như các hồn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện mà những năm qua mới được phát triển. Tạo mơi trường sống văn minh, lành mạnh cho người dân huyện Ninh Sơn Thứ hai, Cơ quan có thẩm quyền cần phối hợp các tổ chức trên địa bàn huyện để giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức và người dân. Xây dựng ý thức cảnh giác với tội phạm chung và tội phạm TCTS tránh các tình huống chủ quan của người dân tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm Đặc biệt với đối tượng học sinh, các cơ quan có thẩm quyền cần cộng tác các trường trung học cơ sơ, trung học phổ thơng có những buổi tun truyền về pháp luật. Nhằm giáo dục, định hướng tư tưởng cho đối tượng học sinh. Một đối tượng dễ bị cám dỗ, sa ngã vào các loại tệ nạn xã hội dẫn đến phạm tội Biện pháp tổ chức quản lý xã hội: Đây là giải pháp nhằm tăng cường chức năng tổ chức và quản lý xã hội của các cấp chính quyền địa phương cũng như các cơ quan chức năng Thứ nhất, tăng cường cơng tác quản lý an ninh, trật tự, an tồn xã hội trên địa bàn. Bằng cách thực hiện tốt các kế hoạch về việc tuần tra kiểm sốt. Phối hợp nhịp nhàng, mang tính thống nhất giữa các lực lượng như cảnh sát giao thơng, cảnh sát trật tự, cảnh sát cơ động, dân qn tự vệ và lượng lực dân phòng. Đặc biệtt cần còn chính sách đãi ngộ tốt hơn đối với lực lượng dân phòng để họ có thêm tinh thần 27 thực hiện tốt nhiệm vụ được giao tránh việc thực hiện cơng việc một cách đối phó, mang tính hình thức Thứ hai, thực hiện đổi mới trong cơng tác thống kê, phân tích các vụ TCTS trên địa bàn huyện một cách khoa học và chính xác hơn. Đây là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Thơng qua cơng tác này, có thể nắm bắt được một số yếu tố như: thời gian, địa điểm, phương thức, thủ đoạn mà cách đối tượng sẽ thực hiện hành vi,…. Do đó kết quả của q trình này là cơ sở cho việc đánh giá, dự báo và đưu ra các biện pháp phòng ngừa loại tội phạm này một cách phù hợp và hiệu quả với tình hình thực tế diễn ra trên địa bàn 28 KẾT LUẬN Với góc độ tội phạm học, qua việc nghiên cứu thực tế về tình hình tội phạm, xác định ngun nhân, điều kiện của tội phạm trộm cắp tài sản cũng như việc đánh giá các kết quả đã đạt được và mặt hạn chế của cơng tác phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản trrên địa bàn huyện Ninh Sơn trong giai đoạn 2014 – 2018 , chúng ta có thể thấy rằng, việc phòng chống loại tội phạm này là một việc cấp bách và đó còn là trách nhiệm của tồn xã hội. Đây sẽ là cuộc đấy tranh với nhiều khó khăn thử thách và phải được thực hiện trên thời giai dài với sự đồng bộ trên cả nước bằng các chính sách cụ thể của Đảng và Nhà nước cùng với đó là sự hưởng ứng tích cực của chính quyền định phương cũng như người dân Với nền kinh tế phụ thuộc vào nơng nghiệp, đang trên con đường phát triển về mọi mặt thì hiện nay để xóa bỏ đi tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Ninh Sơn là hết sức khó khăn. Do đó cần có kế hoạch đúng đắn trong cơng tác phòng ngừa tội phạm phù hợp với tình hình thực tế diễn ra trên địa bàn. Q trình nghiên cứu Tác giả cũng đã đề xuất một số biện pháp mang tính đặc thù cho địa phương cũng như các biện pháp mang tính vĩ mơ để áp dụng cho tồn bộ đất nước Xây dựng chính sách về đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước về mặt lập pháp để có cơ sở vững chắc cho việc áp dụng trên thực tế hiện nay là một việc làm cần được thực hiện ngay để trách sự bấp cập trên thực tế cho việc áp dụng pháp luật. Với các biện pháp về Kinh tế Xã hội, Giáo dục – Văn hóa, Tư tưởng chính trị cần được UBND huyện chú trọng thực hiện nhằm xây dựng một cuộc sống ấm no cũng như ý thức chấp hành pháp luật cho người dân. Để họ cũng phát huy vai trò của mình là một chủ thể của phòng chống tội phạm Trên đây là tồn bộ nội dung nghiên cứu, tiến hành trên thực tế của Tác giả. Kết nghiên cứu đã phần nào đó đạt được mục đích đạt ra trước khi nghiên cứu có thể xem xét để vận dụng vào tình hình thực tế trên địa bàn huyện Ninh Sơn cũng như các địa phương khác trong cơng tác phòng ngừa và đấu tranh đối với tội phạm trộm cắp tài. Hơn tế nữa có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học 29 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản pháp lý: Hiến pháp năm 2013 Bộ luật Dân sự năm 2015 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 Bộ luật Hình sự năm 1985 Luật xử lý vi phạm Hành chính năm 2012 Pháp lệnh trừng trị các tội phạm xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa 1970 Pháp lệnh trừng trị các tội phạm xâm phạm tài sản riêng của cơng dân 1970 Quyết định số 623/QĐTTg ngày 14/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ Thơng tư liên tịch số 02/2001/TTLTTANDTCVKSNDTCBCABTP Tài liệu do đơn vi cung cấp: Án văn hình sự của TAND huyện Ninh Sơn 2014 Án văn hình sự của TAND huyện Ninh Sơn 2015 Án văn hình sự của TAND huyện Ninh Sơn 2016 Án văn hình sự của TAND huyện Ninh Sơn 2017 Án văn hình sự của TAND huyện Ninh Sơn 2018 Báo cáo tổng kết của TAND huyện Ninh Sơn 2014 Báo cáo tổng kết của TAND huyện Ninh Sơn 2015 Báo cáo tổng kết của TAND huyện Ninh Sơn 2016 Báo cáo tổng kết của TAND huyện Ninh Sơn 2017 Báo cáo tổng kết của TAND huyện Ninh Sơn 2018 30 Báo cáo tổng kể ngành Tòa án Tỉnh Ninh Thuận năm 2018 Báo cáo số 270/BCBCĐ ngày 20 tháng 11 năm 2017 Bản án số 16/2018/HSST ngày 9 tháng 7 nám2018 của TAND huyện Ninh Sơn, Lê Chinh Chiến Bản án số 35/2018/HSST ngày 14 tháng 11 năm 2018 của TAND huyện Ninh Sơn, Trần Hạnh Sơn và đồng phạm Bản án số 37/2018/HSST ngày 16 tháng 11 năm 2018 của TAND huyện Ninh Sơn, Trần Quốc Dũng và đồng phạm Bản án số 05/2019/HSST ngày 22 tháng 01 năm2019 của TAND huyện Ninh Sơn, Trần Hậu Duy Kế hoạch số 4692/KHUBND ngày 21 tháng 11 năm 2016 của UBND Tỉnh Ninh thuận Tài liệu khác: Nguyễn Thị Phượng, Đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản tại thành phố Cần Thơ, Luận văn thạc sĩ, Tp. Hồ Chí Minh, 2008 Trương Minh Nhàn, Đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Tp. Hồ Chí Minh, 2009 Nguyễn Thanh Phương, Đầu tranh phòng, chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Tỉnh Bình Thuận, Luận văn thạc sĩ, Tp. Hồ Chí Minh, 2009 Phạm Tuấn Anh, Trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam, từ thực tiễn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội, 2018 Quốc triều hình luật, Luật hình triều Lê, Luật Hồng Đức, Nxb. Chính trị quốc gia (2005) Trường đại học Luật Hà Nội (2010), Bộ luật hình sự Liên Bang Nga, Nxb Cơng an nhân dân, Hà nội TS Trần Thị Quang Vinh, Tập bài giảng Luật hình sự, 2018 31 Trường đại học Luật Tp Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb Hồng Đức Trường đại học Luật Tp Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm – Quyển 1), Nxb Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam Trường đại học Luật Tp Hồ Chí Minh (2015), Giáo trình Tội phạm học, Nxb Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam PGS,TS Dương Tuyết Miên (2013), Tội Phạm học đương đại, Nxb Chính trị Hành chính Trang thơng tin điện tử tỉnh Ninh Thuận, www.ninhthuan.gov.vn Trang thơng tin điện tử huyện Ninh Sơn, www.ninhson.ninhthuan.gov.vn www.archive.org, The Criminal Code of Japan (Bộ luật hình sự Nhật bản) www.hinhsu.luatviet.com, Những thay đổi về tội trộm cắp tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 www.thuvienphapluat.vn www.thukyluat.com 32 ... TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NINH SƠN, TỈNH NINH THUẬN TỪ NĂM 2014 ĐẾN NĂM 2018 II.1. Tình hình Tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn Huyện Ninh Sơn, Tỉnh Ninh Thuận Từ năm 2014 đến năm 2018... CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ CƠNG TÁC PHỊNG NGỪA TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NINH SƠN, TỈNH NINH THUẬN Trên cơ sở nghiên cứu về tình hình tội phạm TCTS trên địa bàn huyện Ninh sơn, để đưa ra được các biện pháp phòng ngừa tội phạm TCTS phù hợp với hình thực tế ... Thùy Dung là cán bộ hướng dẫn đã thơi thúc tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu về tình hình tội phạm TCTS Do đó, tác giả đã chọn đề tài Tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận cho kỳ thực tập lần này. Qua đó nghiên