1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kế toán TSCĐ tại bệnh viện e

94 427 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 822,5 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNHTRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 1.1.Đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập chi phối đến kế toán tài sản cố định - Khái niệm: Đơn vị sự nghiệ

Trang 1

-HOÀNG THỊ THANH TÂM

KẾ TOÁN TSCĐ TẠI BỆNH VIỆN E

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2018

Trang 2

-HOÀNG THỊ THANH TÂM

KẾ TOÁN TSCĐ TẠI BỆNH VIỆN E

CHUYÊN NGÀNH : KẾ TOÁN

MÃ SỐ : 60 34 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS,TS LÊ THỊ THANH HẢI

HÀ NỘI, NĂM 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi Các kết quảnghiên cứu được trình bày trong luận văn là quá trình lao động thực sự của tôi, sốliệu, tài liệu trong luận văn là trung thực và do đơn vị thực tế cung cấp Nếu sai sót,tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Tác giả thực hiện

Hoàng Thị Thanh Tâm

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới giáo viên hướngdẫn - PGS, TS Lê Thị Thanh Hải, cô đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện giúp

đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành bài luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa sau đại học, cùng các thầy côtrường Đại học Thương mại đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu để giúp tôihoàn thành khóa học

Tôi cũng xin cảm ơn tới các cấp Lãnh đạo, cán bộ, nhân viên phòng Tài chính

Kế toán, Phòng vật tư Trang thiết bị y tế, Phòng Hành chính quản trị, Phòng Côngnghệ Thông tin, cùng các cán bộ phòng, ban khác trong Bệnh viện E đã tạo điềukiện cho tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đểviết luận văn này

Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do khả năng, kiến thức, thời gian nghiên cứu cóhạn nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong nhận được

sự góp ý quý báu của thầy cô và các bạn

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài 1

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Ý nghĩa của nghiên cứu 5

7 Kết cấu của luận văn 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 6

1.1.Đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập chi phối đến kế toán tài sản cố định 6

1.2 Một số lý luận chung về tài sản cố định 7

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của tài sản cố định 7

1.2.2 Phân loại tài sản cố định 8

1.2.3 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán tài sản cố định 11

1.3 Kế toán tài sản cố định trên phương diện kế toán tài chính 11

1.3.1 Nguyên tắc kế toán tài sản cố định 11

1.3.2 Kế toán tài sản cố định 12

1.4 Kế toán tài sản cố định trên phương diện kế toán quản trị 28

1.4.1 Xác định nhu cầu đầu tư mua sắm 28

1.4.2 Xây dựng các phương án đầu tư 29

1.4.3 Thu thập thông tin 31

Trang 6

1.4.4 Phân tích và cung cấp thông tin 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI BỆNH VIỆN E 33

2.1 Tổng quan về Bệnh viện E 33

2.1.1 Đặc điểm tổ chức hoạt động và tổ chức quản lý của Bệnh viện E 33

2.1.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện E 36

2.2 Quản lý Tài sản cố định tại Bệnh viện E 37

2.2.1 Đặc điểm tài sản cố định tại Bệnh viện E 37

2.2.2 Phân loại tài sản cố định và cơ cấu tài sản cố định hiện tại của Bệnh viện E 38

2.2.3 Chính sách quản lý đối với đầu tư, mua sắm, sử dụng, khấu hao, thanh lý, chuyển loại tài sản cố định tại Bệnh viện E 39

2.3 Thực trạng kế toán tài sản cố định trên góc độ kế toán tài chính tại Bệnh viện E 42

2.3.1 Thực trạng vận dụng các nguyên tắc kế toán 42

2.3.2 Thực trạng phương pháp kế toán 43

2.4 Kế toán tài sản cố định trên góc độ kế toán quản trị tại Bệnh viện E 57

2.4.1 Xác định nhu cầu đầu tư mua sắm tại Bệnh viện E 57

2.4.2 Xây dựng các phương án đầu tư 58

2.4.3 Thu thập thông tin tại Bệnh viện E 60

2.4.4 Phân tích và cung cấp thông tin tại Bệnh viện E 61

2.5 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu TSCĐ tại Bệnh viện E 62

2.5.1 Những kết quả đạt được 62

2.5.2 Những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu 65

3.1 Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại Bệnh viện E 70

3.2 Các giải pháp hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại Bệnh viện E 72

3.2.1 Hoàn thiện công tác quản lý tài sản cố định 72

3.2.2 Hoàn thiện kế toán tài sản cố định trên phương diện kế toán tài chính 73

3.2.3 Hoàn thiện kế toán TSCĐ trên phương diện kế toán quản trị 79

Trang 7

3.3 Các điều kiện thực hiện đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán tài sản cố định

của Bệnh viện E 81

3.3.1 Về phía nhà nước 81

3.3.2 Về phía Bệnh viện E 81

3.4 Những hạn chế trong nghiên cứu và định hướng nghiên cứu trong tương lai 82

3.4.1 Những hạn chế trong nghiên cứu 82

3.4.2 Định hướng tiếp tục nghiên cứu trong tương lai 83

KẾT LUẬN 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Cơ cấu tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình tại Bệnh viện E 39Hình 1: Màn hình giao diện ghi tăng tài sản cố định 46

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Kế toán tài sản cố định luôn luôn là nội dung rất quan trọng trong việc theodõi, quản lý, giám sát, tư vấn trong bất kỳ một tổ chức nào Nó ảnh hưởng gần như

là trực tiếp, ngay lập tức đến quá trình hoạt động của tổ chức đó Đặc biệt là tại cácđơn vị sự nghiệp công lập nói chung và Bệnh viện E nói riêng - nơi có tài sản cốđịnh có giá trị rất lớn, phong phú về chủng loại và số lượng Để quản lý TSCĐ tạiBệnh viện E được hiệu quả và tiết kiệm đòi hỏi công tác quản lý và kế toán TSCĐphải được chú trọng, quan tâm hơn nữa

Mặt khác, việc quản lý Tài sản cố định tại Bệnh viện E cũng phải liên tục thayđổi, phát triển theo xu thế đổi mới của chính sách nhà nước, của Bộ y tế hay thậmchí là theo cơ chế thị trường Cụ thể nguồn ngân sách nhà nước cấp cho Bệnh viện

E trong những năm gần đây ngày càng bị cắt giảm, năm sau ít hơn năm trước Vàtheo chủ trương của Nhà nước, của Bộ Y tế thì đến năm 2019 Bệnh viện E sẽ phải

tự chủ hoàn toàn về tài chính, đồng nghĩa với việc các ưu đãi, các nguồn ngân sáchgần như là không có Để các hoạt động của đơn vị vừa thực hiện theo đúng các quyđịnh của Nhà nước, vừa tuân theo sự vận hành theo cơ chế thị trường thì đòi hỏiđơn vị phải có những định hướng phát triển phù hợp Để thực hiện được điều đó thìhoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện nói chung, công tác kế toán tàisản cố định nói riêng là cấp thiết

Nhìn lại, có thể thấy công tác kế toán Tài sản cố định tại Bệnh viện E đã đạtđược những kết quả nhất định như cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủtrong việc ra quyết định mua sắm, sửa chữa, nâng cấp TSCĐ… Tuy nhiên, vẫn cònnhững tồn tại, những hạn chế cần các giải pháp để khắc phục trong công tác kế toánTSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại bệnh viện E

Từ những phân tích trên, tác giả nhận thức được tầm quan trọng của công tác

kế toán TSCĐ cũng như vai trò của TSCĐ đối với đơn vị, tác giả đã lựa chọn đề tài:

“`Kế toán TSCĐ tại Bệnh viện E” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài

Trong quá trình thực hiện bài luận văn này, tác giả đã tìm hiểu một số luận văn

về Kế toán Tài sản cố định của một số tác giả, có thể kể cụ thể như sau:

Trang 11

Luận văn thạc sĩ “Kế toán TSCĐ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương ViệtNam – CN Quảng Ngãi ” của tác giả Lê Thị Duyên – Trường Đại học Thương mại –năm 2016

Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại Ngân hàng TMCPNgoại thương Việt Nam – CN Quảng Ngãi trên phương diện kế toán tài chính , tácgiả đưa ra việc vận dụng chứng từ, tài khoản, sổ kế toán tại đơn vị nghiên cứu vàquy trình hạch toán TSCĐ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CNQuảng Ngãi, trên phương diện kế toán quản trị tác giả mới chỉ nói lên rằng tại Ngânhàng chưa thực hiện kế toán quản trị mà chưa đưa ra được thực trạng của vấn đề đó

Đề tài đã đưa ra được một số vấn đề về thực trạng chế độ kế toán TSCĐ như:Phương pháp tính khấu hao TSCĐ, kiểm kê TSCĐ, đánh giá lại TSCĐ, thanh lýnhượng bán TSCĐ…Từ thực trạng đó, đề tài đã đưa ra những giải pháp nhằm hoànthiện kế toán TSCĐ trên phương diện kế toán tài chính và phương diện kế toán quảntrị

Luận văn Thạc sĩ “Kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH MTV Lọc Hóadầu Bình Sơn” của tác giả Thới Thị Kim Tuyến – Trường Đại học Thương mại –năm 2016

Đề tài đưa ra được thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toánTSCĐ như: hệ thống chứng từ, kế toán chi tiết TSCĐ hữu hình, hoàn thiện về khấuhao, kế toán sửa chữa,… của Công ty Có thể thấy tác giả đã cố gắng đưa ra đượccác giải pháp hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ Tuy nhiên, Công ty TNHH MTVLọc Hóa dầu Bình Sơn có phần giá trị của TSCĐ vô hình là khá lớn nhưng tác giảvẫn chưa nêu được thực trạng và giải pháp để hoàn thiện TSCĐ vô hình tại công ty Luận văn thạc sĩ “Kế toán TSCĐ tại Viện Hàn lâm Khoa học và xã hội ViệtNam” của tác giả Vũ Thị Chiên – Trường Đại học Thương mại – năm 2016

Đề tài đã đi sâu nghiên cứu thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại Viện Hànlâm Khoa học và xã hội Việt Nam trên phương diện kế toán tài chính, tác giả đề cậpđến chứng từ kế toán, tài khoản sử dụng, vận dụng tài khoản kế toán trong cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh, sổ kế toán và trình bày thông tin TSCĐ trên báo cáo tàichính tại đơn vị nghiên cứu Từ những cơ sở lý luận vận dụng vào thực tiễn, đề tài

đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ như: sổ kế toán,việc áp dụng tài khoản kế toán, tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ, công tác quản lý, sửa

Trang 12

chữa TSCĐ … Các giải pháp của tác giả đưa ra đã phần nào giải đáp về thực trạngTSCĐ cần giải quyết tại đơn vị nghiên cứu Tuy nhiên, tác giả mới đề cập đếnTSCĐ trên phương diện kế toán tài chính chứ chưa đề cập trên phương diện kế toánquản trị.

Qua những bài luận văn trên có thể thấy các tác giả tập trung hệ thống hóanhững vấn đề lý luận cơ bản của kế toán TSCĐ, phân tích thực trạng và đưa ra giảipháp hoàn thiện tại những đơn vị, nhưng chưa thật cụ thể, sát với thực tế kế toán tạiđơn vị, nhiều giải pháp chưa đầy đủ, chưa hệ thống giúp người đọc dễ hiểu và vậndụng phù hợp Vấn đề nghiên cứu về TSCĐ của luận văn không còn mới Tuynhiên, việc nghiên cứu TSCĐ tại đơn vị HCSN có rất ít tác giả để cập tới Từ thực

tế tại đơn vị cùng với việc thay đổi chế độ kế toán HCSN từ năm 2018, việc nghiêncứu đề tài kế toán TSCĐ tại Bệnh viện E vừa là cơ hội cũng là thách thức cho tácgiả, cũng là để cho tác giả có cơ hội tìm hiểu, học hỏi trong quá trình áp dụng chế

độ kế toán mới vào thực tế công việc

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kế toán tài sản cố định bao gồm TSCĐ hữuhình và TSCĐ vô hình tại Bệnh viện E

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là kế toán TSCĐ theo quan điểm kế toán tài chính

và kế toán quản trị tại Bệnh viện E, dựa trên số liệu khảo sát năm 2017 và 2018

5 Phương pháp nghiên cứu

Trang 13

Trong bài luận văn, tác giả sử dung các phương pháp nghiên cứu sau:

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu:

Việc thu thập thông tin chính xác luôn có vai trò rất quan trọng trong việchình thành luận cứ để chứng minh luận điểm khoa học Độ tin cậy của toàn bộcông trình nghiên cứu phụ thuộc vào thông tin mà người nghiên cứu thu thậpđược Có nhiều phương pháp thu thập thông tin: phương pháp quan sát, phươngpháp nghiên cứu tài liệu Trong luận văn của mình, để thu thập dữ liệu tôi đã sửdụng các phương pháp như:

+ Phương pháp quan sát:

Đây là phương pháp thu thập thông tin thông qua việc sử dụng các giác quan

và các thiết bị hỗ trợ để ghi nhận các hiện tượng hoặc hành vi của con người phục

vụ cho công tác nghiên cứu một vấn đề khoa học Phương pháp này thích hợp chocác tình huống khi các phương pháp khác không thu thập được các thông tin chínhxác hoặc không lấy được đầy đủ thông tin Mục đích của việc quan sát này là khảosát trực tiếp thực trạng kế toán TSCĐ tại Bệnh viện E và so sánh với các kết quả củacác phương pháp khác Từ đó thu thập các thông tin, dữ liệu chính xác cần thiết.Tác giả tiến hành quan sát các hoạt động kế toán nói chung và kế toán TSCĐnói riêng tại đơn vị như: Các quá trình luân chuyển chứng từ, việc sử dụng hệ thốngtài khoản, xem xét các báo cáo kế toán, sổ kế toán có liên quan tới TSCĐ tại đơn vị.Kết quả của phương pháp là các biểu mẫu chứng từ và sổ sách kế toán có liên quanđến kế toán TSCĐ tại Bệnh viện E

Trang 14

TSCĐ, khấu hao TSCĐ, sửa chữa nâng cấp và xây dựng cơ bản TSCĐ, tình hìnhquản lý và sử dụng TSCĐ trong đơn vị.

Qua các cuộc phỏng vấn tác giả có cái nhìn tổng quan, đầy đủ hơn về nhậnthức của các đối tượng được phỏng vấn và thực trạng kế toán TSCĐ tại bệnh viện E

5.2 Phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu:

Sau khi thu thập dữ liệu bằng các phương pháp nêu trên cùng với kiến thức đã

có được từ nghiên cứu tài liệu, tác giả tiến hành hệ thống hóa, xử lý và cung cấpthông tin bằng phương pháp phân tích dữ liệu Từ thực trạng đó tác giả đưa ranhững kết luận và nghiên cứu đề xuất hoàn thiện kế toán TSCĐ tại Bệnh viện E

6 Ý nghĩa của nghiên cứu

đủ, tin cậy cho nhà quản lý trong việc ra quyết định mua sắm, quản lý, sửa chữaTSCĐ tại đơn vị

7 Kết cấu của luận văn

Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán tài sản cố định trong đơn vị sự nghiệpcông lập

Chương 2: Thực trạng kế toán tài sản cố định tại bệnh viện E

Chương 3: Các đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại Bệnh viện E

Trang 15

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

1.1.Đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập chi phối đến kế toán tài sản cố định

- Khái niệm: Đơn vị sự nghiệp công là tổ chức do cơ quan có thẩm quyềncủa Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy địnhcủa pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhànước trong các lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa,thể dục thể thao, du lịch, lao động - thương binh và xã hội, thông tin truyền thông

và các lĩnh vực sự nghiệp khác được pháp luật quy định Theo nghị định số16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị

sự nghiệp công lập đã chia đơn vị sự nghiệp công lập thành 4 loại:

Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;

Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên;

Đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên;

Đơn vị được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên

Việc tự chủ của các đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy nhân sự

và tài chính được quy định tương ứng với từng loại hình đơn vị sự nghiệp công lập,trên nguyên tắc các đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động càng nhiều thì mức độ tựchủ càng cao để khuyến khích các đơn vị tăng thu, giảm dần bao cấp từ ngân sáchnhà nước, trong đó có bao cấp tiền lương tăng thêm để dần chuyển sang các loạihình đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên, đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên vàchi đầu tư

Do tính chất, đặc điểm hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập rất đadạng, phức tạp, phạm vi rộng và nguồn thu chủ yếu là từ nguồn kinh phí do nhànước cấp phát Xuất phát từ đặc điểm nguồn kinh phí bảo đảm sự hoạt động theochức năng của các đơn vị sự nghiệp công lập và yêu cầu tăng cường quản lý kinh tếtài chính của bản thân đơn vị, cơ quan chủ quản mà chế độ kế toán tài sản cố địnhđơn vị sự nghiệp công lập có những đặc điểm riêng

Trang 16

- Các đơn vị sự nghiệp công lập tuỳ theo từng lĩnh vực và khả năng của đơn

vị được:

+ Quyết định mua sắm tài sản, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất từ quỹ phát triểnhoạt động sự nghiệp, vốn huy động, theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.+ Tham gia đấu thầu các hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môncủa đơn vị

+ Sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh với các tổchức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bịphục vụ hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo quyđịnh hiện hành của Nhà nước và phải thực hiện trích khấu hao thu hồi vốn theo quyđịnh áp dụng cho các DNNN Số tiền trích khấu hao TSCĐ và tiền thu từ thanh lýtài sản thuộc nguồn vốn NSNN đơn vị được để lại bổ sung Quỹ phát triển hoạt động

sự nghiệp

1.2 Một số lý luận chung về tài sản cố định

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của tài sản cố định

1.2.1.1 Khái niệm về tài sản cố định

Để đảm bảo hoạt động của các đơn vị HCSN bình thường, hoàn thành cácnhiệm vụ do nhà nước giao, các đơn vị HCSN phải có cơ sở vật chất kỹ thuật cầnthiết Phần lớn các tư liệu lao động tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật trong đơn vịHCSN là TSCĐ Như vậy, tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu vànhững tài sản khác có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài

Theo quy định tại Thông tư 162/2014/TT-BTC ngày 06/11/2014 của Bộ Tàichính, tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định phải thỏa mãn đồng thời cả 2 tiêu chuẩndưới đây:

a) Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên;

b) Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng

1.2.1.2 Đặc điểm của tài sản cố định

Tài sản cố định trong các đơn vị hành chính sự nghiệp là cơ sở vật chất, kỹ thuậtcần thiết để đảm bảo cho hoạt động của các đơn vị được tiến hành bình thường

Trang 17

Riêng đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu là những đơn vị tự đảmbảo hoặc đảm bảo một phần chi thường xuyên, cũng giống như các đơn vị sản xuấtkinh doanh, TSCĐ là những tư liệu lao động phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn ghi nhậnTSCĐ theo chuẩn mực kế toán Việt Nam đã ban hành:

- Chắc chắn thu lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy

- Thời gian sử dụng ước tính trên 01 năm

- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành

Trong quá trình tham gia hoạt động sự nghiệp cũng như hoạt động SXKD, tàisản cố định có những đặc điểm sau:

- TSCĐ tham gia vào nhiều năm hoạt động hành chính sự nghiệp, cũngnhư vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh mà không thay đổi hình thái vật chấtban đầu

- Trong quá trình tham gia vào các hoạt động, TSCĐ bị hao mòn dần, giá trịhao mòn TSCĐ được tính vào chi phí hoạt động (đối với TSCĐ dùng vào hoạt động

sự nghiệp), hoặc được trích khấu hao TSCĐ và tính vào chi phí SXKD (đối với chidùng vào hoạt động SXKD)

1.2.2 Phân loại tài sản cố định

1.2.2.1 Phân loại theo tính chất, đặc điểm tài sản

Theo tiêu thức phân loại này, TSCĐ được chia thành

a) Tài sản cố định hữu hình

- Loại 1: Nhà, gồm: Nhà làm việc, nhà kho, nhà hội trường, nhà câu lạc bộ,nhà văn hóa, nhà tập luyện và thi đấu thể thao, nhà bảo tồn bảo tàng, nhà trẻ, nhàmẫu giáo, nhà xưởng, phòng học, nhà giảng đường, nhà ký túc xá, nhà khám bệnh,nhà an dưỡng, nhà khách, nhà ở, nhà công vụ, nhà khác

- Loại 2: Vật kiến trúc, gồm: Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi, sân chơi,sân chơi thể thao, sân vận động, bể bơi, trường bắn, kè, đập, đê, cống, kênh, mươngmáng, bến cảng, ụ tàu, giếng khoan, giếng đào, tường rào, vật kiến trúc khác

- Loại 3: Phương tiện vận tải, gồm:

Trang 18

+ Phương tiện vận tải đường bộ (xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, phương tiệnvận tải đường bộ khác);

+ Phương tiện vận tải đường thủy, gồm: Tàu biển chở hàng hóa; tàu biển chởkhách; tàu tuần tra, cứu hộ, cứu nạn đường thủy; tàu chở hàng đường thủy nội địa;tàu chở khách đường thủy nội địa; phà đường thủy các loại; ca nô, xuồng máycác loại; ghe, thuyền các loại; phương tiện vận tải đường thủy khác

+ Phương tiện vận tải đường không (máy bay);

+ Phương tiện vận tải đường sắt;

+ Phương tiện vận tải khác

- Loại 4: Máy móc, thiết bị văn phòng, gồm: Máy vi tính để bàn; máy vi tínhxách tay; máy in các loại; máy chiếu các loại; máy fax; máy hủy tài liệu; máyPhotocopy; thiết bị lọc nước các loại; máy hút ẩm, hút bụi các loại; ti vi, đầu Video,các loại đầu thu phát tín hiệu kỹ thuật số khác; máy ghi âm; máy ảnh; thiết bị âmthanh các loại; tổng đài điện thoại, điện thoại cố định, máy bộ đàm, điện thoại diđộng; thiết bị thông tin liên lạc khác; tủ lạnh, máy làm mát; máy giặt; máy điều hòakhông khí; máy bơm nước; két sắt các loại; bộ bàn ghế ngồi làm việc; bộ bàn ghếtiếp khách; bàn ghế phòng họp, hội trường, lớp học; tủ, giá kệ đựng tài liệu hoặctrưng bày hiện vật; thiết bị mạng, truyền thông; thiết bị điện văn phòng các loại;thiết bị điện tử phục vụ quản lý, lưu trữ dữ liệu; các loại thiết bị văn phòng khác

- Loại 5: Thiết bị truyền dẫn, gồm: phương tiện truyền dẫn khí đốt, phươngtiện truyền dẫn điện, phương tiện truyền dẫn nước, phương tiện truyền dẫncác loại khác

- Loại 6: Máy móc, thiết bị động lực

- Loại 7: Máy móc, thiết bị chuyên dùng

- Loại 8: Thiết bị đo lường, thí nghiệm

- Loại 9: Cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm

- Loại 10: Tài sản cố định hữu hình khác

b) Tài sản cố định vô hình

- Loại 1: Quyền sử dụng đất

Trang 19

- Loại 2: Quyền tác giả.

- Loại 3: Quyền sở hữu công nghiệp

- Loại 4: Quyền đối với giống cây trồng

- Loại 5: Phần mềm ứng dụng

- Loại 6: Tài sản cố định vô hình khác

Việc phân loại theo tính chất và đặc điểm của TSCĐ nhằm mục đích xác định

tỷ trọng các loại TSCĐ ở từng đơn vị Đây là một căn cứ quan trọng để lựa chọn cácquyết định đầu tư hoặc cơ cấu đầu tư cho phù hợp và hiệu quả Mặt khác phươngpháp này cũng giúp cho việc quản lý và thực hiện khấu hao TSCĐ được chính xác

1.2.2.2 Phân loại theo nguồn gốc hình thành tài sản

Theo tiêu thức phân loại này TSCĐ được phân loại thành

a) Tài sản cố định hình thành do mua sắm;

b) Tài sản cố định hình thành do đầu tư xây dựng;

c) Tài sản cố định được điều chuyển đến;

d) Tài sản cố định được tặng cho;

đ) Tài sản cố định được hình thành từ nguồn khác

Phương pháp phân loại này giúp người quản lý biết được nguồn hình thànhcủa từng TSCĐ để có phương hướng sử dụng và trích khấu hao đúng đắn, đồng thờixác định được tỉ trọng của từng nguồn vốn trong tổng số để có biện pháp tổ chức khaithác tốt nhất các nguồn vốn nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý của đơn vị

1.2.2.3 Phân loại theo mục đích sử dụng

Theo cách phân loại này tài sản cố định của đơn vị được chia thành:

- Tài sản cố định dùng cho hoạt động HCSN

- Tài sản cố định dùng cho hoạt động chương trình, dự án, đề tài

- Tài sản cố định chuyên dùng cho hoạt động SXKD, dịch vụ

- Tài sản cố định dùng vào mục đích phúc lợi

- Tài sản cố định chờ xử lý (không còn sử dụng được, hoặc không cần dùng)Cách phân loại này nhằm xác định tình trạng thực tế Tài sản cố định sử dụngvào các mục đích hoạt động của đơn vị

Trang 20

1.2.3 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán tài sản cố định

* Yêu cầu quản lý tài sản cố định:

- Mọi tài sản cố định hiện có tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được quản lý chặtchẽ về hiện vật và giá trị theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tàisản nhà nước

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm lập thẻ tài sản cố định, hạch toán kếtoán đối với toàn bộ tài sản cố định hiện có của đơn vị theo đúng quy định của chế

độ kế toán hiện hành; thực hiện kiểm kê định kỳ hàng năm về tài sản cốđịnh hiện có thực tế; báo cáo cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp để thống nhất hạchtoán điều chỉnh số liệu giữa kết quả kiểm kê và sổ kế toán (nếu có); thực hiện báocáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý, sửdụng tài sản nhà nước

- Tài sản cố định đã tính hao mòn đủ nhưng vẫn còn sử dụng được thì cơquan, tổ chức, đơn vị vẫn phải tiếp tục quản lý theo quy định của pháp luật

* Nhiệm vụ của kế toán tài sản cố định:

- Tổ chức ghi chép phản ánh đầy đủ chính xác, kịp thời số lượng, giá trị, hiệntrạng TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm trong kỳ, việc sử dụng TSCĐ trong đơn

vị Thông qua đó giám đốc chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư, sử dụng TSCĐ ở đơn vị

- Tham gia nghiệm thu và xác định nguyên giá TSCĐ trong các trường hợp:hoàn thành việc mua sắm, xây dựng, bàn giao, đưa vào sử dụng, tài sản được cơquan quản lý cấp phát trừ vào kinh phí, tài sản tiếp nhận của các đơn vị khác bàngiao hoặc biếu tăng, viện trợ

- Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường TSCĐ trong đơn vị, lập

kế hoạch và theo dõi việc sửa chữa, thanh lý, khôi phục, đổi mới TSCĐ

- Phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ, phân tích tình hình sử dụng TSCĐ tại đơn vị

1.3 Kế toán tài sản cố định trên phương diện kế toán tài chính

1.3.1 Nguyên tắc kế toán tài sản cố định

Giá trị tài sản được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, kế toán TSCĐ phải tôntrọng nguyên tắc ghi nhận theo nguyên giá ( giá thực tế hình thành TSCĐ) và giá trịcòn lại của TSCĐ

Trang 21

Sau ghi nhận ban đầu, đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá trịbiến động thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lạimột cách đáng tin cậy thì được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lậpbáo cáo tài chính.

Tài sản cố định hữu hình và vô hình phải được phản ánh đầy đủ, chính xác,kịp thời cả về số lượng, giá trị và hiện trạng của những TSCĐ hiện có; tình hìnhtăng, giảm và việc quản lý, sử dụng tài sản Thông qua đó giám sát chặt chẽ việcđầu tư, mua sắm, sử dụng TSCĐ của đơn vị

Việc hạch toán khấu hao TSCĐ hàng năm sẽ được tính vào chi phí trong kỳ,ghi nhận tài sản đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu

Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng nhất quántrong kỳ kế toán năm; trường hợp thay đổi các quy định và phương pháp kế toán đãchọn thì đơn vị kế toán phải giải trình trong báo cáo tài chính

1.3.2 Kế toán tài sản cố định

1.3.2.1 Chứng từ kế toán

Để hạch toán tài sản cố định, kế toán căn cứ vào:

- Biên bản bàn giao tài sản cố định

Biên bản giao nhận TSCĐ nhằm xác nhận việc giao nhận TSCĐ sau khi hoànthành xây dựng, mua sắm, được cấp trên cấp phát, được tặng biếu, viện trợ, nhậngóp vốn, TSCĐ thuê ngoài đưa vào sử dụng tại đơn vị hoặc tài sản của đơn vị bàngiao cho đơn vị khác theo lệnh của cấp trên, theo hợp đồng góp vốn, Biên bảngiao nhận TSCĐ là căn cứ để giao nhận TSCĐ và kế toán ghi sổ TSCĐ, sổ kế toán

Biên bản giao nhận TSCĐ được lập thành 2 bản, mỗi bên (giao, nhận) giữ 1bản chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ kế toán và lưu

Trang 22

- Biên bản thanh lý tài sản cố định

Biên bản thanh lý TSCĐ nhằm xác nhận việc thanh lý TSCĐ và làm căn cứ đểghi giảm TSCĐ trên sổ kế toán

Biên bản thanh lý phải do Ban thanh lý TSCĐ lập và có đầy đủ chữ ký, ghi rõ

họ tên của Trưởng ban thanh lý, kế toán trưởng và Thủ trưởng đơn vị

- Biên bản đánh giá lại tài sản cố định

Biên bản đánh giá lại TSCĐ nhằm xác nhận việc đánh giá lại TSCĐ và làmcăn cứ để ghi sổ kế toán và các tài liệu liên quan đến số chênh lệch (tăng, giảm) dođánh giá lại TSCĐ

Khi có quyết định đánh giá lại TSCĐ, đơn vị phải thành lập Hội đồng đánh giálại TSCĐ, ghi rõ số và ngày, tháng, năm của Quyết định, họ và tên từng thành viêncủa Hội đồng đánh giá

Sau khi đánh giá xong, Hội đồng có trách nhiệm lập biên bản ghi đầy đủ cácnội dung và các thành viên trong Hội đồng ký, ghi rõ họ tên vào Biên bản đánh giálại TSCĐ

Biên bản đánh giá lại TSCĐ được lập thành 2 bản, 1 bản lưu tại phòng kế toán

để ghi sổ kế toán và 1 bản lưu cùng với hồ sơ kỹ thuật của TSCĐ

- Biên bản kiểm kê tài sản cố định

Biên bản kiểm kê tài sản cố định nhằm xác nhận số lượng, giá trị tài sản cốđịnh hiện có, thừa thiếu của đơn vị so với sổ kế toán trên cơ sở đó tăng cường quản

lý tài sản cố định, làm cơ sở quy trách nhiệm vật chất và ghi sổ kế toán

Trang 23

Khi tiến hành kiểm kê phải thành lập Ban kiểm kê, trong đó kế toán theo dõitài sản cố định là thành viên, ghi rõ thời điểm kiểm kê ( giờ ngày… tháng…năm…), họ và tên từng thành viên của Ban kiểm kê Khi tiến hành kiểm kê phải tiếnhành kiểm kê theo từng đối tượng ghi tài sản cố định

Trên Biên bản kiểm kê TSCĐ cần phải xác định và ghi rõ nguyên nhân gây rathừa hoặc thiếu TSCĐ, có ý kiến nhận xét và kiến nghị của Ban kiểm kê Biên bảnkiểm kê TSCĐ phải có chữ ký (ghi rõ họ tên) của Trưởng ban kiểm kê, kế toántrưởng và thủ trưởng đơn vị Mọi khoản chênh lệch về TSCĐ của đơn vị đều phảibáo cáo Thủ trưởng đơn vị xem xét

- Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định

Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ dùng để phản ánh số khấu hao TSCĐphải trích và phân bổ số khấu hao đó cho các đối tượng sử dụng TSCĐ trong kỳ.Bảng này áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp có hoạt động sản xuất, kinhdoanh phải trích khấu hao TSCĐ tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh sản phẩm,dịch vụ,

Số khấu hao phải trích kỳ này trên Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ được

sử dụng để ghi vào các sổ kế toán có liên quan, đồng thời được sử dụng để tính giáthành thực tế sản phẩm, dịch vụ hoàn thành

- Các chứng từ khác có liên quan, gồm: đề nghị thanh toán, đề nghị mua sắm,sửa chữa, báo giá của nhà cung cấp, quyết định, hợp đồng, hóa đơn, thanh lý …

1.3.2.2 Kế toán chi tiết tài sản cố định

Kế toán tài sản cố định căn cứ vào hồ sơ nhận được, với mỗi tài sản cố địnhlập một Thẻ tài sản cố định theo dõi riêng trong suốt quá trình sử dụng tài sản cốđịnh Các Thẻ tài sản cố định sau khi lập phải được đăng ký vào Sổ tài sản cố định

Trang 24

(lập chung cho toàn đơn vị hoặc chi tiết cho từng bộ phận sử dụng) Bên cạnh đó,các bộ phận sử dụng tài sản trong đơn vị cũng cần mở sổ theo dõi tài sản cố địnhriêng, làm căn cứ đối chiếu với sổ sách của kế toán.

Định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính, hoặc bất thường (các trường hợp bàngiao, chia tách, sáp nhập, giải thể đơn vị hoặc tổng kiểm kê đánh giá lại tài sản cốđịnh theo chủ trương của Nhà nước) đơn vị hành chính sự nghiệp phải tiến hànhkiểm kê tài sản cố định, mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu tài sản cố định đềuphải ghi rõ trong Biên bản kiểm kê, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm, đề xuấtbiện pháp xử lý và ghi chép đầy đủ, kịp thời vào các sổ kế toán liên quan theo quiđịnh của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành

1.3.2.3 Kế toán biến động tài sản cố định

a Tài khoản sử dụng: Việc hạch toán TSCĐ được sử dụng trên các tài khoảnchủ yếu sau:

* TK 211 – TSCĐ hữu hình: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có

và tình hình biến động của toàn bộ TSCĐ hữu hình của đơn vị theo nguyên giá

TK 211 được chia thành 7 tài khoản cấp 2, tương ứng với cách phân loại tàisản theo Thông tư số 162/2014/TT-BTC quy định về quản lý, tính hao mòn TSCĐtrong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụngngân sách nhà nước Theo đó, các tài khoản được phân chia như sau:

- TK 2111 – Nhà cửa, vật kiến trúc: Phản ánh giá trị của các TSCĐ là nhà cửa,vật kiến trúc

Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 3:

+ Tài khoản 21111- Nhà cửa, gồm: Nhà làm việc, nhà kho, nhà hội trường, nhàcâu lạc bộ, nhà văn hóa, nhà tập luyện và thi đấu thể thao, nhà bảo tồn bảo tàng, nhàtrẻ, nhà mẫu giáo, nhà xưởng, phòng học, nhà giảng đường, nhà ký túc xá, nhàkhám bệnh, nhà an dưỡng, nhà khách, nhà ở, nhà công vụ, nhà công thự, nhàkhác,

+ Tài khoản 21112- Vật kiến trúc, gồm: Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi,sân chơi, sân chơi thể thao, sân vận động, bể bơi, trường bắn, kè, đập, đê, cống,

Trang 25

kênh, mương máng, bến cảng, ụ tàu, giếng khoan, giếng đào, tường rào, vật kiếntrúc khác.

- TK 2112 – Phương tiện vận tải: Phản ánh giá trị của các TSCĐ là phươngtiện vận tải

Tài khoản này có 5 tài khoản cấp 3:

+ Tài khoản 21121- Phương tiện vận tải đường bộ: Phản ánh giá trị các loạiphương tiện vận tải đường bộ như xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy và các phương tiệnđường bộ khác

+ Tài khoản 21122- Phương tiện vận tải đường thủy: Phản ánh giá trị các loạiphương tiện vận tải đường thủy như: Tàu biển chở hàng hóa; tàu biển chở khách;tàu tuần tra, cứu hộ, cứu nạn đường thủy; tàu chở hàng đường thủy nội địa; tàu chởkhách đường thủy nội địa; phà đường thủy các loại; ca nô, xuồng máy các loại; ghe,thuyền các loại; phương tiện vận tải đường thủy khác

+ Tài khoản 21123- Phương tiện vận tải đường không: Phản ánh giá trị cácloại phương tiện vận tải đường không như máy bay

+ Tài khoản 21124- Phương tiện vận tải đường sắt: Phản ánh giá trị các loạiphương tiện vận tải đường sắt

+ Tài khoản 21128- Phương tiện vận tải khác: Phản ánh giá trị các loại phươngtiện vận tải khác không thuộc các phương tiện nêu trên

- TK 2113 – Máy móc, thiết bị: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ là máy móc,thiết bị dùng cho văn phòng, máy móc, thiết bị động lực, máy móc thiết bị chuyêndùng và máy móc thiết bị khác

Tài khoản này có 3 tài khoản cấp 3:

+ Tài khoản 21131- Máy móc, thiết bị văn phòng: Phản ánh giá trị các loạiTSCĐ là máy móc, thiết bị văn phòng

+ Tài khoản 21132- Máy móc, thiết bị động lực: Phản ánh giá trị các loạiTSCĐ là máy móc, thiết bị động lực

+ Tài khoản 21133- Máy móc, thiết bị chuyên dùng: Phản ánh giá trị các loạiTSCĐ là máy móc, thiết bị chuyên dùng

Trang 26

- TK 2114 – Thiết bị truyền dẫn: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ là thiết bịtruyền dẫn như phương tiện truyền dẫn khí đốt, phương tiện truyền dẫn điện,phương tiện truyền dẫn nước, phương tiện truyền dẫn các loại khác.

- TK 2115 – Thiết bị đo lường, thí nghiệm: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ làthiết bị đo lường, thí nghiệm

- TK 2116 – Cây lâu năm, súc vật làm việc: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ là

cơ thể sống, cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, vườn cây cảnh,súc vật cảnh

- TK 2118 – TSCĐ hữu hình khác: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ hữu hìnhkhác chưa phản ánh ở các tài khoản nêu trên (chủ yếu là TSCĐ mang tính đặcthù) như: Tác phẩm nghệ thuật, sách báo khoa học, kỹ thuật trong các thư viện

và sách báo phục vụ cho công tác chuyên môn, các vật phẩm trưng bày trong cácnhà bảo tàng

* TK 213 – TSCĐ vô hình: Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tìnhhình biến động giá trị toàn bộ TSCĐ vô hình của đơn vị

TK 213 chia thành 6 tài khoản cấp 2, bao gồm:

- TK 2131 – Quyền sử dụng đất: Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có

và tình hình biến động giá trị quyền sử dụng đất của đơn vị

- TK 2132 – Quyền tác quyền: Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có vàtình hình biến động giá trị quyền tác quyền của đơn vị

- TK 2133 – Quyền sở hữu công nghiệp: Tài khoản này dùng để phản ánh sốhiện có và tình hình biến động giá trị quyền sở hữu công nghiệp của đơn vị

- TK 2134 – Quyền đối với giống cây trồng: Tài khoản này dùng để phản ánh

số hiện có và tình hình biến động giá trị quyền đối với giống cây trồng của đơn vị

- TK 2135 – Phần mềm ứng dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có

và tình hình biến động giá trị phần mềm ứng dụng của đơn vị

- TK 2138 – TSCĐ vô hình khác: Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có

và tình hình biến động giá trị tài sản vô hình khác chưa được phản ánh ở các TKtrên của đơn vị

Các tài khoản liên quan:

Trang 27

* TK 214 – Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ: Tài khoản này dùng để phảnánh số hiện có và tình hình biến động giá trị khấu hao và hao mòn lũy kế của TSCĐhữu hình và TSCĐ vô hình trong quá trình sử dụng và những nguyên nhân khác làmtăng, giảm giá trị hao mòn của TSCĐ

Tài khoản 214 - Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ, có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 2141- Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ hữu hình: Phản ánh sốhiện có và sự tăng, giảm giá trị khấu hao và hao mòn của các TSCĐ hữu hình trongquá trình sử dụng và do những nguyên nhân khác

- Tài khoản 2142- Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ vô hình: Phản ánh sốhiện có và sự tăng, giảm giá trị khấu hao và hao mòn của các TSCĐ vô hình trongquá trình sử dụng và do những nguyên nhân khác

* TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu: Tài khoản này dùng để phảnánh các khoản thu từ nguồn NSNN cấp; nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài; nguồnphí được khấu trừ, để lại đơn vị nhưng chưa được ghi thu vào các TK thu tương ứngngay do các khoản thu này được phân bổ cho nhiều năm tiếp theo mặc dù đơn vị đãquyết toán với NSNN toàn bộ số đã sử dụng

Tài khoản 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu, có 4 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 3661- Ngân sách nhà nước cấp: Tài khoản này dùng để phản ánhgiá trị còn lại của TSCĐ; giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ còn tồn khohình thành bằng nguồn NSNN cấp hoặc bằng nguồn kinh phí hoạt động khác

Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 3:

+ Tài khoản 36611- Giá trị còn lại của TSCĐ: Tài khoản này dùng để phảnánh giá trị còn lại của TSCĐ hình thành bằng nguồn NSNN cấp

+ Tài khoản 36612- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho: Tàikhoản này dùng để phản ánh giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ hìnhthành bằng nguồn NSNN cấp còn tồn kho

- Tài khoản 3662- Viện trợ, vay nợ nước ngoài: Tài khoản này dùng để phảnánh giá trị còn lại của TSCĐ; giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ hìnhthành bằng nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài còn tồn kho

Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 3:

Trang 28

+ Tài khoản 36621- Giá trị còn lại của TSCĐ: Tài khoản này dùng để phảnánh giá trị còn lại của TSCĐ hình thành bằng nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài.+ Tài khoản 36622- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho: Tàikhoản này dùng để phản ánh giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ hìnhthành bằng nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài còn tồn kho.

- Tài khoản 3663- Phí được khấu trừ, để lại: Tài khoản này dùng để phản ánhgiá trị còn lại của TSCĐ; giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ còn tồn khohình thành bằng nguồn phí được khấu trừ, để lại

Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 3:

+ Tài khoản 36631- Giá trị còn lại của TSCĐ: Tài khoản này dùng để phảnánh giá trị còn lại của TSCĐ hình thành bằng nguồn phí được khấu trừ, để lại.+ Tài khoản 36632- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho: Tàikhoản này dùng để phản ánh giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ hìnhthành bằng nguồn phí được khấu trừ, để lại còn tồn kho

- Tài khoản 3664- Kinh phí đầu tư XDCB: Tài khoản này dùng để phản ánhkinh phí đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN cấp và nguồn khác (nếu có) đang trongquá trình XDCB dở dang

b Phương pháp kế toán

* Ghi nhận ban đầu TSCĐ

Việc ghi nhận ban đầu TSCĐ là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăngTSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình trong đơn vị bao gồm:

- Tăng do được viện trợ, tài trợ, biếu tặng nhỏ lẻ bằng TSCĐ, kế toán sẽ ghităng TCSĐ theo nguyên giá (ghi Nợ TK 211/TK 213) và ghi nhận các khoản nhậntrước chưa ghi thu (ghi Có TK 366 (36611))

- Tăng do mua sắm TSCĐ:

Căn cứ các chứng từ có liên quan đến mua sắm TSCĐ, kế toán xác địnhnguyên giá của TSCĐ, lập hồ sơ kế toán, lập biên bản giao nhận TSCĐ và tiến hànhghi sổ kế toán Việc mua sắm TSCĐ được thực hiện bằng các nguồn: nguồn NSNNcấp, nguồn viện trợ,vay nợ nước ngoài, nguồn phí được khấu trừ, để lại, các Quỹcủa đơn vị, nguồn vốn sản xuất kinh doanh…

Trang 29

+ Trong trường hợp mua về sử dụng ngay, không qua lắp đặt, chạy thử thì kếtoán sẽ ghi tăng TCSĐ theo nguyên giá (ghi Nợ TK 211/TK 213), ghi nhận thuếGTGT đầu vào được khấu trừ (ghi Nợ TK133 - nếu mua bằng nguồn vốn kinhdoanh của đơn vị và dùng cho hoạt động SXKD được khấu trừ thuế GTGT), căn cứtheo nguồn kinh phí thì ghi Có TK 111/112/331/366/…

Đồng thời, tùy thuộc vào việc sử dụng kinh phí mua sắm TSCĐ do rút dự toánhoặc sử dụng kinh phí được cấp bằng Lệnh chi tiền thực chi hoặc nguồn thu hoạtđộng khác được để lại hoặc nguồn phí được khấu trừ, để lại ghi Có TK 008/012/018/ 014

Nếu sử dụng nguồn phí được khấu trừ, để lại hay nguồn viện trợ, vay nợ nướcngoài để mua sắm TCSĐ, kế toán ghi nhận khoản tạm thu (ghi Nợ TK 337) và ghinhận các khoản nhận trước chưa ghi thu (ghi có TK 366)

Nếu sử dụng các Quỹ phúc lợi và Quỹ PTSN để mua sắm TCSĐ, kế toán ghigiảm Quỹ phúc lợi và Quỹ PTSN (ghi Nợ TK 43121/43141), ghi tăng Quỹ phúc lợi

và Quỹ PTSN hình thành TCSĐ (ghi có TK 43122/43142)

+ Trường hợp tài sản mua về phải qua lắp đặt, chạy thử thì sẽ hạch toán qua tàikhoản xây dựng cơ bản dở dang ( 2411): Khi hàng hóa mua về tất cả các chi phí sẽđược tập hợp (ghi nợ TK 2411) và căn cứ vào nguồn kinh phí thì ghi có TK111,112,331,366,… Khi hàng hóa lắp đặt chạy thử xong, bàn giao đưa vào sử dụng

kế toán sẽ ghi tăng TSCĐ (ghi nợ TK 211/213) và ghi giảm xây dựng cơ bản dởdang (có TK 2411)

Các bút toán ghi đồng thời thì căn cứ vào nguồn hình thành, kế toán hạch toánnhư trường hợp TSCĐ không qua lắp đặt chạy thử

- Kế toán tăng TSCĐ theo phương thức mua sắm tập trung

+ Trường hợp mua sắm tập trung theo cách thức ký thỏa thuận khung (đơn vị

sử dụng tài sản là đơn vị trực tiếp mua sắm tài sản) thì kế toán sẽ hạch toán tương tựnhư trường hợp mua sắm TSCĐ bằng nguồn NSNN cấp

+ Trường hợp mua sắm tập trung theo cách thức ký hợp đồng trực tiếp (đơn vịmua sắm tập trung thực hiện ký hợp đồng và mua sắm TSCĐ)

Trang 30

Tại đơn vị sử dụng tài sản là đơn vị tiếp nhận tài sản từ đơn vị mua sắm tậptrung: Khi nhận được TSCĐ hữu hình do đơn vị mua sắm tập trung bàn giao, nếuTSCĐ được đưa vào sử dụng ngay, kế toán ghi tăng TSCĐ (Nợ TK 211/213) và ghinhận các khoản nhận trước chưa ghi thu (ghi có TK 366).

Trường hợp TSCĐ nhận về phải qua lắp đặt, chạy thử, nộp lệ phí trước bạ vàcác khoản chi phí khác có liên quan, khi phát sinh chi phí ( chi phí lắp đặt, chạy thử,

…), kế toán sẽ ghi tăng xây dựng cơ bản dở dang (nợ TK 241) và ghi nhận cáckhoản nhận trước chưa ghi thu (ghi có TK 366), đồng thời ghi nhận nguồn kinh phí(ghi có TK 008)

Khi công tác lắp đặt, chạy thử hoàn thành bàn giao đưa tài sản vào sử dụng,

kế toán ghi tăng TSCĐ ( ghi nợ TK 211/213) (chi phí lắp đặt, chạy thử…) và ghigiảm xây dựng cơ bản dở dang (ghi có TK 241) (chi phí lắp đặt, chạy thử )

- Tăng do đầu tư XDCB hoàn thành

+ Khi phát sinh chi phí đầu tư XDCB thì kế toán ghi nhận xây dựng cơ bản dởdang (nợ TK 241) và căn cứ vào nguồn kinh phí thì ghi có TK 111,112, 331, 3664,

Đồng thời, tùy thuộc vào việc sử dụng kinh phí mua sắm TSCĐ do rút dự toánngân sách nhà nước hoặc nguồn thu hoạt động khác được để lại hoặc nguồn phíđược khấu trừ, để lại ghi Có TK 009/ 018/ 014

Nếu sử dụng nguồn phí được khấu trừ, để lại hay nguồn viện trợ, vay nợ nướcngoài hoặc nguồn thu hoạt động khác được để lại để mua sắm TCSĐ, kế toán ghinhận khoản tạm thu (ghi Nợ TK 337) và ghi nhận các khoản nhận trước chưa ghithu (ghi có TK 366)

+ Khi công trình hoàn thành bàn giao TSCĐ đưa vào sử dụng, căn cứ vào giátrị quyết toán công trình ( hoặc giá tạm tính), kế toán ghi tăng TSCĐ (nợ TK 211)

và ghi giảm xây dựng cơ bản dở dang(có TK 241)

Đồng thời, đối với TSCĐ hình thành từ nguồn NSNN và nguồn thu hoạt độngkhác được để lại hoặc nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài hoặc nguồn thu hoạt độngkhác được để lại, kế toán ghi nhận kinh phí đầu tư XDCB ( nợ TK 3664) và ghinhận giá trị còn lại của TSCĐ ( ghi có TK 36611/36621/36631)

Trang 31

Nếu sử dụng các Quỹ phúc lợi và Quỹ PTSN để đầu tư XDCB, kế toán ghigiảm Quỹ phúc lợi và Quỹ PTSN (ghi Nợ TK 43121/43141), ghi tăng Quỹ phúc lợi

+ Khi nhận được TSCĐ đã qua sử dụng do cấp trên cấp hoặc đơn vị khác điềuchuyển đến về sử dụng ngay, căn cứ vào quyết định, biên bản bàn giao TSCĐ xácđịnh nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của TSCĐ, kế toán ghi tăng TSCĐtheo nguyên giá (nợ TK 211) và ghi nhận giá trị khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ(ghi có TK 214) và ghi nhận giá trị còn lại TSCĐ ( ghi có TK 366 ( 36611))

- Trường hợp TSCĐ hữu hình đơn vị đang sử dụng thuộc dự án viện trợ củanước ngoài nhưng chưa bàn giao cho phía Việt Nam thì toàn bộ giá trị của TSCĐđược hạch toán vào Tài sản thuê ngoài (ghi Nợ TK 001) Khi dự án kết thúc, nếuphía nước ngoài bàn giao cho phía Việt Nam, ghi giảm phần TSCĐ thuê ngoài (ghi

Có TK 001) Đồng thời phải xác định giá trị đã hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐbàn giao Căn cứ vào quyết định của cấp có thẩm quyền giao TSCĐ cho bên nào thìđơn vị đó hạch toán tăng TSCĐ theo số liệu trên “Biên bản bàn giao TSCĐ”

* Ghi nhận tài sản trong quá trình sử dụng

+ Hao mòn và khấu hao TSCĐ

- Trong trường hợp mua sắm, đầu tư TSCĐ bằng nguồn thu hoạt động doNSNN cấp hoặc do được viện trợ, tài trợ, biếu tặng nhỏ lẻ bằng TSCĐ hoặc nguồnquỹ PTSN, tùy theo mục đích sử dụng của tài sản dùng cho hoạt động hành chínhhay hoạt động SXKD, dịch vụ, kê toán sẽ tính khấu hao và hao mòn như sau:

+ Nếu TSCĐ dùng cho hoạt động hành chính, kế toán tính hao mòn TSCĐ vàghi tăng chi phí hoạt động ( ghi nợ TK 611) và ghi nhận hao mòn lũy kế TSCĐ ( ghi

có TK 214)

Trang 32

+ Nếu TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD, dịch vụ, kế toán tính khấu haoTSCĐ ghi nhận chi phí SXKD, dịch vụ ( ghi nợ các TK 154, 642) và ghi nhận khấuhao lũy kế TSCĐ ( ghi có TK 214).

Cuối năm, nếu sử dụng nguồn NSNN cấp hoặc đơn vị được viện trợ, tài trợ,biếu tặng nhỏ lẻ bằng TSCĐ thì sẽ kết chuyển số khấu hao, hao mòn đã tríchtrong năm vào thu hoạt động do NSNN cấp bằng cách ghi giảm các khoản nhậntrước chưa ghi thu ( ghi nợ TK 366) và ghi nhận thu hoạt động do NSNN cấp( ghi có TK 511)

- Nếu sử dụng nguồn quỹ PTSN, cuối năm đơn vị kết chuyển số hao mòn đãtính trong năm bằng cách ghi giảm quỹ PTSN hình thành TSCĐ ( ghi nợ TK43142) và xác định thặng dư ( thâm hụt) lũy kế ( số hao mòn đã tính) ( ghi có TK421) Số khấu hao đã trích trong năm cũng sẽ được ghi nhận bằng cách ghi giảmquỹ PTSN hình thành TSCĐ ( ghi nợ TK 43142) và xác định số khấu hao đãtrích (ghi có TK 43141)

- Trong trường hợp TSCĐ được mua, đầu tư bằng nguồn viện trợ, vay nợ nướcngoài, kế toán sẽ ghi nhận chi phí ( ghi nợ TK 612) và ghi nhận hao mòn TSCĐ (ghi

và ghi nhận hao mòn TSCĐ (ghi có TK 214)

Cuối năm, căn cứ vào số khấu hao đã trích trong năm, ghi giảm giá trị còn lại củaTSCĐ ( ghi nợ TK 36631) và ghi nhận số thu được khấu trừ, để lại ( ghi có TK 514)

- Nếu TSCĐ mua sắm, đầu tư bằng Quỹ phúc lợi (dùng cho hoạt động phúclợi) thì cuối năm sẽ ghi giảm quỹ phúc lợi hình thành TSCĐ ( ghi nợ TK 43122) vàghi nhận khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ ( ghi có TK 214)

+ Kế toán sửa chữa TSCĐ

Trang 33

- Trong trường hợp sửa chữa thường xuyên, mang tính bảo dưỡng, duy trìhoạt động của tài sản cố định, toàn bộ chi phí sửa chữa (tự làm hoặc thuê ngoài) sẽđược tập hợp vào các chi phí tương ứng.

+ Trong trường hợp sửa chữa bằng nguồn kinh phí NSNN cấp thì sẽ ghi nhậnchi phí ( ghi nợ TK 611) và ghi nhận nguồn thu ( ghi có TK 511)

Đồng thời, đối với việc sử dụng kinh phí sửa chữa do rút dự toán sẽ ghi Có

TK 008

+ Trong trường hợp sửa chữa bằng nguồn quỹ phúc lợi và nguồn quỹ PTSNthì kế toán ghi giảm Quỹ phúc lợi và Quỹ PTSN (ghi Nợ TK 43121/43141) và căn

cứ theo hình thức thanh toán thì ghi Có TK 111/112/331…

+ Trong trường hợp sửa chữa bằng nguồn thu SXKD , kế toán hạch toán ghinhận chi phí ( ghi nợ TK 642/652) và căn cứ theo nguồn kinh phí thì ghi Có TK111/112/331…

+ Trong trường hợp sửa chữa bằng nguồn thu phí, lệ phí khấu trừ để lại, kếtoán sẽ ghi nhận chi phí ( ghi nợ TK 6148) và căn cứ theo hình thức thanh toán thìghi Có TK 111/112/331…Đồng thời, ghi nhận khoản tạm thu ( ghi nợ TK 3373) vàghi nhận khoản thu phí, lệ phí khấu trừ để lại ( ghi có TK 514) và đồng thời ghinhận số phí đã sử dụng ( ghi có TK 014)

- Trong trường hợp sửa chữa lớn TSCĐ (nâng cấp TSCĐ) thì kế toán tập hợpchi phí vào TK 241 ( ghi nợ Tk 241 ), ghi nhận thuế GTGT đầu vào được khấu trừ(ghi Nợ TK133 - nếu được nâng cấp bằng nguồn vốn kinh doanh của đơn vị vàdùng cho hoạt động SXKD được khấu trừ thuế GTGT) và tùy theo hình thức giaothầu sẽ ghi có TK 111/112/331

Đồng thời, tùy theo nguồn kinh phí NSNN cấp hay nguồn thu hoạt động khácđược để lại để ghi có TK 009/018

Toàn bộ chi phí nâng cấp TSCĐ hoàn thành ghi tăng nguyên giá TSCĐ, ghi nợ

TK 211/213 và ghi giảm XDCB dở dang ( ghi có TK 241)

Nếu TSCĐ được đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN cấp hoặc nguồn viện trợ,vay nợ nước ngoài hoặc nguồn phí khấu trừ, để lại thì đồng thời ghi nhận kinh phí

Trang 34

đầu tư XDCB ( ghi nợ TK 3664) và ghi nhận giá trị còn lại của TSCĐ ( ghi có TK36611,36621,36631).

+ Trong trường hợp TSCĐ ghi giảm thuộc nguồn NSNN hoặc nguồn viện trợkhông hoàn lại, nguồn vay nợ nước ngoài hoặc nguồn phí được khấu trừ, để lại, kếtoán sẽ ghi giảm giá trị hình thành TSCĐ (giá trị còn lại) ( ghi nợ TK 366), ghi giảmgiá trị hao mòn lũy kế ( ghi nợ TK 214) và ghi giảm nguyên giá TSCĐ ( ghi có TK211/213)

+ Trong trường hợp TSCĐ ghi giảm thuộc nguồn SXKD, kế toán sẽ ghi giảmchi phí hoặc giá vốn ( ghi nợ TK 632/642), ghi giảm giá trị hao mòn lũy kế ( ghi nợ

TK 214) và ghi giảm nguyên giá TSCĐ ( ghi có TK 211/213)

+ Trường hợp TSCĐ ghi giảm được hình thành bằng Quỹ phúc lợi hoặc Quỹphát triển hoạt động sự nghiệp, kế toán sẽ ghi giảm giá trị hình thành TSCĐ ( giá trịcòn lại) (ghi nợ TK 43122, 43142), ghi giảm giá trị hao mòn lũy kế (ghi nợ TK 214)

và ghi giảm nguyên giá TSCĐ ( ghi có TK 211, 213)

1.3.2.5 Sổ kế toán tài sản cố định

Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh

tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quanđến đơn vị hành chính sự nghiệp

Về hệ thống sổ kế toán: mỗi đơn vị kế toán chỉ được mở và giữ một bộ sổ kếtoán duy nhất gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết:

Trang 35

+ Đối với hình thức Nhật ký – Sổ cái: Sổ kế toán tổng hợp sử dụng là sổ Nhật

ký – sổ cái: các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh vào một quyển sổ kếtoán tổng hợp duy nhất gọi là sổ Nhật ký – Sổ cái Sổ này phản ánh tất cả các tàikhoản mà đơn vị sử dụng và ghi chép kết hợp theo thời gian và theo hệ thống Nhưvậy, sổ tổng hợp TSCĐ đối với hình thức Nhật ký – Sổ cái là sổ Nhật ký – Sổ cáicác phần ghi cho các TK 211, TK 213, TK 214

+ Đối với hình thức Nhật ký chung: Sổ kế toán tổng hợp sử dụng là sổ Nhật ký

chung: tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổNhật ký, trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nộidung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó Sau đó lấy số liệu theo đốitượng để phản ánh vào sổ Cái tài khoản Kế toán TSCĐ theo hình thức Nhật kýchung sử dụng các sổ tổng hợp là sổ Nhật ký chung và sổ cái TK 211 “Tài sản cốđịnh hữu hình”, sổ cái TK 213 “Tài sản cố định vô hình” và sổ cái TK 214 “Haomòn TSCĐ”

+ Đối với hình thức Chứng từ ghi sổ: việc ghi sổ được tách thành 2 quá trìnhriêng biệt là: Sổ Đăng ký chứng từ ghi theo thời gian phản ánh toàn bộ chứng từ ghi

sổ đã lập trong kỳ và Sổ cái ghi theo hệ thống Theo hình thức này, kế toán TSCĐ

sử dụng các Chứng từ ghi sổ cho các nghiệp vụ về TSCĐ, sổ Đăng ký Chứng từ ghi

sổ và sổ cái TK 211 “Tài sản cố định hữu hình”, sổ cái TK 213 “Tài sản cố định vô

hình” và sổ cái TK 214 “Hao mòn TSCĐ”

- Sổ kế toán chi tiết:

Số liệu trên sổ kế toán chi tiết TSCĐ cung cấp các thông tin cho việc quản lý

+ Sổ TSCĐ: Sổ được mở để theo dõi tình hình tăng, giảm, tình hình hao mòntheo từng loại tài sản của toàn đơn vị, mỗi tài sản được ghi riêng một sổ hoặc một

số trang của sổ Căn cứ để ghi sổ là thẻ TSCĐ

Trang 36

+ Sổ theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng: Sổ này được ghi chép tình hình tăng,giảm TSCĐ, nhằm quản lý TSCĐ đã được trang cấp cho các bộ phận trong đơn vị

và làm căn cứ để đối chiếu khi tiến hành kiểm kê định kỳ Căn cứ để ghi sổ là biênbản giao nhận TSCĐ

Việc mở sổ kế toán và ghi chép của các đơn vị cần đảm bảo những yêu cầu sau:

- Sổ kế toán phải được mở vào đầu kỳ kế toán năm hoặc ngay sau khi có quyết

định thành lập và bắt đầu hoạt động của đơn vị kế toán Các số dư từ sổ kế toán năm

cũ phải được chuyển sang và ghi ngay nghiệp vụ kinh tế, tài chính mới phát sinhthuộc năm ngân sách mới từ ngày 1/1

- Việc ghi sổ kế toán nhất thiết phải căn cứ vào chứng từ kế toán Các chứng

từ này phải hợp pháp, hợp lệ, hợp lý Số liệu trong sổ phải đảm bảo rõ ràng, liên tục,

có hệ thống, ghi bằng mực tốt không phai, không nhoè, không được tẩy xoá, khôngdùng chất hoá học để sửa chữa Khi sửa số liệu trong sổ kế toán nhất thiết phải tuântheo các phương pháp sửa chữa theo quy định

- Thông tin trong sổ sách phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác,

trung thực tình hình tài sản, nguồn vốn, các khoản thu, chi để cung cấp các thông tincần thiết cho việc lập báo cáo tài chính của đơn vị

- Sổ kế toán phải được quản lý, phân công rõ ràng trách nhiệm cá nhân giữ và

ghi sổ Sổ kế toán giao cho nhân viên nào thì nhân viên đó phải chịu trách nhiệm vềnhững điều ghi trong sổ và giữ sổ trong suốt thời gian dùng sổ

- Hết kỳ kế toán phải khoá sổ kế toán Ngoài ra trong một số trường hợp như

kiểm kê tài sản, sáp nhập, chia tách cũng khoá sổ kế toán Mỗi lần khoá sổ ngườigiữ sổ, phụ trách kế toán phải ký tên vào sổ

Các đơn vị hành chính sự nghiệp có thể ghi sổ kế toán bằng tay hoặc ghi bằngmáy vi tính Trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính thì phải thể hiện đầy đủcác chỉ tiêu quy định cho từng mẫu sổ Cuối kỳ kế toán sau khi đã hoàn tất việckhoá sổ theo quy định cho từng loại sổ, phải tiến hành in ra giấy toàn bộ sổ kế toántổng hợp và sổ kế toán chi tiết và phải đóng thành từng quyển

Trang 37

1.3.2.6 Trình bày thông tin tài sản cố định trên Báo cào tài chính và báo cáo tài chính

Thông tin về TSCĐ được trình bày trên báo cáo tài chính gồm: Báo cáo tìnhhình tài chính và Thuyết minh báo cáo tài chính

- Trên Báo cáo tình hình tài chính: Được phản ánh tổng quát số hiện có đầu kỳ

và số cuối kỳ về tình hình tài sản thể hiện chỉ tiêu nguyên giá , khấu hao và haomòn lũy kế

- Trên Thuyết minh báo cáo tài chính: Được phản ánh chi tiết số hiện có vàtình hình tăng, giảm TSCĐ ở đơn vị

1.4 Kế toán tài sản cố định trên phương diện kế toán quản trị

1.4.1 Xác định nhu cầu đầu tư mua sắm

Xác định nhu cầu đầu tư mua sắm TSCĐ tập trung vào các nội dung: xác địnhnhu cầu đầu tư xây dựng và xác định nhu cầu mua sắm TSCĐ

* Xác định nhu cầu đầu tư xây dựng

Xác định nhu cầu đầu tư xây dựng là việc xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạtđộng sự nghiệp và các công trình khác trong đơn vị sự nghiệp công lập

Hàng năm, các đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo cơ quan chủ quản cấp trên

về nhu cầu xây dựng mới, cải tạo hoặc xây dựng thêm trụ sở làm việc, cơ sở hoạtđộng sự nghiệp, công trình xây dựng khác để cơ quan chủ quản cấp trên xem xéttổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, thẩm định

* Xác định nhu cầu mua sắm tài sản cố định

Mua sắm TSCĐ được thực hiện khi đơn vị sự nghiệp công lập mới được thànhlập và mua sắm bổ sung TSCĐ

Hàng năm, các đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ vào thực trạng TSCĐ hiện

có, đối chiếu với tiêu chuẩn, định mức sử dụng của từng loại tài sản do cơ quan Nhànước có thẩm quyền quy định để xác định nhu cầu mua sắm, lập dự toán báo cáovới cơ quan quản lý cấp trên xem xét, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết địnhtheo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước

Trang 38

1.4.2 Xây dựng các phương án đầu tư

* Xác định nhu cầu đầu tư xây dựng

- Sau khi nhận được ý kiến thẩm định, chủ đầu tư lập dự án đầu tư, dự toánđầu tư trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, để tổng hợp vào kế hoạch

và dự toán ngân sách hàng năm trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định

- Tùy theo quy mô, tính chất của dự án và năng lực của mình, chủ đầu tư lựachọn một trong các hình thức quản lý thực hiện dự án sau:

+ Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án: áp dụng hình thứcnày, chủ đầu tư phải có bộ máy quản lý dự án đủ năng lực hoặc thành lập Ban Quản

lý dự án để quản lý dự án Chủ đầu tư hoặc Ban Quản lý dự án phải đăng ký hoạtđộng tại cơ quan có thẩm quyền

+ Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án: Chủ đầu tư không đủ điều kiện trựctiếp quản lý thực hiện dự án thì phải thuê tổ chức chuyên môn hoặc giao cho BanQuản lý chuyên ngành làm chủ nhiệm điều hành dự án Chủ đầu tư phải trình người

có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt tổ chức điều hành dự án

+ Hình thức chìa khóa trao tay: Được áp dụng khi chủ đầu tư được phép tổchức đấu thầu để chọn nhà thầu thực hiện tổng thầu toàn bộ dự án từ khảo sát, thiết

kế, mua sắm vật tư, thiết bị, xây lắp cho đến khi bàn giao công trình đưa vào khaithác, sử dụng

* Quản lý quá trình mua sắm tài sản cố định

- Thực hiện mua sắm và thanh quyết toán: Sau khi dự toán chi về mua sắmTSCĐ được cơ quan có thẩm quyền duyệt, và có nguồn kinh phí mua sắm TSCĐbảo đảm thì đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức thực hiện Các hình thức mua sắmTSCĐ hiện nay bao gồm:

+ Mua sắm TSCĐ thông qua đấu thầu : bao gồm đấu thầu rộng rãi và đấu thầuhạn chế

Đấu thầu rộng rãi: Là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời rộng rãi cácnhà thầu (tối thiểu là 05) có đủ năng lực tham dự Đây là hình thức chủ yếu được ápdụng trong đấu thầu mua sắm TSCĐ của các đơn vị sự nghiệp công lập

Trang 39

Đấu thầu hạn chế: Là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhàthầu (tối thiểu là 03) có đủ năng lực tham dự Danh sách nhà thầu tham dự phảiđược người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt Hình thức đấu thầuhạn chế chỉ được xem xét áp dụng khi thỏa mãn một trong các điều kiện: chỉ có một

số nhà thầu đáp ứng được gói thầu; theo yêu cầu của bên tài trợ nguồn vốn thựchiện việc mua sắm; do tình hình cụ thể của gói thầu mà đấu thầu hạn chế có lợi thế.+ Mua sắm không phải đấu thầu Các hình thức mua sắm không qua đấu thầubao gồm:

Chào hàng cạnh tranh: Là hình thức lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa trên

cơ sở chào hàng của các nhà thầu Hiện nay, ở Việt Nam, hình thức này được ápdụng trong trường hợp mua sắm hàng hóa có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 200triệu đồng mà không đủ điều kiện để áp dụng hình thức chỉ định thầu Mỗi gói thầuphải có ít nhất 03 chào hàng của 3 nhà thầu khác nhau

Mua sắm trực tiếp: Là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu cung cấp hàng hóatrên cơ sở kết quả đấu thầu đã được đơn vị tổ chức trong năm Hình thức này được

+ Chỉ định thầu: Là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của góithầu Hình thức chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp: Gói thầu theo yêucầu của cơ quan tài trợ phải chỉ định thầu; Hàng hóa do doanh nghiệp trong nướcđộc quyền sản xuất và có giá bán thống nhất trong toàn quốc; Hàng hóa do công tynước ngoài độc quyền sản xuất, đồng thời có độc quyền phân phối, tiêu thụ ở ViệtNam; Các gói thầu có tính chất đặc biệt, là hàng hóa có liên quan chặt chẽ tới hànghóa khác đã được một nhà thầu cung cấp và có bằng chứng chứng minh rằng chỉ

Trang 40

nhà thầu đó mới có thể thực hiện gói thầu với chất lượng tốt nhất và chi phí hợp lýnhất; Các trường hợp đặc biệt do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định.

1.4.3 Thu thập thông tin

Kế toán quản trị là quá trình thu thập thông tin và xử lý thông tin Thông tin

mà kế toán cung cấp phải phù hợp với mục đích nhà quản trị, thông tin phải đầy đủtheo yêu cầu của nhà quản trị, đủ chính xác, rõ ràng, kịp thời và đáng tin cậy

1.4.3.1 Thu thập thông tin quá khứ

Thu nhận thông tin bao gồm thu nhận cả thông tin quá khứ và thông tin tươnglai Thông tin quá khứ là thông tin về các giao dịch, các sự kiện đã phát sinh và thực

sự hoàn thành Thông tin quá khứ thường bao gồm các nội dung về tình hình phátsinh các khoản chi phí đầu tư, mua sắm TSCĐ đã được thực hiện, thông tin vềTSCĐ trong quá trình sử dụng như khấu hao, hao mòn TSCĐ, sửa chữa TSCĐ,…Các thông tin này có thể do kế toán cung cấp và cũng có thể do các bộ phận kháccung cấp như: Phòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng Vật tư thiết bị nhưng nguồn cungcấp thông tin quá khứ chủ yếu do bộ phận kế toán của đơn vị thu nhận thông quacác chứng từ kế toán, sổ kế toán: số chi tiết TSCĐ, sổ cái các tài khoản tài TSCĐ

1.4.3.2 Thu thập thông tin tương lai

Thông tin tương lai là những thông tin đặc thù của kế toán quản trị Đó là cácthông tin dự báo tình hình phát sinh chi phí TSCĐ trong tương lai ngắn hạn và dàihạn Các thông tin này được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, việc thu nhận thông tin

do tất cả các bộ phận trong đơn vị đảm nhận Các thông tin tương lai về kế toánquản trị TSCĐ như: dự báo việc nhu cầu mua sắm tài sản mới thay thế tài sản cũ,nếu mua tài sản thì trả tiền bằng nguồn vốn nào, giá của tài sản đó trên thị trường làbao nhiêu, các nhà cung cấp có thể cung cấp tài sản đó, hiệu quả sử dụng củaTSCĐ

1.4.4 Phân tích và cung cấp thông tin

Phân tích thông tin là việc xác định bản chất thực sự của vấn đề đang biểu hiệnnhờ đó nhà lãnh đạo sẽ quyết định các phương pháp giải quyết gốc rễ của vấn đềthay vì xử lý các hiện tượng

Ngày đăng: 08/01/2020, 15:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w