Song ngoài con đường ấy, còn có một con đường khác nữa, đó là con đường vận chuyển vũ khí từ Bắc vào Nam trên biển Đông với một nét độc đáo, sáng tạo như thần thoại, với biết bao kỳ tích
Trang 1Nguyễn Phan Vinh và tàu 235 - Bản hùng ca bất tử
3:00, 26/10/2006
21 tuổi nhập ngũ, 35 tuổi hy sinh, đó là hai dấu ấn
trong quân ngũ của Trung úy, thuyền trưởng tàu
Hải quân Nguyễn Phan Vinh (1933 - 1968) Năm
1970, anh đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Một hòn
đảo thuộc quần đảo Trường Sa đã được mang tên
anh, đảo Phan Vinh
Gia đình người anh hùng
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,
chúng ta đã có một con đường xẻ dọc Trường Sơn
mà hễ nhắc đến là lại liên tưởng tới những sự tích
thần kỳ Song ngoài con đường ấy, còn có một con
đường khác nữa, đó là con đường vận chuyển vũ
khí từ Bắc vào Nam trên biển Đông với một nét
độc đáo, sáng tạo như thần thoại, với biết bao kỳ
tích cảm động về lòng dũng cảm, sự hy sinh quên
mình của những người chiến sĩ “Đoàn tàu không
số” và tình cảm gắn bó keo sơn với quân dân các
bến đỗ ở miền Nam Đó là con đường huyền thoại:
Đường Hồ Chí Minh trên biển và tên tuổi Phan
Vinh liền với tên đường
Phan Vinh, người con ưu tú của mảnh đất Điện Nam, Điện Bàn, Quảng Nam (cũ) sinh ra trong một gia đình cách mạng Tháng 3/1968, anh hy sinh ở Hòn Hèo thì cuối năm ấy, cha của anh, người du kích tên là Nguyễn Đức Mẫn cũng hy sinh trong một trận chống càn tại quê nhà Mẹ anh mất trước đó 5 năm, (năm 1963) vì bị địch bắt, đánh đập, tra khảo dã man
Năm bà ra đi cũng là năm người con trai thứ hai, Nguyễn Đức Lân ngã xuống trên chiến trường Quảng Nam Người duy nhất còn lại trong gia đình là anh Nguyễn Đức Xử Một người bạn của tôi trong đợt đi làm phim về “Tàu không số” kể chuyện đã được nghe anh Xử nói về người em trai của mình: “Phan Vinh tuy là con út trong gia đình, nhưng ngay từ nhỏ đã là người cứng cỏi, quyết đoán, và đặc biệt là giàu lý tưởng”
Có lẽ chính từ cái cứng cỏi, quyết đoán và giàu lý tưởng cách mạng đó đã làm nên một Phan Vinh với chiến công trên vùng biển Hòn Hèo
Tàu 235 - Bản anh hùng ca bất tử trên vùng biển Hòn Hèo
Anh hùng Nguyễn Phan Vinh (1933-1968)
Lưu để đọc sau Email bài này
In trang này
In bài này
Ý kiến của bạn Liên hệ đăng lại bài 10
bài được đọc nhiều nhất
Trang 2Hòn Hèo là tên chung chỉ vùng biển và dãy núi chạy qua hai xã Ninh Phước, Ninh Vân thuộc tỉnh Khánh Hòa Hòn Hèo cách Nha Trang khoảng hơn chục cây số đường biển Nơi đây, thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh và đồng đội đã hy sinh cùng con tàu 235 vào năm 1968 Thời kỳ đó, kẻ địch đã tìm mọi cách ngăn chặn con đường vận chuyển trên biển mà chúng gọi
là con đường “cực kỳ nguy hiểm” này Không quân, Hải quân Mỹ và quân đội Sài Gòn tung lực lượng khá mạnh để chăng lưới bủa vây trên mặt biển đón bắt những con tàu cảm tử chở vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam Trên biển, chúng chia từng tổ bố trí tàu chiến ngăn chặn và lắp đặt rađa quét sóng đêm ngày Trên trời và trong đất liền cả đêm lẫn ngày, chúng cho lính và máy bay trinh sát, tuần tra, canh phòng
Anh Long An, một trong năm người sống sót đã kể lại chuyến đi của tàu 235
- 11 giờ 30 phút ngày 27/2/1968, tàu 235 xuất phát chở hơn 14 tấn vũ khí vào bến Hòn Hèo Đây là bến hết sức khó vào, luồng hẹp, nhiều đá ngầm Một tài liệu của Pháp viết rằng, tàu muốn ra vào Hòn Hèo phải có những tay thuyền trưởng lão luyện, với trên dưới 20 năm tuổi nghề
Trung úy Nguyễn Phan Vinh tuy chưa có tuổi nghề cao nhưng được tin cậy chỉ huy con tàu này Tàu có
21 cán bộ, chiến sĩ: Chính trị viên Nguyễn Tương, thuyền phó 1: Đoàn Văn Nhi; thuyền phó 2: Võ Tá Tu; máy trưởng: Trương Văn Mùi; thợ máy: Ngô Văn Thứ, Nguyễn Minh Hải, Trần Lộc; thợ điện: Lê Duy Mai; báo vụ: Phạm Trường Nam, Doãn Quang Ruyện; rađa: Trần Thọ Thuyết; thủy thủ: Ngô Văn Dầu, Nguyễn Văn Phong, Hà Minh Thật, Đào Quang Ty; hàng hải: Mai Văn Khung, Lâm Quang Tuyến; y tá: Hoàng Văn Hòa; cơ yếu: Nguyễn Văn Dũng và tôi, thợ máy
Tàu "không số" lữ đoàn 125 Hải quân vận chuyển
vũ khí chi viện cho chiến trường Miền Nam (Tư liệu do Hải quân Mỹ chụp)
Trước giờ nhổ neo Ngô Văn Dầu bị viêm phổi phải vào viện nên đội hình còn lại 20 người Chúng tôi đi hai ngày đêm trên vùng biển quốc tế Tối 29/2, tàu đến ngang vùng biển Nha Trang và chuyển hướng vào bờ Phát hiện ra tàu ta, địch lập tức huy động 3 tàu chiến: Ngọc Hồi, HQ12, HQ 617 và 4 tàu khác của duyên đoàn 25 đến vùng biển Nha Trang với ý định bắt sống
Trang 3Biết đã bị lộ, Thuyền trưởng Phan Vinh khôn khéo điểu khiển tàu 235 luồn lách qua đội hình tàu địch và đến được bến Ninh Phước lúc 0 giờ 30 phút ngày 1/3 Anh quyết định thực hiện phương án hai, cho thả hàng xuống nước để quân dân ở bến mò vớt sau Các kiện hàng được bao gói đặc biệt lần lượt lăn xuống biển Lúc đó, chừng 1 giờ 30 phút, 3 tàu loại lớn và 4 tàu loại nhỏ của địch khép chặt vòng vây ở phía sau, phía trước là núi
Phan Vinh cho tàu chạy ven bờ xuôi xuống bến Ninh Vân chừng độ mươi hải lý, nhằm mục đích giữ bí mật không để lộ vị trí thả vũ khí Tàu địch lập tức đuổi theo, nã đạn dữ dội rồi bật đèn pha và gọi máy bay đến thả pháo sáng và bắn rốc-két Trong lửa đạn, Nguyễn Phan Vinh bình tĩnh chỉ huy anh em chiến đấu, và điều khiển tàu chạy sát bờ Các thủy thủ Thật, Phong liên tiếp dùng DKZ và 14 ly 5 bắn về phía tàu địch, một chiếc bốc cháy khiến chúng không dám vào gần
Cuộc chiến đấu mỗi lúc một ác liệt Hỏa lực của địch liên tục bắn vào tàu ta 5 cán bộ, chiến sĩ trên tàu đã hy sinh, 2 người bị thương nặng, 7 người bị thương nhẹ Thuyền trưởng Phan Vinh cũng bị mảnh đạn xượt qua đầu Anh tự băng bó và vẫn đứng trong buồng lái động viên mọi người chiến đấu Anh có ý định phá vòng vây bởi ngoài khơi dễ cơ động, nếu cần thì áp sát tàu địch và cho nổ tàu tiêu diệt bọn chúng Nhưng rất không may, lúc đó máy tàu hỏng nặng Ý định phá vòng vây không thành
Anh chỉ huy cho tàu di chuyển vào sát bờ Lúc đó chừng 2 giờ 20 phút, tàu cách bờ hơn 100 mét, anh tổ chức đưa người đã hy sinh và bị thương vào bờ, sau đó ra lệnh chuẩn bị điểm hỏa cho nổ tàu Anh Vinh, Thứ và tôi cài kíp nổ ở khoang máy, các vị trí khác do Khung, Thật, Mai đảm nhiệm Kiểm tra xong lần cuối, chúng tôi nhảy xuống nước bơi vào bờ Tôi được giao nhiệm vụ nếu tàu không nổ phải quay lại kiểm tra các kíp nổ
20 phút sau, lúc 2 giờ 40 phút, ngày 1/3, một cột lửa bùng lên, kế đó là tiếng nổ dữ dội, chấn động tới Nha Trang Sức công phá của khối thuốc nổ khiến tàu 235 đứt đôi, một nửa chìm xuống biển, một nửa văng lên lưng chừng núi Bà Nam, xã Ninh Vân Sau những phút giây bàng hoàng, địch gọi máy bay đến bắn phá ven biển, nhằm dọn đường cho bộ binh bao vây, bắt sống các thủy thủ tàu 235 Số thủy thủ rút lên bờ còn lại 9 người Địch lập tức đổ quân lùng sục
Thuyền trưởng Vinh và thợ máy Thứ chốt ở đó, kiên cường chống trả, đánh lui nhiều đợt tấn công của địch, và cuối cùng, lực kiệt, vết thương ngày một nặng, súng không còn đạn, các anh
đã hy sinh Số thủy thủ của tàu 235 còn lại 7 người, đó là thuyền phó Nhi và 6 thủy thủ: Mai, Thật, Phong, Khung, Tuyến và tôi Tất cả đều thương tích đầy mình Anh em cố gắng dìu nhau
di chuyển khắp vùng núi đá Hòn Hèo
Mười ngày phơi dưới nắng, không lương thực, không nước uống, chúng tôi kiệt sức Ngày thứ
11, Khung đi tìm nước uống, rồi không trở về Sau này mới hay Khung bị địch bắt Ngày thứ
12, chúng tôi liên lạc được với du kích ở bến Mọi người quay lại đón anh Nhi đang nằm trong rừng Nhưng anh không còn ở đó nữa, chỉ thấy mảnh áo rách và cuốn băng cá nhân, máu đã
Trang 4Về sự kiện này, tạp chí “Lướt sóng” của Hải quân quân đội Sài Gòn viết: “Mười hai chiến hạm
và hàng chục hải thuyền của Hoa Kỳ cùng quân lực Việt Nam cộng hòa có phi cơ yểm trợ, đụng độ ác liệt với một tiểu đoàn Việt Cộng (thực chất chỉ có 20 thủy thủ) gan góc và thiện chiến trên con tàu chở vũ khí từ Bắc Việt thâm nhập và tiếp tế cho mặt trận giải phóng Họ đã
nổ súng đến viên đạn cuối cùng, đến người cuối cùng và hy sinh với con tàu bằng khối lượng hàng tấn bộc phá do chính tay họ tự hủy, không để lại một dấu vết”
Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh cùng 14 đồng đội thân yêu đã anh dũng hy sinh trên vùng biển Hòn Hèo Khi ấy Nguyễn Phan Vinh mới ở tuổi 35 Sự hy sinh của anh đã trở thành bất tử trong lòng những người lính biển và quân dân cả nước
Kể đến đây, anh Long An lặng đi, đôi mắt đỏ hoe Đưa tay gạt những giọt nước mắt, anh nói tiếp:
- Phan Vinh là một thuyền trưởng giỏi, anh đã có 11 chuyến vận chuyển vũ khí thành công, dũng cảm, quyết đoán, sống chân thành, được anh em quý mến Tôi chỉ tiếc chẳng giữ được chút kỷ vật nào của người thuyền trưởng anh hùng ấy
Bùi Thị Hương (Bảo tàng Quân chủng Hải quân
Nguyễn Phan Vinh và tàu 235 - Bản hùng ca bất tử
3:00, 26/10/2006
21 tuổi nhập ngũ, 35 tuổi hy sinh, đó là hai dấu ấn trong quân ngũ của Trung úy, thuyền trưởng tàu Hải quân Nguyễn Phan Vinh (1933 - 1968) Năm 1970, anh đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa đã được mang tên anh, đảo Phan Vinh
(Tiếp theo trang 1)
Những dòng thư đầy ắp niềm tin và lý tưởng cách mạng
Điều mà anh Long An day dứt phần nào đã được giải tỏa bởi tại Cơ quan Bảo tàng Hải
quân hiện còn lưu giữ những bức thư của Phan Vinh gửi người bạn thân là anh Trần Phong (đồng chí Trần Phong - nguyên quyền Đoàn trưởng Đoàn 125 Hải Quân) Trần Phong và Phan Vinh là đôi bạn thân Họ cùng quê, cùng tập kết ra Bắc, cùng học ở Trung Quốc và cùng về Quân chủng Hải quân làm thuyền trưởng Những lá thư anh viết khi đang ở tại căn
cứ trên nước bạn, chuẩn bị cho những chuyến đi
Trang 5Lá thư anh Phong nhận ngày 26/10/1967 có đoạn:
“Chúng ta phải là những con lạc đà trên bãi sa mạc, mỗi bước đi, mỗi vết chân của chúng
ta vì sự nghiệp của Đảng, chúng ta phải là những chiếc cầu chì, vui vẻ và lạc quan mà nhận lấy công tác ở những nơi nguy hiểm nhất Và khi cần thiết ta hy sinh sinh mạng mình cho Đảng, cho nhân dân Thời gian, thời gian sẽ ủng hộ chúng ta ".
Lý tưởng cách mạng cao đẹp của anh và của thế hệ thanh niên thời đó, sẵn sàng chấp nhận hiểm nguy, sẵn sàng hy sinh cho cách mạng Các anh đã dấn thân vào chiến trận với một tâm hồn sôi nổi, giàu nhiệt huyết Không phải một tấm gương mà hàng ngàn, hàng vạn tấm gương “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” trên mặt biển, vì sự nghiệp chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc
Lá thư gửi tháng 1/1968, trước khi anh hy sinh một tháng:
Phong thân!
Mình không ngờ đến nơi đây Mùa hè đã qua mà nóng ghê, nhưng đâu có nóng bằng cõi lòng người chiến sĩ Mọi việc ở đây diễn ra bình thường, rất mong ngày “thượng lộ”, ấy thế mà cứ ăn chực nằm chờ mãi, kể cũng ê Còn những gì tiếp theo nữa thì để lịch sử trả lời Hẹn gặp Phong vào một ngày vinh quang, điều đó khẳng định.
Phong hãy giúp mình biên thư cho anh Xử Khi nào có dịp mình sẽ biên thư sau, hoặc sẽ
có dịp gặp Mình không muốn biên thư vì mình nghĩ rằng mọi riêng tư lúc này sẽ làm con người ta khó bước tới Tình cảm đó có lẽ để dành cho sau chiến tranh Bây giờ thì mình chỉ
có một tình cảm duy nhất là hãy bước tới và xông vào cuộc cách mạng vĩ đại, con người hoàn toàn không sợ ràng buộc bởi những mối dây nào khác
Thằng Thạnh sắp cưới vợ, mình không có gì làm quà Phong mở trong gói đồ mình để lại, lấy chiếc khăn tay, lọ nước hoa nói rằng mình gửi tặng mối tình đó Phong chuyển lời hỏi thăm và chúc mừng đôi bạn xinh đẹp ấy
Tạm gác lại những tình cảm riêng tư để dồn cho điều duy nhất đó là bước tới và xông vào cuộc cách mạng vĩ đại, với niềm tin vững chắc vào thắng lợi
Cách đây 40 năm, Phan Vinh và thế hệ thanh niên của đất nước đã đi vào chiến trận với tinh thần lạc quan bởi họ luôn nung nấu một lý tưởng cao đẹp, một niềm tin chắc chắn rằng sự
hy sinh vì nghĩa của mình sẽ được nối tiếp, và sẽ thành công Trong số các anh, có anh không còn nữa nhưng niềm tin và lý tưởng mà các anh tâm nguyện còn sống mãi
Bùi Thị Hương (Bảo tàng Quân chủng Hải quân)