. tang cụ Phan Chu Trinh nên bị đánh trượt trong kỳ thi tiểu học. Năm 1927 Tô Hiệu lên Hà Nội, vừa học vừa kiếm tiền nuôi thân, vừa tham gia hoạt động yêu nước trong phong trào học sinh. Sau đó được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1930 ông bị chính quyền thực dân Pháp bắt, chúng kết án 4 năm tù giam, đày đi Côn Đảo. Mùa thu năm 1938, ông được Trung ương Đảng phân công phụ trách miền duyên hải Bắc kỳ, trực tiếp làm Bí thư Ban cán sự Đảng Hải Phòng. Ngày 30/5/1939, Tô Hiệu lãnh đạo cuộc đấu tranh chống thuế đèn, thuế nước. Ngày
1/12/1939, ông bị bắt trên đườngđi in tài liệu ở HảiPhòng .Năm 1940 ông bị đày lên Sơn La. Tại đây Tô Hiệu được bầu làm Bí thư chi bộ Đảng, ông đã lãnh đạo anh em kiên trì đấu tranh đòi cải thiện chế độ nhà tù. Ngày 7/3/1944 Tô Hiệu qua đời tại Sơn La. Mộ ông được an tháng tại nghĩa địa Vườn ổi. Hưởng dương 32 tuổi.
Hồ Văn Nhánh
sinh năm 1955 tại xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang trong một gia đình nông dân.Năm 1968, ông giác ngộ cách mạng, tham gia Đội du kích mật của xã nhà. Sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân (1968) của ta, địch tiến hành phản kích quyết liệt; cho nên chiến trường bị chia cắt và hầu như địa phương nào,
trong đó có xã Long Hưng, cũng gặp khó khăn về vũ khí và đạn dược.
Trước tình hình đó, ông quyết định đột nhập vào căn cứ Đồng Tâm của Sư đoàn 9 Mỹ để gỡ mìn, lấy vũ khí địch đánh lại địch. Cứ thế, ngày qua ngày, sau khi đi học về, Hồ Văn Nhánh lại bí mật luồn qua các vòng rào dây thép gai, vào căn cứ của địch tiến hành việc gỡ mìn. Đây là một công việc cực kỳ nguy hiểm; nhưng do thông minh, cẩn thận và dũng cảm, ông đã gỡ được hàng ngàn quả mìn các loại, cung cấp cho bộ đội và du kích các xã chế tạo vũ khí đánh địch. Từ sáng kiến của ông, Đội du kích của các xã xung quanh căn cứ Đồng Tâm và Ban Chỉ huy Mặt trận vành đai diệt Mỹ Bình Đức đã thành lập các tổ chuyên trách gỡ mìn; và số mìn thu được ngày càng nhiều.
Tháng 9 – 1969, trong một lần gỡ mìn ở vòng rào thứ 3 của căn cứ Đồng Tâm, ông đã anh dũng hy sinh. Lúc ấy, ông mới vừa 14 tuổi. Chỉ trong một năm công tác, Hồ Văn Nhánh đã 131 lần vào căn cứ Mỹ, trực tiếp gỡ hơn 4.500 quả mìn, hướng dẫn cho bộ đội và du kích gỡ được hơn 1.100 quả, phục vụ cho bộ đội và du kích đánh trên 300 trận, tiêu diệt hàng trăm lính Mỹ và tay sai. Ông được truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
Phạm Hồng Thái (1895-1924) Phạm Hồng Thái (tên thật: Phạm Thành Tích); liệt sĩ chống Pháp nổi tiếng
đầu thế kỉ 20. Quê: làng Do Nha, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Học Trường Kĩ nghệ Hải Phòng (1916). Năm 1919, công nhân Nhà máy điện Hãng SIFA, tham gia đấu tranh, bị sa thải. Năm 1923, làm ở Nhà máy Xi măng Hải Phòng. Tháng 1.1924, cùng Lê Hồng Phong sang Xiêm (Thái Lan) rồi sang Quảng Châu (Trung Quốc). Tháng 4.1924, gia nhập Tâm tâm
xã do Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn thành lập (1923). Tháng 4.1924, ám sát toàn quyền Meclanh (Merlin). Ngày 19.4.1924, Phạm Hồng Thái giả làm phóng viên, lọt vào khách sạn Vichtoria ở Sa Điện, tô giới của Pháp ở Quảng Châu, nơi Meclanh dự tiệc, ném tạc đạn và Meclanh bị thương nhẹ. Phạm Hồng Thái bị truy đuổi phải nhảy xuống Châu Giang hi sinh.
Di hài được chính quyền Trung Hoa mai táng ở núi Hoàng Hoa Cương, khu mộ của 72 liệt sĩ Trung Quốc hi sinh trong cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911), có bia đề “Việt Nam liệt sĩ Phạm Hồng Thái chi mộ”.