ANH HÙNG CHI ĐỘI MANG TÊN

38 3.2K 28
ANH HÙNG CHI  ĐỘI MANG TÊN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SƠ LƯỢC TIỂU SỬ ANH HÙNG CHI ĐỘI EM MANG TÊN (Biên tập và sưu tầm từ các tư liêu của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh) Các bạn đồng nghiệp thân mến! Nhằm giúp các em Đội viên có tư liệu về các anh hùng chi đội mang tên, tôi đã sưu tầm tiểu sử anh hùng từ nhiều nguồn tư liệu của Đội thiếu niên tiền phong HCM; Đồng thời để các em Đội viên dễ nhớ, dễ khắc sâu tôi đã tóm lược các ý chính hết sức ngắn gọn, chủ yếu giới thiệu về quê quán,năm sinh, các nét tiêu biểu cũng như các mốc thời gian liên quan đến cuộc đời hoạt động của các anh hùng . Đây là tư liệu nội bộ để đội viên dễ nhớ về ý chính của anh hùng chi đội mình mang tên ,nếu các bạn đồng nghiệp muồn tìm hiểu sâu hơn , đầy đủ hơn về tiểu sử của các anh hùng nên tìm thêm ở các tư liệu ,sách báo hoặc tư liệu từ trang website: lichsuvietnam.com.vn……… . KIM ĐỒNG ******************** Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng ,quê ở thôn Nà Mạ ,xã Trường Hà, Huyện Hà Quảng ,Tỉnh Cao Bằng .Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên và là tổ trưởng của tổ chức Đội ta khi mới thành lập(1941) Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo; Bố mất sớm , anh trai tham gia cách mạng . Kim Đồng sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Năm 1943 trong một lần đi liên lạc về. giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta.Kim Đồng nhanh trí nhử bọn địch nổ súng về phía mình.Nhờ tiếng súng nổ ấy các cán bộ đã tránh thoát lên rừng.Song ,Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ,bên bờ suối Lê-Nin -Hôm ấy vào ngày 15-2-1943 Võ Thị Sáu (1935–1952) ================= V Võ Thị Sáu tên thật: Nguyễn Thị Sáu, ở xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Mới 12 tuổi đã tham gia cách mạng.Năm 14 tuổi chị dùng lựu đạn giết chết tên quan ba Pháp và 20 tên lính. Năm 1950 chị mang lựu đạn phục kích giết tên cai tổng , tòng ác ôn tại xã nhà, lần đó chị bị bắt, sau gần 3 năm giam , cầm và tra tấn ở Khám Chí Hoà, giặc Pháp đưa chị ra . Côn Đảo. Chúng lén lút đem chị đi thủ tiêu , lúc giết chị tên giặc bảo chị quỳ xuống ,chị đã quát vào chúng “ Tao chỉ biết đứng không biết quỳ”.Võ Thị Sáu hi sinh anh dũng hồi 7 giờ ngày 23.1.1952. Chị VÕ THỊ SÁU đã được nhà nước truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất. Anh hùng Lực lượng vũ trang ( 1993) VỪ-A-DÍNH ************** Vừ -A -Dính ngườdân tộc H Mông,tỉnh Lai Châu.mới 13 tuổi anh tham gia liên lạc cho dân quân,bộ đội. Năm 1948 trong một trận càn,giặc Pháp đã băt được anh trong lúc đang đi công tác,chúng khảo tra , đánh đập anh trong 3 ngày nhưng khai thác được gì; biết mình không thoát được nên anh lừa bọn giặc phải khiêng anh đi quanh suốt ngày trong rừng dụ rằng để chỉ nơi cơ quan kháng chiến. khi biết bị lừa bọn giặc đã dã man bắn chết anh. Vừ- A- Dính đã trở thành liệt sĩ thiếu niên của Đội ta LÊ VĂN TÁM ============ Lê văn Tám con nhà nghèo ở gần chợ Đa Kao,Sài Gòn.Hàng ngày phải đi bán lạc rang, đánh giày để kiếm sống. Với những cảnh chết chóc của đồng bào ta dưới sự dã man của giặc Pháp,Tám nảy ra ý định phá kho xăng đạn của giặc tại Thị Nghè. Sau nhiều lần bán lạc rang để dò la Tám đã quen mặt với bọn lính gác; Lợi dụng lúc bọn lính lơ là ,Tám giấu xăng trong người chạy như bay vào chổ để xăng quẹt diêm bốc cháy , cả kho xăng và đạn cháy nổ rầm trời thành phố. Lê Văn Tám đã anh dũng hy sinh để lại hình ảnh thành đồng của tổ quốc: “Em bé đuốc sống” NGUYỄN BÁ NGỌC %%%%%%%%%%%%%%%%%%% Nguyễn Bá Ngọc là học sinh lớp 4B trưòng cấp I xã Quảng Trung ,huyện Quảng Xương ,tỉnh Thanh Hoá(năm học 1964-1965). Vào những năm 1964 giặc Mỹ đổ bộ vào miền Nam và cho máy bay đánh phá miền Bắc. Một hôm(1965) tại xã Quảng Trungbị giặc ném bom dữ dội, lúc ấy người lớn đã ra đồng ruộng chỉ còn trẻ con ở nhà . Đang ở dưới hầm nhưng nghe tiếng khóc to ở nhà bên ,Ngọc nhào lên dìu 2 em nhỏ xuống hầm,thì bị bom bi bắn vào lưng,cứu được 2em nhỏ rồi Ngọc lả đi,vết thưong nặng Ngọc đã hy sinh vào ngày 5-4-1965 tại bệnh viện.Noi gương ấy nhiều bạn trong cả nước dũng cảm hy sinh cứu em nhỏ trong bom đạn của địch LÊ HỒNG PHONG(1902-1942) Lê Hồng Phong sinh năm1902 tại xã Hưng Thông ,Hưng Nguyên,Nghệ Tĩnh. Năm 22tuổi anh được cử sang Xiêm rồi sang Trung Quốc để liên lạc cách mạng,anh gia nhập cộng sản Đoàn và tham gia nhiều lớp đào tạo quan trọng ở Trung Quốc ,Nga…và trở thành cán bộ quân sự quan trọng của cách mạng. Cuối năm 1934 anh được bầu làm uỷ viên dự khuyết củaQuốc tế cộng sản .Năm1936anh tới Trung Quốc triệu tập hội nghị TW mở đầu thời kỳ cách mạng mặt trận dân chủ ở Việt Nam. - Năm 1937về Sài Gòn cùng TW lãnh đạo cách mạng. - Năm 1938 anh bị địch bắt và bị tra tấn dã man nhưng không khai thác đựoc gì chúng đưa anh về làng quản thúc .Năm 1939 anh bị bắt lần hai . Năm1940 Thực dân Pháp đày anh ra Côn Đảo với án 5năm tù,Chúng tìm mọi cách giết hại anh, dùng đủ cách tra tấn.cuối cùng chúng giam anh trong hầm tối chật hẹp và cùm kẹp suốt ngày. Ở đó ít lâu anh mắc bệnh kiết lỵ đến cạn kiệt sức lực,và anh đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 6-9-1942 Nguyễn Viết Xuân Nguyễn Viết Xuân - (sinh ở xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tườnsssssg, tỉnh Vĩnh Phúc). 18 tuổi, anh xung phong vào bộ đội ở trung đoàn pháo cao xạ. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đơn vị chiến đấu của anh đã bắn rơi nhiều máy bay địch. Năm 1964, đơn vị anh đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ bầu trời phía Tây Quảng Bình. Buổi sáng ngày 18- 11- 1964, đơn vị anh đã đánh trả nhiều đợi tiến công điên cuồng của lũ máy bay Mỹ với tiếng hô vang "Nhằm thẳng quân thù, bắn!". Lúc bị thương nát đùi bên phải, anh yêu cầu cắt bỏ chân và tiếp tục đưa vào bờ công sự, chỉ huy chiến đấu .Khi bầu trời không còn bóng giặc mọi người hùa đến nhưng anh đã hy sinh – Lời hô "Nhằm thẳng quân thù, bắn!" trở thành bất tử, đã làm bạt vía quân thù và là biểu tượng của khí phách tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc chống chiến tranh phá hoại bằng không quân Mỹ đối với miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Nguyễn Văn Trỗi (1940 - 1964) Quê ở xã Thanh Quýt, Huyện Điện Bàn, Quảng Nam. Năm 15 tuổi anh theo gia đình vào Sài Gòn, làm nghề thợ điện ở nhà máy đèn Chợ Quán, tham gia biệt động vũ trang thuộc Đại đội Quyết tử 65, cánh Tây Nam Sài Gòn .Anh bị bắt lúc 22 giờ đêm ngày 9-5-1964, giữa lúc đang gài mìn tại cầu Công Lý nhằm tiêu diệt phái đoàn quân sự cấp cao của Mỹ do Bộ trưởng Quốc phòng Mắc-na-ma-ra dẫn đầu, sang Sài Gòn vạch kế hoạch tăng cường và mở rộng chiến tranh xâm lược ở Việt Nam. Anh bị xử bắn tại vườn rau nhà lao Chí Hòa - Sài Gòn lúc 9 giờ 45 phút ngày 15-10-1964. Lúc xử bắn, anh không cho chúng bịt mắt ,anh nói “Phải để cho tôi nhìn mảnh đất nầy,mảnh đất thân yêu của tôi!” và anh hô to: … Hãy nhớ lấy lời tôi Đả đảo đế quốc Mỹ Đả đảo Nguyễn Khánh Hồ Chí Minh muôn năm Hồ Chí Minh muôn năm Hồ Chí Minh muôn năm Anh được nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân HOÀNG VĂN THỤ (1909-1944) [...]... tăng ,một chi c chạy theo hướng Xuân Mai nhả đạn vào trận địa ,anh đã bám theovà dùng lựu đạn đánh vào chi c xe ấy bốc cháy ,anh được thưởng huân chương quân công với danh hiệu anh hùng đánh xe tăng Năm 1952 trong trận đánh GôTô ,anh đã anh dũng chi n đấu dù mất lần từng cánh tay , cánh chân ,còn miệng anh vẫn cương quyết “ Tôi còn mồm,chỉ huy chi n đấu được”.triệt hạ đồn xong anh tắt thở.Lúc đó anh mới... của dân làng ,anh quyết chí trả thù 13 tuổi anh đã xin vào đội du kích ,nhưng không đựoc chấp nhận ,anh liền tự làm nỏ,phục kích bắn bị thương 1 tên giặc,nó không chết vì tên không tẩm thuốc độc .anh bèn xin người già mũi tên có độc và bắn chết 3 tên liền.Thế là anh được nhận vào đội du kích và dược phát súng với 3 viên đạn phải hạ đựoc 3 tên giặc.KơPa Kơ lơng đã bắn phát thứ nhất xâu liền 5 tên, phát thứ... danh hiệu anh hùng quân đội NGÔ MÂY Ngô Mây quê ở làng Cát Chánh ,huyện Phù Cát ,tỉnh Bình Định.mồ côi cha từ thưở nhỏ Mù thu năm 1945 anh trơ thành đội viên đội “Tự vệ sắt” của làng - Theo lời Bác gọi “thanh niên cảm tử ,cho tổ quốc quyết sinh” anh có mặt ngay trong đội cảm tử của tỉnh nhà .Anh viết quyết tâm thư nguyện ôm bom giết giặc Anh được bố trí mai phục ở trong rừng suối Vôi, Hơn một đại đội. .. ba tên còn viên thứ ba anh nộp lại vì đã hai quá 3 tên Đến một trận khác anh bắn 3viên hạ 7 tên ,một lần khác nữa anh bắn 7 viên hạ 19 tên giặc Trong đơn xin gia nhập quân đội anh viết “ em đã giết 34 tên Mỹ nguỵ,phá được 8 xe cơ giới , nay em đã lớn xin cấp trên cho em được vào quân giải phóng Năm 15 tuổi KơLơng đã đánh 30 trận,giật 12 quả mìn lật nhào 8 xe cơ giới,diệt 88 tên địch,trong đó cố 4 tên. .. anh dũng hy sinh Anh vừa tròn19 tuổi Ngày 23-3-2000 Trần Văn Ơn được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân LÝ TỰ TRỌNG(1925-1931) Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng quê xã Thạch Minh,huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, Gia đình bị giặc khủng bố phải chạy sang Thái Lan và anh sinh ra ở đó Năm 1926, anh được sang Quảng Châu học , rồi làm việc tại cơ quan Tổng bộ Việt Nam Thanh... thực dân Pháp mang anh ra xử bắn Anh ung dung ra pháp trường Khi giám thị hỏi anhcó cần bịt mắt hay không, anh trả lời không cần Quan toà hỏi anh có cần nói lời cuối cùng, anh nói: "Trong cuộc đấu tranh sinh tử, giữa chúng tôi, những người mất nước và các ông, những kẻ cướp nước, sự hy sinh của những người như tôi là một sự dĩ nhiên Chỉ biết rằng cuối cùng chúng tôi sẽ thắng" Cha cố hỏi anh có cần rửa... hai mẹ con lam lũ nghèo khó Năm 1950 anh mang cát sỏi vào mình cho đủ cân để được tòng quân đánh Pháp Cuối năm 1953 đơn vị anh được giao đánh đồn Him Lam-Điện Biên Phủ,mở màn cho chi n dịch ,Anh đã cùng đồng đội đánh quyết liệt vào các hoả điểm của địch,nhưng còn một hoả điểm vẫn xối đạn liên tục làm cho đồng đội không tiến lên được .Anh liền nghĩ cách bịt nó lại .Anh lao lên ném hết số lựu đạn rồi ngã... Được nhà nước phong danh hiệu Anh hùng quân đội nhân dân” là liệt sĩ LA VĂN CẦU La văn Cầu người dân tộc Tày,sinh năm 1932 tại xã Quang Thành, Trùng Khánh,tỉnh Cao Bằng Với lòng khao khát đựoc cầm súng giết giặc trả thù cho cha và giải phóng đất nước mới 16 tuổi anh khai lên 18 tuổi để được vào bộ đội Năm 1950 lúc đánh trận Đông Khê lần 1 anh đau chân nhưng vẫn xin đi đánh,dù vậy anh vẫn vác được khẩu... đánh lớn, Tô Vĩnh Diện được điều làm tiểu đội trưởng một đơn vị pháo.Trên đường kéo pháo ở Điện Biên, pháo lao nhanh xuống dốc, Tô Vĩnh Diện xông lên trước, lấy thân chèn bánh pháo, cứu pháo an toàn, hy sinh một cách anh dũng Anh đã được Quốc hội truy tặng Huân chương Quân công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân VŨ BẢO Liệt sĩ Vũ Bảo tên thật là Võ Văn Bảo, sinh năm 1949 trong... tham gia Đội thiếu niên cứu quốc Thủ Đô từ tháng 10 năm 1946 Lúc đó Nội mới 14 tuổi, Nội cùng hơn 60 bạn khác ở các phố Đội Cấn, Ngọc Hà… vào đội giao thông thuộc khu Thăng Long Đầu tháng 12 năm 1946, trước ngày toàn quốc kháng chi n ít hôm, Nội được cử sang làm liên lạc cho một đại đội tự vệ chi n đấu ở khu Thăng Long Đến tháng 3 năm 194, đơn vị của Nội về đóng ở chợ Giang Xá và lấy tên là Đội du kích . các anh hùng . Đây là tư liệu nội bộ để đội viên dễ nhớ về ý chính của anh hùng chi đội mình mang tên ,nếu các bạn đồng nghiệp muồn tìm hiểu sâu hơn , đầy đủ hơn về tiểu sử của các anh hùng. SỬ ANH HÙNG CHI ĐỘI EM MANG TÊN (Biên tập và sưu tầm từ các tư liêu của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh) Các bạn đồng nghiệp thân mến! Nhằm giúp các em Đội viên có tư liệu về các anh hùng. viên có tư liệu về các anh hùng chi đội mang tên, tôi đã sưu tầm tiểu sử anh hùng từ nhiều nguồn tư liệu của Đội thiếu niên tiền phong HCM; Đồng thời để các em Đội viên dễ nhớ, dễ khắc sâu tôi

Ngày đăng: 25/10/2014, 18:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan