1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài: Nghiên cứu chiết xuất tinh dầu tỏi bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước

35 293 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 587,54 KB

Nội dung

Lập phương trình hồi quy xem xét mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khảo sát đến hiệu suất quá trình chiết thu hồi tinh dầu tỏi, tìm được điều kiện tối ưu để thu được tinh dầu tỏi với hiệu suất cao nhất bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước là những nội dung chính trong đề tài Nghiên cứu chiết xuất tinh dầu tỏi bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Mời các bạn cùng tham khảo.

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Cùng với sự  tiến bộ của khoa học kỹ thuật, khuynh hướng quay về với thiên   nhiên, tìm tòi và phát triển những phương thuốc truyền thống ngày càng được chú   trọng. Thảo dược thiên nhiên ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phòng, chữa   bệnh và nâng cao sức khỏe của nhân dân Tỏi là loại cây được trồng khắp nơi để  làm gia vị  và tỏi ln đứng   tuyến  đầu về điều trị chống vi khuẩn. Tỏi có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng của   cơ thể, phòng ngừa và hỗ trợ  điều trị  một số bệnh về đường hơ hấp do vi rút, các   trường hợp ho và cảm cúm dai dẳng, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị cảm cúm thơng  thường, giúp giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ  vữa động mạch, cao huyết áp,  gan nhiễm mỡ, giúp giảm chướng bụng, đầy hơi, ăn uống khó tiêu, chống ung thư  dạ dày và ung thư da, làm suy giảm viêm đa khớp, làm chậm q trình lão hóa, Việt Nam  ta  có nhiều  vùng  trồng  tỏi,   nhưng  nổi  tiếng  thơm  ngon   là  “Vương quốc tỏi ­ huyện đảo Lý Sơn”. Cây tỏi là cây trồng chủ lực trong sản xuất   nơng nghiệp của huyện đảo Lý Sơn. Bởi bao đời nay cây tỏi đã gắn liền với người   dân nơi đây. Có một thời người trồng tỏi Lý Sơn ln ví cây tỏi là “vàng trắng”,  nhất là sau khi tỏi Lý Sơn được đăng ký nhãn hiệu, giá tỏi tăng cao nên nghề trồng  tỏi ở Lý Sơn cũng trở nên thuận lợi. Hiện nay, trong 367 ha đất trồng trọt hằng năm  trên đảo, có đến 300 ha được nơng dân thâm canh cây tỏi. Hầu hết tỏi Lý Sơn đều  được bán dưới dạng tỏi củ, chưa có nhiều hướng phát triển đa dạng cho loại cây  trồng này Nhược điểm lớn nhất khi sử  dụng trực tiếp tỏi củ  là mùi vị  hăng nồng khó  chịu, khiến nhiều người khơng hợp và khó có thể  sử  dụng được nhiều nhằm đáp  ứng mục đích phòng ngừa và điều trị một số bệnh. Mặc khác với khí hậu nóng ẩm   gió mùa, người dân lại khơng có điều kiện bảo quản tốt tỏi khơ, tỏi dễ  bị  hư  và  giảm chất lượng. Để bảo đảm chất lượng và sử  dụng rộng rãi thì việc chiết xuất   tinh dầu tỏi sẽ giải quyết được các vấn đề nói trên Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu chiết xuất tinh dầu tỏi bằng phương pháp  chưng cất lơi cuốn hơi nước nhưng chủ  yếu tập trung theo hướng nghiên cứu tối  ưu ln phiên từng nhân tố   ảnh hưởng. Phương pháp này có độ  chính xác khơng  cao, nhiều trường hợp khơng phản ánh đúng bản chất các q trình xảy ra trong hệ  do có sự tương tác giữa các nhân tố.  Mục tiêu của nghiên cứu này là sử  dụng quy hoạch hóa thực nghiệm khảo sát  bề mặt đáp ứng dựa trên mơ hình thực nghiệm bậc 2 tâm trực giao để khảo sát ảnh   hưởng   đồng   thời     bốn   nhân   tố:   thời   gian   ngâm   chiết   tỏi     dung   dịch  natriclorua, thể  tích dung mơi chiết, nhiệt độ  chưng cất, thời gian chưng cất tinh   dầu đến hiệu suất chiết tách tinh dầu, đánh giá được mức độ  ảnh hưởng của các  nhân tố khảo sát và tìm điều kiện tối ưu cho q trình tách chiết tinh dầu tỏi bằng   phương pháp chưng cất lơi cuốn hơi nước Đề  tài nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ  căn cứ  khoa học, đánh giá bổ  sung thêm   hướng phát triển của cây tỏi và loại tinh dầu hữu ích chưa được nghiên cứu   nhiều này, cũng như góp phần khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, đưa Lý Sơn trở thành   huyện đảo giàu về kinh tế như định hướng Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) của  Đảng về chiến lược biển đến năm 2020 đã nêu 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu tối  ưu hóa các yếu tố   ảnh hưởng đến hiệu suất thu hồi tinh dầu   tỏi Lý Sơn bằng phương pháp bề mặt đáp ứng với sự hỗ trợ của phần mềm Modde  5.0 3. Nội dung nghiên cứu Lập phương trình hồi quy xem xét mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khảo sát  đến hiệu suất q trình chiết thu hồi tinh dầu tỏi Tìm được điều kiện tối  ưu để  thu được tinh dầu tỏi với hiệu suất cao nhất  bằng phương pháp chưng cất lơi cuốn hơi nước 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố   ảnh hưởng đến q trình chiết xuất tinh   dầu tỏi bằng phương pháp chưng cất lơi cuốn hơi nước và hiệu suất tách chiết tinh   dầu Phạm vi nghiên cứu: Tỏi củ thu hoạch tại Huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi 5. Phương pháp nghiên cứu  5.1. Nghiên cứu tổng quan lý thuyết ­ Tổng quan các tài liệu về đặc điểm hình thái thực vật, thành phần hóa học và  cơng dụng của cây tỏi nói chung và cây tỏi ở Việt Nam nói riêng ­ Tổng quan về phương pháp chưng cất thu hồi tinh dầu ­ Tổng quan về  phương pháp quy hoạch hóa thực nghiệm theo phương trình  hồi quy bậc hai tâm trực giao và đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố  khảo sát, tìm  điều kiện tối ưu hiệu suất tách chiết tinh dầu 5.2. Nghiên cứu thực nghiệm ­ Phương pháp xử lý mẫu, lọc tách dung dịch ngâm chiết.  ­ Phương pháp tách tinh dầu bằng chưng cất lơi cuốn hơi nước ­ Phương pháp cơ quay phân tách tinh dầu và dung mơi nước ­ Phương pháp cân đo mẫu và dung mơi 5.3. Phương pháp quy hoạch hóa thực nghiệm và xử lý số liệu thống kê Sử dụng phần mềm Modde 5.0 để quy hoạch hóa thực nghiệm và phần mềm  Excel để xử lý số liệu thực nghiệm CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 1.1. Tổng quan về cây tỏi 1.1.1. Nguồn gốc Tỏi là một loại rau được dùng làm thức ăn và thuốc từ  những năm trước cơng  ngun trên các vùng nhiệt đới Trung Á, về  sau được trồng rộng rãi   Hi Lạp, Ai  Cập và La Mã. Hiện nay tỏi được trồng rộng rãi ở tất cả các nước trên thế giới 1.1.2. Phân loại và đặc điểm thực vật 1.1.2.1. Phân loại thực vật Tỏi có tên khoa học: Alliums sativum L Trong thời gian dài tỏi được xếp vào họ  Liliaccae do hoa của nó thuộc loại   bầu thượng. Nhưng sau dó một số nhà thực vật học đã đổi thành họ Amaryllidaccea   (Amallryllis) ­ họ thuỷ tiên do hoa của nó được sinh ra ở lá bắc, hình tán, ở ngọn có  cán hoa. Gần đây để tránh sự xáo chộn J.G. Agard đã phân loại tỏi vào họ Alliaceac  (họ hành tỏi). Họ này cho tới nay có 30 chi và có tới 600 lồi 1.1.2.2. Đặc điểm thực vật học ­ Thân: + Thân thật của tỏi rất ngắn và đã thối hố, chúng là dạng đế dò nằm sát ngay  dưới thân giả  (thân củ). Trên thân thật có mầm sinh dưỡng và sinh thực, những   mầm này được che phủ bởi những bẹ lá dày mọng nước.  + Thân củ cây tỏi bao gồm một số nhánh (ánh, tép) được liên kết với nhau bởi  những màng mỏng.  ­ Lá: Lá thật đầu tiên của tỏi là một lá mầm, sau khi nảy mầm được 10 – 15  ngày tuỳ theo điều kiện thời tiết mà lá tỏi có dạng hình bản bằng phẳng, trên lá có   phủ một lớp sáp. Thời kỳ đầu lá tỏi sinh trưởng rất chậm sau khi nảy mầm chỉ dài   vài cm. Tuổi thọ của lá phụ  thuộc vào sự  sinh trưởng và phát triển của cây, khi lá  bắt đầu chết cũng là q trình tạo củ bắt đầu  ­ Hoa: Hoa tỏi thuộc hoa đầu trạng, hoa có 6 lá đài, 6 nhị  và nhụy. Hoa thụ  phấn chéo (phấn hoa thường chín trước vì vậy phải thụ  phấn với hoa bên cạnh   hoặc trên cây khác). Hoa có màu trắng xám đơi khi phớt tím hoặc hồng. Vòi nhụy  rất bé, bầu thượng có 3 ngăn nếu được thụ phấn đủ  thì sẽ  cho 6 hạt. Cành hoa dài  60 – 100 mm hình ống, màu xanh, một chùm hoa có từ 250 – 600 hoa phân bố theo 3   tầng.  ­ Củ: Lồi tỏi trắng củ to đường kính khoảng 4 cm có vỏ màu trắng. Lồi tỏi   tía củ nhỏ hơn, đường kính 3,5 – 4 cm, củ chắc và cay, dọc thân gần củ có màu tía.  Trong củ  tỏi chứa 60 – 70 % nước, 35 – 42% chất khơ, 6,7 – 8% chất béo, 0,3 –   3,2% đường, 0,1% chất xơ hữu cơ, 0,1 – 0,5% dầu este, 0,06% mỡ, các chất khống  Ca, Na, Mn, P, Fe và các Vitamin C, E, B1, B6, B2.  ­ Rễ: Rễ tỏi thuộc loại rễ chùm, phát triển kém tập chung chủ  yếu  ở lớp đất  mặt, khả  năng chịu hạn kém. Rễ tỏi có nhiều sợi dài phân nhánh yếu, chúng được  bao phủ bởi một số lượng lớn lơng hút 1.1.3. Đặc điểm sinh thái của cây tỏi Lý Sơn Mơ tả: Cây thảo sống nhiều năm. Thân thực hình trụ, phía dưới mang nhiều rễ  phụ, phía trên có nhiều lá. Lá cứng, thẳng dài 15 – 50cm, rộng 1 – 2,5cm có rãnh  khía, mép lá hơi ráp. Phần dưới của lá phía gốc có một chồi nhỏ sau này phát triển  thành một tép tỏi; các tép này nằm chung trong một cái bao (do các bẹ lá trước tạo  ra) thành một củ tỏi tức là thân hành (giò) của tỏi. Hoa mọc  ở ngọn thân trên, một   cán hoa dài khoảng 55cm. Bao hoa màu trắng hay hồng bao bởi nhiều tán, rơi rụng  thành mũi nhọn dài.  Đặc điểm sinh thái: Một năm hai vụ, cây tỏi được gieo trồng từ  một tép tỏi   Trước đây, khi gieo trồng phải lót một lớp mỏng cát biển để làm nền. Sau một, hai   vụ  lớp cát này hết chất dinh dưỡng, phải cào bỏ  đi và rải một lớp cát khác. Năm  2000 Sở Khoa học & Cơng nghệ Quảng Ngãi đang triển khai đề tài thay đất và cát   biển để  làm “nền” khi trồng tỏi bằng cách bón nhiều phân hữu cơ  nhằm tăng độ  xốp, nâng cao tỉ lệ hạt kết bền trong nước; sử dụng các loại phân chua sinh lý để  đưa độ  pH đất xuống mức thích hợp; đưa nhiều gốc sunphat vào đất; bón nhiều   kali, lân để tăng nhanh q trình hình thành củ tỏi. Bên cạnh đó còn phải dùng một   lớp thực vật phủ  lên trên nền đất với độ  dày 1,5 cm nhằm hạn chế cỏ dại và giữ  độ ẩm cho đất.  1.1.4. Cơng dụng của tỏi  1.1.4.1. Tỏi trong y học dân gian Việc dùng tỏi trong đời sống và trong y học dân gian gắn liền với những tư  tưởng huyền bí về tơn giáo, đó là một hiện tượng đã thấy từ  thời cổ  đại. Các ngư  dân và thủy thủ dùng các nhánh tỏi để làm bùa, trừ ma quỷ và bệnh tật, trẻ nhỏ thì  đeo vòng tỏi quanh cổ để né tránh “mắt quỷ dữ”, nơng dân mang theo vài nhánh tỏi  trong túi sẽ đuổi được hết bệnh ra khỏi người. Đến cuối thế  kỷ 19, tệ  mê tín vẫn  còn tồn tại trong dân gian nên họ  đã rải các củ  tỏi ra đồng ruộng để  đuổi chim   khơng cho chúng ăn hạt đã gieo hoặc khi cây đã ra hạt. Tỏi cũng được treo ở chuồng   trâu, bò để bảo vệ chúng,… Theo y học cổ truyền Việt Nam và Trung Quốc, tỏi có vị cay, tính ơn, hơi độc,   đi vào 2 kinh can và vị. Tỏi có tác dụng thanh nhiệt, giải độc (lấy độc trị  độc), sát  trùng, chữa băng đới, trùng tích, huyết lỵ, tẩy uế, thơng khiếu, tiêu nhọt và hạch ở  phổi, tiêu đờm, đầy chướng, đại tiểu tiện khó khăn, tả, lỵ,…  Ðơng y khun khơng dùng tỏi trong chứng âm hư, nội nhiệt, thai sản, đau mắt,  mũi, răng, cổ họng, lưỡi,…  Tỏi được sử dụng như một loại kháng sinh thiên nhiên, tỏi được dùng để điều  trị  những bệnh liên quan đến hơ hấp, bệnh do ký sinh trùng và nhiều bệnh khác.  Ngày này, tỏi được xem như  dược phẩm chữa bách bệnh vì nó có hiệu quả  tồn   diện đối với hệ thống miễn dịch 1.1.4.2. Tỏi trong y học hiện đại Hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu phát hiện ra trong tỏi có silen, các   ngun tố  vi lượng và đặc biệt là có thành phần allicin – chất kháng khuẩn giúp  tăng cường khả năng của hệ thống miễn dịch, làm giảm cao huyết áp và chữa được  nhiều bệnh khác. Các kết quả nghiên cứu thu được của các nhà khoa học ghi nhận:  Tỏi có tác dụng chống tắc nghẽn mạch máu giống Aspirine, có hoạt tính làm  hạn chế sinh ra phần tử tự do gây tổn thương các tổ chức khớp Tỏi còn có tác dụng dưỡng nhan, ích thọ, nhờ khả năng làm chậm q trình lão  hóa tế bào tức bảo vệ hồng cầu khơng bị ơxy hóa nên tỏi còn có tác dụng làm chậm  sự lão hóa Tỏi làm giảm xung huyết và tiêu viêm, tiêu tan mệt mỏi, phục hồi nhanh thể  lực, tiêu mỡ Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, nước chiết từ  tỏi để  lâu ngày có thể  làm   giảm 30% lượng cholesterol nên giúp phòng ngừa xơ cứng động mạch, phòng bệnh  tim mạch. Từ  đó ngăn ngừa các bệnh xuất huyết mạch máu não, đau thắt tim, cao  huyết áp và một số bệnh tim mạch khác.  Tỏi đặc biệt tốt để phòng tránh các rối loạn men tiêu hóa. Kích thích tiết dịch   vị, tiết mật. Phòng tránh các nhiễm khuẩn dạ dày, ruột,… 1.1.4.3. Trong đời sống hằng ngày Tỏi là một gia vị đã được sử dụng từ xa xưa. Đây là loại gia vị khơng thể thiếu  để đem lại hương vị thơm ngon, hấp dẫn cho các món ăn như dùng chế biến nước   chấm, các món xào nấu, gỏi,…  Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các dân tộc vùng Tây Á, Trung Đơng   thường rất ít khi bị dịch cúm, tỷ lệ ung thư thấp là do có thói quen dùng rượu tỏi Ngồi ra trong đời sống hằng ngày người ta còn dùng tỏi để  trị  mụn, đuổi  muỗi, bảo vệ vật ni, dùng như  thuốc trừ  sâu, làm keo dính,  mỹ  phẩm, siro chữa  đau họng, kích thích hưng phấn tình dục,… 1.2. Đặc điểm tinh dầu Tinh dầu là hỗn hợp gồm nhiều hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (chủ yếu là các   tecpen và các tritecpenonit) tan vào nhau, có mùi đăc trưng tùy thuộc vào nguồn gốc  cung cấp ngun liệu tinh dầu. Ở nhiệt độ thường hầu hết tinh dầu ở thể lỏng, có  khối lượng riêng bé hơn 1 (trừ một vài tinh dầu như quế, đinh hương, ), khơng tan   trong nước hoặc tan rất ít nhưng lại hòa tan tốt trong dung mơi hữu cơ  như  ancol,   ete, chất béo,… Tinh dầu bay hơi với hơi nước, có vị  cay ngọt và có tính sát trùng   mạnh. Hệ  thực vật có tinh dầu khoảng 3000 lồi, trong đó có 150 ­ 200 lồi có ý   nghĩa nơng nghiệp Tinh dầu có hai loại: tinh dầu ngun chất và tinh dầu khơng ngun chất Tinh dầu ngun chất: hồn tồn khơng có độc tố, khơng có chất bảo quản hóa  học nên rất an tồn cho người sử dụng và mang lại kết quả nhanh khi sử dụng để  điều trị bệnh tật Tinh dầu khơng ngun chất là hỗn hợp các loại tinh dầu khác nhau được pha  trộn với nhau hoặc trong tinh dầu có lẫn các tạp chất.  Thành phần hóa học của tinh dầu gồm nhiều tecpen và những dẫn xuất chứa   oxi của tecpen (như ancol, anđehit, xeton, ete,…). Mặc dù có nhiều cấu tử như vậy   nhưng thường một vài cấu tử chính có giá trị và có mùi đặc trưng cho tinh dầu đó.  Về  mặt sinh học tinh dầu có thể  xem như  “một hỗn hợp thiên nhiên có mùi,   phần lớn có nguồn gốc từ thực vật”, chỉ có một số ít nguồn gốc từ  động vật. Tinh   dầu được phân bố rộng trong hệ thực vật, đặc biệt tập trung một số họ như họ hoa   tán, họ  cúc, họ  hoa mơi, họ  long não, họ  sim, họ  cam, họ  gừng,… Tinh dầu được  chiết từ mọi bộ phận của cây như cánh hoa, lá, cành, củ, rễ, vỏ trái, hạt, vỏ cây,… Tinh dầu chứa trong thực vật có thành phần khơng  ổn định. Hàm lượng tinh   dầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, di truyền, đất trồng, phân bón, thời tiết,  ánh sáng, thời điểm thu hoạch. Trong các bộ phận của cây hàm lượng tinh dầu cũng   khác nhau. Tinh dầu là sản phẩm cuối cùng của q trình trao dổi chất và khơng   được sử dụng trở lại cho hoạt động sống của cây 1.3. Các phương pháp chiết xuất tinh dầu Dựa trên cách thực hành, người ta chia các phương pháp chiết xuất tinh dầu ra   làm bốn loại: cơ học, tẩm trích, hấp thụ và chưng cất lơi cuốn hơi nước. Trong đó   phương pháp tẩm trích và chưng cất lơi cuốn hơi nước thường  được sử  dụng   Nhưng dù có tiến hành theo bất cứ  phương pháp nào, quy trình chiết xuất đều có  những điểm chung sau đây:       ­ Tinh dầu thu được phải có mùi thơm tự nhiên như ngun liệu ­ Quy trình khai thác phải phù hợp ngun liệu ­ Tinh dầu phải được lấy triệt để khỏi ngun liệu, với chi phí thấp nhất.  Ngun tắc ly trích của tất cả  các phương pháp nói trên đều dựa vào những  đặc tính của tinh dầu như: ­ Dễ bay hơi.    ­ Lơi cuốn theo hơi nước ở nhiệt độ dưới 100oC ­ Hòa tan dễ dàng trong dung mơi hữu cơ ­ Dễ bị hấp thu ngay ở thể khí 1.3.1. Phương pháp tẩm trích dung mơi dễ bay hơi Phương pháp này có nhiều  ưu điểm vì tiến hành ở  nhiệt độ  phòng, nên thành   phần hóa học của tinh dầu ít bị thay đổi Phương pháp này khơng những được áp dụng để  ly trích cơ kết (concrete) từ  hoa mà còn dùng để  tận trích khi các phương pháp khác khơng ly trích hết hoặc   dùng để ly trích các loại nhựa dầu (oleoresin) gia vị 1.3.1.1. Ngun tắc Dựa trên hiện tượng thẩm thấu, khuếch tán và hòa tan của tinh dầu có trong  các mơ cây đối với các dung mơi hữu cơ 1.3.1.2. Dung mơi Yếu tố quan trọng nhất cho sự thành cơng của phương pháp này là phẩm chất  và đặc tính của dung mơi sử  dụng, do đó dung mơi dùng trong tẩm trích cần phải   đạt được những u cầu sau đây: ­ Hòa tan hồn tồn và nhanh chóng các cấu phần có mùi thơm trong ngun  liệu ­ Hòa tan kém các hợp chất khác như sáp, nhựa dầu có trong ngun liệu ­ Khơng có tác dụng hóa học với tinh dầu ­ Khơng biến chất khi sử dụng lại nhiều lần ­ Hồn tồn tinh khiết, khơng có mùi lạ, khơng độc, khơng ăn mòn thiết bị,  khơng tạo thành hỗn hợp nổ với khơng khí và có độ nhớt kém ­ Nhiệt độ  sơi thấp vì khi chưng cất dung dịch ly trích để  thu hồi dung mơi,  nhiệt độ  sơi cao sẽ   ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu. Điểm sơi của dung mơi   nên thấp hơn điểm sơi của cấu phần dễ bay hơi nhất trong tinh dầu ­ Ngồi ra, cần có thêm những yếu tố  phụ  khác như: giá thành thấp, nguồn  cung cấp dễ tìm,… Thường thì khơng có dung mơi nào thỏa mãn tất cả  những điều kiện kể  trên   Người ta sử dụng cả dung mơi khơng tan trong nước như: đietyl ete, ete dầu hỏa, n­ hexan, cloroform,… lẫn dung mơi tan trong nước như: etanol, axeton,… Trong một   số trường hợp cụ thể, người ta còn dùng một hỗn hợp dung mơi 1.3.1.3. Quy trình tẩm trích Phương pháp ly trích này thích hợp cho các ngun liệu có chứa lượng tinh dầu   khơng lớn lắm hoặc có chứa những cấu phần tan được trong nước và khơng chịu   được nhiệt độ q cao. Quy trình kỹ thuật gồm các giai đoạn sau đây: ­ Tẩm trích: ngun liệu được ngâm vào dung mơi trong bình chứa. Trong một  số trường hợp, để gia tăng khả năng ly trích, ngun liệu cần được xay nhỏ trước   Hỗn hợp ngun liệu và dung mơi cần được xáo trộn đều trong suốt thời gian ly  trích. Nên khảo sát trước xem việc gia nhiệt có cần thiết hay khơng, nếu cần, cũng   khơng nên gia nhiệt q 50oC để khơng ảnh hưởng đến mùi thơm của sản phẩm sau  ­ Xử lý dung dịch ly trích: sau khi q trình tẩm trích kết thúc, dung dịch ly trích  được lấy ra và có thể  thay thế  bằng dung mơi mới sau một khoảng thời gian nhất   định, tùy theo ngun liệu. Tách nước (nếu có) ra khỏi dung dịch, rồi làm khan bằng   Na2SO4 và lọc. Dung mơi phải được thu hồi ở nhiệt độ càng thấp càng tốt để tránh   tình trạng sản phẩm bị mất mát và phân hủy. Do đó, nên loại dung mơi ra khỏi sản   phẩm bằng phương pháp chưng cất dưới áp suất kém (cơ quay). Dung mơi thu hồi  có thể dùng để ly trích lần ngun liệu kế tiếp ­ Xử lý sản phẩm ly trích: sau khi thu hồi hồn tồn dung mơi, sản phẩm là một   chất đặc sệt gồm có tinh dầu và một số hợp chất khác như nhựa, sáp, chất béo, cho   nên cần phải tách riêng tinh dầu ra. Chất đặc sệt này đem đi chưng cất bằng hơi  nước để  tách riêng tinh dầu ra. Tinh dầu có mùi thơm tự  nhiên, nhưng khối lượng   thu được kém, ngồi ra tinh dầu này có chứa một số cấu phần thơm có nhiệt độ sơi   cao nên có tính chất định hương rất tốt ­ Tách dung dịch từ  bã:  sau khi tháo hết dung dịch ly trích ra khỏi hệ  thống,   trong bã còn chứa một lượng dung dịch rất lớn (khoảng 20 – 30% lượng dung mơi   ly trích). Phần dung dịch còn lại nằm trong ngun liệu thường được lấy ra bằng  phương pháp chưng cất hơi nước (trường hợp dung mơi khơng tan trong nước),   hoặc ly tâm, lọc ép (trường hợp dung mơi tan trong nước). Sau đó dung dịch này   cũng được tách nước, làm khan và nhập chung với dung dịch ly trích Chất lượng thành phẩm và hiệu quả  của phương pháp ly trích này phụ  thuộc  chủ  yếu vào dung mơi dùng để  ly trích. Để  đạt kết quả  tốt thì dung mơi sử  dụng  phải thoả mãn được các u cầu đã được trình bày ở trên Vì dung mơi dễ bay hơi nên chúng ta cần phải lưu ý đến tỉ  lệ  thất thốt dung   mơi trong quy trình ly trích vì việc này có thể ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản  phẩm 10 | bi | ;  t ijtính S bi t itính Với:  S 02 Sbij2 ;  ( xiu ) i Sb S 02 N0 N0 k S bij | bii |   (1.10) S bii ;  t iitính S 02 Sbii2 ;  ( xiu x ju ) y0 ) ( y0 k | bij | S 02 ( xiu2 )2  (1.11) (1.12) Với N0: số thí nghiệm lặp lại ở tâm, f = N0­1: bậc tự do Nếu ttính > tbảng thì hệ số hồi qui mới lớn hơn sai số thí nghiệm tức là có nghĩa Bước 5: Đánh giá tính phù hợp của mơ hình theo phương trình hồi qui bậc 2   tâm trực giao Sau khi thu được hàm hồi quy bậc hai, lấy đạo hàm để tìm cực trị của hàm hồi   quy ta được giá trị  tối  ưu của hàm này. Để  kiểm tra kết quả  theo mơ hình hồi quy   và theo thực nghiệm có sai khác hay khơng, nghĩa là kết quả thực nghiệm theo hàm  hồi quy có đáng tin cậy hay khơng ta kiểm tra qua chuẩn Fisher Ftính S phùhop S 2   với   S phùhop N N Lu ( yu  yu )  (1.13) Trong đó: N = 2n­q + 2n + N0 L = số hạng còn lại sau khi đã đánh giá tính có nghĩa của các hệ số hồi qui f1 = N – L f2 = N0 – 1 (N0 là số thực nghiệm lặp ở tâm) Nếu Ftính 

Ngày đăng: 12/01/2020, 02:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w