Luận văn làm rõ thực trạng kiểm soát thuế thu nhập doanh tại chi cục thuế huyện Hòa Vang, chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế; đề xuất những giải pháp có thể áp dụng trong thời gian đến tại chi cục thuế huyện Hòa Vang nhằm tăng cường kiểm soát thuế thu nhập doanh.
Trang 2Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN CÔNG PHƯƠNG
Phản biện 1: TS Đoàn Thị Ngọc Trai
Phản biện 2: TS Hồ Văn Nhàn
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà
Nẵng vào ngày 24 tháng 02 năm 2019
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế quốc dân và là cơ sở đảm bảo công bằng xã hội đối với mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy SXKD phát triển Do vậy để đảm bảo nguồn thu cho NSNN, tạo ra một nguồn lực tài chính đủ mạnh
để phát triển kinh tế, xây dựng đất nước đòi hỏi phải thực hiện vấn
đề kiểm soát việc kê khai, thu nộp thuế một cách hiệu quả Đặc biệt đối với thuế TNDN, là một sắc thuế đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế, khuyến khích đầu tư mở rộng SXKD, nhưng cũng tồn đọng không ít vấn đề về gian lận thuế, trốn thuế dưới nhiều hình thức tinh vi, khó phát hiện
Cùng với sự phát triển của đất nước, các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng trong những năm qua
đã phát triển nhanh chóng và đóng góp một phần quan trọng vào nguồn thu Ngân sách của huyện Tuy nhiên, với cơ chế “tự tính, tự khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm” thì nhiều DN đã cố tình kê khai sai số thuế phải nộp, gây thất thoát nguồn thu ngân sách nhà nước
Vì vậy, việc kiểm soát thuế TNDN là một vấn đề cấp thiết, quan trọng hàng đầu đối với chi cục thuế huyện Hòa Vang
Từ trước đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về đề tài kiểm soát thuế TNDN Mặc dù có nhiều điểm chung, dựa trên các nguyên tắc chung
về kiểm soát thuế TNDN, giữa các đơn vị vẫn còn một số khác biệt
do môi trường của tổ chức và việc tổ chức thực hiện Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực hiện tại chi cục thuế huyện Hòa Vang Việc thực hiện nghiên cứu sẽ giúp chi cục thuế huyện Hòa Vang nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát thuế TNDN, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước đồng thời góp phần
Trang 4làm lành mạnh hoá hoạt động tài chính, tạo sự bình đẳng và công bằng trong xã hội
Xuất phát từ những lý do trên nên tôi chọn đề tài nghiên cứu:
“Kiểm soát thuế thu nhập doanh tại Chi cục thuế huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng”, đề tài này có ý nghĩa thiết thực cả về lý
luận và thực tiễn
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ thực trạng kiểm soát thuế TNDN tại chi cục thuế huyện Hòa Vang, chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế
- Đề xuất những giải pháp có thể áp dụng trong thời gian đến tại chi cục thuế huyện Hòa Vang nhằm tăng cường kiểm soát thuế TNDN
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu liên quan đến kiểm soát thuế TNDN tại
CQT trên cơ sở lý thuyết về kiểm soát nội bộ Về không gian, nghiên cứu được thực hiện tại chi cục thuế huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp, thu thập
số liệu trực tiếp tại chi cục thuế huyện Hòa Vang Luận văn cũng tiếp thu, kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của một số công trình liên quan đã được công bố
5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần đưa ra một cái nhìn, đánh giá tổng quan về thực trạng kiểm soát thuế TNDN tại chi cục thuế huyện Hòa Vang hiện nay, đồng thời đưa ra những đề xuất, giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của công tác kiểm soát thuế TNDN tại chi cục thuế huyện Hòa Vang nói riêng và ngành thuế nói chung
Trang 56 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm
3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về kiểm soát thuế TNDN
Chương 2: Thực trạng kiểm soát thuế TNDN tại chi cục thuế
huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
Chương 3: Giải pháp tăng cường kiểm soát thuế TNDN tại chi
cục thuế huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
7 Tổng quan tài liệu
Chủ đề kiểm soát thuế TNDN thu hút nhiều tác giả tìm hiểu, trong đó phần lớn là các đề tài, luận văn cao học Các đề tài nghiên cứu trước đây đều đã đánh giá được thực trạng kiểm soát thuế TNDN tại CQT nghiên cứu, nhận diện những tồn tại để đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát thuế TNDN tại CQT đó Tuy nhiên, mỗi CQT đều có môi trường và cách thức tổ chức thực hiện khác nhau và từ trước đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về kiểm soát thuế TNDN tại chi cục thuế huyện Hòa Vang, thành phố
Đà Nẵng Mặt khác, các đề tài trước đây tiếp cận theo khuôn khổ kiểm tra thuế thay vì tiếp cận có liên quan đến các thành phần của kiểm soát Vì vậy, trên cơ sở nghiên cứu lý luận, các văn bản pháp
vào nghiên cứu công tác kiểm soát thuế TNDN tại chi cục thuế huyện Hòa Vang, với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát thuế TNDN tại chi cục thuế huyện Hòa Vang trong thời gian đến
Trang 6CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP 1.1 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ RỦI RO THẤT THU THUẾ
1.1.1 Thuế thu nhập doanh nghiệp
a Khái niệm và đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo nội dung của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 được Quốc hội Khoá XII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 03 tháng 6 năm 2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01
năm 2009 thì “Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu
đánh vào thu nhập của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi những chi phí
để tạo ra thu nhập trong mỗi kỳ tính thuế”
b Tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Số thuế TNDN phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế trừ đi phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ (nếu có) nhân với thuế suất thuế TNDN
1.1.2 Rủi ro thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo tác giả Trọng Bảo (2013), “Chống thất thu thuế: từ thực tiễn đến hành động” đăng trên Tạp chí thuế Online vào ngày 27/09/2013,
“Thất thu thuế là một hiện tượng thực tế khách quan vốn có của bất
kỳ hệ thống thuế khoá nào Nó phản ánh hai mặt của một vấn đề: lợi ích của nhà nước và lợi ích của DN (hay lợi ích cá nhân) Thất thu thuế biểu hiện, diễn biến rất đa dạng và phức tạp, tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội của một quốc gia, song có thể khái quát hoá thành hai dạng: thất thu thực tế và thất thu tiềm năng Trong đó, thất thu thực
tế, có nghĩa là có nhiều khoản thu được quy định rõ ràng trong các luật thuế, song do nhiều nguyên nhân số tiền đó không được tập
Trang 7trung vào ngân sách đúng quy định Còn thất thu tiềm năng, bao hàm
cả trường hợp “lách thuế” có nguyên nhân từ kẽ hở của luật pháp hoặc sự buông lỏng quản lý, có nghĩa là thực tế có nhiều nguồn thu cần thiết phải động viên vào ngân sách nhưng lại không thu được, vì chưa có quy định của luật pháp.”
1.2 KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1.2.1 Kiểm soát nội bộ
Theo tác giả Đường Nguyễn Hưng (2016), dựa trên khuôn khổ
COSO (2013) định nghĩa, kiểm soát nội bộ là một tiến trình được thiết lập và vận hành bởi hội đồng quản trị, ban quản lý và các nhân
sự khác, được thiết kế để đem lại một sự bảo đảm hợp lý đối với việc đạt được các mục tiêu hoạt động, mục tiêu báo cáo và sự tuân thủ với các luật và quy định liên quan
Các yếu tố cấu thành KSNB
Khuôn khổ COSO đề xuất hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm 5 thành phần: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm
soát, Thông tin và trao đổi thông tin, Hoạt động giám sát
1.2.2 Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp
a Khái niệm kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp
Dựa trên khái niệm về kiểm soát nội bộ theo khuôn khổ COSO
tác giả định nghĩa, kiểm soát thuế là một tiến trình được thiết lập và
vận hành bởi ban lãnh đạo và các cán bộ công chức của CQT, được thiết kế để đem lại một sự bảo đảm hợp lý đối với việc đạt được mục tiêu thu ngân sách nhà nước và bảo đảm hệ thống pháp luật thuế được thực thi đầy đủ, nghiêm túc
Mặc dù có nhiều điểm tương đồng với KSNB của công ty, tuy nhiên kiểm soát thuế lại mang những đặc điểm riêng biệt liên quan
Trang 8đến đối tượng kiểm soát Nếu KSNB của công ty là nhằm đối phó với những rủi ro thuộc về nội bộ trong công ty, thì kiểm soát thuế lại nhằm đối phó với những rủi ro thuộc về các chủ thể bên ngoài CQT,
đó là các đối tượng phải đóng thuế bao gồm doanh nghiệp, tổ chức,
cá nhân kinh doanh nhằm đảm bảo việc kê khai, tính thuế, nộp thuế được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, hạn chế rủi ro thất thu thuế Do vậy, trên cơ sở của kiểm soát nội bộ theo khuôn khổ COSO, kiểm soát thuế TNDN trong phạm vi đề tài chỉ tập trung đến
03 thành phần: Đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro và hoạt động giám sát Các thành phần còn lại là môi trường kiểm soát, thông tin và trao đổi thông tin chỉ đóng vai trò là những nhân tố thuộc về nội bộ CQT và hỗ trợ trong công tác kiểm soát thuế TNDN
b Đặc điểm kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp
Kiểm soát thuế TNDN mang tính chất ngoại kiểm
c Vai trò của kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp
Kiểm soát thuế TNDN đóng một vai trò quan trọng trong công tác quản lý thuế, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, thu đúng, thu đủ, thu kịp thời
1.3 QUY TRÌNH KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Việc kiểm soát thuế TNDN được thực hiện dựa trên quy trình quản lý thuế Từ tháng 3 năm 2010 đến nay, công tác QLT tại các CQT được thực hiện dựa vào mô hình QLT theo chức năng Do vậy, kiểm soát thuế TNDN sẽ được thực hiện theo từng chức năng của quá trình quản lý bao gồm: Kiểm soát đăng ký, kê khai thuế TNDN; Kiểm soát số thuế TNDN do DN kê khai; Kiểm soát xử lý vi phạm
về thuế TNDN; Kiểm soát nợ thuế TNDN
Trang 91.4 ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP
Theo khuôn khổ kiểm soát nội bộ, kiểm soát thuế cần phải nhận diện và đánh giá rủi ro Việc kiểm soát thuế TNDN được thực hiện dựa trên quy trình QLT theo chức năng và ở bất kỳ chức năng nào cũng đều xuất hiện các rủi ro gây thất thu thuế TNDN, cụ thể như sau:
Kiểm soát đăng ký, kê khai thuế TNDN:
Ở chức năng này, rủi ro là việc doanh nghiệp không đăng ký và
kê khai thuế TNDN Rủi ro này xuất phát từ đối tượng bên ngoài là các doanh nghiệp CQT không đánh giá rủi ro đối với từng DN mà
áp dụng các biện pháp kiểm soát lên toàn bộ DN nhằm hạn chế rủi ro
DN không đăng ký và kê khai thuế TNDN
Kiểm soát số thuế TNDN do DN kê khai:
Ở chức năng này, rủi ro là việc doanh nghiệp kê khai không đúng với thực tế số thuế TNDN phát sinh Rủi ro này xuất phát từ đối tượng bên ngoài là các doanh nghiệp CQT chỉ có thể lựa chọn ra những DN
có rủi ro cao nhất để tiến hành các biện pháp kiểm soát đối phó rủi ro trong khả năng có thể thực hiện Hiện nay, ngành thuế đã áp dụng phương pháp đánh giá, xếp hạng mức độ rủi ro của NNT dựa trên bộ tiêu chí, bộ chỉ số lựa chọn NNT có dấu hiệu rủi ro do Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định số 1006/QĐ-BTC ngày 01/11/2016
Kiểm soát xử lý vi phạm về thuế TNDN:
Ở chức năng này, rủi ro là việc CQT không xử lý các hành vi vi phạm về thuế TNDN kịp thời, đúng quy định Rủi ro này xuất phát từ nội bộ bên trong CQT Chính phủ đã ban hành các quy định cụ thể trong việc xử lý vi phạm hành chính thuế Với những quy định rõ ràng, cũng như việc thường xuyên kiểm tra, đánh giá công việc của cán bộ thuế trong nội bộ cơ quan hay việc kiểm tra của các cơ quan
Trang 10khác như kiểm toán nhà nước, thanh tra nhà nước, thì rủi ro này được đánh giá ở mức thấp
Kiểm soát nợ thuế TNDN:
Ở chức năng này, rủi ro là việc doanh nghiệp kê khai nhưng không nộp thuế TNDN hay doanh nghiệp không nộp số thuế truy thu qua kiểm tra Rủi ro này xuất phát từ đối tượng bên ngoài là các doanh nghiệp CQT không đánh giá rủi ro đối với từng DN mà áp dụng các biện pháp kiểm soát lên toàn bộ DN nhằm hạn chế rủi ro
DN kê khai nhưng không nộp thuế TNDN và DN không nộp số thuế truy thu qua kiểm tra
1.5 HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Với hầu hết các rủi ro đến từ NNT, CQT thiết lập các thủ tục kiểm soát nhằm đối phó với rủi ro không nằm ở các hoạt động trong nội bộ mà chủ yếu ở các quy trình, biện pháp, chính sách quản lý thuế áp dụng lên NNT để hạn chế thất thu thuế TNDN
1.5.1 Thủ tục kiểm soát đăng ký, kê khai thuế
a Kiểm soát đăng ký thuế
Bộ phận đăng ký thuế kiểm tra, đối chiếu các thông tin nhận từ cơ quan đăng ký kinh doanh theo đúng quy định tại quy trình phối hợp trao đổi thông tin đăng ký DN giữa cơ quan ĐKKD và CQT
b Kiểm soát kê khai thuế
Kiểm soát NNT phải nộp hồ sơ khai thuế: Hàng tháng, trước
thời hạn nộp HSKT của NNT, bộ phận KK&KTT thực hiện tra cứu,
rà soát, cập nhật danh sách theo dõi NNT phải nộp hồ sơ khai thuế để xác định số lượng HSKT phải nộp và theo dõi, đôn đốc tình trạng kê khai của NNT
Kiểm soát hồ sơ khai thuế: Hệ thống máy tính thực hiện kiểm
Trang 11tra tự động số liệu của các chỉ tiêu kê khai trên HSKT của NNT để phát hiện các HSKT có lỗi số học Bộ phận KK&KTT căn cứ HSKT
có lỗi số học theo kết quả kiểm tra của hệ thống ứng dụng quản lý thuế và thực hiện các công việc sau: Lập thông báo yêu cầu NNT giải trình, điều chỉnh hồ sơ khai thuế gửi NNT; Theo dõi việc điều chỉnh, giải trình HSKT của NNT theo thông báo của CQT
Biện pháp xử lý vi phạm về việc nộp hồ sơ khai thuế: Lập biên
bản vi phạm hành chính thuế Bộ phận theo quy định ra quyết định
xử phạt vi phạm hành chính thuế và theo dõi kết quả thực hiện
1.5.2 Thủ tục kiểm soát số thuế kê khai
a Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế
Dựa trên danh sách NNT có rủi ro từ phần mềm quản lý rủi ro TPR, công chức thuế quản lý DN thực hiện kiểm tra, đối chiếu nội dung kê khai trong hồ sơ khai thuế để phân tích, đánh giá tính tuân thủ hoặc phát hiện các trường hợp khai chưa đúng, chưa đầy đủ dẫn tới việc khai thiếu thuế hoặc trốn thuế, gian lận thuế
Đối với các hồ sơ khai thuế qua kiểm tra, đối chiếu phát hiện khai chưa đúng, số liệu khai không chính xác hoặc có những nội dung cần xác minh thì cần ra thông báo bằng văn bản đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệu
b Kiểm tra chấp hành pháp luật thuế tại trụ sở người nộp thuế
Bước 1: Chuẩn bị kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế
Cán bộ kiểm tra phân tích, đánh giá việc chấp hành pháp luật về thuế căn cứ trên cơ sở dữ liệu hiện có để đưa ra những nghi ngờ, phân vùng trọng tâm khi tiến hành kiểm tra và dự thảo quyết định kiểm tra Cơ quan thuế thực hiện ban hành quyết định kiểm tra tại trụ
sở người nộp thuế
Bước 2: Thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế
Trang 12Cán bộ kiểm tra tiến hành kiểm tra hồ sơ sổ sách tại DN để đối chiếu số thực tế phát sinh với số mà DN kê khai, báo cáo Từ đó, những khoản chênh lệch phát sinh sẽ yêu cầu DN giải trình, nếu là hành vi vi phạm thì tiến hành ghi nhận để xử lý theo quy định
Bước 3: Lập biên bản kiểm tra
Căn cứ để lập biên bản kiểm tra là số liệu và tình hình được phản ánh trong biên bản kiểm tra từng phần việc mà trưởng đoàn kiểm tra
đã giao cho từng thành viên trong đoàn thực hiện
Bước 4: Xử lý kết quả kiểm tra
Căn cứ biên bản kiểm tra thuế, trưởng đoàn kiểm tra lập báo cáo trưởng bộ phận kiểm tra để trình thủ trưởng CQT về kết quả kiểm tra thuế và dự thảo các quyết định xử lý về thuế hoặc kết luận kiểm tra thuế
Bước 5: Giám sát kết quả sau kiểm tra
Bộ phận kiểm tra có trách nhiệm phối hợp với bộ phận quản lý nợ
và cưỡng chế nợ thuế theo dõi và đôn đốc việc thực hiện nộp các khoản thuế truy thu, truy hoàn, tiền phạt theo kết quả kiểm tra vào NSNN theo đúng quy định
1.5.3 Thủ tục kiểm soát nợ thuế
Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thường xuyên nắm tình hình
nợ thuế TNDN của từng DN do đội phụ trách để kịp thời nhắc nhở
DN nộp số thuế còn nợ Hằng tháng ra thông báo về số tiền thuế nợ,
số tiền thuế thuộc diện bị cưỡng chế gửi đến NNT, công khai danh sách DN cố tình chây ỳ nợ thuế TNDN, đồng thời thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo quy định
1.5.4 Thủ tục kiểm soát xử lý vi phạm về thuế
Bộ phận có chức năng xử lý vi phạm về thuế TNDN là bộ phận kiểm tra và bộ phận KK&KKT Việc xử lý vi phạm về thuế TNDN