dung vo tinh lang quen dao hieu

2 234 0
dung vo tinh lang quen dao hieu

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Mùa Tóc Rối Ừ, là một mùa thôi . Blog truyện ngắn về gia đình, cuộc sống và tổ quốc. http://muatocroi.com Đừng tình lãng quên đạo hiếu! Lời tác giả: "Mùa Vu Lan không chỉ viết về cha mẹ, mà còn viết về những người con . “ Mùa Vu Lan, xin “thốc hết” ruột gan ra để nói với bạn trẻ tuổi đôi mươi, thế hệ 9X đôi lời. Cũng chỉ là những lý lẽ thường tình ở đời: Rằng mẹ cha nào cũng thương con và làm người phải biết trọng đạo hiếu. Tuy nhiên, thời buổi của vật chất, văn hóa sống bị lai căng một cách tạp nhạp, nhiều người trẻ thường chỉ biết đặt mình vào những ham muốn thường tình lên trên nỗi khốn khổ của mẹ cha! Mở báo ra là thấy bao nhiêu bài viết mẹ cha than trời trách đất về những đứa con “Không biết sao mà lì và khó dạy hơn lứa trước”. Mà cũng không cần giở báo, chỉ cần bước qua bước lại cửa nhà thôi là cũng thấy đầy những cảnh “chướng tai gai mắt”, những nghịch lý trong gia đình khi không biết ai là mẹ cha, ai là con cái?! Tôi muốn tâm sự với bạn trẻ những suy tư của riêng tôi – cũng là một người trẻ tuổi, về hiếu hạnh của kẻ làm con, nhưng “thời buổi hiphop” mà nói cho nhau nghe về nhân quả trên đời, về đạo lý Vu Lan, sao mà tôi thấy khó bắt đầu quá, khó như nói cho một đứa trẻ ba tuổi hiểu rõ trong khí quyển phải có oxi thì sinh vật mới sống được, dù oxi không thể nhìn bằng mắt. Tuy nhiên, cứ hễ tới tháng Vu Lan là tôi lại thấy lòng dạ nặng nề, bởi vì bản thân tôi là một người con xa mẹ và mẹ tôi cũng có những nỗi khổ to lớn như bao bậc phụ huynh trên đời. Tôi thương mẹ mình, thương những ai mồ côi, và thương luôn những ai còn mẹ cha nhưng tình lãng quên đi đạo hiếu. Tình thương không đủ to lớn như Bồ tát đâu, chỉ đơn giản là những sẻ chia giản dị giữa người với người, nhưng biết đâu nhờ ta biết lắng nghe nhau mà cuộc đời bớt đi gánh nặng. Tôi có người bạn đang học Y Khoa. Bạn lớn lên không có cha vì cha bỏ đi theo người đàn bà khác. Mẹ bạn hằng ngày gánh tàu hủ đi bán để nuôi cho bạn ăn học từ trường huyện lên trường tỉnh rồi lên tới Đại học. Rớt Y một lần, bạn vào học tạm ở Bách Khoa để chờ năm sau thi lại, và rồi năm sau đó cũng đậu Y đúng như sở nguyện. Hỏi sao bạn bền chí học thành bác sĩ vậy? Bạn khóc, nói: “Trò à, vậy chứ trễ mất một năm tui sợ dữ lắm, mẹ tui cả đời buôn bán khổ cực để lo cho tui như vậy, bây giờ tui học hành ổn định thì mẹ bệnh rồi, tui sợ học chưa ra kịp bác sĩ, chưa kịp báo đáp được gì cho mẹ thì mẹ đi”. Tôi nghe mà mồ hôi tay chảy ướt đẫm. Đối với tôi, một nhân cách không có gì trọng hơn lòng hiếu thảo. Tôi cũng có người bạn vừa mất mẹ trong một tình huống đột ngột mà mỗi lần nhắc tới bạn vẫn bàng hoàng thảng thốt như mới xảy ra hôm qua. Mẹ mất, con đường tương lai của bạn đổi thay một cách định. Bạn trở thành người cáng đáng mọi công việc làm ăn, lo cho đứa em gái nhỏ, bạn trở nên già cỗi và cô đơn so với đám bạn đồng lứa. Vậy mới biết kẻ mồ côi nào cũng đáng thương như nhau, không kể là đứa trẻ lên ba hay một thanh niên trưởng thành. Lại có một người mẹ bị mất đứa con trai nhỏ rất yêu dấu vì em bị bệnh ung thư. Một lần cô bị phỏng, tôi hỏi thăm, cô cười, bảo rằng vết phỏng tệ lắm vì thịt cô rất độc, thịt của một người mẹ sanh ra đứa con bị ung thư. Tôi chua xót nhận ra cứ hễ con đau là người mẹ nào cũng tự giằng xé mình bất chấp lý trí. Kể về những bi ai, mất mát trong tình mẫu tử mà tôi được kinh nghiệm qua như vậy để bạn tin rằng nếu bạn còn mẹ thì bạn vẫn còn đang giữ được một tài sản lớn nhất của cả đời người mà hằng hà sa số những con người khác xung quanh bạn đã mãi mãi mất đi không bao giờ tìm lại được. Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc Đừng để buồn vương mắt mẹ nghe không? page 1 / 2 Mùa Tóc Rối Ừ, là một mùa thôi . Blog truyện ngắn về gia đình, cuộc sống và tổ quốc. http://muatocroi.com Nhiều người nhận định một cách bi quan, nhưng đúng, rằng sống là để tiến về phía cái chết, cũng như một ngọn đèn cầy phải tự đốt lấy chính mình trong sự tự tỏa sáng. Nhưng ai có thể bảo đảm đèn cầy sẽ cháy cho đến khi chảy hết sáp. Một ngọn gió tình thoáng qua là đèn cầy tắt ngúm, một cuộc đời cũng có thể kết thúc giữa chừng cách đơn giản như vậy. Cuộc đời của ta, hoặc của cha mẹ, ai biết được chừng nào là “xong”. Tôi nhắc nhở đứa em trai nhỏ như vầy hoài: “con người” điều quan trọng trước hết là phải làm “con” đối với mẹ cha sinh ra mình, sau mới là làm “người” đối với cuộc sống bên ngoài. Khi chưa có đủ trí khôn để khái niệm về sự trả giá, khi chưa biết sợ cái gọi là nhân quả trước sau thì người ta dường như cũng không hiểu hết kỳ công của những người sinh ra mình. Một lần ghé thăm trại mồ côi chùa Diệu Pháp ở Long Khánh, thấy những đứa trẻ mồ côi lẫm chẫm chạy ra mừng từng gói xôi mà tôi mua tặng, tôi mới thấy rùng mình trước sự khập khiễng của những số phận khác biệt: trên cùng một cõi sống này có những đứa con đủ đầy mẹ cha và tiện nghi học hành, khôn lớn và cũng có những số phận mồ côi từ lúc lọt lòng cùng khổ sở. Đời sống ngày nay thay đổi theo hướng tiện nghi hóa, vì vậy tư tưởng con người, nhất là những con người trẻ tuổi, thường dễ bị ảnh hưởng tiêu cực khi đòi hỏi cha mẹ phải đáp ứng vật chất và chiều theo những sở thích riêng. Dù chẳng ai có quyền cho rằng bạn sống thế nào mới là đúng nhưng tôi vẫn mong sao qua vài dòng viết thân tình nhắc nhở, chúng ta có thể nghĩ suy lại về đạo làm con của chính mình. Xin kết thúc bằng tám câu kinh Phật mùa Vu Lan, tám câu tuy giản đơn nhưng mỗi ngày trôi qua dường như ta đang quên mất: Con còn nhỏ phải lo săn sóc Ăn đắng cay, bùi ngọt phần con Phải tắm phải giặt rửa trôn Biết rằng dơ dáy, mẹ không ngại gì. Nằm phía ướt, con nằm phía ráo Sợ cho con ướt áo, ướt chăn Hoặc khi ghẻ chóc khắp thân Ắt con phải chịu trăm phần thảm thương Văn Sen page 2 / 2

Ngày đăng: 17/09/2013, 21:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan