1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Sao mẹ cứ bắt con phải ăn thế?

5 252 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 388,95 KB

Nội dung

Sao mẹ cứ bắt con phải ăn thế?

Sao mẹ cứ bắt con phải ăn thế? Bé Su 25 tháng tuổi mà lười ăn kinh khủng. Chưa bao giờ mẹ cho bé ăn được 3 bữa/ngày. Bố mẹ có nịnh nọt, quát mắng, cáu giận, bé cũng chẳng thèm há mồm để mẹ xúc cơm. Không có lượng thức ăn chính xác cần thiết theo lứa tuổi của bé Với những bé từ 1 – 3 tuổi, bé thường ham chơi hơn ham ăn. Vì lúc này, bé bắt đầu tiếp xúc và tìm hiểu thế giới xung quanh. Trong mọi trường hợp không nên được bắt buộc các bé ăn. Vì điều này xem ra còn nguy hiểm hơn là sự duy dinh dưỡng nữa. Bố mẹ phải tin vào khả năng ăn uống của trẻ, hãy tạo cho bé cơ hội thèm ăn. Càng ép trẻ ăn càng dễ khiến bé có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng bắt buộc bé ăn thường không có hiệu quả mà còn làm tổn thương tình cảm mẹ con và ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của các bé. Ở nước ngoài, các bác sỹ hầu như không bao giờ đưa ra con số về thức ăn cần thiết cho cháu. Điều này thường khiến các bà mẹ ngộ nhận là phải bắt cháu ăn đủ số lượng đó. Điều quan trọng là khuyến khích cháu thèm ăn chứ không phải bắt cháu ăn đủ số lượng. Một số bố mẹ cho rằng, các bé ở Việt Nam lười ăn là do thời gian bé phải ăn cháo kéo dài (từ 1 – 3 tuổi, thậm chí còn hơn). Nếu cho ăn cháo kéo dài, thường xuyên thì bé chán ăn, thậm chí có thể tạo ra tâm lý sợ thức ăn loãng. Nếu bé đã đủ răng, bố mẹ nên cho con tập ăn những thức ăn cứng, tập nhai để con thích thú khám phá những món ăn mới, không phải kéo dài với món cháo xay nhuyễn. Một số bé chỉ chịu ăn khi chạy nhảy, hoạt động, đòi hỏi bố mẹ nên khéo léo khi xử trí khi cho con ăn. Vì ăn theo nguyên tắc là sai. Phải tập dần để bé tập trung vào bữa ăn, ý thức là mình đang ăn thì hệ tiêu hóa mới tiết ra đầy đủ các dịch tiêu hóa, tạo sự ngon miệng cho bé khi ăn… Bé Sushi tập tự ăn cơm (Ảnh: blog Sushi) Con sẽ là người quyết định lượng ăn là bao nhiêu Thông thường bố mẹ thường quyết định 3 vấn đề: khi nào ăn, ăn gì, ăn tại đâu? Còn bé sẽ quyết định là ăn bao nhiêu. Hãy cho các con ăn vào những thời điểm cố định trong ngày (3 bữa ăn + bữa phụ). Thời gian ăn từ khoảng 15-40 phút. Dù bé ăn chưa hết cũng nên tạm dừng. Bố mẹ đừng lo con ăn thiếu chất vì bé sẽ ăn bù vào các bữa kế tiếp. Việc kéo dài bữa ăn không có lợi cho bé vì thức ăn sẽ nguội, tanh, biến chất và có thể gây tâm lý sợ ăn cho bé. Trong thực tế, những bé hiếu động thường thiếu cân vì tiêu hao năng lượng nhiều nên cha mẹ phải tạo cho bé chế độ ăn đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng như đạm, mỡ, đường, sinh tố, khoáng chất và các vi chất. Cách khuyến khích các bé ăn được là bé bắt đầu bữa ăn với bụng đói. Nên để khoảng thời gian giữa 2 bữa ăn cách nhau 3 giờ. Đối với bé nhỏ, mẹ nên tập cho con tiếp xúc với thức ăn bằng cách bày lên bát/đĩa nhưng không ép con ăn. Đồng thời bố mẹ nên ăn làm mẫu và biểu lộ sự thích thú khi ăn. Sau khoảng 10-15 lần như thế, có thể bé sẽ muốn ăn giống bố mẹ. Nếu các con lười ăn, bố mẹ có thể cho con dùng sữa Pediasure. Sữa dành cho các bé từ 1 tuổi trở lên. Thực chấy đây là loại thức ăn dạng sữa và một số dưỡng chất khác tương đối đầy đủ, cân đối. Nếu con bỏ ăn, mẹ có thể cho con uống 2 cốc sữa Pediasure là đủ chất. Nhưng khi con được 3 – 4 tuổi, mẹ cố gắng cho con dùng nhiều loại thức ăn đa dạng như người lớn, con mới phát triển tốt được. Nên bắt đầu cho con tập bằng những thức ăn con thích, rồi tập cho con ăn dần dần bằng những thức ăn đa dạng sau. Con không chịu ăn cơm, mẹ có thể cho con uống sữa cao năng lượng thay thế 6 nguyên tắc giúp con ăn chăm Bố mẹ cần nhất quán và kiên trì những nguyên tắc sau nhé! Thứ nhất, tập trung vào bữa ăn, không cho bé xem ti vi, đọc truyện tranh, chơi đùa trong khi ăn. Kể cả bé không ăn, bố mẹ không làm theo yêu cầu của bé. Sau khoảng vài lần như thế, bé sẽ tập thành thói quen tập trung vào ăn uống. Thứ hai, bữa ăn không nên kéo dài quá 20 phút, dù bé ăn chưa hết cũng nên tạm dừng. Bố mẹ đừng sợ bé ăn thiếu vì bé sẽ ăn bù vào những bữa sau. Có thể cho con ăn bù bằng cách ăn nhiều bữa. Thứ ba, tránh những thức ăn không thích hợp với lứa tuổi của bé, như: thức ăn quá cứng ở những bé chưa đủ răng hoặc quá loãng ở bé đã lớn. Thứ tư, tránh ép buộc bé ăn, dễ gây tâm lý bé xem việc ăn uống là cực hình. Thứ năm, bố mẹ không nên dùng thức ăn làm phần thưởng hay xử phạt bé để tránh tâm lý sợ thức ăn. Thứ sáu, không đe dọa con ăn vì có thể có rất nhiều tác hại về mặt tâm lý cho bé. Nghiên cứu cho thấy rằng dọa nạt có thể làm cháu chậm phát triển và giảm tăng cân. Nguy cơ suy dinh dưỡng còn thấp hơn nguy cơ rối loạn phát triển. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên tạo không khí ấm cúng trong gia đình khi ăn, cho bé cùng ngồi ăn với gia đình, tự ăncòn vụng về làm rơi vãi thức ăn… Nếu bố mẹ đã áp dụng các nguyên tắc mà tình trạng ăn của con vẫn chưa biến chuyển, nên đưa con khám bác sỹ chuyên khoa, đánh giá về tình trạng dinh dưỡng của bé, tìm nguyên nhân và điều trị thích hợp. Điều quan trọng là bữa ăn phải vui vẻ chứ không nên là bãi chiến trường. . Sao mẹ cứ bắt con phải ăn thế? Bé Su 25 tháng tuổi mà lười ăn kinh khủng. Chưa bao giờ mẹ cho bé ăn được 3 bữa/ngày. Bố mẹ có nịnh nọt,. lớn, con mới phát triển tốt được. Nên bắt đầu cho con tập bằng những thức ăn con thích, rồi tập cho con ăn dần dần bằng những thức ăn đa dạng sau. Con

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w