D:Hưng nguyên.doc

37 186 0
D:Hưng nguyên.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hưng Nguyên là một huyện đồng bằng tả ngạn sông Lam nằm ở phía nam tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Hưng Nguyên là một huyện đồng bằng tả ngạn sông Lam nằm ở phía nam tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Vị trí địa lý - Phía tây giáp huyện Nam Đàn - Phía đông giáp thành phố Vinh - Phía nam giáp huyện Đức Thọ và thị xã Hồng Lĩnh - Phía đông nam giáp huyện Nghi Xuân, - Phía bắc và đông bắc giáp huyện Nghi Lộc. Lịch sử - văn hóa Năm 1490, niên hiệu Hồng Đức thứ 21, đời vua Lê Thánh Tông, Hưng Nguyên là một huyện thuộc phủ Anh Đô, xứ Nghệ An. Sau đó xứ Nghệ An đổi thành trấn Nghệ An. Năm 1831, niên hiệu Minh Mệnh thứ 12, trấn Nghệ An tách thành 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh: huyện Hưng Nguyên thuộc phủ Anh Đô, tỉnh Nghệ An. Huyện lỵ là thị trấn Hưng Nguyên (TT Thái Lão cũ), cách Vinh khoảng 9 km về phía Tây, một trong những nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa Xô viết Nghệ Tĩnh, cũng là nơi nhiều người tham gia cuộc khởi nghĩa này bị giặc Pháp sát hại, hiện vẫn còn nghĩa trang và đài kỷ niệm chính thức, bảo tàng của Xô viết Nghệ Tĩnh, một gạch nối quan trọng trên tuyến đường gần 20 km nối Vinh và quê hương của Hồ Chí Minh. Hưng Nguyên là quê hương của nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng: quê gốc của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ; quê hương của nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ, của Tổng bí thư Lê Hồng Phong, Liệt sĩ cách mạng Phạm Hồng Thái, tướng Lê Thiết Hùng, Binh bộ thượng thư Đinh Bạt Tụy ở thôn Bùi Ngoạ, xã Hưng Trung đậu "nhất giáp đệ nhất giáp chế khoa xuất thân" kỳ thi đình năm 1554 (bia số 15 tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám). Hưng Nguyên là huyện ngoại vi thành phố Vinh. Phía bắc và đông Bắc giáp huyện Nghi Lộc; phía tây giáp huyện Nam Đàn; phía đông giáp thành phố Vinh; sông Lam uốn khúc và bao bọc huyện từ phía tây nam đến đông nam. Từ thời Hùng Vương, Hưng Nguyên là địa bàn cư ngụ của người Việt cổ. Năm 1469, vua Lê Thánh Tôn đã ra chỉ dụ điều chỉnh lại bản đồ hành chính và tên huyện Hưng Nguyên chính thức ra đời từ đó. Sau nhiều lần chia tách, thay đổi địa giới hành chính, đến năm 1998, địa giới huyện Hưng Nguyên được xác lập như hiện nay. Nhận thấy ưu thế về vị trí địa lý của Hưng Nguyên, nhiều vị vua hiền xưa đã về đây luận bàn việc nước hoặc trực tiếp cầm quân đốc chiến. Chẳng hạn: vua Lê Đại Hành (năm 1003); vua Lê Thái Tổ (năm 1426); vua Lê Thánh Tôn (năm 1470); vua Quang Trung (năm 1789). Là vùng đất giàu truyền thống văn hoá, yêu nước và cách mạng, trong bất cứ hoàn cảnh nào, người dân Hưng Nguyên luôn giữ vững và phát huy tinh thần kiên trung, nghĩa khí, dũng cảm chống áp bức, bóc lột, chống ngoại xâm, bền bỉ, kiên cường khắc phục thiên tai, vượt qua bao cam go để dựng xây cuộc sống ngày càng tốt đẹp. Hưng Nguyên từng là lỵ sở của đạo Nghệ An qua các triều đại Trần - Lê - Nguyễn suốt gần 300 năm. Núi Lam Thành đã chứng kiến những chiến tích hào hùng chống quân xâm lược Minh gắn liền với tên tuổi nghĩa sĩ đại vương Nguyễn Biểu và Bình Ngô Thành. Không những thế, Hưng Nguyên còn là quê hương của anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và nhiều nhà yêu nước khác như Đinh Bá Tuỵ, Nguyễn Trường Tộ, Lê Hồng Phong, Phạm Hồng Thái và là vùng đất có nhiều di tích lịch sử - văn hóa tâm linh như đền Hoàng Mười, đền Vua Lê, đền Thanh Liệt, chùa Hến, Nguồn: http://hoisvnghean.hnsv.com Đơn vị hành chính Thị trấn Hưng Nguyên Xã Hưng Trung Xã Hưng Yên Bắc Xã Hưng Yên Nam Xã Hưng Tây Xã Hưng Đạo Xã Hưng Mỹ Xã Hưng Thịnh Xã Hưng Lĩnh Xã Hưng Thông Xã Hưng Tân Xã Hưng Lợi Xã Hưng Thắng Xã Hưng Phúc Xã Hưng Long Xã Hưng Tiến Xã Hưng Xá Xã Hưng Châu Xã Hưng Xuân Xã Hưng Nhân Xã Hưng Phú Xã Hưng Khánh Xã Hưng Lam Nhà ông Hoàng Viện ở làng Phúc Mỹ, nay là xã Hưng Châu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Xã Hưng Châu cách thị trấn Hưng Nguyên 10 km về phía Đông Nam. Từ chợ Vinh qua cầu Cửa Tiền theo hướng Nam 7 km là đến di tích. Ảnh minh hoạ (nguồn: Internet) Trước cách mạng tháng Tám, Hưng Châu là xã chuyên độc canh về nông nghiệp. Đất đai ở đây pha cát, khí hậu khắc nghiệt, nắng nóng gay gắt, mưa bão, lụt lội xảy ra liên miên. Thêm vào đó là ách áp bức bóc lột của bọn thực dân phong kiến làm cho cuộc sống của nông dân vốn đã nghèo khổ càng trở nên điêu đứng. Tuy vậy, nhân dân Hưng Châu vẫn có tinh thần yêu nước, quyết tâm đi theo cách mạng. Làng Phúc Mỹ như một lòng chảo nằm giữa xã Hưng Châu, phía Tây Bắc là núi Nhón, phía Nam là sông Lam. Địa thế này rất thuận lợi cho việc liên lạc từ thành phố Vinh lên Hưng Nguyên, Nam Đàn sang Hà Tĩnh. Từ làng Phúc Mỹ ra sông Lam có thể lên ngược về xuôi, ra ga Yên Xuân đi xe lửa vào Nam ra Bắc. Với vị trí như vậy, năm1930- 1931, Xứ uỷ Trung Kỳ đã chọn làm nơi hoạt động để chỉ đạo phong trào cách mạng vùng Hưng Nguyên, Nam Đàn. Sau khi Đảng ra đời, tháng 4 năm 1931, Xứ uỷ Trung Kỳ cử phái viên về bắt liên lạc với nhóm cộng sản có bí danh là Trúc- Lam- Giang để phát triển cơ sở Đảng các làng dọc theo sông Lam ở Nam Đàn, Hưng Nguyên, Đức Thọ. Làng Phúc Mỹ lúc bấy giờ đã có tổ chức Đảng gồm có đồng chí Nguyễn ngô Dật, Nguyễn Lệ. Đồng chí Lê Xuân Đào, Nguyễn Ngoạn cán bộ Tỉnh uỷ Nghệ An về Phúc Mỹ liên lạc với đồng chí Nguyễn Ngô Dật để nhận tài liệu tuyên truyền của Xứ uỷ. Được sự giác ngộ của đồng chí Nguyễn Lệ, một số quần chúng tích cực như Nguyễn Khuôn, Hoàng Viện, Hoàng Tư, Lê Viện, Nguyễn Thuyên đã tham gia hoạt động cách mạng. Tháng 7/1930. tại nhà ông Hoàng Viện, Chi bộ Phúc Mỹ được thành lập do đồng chí Nguyễn Ngô Dật là Bí thư. Sau đó, Chi bộ đã kết nạp thêm 4 đảng viên là Hoàng Viện, Hoàng Em, Hoàng Xí, Nguyễn Hứa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Phúc Mỹ vùng lên đấu tranh hoà chung với khí thế mạnh mẽ của toàn Phủ Hưng Nguyên. Khi phong trào đấu tranh đạt đến đỉnh cao, nhiều cuộc biểu tình lớn diễn ra ở Nam Đàn, Hưng Nguyên, Anh Sơn, Thanh Chương, Can Lộc, Đức Thọ , chính quyền Xô Viết ra đời. Sau một thời gian ngắn, địch tập trung lực lượng đàn áp cách mạng bằng một cuộc khủng bố đẫm máu, nhiều cán bộ đảng viên bị tù đày, cơ sở Đảng tan vỡ. Trước tình hình đó, Xứ uỷ quyết định chuyển cơ quan từ Hưng Dũng, Lộc Đa lên Phúc Mỹ để tiếp tục chỉ đạo phong trào cách mạng. Nhà ông Hoàng Viện trở thành trụ sở chính của Xứ uỷ Trung Kỳ. Ông Hoàng Viện có hai ngôi nhà. Nhà trên được ngăn thành hai phòng, phòng trong có gác xép làm nơi ăn nghỉ cho cán bộ, phòng ngoài là nơi hội họp, tiếp khách. Phía sau nhà có cửa thông ra núi Nhón. Ngôi nhà ngang nhỏ hơn có 3 gian để nấu ăn. Sau nhà ông Hoàng Viện được đào thêm 2 căn hầm thông sâu vào núi Nhón làm nơi in ấn cất dấu tài liệu và ẩn nấp. Hầm sâu 2m, rộng 1,5m, phía trên lát gỗ đắp đất kín đáo, xung quanh cây cối rậm rạp che khuất. Khi cần thiết thì cán bộ xuống hầm, vòng ra sau núi để thoát. Các gia đình trong xóm như nhà ông bà Hoàng Tuân, Hoàng Em, Hoàng Xí, Nguyễn Thị Mỹ, Lê Thị Năm đều là cơ sở in ấn và nuôi dấu cán bộ Đảng. Tại đây, báo “ Lao khổ”, “ Tiến lên” số tháng 9, 10 và 11 năm 1930 được in ấn và phát hành, kịp thời cổ vũ tinh thần đấu tranh cho quần chúng nhân dân. Để đảm bảo an toàn cho cơ quan Xứ uỷ, đội tự vệ Hưng Châu được thành lập với 60 đội viên ngày đêm canh gác tuần tra. Một số đảng viên như Hoàng Viện, Hoàng Nhị, Nguyễn Thuyên, Nguyễn Hứa tích cực vận động quyên góp kinh phí cho Xứ uỷ hoạt động. Từ ngày cơ quan Xứ uỷ về làm việc tại Hưng Châu, phong trào cách mạng địa phương trở nên sôi nổi với nhiều cuộc mít tinh, biểu tình diễn ra. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của 500 nông dân đòi hào lý trả lại 500 quan tiên Tuần sương và một số ruộng đất chia cho dân cày nghèo; cuộc biểu tình ở cây đa Nhật Tân vạch mặt Tôn Thất Đàn nhũng nhiễu nhân dân đã thu hút rất đông bà con ở Hưng Phú, Hưng Khánh, Hưng Nhân, Hưng Lợi, Hưng Phúc tham gia. Sau cuộc đấu tranh này, chính quyền Xô Viết ở làng Phúc Mỹ được thành lập. Số lượng quần chúng tham gia vào nông hội đỏ, đoàn thanh niên, phụ nữ, tự vệ ngày càng nhiều. Những tháng 3,4,5 địch liên tiếp cho lính về Hưng Châu đàn áp, lùng sục, bắt bớ cán bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng. Các đồng chí Hoàng Xí, Nguyễn Thuyên, Nguyễn Hứa đã sa cào tay giặc và bị xử bắn ngay tại đình Phúc Mỹ. Trước tình hình đó, Xứ uỷ Trung Kỳ thấy rằng không thể ở lại Phúc Mỹ nên đã chuyển đến địa điểm khác. Tuy vậy nhân dân Hưng Châu vẫn một lòng với cách mạng, làng Phúc Mỹ vẫn là cơ sở của Đảng. Tháng 10 năm 1939, các đồng chí Bùi San, Trần Quì, Chu Huy Mân, Trần Văn Quang- cán bộ chủ chốt của Xứ uỷ về Hưng Châu hoạt động. Tại đây, Xứ uỷ chỉ đạo các tổ chức cơ sở Đảng phát triển lực lượng, tập hợp phong trào, chuẩn bị mọi mặt cho một giai đoạn cách mạng mới. Cuối năm 1940, tại nhà ông Hoàng Viện cơ quan Xứ uỷ đã đón đồng chí Mười Cúc( tức Nguyễn Văn Linh) cán bộ Trung ương về trực tiếp lãnh đạo phong trào, chỉ đạo Xứ uỷ chuẩn bị mọi điều kiện cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945. Di tích nhà ông Hoàng Viện nằm giữa xã Hưng Châu, dưới chân núi Nhón. Nhà gồm một sào Trung bộ hình thang, mặt hướng về phía Đông Nam, xung quanh cây cối um tùm, ít người qua lại. Địa thế này rất thuận lợi cho các chiến sỹ hoạt động cách mạng. Nhà trên có 4 gian 2 hồi, kiểu tứ trụ, lợp ngói vảy. Nhà được chia làm 2 phòng, có 1 bức ngăn bằng gỗ, có 1 cửa chính và 2 cửa sổ và 1 cửa xép ra sau. Hiện vật trong di tích gồm có: - Một bộ phản 2 tấm rộng 0,80m, dài 1,6m đặt giữa gian nhà ngoài - Một cái bàn làm việc và một cái sập đựng tài liệu. - Một nồi đồng tư dùng nấu thạch in tài liệu của chi bộ Đảng năm 1930-1931. Năm 1964, sau khi cụ Hoàng Viện mất, cả 2 ngôi nhà chuyển cho con trai Hoàng Nhị ở. Do khí hậu và thời tiết, qua thời gian 2 ngôi nhà bị hư hỏng dần, nhà trên bị thu hẹp lại chỉ còn 2 gian. Với giá trị lịch sử là cơ sở hoạt động của Xứ uỷ Trung Kỳ trong hai giai đoạn cách mạng 1930- 1931 và 1939-1945, nhà ông Hoàng Viện đã được Bộ Văn hoá- Thông tin ra Quyết định số 457/ QĐVH, ngày25/3/1991 công nhận là di tích cấp Quốc gia. Nhà lưu niệm đồng chí Lê Hồng Phong - Địa chỉ: Tại làng Đông, xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên. - Giờ mở cửa: Từ 7 giờ đến 17 giờ hàng ngày kể cả ngày lễ, ngày nghỉ cuối tuần. - Cách đi đến: Theo đường Vinh - Nam Đàn, đến km số 5, theo con đường 558 (trước đây là đường 12-9), rồi đi tiếp 5km nữa. Địa chỉ: Tại làng Đông, xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên Giờ mở cửa: Từ 7 giờ đến 17 giờ hàng ngày kể cả ngày lễ, ngày nghỉ cuối tuần. Cách đi đến: Theo đường Vinh - Nam Đàn, đến km số 5, theo con đường 558 (trước đây là đường 12-9), rồi đi tiếp 5km nữa. Đồng chí Lê Hồng Phong, nguyên uỷ viên quốc tế cộng sản, nguyên Tổng bí thư Ban chấp hành Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ 1932 - 1939. Đồng chí Lê Hồng Phong sinh năm 1902 trong một gia đình nhà nho nghèo tại làng Đông, phủ Thông Lạng, huyện Hưng Nguyên (nay là xóm 10, xã Hưng Thông). Từ năm 1902 đến năm 1922, đồng chí được cha mẹ nuôi ăn học và hoạt động cách mạng tại quê nhà. Khu nhà lưu niệm nằm trên một vùng đất rộng 2.600m 2 , 4 hướng là dân cư bao bọc, làng xóm ẩn mình trong những luỹ tre xanh - một làng quê điển hình của nông thôn Việt Nam. Ngôi nhà được ông Cửu Soạn (thân sinh của đồng chí Lê Hồng Phong) làm trước năm 1900, ngoảnh ra hướng Đông - Nam. Khu nhà được chia thành 2 phần, ngôi nhà lớn và nhà ngang (còn gọi là nhà bếp). Nơi đây đã chứng kiến tuổi thơ và những bước trưởng thành của đồng chí Lê Hồng Phong. Chính quê hương đã hun đúc nên tinh thần cách mạng và yêu nước của đồng chí Lê Hồng Phong. Từ năm 1922 - 1923, đồng chí làm việc tại Vinh, ngôi nhà này trở thành nơi hội tụ của anh em bạn bè, địa điểm tổ chức hội họp của các tổ chức cách mạng ở Vinh và Trung kỳ lúc bấy giờ. Những năm 1938 - 1939, đồng chí Lê Hồng Phong bị địch bắt và đưa về quản thúc ở quê. Mặc dù bị địch theo dõi, nhưng đồng chí Lê Hồng Phong vẫn tìm mọi cách liên lạc với các tổ chức cách mạng. Ngôi nhà này là địa điểm gặp gỡ của các đồng chí lãnh đạo dưới các hình thức khác nhau để che mắt địch. Với ý nghĩa đó, ngôi nhà lưu niệm của đồng chí Lê Hồng Phong được nhà nước xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hoá cấp quốc gia. Đền và mộ Ông Hoàng Mười - Vị trí: Thuộc xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên. Cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 10km. - Cách đi đến:Từ trung tâm thành phố Vinh, đến gần cầu Bến Thuỷ rẽ phải (hoặc theo đường quốc lộ 1A đoạn TP Vinh, địa phận xã Hưng Thịnh - Hưng Nguyên, rẽ phải 100m). Vị trí: Thuộc xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên. Cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 10km. Cách đi đến:Từ trung tâm thành phố Vinh, đến gần cầu Bến Thuỷ rẽ phải (hoặc theo đường quốc lộ 1A đoạn TP Vinh, địa phận xã Hưng Thịnh - Hưng Nguyên, rẽ phải 100m). Đền gồm có thượng điện, trung điện và hạ điện. Toà thượng điện có 3 gian, gian bên trái thờ Nhà lưu niệm đồng chí Lê Hồng Phong Song Đồng Ngọc Nữ, gian bên phải thờ Thái bảo Phúc Quận Công và Phụ quốc Thượng tướng quân. Gian chính giữa thờ một danh tướng nhà Lê, gốc ở tỉnh Nghệ An được tôn vinh thành Thái uý Vĩ quốc công - Đức thánh Hoàng Mười. Ông trở thành vị thần chính thờ ở đền. Mộ Ông Hoàng Mười nằm cách đền gần 100m về phía đông. Lễ hội đền Đức Hoàng Mười tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 10 âm lịch. Nhân dân trong tỉnh và khách thập về trẩy hội đông vui, nhộn nhịp, làm sôi động cả một vùng phía tây nam núi Quyết. Đài liệt sỹ Thái Lão - Vị trí: Thuộc xã Hưng Thái, huyện Hưng Nguyên. - Cách đi đến: Từ Vinh đi ngược về phía tây theo đường quốc lộ 46 đến km 5 thuộc thị trấn Hưng Nguyên - huyện Hưng Nguyên. Vị trí: Thuộc xã Hưng Thái, huyện Hưng Nguyên Cách đi đến: Từ Vinh đi ngược về phía tây theo đường quốc lộ 46 đến km 5 thuộc thị trấn Hưng Nguyên - huyện Hưng Nguyên. Khu di tích lich sử văn hoá “Đài liệt sỹ Thái Lão” nằm trong một khuôn viên rộng đẹp, yên tĩnh, có nhiều cây cổ thụ, có đường lát gạch đỏ, đài phun nước, đài nghĩa trang, nhà tưởng niệm liệt sỹ, vườn hoa, cây cảnh trang nghiêm. Đây là nơi yên nghỉ của các liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trong cuộc đấu tranh dưới ngọn cờ quang vinh của Đảng. Sáng ngày 12/9/1930, hàng chục ngàn nhân dân phủ Hưng Nguyên cùng với nhân dân tổng Nam Mộ Ông Hoàng Mười Đài liệt sỹ Thái Lão. Kim, huyện Nam Đàn đã đánh trống, phất cờ mít tinh, biểu tình đòi tự do, Độc lập. Đoàn người vừa đi vừa hô vang các khẩu hiệu: "Giảm sưu thuế cho dân cày, tăng tiền lương, giảm giờ làm cho công nhân các nhà máy ở Vinh”. Hoảng sợ trước sức mạnh của đoàn biểu tình, thực dân Pháp đã cho máy bay đến ném bom xuống đoàn người để giải tán cuộc biểu tình, làm 217 người chết, 125 người bị thương nặng. Xác người chết nằm ngổn ngang tại hiện trường Thái Lão. Đảng đã tổ chức nhân dân chôn cất những người chết, tại khu nghĩa trang Thái Lão. Sau ngày hoà bình lập lại, năm 1956, để tưởng nhớ và nêu gương tinh thần cách mạng của các liệt sỹ trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã cho khởi công xây dựng khu nghĩa trang này thành Đài liệt sỹ Thái Lão. Năm 1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi về thăm quê hương đã đến đặt vòng hoa, thắp hương tưởng niệm các liệt sỹ đã hy sinh vì Tổ quốc tại “Đài liệt sỹ Thái Lão”. Người đã căn dặn cán bộ và nhân dân tỉnh phải xây dựng và bảo vệ khu vực này thành một di tích lịch sử cách mạng. Trần Thị Liên(1910- 1991) Bí danh: Sơn, Tuyết Trần Thị Liên sinh năm 1910 tại làng Yên Nghi, tổng Yên Trường, huyện Hưng Nguyên (sau đổi thành phố Đệ Nhị- thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An) Trần Thị Liên(1910- 1991) Bí danh: Sơn, Tuyết Trần Thị Liên sinh năm 1910 tại làng Yên Nghi, tổng Yên Trường, huyện Hưng Nguyên (sau đổi thành phố Đệ Nhị- thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An) trong một gia đình kinh tế không đến nỗi nghèo túng. Cha là ông Trần Khắc Am, sau khi tốt nghiệp primer ông làm nghề trắc địa và tham gia xây dựng đường quốc lộ số 7, số 9 sang nước Lào; mẹ buôn bán nhỏ tại chợ Vinh. Gia đình có điều kiện nên đủ nuôi 5 người con(2 gái, 3 trai) ăn học đàng hoàng. Là con gái đầu lòng, chị vẫn được cha mẹ cho học hết cấp 1(trường tiểu học Nguyễn Tường Tộ- trường dành riêng cho nữ). Chị rất đảm đang công việc khi cha mẹ vắng nhà. Năm 1927, tổ chức Hưng Nam phát triển mạnh, chị cùng học sinh các trường như Cao Xuân Dục, Nguyễn Tường Tộ, Quốc học Vinh tham gia tích cực vào phong trào đòi ân xá cho cụ Phan Bội Châu và để tang cụ Phan Chu Trinh. Chị Liên thường giúp mẹ trông coi hàng hoá buôn bán tại chợ Vinh, tại đây chị đã gặp chị Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thị Nhuận Do cùng độ tuổi lại thường giúp mẹ trông hàng ở chợ nên ba người này dễ thân nhau. Dần dần chị được chị Minh Khai giác ngộ và kết nạp vào Đảng Tân Việt, chị sinh hoạt ở tiểu tổ phụ nữ cùng chị Nguyễn Thị Nhuận do chị Minh Khai tổ chức. Thời gian này cùng sinh hoạt trong tổ chức Tân Việt, chị đã gặp Trần Văn Cung(em của thầy giáo Trần Văn Tăng dạy em trai chị học năm 1922 tại trường Cao Xuân Dục). Lúc này Trần Văn Cung vừa về sau đợt đi tham dự lớp huấn luyện do đồng chí Nguyễn Ái Quốc tổ chức tại Quảng Châu(Trung Quốc). Về Vinh, Trần Văn Cung cùng các đồng chí khác đã thành lập chi bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội(VNTNCMĐCH) đầu tiên. Hai anh chị đã tổ chức lễ ăn hỏi. Hè năm 1927, Trần Văn Cung, vị hôn phu của chị được chi bộ Thanh niên cử sang Quảng Châu công tác. Đúng trong thời gian này Tưởng Giới Thạch đã phản bội lại đường lối “Thân Nga, dung cộng, phù trợ công nông” của Tôn Trung Sơn và làm đảo chính (ngày 12/4/1927). Vừa sang đến Quảng Châu, Trần Văn Cung đã bị Lý Tế Thâm( tỉnh trưởng Quảng Đông) bắt giam. Tổng bộ Thanh niên phát động phong trào đấu tranh đòi thả Trần Văn Cung. Lý Tế Thâm buộc phải trả tự do cho Trần Văn Cung sau 3 tháng giam giữ tại nhà lao tỉnh. Ra tù anh cùng các đồng chí như Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Trương Vân Lĩnh tham gia cuộc khởi nghĩa Quảng Châu( 11/12/1927). Hè năm 1928 anh Trần Văn Cùng về nước. Hai người tổ chức lễ kết hôn. Ngày cưới hai người, chị Minh Khai và chị Nhuận tới dự và quà tặng chỉ là một bó hoa tươi thắt một cái nơ đỏ và chị Minh Khai đã ghi dòng chữ: “cách mạng chân chính” đầy ý nghiã, vì lúc này anh Cung thuộc tổ chức Thanh niên còn hai chị thuộc Tân Việt, thời điểm này đang có vấn đề chưa thống nhất trong hai tổ chức. Tháng 8/1928, hai vợ chồng chị Liên ra Hà Nội để buôn bán, nhưng thực chất là đồng chí Trần Văn Cung được tổ chức Thanh niên điều ra Hà Nội công tác. Cuối năm 1928, tổ chức VNTNCMĐCH đã thuê căn nhà số 5 D(phố Hàm Long, Hà Nội) làm trụ sở hoạt động bí mật và giao cho hai vợ chồng chị Liên trông nom ngôi nhà này. Căn nhà 5 D là một ngôi nhà gạch một tầng, một bên là giáp với nhà số 5 C, 5 B và 5 A cùng một dãy, kiến trúc giống nhau; một bên giáp với một ngõ hẻm có lối thông về phía sau sang phố Lê Văn Hưu. Khi có động, người trong nhà có thể luồn ra phía sau, vượt qua một bức tường theo ngõ này thoát ra ngoài. Hai vợ chồng chị với hai tay nải quần áo ra Hà Nội. Tổ chức đã sắm cho hai người một số đồ dùng cần thiết. Đồng chí Nguyễn Phong Sắc phải chở thêm bàn ghế ở nhà mình đến để bày biện cho ra vẻ một gia đình bình thường và sắm thêm một số nồi bát để nấu ăn. Chị Liên(tên lúc này là Yến) chăm lo việc cơm nước canh gác cho cán bộ khi đến làm việc tại đây như Ngô Gia Tự, Nguyễn Phong Sắc, Trịnh Đình Cửu, Đỗ Ngọc Du Trong vai một cô gái quê miền Trung hiền lành, chân chất theo chồng ra Hà Nội làm việc, đảm đang công việc nhà cửa, nhìn vào không ai nghi ngờ gì cả. Tại đây chị Liên được gặp chị Mai Thị Vũ Trang, một nữ cán bộ cách mạng hoạt động trong phong trào công nhân ở vùng mỏ Quàng Ninh, Hải Phòng. Chị vô cùng khâm phục chị Trang - một cô gái trẻ chưa có gia đình nhưng hoạt động cách mạng rất hăng hái và đã có lần một mình mang súng từ Hải Phòng vào Nghệ Tĩnh cho cách mạng. Ở Hà Nội, vì lý do công việc, chồng chị thường đi công tác lúc thì đi Sơn Tây, Hải Phòng, Nam Định Một mình chị trông coi nhà cửa và đón tiếp các đồng chí ở các nơi khác về. Tháng 9/1928, Kỳ bộ Thanh niên Bắc Kỳ được thành lập, đồng chí Trần Văn Cung được cử làm Bí thư. Kỳ bộ chủ trương “vô sản hoá” nhằm đẩy mạnh việc tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lê nin trong công nhân và rèn luyện cán bộ. Các đồng chí được cử về xây dựng cơ sở ở Hải Phòng, Nam Định như Nguyễn Đức Cảnh, Mai Thị Vũ Trang Tháng 3/1929, Chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập tại số nhà 5 D Hàm Long và chồng chị được cử làm Bí thư chi bộ. Chị Trần Thị Liên nhớ như in vào buổi tối của trung tuần tháng 3, các anh Ngô Gia Tự, Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Phong Sắc đến họp tại “nhà chị” và sau cuộc họp mọi người ra về với tâm trạng rất phấn khởi. Tháng 5/1929, Trần Văn Cung được cử làm trưởng đoàn đại biểu Kỳ bộ Bắc Kỳ(Ngô Gia Tự, Nguyễn Tuân, Dương Hạc Đính) đi dự Đại hội Đại biểu Thanh niên ở Hương Cảng. Sau khi Đông Dương cộng sản Đảng thành lập(ngày 17/6/1929), Ban chấp hành Trung ương lâm thời đã cử đồng chí Trần Văn Cung và Nguyễn Phong Sắc vào xây dựng cơ sở Đảng ở Trung Kỳ. Chị Liên lại khăn gói theo chồng về Vinh. Lúc này chị đã được đồng chí Ngô Gia Tự kết nạp vào Đông Dương cộng sản Đảng ở Bắc Kỳ Đồng chí Nguyễn Phong Sắc và Trần Văn Cung về Nghệ An gặp đồng chí Võ Mai thành lập Kỳ bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Trung Kỳ và Nguyễn Phong Sắc làm Bí thư. Cơ sở của Kỳ bộ lúc này đóng ở làng Vang, thành phố Vinh, hai vợ chồng chị Liên lại “trông coi” ngôi nhà này. Về đây chị Liên có thêm thuận lợi là gần nhà cha mẹ đẻ nên được sự giúp đỡ rất nhiều về mọi mặt. Làng xóm dân cư vùng này thưa thớt, cây cối rậm rạp và ngoài rìa thành phố Vinh nên ít ai chú ý. Được một thời gian ngắn, cơ quan Xứ uỷ lại dời xuống cống Đệ Nhất, phố Cô Đầu(nay là khu vực bên trái nhà văn hoá thiếu nhi Việt - Đức, thành phố Vinh). Và đến khi đồng chí Trần Văn Cung bị bắt thì cơ quan Xứ uỷ phải chuyển xuống nhà đồng chí Lê Doãn Sửu ở phố Đệ Thập Sau cuộc rải truyền đơn của Đông Dương cộng sản Đảng ở Nghệ An kêu gọi quần chúng kỷ niệm ngày Quốc tế phản đối đế quốc chiến tranh(1/8/1929), chồng chị bị bắt. Tên của đồng chí Trần Văn Cung đã nằm trong sổ theo dõi đặc biệt của mật thám Pháp từ lâu nên lần này thì chúng đã có chứng cớ để bắt đồng chí. Ngày 14/10/1929, đồng chí Trần Văn Cung bị toà án Nam triều tỉnh Nghệ An kết án tử hình cùng đồng chí Ngô Thiêm, Vương Thúc Oánh và kết an tử hình vắng mặt Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Duy Điếm, Trần Phú. Sau đó toà án xử lại và giảm án Trần Văn Cung xuống khổ sai chung thân đày đi Guy Am, trước mắt chuyển đi nhà tù Lao Bảo. Hôm toà Nam án xử các đồng chí đảng viên Tân Việt và Thanh niên, chị Nguyễn Thị Minh Khai và chị Nguyễn Thị Nhuận đã tới dự. Lúc toà tuyên án: Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Sỹ Sách và Trần Văn Cung tội tử hình, chị Liên ngất lịm, các chị phải cấp cứu cho chị Liên. Trên đường về chị Nhuận lo lắng và nói với chị Minh Khai rằng: “Anh Cung mà bị bắn thì Liên nó thối chí cách mạng cũng nên”. Chị Minh Khai trả lời chắc nịch: “Không đâu ! nếu sự việc quả như vậy thì chắc Liên sẽ hăng hái thêm, thù nhà nợ nước như vậy làm sao có thể ngã lòng được”. Đúng như vậy thật. 4 giờ sáng ngày 4/12/1929, đoàn tù chính trị trong đó có Trần Văn Cung, Nguyễn Sỹ Sách, Nguyễn Ngọc Tuyết, Nguyễn Lợi, Vương Thúc Oánh lên tàu hoả đi Quang Trị. Ba mươi người tù chính trị chân tay bị xiềng xích do lính áp giải lên tàu tại ga Vinh. Từ 2 giờ sáng, trời mưa phùn, chị Liên cùng người nhà mang quà bánh, quần áo đứng đợi ở sân ga, nhưng bọn lính áp giải không cho tù nhân nhận quà. May sao chị Lợi người nhà anh Tuyết nhanh ý, giả dạng làm người đi buôn nhảy lên theo đoàn tàu, trên đường đi chị lân la trò chuyện và cuối cùng cũng chuyển được số quà bánh cho các anh. Chồng chị bị bắt đày đi Lao Bảo, chị Liên ở lại tham gia hoạt động trong phong trào phụ nữ thành phố Vinh. Hội Phụ nữ giải phóng được thành lập vào cuối năm 1930 do chị Nguyễn Thị Nhuận và chị Nguyễn Thị Duệ tổ chức dưới sự chỉ đạo của đồng chí Lê Doãn Sửu(Bí thư thành uỷ Vinh). Cuối năm 1931, chị bị bắt và toà án Nam triều tỉnh Nghệ An đã kết án 1 năm tù và 9 tháng quản thúc (theo bản án số 28 ngày 18/1/1932). Trong thời gian bị giam ở nhà lao Vinh, con gái chị không nuôi được vì thiếu sữa . Tháng 8/1932 được trả tự do, chị Trần Thị Liên lại hoạt động tích cực trong tổ chức Hội Phụ nữ giải phóng. Tổ chức này phát triển mạnh thu hút chị em công nhân các nhà máy, buôn bán nhỏ đã giúp đỡ chị em trong lúc gặp khó khăn hoặc quyên góp quần áo gửi cho anh em tù chính trị ở nhà lao Vinh đấu tranh bị địch tịch thu hết quần áo. Tháng 4/1933, chị Liên xin phép vào Lao Bảo thăm chồng, cùng đi với chị có chị Nguyễn Thị Hồng vợ đồng chí Nguyễn Sỹ Sách. Đồng chí Sách đã hy sinh anh dũng trong cuộc đấu tranh tuyệt thực tại Lao Bảo ngảy 19/12/1929. Chị Hồng xin được giấy của Toà Khâm sứ Trung Kỳ tại Huế cho phép bốc chuyển hài cốt chồng về quê. Nhưng khi đến Quảng Trị, công sứ Pháp tại đây không chịu, ý đồ của chúng là để mộ đồng chí Sách lại để răn đe tù chính trị ở Lao Bảo. Sau khi đi thăm chồng về, chị Liên hoạt động tích cực trong phong trào cách mạng. Trong vai người buôn bán hàng tấm, chị đi hết Anh Sơn, Phủ Quỳ hoạt động cách mạng. Ngày 18/10/1935, chị bị bắt tại Phủ Quỳ trong lúc đang rải truyền đơn. Ngày 1/4/1936, toà án Nam triều tỉnh Nghệ An kết án chị 2 năm tù giam và 2 năm quản thúc(theo bản án số 35). Năm 1936, phong trào đấu tranh đòi ân xá của nhân dân tại thuộc địa và chính quốc phát triển mạnh, mặt trận bình dân Pháp lên nắm chính quyền buộc thực dân Pháp ở Đông Dương phải thả tù chính trị. Ngày 15/7/1936, chị Liên được trả tự do. Thời gian này đồng chí Trần Văn Cung cũng được tự do từ nhà tù Lao Bảo. Chị Liên vào Quảng Trị đón chồng và hai người vào Nha Trang sinh sống và hoạt động cách mạng. Tháng 4/1938, hai vợ chồng chị về Vinh và ở nhà bố mẹ chị ở làng Vang. Lúc này em trai chị là Trần Khắc Hồ cũng vừa được tự do từ nhà tù Buôn Ma Thuột về. Đồng chí Trần Khắc Hồ hoạt động cách mạng tại Khánh Hoà và bị toà Nam án tỉnh Khánh Hoà kết án 9 năm tù khổ sai (theo bản án số 48 ngày 8/10/1931). Trong nhà tù Buôn Ma Thuột đồng chí Trần Khắc Hồ tích cực tuyên truyền cách mạng nên bị chúng tăng án thêm 3 năm nữa(bản án số 25 ngày 29/7/1932 của toà án tỉnh Đắc Lắc). Về Vinh trong lúc phong trào đấu tranh đòi dân sinh dân chủ của nhân dân đang lên cao, chị Liên tham gia tích cực trong tổ chức của Phụ nữ. Chị Liên cùng chị Nguyễn Thị Nhuận, Phan Thị Hảo, Đinh Thị Cẩn, Nguyễn Thị Hoan(vợ đồng chí Nguyễn Viết Lục) trong số 40 người đóng góp cổ phần xây dựng “Tiệm may phu nữ” của thành phố Vinh Ban lãnh đạo của tiệm may có 7 người do bà Ngô Thị Hiên làm Chủ tịch. Tiệm may thực chất là một Hợp tác xã nữ công may mặc, có Điều lệ, mục đích hoạt động: Tổ chức may chung để đảm bảo đời sống vật chất cho xã viên, dạy cho tất cả mọi người không có nghề nghiệp đến học việc”. Tiệm may này thực chất là cơ sở liên lạc của Đảng và có điều kiện kinh tế để ủng hộ cách mạng. Một lần nữa tên của chị Liên lại nằm trong sổ đen theo dõi của mật thám Pháp khi chị cùng mọi người ngày 27/8/1939 tham dự đám tang đồng chí Siêu Hải- Bí thư Khu uỷ Vinh. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 từ tháng 10/1946 đến 4 /1949, chị Trần Thị Liên là uỷ viên Ban chấp hành Hội Phụ nữ tỉnh Nghệ An. Từ tháng 4/1949 đến tháng 10/1954 chị là Hội trưởng Phụ nữ tỉnh Nghệ An. Để tạo điều kiện cho chồng chị là đồng chí Trần Văn Cung công tác tại Ban Thường trực Quốc hội được tốt, tháng 5/1955 chị Liên chuyển công tác ra Ban xã hội của Hội Liên hiệp Trung ương. Năm 1964, là cán bộ Toà án tối cao Trung ương. Đồng chí Trần Thị Liên từ trần ngày 7/4/1991 hưởng thọ 81 tuổi. Do có nhiều cống hiến trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước, đồng chí Trần Thị Liên được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba. Lê Xuân Đào . huyện Hưng Nguyên. - Cách đi đến: Từ Vinh đi ngược về phía tây theo đường quốc lộ 46 đến km 5 thuộc thị trấn Hưng Nguyên - huyện Hưng Nguyên. Vị trí: Thuộc xã Hưng Thái, huyện Hưng Nguyên Cách. trấn Nghệ An tách thành 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh: huyện Hưng Nguyên thuộc phủ Anh Đô, tỉnh Nghệ An. Huyện lỵ là thị trấn Hưng Nguyên (TT Thái Lão cũ), cách Vinh khoảng 9 km về phía Tây, một. nam. Từ thời Hùng Vương, Hưng Nguyên là địa bàn cư ngụ của người Việt cổ. Năm 1469, vua Lê Thánh Tôn đã ra chỉ dụ điều chỉnh lại bản đồ hành chính và tên huyện Hưng Nguyên chính thức ra đời từ

Ngày đăng: 31/05/2015, 17:00

Mục lục

    [sửa] Hệ thống giáo dục và đào tạo

    [sửa] Lịch sử - văn hóa

    [sửa] Những dòng họ nổi tiếng ở Hưng Nguyên

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan