Mục tiêu môn Đạo đức cấp tiểu học nhằm giúp học sinh: - Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức, chuẩn mực hành vi mang tính pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối
Trang 1MÔN ĐẠO ĐỨC
• Đặng Văn Trường
I DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ĐỐI VỚI MÔN ĐẠO ĐỨC
Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng (KTKN) môn Đạo đức
được biên soạn dựa vào mục tiêu chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học và chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của môn Đạo đức cấp Tiểu học
Mục tiêu môn Đạo đức cấp tiểu học nhằm giúp học sinh:
- Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức, chuẩn mực hành vi mang tính pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân; với người khác; với công việc; với cộng đồng, đất nước, nhân loại; với môi trường tự nhiên và hiểu ý nghĩa của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó
- Bước đầu hinh thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực đã học; hình thành kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực trong các mối quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống
- Bước đầu hinh thành thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình; yêu thương, tôn trọng con người; mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu
Như vậy, cùng với công tác giáo dục toàn diện học sinh, môn Đạo đức giúp các em trở thành những con ngoan, biết vâng lời, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; những trò giỏi, biết học hành chăm ngoan, lễ phép, biết ơn các thầy cô giáo; những bạn tốt, trung thực, tự tin, biết hợp tác và quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, hoạt động
Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN môn Đạo đức được cấu trúc gồm 2 phần : Hướng dẫn chung và Hướng dẫn cụ thể Phần hướng dẫn cụ thể có yêu cầu về
mức độ cần đạt tới từng tuần, từng bài học Cột “Yêu cầu cần đạt” đưa ra các yêu cầu
cơ bản, tối thiểu về kiến thức kĩ năng và thái độ của từng bài học cần đạt được đối với tất cả học sinh sau khi hoàn thành bài học Cột “Ghi chú” gồm những chỉ dẫn, gợi ý nhằm đáp ứng các đối tượng học sinh có khả năng và nhu cầu phát triển
Dạy học đáp ứng những yêu cầu Chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ của môn Đạo đức là quá trình dạy học thông qua sự tiếp cận linh hoạt, nhẹ nhàng, gần gũi, xuất phát từ quyền và bổn phận của trẻ với sự tương tác của thầy và trò, trò với trò, làm cho tất cả các đối tượng học sinh đều đạt được chuẩn KTKN và yêu cầu thái độ của môn học.
Ví dụ:
- Khi dạy bài Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập (Đạo đức lớp 1), mục đích của bài
học là giáo dục cho các em biết yêu quý và thực hiện giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập
Để đạt được mục đích này, thông qua việc tổ chức các hoạt động, bằng các phương pháp dạy học như thảo luận nhóm, đóng vai, trò chơi học tập và các hình thức tổ chức
Trang 2học tập đa dạng, phong phú, giáo viên giúp học sinh tìm hiểu khái niệm và lợi ích của việc giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập, tìm hiểu quyền và bổn phận của học sinh đối với nhiệm vụ học tập; giúp các em biết và hiểu được thực hiện giữ gìn sách vở đồ dùng học tập là trách nhiệm, là việc làm nhằm thực hiện quyền lợi của các em đối với học tập Cách tiếp cận như vậy vừa gần gũi, nhẹ nhàng, tự nhiên vừa giúp các em hiểu bài được dễ dàng
- Khi dạy bài Quan tâm giúp đỡ bạn (Đạo đức lớp 2), mục đích giáo dục của bài
này là hình thành ở các em chuẩn mực hành vi biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày
Để hình thành được chuẩn mực hành vi này, giáo viên làm cho học sinh biết và hiểu được bản chất của việc quan tâm giúp đỡ bạn, thế nào là giúp đỡ bạn những hành vi, việc làm thể hiện quan tâm giúp đỡ bạn Muốn vậy, giáo viên cần đưa các em tham gia vào tổ chức các hoạt động học tập linh hoạt thông qua các phương pháp dạy học như thảo luận nhóm, diễn tiểu phẩm, kể chuyện, trò chơi học tập và các hình thức học tập
đa dạng, phong phú khác nhằm giúp các em tiếp nhận kiến thức một cách tự nhiên, nhẹ nhàng
- Khi dạy bài Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (Đạo đức lớp 3), mục đích
giáo dục của bài này là hình thành ở các em chuẩn mực hành vi tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng Để đạt được mục đích cuối cùng này, giáo viên cần giúp học sinh biết vả hiểu được : Thế nào là việc trường, việc lớp? Vì sao bổn phận của học sinh phải tham gia việc trường, việc lớp? Tham gia việc trường, việc lớp đem lại lợi ích gì cho học sinh? Từ đó, giáo viên giúp cho các em hiểu được: tham gia việc lớp việc trường là quyền lợi, là trách nhiệm và bổn phận của học sinh đối với việc thực hiện bảo vệ quyền lợi học tập của mình Muốn vậy, cần phải tổ chức việc học tập thật nhẹ nhàng, tự nhiên và gần với cuộc sống của các em Giáo viên giúp các em tiếp cận các chuẩn mực bằng quyền và bổn phận của trẻ em đối với việc học tập Sau đó, thông qua các hoạt động học tập, với các hình thức linh hoạt, đa dạng và bằng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, giáo viên làm cho học sinh biết
và hiểu được tham gia việc lớp, việc trường chính là giúp các em học tập tốt hơn, hiệu quả hơn, chính là bảo vệ quyền được học tập của các em
- Khi dạy bài Biết bày tỏ ý kiến (Đạo đức lớp 4), mục đích giáo dục của bài này là
hình thành ở các em chuẩn mực hành vi biết bày tỏ ý kiến với mọi người về những vấn
đề có liên quan đến trẻ em một cách phù hợp với lứa tuổi Để đạt được kết quả này,
giáo viên cần giúp các em biết và hiểu được nội hàm của Quyền được tham gia của trẻ
em; biết và hiểu đúng về:
+ Quyền được biểu đạt các ý kiến, quan điểm về các lĩnh vực có liên quan đến trẻ em một cách phù hợp (học tập, chăm sóc sức khỏe, gia đình, môi trường sống,…) + Trẻ em cần biết lắng nghe và tôn trọng quyền và ý kiến của người khác (bạn
bè, cha mẹ và người lớn)
Để đạt được mục tiêu này, thay vì thuyết trình giảng giải, giáo viên nên tạo cơ hội cho các em được chia sẻ, trải nghiệm thông qua các tình huống giả định, gần gũi với cuộc sống thực tế của các em
Dạy học theo Chuẩn KTKN và thái độ của môn Đạo đức cần đảm bảo được các yêu cầu sau:
Trang 3(1) Tinh thần của Chuẩn KTKN và yêu cầu thái độ môn học phải được thể hiện trong tất cả các giai đoạn của nhiệm vụ dạy học và được trải nghiệm trong cuộc sống
và quá trình giáo dục học sinh Điều đó có nghĩa là các khâu từ soạn giáo án, tổ chức hướng dẫn các hoạt động dạy và học, đến khâu kiểm tra, đánh giá học sinh đều bám sát các yêu cầu của Chuẩn KTKN môn học
(2) Tổ chức kiểm tra, đánh giá dạy và học môn Đạo đức phải gắn bó hữu cơ với sự thể hiện các chuẩn mực hành vi trong cuộc sống thực của học sinh Cần kết hợp linh hoạt việc đánh giá, việc tiếp nhận kiến thức trên lớp với việc quan sát, thu thập thông tin về thái độ, hành vi, việc làm của các em trong cuộc sống sinh hoạt và học tập hằng ngày ở lớp, ở trường và gia đình
Chẳng hạn, đối với học sinh lớp 1, việc dạy học môn Đạo đức làm cho các em luôn vui tươi, yêu lớp, yêu trường, tự tin, thích đi học, kính trọng thầy cô, đoàn kết và quan tâm tới bạn bè, yêu quý, kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị em, … chính là đáp ứng được những yêu cầu về Chuẩn KTKN và thái độ của môn học
Khi đánh giá kết quả học tập của học sinh ở bài Tích cực tham gia việc lớp, việc trường, cùng với đánh giá việc nắm kiến thức của bài, giáo viên cần chú ý quan sát sự
tham gia của học sinh vào các công việc của lớp, trường thì các em đạt được những yêu cầu về Chuẩn KTKN của bài học
(3) Các phương án dạy và học cần linh hoạt và phù hợp với đặc điểm, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng đối tượng học sinh lớp học nhằm hỗ trợ các đối tượng học sinh (đặc biệt là học sinh yếu) đạt được Chuẩn KTKN và yêu cầu thái độ Để thực hiện được yêu cầu này, ngay từ khâu soạn giáo án, giáo viên cần chuẩn bị các phương
án đáp ứng các đối tượng học sinh lớp mình Để hỗ trợ học sinh yếu, cần có các điều kiện dạy học như thế nào, thiết bị dạy học gì và thực hiện vào hoạt động nào của tiết dạy
Chẳng hạn, khi dạy bài Biết bày tỏ ý kiến cho đối tượng học sinh các vùng khó
khăn, vùng dân tộc ít người, giáo viên không nhất thiết phải thực hiện đầy đủ các hoạt động, các bước đi của bài một cách cứng nhắc Giáo viên chỉ cần kể một câu chuyện
có liên quan tới nội dung bài, sau đó tạo điều kiện cho học sinh trao đổi, chia sẻ với nhau, qua đó làm cho các em biết được trẻ em cần biết bày tỏ ý kiến với người lớn về các việc liên quan tới trẻ em (học tập, sức khỏe, gia đình,…)
(4) Cách tiếp cận dạy học bộ môn phải nhẹ nhàng tự nhiên, gần gũi, sát với đời
sống thực của học sinh trên cơ sở gắn với quyền và bổn phận của trẻ Gắn với Quyền trẻ em không có nghĩa lúc nào cũng phải nói “quyền” trong nội dung bài học mà điều
này được thể hiện thông qua khâu tổ chức các hoạt động học tập của học sinh với sự giúp đỡ, phân tích của giáo viên, làm cho các em biết và hiểu được ý nghĩa của
“quyền” trong mỗi nội dung bài học
Ví dụ 1: Khi nói về Quyền và bổn phận của trẻ em trong học tập, giáo viên có thể
cho học sinh biết: Dù trong hoàn cảnh nào, khó khăn đến mấy, gia đình, bố mẹ và xã hội vẫn luôn tạo điều kiện tốt nhất có thể cho các em được đi học Vì vậy các em cần phải chăm chỉ học tập và học tập thật tốt để đền đáp công ơn bố mẹ
Ví dụ 2: Ở bài Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em, điều quan trọng là
làm cho các em biết và hiểu: Ông bà, cha mẹ, anh chị em là những người thân trong gia đình; ông bà, cha mẹ là những người sinh ra em, chăm sóc, nuôi dưỡng, dành những tình cảm tốt đẹp nhất cho em, … Chính vì vậy, các em cần kính trọng, quan
Trang 4tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình Trên cơ sở đó, giáo viên xác định các hình thức, phương pháp thích hợp, giúp các em biết và hiểu được các chuẩn mực đạo đức cần thiết
Dạy học theo Chuẩn KTKN và thái độ môn Đạo đức tạo cơ hội cho giáo viên chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong việc tổ chức dạy học Trên cơ sở và yêu cầu Chuẩn
KTKN của từng bài, giáo viên có thể lựa chọn các cách tiếp cận bài học khác nhau, với các hình thức, phương pháp đa dạng, phong phú nhằm đạt được Chuẩn và đáp ứng nhu cầu học tập của các đối tượng học sinh Giờ học có thể là một buổi trò chuyện, chia sẻ giữa thầy và trò, trò với trò về chủ đề liên quan, có thể là một hoạt động gắn với thực tiễn cuộc sống, tham quan các viện bảo tàng, làng nghề truyền thống, các cơ
sở sản xuất, các gia đình thương binh liệt sĩ, các bà mẹ anh hùng, các gia đình có công với quê hương, đất nước, các địa danh lịch sử; cũng có thể là một buổi liên hoan, thi tìm hiểu nội dung, chủ đề bài học, … qua đó, giáo dục cho các em đạt được các chuẩn mực đạo đức của bài học Giờ học Đạo đức phải thực sự nhẹ nhàng, tự nhiên, gần gũi, tạo được sự hứng thú với các hình thức và cách tổ chức dạy học linh hoạt và thực sự hấp dẫn học sinh, tránh xu hướng sơ cứng, gò bó, nhồi nhét kiến thức
II ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN ĐẠO ĐỨC THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
Môn Đạo đức là một trong các môn học đánh giá kết quả học tập của HS bằng nhận xét Đánh giá kết quả học tập của HS bằng nhận xét môn Đạo đức được xác định theo hai mức :
1 Loại Hoàn thành (A) : HS đạt được yêu cầu cơ bản về kiến thức kĩ năng của
môn học, đạt được từ 50% số nhận xét trở lên trong từng học kì hoặc cả năm học Những HS đạt hoàn thành nhưng có những biểu hiện rõ về năng lực học tập môn học,
đạt 100% số nhận xét trong từng học kì được đánh giá là Hoàn thành tốt (A+) và ghi
nhận xét cụ thể vào học bạ
2 Loại Chưa hoàn thành (B) : HS chưa đạt yêu cầu theo quy định, đạt dưới
50% số nhận xét trong từng học kì hay cả năm học
Đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức của HS cần tự nhiên, nhẹ nhàng, chú trọng động viên, khuyến khích học sinh trong học tập, rèn luyện Cần kết hợp hài hoà giữa đánh giá việc tiếp thu kiến thức của HS ở trên lớp với việc quan sát, thu thập các thông tin về các hành vi, việc làm của các em trong thực tế học tập, sinh hoạt và hoạt động tập thể
CÁC NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN ĐẠO ĐỨC
Hệ thống nhận xét đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức ở các lớp 1, 2 : mỗi lớp gồm 8 nhận xét với 24 chứng cứ Ở các lớp 3, 4, 5, mỗi lớp gồm 10 nhận xét với
30 chứng cứ Trong quá trình đánh giá, học sinh thực hiện 2 chứng cứ trở lên là đạt được nhận xét đó
LỚP 1
Trang 5Nhận xét 1:
Biết ăn mặc gọn
gàng sạch sẽ
- Nêu được một vài biểu hiện về ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ
- Biết lợi ích của ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ
- Trang phục, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng
Nhận xét 2:
Biết giữ gìn sách
vở, đồ dụng học tập
- Nêu được một vài biểu hiện về biết giữ gìn sách vở, đồ dùng
học tập
- Nêu được lợi ích của việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập
- Kể được một việc làm thể hiện biết giữ gìn sách vở hoặc đồ dùng học tập
Nhận xét 3:
Biết ứng xử với
mọi người trong gia
đình
- Nêu được một vài biểu hiện về biết lễ phép với ông bà, cha
mẹ, anh chị
- Nêu được một vài biểu hiện về biết nhường nhịn em nhỏ
- Kể được một việc làm thể hiện biết lễ phép với ông bà, cha
mẹ, anh chị hoặc biết nhường nhịn em nhỏ
Nhận xét 4:
Biết thực hiện nội
quy của lớp, của
trường
- Nghiêm trang khi chào cờ
- Đi học đúng giờ
- Giữ trật tự trong lớp
Học kì II
Nhận xét 5:
Biết lễ phép với
thầy giáo, cô giáo,
thân ái với bạn bè
- Nêu được một vài biểu hiện về biết lễ phép với thầy giáo, cô giáo
- Nêu được một vài biểu hiện về đoàn kết, thân ái với bạn bè
- Kể được một việc làm thể hiện biết lễ phép với thầy giáo, cô giáo hoặc đoàn kết, thân ái với bạn bè
Nhận xét 6:
Biết chào hỏi, cảm
ơn, xin lỗi
- Nói được khi nào phải chào hỏi
- Nói được khi nào phải cảm ơn
- Nói được khi nào phải xin lỗi
Nhận xét 7:
Biết các quy định
khi đi bộ
- Nói được cách đi bộ an toàn
- Nói được cách qua đường an toàn
- Nói được vì sao phải đi bộ đúng quy định
Nhận xét 8:
Biết bảo vệ cây và
hoa nơi công cộng
- Nêu được một vài biểu hiện về biết bảo vệ cây và hoa ở nơi công cộng
- Kể được một lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống của con người
- Kể được một việc làm về bảo vệ cây hoặc hoa ở nơi công cộng
Xếp loại học lực môn Đạo đức lớp 1 theo các quy định sau :
Hoàn thành (A+)
Hoàn thành (A)
4 nhận xét
2 – 3 nhận xét
8 nhận xét
4 – 7 nhận xét
Chưa hoàn thành (B) 0 – 1 nhận xét 0 – 3 nhận xét
LỚP 2
Học kì I
Trang 6Nhận xét 1:
Biết chăm chỉ học
tập và sinh hoạt
đúng giờ
- Nêu được một vài biểu hiện về chăm chỉ học tập
- Nêu được một vài biểu hiện về học tập, sinh họat đúng giờ
- Kể được một việc làm thể hiện chăm chỉ học tập, sinh hoạt đúng giờ của bản thân
Nhận xét 2:
Biết nhận lỗi và sửa
lỗi
- Nêu được một vài biểu hiện về biết nhận lỗi và sửa lỗi
- Nêu được vì sao cần phải nhận lỗi và sửa lỗi
- Kể được 1 việc làm thể hiện biết nhận lỗi hoặc biết sửa lỗi
Nhận xét 3:
Biết làm việc nhà
phù hợp với khả
năng
- Nêu được một vài việc nhà phù hợp với khả năng.
- Nêu được hai lợi ích của làm việc nhà
- Kể được hai việc nhà bản thân đã làm
Nhận xét 4:
Biết gọn gàng, ngăn
nắp và giữ gìn
trường lớp sạch đẹp
- Nêu được một vài biểu hiện về biết gọn gàng, ngăn nắp
- Nêu được một vài biểu hiện về biết giữ gìn trường lớp sạch đẹp
- Kể được một việc làm về biết gọn gàng, ngăn nắp hoặc biết giữ gìn lớp sạch đẹp
Học kì II
Nhận xét 5:
Biết giữ trật tự vệ
sinh nơi công cộng
- Nêu được một vài biểu hiện về giữ vệ sinh nơi công cộng
- Nói được lợi ích của việc giữ vệ sinh nơi công cộng
- Kể được một việc làm về giữ gìn vệ sinh nơi công cộng
Nhận xét 6:
Biết nói năng, cư xử
khi đến nhà người
khác, khi nhận và
gọi điện thoại
- Nêu được một vài biểu hiện về biết nói năng, cư xử khi đến nhà người khác
- Nêu được một vài cách nhận và gọi điện thoại
- Kể được một lần ứng xử lịch sự khi đến nhà người khác hoặc nhận và gọi điện thoaị
Nhận xét 7:
Biết quan tâm, giúp
đỡ bạn; cảm thông
chia sẻ với người
khuyết tật
- Nêu được một vài biểu hiện về biết quan tâm, giúp đỡ bạn
- Nêu được một vài biểu hiện về biết cảm thông, chia sẻ với người khuyết tật
- Kể được một việc làm thể hiện biết quan tâm, giúp đỡ bạn, hoặc biết cảm thông, chia sẻ với người khuyết tật
Nhận xét 8:
Biết bảo vệ các loài
vật có ích
- Nêu được tên một vài loài vật có ích
- Kể được lợi ích của một số loài vật quen thuộc đối với cuộc sống con người
- Kể được một việc làm thể hiện biết bảo vệ loài vật có ích
Xếp loại học lực môn Đạo đức lớp 2 theo các quy định sau :
Hoàn thành (A+)
Hoàn thành (A)
4 nhận xét 2-3 nhận xét
8 nhận xét 4-7 nhận xét
Chưa hoàn thành (B) 0-1 nhận xét 0-3 nhận xét
LỚP 3
Trang 7Nhận xét 1:
Biết giữ lời hứa với
bạn bè và mọi người
- Nêu được một vài biểu hiện về biết giữ lời hứa
- Biết được vì sao cần phải giữ lời hứa
- Kể về một lần biết giữ lời hứa với bạn bè hoặc với người khác
Nhận xét 2:
Biết làm lấy những
việc phù hợp với khả
năng
- Kể được một số việc mà học sinh lớp 3 có thể tự làm lấy
- Nói được lợi ích của việc biết làm lấy việc của mình
- Kể được 2 việc tự làm lấy phù hợp với khả năng ở nhà hoặc
ở trường
Nhận xét 3:
Biết quan tâm chăm
sóc ông bà, cha mẹ,
anh chị em
- Nêu được một vài biểu hiện biết quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em
- Biết được vì sao cần phải quan tâm chăm sóc ông bà,cha mẹ, anh chị em
- Kể được hai việc đã làm về quan tâm, chăm sóc ông bà, cha
mẹ hoặc anh chị em
Nhận xét 4:
Biết chia sẻ vui buồn
cùng bạn và tích cực
tham gia vào các
hoạt động của lớp
của trường
- Nêu được một vài biểu hiện biết chia sẻ vui buồn cùng bạn
- Nêu được một vài biểu hiện tích cực tham gia việc lớp việc trường
- Kể được một lần biết chia sẻ vui buồn cùng bạn và một lần tích cực tham gia việc lớp việc trường
Nhận xét 5 :
Biết quan tâm, giúp
đỡ hàng xóm láng
giềng
- Nêu được một vài biểu hiện biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng
- Biết được vì sao cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng
- Kể được một việc làm thể hiện biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng
Học kì II
Nhận xét 6:
Biết ơn Bác Hồ và
các thương binh liệt
sĩ
- Biết được Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, dân tộc
- Nêu được một vài biểu hiện biết ơn Bác Hồ và các thương binh liệt sĩ
- Kể được một việc làm thể hiện lòng biết ơn thương binh và gia đình liệt sĩ
Nhận xét 7:
Biết đoàn kết, hữu
nghị với thiếu nhi
quốc tế và tôn trọng
khách nước ngoài
- Nêu được một vài biểu hiện về tình đoàn kết , hữu nghị với thiếu nhi quốc tế
- Nêu được một biểu hiện về tôn trọng khách nước ngoài
- Kể được một việc làm thể hiện tình đoàn kết , hữu nghị với thiếu nhi quốc tế hoặc tôn trọng khách nước ngoài
Nhận xét 8:
Biết tôn trọng thư từ
và taì sản của người
khác
- Nêu được một vài biểu hiện biết tôn trọng thư từ của người khác
- Nêu được một vài biểu hiện về biết tôn trọng tài sản của người khác
- Thực hiện tôn trọng t - Kể được một việc làm thể hiện biết tôn trọng thư từ và tài sản của bạn bè và hoặc tài sản của người khác
Nhận xét 9:
Biết tiết kiệm và bảo
vệ nguồn nước
- Nêu được một vài biểu hiện biết tiết kiệm nước
- Nêu được một vài biểu hiện về biết bảo vệ nguồn nước
- Kể được một việc làm thể hiện biết tiết kiệm nước hoặc bảo
Trang 8vệ nguồn nước
Nhận xét 10:
Biết bảo vệ và
chăm sóc cây
trồng vật nuôi
- Nêu được một vài biểu hiện biết bảo vệ, chăm sóc cây trồng
- Nêu được một vài biểu hiện biết bảo vệ chăm sóc vật nuôi
- Kể được một việc làm thể hiện biết bảo vệ, chăm sóc cây trồng vật nuôi
Xếp loại học lực môn Đạo đức lớp 3 theo các quy định sau :
Hoàn thành (A+)
Hoàn thành (A)
5 nhận xét 3-4 nhận xét
10 nhận xét 5-9 nhận xét
Chưa hoàn thành (B) 0-2 nhận xét 0-4 nhận xét
LỚP 4
Học kì I
Nhận xét 1:
Trung thực và biết
vượt khó trong học
tập
- Nêu được một vài biểu hiện về trung thực trong học tập
- Nêu được một vài biểu hiện về biết vượt khó trong học tập
- Có biểu hiện trung thực, vượt khó trong học tập
Nhận xét 2:
Biết tiết kiệm tiền
của và thời giờ
- Nêu được một vài biểu hiện về tiết kiệm tiền của
- Nêu được một vài biểu hiện về tiết kiệm thời giờ
- Có biểu hiện tiết kiệm tiền của và thời giờ
Nhận xét 3:
Biết hiếu thảo với
ông bà cha mẹ
- Nêu được một vài biểu hiện hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
- Biết vì sao phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
- Kể được một vài việc chăm sóc ông bà cha mẹ của bản thân
Nhận xét 4:
Biết ơn thầy cô giáo
- Nêu được một vài biểu hiện biết ơn thầy giáo, cô giáo
- Biết được vì sao phải kính trọng, lễ phép với thầy, cô giáo
- Kể được một vài việc thể hiện lòng biết ơn thầy, cô giáo
Nhận xét 5 :
Biết yêu lao động và
quý trọng người lao
động
- Nêu được một vài biểu hiện về lòng yêu lao động
- Nêu được một vài biểu hiện biết quý trọng người lao động
- Kể được một việc thể hiện lòng yêu lao động và biết quý trọng người lao động
Học kì II
Nhận xét 6
Biết bày tỏ ý kiến và
biết ứng xử lịch sự
với mọi người
- Nêu được một vài biểu hiện về biết bày tỏ ý kiến
- Nêu được một vài biểu hiện về biết ứng xử lịch sự với mọi người
- Kể được một trường hợp biết bày tỏ ý kiến và ứng xử lịch sự với mọi người
Nhận xét 7:
Biết giữ gìn các
công trình công
cộng
- Nêu được tên một vài công trình công cộng
- Biết được vì sao cần phải giữ gìn các công trình công cộng
- Kể được một vài việc về biết giữ gìn các công trình công cộng
Trang 9Nhận xét 8:
Biết tham gia các
hoạt động nhân đạo
- Nêu được tên một vài việc làm nhân đạo
- Biết được vì sao phải tham gia các hoạt động nhân đạo
- Kể được 1 vài hoạt động nhân đạo mà bản thân đã tham gia
Nhận xét 9:
Biết tôn trọng luật
giao thông
- Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng luật giao thông
- Giải thích được vì sao phải thực hiện luật giao thông
- Kể được một vài việc làm thực hiện luật giao thông của bản thân
Nhận xét 10:
Biết bảo vệ môi
trường
- Nêu được một số việc làm bảo vệ môi trường
- Giải thích được vì sao cần phải bảo vệ môi trường
- Kể được một vài việc làm bảo vệ môi trường của bản thân
Xếp loại học lực môn Đạo đức lớp 4 theo các quy định sau :
Hoàn thành (A+)
Hoàn thành (A)
5 nhận xét 3-4 nhận xét
10 nhận xét 5-9 nhận xét
Chưa hoàn thành (B) 0-2 nhận xét 0-4 nhận xét
LỚP 5
Nhận xét Biểu hiện cụ thể (Chứng cứ)
Học kì I
Nhận xét 1:
Biết vai trò và trách
nhiệm của HS lớp 5
- Nêu được HS lớp 5 là HS của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập
- Nêu được một số việc làm thể hiện tinh thần trách nhiệm
- Kể được một việc làm thể hiện là HS lớp 5 của bản thân
Nhận xét 2:
Biết vươn lên trong
cuộc sống
- Nêu được một vài biểu hiện có chí trong học tập và rèn luyện
- Nêu được sự cần thiết phải có ý chí trong cuộc sống
- Kể được một việc làm của bản thân thể hiện sự vươn lên trong học tập, rèn luyện
Nhận xét 3:
Biết nhớ ơn tổ tiên
- Nêu được các biểu hiện về lòng biết ơn tổ tiên
- Nêu được sự cần thiết phải biết nhớ ơn tổ tiên
- Kể được một vài việc làm thể hiện biết ơn tổ tiên
Nhận xét 4:
Biết yêu quý bạn bè - Biết được một số biểu hiện về tình bạn tốt.- Nêu được sự cần thiết của tình bạn tốt trong học tập, rèn
luyện
- Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày
Nhận xét 5:
Biết kính trọng
người già, yêu
thương em nhỏ và
tôn trọng phụ nữ
- Nêu được một vài biểu hiện về kính trọng người già, tôn trọng phụ nữ
- Nêu được một vài biểu hiện về biết yêu thương em nhỏ
- Thực hiện được sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ
và tôn trọng phụ nữ
Học kì II
Nhận xét 6:
Biết hợp tác với mọi
- Nêu được một vài biểu hiện về biết hợp tác với mọi người
- Nêu được sự cần thiết phải biết hợp tác với mọi người
Trang 10người - Kể được một việc làm thể hiện biết hợp tác với bạn bè trong
học tập và rèn luyện
Nhận xét 7:
Biết yêu quê hương,
yêu đất nước Việt
Nam
- Nêu được một vài biểu hiện về lòng yêu quê hương
- Nêu được một vài biểu hiện về tình yêu đất nước Việt Nam
- Kể được một vài việc làm của bản thân thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước Việt Nam
Nhận xét 8:
Biết yêu hoà bình - Nêu được một vài biểu hiện về lòng yêu hoà bình.- Biết được trẻ em có quyền được sống trong hoà bình
- Kể được một vài việc làm thể hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày
Nhận xét 9:
Có hiểu biết về công
việc của UBND xã,
phường, về tổ chức
Liên hợp quốc
- Nêu được một vài công việc của UBND xã, phường
- Nêu được một vài thông tin về Liên hợp quốc
- Kể được một công việc mà mọi người đã tham gia ở xã, phường
Nhận xét 10:
Biết quý trọng, bảo
vệ tài nguyên thiên
nhiên
- Nêu được một vài biểu hiện biết quý trọng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
- Nêu được ý nghĩa của việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
- Kể được một vài việc làm thể hiện sự quý trọng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Xếp loại học lực môn Đạo đức lớp 5 theo các quy định sau :
Hoàn thành (A+)
Hoàn thành (A)
5 nhận xét 3-4 nhận xét
10 nhận xét 5-9 nhận xét
Chưa hoàn thành (B) 0-2 nhận xét 0 - 4 nhận xét
Câu hỏi thảo luận
1 Thực hiện dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng sẽ gặp thuận lợi, khó khăn gì? Muốn giáo viên nắm vững chuẩn KTKN, cần phải có những giải pháp nào kể từ năm 2009-2010 ?
2 Áp dụng tài liệu Hướng dẫn Chuẩn KTKN khi dạy học môn Đạo đức (soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá…) như thế nào?